Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tổng hợp môn hợp đồng thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.08 KB, 23 trang )

Các trường hợp miễn trách
1. SỰ KIỆN NÀO ĐƯỢC COI LÀ BẤT KHẢ KHÁNG?
Nếu một bên gặp bất khả kháng mà vi phạm hợp đồng đã ký kết thì sẽ được miễn trách
nhiệm. Tuy vậy, trên thực tế, đôi khi không dễ xác định một sự kiện có phải là bất khả
kháng hay không.
Tranh chấp giữa một công ty Áo (người bán) và một công ty Bulgari (người mua). Người bán
kiện người mua ra trọng tài đòi người mua bồi thường thiệt hại do người mua không mở thư tín
dụng (L/C). Người mua cho rằng mình không mở thư tín dụng là do gặp bất khả kháng. Hai bên
tranh cãi về sự kiện bất khả kháng mà bên mua viện dẫn. Tranh chấp được xét xử tại Trung tâm
trọng tài quốc tế Paris, phán quyết số 7197/1992.
Diễn biến tranh chấp
Năm 1990, người bán và người mua ký kết một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa theo mẫu. Các bên
thỏa thuận thanh toán bằng thư tín dụng mở trước một ngày đã được ấn định và hàng hóa phải
được giao theo điều kiện DAF (INCOTERM 1990) tại biên giới Áo – Bungari bốn tuần sau khi
mở thư tín dụng.
Người mua không thực hiện nghĩa vụ của mình là mở thư tín dụng trong thời hạn đã được quy
định trong hợp đồng và trong cả thời gian được gia hạn thêm bởi người bán. Người bán kiện
người mua ra trọng tài, đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh do người mua không thực hiện hợp
đồng.
Người mua phản bác lại và cho rằng thư tín dụng không được mở là do Chính phủ Bulgari đã ra
lệnh đình chỉ thanh toán các khoản nợ nước ngoài. Đây là sự kiện bất khả kháng và vì vậy, người
mua được hoàn toàn miễn trách, không phải bồi thường thiệt hại.
Phán quyết của Trọng tài:
Trọng tài cho rằng hợp đồng được điều chỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 của Liên Hợp
Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) vì cả Áo và Bungari đều là thành viên của
Công ước này.
Trọng tài dẫn chiếu điều 54 CISG, theo đó, người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng, bao
gồm các việc áp dụng các biện pháp tuân thủ các thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có
thể thực hiện được thanh toán tiền hàng.
Trọng tài cho rằng việc Chính phủ Bulgari yêu cầu đình chỉ thanh toán các khoản nợ nước ngoài
không phải là một trường hợp “bất khả kháng” làm cho người mua không thể mở thư tín dụng


được. Theo điều 79 khoản 1 CISG, sự kiện bất khả kháng là một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát
của các bên, các bên không lường trước được vào lúc ký kết hợp đồng và các bên không tránh
được cũng như không khắc phục được các hậu quả của sự kiện này.
Trong tranh chấp trên, việc Chính phủ Bulgari ra lệnh đình chỉ thanh toán các khoản nợ nước
ngoài là một sự kiện xảy ra một cách khách quan, ngoài tầm kiểm soát của người mua. Tuy nhiên


lệnh đình chỉ đó đã được thông báo vào thời điểm kí kết hợp đồng, vì vậy người mua chắc chắn
đã phải tiên liệu được rằng lệnh đình chỉ đó sẽ gây khó khăn cho việc mở thư tín dụng. Như vậy,
sự kiện này không phải là “không thể lường trước được”.
Hơn nữa, trên thực tế, người mua không chứng minh được rằng việc không mở được thư tín
dụng là hệ quả của lệnh đình chỉ đó.
Với những lập luận đó, trọng tài ra phán quyết sự kiện mà người mua viện dẫn không phải là sự
kiện bất khả kháng nên người mua không được miễn trách mà phải bồi thường cho người bán do
không thực hiện nghĩa vụ.
Bình luận và bài học kinh nghiệm
Thông thường có thể hiểu sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan mà bên
vi phạm không thể kiểm soát được, không thể lường trước được và không thể tránh được, mặc dù
đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Sự kiện bất khả kháng có thể là các
hiện tượng tự nhiên (bão, lốc, lũ lụt, sấm sét, hạn hán, động đất, sóng thần, núi lửa phun…) hay
các sự kiện xã hội (chiến tranh, phá hoại, đình công, lệnh cấm của Chính phủ…) và các trường
hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, để được công nhận là một sự kiện bất khả kháng thì sự kiện đó phải hội đủ 3 điều kiện:
Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”, tức là xảy ra mà không phụ thuộc
vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước
được”. Thứ ba, sự việc xảy ra “không thể khắc phục được” mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần
thiết.
Trong trường hợp tranh chấp ở trên, lỗi của người mua là mặc dù đã biết trước về khó khăn trong
vấn đề thanh toán do quy định của Chính phủ, nhưng lại không thông báo một cách rõ ràng với
người bán để tìm ra một giải pháp thích hợp cho việc thanh toán. Bài học đối với các bên của

hợp đồng là khi gặp sự kiện ngoài ý muốn thì cần nhanh chóng thông báo cho đối tác để tìm cách
giải quyết cho phù hợp nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự kiện đó đến việc thực hiện hợp đồng,
tránh tình trạng ỷ vào đó là trường hợp bất khả kháng mà không có những hành động cần thiết
hợp lý.
Hơn nữa, khi gặp trường hợp bất khả kháng, phải khẩn trương thu thập các chứng từ, chứng cứ
để chứng minh sự kiện bất khả kháng cũng như chứng minh sự ảnh hưởng của sự kiện đó đến
việc thực hiện các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng./.
Ngoài các trường hợp bất khả kháng được ghi nhận chính thức hoặc công nhận một cách phổ
biến, một biến động bất ngờ của thị trường ngoài dự đoán khiến việc thực hiện hợp đồng trở nên
mất cân bằng và gây thiệt hại cho một bên thì bên đó có được miễn trách nhiệm nếu vi phạm
nghĩa vụ thực hiện hợp đồng không? Những nguồn luật nào được áp dụng để giải quyết vấn đề
này đối với một hợp đồng mua bán quốc tế điều chỉnh bởi CISG?


2. HỌC THUYẾT VỀ HOÀN CẢNH KHÔNG THỂ DỰ ĐOÁN ĐƯỢC (THEORY
OF IMPRÉVISION)
Nội dung tranh chấp:
Tranh chấp xảy ra giữa một công ty Pháp (người bán) và một công ty Hà Lan (người mua).
Người bán và người mua ký kết với nhau một số hợp đồng mua bán ống thép, trong đó không có
điều khoản quy định về điều chỉnh giá. Sau khi ký kết hợp đồng và trước khi giao hàng, giá thép
bất ngờ tăng lên 70%. Người bán cố gắng thương lượng một giá bán cao hơn nhưng người mua
nhất quyết từ chối và yêu cầu được giao hàng với giá bán đã thống nhất theo hợp đồng được ký
kết. Người bán không giao hàng, do đó người mua khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền của Bỉ.
Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói trên là Công
ước Vienna năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).
Diễn biến xét xử của vụ việc:
Phán quyết của Tòa sơ thẩm ngày 25/1/2005: Tòa sơ thẩm cho rằng người mua ở trong tình thế
áp dụng “học thuyết về hoàn cảnh không thể dự đoán được” (theory of imprévision). Tuy nhiên
Tòa nhận định rằng CISG không điều chỉnh hoàn cảnh đặt ra bởi học thuyết này, do đó từ chối
áp dụng việc xem xét lại giá bán của hợp đồng dựa trên học thuyết nói trên.

Phán quyết của Tòa phúc thẩm:

Phán quyết sơ bộ ngày 29/6/2006: Tòa phúc thẩm công nhận người mua ở trong hoàn
cảnh của “học thuyết về hoàn cảnh không thể dự đoán được”, tuy nhiên Tòa sơ thẩm từ chối việc
xem xét lại giá bán do CISG không điều chỉnh vấn đề này là không chính xác. Bên cạnh đó, Tòa
cũng cho rằng Tòa sơ thẩm từ chối áp dụng việc xem xét lại giá bán mà không hề tìm hiểu luật
áp dụng dựa trên các quy tắc của tư pháp quốc tế và liệu luật áp dụng đó có loại trừ việc xem xét
lại giá bán không.

Phán quyết chung thẩm ngày 15/2/2007: Tòa khẳng định CISG không có quy định nào
liên quan đến việc điều chỉnh giá trong những trường hợp bất thường không thể dự liệu, tuy
nhiên việc điều chỉnh giá cũng không vi phạm các nguyên tắc của CISG.
Tòa xác định luật áp dụng là luật của Pháp dựa vào Điều 7(2) của CISG, từ đó cho phép các bên
thương lượng lại hợp đồng xuất phát từ nguyên tắc thiện chí. Việc người bán từ chối giao hàng
nếu giá bán không được điều chỉnh hợp lý không vi phạm hợp đồng mà chính người mua đã vi
phạm nguyên tắc thiện chí khi từ chối thương lượng lại giá bán.
Phán quyết của Tòa Phá án/Tòa Tối cao ngày 19/6/2009: Tòa Phá án bác bỏ việc áp dụng luật
nội địa của Pháp. Tòa nhận định Tòa phúc thẩm đã áp dụng sai Điều 7 của CISG, theo đó khi
diễn giải CISG cần đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng Công ước và tôn trọng thiện chí
trong thương mại quốc tế. Ngoài ra, những vấn đề liên quan mà không được quy định trong
Công ước thì sẽ được giải quyết theo các nguyên tắc chung dựa trên đó Công ước được thiết lập,
trong trường hợp không có nguyên tắc phù hợp thì mới giải quyết theo luật áp dụng được xác
định theo các nguyên tắc của tư pháp quốc tế.


Từ quy định trên, Tòa Phá án cho rằng trong vụ việc này cần áp dụng các nguyên tắc chung điều
chỉnh luật thương mại quốc tế. Cụ thể Tòa viện dẫn đến các Nguyên tắc Hợp đồng thương mại
quốc tế của UNIDROIT, theo đó khi một bên trong hợp đồng chịu một sự thay đổi về hoàn cảnh
khiến sự cân bằng vị thế giữa các bên bị đảo lộn cơ bản thì bên đó có quyền yêu cầu đàm phán
lại hợp đồng.

Sự thay đổi về hoàn cảnh nêu trên phải thỏa mãn các điều kiện: (i) không thể dự đoán trước một
cách hợp lý tại thời điểm giao kết hợp đồng, (ii) thể hiện rõ ràng về bản chất là làm tăng gánh
nặng trong việc thực hiện hợp đồng một cách không cân xứng. Sự thay đổi về hoàn cảnh này
cũng được Tòa diễn giải là một trở ngại cho phép một bên trong hợp đồng được miễn trách khi
không thể thực hiện nghĩa vụ theo Điều 79(1) của CISG.
Từ đó, Tòa Phá án nhận định giá thép tăng là sự kiện không thể lường trước, là sự thay đổi về
hoàn cảnh mà trong đó việc tiếp tục thực hiện hợp đồng với điều kiện hiện tại sẽ gây thiệt hại
nghiêm trọng cho người bán. Tòa ra phán quyết yêu cầu các bên đàm phán lại hợp đồng trên tinh
thần thiện chí.
Ngoài ra, Tòa Phá án cũng cho rằng Tòa phúc thẩm nhận định việc người bán từ chối giao hàng
nếu giá bán không được điều chỉnh thì không vi phạm hợp đồng là không phù hợp với nguyên
tắc pacta sunt servanda tại Điều 71(1) của CISG.
Bình luận và bài học kinh nghiệm:
Có hai vấn đề cần lưu tâm qua tranh chấp này:
Thứ nhất, phán quyết của Tòa Phá án Bỉ đã thiết lập một nền tảng quan trọng cho việc áp dụng
các nguyên tắc của luật thương mại quốc tế đối với những tình huống không được điều chỉnh
trực tiếp bởi CISG, cụ thể là các nguyên tắc dựa trên quy định của Nguyên tắc UNIDROIT. Tuy
nhiên, phán quyết này cũng chỉ mang tính chất đơn lẻ, một vụ việc tương tự sẽ được giải quyết ra
sao trong thực tế phụ thuộc rất nhiều vào các tình tiết khách quan của vụ việc cụ thể đó. Đặc biệt
lưu ý là trong hệ thống thông luật, học thuyết về “khó khăn kinh tế” hầu như rất kém phát triển.
Ngoại trừ Hoa Kỳ đã chấp nhận học thuyết về “tính không thể thực hiện” và đưa vào Bộ luật
Thương mại thống nhất tuy việc áp dụng trong thực tiễn còn rất hạn chế, hệ thống thông luật
không ghi nhận việc hủy bỏ hoặc điều chỉnh hợp đồng vì lý do khó khăn khi thực hiện. Các bên
cần lưu ý dự liệu nếu có khả năng luật nội địa của một nước thông luật được áp dụng để giải
quyết vấn đề này.
Thứ hai, giá thị trường tăng đến mức độ nào thì được coi là làm mất cân xứng địa vị hợp đồng
của các bên, dẫn đến thiệt hại cho bên bán và tạo ra hoàn cảnh cho phép đàm phán lại hợp đồng?
Một phán quyết trọng tài theo luật Ý cho rằng việc đồng Bảng Anh giảm giá trị 14% là đủ cơ sở
để xem xét lại hợp đồng. Bình luận chính thức của Nguyên tắc UNIDROIT gợi ý rằng một thay
đổi từ 50% trở lên đối với chi phí hoặc giá trị hợp đồng có thể tạo ra thay đổi “cơ bản” cho phép

áp dụng học thuyết về khó khăn khi thực hiện hợp đồng. Một số trường hợp khác cho phép điều
chỉnh hợp đồng khi chi phí có thể dự liệu tăng dưới 100%.


Vì vậy, bài học cần rút ra là các bên trong hợp đồng, nhất là bên bán, nên lưu ý xem xét thương
lượng một điều khoản cho phép điều chỉnh giá bán của hợp đồng trong trường hợp có biến động
đột ngột, không thể lường trước của thị trường, đồng thời quy định rõ các tiêu chí và cơ chế cụ
thể để xác định điều chỉnh giá bán.
3.CẢNG GIAO HÀNG BỊ ĐÓNG BĂNG- CÓ PHẢI LÀ BẤT KHẢ KHÁNG?
Diễn biến tranh chấp
Vào ngày 7/2/2002, RMI kí kết hợp đồng bằng văn bản với Forberich, theo đó Forberich đồng ý
cung cấp cho RMI 15000-18000 MT đường ray xe lửa Nga. Hàng được vận chuyển từ cảng ở St.
Peterburg, Nga. Trong hợp đồng có viết “nhận hàng trước 30/6/2002”. Trong tháng 6/2002, các
bên đã đồng ý về việc Forberich xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng đến ngày “cuối cùng
của năm dương lịch”. Song cho đến hết thời hạn này, Forberich vẫn không giao hàng.
Forberich khẳng định rằng việc họ không thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng là có thể
chấp nhận được vì cảng St.Peterburg không may bị đóng băng vào ngày 1/12/2002 đã cản trở
việc giao hàng. Họ cho rằng đây là “hiện tượng thời tiết bất thường”, đồng thời dẫn lời ông
Nikolaev, nhân viên cảng St.Peterburg, nói rõ cảng đã bị đóng băng vào ngày 1-12-2002, hiện
tượng này đã không xảy ra kể từ năm 1955, và không ai có thể dự đoán trước được hiện tượng
cảng đóng băng sớm như vậy.
Ngược lại, RMI cho rằng “Hiện tượng ấy không bất ngờ đối với bất kì thương gia kinh nghiệm
nào (cũng như bất kì sinh viên nghiên cứu địa lí nào)”. Bên RMI nói thêm rằng, có một chuyến
tàu của Forberich rời cảng St.Peterburg vào ngày 20/11/2002, chứng tỏ rằng Forberich cũng hoàn
toàn có thể giao hàng cho RMI vào ngày này.
Bên nguyên đơn đã đệ đơn lên tòa sơ thẩm về việc công ty bị đơn vi phạm các điều khoản trong
hợp đồng này. Bên bị đơn bào chữa thành công cho mình bằng những lí do bất khả kháng, do
vậy được miễn trách. Bên công ty RMI không thỏa mãn với kết quả của phiên sơ thẩm nên đã
kháng cáo lại phán quyết của tòa.
Phân tích và quyết định của tòa phúc thẩm

Tòa quyết định áp dụng điều 79 của công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế để giải quyết vụ việc (do Đức và Hoa Kỳ là thành viên của CISG) và các bên đồng ý với
điều đó.
Vì chưa có tòa án nào ở Mỹ giải thích hoặc áp dụng điều 79 của công ước Viên, các vụ án có đề
cập đến miễn trách trong Bộ luật thương mại thống nhất (UCC) sẽ cung cấp những chỉ dẫn cho
việc làm sáng tỏ điều khoản miễn trách của Công ước Viên, bởi lẽ những quy định của UCC về
vấn đề này có những điểm tương tự với điều 79 CISG. Trên tinh thần này, trong việc áp dụng
điều 79 của công ước Viên, Tòa sẽ sử dụng các án lệ áp dụng khoản 2 điều 615 UCC, theo đó:
“Trước khi một nghĩa vụ được miễn trách thì có 3 điều kiện cần được thỏa mãn: (1) Một sự việc
ngẫu nhiên bất ngờ xẩy ra; (2) Do sự việc ngẫu nhiên bất ngờ này việc thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng không thể diễn ra; (3) Hợp đồng được giao kết trên cơ sở giả định rằng sự việc ngẫu nhiên
bất ngờ này không xẩy ra.”. Điều kiện thứ 3 này tùy thuộc vào việc liệu sự việc nói trên có thể
lường trước hay không; “Nếu rủi ro xảy ra sự việc ngẫu nhiên bất ngờ là không thể lường trước
được thì người bán không thể bị qui kết gánh chịu rủi ro này. Nếu rủi ro xẩy ra tình huống ngẫu


nhiên bất ngờ có thể lường trước được, thì rủi ro này được ngầm hiểu là thuộc về người bán”.
RMI cho rằng điều kiện thứ 2 và thứ 3 đã không được thỏa mãn.
Vậy hiện tượng cảng St.Peterburg đóng băng có thỏa mãn những điều kiện về bất khả kháng theo
CISG và theo UCC không?
1. Liệu Cảng bị đóng băng có thể đã cản trở việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng?
Forberich đã chỉ ra được bằng chứng rằng cảng bị đóng băng đã cản trở công ty này thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng bằng cách chứng minh rằng không có con tàu nào rời cảng St. Petersburg sau
ngày 20/11/2002 và cả những tháng sau đó vì cảng bị đóng băng. Việc chuyển hàng từ cảng St.
Petersburg đến Mỹ phải mất từ 3-4 tuần, Forberich đã đưa ra bằng chứng rằng công ty này có thể
thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn yêu cầu bằng cách thực hiện chuyên chở số đường ray này vào
tuần cuối tháng 11 hoặc vào những ngày đầu tiên của tháng 12 (để giao hàng cho FMI chậm nhất
ngày 31/12/2002) nhưng việc cảng bị đóng băng đã cản trở họ thực hiện điều này.

RMI không đưa ra được bằng chứng nào về việc có thể thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (không có

bằng chứng về một con tàu nào rời cảng St.Peterburg sau ngày 20/11/2002).
2. Khả năng lường trước được

Forberich đã đưa ra bằng chứng rằng sự khắc nghiệt của mùa đông năm 2002 và sự đóng băng
sớm tại cảng và những hậu quả của nó khác xa so với những gì thường xảy ra (thông thường
cảng chỉ bị đóng băng từ cuối tháng 1), thậm chí làm cho máy phá băng ngừng hoạt động.
RMI cho rằng sự đóng băng sớm này là có thể dự đoán được, song lại không đưa ra được một
bằng chứng hoặc một ý kiến thuyết phục nào khác.
Thêm vào đó, tòa cho rằng việc dẫn chiếu đến một án lệ về bất khả kháng do đóng băng ở
thượng nguồn sông Mississippi là thuyết phục (xem: Louis Dreyf Corp. v. Continental Grain
Co., 395 So.2d 442, 450 (La.Ct.App.1981)).
Dựa vào những lí do trên, kháng cáo của nguyên đơn về phán quyết sơ thẩm bị bác bỏ.
Bình luận và lưu ý
Trong trường hợp trên, Forberich đã được hưởng miễn trách nhờ vận dụng thành công điều 79
CISG quy định về miễn trách khi gặp bất khả kháng: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc
nếu không thực hiện được bất kì một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc
không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ
đợi một cách hợp lí rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc kí kết hơp đồng hoặc là tránh được
hay khắc phục được các hậu quả của nó.” Thông thường khi áp dụng Công ước Viên, người ta
thường suy ra trực tiếp từ quy định này 3 đặc điểm cần thiết để được công nhận là một sự kiện
bất khả kháng, bao gồm: Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra khách quan”, tức là xảy ra mà
không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong hợp đồng; Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể
lường trước được”; Thứ ba, sự việc xảy ra “không thể khắc phục được” mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết.
Tuy nhiên, tòa án Mỹ không áp dụng trực tiếp điều 79 CISG hay sử dụng những án lệ đã áp dụng
điều 79 CISG tại các quốc gia thành viên khác mà lại sử dụng các án lệ áp dụng quy định tương


tự trong UCC như một sự hướng dẫn áp dụng miễn trách khi có bất khả kháng. Về cơ bản, quy
định này của UCC tương tự với công ước Viên. Tuy nhiên, khi áp dụng cách diễn giải của UCC,

điều kiện số 2 để được miễn trách “Do sự việc bất khả kháng này, việc thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng không thể diễn ra” dường như không “chặt chẽ” như điều kiện “không thể khắc phục được”
của CISG. Trong vụ việc này, Forberich không được yêu cầu phải làm rõ đích xác xem họ đã
làm gì để khắc phục việc cảng bị đóng băng, và những nỗ lực của họ liệu đã đủ về mức độ hay
chưa, ví dụ như việc xem xét liệu có thể có một cảng thay thế khác hay không (đặc điểm về tính
“không thể khắc phục được” theo quy định tại điều 79 CISG). Đây chính là một điểm cần lưu ý
khi xét đến thực tiễn áp dụng Công ước Viên trong quá trình xét xử của các tòa án Mỹ./.


Sự kiện bất khả kháng và một vài lưu ý trong thực tiễn áp dụng



Cập nhật 02-10-2010
Thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng là nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng và cũng là một
nguyên tắc luật định. Tuy nhiên, không phải lúc nào hợp đồng cũng được thực hiện một
cách suôn sẻ hoặc hoàn hảo.
Tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thiết kế, thi công và xây dựng / Dịch vụ luật sư tư
vấn pháp luật trong lĩnh vực bất động sản / Tư vấn pháp luật đất đai
Vẫn có những biến cố xẩy ra làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của các bên.
Trong đó có những sự cố nằm ngoài khả năng dự đoán và kiểm soát của các bên, và xẩy ra
không phải do lỗi của các bên. Khi những sự cố này làm cho một bên không thể thực hiện đúng
hoặc đầy đủ nghĩa vụ của mình thì vấn đề trách nhiệm sẽ ra sao? Hợp đồng có nên tiếp tục được
thực hiện hay không? Là những câu hỏi sẽ được giải đáp bởi cơ chế "sự kiện bất khả kháng"
trong luật hợp đồng.
1. Sự kiện bất khả kháng
Ngày 10/10/2008, Công ty A (Việt Nam) ký hợp đồng xuất khẩu dưa chuột cho công ty B
(Singapore), thời hạn giao hàng là 30 ngày kể từ ngày mở L/C không huỷ ngang. Ngày
20/10/2008, Ngân hàng công ty B mở L/C không huỷ ngang cho người thụ hưởng là Công ty A.
Nhưng mãi đến tận 15/01/2009, Công ty A vẫn không giao hàng cho Công ty B. Công ty B khiếu

nại thì Công ty A trả lời rằng do trong thời gian tháng 11/2008, lũ lụt xẩy ra ở khu vực Bắc Bộ
của Việt Nam ảnh hưởng đến vụ mùa dưa chuột, nên không thể gom đủ hàng giao cho Công ty
B, vì vậy Công ty A đề xuất hoàn trả lại tiền cho Công ty B và đề nghị được miễn trách nhiệm vì
lý do bất khả kháng. Vấn đề đặt ra là sự kiện lũ lụt ở khu vực Bắc Bộ có phải là sự kiện bất khả
kháng trong trường hợp này hay không?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900 6162
Ngày 15/12/2009, Công ty A của Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu lô hải sản sang EU cho công
ty B có trụ sở tại EU. Theo quy định của Hợp đồng thì hàng phải được giao tại cảng của EU
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mở L/C không huỷ ngang. Ngày 25/12/2009, Ngân hàng công
ty B mở L/C không huỷ ngang cho người thụ hưởng là Công ty A. Tuy nhiên hàng đến chậm so
với dự kiện 20 ngày, Công ty A nại lý do hàng đến chậm vì việc cơ quan hành chính Việt Nam
còn lúng túng trong việc triển khai cấp giấy chứng nhận khai thác theo quy chế IUU của EU nên
thủ tục hành chính chậm chạp dẫn đến việc hàng đến chậm so với dự kiến và đề nghị được miễn
trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Vậy việc cơ quan hành chính Việt Nam túng túng, chậm
trễ trong việc triển khai thủ tục cấp giấy chứng nhận khai thác theo quy chế IUU của EU có phải
là sự kiện bất khả kháng hay không?
Các rủi ro khác như chiến tranh, bạo loạn, đình công, thay đổi chính sách….ảnh hưởng đến việc
thực hiện hợp đồng, liệu có thể được coi là sự kiện bất khả kháng hay không. Để trả lời câu hỏi
này, chúng ta cần phải tìm hiểu thế nào là sự kiện bất khả kháng.









"Sự kiện bất khả kháng" là một thuật ngữ có nguồn gốc tiếng Pháp “force majeure” có nghĩa là
“sức mạnh tối cao” hoặc “sức người không thể kháng cự nổi”. Sự kiện này xẩy ra chỉ sau khi ký

hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà xẩy ra ngoài ý muốn và
các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không
thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể
được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.
Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa
hoạn, bão, động đất, sóng thần… Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả
kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nước trên thế giới.
Sự kiện bất khả kháng cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo
chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tuy nhiên cách hiểu và thừa
nhận các hiện tượng xã hội là sự kiện bất khả kháng là rất đa dạng trên toàn thế giới và nhiều
điểm chưa có sự thống nhất.
Ngoài ra, trong thực tiễn, các bên trong quan hệ hợp đồng còn đưa những sự kiện xẩy ra cho
chính bản thân mình là sự kiện bất khả kháng như: thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính,
bên cung cấp chậm trễ giao hàng,… là sự kiện bất khả kháng để hưởng chế độ miễn trách nhiệm
do sự kiện bất khả kháng. Về mặt lý luận thì các sự kiện này không đương nhiên được coi là sự
kiện bất khả kháng nếu các bên không thỏa thuận.
Như vậy về mặt nguyên tắc chung, sự kiện bất khả kháng có những đặc điểm sau đây:
Là sự kiện khách quan xẩy ra sau khi ký hợp đồng;
Là sự kiện xẩy ra không do lỗi của các bên trong hợp đồng;
Là sự kiện mà các bên trong hợp đồng không thể dự đoán và khống chế được.
2. Hậu quả của sự kiện bất khả kháng
Khi có sự kiện bất khả kháng xẩy ra thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ:
Được miễn trách nhiệm nếu nghĩa vụ không được thực hiện, không được thực hiện đầy
đủ hoặc không được thực hiện đúng do sự kiện bất khả kháng gây ra;
Được kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng bị chậm trễ do sự
kiện bất khả kháng.
Ngoài ra, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng dẫn đến việc thực
hiện hợp đồng sẽ không có lợi cho các bên thì các bên có thể chấm dứt việc thực hiện hợp đồng.
3. Thủ tục thông báo khi có sự kiện bất khả kháng
Theo thông lệ chung, khi có sự kiện bất khả kháng thì bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả

kháng phải gửi thông báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý. Tuy nhiên thông thường, các
bên quy định rõ thời hạn thông báo và hậu quả của việc không thông báo: Nếu không thông báo
thì sẽ mất quyền được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng. Trong trường
hợp nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể về hậu quả của việc không thông báo, thì các bên sẽ
tuân theo luật áp dụng để giải quyết. Theo nguyên tắc chung của phần lớn luật áp dụng, nếu bên






bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng vi phạm nghĩa vụ thông báo thì sẽ không được hưởng
quyền miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng. Điều 79.4 của Công ước của Liên hiệp
quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định: “Bên không thực hiện hợp
đồng phải thông báo cho phía bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đến khả nãng thực
hiện hợp đồng. Nếu phía bên kia không nhận được thông báo về điều đó trong thời hạn hợp lý
sau khi bên không thực hiện hợp đồng đã biết hoặc buộc phải biết về trở ngại đó, thì bên không
thực hiện hợp đồng phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra cho phía bên kia do không
nhận được thông báo.” Do vậy, để bảo đảm lợi ích của mình, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất
khả kháng cần:
Gửi đến bên kia thông báo bằng vãn bản (fax, telegraph, email, điện tín, thư bảo đảm,…)
về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn hợp đồng hoặc luật áp dụng quy định nếu không có quy
định thì trong một thời gian hợp lý.
Kèm theo thông báo là vãn bản chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tài liệu,
chứng cứ hợp pháp khác có giá trị chứng minh. Nếu một bên gửi cho bên kia một thông báo về
sự kiện bất khả kháng mà không có tài liệu chứng minh thì chắc chắn sẽ không được chấp nhận.
Vì vậy việc chuẩn bị các chứng cứ để được hưởng miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả
kháng là rất cần thiết.
4. Phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng
Khi có sự kiện bất khả kháng xẩy ra và hậu quả là nghĩa hợp đồng không được thực hiện hoặc

không được thực hiện đúng hoặc đầy đủ, thì các bên sẽ ứng xử như thế nào, cần được các bên
đưa vào điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng. Thực tiễn hiện nay có ba phương pháp xây
dựng điều khoản bất khả kháng
4.1. Phương pháp trừu tượng hóa
Theo phương pháp này, các bên sẽ đưa ra một định nghĩa khái quát về sự kiện bất khả kháng.
Trong một bản hợp đồng có điều khoản bất khả kháng như sau: “Một bên không thể thực hiện
được nghĩa vụ trong Hợp đồng này do sự kiện bất khả kháng là sự kiện xẩy ra sau thời điểm ký
kết hợp đồng này, mà các bên không có khả nãng dự đoán, kiểm soát và ngãn chặn, sẽ được
miễn trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ…” Quy định này rất chung chung, mơ hồ và gây
khó khăn cho việc diễn giải. Tranh chấp sẽ xẩy ra, cơ quan tài phán cũng sẽ chỉ giải thích theo
tinh thần của luật và ý kiến của các bên, nhiều khi sự giải thích không đạt được sự chính xác.
4.2. Phương pháp liệt kê
Đây là phương pháp mà nhiều thương gia dày dạn kinh nghiệm thích áp dụng. Theo phương
pháp này, các bên sẽ liệt kê trong điều khoản bất khả kháng một loạt các sự kiện cho phép bên bị
ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời gian thực hiện
hợp đồng.
Một điều khoản như vậy sẽ được xây dựng theo hướng sau: “Một bên bị ảnh hưởng bởi một
trong những sự kiện được liệt kê dưới đây mà không thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ


được miễn trách nhiệm: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, chiến tranh, bạo loạn, cấm vận,
bao vây hoặc các hạn chế khác của chính phủ về xuất khẩu hay nhập khẩu…"
Ưu điểm của cách tiếp cận này là rõ ràng, cụ thể, các bên sẽ không phải mất thời gian tranh cãi,
giải thích, chỉ cần thuộc đúng trường hợp được liệt kê trong điều khoản này là bên bị ảnh hưởng
sẽ được miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, một nhược điểm của các tiếp cận này là dù có kinh nghiệm
phong phú đến đâu, các bên cũng không thể lường trước được các tình huống xẩy ra trong thực
tế. Và, dù rằng tình huống đó có đầy đủ đặc điểm của một sự kiện bất khả kháng nhưng bên bị
ảnh hưởng không được miễn trách nhiệm. Ví dụ, nếu áp dụng điều khoản trên, một trận "bão"
xẩy ra đã làm tốc mái và hư hỏng nặng nhà máy của bên bán làm cho bên bán không thể tập kết
và giao hàng đúng hạn hợp đồng. Trong trường hợp này “bão" đã bị bỏ sót khỏi điều khoản bất

khả kháng nên bên bán có thể không được miễn trách nhiệm.
4.3. Phương pháp tổng hợp
Đây là phương pháp kết hợp cả hai phương pháp trên. Phương pháp này phần nào khắc phục
được nhược điểm của hai phương pháp trên và được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn hợp đồng.
"Trong trường hợp xẩy ra các sự kiện như hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, chiến tranh,
bạo loạn, cấm vận, bao vây hoặc các hạn chế khác của chính phủ về xuất khẩu hay nhập khẩu
và các sự kiện bất khả kháng khác, là những sự kiện xẩy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này,
mà các bên không có khả nãng dự đoán, kiểm soát và ngăn chặn, làm cho bên bán không thể bốc
xếp toàn bộ hoặc một phần hoặc trì hoãn việc bốc xếp hàng hóa thì bên bán sẽ không phải chịu
trách nhiệm về việc này…"
Quy định như trên sẽ giúp các bên có được những tình huống cụ thể được coi là sự kiện bất khả
kháng, đồng thời dự tính được những sự kiện khác có thể xẩy ra làm ảnh hưởng đến việc thực
hiện hợp đồng.
Nói tóm lại, sự kiện bất khả kháng là một thuật ngữ rất quen thuộc với các thương gia. Tuy nhiên
để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình các thương gia cần chú trọng đến kỹ thuật soạn
thảo cũng như cách thức vận dụng chúng trong thực tế. Việc soạn thảo điều khoản bất khả
kháng, cần có sự tham gia của các chuyên gia giỏi về lĩnh vực liên quan của hợp đồng để có thể
phán đoán được tối đa các sự kiện có thể xẩy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng, để tránh
việc phải sử dụng đến sự giải thích mà nhiều khi khó có thể được sự chính xác tuyệt đối.


Tranh chấp không giao hàng do sự kiện bất khả kháng
Nguyên đơn: Người mua Việt Nam – Bị đơn: Người bán Ấn Độ
Vấn đề pháp lý: Sự kiện bất khả kháng
Chế tài phạt và bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng
Nội dung vụ việc:
Tháng 9/1995, thương nhân Việt Nam ký hợp đồng mua 20.000 MT +/- 4% Xi măng
Kumgang của thương nhân Ấn Độ với giá 55 USD/MT C&F FO, giao hàng tháng 12/1995. Hợp
đồng thanh toán bằng L/C không hủy ngang, trả tiền ngay – người mua có nghĩa vụ mở L/C
trước ngày 30/09/1995.

Ngày 25/09/1995, người mua Việt Nam mở L/C cho người bán Ấn Độ hưởng lợi. Ngày
29/09/1995, người mua Việt Nam ký hợp đồng cung cấp lô hàng xi măng đó cho người mua nội
địa.
Tuy nhiên đến tháng 12/1995, phía người bán Ấn Độ không thực hiện nghĩa vụ giao hàng
mặc dù phía người mua Việt Nam đã nhiều lần thúc giục và gia hạn.
Ngày 20/12/1995, người mua Việt Nam nhận được thư của người bán Ấn Độ kèm theo Giấy
chứng nhận về sự kiện bất khả kháng do Đại sứ quán của nước người cung cấp đóng tại thủ đô
Ấn Độ cấp ngày 25/11/1995 cho người bán Ấn Độ theo hợp đồng số 02/95 ký giữa người bán Ấn
Độ với nhà cung cấp vào tháng 7/1995 với số lượng 60.000MT. Người bán Ấn Độ giải thích
rằng phía nhà cung cấp gặp bất khả kháng không giao được hàng nên họ cho rằng việc họ không
giao được hàng cho phía Việt Nam cũng là bất khả kháng và được miễn trách.
Ngày 20/06/1996, người bán Ấn Độ tiếp tục gửi cho người mua Việt Nam các bản photo
Giấy chứng nhận về sự kiện bất khả kháng của Đại sứ quán nước người cung cấp đóng tại Ấn Độ
cung cấp và Ủy ban xúc tiến thương mại của nước người cung cấp cấp. Theo đó, nước người
cung cấp bị mưa lớn và có lũ lụt, đường xá bị sụt lún nặng không thể tiến hành vận chuyển được
nguyên liệu vào nhà máy để tiến hành sản xuất, đồng thời do ảnh hưởng của mưa lũ nên nhà máy
của người cung cấp đang bị hư hại kỹ thuật, không thể tiến hành sản xuất. Đây là sự kiện bất khả
kháng xảy ra đối với người cung cấp. Viện dẫn rằng đây cũng là sự kiện bất khả kháng đối với
mình, người bán Ấn Độ cho rằng họ được miễn trách khỏi việc không tiến hành giao hàng.
Điều 14 Hợp đồng mua bán quy định về các trường hợp miễn trách: “Nếu bất kỳ bên nào
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng vì các trường hợp bất khả kháng
như bão, động đất, lũ lụt, hoả hoạn, núi lửa phun, chiến tranh, đình công, bạo động của quần
chúng, lệnh cấm của chính phủ, nhà máy sản xuất bị đóng cửa thì được miễn trách.”
Điều 15 của hợp đồng quy định về phạt vi phạm nghĩa vụ: “Nếu chậm giao hàng do những
nguyên nhân khác với Điều 14 thì 10 ngày chậm đầu tiên không phải nộp phạt. Sau đó phạt
0,7% trị giá lô hàng cho mỗi tuần chậm trễ cho đến khi đạt tới tối đa là 3% trị giá lô hàng giao
chậm”.
Cho rằng người bán vi phạm hợp đồng về nghĩa vụ giao hàng, người mua Việt Nam khởi
kiện ra trọng tài yêu cầu bồi thường các khoản sau:
- 70.000 USD tiền phạt đã phải trả cho người mua nội địa.

- 56.700 USD lãi suất ngân hàng tiền ký quỹ mở L/C từ ngày 20 tháng 9 năm 1995 đến ngày
20 tháng 6 năm 1996 (300.000 USD x 2,1%/tháng x 9 tháng).
- Phạt do chậm giao hàng theo Điều 15 Hợp đồng là 1.080.000 USD x 3% = 32.400 USD.
- Lãi không thu được 2 USD/1MT là 2 USD x 20.000 MT = 40.000 USD.
Phán quyết của Trọng tài


* Sự kiện bất khả kháng
- Việc người bán không giao hàng là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
- Lý do người bán đưa ra là sự kiện bất khả kháng là không đủ sức thuyết phục bởi:
+ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện không thể lường trước được và không thể khắc phục được.
Tuy nhiên, lũ lụt hay nhà máy bị hư hại kỹ thuật phải tạm ngừng sản xuất chỉ được coi là bất khả
kháng đối với người cung cấp hàng cho người bán Ấn Độ, không phải là bất khả kháng đối với
người bán Ấn Độ.
+ Người bán Ấn Độ ký hợp đồng với nhà cung cấp vào tháng 07/2015, thời gian xảy ra lũ lụt
là tháng 08/2015 trong khi hai bên ký hợp đồng mua bán vào tháng 09/2015. Lẽ ra bên bán hoàn
toàn biết trước được việc lũ lụt và tình trạng nhà máy không thể hoạt động được tại thời điểm các
bên giao kết hợp đồng. Do vậy, đây không thể coi là bất khả kháng hay căn cứ để miễn trách cho
việc không giao hàng của người bán Ấn Độ.
* Các yêu cầu khởi kiện đòi tiền phạt và bồi thường thiệt hại
+ 70.000 USD tiền phạt nguyên đơn phải trả cho người mua nội địa
Hành vi không giao hàng của người bán Ấn Độ khiến nguyên đơn không có hàng để giao cho
người mua nội địa. Khoản tiền phạt mà người mua Việt Nam phải trả cho người mua nội địa
được coi là thiệt hại của người mua Việt Nam do hành vi không giao hàng của người Ấn Độ gây
ra. Do đó Ủy ban trọng tài đã chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn.
+ 56.700 USD lãi suất ngân hàng tiền ký quỹ mở L/C từ ngày 20 tháng 9 năm 1995 đến ngày
20 tháng 6 năm 1996
Ủy ban Trọng tài cho rằng đây được coi là thiệt hại của nguyên đơn do hành vi không giao
hàng của bị đơn gây ra. Vì thực hiện đúng hợp đồng và chờ bị đơn giao hàng mà nguyên đơn
phải tiến hành ký quỹ. Do đó, tiền lãi mất hưởng của nguyên đơn (tính theo lãi suất gửi ngân

hàng) đối với số tiền này cũng được coi là thiệt hại mà nguyên đơn phải gánh chịu do hành vi
không giao hàng của bị đơn. Ủy ban Trọng tài chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường này của nguyên
đơn.
+ Phạt do chậm giao hàng theo Điều 15 Hợp đồng là 1.080.000 USD x 3% = 32.400 USD.
Ủy ban Trọng tài cho rằng, quy định tại Điều khoản phạt vi phạm của hợp đồng mua bán
giữa hai bên chỉ được áp dụng trong trường hợp bị đơn chậm giao hàng. Tuy nhiên trên thực tế là
bị đơn đã không hề giao hàng. Vì vậy, không có cơ sở để yêu cầu khoản phạt theo quy định tại
Điều 15 của hợp đồng mua bán giữa hai bên.
+ Lãi không thu được 2 USD/1MT là 2 USD x 20.000 MT = 40.000 USD.
Thứ nhất mức lãi 2 USD/1MT theo yêu cầu của nguyên đơn là không có cơ sở. Thứ hai, yêu
cầu đòi tiền lãi phát sinh từ việc nguyên đơn ký quỹ mở L/C đã được coi là khoản bồi thường
thiệt hại lãi mất hưởng của nguyên đơn. Vì vậy, Ủy ban Trọng tài cho rằng không có căn cứ để
chấp nhận yêu cầu này.
Bình luận
+ Về sự kiện bất khả kháng:
- Bất khả kháng phải đảm bảo 2 nội dung: không thể lường trước được và không thể khắc
phục được. Tuy nhiên, bất khả kháng xảy ra đối với bên thứ ba không thể coi là bất khả kháng
đối với một trong các bên của hợp đồng. Ngay tại thời điểm ký hợp đồng, người bán đã biết về
bất khả kháng của nhà cung cấp (thấy trước được) nên phải có nghĩa vụ khắc phục (tìm nguồn
hàng thay thế) – không thể coi đó cũng là bất khả kháng đối với mình.


-Trong thương mại có một nguyên tắc quan trọng: “thiện chí” – nếu người bán thiện chí, họ
sẽ cần mẫn hợp lý để khắc phục việc mất nguồn hàng từ nhà cung cấp bằng cách tìm nhà cung
cấp khác. Ở đây, người bán Ấn Độ đã không thiện chí, tận tâm tận lực với hợp đồng mà họ đã
giao kết.
+ Về yêu cầu phạt và đòi bồi thường thiệt hại:
Để có thể yêu cầu phạt cần có các điều kiện sau:
- Hợp đồng các bên thỏa thuận điều khoản phạt;
- Một bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong thỏa thuận phạt

Để yêu cầu bồi thường cần:
- Có hành vi vi phạm nghĩa vụ (chứng minh có hành vi vi phạm)
- Có thiệt hại thực tế phát sinh (chứng mình thiệt hại)
- Có lỗi của bên vi phạm (thấy trước được hậu quả của hành vi vi phạm);
- Thiệt hại và hành vi có mối quan hệ nhân quả.
Chỉ những yêu cầu đòi bồi thường, phạt thỏa mãn các điều kiện trên thì mới được Tòa
án/Trọng tài chấp nhận.
Bài học cho doanh nghiệp
+ Phải lưu giữ các chứng từ của việc thực hiện hợp đồng (chứng minh thiệt hại, chứng minh
vi phạm của đối tác,…);
+ Bất khả kháng phải có chứng cứ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc do cơ quan
có thẩm quyền cung cấp;
+ Phải tận tâm, thiện chí, cần mẫn hợp ý để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng – vừa đảm bảo uy
tín doanh nghiệp, vừa giảm thiểu rủi ro bị khiếu nại/kiện vi phạm hợp đồng;
+ Khi đưa ra yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại, doanh nghiệp hãy đưa ra càng nhiều yêu cầu
càng tốt kể cả những yêu cầu có thể không thực sự phù hợp. Vì khi đó Tòa/Trọng tài sẽ xem xét
trên cơ sở các yêu cầu của doanh nghiệp và loại bớt các nội dung không có cơ sở. Điều này sẽ tối
đa hóa các khoản bồi thường doanh nghiệp có thể đòi.


Bài tập phân bổtổn thất chung
Bài 1:
Trong một hành trình đi biển, tàu gặp bão. Đểthoát bão, thuyền trưở ng tựý cho tàu mắc cạn và
ném một phầhàng hóa trên tàu xuống biển. Sau đó,thuyền trưởng tuyên bố TTC.Tình hình tổn
thất như sau
- ( CPTTC )Hàng A bị ném xuống biển:.000USD
- (TTR )Hàng B bị nước mưa: 400.000 USD
- ( CPTTC )Hàng C bị ném xuống biển:50.000USD
- (CPTTC ) Chi phí cho thủthủ: 50.000 USD
- ( HSTTC)Máy tàu làm việc quá sức đểthoát cạn bị hỏng phải sửa chữa mất: 100.000USD.

Hãyphântích và phân bổTTC nói trên, biết:
- Giá trị hàng A: 300.000 USD
- Giá trị hàng B: 600.000 USD
- Giá trị hàng C: 50.000 USD- Giá trị cước phí chưa thu: 50.000 USD
- Giá trị tàu biển: 1.200.000 USD
Bước 1: Xác định tỷ lệ đóng góp =L/CV=tổng giá trị TTC/tổng giá trị chịu phân bổ
L=tổng hy sinh TTC + tổng chi phí TTC =(100.000)+(200.000+50.000+50.000)=400.000$
CV=tổngCV tàu + tổng CV hàng +tổngCV cước trả sau =(1200.000)+(300.000+(600.000400.000)+50.000)+50.000
L/CV=400.000 / 1.800.000 = 2/9
Bước 2: Xác định mức đóng góp vào TTC của từng quyền lợi
Cx=L/CV*CVx
- Ctàu=2/9*1200.000=266667$
- C hàng A = 2/9*300.000=66666,67$
- C hàng B = 2/9 * 200.000=44444,44$
- C hàng C = 2/9 * 50.000=111111$
C cướ c trả sau = 2/9 *50.000=111111$
Bước 3: Xác định kết quả tài chính của các bên:
-A phải đóng 66667$
A đã hy sinh 200.000$
(A nhận về: 200.000-66667=133333$)
- B phải đóng 444444$
B đã hy sinh 0$
B đóng 444444$
C phải đóng 111.111 $
C đã hy sinh 50.000$
(C nhận về111.111 – 50.000 = 38889 $)
Bai 2: Bài 2


Trong một hành trình đi biển, tàu gặp nạn. Tại cảng đến, tình hình tổn thất của hàng nhưsau:

B- Hàng b sét đánh cháy thiệt hại 3000 USD
A- Hàng bị ngấm nước mưa thiệt hại 1000 USD
A- 10 kiện hàng trị giá 2000 USD bị rơi xuống cầu cảng trong quá trình dỡ hàng tại cản đến,
thiệt hại 50% giá trị
A- Hàng bị rơi vãi do bao bì bịrách, thiệt hại 500 USD
A- Chi phí thay thếbao bì bị rách là 100 USD
C- Mức đóng góp vào tổn thất chung của chủhàng là 2000 USD
Hỏi chủ hàng đượ c bồi thườ ng bao nhiêu nếu chủ hàng mua bảo hiểm theo các điều kiện A, B
hoặc C

ICC 1982
Giải:
C = 2000$
B = 2000+3000 = 5000
A = 5000+1000+1000+500+100 = 7600
Bài 3:
Một công ty VN nhập khẩu một lô hàng gồm 100.000 bao xi măng (50kg/bao), theo điều kiện
CIF Vũng Tàu, Incoterms 2000. Điều khoản bảo hiểm trong hợp đồng mua bán quy định phải
mua bảo hiểm theo điều kiện B – ICC 1982 với trị giá bảo hiểm V = 100% CIF.
Dọc đườ ng, tàu gặ p bão, thuyền trưở ng quyết định vứt hàng xuống biển để tàu chạy thoát bão,
có 1000 bao xi măng bị ướt do ngấm nước mưa. Để
tàu thoát bão, thuyền trưở ngquyết định vứt 10.000 bao hàng xuống biển. Khi tàu về tới cảng
đích, thuyền trưởng tuyên bố tổn thất chung. Biết rằng:
- Trị giá tàu là 0,6 triệu USD
- Giá hàng theo hợp đồng là 150 USD/MT
- Máy tàu bị hỏng do làm việc quá công suất phải sửa chữa hết 100.000 USD
-1000 bao xi măng bị rơi xuống biển trong quá trình dỡ hàng tại cảng đến
a) Ai là ngườ i mua bảo hiểm cho lô hàng trên ? Mua như thế
nào ? Tính V, I biết R = 1% b) Hãy phân bổ tổn thất chung trong chuyến đibiển trên
c) Ai là người được công ty bảo hiểm cho hàng bồi thường ? Tính số tiền bồi thường?

Giải:
a/ V= (FOB+F)/(1-R)=( 2500*(250+10) ) / (1-0,02) = 663265
I=V*R = 13265
b/ P =T2/T1*m%*V
T2=2000 bao
T1=50.000 bao
P=(2000+4000+2000*50%)/(50.000)*663265=92857$
c/ Số tiền bồi thườ ng cho cả 4 tổn thất = 92857$+(2000*50%)/50.000 * 663265 =
106122,4$
công ty A = 300.000 /(300.000+500.000)*106122,4 =
công ty B = 500.000/800.000 *106122,4
Bài 4: Một tàu biển trị giá 9150000USD cho 5 lô hàng A, B,C,D,E,có giá trị lần lượt là
600000;2500000,3000000,2000000,500000 USD và tiền cước chưa thu thuộc chủ tàu là 50000
USD


Đi dọc tàu bị mắc cạn . võ tàu bị thủng , nước tràn vào là hư hỏng hàng hóa, để cứu tàu và hàng .
thuyền trưởng quyết định –
-Bịt lỗ thủng bằng các phương tiện trên tàu
-Vứt hàng đểtàu nhẹbớt
- Cho máy tàu làm việc quá sức.
Thuyển trưởng tuyên bố tổn thất chung
- vỏ tàu thủng 200000 USD
-máy tàu hư 50000 USD
- lô hàng A bị nướ c tràn vào giảm gt thương mại 100%
- hàng E bị vứt xuống biển
- thiệt hại để cứu tàu và chi phí cho thủy thù trong việc cứu tàu là 45000 USD
tính phân bổ tổn thất chung :
chi số đóng góp: 0.035
chủ tàu góp 313250 usd

chủ cước phí :1750 usd
chủhàng A: miễn góp
---------B:87500 USD
---------c: 105000$
---------d 70000$
--------E 17500 $
Bên bảo hiêm thân tàu và bên BH hàng sẽ bồi thường lại
Bài 5: 2 tàu A & B bị đâm va, theo giám định, lỗi và thiệt hại : thân tàu hư hỏng, thiệt hại kinh
doanh, hàng hóa và mức độ lỗi của mỗi tàu
-tàu A là 30 000 usd; 10 000 usd; 20 000usd; 70%
-tàu B : 10 000usd; 16000 usd; 14 000usd; 30%Yc: hãy xd sốtiền phải bồi thường thực tế của
mỗi cty bảo hiểm và số tiền còn thiệt hại của mỗi chủ tàu
Biết rằng các con tàu đều mua BH thân tàu ngang giá trị, mọi rủi ro và bảo hiểm TNDS của chủ
tàu vs mức trách nhiệm 3/4. Tàu A mua bảo hiểm ở cty X, tàu B mua BH ở cty Y. Các chủ hàng
đều mua BH theo đk C tại 2 cty BH tương ứng là M và N,
vs STBH =80% GTBH (giá CIF)
Tóm tắt lời giải:
- Thiệt hại mỗi chủ tàu
A là 60 000
B là 40 000
- TNDS phát sinh
+ A đvs B : 70% x 40000= 28 000
trong đó: thân tàu 7000
KD 11200
HH: 9800
+ B đvs A là 18 000
trong đó thân tàu: 9000
KD 3000
HH : 6000
- Số tiền bối thường X cho chủ tàu A : 30000 + 1/4 x 28000= 51000



Y cho chủ tàu B : 23 500
M cho chủ hàng A 80% x 20 000= 16000
N cho chủ hàng B: 80% x 14000= 11200
- Sốtiền BH đòi lại
+ đòi lại chủ tàu A : 9000
--------------------B 7000
--------------hàng A : 6000
---------------------B: 9800
- ST phải bồi thường thực tế"
X cho chủtàu A : 51000 - 9000 = 42 000
Y ----------------B: 1650
M------------hàng A: 10 000
N--------------------B: 1400
- Số tiền còn thiệt hại của mỗi chủ tàu:
chủ tàu A :
thiệt hại KD 10000-3000= 7000
TNDS 1/4 x 28000= 7000
HH 20 000 - 10 000= 10000
tổng 24 000
chủ tàu B
KD: 4800
TNDS 4500
HH : 12 600


PHẦN CÂU HỎI SO SÁNH
1.Phân biệt tổn thất chung và tổn thất riêng.
(Tự

chế)
Khái
niệm
Trách
nhiệm
với tổn
thất
Sự cố
ý của
con
người
Nơi
xảy ra
Bảo
hiểm
bồi
thườn
g
Loại
tổn
thất

TT CHUNG

TT RIÊNG

Kn

(Khái niệm)


Phải hi sinh vì quyền lợi chung của cả tàu, là
sự hi sinh và chi phí hợp lý vì sự an toàn của
cả chuyến tàu nên mọi tổn thất chung trên
hành trình cùng san sẻ cho các bên liên quan
Do hành động cố ý của con người: Hành động
phải tự nguyện và chủ ý do thuyền trưởng
hoặc thủy thủ tiến hành

Tổn thất xảy ra với ai người đó phải
chịu mà không có sự đóng góp của
các bên liên quan

Phải xảy ra trên biển
Được bồi thường miễn là mua bảo hiểm
( nếu không rơi vào trường hợp miễn trừ)

Không có tổn thất toàn bộ

Do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra
ngoài ý muốn( tổn thất xảy ra không
phải do sự cố ý của con người)
Có thể xảy ra trên biển hoặc bất kì nới
đâu
Có được bồi thường hay không điều
đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa
thuận của các bên trong quá trình kí
kết hợp đồng bảo hiểm
(Được bồi thường phụ thuộc vào điều
kiện bảo hiểm)
Có thể là tổn thất toàn bộ hoặc tổn

thất bộ phận

2. Phân biệt tổn thất toàn bộ thực sự và tổn thất toàn bộ ước tính.
TT Toàn bộ thực sự
Là tổn thất đối với toàn bộ đối tượng được bảo
hiểm.Theo đó, toàn bộ giá trị thương mại của
đối tượng được bảo hiểm đã bị mất

Không có tuyên bố từ bỏ hàng
Tổn thất toàn bộ thực tế thường xảy ra trong
các trường hợp sau:
+ Trường hợp hàng hóa được bảo hiểm bị hủy
hoại toàn bộ, thông thường do cháy , bị nước

TT toàn bộ ước tính
Là thiệt hại đối với gần như toàn bộ đối tượng
được bảo hiểm. Điều này có nghĩa là thiệt hại
chưa đến mức toàn bộ nhưng thực tế thì tổn
thất này sẽ xả ra một cách toàn bộ thực sự,
hoặc chi phí để khắc phục tổn thất có thể bằng
hợc lớn hơn giá trị của đối tưuợng được bảo
hiểm.
Có thể tuyên bố từ bỏ hàng một cách hợp lý để
được bảo hiểm toàn bộ


biển cuốn toàn bộ hàng khỏi tàu hoặc hàng bị
mục nát, bị phân hủy, bị biến chất hoàn toàn
hoặc
+Trường hợp hàng hóa được bảo hiểm hỏng

đến nỗi không còn là loại hàng hóa như ban
đầu đã được bảo hiểm nữa.
+Trường hợp người được bảo hiểm bị mất
hàng không thể lấy lại được. Trường hợp này
chỉ có nghĩa là người được bảo hiểm đã mất
hàng mà không thể lấy lại được chứ không có
nghĩa là hàng hóa không còn tồn tại nữa.
+Trường hợp tàu chở hàng bị mất tích.
Tổn thất toàn bộ thực tế là tổn thất do tàu biển,
hàng hóa bị phá hủy, hư hỏng toàn bộ mà
không phục hồi được hoặc tàu biển mất tích
cùng hàng hóa; trong trường hợp này, người
được bảo hiểm có thể đòi người bảo hiểm bồi
thường toàn bộ số tiền bảo hiểm mà không
phải tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm.

Tổn thất toàn bộ ước tính là tổn thất do tàu
biển, hàng hóa bị hư hỏng mà xét thấy không
thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ hoặc chi phí sửa
chữa, phục hồi vượt quá giá trị của tàu biển sau
khi sửa chữa hoặc vượt quá giá thị trường của
hàng hóa đó tại cảng trả hàng; trong trường
hợp này, người được bảo hiểm phải gửi tuyên
bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm đến người bảo
hiểm trước khi yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

3. So sánh hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao
Giống: Hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo biểm bao đều là hợp đồng bảo hiểm hàng
hóa vận tải bằng đường biển
Phạm vi

bảo
hiểm
Về tính
tự động

Về tính
linh

Hợp đồng bảo hiểm chuyến
Bảo hiểm trong một chuyến hàng

Hợp đồng bảo hiểm bao
Bảo hiểm nhiều chuyến hàng trong một
khoảng tg nhất định..

Không tự động bảo hiểm khi có chuyến
hàng vận chuyển.

Tự động bảo hiểm khi có chuyến hàng vận
chuyển.

Người được bảo hiểm phải khai báo cho
người bảo hiểm trước khi hàng hóa bị
tổn thất.

Người bảo hiểm chịu trách nhiệm về
những tổn thất trong t/h người được bảo
hiểm chưa kịp khai báo.

Ít linh hoạt hơn


-HĐBH bao chỉ cần kí kết 1 lần
-HĐBH bao chỉ cần gởi “giấy báo bắt đầu


hoạt

vận chuyển” cho người bảo hiểm
-HĐBH chuyến người được bảo hiểm phải
ký hợp đồng cho những chuyến hàng khác
nhau.

Cước
phí
Áp
dụng

-Phí hợp đồng bảo hiểm rẻ hơn, Nhưng
phí một chuyến hàng thì đắt hơn
những hàng hóa xuất khẩu theo điều
kiện CIF,CIP

-Phí hợp đồng bảo hiểm đắt hơn nhưng phí
một chuyến hàng thì rẻ hơn
những hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện
FOB,CFR…

Khối
lượng
hàng

hóa bảo
hiểm

Người bảo hiểm biết chính
xác khối lượng hàng hóa
của chuyến hàng

Người bảo hiểm không biết chính xác khối
lượng từng chuyến hàng được bảo hiểm
mà chỉ biết tổng số lô hàng
dự kiến sẽ được vận chuyển trong khoảng
thời gian ký hợp đồng .

4. So sánh hợp đồng được ký bằng cách trực tiếp và gián tiếp
Phương
thức
Hiệu lực
hợp đồng

Trình tự
tiến hành

Ký bằng cách trực tiếp
các bên trực tiếp gặp gỡ, bàn bạc,
thương lượng các nội dung (điều khoản)
của hợp đồng và cùng nhau ký vào bản
hợp đồng.
Hợp đồng được coi là hình thành và có
hiệu lực pháp lý từ thời điểm hai bên đã
ký vào văn bản hợp đồng.


Không quy định rõ các bước: Các bên
trực tiếp bàn bạc và soạn thảo hợp đồng
và ký kết

Ký bằng cách gián tiếp
các bên ký kết hợp đồng thông qua các
phương tiện thông tin như thư từ giao
dịch, điện báo, telex, fax, điện tín, email,
…..
Hợp đồng được ký kết bằng cách gián
tiếp được coi là hình thành và có giá trị
pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu
giao dịch thể hiện sự thống nhất ý chí của
các bên về tất cả các điều khoản của hợp
đồng.
Ký kết tuân theo trình tự gồm 2 bước:
Bước1: Đề nghị giao kết hợp đồng Một
bên lập dự thảo (đề nghị) hợp đồng
trong đó đưa ra những yêu cầu về nội
dung giao dịch gửi cho bên kia. Nội
dung giao dịch trong dự thảo (đề nghị )
hợp đồng phải rõ ràng, chính xác.
Bước2:Chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng
Bên nhận được đề nghị hợp đồng tiến
hành trả lời cho bên đề nghị hợp đồng
bằng văn bản trong đó ghi rõ nội dung
chấp thuận, nội dung không chấp thuận,
đề nghị bổ sung.



Thời
điểm giao
kết hợp
đồng

Là thời điểm 2 bên kí vào hợp đồng

-Theo thuyết tiếp thu: ngày ký kết hợp
đồng là ngày mà bên chào hàng nhận
được chấp nhận chào hàng vô điều kiện
của bên được chào hàng.
-Theo thuyết tống phát: ngày ký kết hợp
đồng là ngày mà bên được chào hàng
nhận gửi chấp nhận chào hàng vô điều
kiện cho bên chào hàng ban đầu

Địa điểm
ký kết
hợp đồng
Áp dụng
5. So sánh các loại nguồn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế
Pháp luật quốc gia

Điều ước
quốc tế
Pháp luật quốc gia với Điều ước quốc
tư cách là nguồn của tế về thương
luật thương mại quốc mại là văn bản

tế là hình thức chứa
đựng quy phạm pháp pháp lí được
luật do quốc gia ban các quốc gia kí
hành điều chỉnh các kết hoặc tham
hoạt động thương mại gia nhằn điều
quốc tế.
chỉnh quan hệ
trong hoạt
động thương
mại quốc tế và
có thể thể hiện
dưới bất kỳ tên
gọi nào.

Tập quán thương
mại quốc tế
Tập qúan thương mại
quốc tế là những thói
quen xử sự hình thành
lâu đời, được áp dụng
liên tục trong thực
tiễn thương mại,có
nội dung cụ thể , rõ
ràng và được các chủ
thể trong thương mại
quốc tế chấp nhận
một cách phổ biến.

Những trường hợp
pháp luật của quốc gia

được áp dụng trong
hợp đồng thương mại
quốc tế.
-Thứ nhất,luật quốc
gia được áp dụng theo
thoả thuận giữa các

Tập quán
-Các án lệ với tư cách
Thương mại Quốc tế
là một nguồn luật
thường được áp dụng
truong thương mại
trong những trường
quốc tế được sử dụng
hợp sau:
phổ biến nhất tại các
-Khi được các bên
nước theo hệ thống
thỏa thuận ghi nhận
luật Anh-Mỹ
trong hợp đồng:
-Khi được các nguồn -Tuy nhiên, trong một
luật liên quan quy

Thông
thường có
những trường
hợp áp dụng
Điều ước quốc

tế trong
thương mại
quốc tế:
-Trường hợp
thứ nhất: Điều

Án lệ
Án lệ là một hình thức
của pháp luật theo đó
nhà nước thừa nhận
nhữung bản án, quyết
định giải quyết vụ án
hoặc các phán quyết
của cơ quan hành
chính được làm khuôn
mẫu và cơ sở đưa ra
phán quyết cho những
vụ việc hoặc trườn
hợp có tình tiết hay
vấn đề tương tự sau
đó


chủ thể.
-Thứ hai,luật quốc gia
sẽ được áp dụng nếu
có quy phạm xung đột
dẫn chiếu đến
Trong luật
thương mại quốc tế,

các hệ thuộc luật sau
nay thường được các
quy phạm xung đột
dẫn chiếu đến:
-Luật quốc tịch của
các bên chủ thể
-Luật nơi cư trú của
các bên chủ thể
-Luật nơi ký kết hợp
đồng
-Luật nơi thực hiện
hợp đồng
-Luật nơi có vật

ước
đương
nhiên có giá trị
bắt buộc áp
dụng đối với
các bên - nếu
các bên chủ
thể của giao
dịch
thương
mại quốc tế có
quốc tịch của
các quốc gia
thành viên của
Điều ước
quốc tế về

thương
mại
đó.
-Trường hợp
thứ
hai:Tuy
các bên chủ
thể trong giao
dịch
thương
mại quốc tế
không mang
quốc tịch các
nước
thành
viên của Điều
ước quốc tế về
thương mại,
nhưng nếu các
bên có thỏa
thuận áp dụng
(có bảo lưu)
Điều ước quốc
tế đó, thì các
quy định trong
Điều ước này
vẫn được áp
dụng để điều
chỉnh quyền
và nghĩa vụ

giữa các bên.

định áp dụng
-Khi cơ quan tài phán
áp dụng quy định của
các tập quán thương
mại quốc tế

số trường hợp nhất
định, án lệ cũng trở
thành nguồn luật của
luật thương mại quốc
tế - chủ yếu đó phải là
các phán quyết của
các cơ quan tài phán
quốc tế như ICC,
ICSID…



×