Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

hệ thống báo cháy tự động tại hầm hải vân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 56 trang )

Mục lục
MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐÈO CẢ TẠI
KHU VỰC NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN ..............................................1
1.1. GIỚI THIỆU. .......................................................................................................1
1.2. CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ ................................................................................1
1.2.1. Nhiệm vụ chính .................................................................................................1
1.2.2. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN ..........................3
2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:....................................................................................................3
2.2. GIỚI THIỆU CHUNG .........................................................................................5
2.3. CÁC HỆ THỐNG CHÍNH HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN ................................7
2.4 CHỨC NĂNG ĐIỀU HÀNH CỦA TỪNG ĐỘI KỸ THUẬT TRONG OCC ....8
2.4.1. Đội điều khiển và giám sát giao thông. .............................................................8
2.4.2. Đội điều khiển hệ thống điện. ...........................................................................9
2.4.3. Đội điều khiển hệ thống thông gió. ...................................................................9
2.4.4. Đội điều khiển hệ thống thông tin liên lạc và truyền hình mạch kín ................9
CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA CÁC HỆ THỐNG CHÍNH
TRONG HẦM HẢI VÂN .......................................................................................11
3.1. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TRONG HẦM .......................................................11
3.2. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TRONG HẦM ........................................................12
3.2.1 Hệ thống báo cháy tự động ..............................................................................12
3.2.2. Hệ thống báo cháy bằng tay ............................................................................13
3.2.3. Hệ thống chữa cháy. ........................................................................................14
3.3 HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC...............................................................14
3.3.1 Hệ thống điện thoại ..........................................................................................14
3.3.2. Hệ thống Radio phát thanh lại.........................................................................16
3.3.3. Hệ thống CCTV(Close Circuit Television). ...................................................17
3.4. HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG. .........................17
3.4.1. Hệ thống biển báo đèn giao thông và bảng báo điện tử ..................................17
3.4.2. Hệ thống mạch vòng cảm biến giao thông ......................................................18


3.5. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT VÀ THU THẬP DỮ LIỆU (SCADA). .... 18


Mục lục
3.5.1 Khái niệm .........................................................................................................19
3.5.2. Chức năng cơ bản của hệ thống SCADA........................................................19
3.5.3. Hệ thống SCADA trong hầm đường bộ Hải Vân ...........................................20
3.6. HỆ THỐNG ĐIIỆN ...........................................................................................20
3.6.1.Hệ thống đèn chiếu sáng ..................................................................................20
3.6.2. Hệ thống truyền tải điện 110Kv ......................................................................20
3.6.3. Hệ thống giám sát và phân phối nguồn điện 22/0,4Kv ...................................20
3.6.4. Hệ thống điện dự phòng ..................................................................................20
3.6.5. Hệ thống đèn chiếu sáng trong hầm ................................................................21
CHƯƠNG 4: HỆ THỐNG DÒ VÀ BÁO CHÁY ỨNG DỤNG ..........................22
TRONG HẦM HẢI VÂN .......................................................................................22
4.1. SƠ ĐỒ KHỐI .....................................................................................................22
4.2. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG BÁO CHÁY .....................................................23
4.2.1 Báo cháy cảm biến nhiệt ..................................................................................24
4.2.2. Báo cháy dùng cảm biến khói .........................................................................27
4.2.3. Cảm biến bằng các linh kiện quang dẫn – điện tử bán dẫn. ............................28
4.3. CẤU TRÚC MẠNG TRUYỀN THÔNG CỦA HỆ THỐNG PHÁT HIỆN VÀ
BÁO CHÁY ..............................................................................................................28
4.4. Tổng quan các thiết bị của hệ thống báo cháy và đặc điểm kỹ thuật .................29
4.4.1 Tủ nhận tín hiệu PBS-16 ..................................................................................29
4.4.2. Hệ thống phát hiện nhiệt mạch vòng cáp quang cảm biến MXF-100 ............33
4.4.3. Các nút thông tin cn-92 ...................................................................................35
4.4.4. Các nút bấm báo cháy bằng tay ......................................................................37
4.4.5. Tủ báo cháy FAST 2000 .................................................................................38
4.5. THÔNG TIN VÀ TÍN HIỆU BÁO ĐỘNG .......................................................39
CHƯƠNG 5: SỰ CỐ CỦA HỆ THỐNG VÀ PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN SỰ

CỐ HỆ THỐNG BÁO CHÁY ................................................................................40
5.1 GIỚI THIỆU CHUNG ........................................................................................40
5.2 SỰ CỐ CỦA HỆ THỐNG ..................................................................................40
5.2.1 Sự cố báo cháy giả ...........................................................................................40
5.2.2. Sự cố mất kết nối.............................................................................................41


Mục lục
5.2.3. Sự cố đứt cáp quang cảm biến ........................................................................42
5.3 PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN ...............................................................................44
5.3.1. Trường lập trình ,bộ dò từ xa và màn hình hiển thị PC ..................................44
5.3.2. Giao diện Inview .............................................................................................44
5.3.3. Vận hành tổng quan ........................................................................................44
5.4. MÀN HÌNH ĐIỀU KHIỂN ...............................................................................45
5.4.1. Màn hình tổng quan ........................................................................................45
5.4.2 Màn hình tiện ích .............................................................................................45


Mục lục
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1:Sơ đồ tổng quan về công ty ..........................................................................2
Hình 2.1: Cửa hầm phía Nam .....................................................................................4
Hình 2.2:Cửa hầm phía Bắc. .......................................................................................4
Hình 2.3: Mô hình đường Hầm Hải Vân ....................................................................6
Hình 2.4: Trạm thu phí Bắc Hải Vân ..........................................................................7
Hình 2.5: Sơ đồ trung vị trí các đội trong trung tâm điều hành . ................................8
Hình 3.1: Quạt phản lực trong Hầm Hải Vân ...........................................................12
Hình 3.2 :Sơ đồ cáp quang dò nhiệt và báo cháy ......................................................13
Hình 3.3 : Nút bấm báo động cháy bằng tay .............................................................14
Hình 3.4: Điện thoại SOS..........................................................................................15

Hình 3.5 : Đèn tín hiệu giao thông ............................................................................17
Hình 3.6 : Các loop cảm biến giao thông. .................................................................18
Hình 3.7: Màn hình giao diện SCADA .....................................................................19
Hình 3.8 : Hệ thống đèn chiếu sáng trong hầm Hải Vân ..........................................21
Hình 4.1 : Sơ đồ khối hệ thống báo cháy Hầm Hải Vân ...........................................23
Hình 4.2 : Mô hình cấu trúc mạng truyền thông của hệ thống báo cháy ..................29
Hình 4.3: Tủ điều khiển PBS-16 ...............................................................................31
Hình 4.4 : Thiết bị điều khiển MXF-100 ..................................................................34
Hình 4.5: Bảng điều khiển thiết bị CN-92 ................................................................37
Hình 4.5: Hệ thống báo cháy bằng tay ......................................................................38
Hình 5.1: Màn hình hiển thị sự cố.............................................................................41
Hình 5.2: Giao diện nút Sort Alarm ..........................................................................42
Hình 5.3 :Màn hình tổng quan ..................................................................................46
Hình 5.4: Các nút điều khiển chương trình ...............................................................47
Hình 5.5: Mà hình tiện ích ........................................................................................48
Hình 5.6:giá trị của địa chỉ và trạng thái thiết bị.......................................................50


Mục lục
CÁC THUẬT NGỮ THAM KHẢO
STT

VIẾT TẮT

1

OCC

2


CCTV

3

SCADA

4

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

Operations Control Centre

Trung tâm điều hành

Close Circuit Television

Truyền hình mạch kín

Supervisory Control And

Điều khiển giám sát và thu

Acquisition

thập dữ liệu

EP


Electrostatic Precipitator

Trạm lọc bụi tĩnh điện

5

FM

Frequency Modulation

Điều chế tần số

6

GPS

Global Positioning System

Hệ thống định vị toàn cầu

7

VHF

Very High Frequency

Tần số rất cao

8


UHF

Ultra High Frequency

Tần số cực cao

9

DIVAR

Digital Versatile Recorder

Bộ ghi hình kỹ thuật số

10

VMB

Vehicle Maintenance Building

Nhà bảo dưỡng xe

11

VAB

Ventilation Air Building

Nhà thông gió


12

STP

South Tool Plaza

Trạm thu phí Nam

13

NTP

North Tool Plaza

Trạm thu phí Bắc

14

SM

Single Mode

Một chế độ

15

MM

Multi Mode


Đa chế độ

16

MCP

Manual Call Point

Nút bấm báo cháy bằng tay


Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ ĐÈO CẢ TẠI
KHU VỰC NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
Giới thiệu chương : Chương này giới thiệu tổng quan về công ty ,cơ cấu tổ chức,
chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần đầy tư Đèo Cả khu vực Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên bao gồm:
1.1 GIỚI THIỆU
1.2 CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ
1.2.1. Nhiệm vụ chính
1.2.2. Cơ cấu tổ chức
1.1. GIỚI THIỆU.
Tên Công ty : Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả tại khu vực Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên.
Tên tiếng Anh: Hai Van Tunnel Management & Operation Single-member
Limited Liability Company.
Địa chỉ: Suối Lương, Phường Hoà Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, Tp Đà
Nẵng.
1.2. CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ

1.2.1. Nhiệm vụ chính
Quản lý, khai thác, bảo trì hầm đường bộ Hải Vân, Quản lý, khi thác, duy tu
,bảo dưỡng các tuyến đường quốc lộ được giao.
Đảm bảo giao thông khi có thiên tai dịch hoạ xảy ra trên địa bàn được giao.
Xây dựng công trình giao thông, xây dựng dân dụng công nghiệp.
Sửa chữa các công trình giao thông, bảo dưỡng và sửa chữa xe có động cơ.
Triển khai dự án Hầm Hải Vân 2.

1


Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

1.2.2. Cơ cấu tổ chức
Công ty cổ phần đầu
tư Đèo Cả

Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Đầu
Tư Đèo Cả Khu Vực Nam Trung
Bộ Và Tây Nguyên

Ban Quản Lý Hầm Hải
Vân

Xí Nghiệp Quản Lý
Hầm Hải Vân

Giám Đốc

Phó giám Đốc


Phó giám Đốc

Trưởng
Ca

Đội
hệ
thống
điện

Đội hệ
thống
thông
gió

Đội
thông
tin liên
lạc

Đội
giám
sát
giao
thông

Phòng
cháy
chữa

cháy

Cứu
hộ cứu
nạn

Hình 1.1:Sơ đồ tổng quan về công ty
Kết luận chương : Chương này đã nêu lên một cách khá tổng quát về Công ty
cổ phần đầu tư Đèo Cả khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cũng như cơ cấu tổ
chức của Công ty, và đặc biệt hơn là cơ cấu trong xí nghiệp quản lý hầm đường bộ
Hải Vân.

2


Chương 2: Tổng quan về hầm đường bộ Hải Vân

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN
Giới thiệu chương : Chương này giới thiệu về hầm đường bộ Hải Vân ,các hệ thống
chính trong hầm đường bộ Hải Vân cùng với chức năng điều hành của các đội kỹ thuật
trong hầm Hải Vân bao gồm:
2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
2.2 GIỚI THIỆU CHUNG
2.3 CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRONG HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN
2.4 CHỨC NĂNG ĐIỀU HÀNH CỦA TỪNG ĐỘI KỸ THUẬT TRONG OCC
2.4.1 Đội điều khiển và giám sát giao thông
2.4.2. Đội điều khiển hệ thống điện .
2.4.3. Đội điều khiển hệ thống thông gió
2.4.4. Đội điều khiển hệ thống thông tin liên lạc và truyền hình mạch kín


2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Quốc lộ 1A là trục đường dọc chính xuyên
suốt đất nước từ Bắc đến Nam, nối liền Hà Nội
và các tỉnh phía Bắc với thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh phía Nam. Quốc lộ 1A nói chung và
Hầm đường bộ Hải Vân nói riêng là trục đường
huyết mạch trong hệ thống giao thông đường bộ
của toàn quốc, góp phần đắc lực trong sự nghiệp
phát triển chung của đất nước.
Hầm đường bộ Hải Vân nằm trên dãy núi Hải
Vân, cách trung tâm Đà Nẵng 16Km về phía
Bắc. Hầm xuyên qua đèo Hải Vân và chạy ra khu
vực Lộc Hải (Lăng Cô).

3


Chương 2: Tổng quan về hầm đường bộ Hải Vân

Hình 2.1: Cửa hầm phía Nam

Hình 2.2:Cửa hầm phía Bắc.
4


Chương 2: Tổng quan về hầm đường bộ Hải Vân

2.2. GIỚI THIỆU CHUNG
Đường đèo Hải Vân hiểm trở, dài gần 20,5 Km là một đoạn đường ô tô tiêu chuẩn
thấp, quanh co liên tục, bình quân mỗi Km có tới 23 đường cong, bán kính chưa đầy

25m, độ dốc trung bình 4,6%, hơn một nửa chiều dài đèo có độ dốc trên 7%, bán kính
chỉ 10-17m có nơi độ dốc tới 10-11%.
Chính vì tiêu chuẩn kỹ thuật thấp như vậy nên Chính phủ Việt Nam đã quyết định
cho đầu tư xây dựng hầm xuyên qua núi Hải Vân để thay thế cho con đèo hiện tại.
Tổng Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) hoàn thành nghiên cứu tiền
khả thi dự án đường hầm tháng 4-1996, Hiệp hội nghiên cứu đường Nhật Bản cũng
hoàn tất việc này từ tháng 6-1996.
Chính phủ ban hành quyết định số 905/QĐ-TTg ngày 30/9/1998 phê duyệt dự án
đầu tư công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân. Từ nguồn vay ODA ban đầu từ Quỹ
hợp tác kinh tế hải ngoại (OECF nay là JBIC) 251 triệu USD, cộng với vốn đối ứng
của Việt Nam thực thi dự án mang tên hầm đường bộ Hải Vân.
Hầm đường bộ Hải Vân được khởi công xây dựng vào tháng 8 năm 2000 và đưa
vào sử dụng tháng 6 năm 2005. Hầm nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Chi nhánh quản
lý và khai thác hầm Hải Vân (HAPACO), trực thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và
khai thác hầm đường bộ Hải Vân (HAMADECO).
Việc xây dựng đường hầm đem lại rất nhiều thuận lợi cho việc lưu thông xe cộ
qua lại từ Bắc vào Nam và ngược lại.
Hệ thống đường dẫn gồm 8 cầu với tổng chiều dài 1653m, trong đó có 7 cầu
móng chân đế ở phía Nam và 1 cầu vượt móng cột bê tông ở phía Bắc (Lăng Cô).
Hệ thống đường hầm bao gồm hầm chính và hầm phụ chạy song song với nhau,
trong đó hầm chính có nhiệm vụ cho xe lưu thông qua lại còn hầm phụ dùng vào việc
cứu nạn và thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
Hầm chính dài 6.280 mét, cao 7,50 mét, tĩnh không thông xe 4,95 mét, khoảng
cách lớn nhất giữa hai thành hầm 11,90 mét. Mặt đường trong hầm bằng bê tông xi
măng, gồm 02 làn xe, mỗi làn rộng 3,75 mét, được phân làn bằng cột cao su phản
quang, lề đường mỗi bên rộng 1,25 mét. Phía Tây đường hầm có cống hộp kỹ thuật
5


Chương 2: Tổng quan về hầm đường bộ Hải Vân


rộng 1,26 mét kết hợp làm hành lang để phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng và các hoạt
động khác; có 123 hốc kỹ thuật, khoảng cách giữa các hốc kỹ thuật là 50 mét, bên
trong hốc kỹ thuật bố trí trụ nước chữa cháy và các thiết bị chữa cháy, trong đó có 30
hốc kỹ thuật lắp đặt điện thoại SOS. Phía ngoài hốc kỹ thuật lắp đặt nút nhấn báo động
cháy. Phía Đông đường hầm có cống hộp kỹ thuật rộng 0,5 mét và có 09 vị trí tại các
cửa hầm ngang có thể dùng để tránh, đỗ, dừng xe khi cần thiết. Phía Tây có 07 vị trí để
tránh, đỗ, dừng xe, ngoài ra có 03 vị trí tại cửa xả khí sạch của EP, 01 vị trí tại cửa xả
khí sạch của quạt cấp khí.
Hầm thoát hiểm: Chạy song song với hầm chính, cách hầm chính 30 mét về phía
Đông, có chiều dài 6.280 mét, mặt cắt ngang rộng 4,7 mét, cao 3,8 mét. Nối giữa hầm
chính với hầm thoát hiểm có 15 hầm ngang, khoảng cách giữa các hầm ngang là 400
mét. Tại mỗi vị trí cửa hầm ngang có lắp đặt 01 điện thoại SOS.
Hầm thông gió: Hầm thông gió dài 1.923 mét, mặt cắt ngang dạng vòm, rộng
8,20 mét, cao 5,30 mét, được ngăn đôi theo chiều dọc hầm, một bên dẫn khí sạch từ
bên ngoài vào hầm chính, một bên dẫn khí bẩn từ hầm chính ra ngoài.
Hầm lọc bụi tĩnh điện: 03 hầm lọc bụi tĩnh điện, chiều dài mỗi hầm 153 mét, mặt
cắt ngang dạng vòm rộng 10,2 mét, cao 6,70 mét.

NAM
6280
4.7

3.8 m
7.5 m

BẮC

11.9
Hình 2.3: Mô hình đường Hầm Hải Vân

6


Chương 2: Tổng quan về hầm đường bộ Hải Vân

Hai trạm kiểm soát được bố trí ở 2 đầu đường dẫn vào hầm(Lăng Cô & Liên
Chiểu) có nhiệm vụ thu phí và kiểm soát phương tiện, điều chỉnh lưu lượng giao thông
trước khi vào hầm. Khi có tai nạn hoặc sự cố cháy, nổ v.v... trong hầm thì hai trạm
kiểm soát hai đầu được đóng lại để ngăn cản không cho xe vào hầm, nhằm tránh gây
hiện tượng ùn tắc giao thông trong hầm.Các phương tiện giao thông không qua hầm
Đường bộ Hải Vân vẫn có thể sử dụng đèo Hải Vân hiện tại.

Hình 2.4: Trạm thu phí Bắc Hải Vân
2.3. CÁC HỆ THỐNG CHÍNH HẦM ĐƯỜNG BỘ HẢI VÂN
Hệ thống điện của hầm Hải Vân.
Hệ thống thông gió trong hầm Hải Vân.
Hệ thống giám sát giao thông.
Hệ thống báo cháy.
Hệ thống truyền hình mạch kín CTV.
Hệ thống thông tin liên lạc.
Hệ thống Radio phát thanh lại.
Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA).
Hệ thống điện.
Hệ thống GPS.
7


Chương 2: Tổng quan về hầm đường bộ Hải Vân

2.4 CHỨC NĂNG ĐIỀU HÀNH CỦA TỪNG ĐỘI KỸ THUẬT TRONG OCC


Đội hệ
thống điện

Đội ĐK & GS
giao thông

OCC
Đội hệ thống
thông tin liên
lạc

Đội hệ thống
thông gió

Hình 2.5: Sơ đồ trung vị trí các đội trong trung tâm điều hành .
2.4.1. Đội điều khiển và giám sát giao thông.
Nhân viên kỹ thuật trong phòng có nhiệm vụ theo dõi trên màn hình máy tính
lưu lượng xe, loại xe (xe tải, xe con, xe Bus, xe kéo ) tốc độ xe lưu thông trong hầm để
đưa ra phương án vận hành hợp lý, phối hợp với người xử lý tại hiện trường qua bộ
đàm. Đặc biệt khi trong hầm xảy ra sự cố cháy, nổ thì phải cho tín hiệu đèn đỏ dừng xe
ngoài cửa hầm và xe trong hầm thì phải cho tín hiệu vào hầm lánh nạn đoạn có cửa vào
gần nhất.
Nhân viên đội điều khiển và giám sát giao thông thường phải làm việc chặt chẽ
với đội thông tin liên lạc và đội hệ thống thông gió để xử lý sự cố nhanh chóng và hiệu
quả hơn.

8



Chương 2: Tổng quan về hầm đường bộ Hải Vân

2.4.2. Đội điều khiển hệ thống điện.
Các nhân viên có nhiệm vụ trực 24/24h để theo dõi trên giao diện MicroSCADA
ghi lại các thông số,tình trạng đang vận hành của hệ thống điện ,xử lý các sự cố như:
độ tin cậy cung cấp điện, điều khiển trên giao diện MicroSCADA để thao tác các máy
cắt ,dao cách ly,nguồn dự phòng, tang cường chiếu sáng.
Nhân viên có thể điều khiển hệ thống tự động hoặc bằng tay tại chính các trạm từ
SS1 đến SS8.
2.4.3. Đội điều khiển hệ thống thông gió.
Nhân viên kỹ thuật có nhiệm vụ trực 24/24h ,theo dõi và ghi lại các thông số
như: nồng độ các khí thải,tầm nhìn,tốc độ gió,lưu lượng xe.Các nhân viên ở đội này
luôn kết hợp chặt chẽ với nhân viên hệ thống thông tin liên lạc,điều khiển và giám sát
giao thông để xử lý các vấn đề như: khi lưu lượng xe quá lớn thì cần phải tăng công
suất các quạt phản lực thông gió lên ,còn khi lượng xe trong hầm ít lại thì giảm công
suất xuống,khi xảy ra sự cố cháy,nổ trong hầm thì cần phải cô lập tín hiệu cháy từ đội
thông tin liên lạc để vvaanj hành cô lập đám cháy ,đảm bảo tốc độ gió ở khu vực cháy
về bằng không.
Vào đầu giờ của mỗi ngày (khoảng từ 7h đến 8h sáng) thì nhân viên điều hành
cho các quạt vận hành với công suất cực đại để cho lượng khí sạch bên ngoài kuwu
thông vào hầm.
Khi có tín hiệu báo đầy bụi từ các trạm lọc bụi tĩnh điện (EP) thì phải cho công
nhân vào dọn vệ sinh.
2.4.4. Đội điều khiển hệ thống thông tin liên lạc và truyền hình mạch kín
Có nhiệm vụ liên lạc giữa trung tâm với các nhân viên đang làm việc trực tiếp
trong hầm, với bộ phận an ninh, với các nhân viên trạm thu phí, với bảo vệ ở 2 đầu cửa
hầm và giữa các bộ phận kỹ thuật của trung tâm.
Đưa ra các thông báo cần thiết cho các chủ xe khi các xe lưu thông vào hầm
bằng cách chèn bản tin vào tần số FM 102,5 MHz ( với điều kiện các xe đang mở đài
FM)


9


Chương 2: Tổng quan về hầm đường bộ Hải Vân

Tất cả các điện thoại khẩn cấp (SOS) khi nhấc ống nghe (không cần bấm số) thì
sẽ nói chuyện trực tiếp được với nhân viên trực vận hành tại trung tâm (OCC).
Đội cứu hộ cứu nạn hoặc người tham gia giao thông thông báo tình huống sự cố
hoặc tai nạn trong hầm cho nhân viên vận hành hầm.
Mọi hoạt động trong hầm đều được theo dõi bằng các camera giám sát (có 58
Camera, trong đó có 9 Camera có chức năng điều khiển quay quét, Zoom), đặt dọc theo
chiều dài của đường hầm và tại hai trạm kiểm soát, hai quảng trường.
Các tín hiệu của các thiết bị trong hầm đều được truyền về nhà điều hành nhờ hệ
thống đường truyền cáp quang.
Kết luận chương : Chương này đã nêu lên được các hệ thống chính trong hầm Hải
Vân cũng như các chức năng của từng đội kỹ thuật trong hầm Hải Vân, để từ đó ta tìm
hiểu về chức năng của các hệ thống chính trong hầm đường bộ Hải Vân.

10


Chương 3: Tìm hiểu chức năng của các hệ thống chính trong hầm Hải Vân

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA CÁC HỆ THỐNG CHÍNH
TRONG HẦM HẢI VÂN
Giới thiệu chương: Chương này nói về các hệ thống chính trong hầm Hải Vân như
hệ thống thông gió,báo cháy ,hệ thống điện,hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giám
sát và điều khiển giao thông…v.v bao gồm:
3.1 HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

3.2. HỆ THỐNG BÁO CHÁY
3.2.1. Hệ thống báo cháy tự động
3.2.2 Hệ thống báo cháy bằng tay
3.2.3. Hệ thống chữa cháy.
3.3. HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
3.3.1 Hệ thống điện thoại
3.3.2 Hệ thống Radio phát thanh lại
3.3.3 Hệ thống CCTV
3.4 HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
3.5 HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT VÀ THU THẬP DỮ LIỆU (SCADA)
3.6 HỆ THỐNG ĐIỆN
3.1. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ TRONG HẦM
Mục đích chính của hệ thống thông gió nhằm cải thiện môi trường trong hầm và
xung quanh, cung cấp khí sạch và loại bỏ các chất độc hại. Thiết bị thông gió trong
hầm Hải Vân gồm có 23 quạt phản lực, 3 hầm lọc bụi tĩnh điện (EP) bố trí dọc theo
hầm và một hầm thông gió dùng để cấp khí sạch và xả khí bẩn. 5 thiết bị đo gió, 5 thiết
bị đo tầm nhìn, 2 thiết bị đo khí CO, 2 thiết bị đếm lưu lượng giao thông, với thông số
như sau:
 Quạt phản lực loại FY-15JFS: Công suất 50 KW, 415 V
 Quạt EP: Công suất 220 KW, 415V
 Quạt cung cấp khí sạch: Công suất 420 KW, 415 V
 Quạt xả khí bẩn: Công suất 330 KW, 415 V

11


Chương 3: Tìm hiểu chức năng của các hệ thống chính trong hầm Hải Vân

Hình 3.1: Quạt phản lực trong Hầm Hải Vân
Ngoài mục đích chính như trên, khi có sự cố cháy xảy ra hệ thống thông gió còn

có nhiệm vụ hạn chế và đưa vận tốc gió tại khu vực đám cháy về gần bằng 0 bằng cách
dừng tất cả các thiết bị của hệ thống thông gió, khởi động lại và đảo chiều quay của
những quạt phản lực thích hợp.
3.2. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TRONG HẦM
Hệ thống báo cháy trong hầm gồm:
 126 nút bấm báo cháy bằng tay lắp tại 126 hốc kỹ thuật trong hầm.
 6 tủ nhận tín hiệu điều khiển PBS16 trong hầm và 1 tủ trong nhà điều hành
 4 tủ nhận tín hiệu điều khiển FAST2000
 6 mạch vòng cáp quang dò nhiệt MXF 100
 6 tủ kiểm soát MXF 100
 Các nút thông tin CN 92
3.2.1 Hệ thống báo cháy tự động
Trong hầm được bố trí kéo dài hai sợi cáp quang chạy song song trên trần hầm.
Khi nhiệt độ trong hầm vượt quá 580C hoặc khi có sự thay đổi về nhiệt độ nhanh trong
một khoảng thời gian ngắn (tùy theo cài đặt ban đầu) thì các đầu dò nhiệt bằng cáp
12


Chương 3: Tìm hiểu chức năng của các hệ thống chính trong hầm Hải Vân

quang đó sẽ truyền tín hiệu về và chuông báo động hú lên, dựa vào địa chỉ ở trên cáp
quang tương ứng với lý trình trong đường hầm người vận hành sẽ biết được chính xác
vị trí xảy ra sự cố cháy.

Hình 3.2 :Sơ đồ cáp quang dò nhiệt và báo cháy
3.2.2. Hệ thống báo cháy bằng tay
Các nút bấm báo cháy được bố trí tại các hốc kỹ thuật chữa cháy khoảng cách
50m dọc theo hầm.
Khi cần báo cháy trong hầm, nhân viên đi tuần tra trong hầm hoặc người tham gia
giao thông có thể ấn mạnh vào tấm kính dễ vỡ trên hộp báo cháy để báo hiệu cho nhân

viên điều hành tại nhà điều hành trung tâm (OCC).

13


Chương 3: Tìm hiểu chức năng của các hệ thống chính trong hầm Hải Vân

Hình 3.3 : Nút bấm báo động cháy bằng tay
3.2.3. Hệ thống chữa cháy.
Tại các hốc kỹ thuật đặt cách nhau 50m dọc theo phía Tây thành hầm có bố trí
các vòi chữa cháy và bình chữa cháy, hóa chất tạo bọt (Có 126 hốc kỹ thuật). Trong
trường hợp xảy ra hoả hoạn trong hầm, đội cứu hộ cứu nạn, an ninh, người tham gia
giao thông có thể dùng vòi chữa cháy hoặc bình chữa cháy để dập đám cháy càng sớm
càng tốt.
3.3 HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC.
3.3.1 Hệ thống điện thoại
Tổng cộng có 9 tủ lắp đặt thiết bị tổng đài, 57 điện thoại khẩn cấp (SOS) và 24
điện thoại nội bộ được lắp trong hầm, trong nhà điều hành, nhà thông gió và 2 trạm thu
phí phía Bắc và Nam.
3.3.1.a Vị trí lắp đặt điện thoại khẩn cấp.
Tại nhà điều hành :
Có 4 điện thoại khẩn cấp gọi là SOS.
Trạm S/S - 1(Từ lý trình Km 7 + 917 đến Km 6 + 210 ) gồm :
Có 15 điện thoại SOS trong đó có 9 điện thoại SOS được lắp trong 10 hốc kỹ
thuật. Ngoài ra tại các đường băng ngang qua hầm lánh nạn được đặt 6 điện thoại SOS.
Trạm S/S - 2 (Từ lý trình Km 6 + 210 đến Km 5 + 129) gồm :
Có 8 điện thoại SOS trong đó 5 cái được lắp trong 5 hốc kỹ thuật. Ngoài ra tại
các đường băng ngang qua hầm lánh nạn được lắp đặt 3 điện thoại SOS.

14



Chương 3: Tìm hiểu chức năng của các hệ thống chính trong hầm Hải Vân

Trạm S/S - 3 (Từ lý trình Km 5 + 129 đến Km 4 + 209) gồm :
Có 7 điện thoại SOS trong đó 5 cái được lắp đặt trong 5 hốc kỹ thuật. Ngoài ra
còn 2 điện thoại SOS được lắp tại các đường băng ngang qua hầm lánh nạn.
Trạm S/S - 4(Từ lý trình Km 4 + 209 đến Km 3 + 570) gồm :
Có 9 điện thoại SOS trong đó 6 cái được lắp đặt trong 6 hốc kỹ thuật và 3 điện
thoại SOS được lắp tại các đường băng ngang qua hầm lánh nạn.
Trạm S/S - 5 (Từ lý trình Km 3 + 570 đến Km 1 + 643) gồm :
Có 6 điện thoại SOS trong đó 4 cái được lắp đặt trong 4 hốc kỹ thuật và 2 điện
thoại SOS được lắp tại các đường băng ngang qua hầm lánh nạn.Tại cổng hầm phía
Bắc có 2 điện thoại SOS tại lý trình Km 1 + 600.
Trạm S/S - 6 (Nhà thông gió tại lý trình Km 1 + 896) gồm:
Có một điện thoại SOS .
Trạm S/S - 7(Trạm thu phí phía Bắc tại lý trình Km 0 + 200) gồm :
Có 2 điện thoại khẩn cấp SOS.
Trạm S/S - 8(Trạm thu phí phía Nam tại lý trình Km 11 + 550) gồm:
Có 2 điện thoại khẩn cấp SOS .

Hình 3.4: Điện thoại SOS
3.3.1b: Nguyên lý hoạt động của điện thoại khẩn cấp(S0S).
Hệ thống điện thoại khẩn cấp được lắp tại các hốc kỹ thuật phía Tây đường
hầm,khoảng cách giữa các điện thoại là 200m và tại các cửa đường ngang phía đông
đường hầm,cách nhau một khoảng là 400m.Điện thoại SOS khẩn cấp giúp cho người
vận hành,người điều khiển phương tiện giao thông trong hầm liên lạc với trung tâm
vận hành khi phát hiện sự cố,Hệ thống SOS được mặc định địa chỉ từ trước ,khi có sự
15



Chương 3: Tìm hiểu chức năng của các hệ thống chính trong hầm Hải Vân

cố người phát hiện chỉ cần nhấc điện thoại thì ngay lập tức cuộc gọi tại vị trí đó được
truyền về phòng điều khiển trung tâm ở nhà điều hành và người vận hành sẽ nhận biết
được vị trí người gọi .Tại phòng điều khiển trung tâm hệ thống điện thoại nhận tín
hiệu của các điện thoại khẩn cấp được lập trình từ trước để tự động chuyển cuộc gọi tới
máy khác trong trường hợp máy nhận tín hiệu bị bận.
3.3.2. Hệ thống Radio phát thanh lại
3.2.2.a Cấu trúc hệ thống.
Hệ thống thông tin liên lạc có cấu trúc như sau:
 3 kênh VHF kép phục vụ cho các dịch vụ khẩn cấp.
 3 kênh UHF kép phục vụ cho các dịch vụ khẩn cấp.
 2 kênh VHF kép phục vụ cho vận hành và bảo dưỡng.
 5 trạm phát thanh lại cho bang tần FM
 5 trạm phát thanh lại cho bang tần AM
Cáp phát thanh trong hầm sử dụng cáp đồng trục có vỏ bọc,thực hiện đồng thời
truyền(up- link) và thu (down-link). Băng sóng AM, FM, VHF, và UHF thực hiện việc
thu ,phát sóng sử dụng cáp phát thanh thông qua anten.
Trạm phát thanh trên nhà thông gió SS-6 dùng để nhận và truyền các tín hiệu vô
tuyến giữa các hệ thống Radio trong hầm và các trạn dịch vụ khác nhau như dịch vụ
khẩn cấp,phát thanh quảng bá. Trạm này kết nối đến trạm phát thanh chính bao gồm:
o Trạm chính SS-3: dùng để thu nhận ,cung cấp tín hiệu cho toàn bộ các trạm
còn lại.
o Trạm phụ S/S-1,S/S-2,S/S-4,S/S-5 và nhà điều hành trung tâm (OCC) sử dụng
cáp phát thanh đi trên đỉnh hầm tới trạm chính S/S-3.
3.3.2.b. Nguyên tắc vận hành và điều khiển.
Vận hành trong điều kiện bình thường .Trong trường hợp các trạm phát thanh
FM,AM tiếp sóng đài tiếng nói Việt Nam ,đài địa phương.
Vận hành trong trường hợp có sự cố xảy ra bao gồm :

 Chèn tập tin âm thanh được lưu sẵn trong hệ thống máy tính.
 Chèn trực tiếp vào sóng FM và tấn số 102,5 MHz thông qua micro.
16


Chương 3: Tìm hiểu chức năng của các hệ thống chính trong hầm Hải Vân

3.3.3. Hệ thống CCTV(Close Circuit Television).
Hệ thống CCTV trong hầm Hải Vân gồm có :
 4 bộ ghi hình kỹ thuật số đa năng (DIAVR).
 1 bộ video matrix
 1 bộ quản lý tín hiệu
 1 bộ báo động được lắp đặt tại OCC.
 58 Camera được bố trí ở hai trạm thu phí ,hai đầu cửa hầm và trong hầm
.Toàn bộ các hình ảnh thu được từ camera được truyền về trung tâm vận hành hiển thị
trên 16 màn hình quan sát ( cứ sau 5s thì màn hình chuyển sang camera khác) đồng
thời được ghi lại trong đĩa cứng.
Nguyên tắc vận hành và điều khiển :
Nguyên tắc 1: Vận hành trong trường hợp bình thường
Tất cả có 58 camera nhưng chỉ có 16 màn hình hiển thị ,vì vậy bình thường tại 1
thời điểm chỉ có thấy tối đa 16 màn hình của 16 camera truyền về,vị trí camera hiển thị
sẽ được diều khiển bởi nhân viên vận hành tại nhà điều hành trung tâm hoặc được lập
trình tự động bằng chương trình trước và các hình ảnh sẽ được ghi lại trong bộ nhớ của
các bộ ghi hình kỹ thuật số mà ta có thể ghi ra đĩa CD hoặc phát lại nếu cần thiết.
Nguyên tắc 2: Vận hành trong trường hợp sự cố xảy ra.
Trước khi hầm vào vận hành thì các camera sẽ được đánh số thiết bị và xác định
lý trình vì vậy khi xảy ra tai nạn ở một vị trí nào đó trong hầm thì nhân viên vận hành
sẽ dễ dàng điều khiển các camera tại vị trí đó hiển thị lên màn hình và thực hiện theo
quy trình xử lý sự cố.
3.4. HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG.


Hình 3.5 : Đèn tín hiệu giao thông
3.4.1. Hệ thống biển báo đèn giao thông và bảng báo điện tử

17


Chương 3: Tìm hiểu chức năng của các hệ thống chính trong hầm Hải Vân

Bảng báo điện tử hiện chữ có thể thay đổi nội dung gồm: Bố trí 2 bảng 3 dòng
chữ, mỗi dòng 12 ký tự ở hai đầu trạm thu phí và 2 bảng ở hai đầu cửa hầm, 8 bảng 2
dòng chữ, mỗi dòng 12 ký tự bố trí thành 4 cặp đối xứng nhau tại 4 vị trí trong hầm.
Đèn giao thông: Gồm có 6 đèn 2 trạng thái (Xanh, đỏ) bố trí tại hai đầu trạm thu
phí, 8 đèn 3 trạng thái (Xanh, vàng, đỏ) bố trí tại các vị trí có biển báo điện tử hiện chữ.
Khi có sự cố ở điểm nào thì đèn đỏ ở đó sẽ được bật lên để dừng các xe lại.
3.4.2. Hệ thống mạch vòng cảm biến giao thông
Có tổng cộng 34 vòng cảm biến giao thông (Loops) trong đó có 32 vòng được lắp
đặt trong hầm và 2 vòng được lắp đặt ở 2 đầu cửa hầm.
Các vòng cảm biến được lắp đặt cách nhau 200m bên dưới mỗi làn xe chạy, mục
đích là để đo tốc độ, khoảng cách, xe dừng, xe chạy sai làn và xe nối đoàn dài với
nhau.

Hình 3.6 : Các loop cảm biến giao thông.
3.5. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT VÀ THU THẬP DỮ LIỆU (SCADA).

18


Chương 3: Tìm hiểu chức năng của các hệ thống chính trong hầm Hải Vân


Hình 3.7: Màn hình giao diện SCADA
3.5.1 Khái niệm
SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition): Là hệ thống điều khiển
giám sát và thu thập dữ liệu. Đây là phần không thể thiếu trong một hệ thống tự động
hoá hiện đại.
3.5.2. Chức năng cơ bản của hệ thống SCADA.
Các chức năng của hệ thống SCADA gồm:
 Giám sát : Chức năng này cho phép người điều hành giám sát liên tục các
hoạt động trong hệ thống để điều khiển quá trình. Hiển thị báo cáo tổng kết về quá
trình sản xuất, chỉ thị giá trị đo lường v.v... dưới dạng các trang màn hình, trang đồ thị,
trang sự kiện, trang báo cáo sản xuất v.v... từ đó có thể điều khiển từ xa các đối tượng
từ các trạm vận hành trong hệ thống.
 Điều khiển : Chức năng này cho phép người điều hành điều khiển các thiết bị
và giám sát mệnh lệnh điều khiển.
 Thu thập dữ liệu : Thu thập dữ liệu qua đường truyền số liệu về quá trình
sản xuất, sau đó tổ chức lưu trữ số liệu như số liệu sản xuất, chất lượng sản phẩm, sự
kiện thao tác, sự cố v.v... dưới dạng trang ghi chép hệ thống theo một cơ sở dữ liệu
nhất định.
19


Chương 3: Tìm hiểu chức năng của các hệ thống chính trong hầm Hải Vân

3.5.3. Hệ thống SCADA trong hầm đường bộ Hải Vân
Thông qua hệ thống MicroSCADA các nhân viên vận hành tại nhà điều khiển
trung tâm (OCC) có thể giám sát theo dõi toàn bộ tình trạng làm việc của hệ thống điện
để điều khiển các quá trình. Các dữ liệu từ các thiết bị trong hầm được truyền về trung
tâm điều hành thông qua hệ thống cáp quang, hiển thị các báo cáo về các quá trình vận
hành hệ thống điện của hầm, các lỗi (sự cố), chỉ thị các giá trị đo lường (điện áp, dòng
điện, công suất, tần số v.v...). Từ đó có thể điều khiển từ xa các đối tượng từ các trạm

vận hành trong hệ thống (máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa v.v…). Nhờ đó việc cung
cấp điện cho hầm Hải Vân được tối ưu hơn.
3.6. HỆ THỐNG ĐIIỆN .
3.6.1.Hệ thống đèn chiếu sáng
Hầm chính gồm 3.140 đèn chiếu sáng, lắp đặt 2 bên thành hầm có công suất 70W,
150W, 250W, 400W, độ kín khít đạt tiêu chuẩn IP66, cường độ chiếu sáng được điều
khiển tự động theo các mức độ sáng trong và ngoài hầm. Ngoài ra còn có 60 đèn chiếu
sáng thoát hiểm, 40 đèn chiếu sáng khẩn cấp, 30 đèn chiếu sáng hốc chữa cháy.
Hầm thoát hiểm gồm 644 bộ đèn chiếu sáng, công suất 72W/bộ, chiếu sáng
24h/24h phục vụ công tác thoát hiểm và xử lý sự cố khi có sự cố trong đường hầm.
3.6.2. Hệ thống truyền tải điện 110Kv
Hầm Hải Vân là hộ tiêu thụ điện loại I, được cung cấp hai nguồn điện 110kV qua
hai xuất tuyến đường dây mạch kép 110kV, từ trạm biến áp 110kV Liên Chiểu và trạm
biến áp 220kV Hoà Khánh. Trạm biến áp 110kV hầm Hải Vân gồm hai máy biến áp
110/22kV, công suất mỗi máy 10MVA. Thiết bị đóng cắt 110kV cách điện bằng khí
SF6 ngoài chức năng đóng cắt nguồn điện của Hầm còn có chức năng truyền tải điện
giữa hai trạm biến áp 110kV Liên Chiểu và trạm biến áp 220kV Hoà Khánh.
3.6.3. Hệ thống giám sát và phân phối nguồn điện 22/0,4Kv
Các phụ tải tiêu thụ điện của hầm được cung cấp từ 08 trạm biến áp phân phối
22/0,4kV; được điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu bởi hệ thống Micro SCADA.
3.6.4. Hệ thống điện dự phòng

20


×