Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

So sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật của mô hình nuôi lươn (monopterus albus) có bùn và mô hình nuôi lươ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.78 KB, 63 trang )

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Khóa luận: “So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi lươn (Monopterus
albus) có bùn và mô hình nuôi lươn không bùn ở Cần Thơ”.
Sinh viên thực hiện: Phù Thị Quốc Trang (MSSV 1153040098)
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6
Khóa luận đã được hoàn thành theo góp ý của hội đồng chấm khóa luận ngày 20 tháng
7 năm 2015.
Cần Thơ, ngày 14 tháng 07 năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

ThS. PHẠM THỊ MỸ XUÂN

Sinh viên thực hiện

PHÙ THỊ QUỐC TRANG

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn!
Cô Phạm Thị Mỹ Xuân đã tận tâm hướng dẫn, đóng góp ý kiến trong thời gian thực
hiện đề tài và viết bài khóa luận tốt nghiệp.
Quý Thầy, Cô Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô và các bạn trong lớp
đã góp ý, hỗ trợ nhiệt tình trong thời gian học tập và làm đề tài tại trường.
Gia đình đã lo lắng và giúp đỡ trong suốt thời gian học tập.
Chân thành cảm ơn!

i



TÓM TẮT
Đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi lươn (Monopterus albus)
có bùn và mô hình nuôi lươn không bùn ở Cần Thơ” được thực hiện từ tháng
03/2015 đến tháng 07/2015. Đề tài đã khảo sát 60 hộ nuôi lươn thuộc quận Thốt
Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, huyện Thới Lai của Cần Thơ. Các thông
tin thu thập gồm thông tin kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và thuận lợi, khó khăn của
mô hình nuôi lươn. Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi lươn không bùn có ít
năm kinh nghiệm hơn hộ nuôi lươn có bùn. Diện tích nuôi trung bình các hộ
nuôi lươn có bùn là 162,4 ± 147,4 m2/hộ cao hơn đáng kể (p < 0,05) so với hộ
nuôi lươn không bùn là 67,6 ± 41,9 m2/hộ. Cả hai mô hình nuôi lươn con giống
chủ yếu có nguồn gốc là mua nên tỷ lệ hao hụt rất cao và thường xảy ra ở tháng
nuôi đầu. Tỷ lệ sống của mô hình nuôi lươn có bùn là 59,3% thấp hơn so với
mô hình nuôi lươn không bùn có tỷ lệ sống là 66,0%. Hệ số thức ăn của mô
hình nuôi lươn không bùn là 4,7, trong khi đó ở mô hình nuôi lươn có bùn chỉ
là 4,3. Bệnh thường gặp ở cả hai mô hình là bệnh xuất huyết đường ruột do
chưa có các loại thuốc đặc trị dành riêng cho lươn. Thời gian nuôi của mô hình
nuôi lươn không bùn là 5,8 ± 1,5 tháng ngắn hơn mô hình nuôi lươn có bùn 7,4
± 1,0 tháng nên mô hình này có thể nuôi 02 vụ/năm. Năng suất thu hoạch của
mô hình nuôi lươn không bùn là 8,62 ± 5,48 kg/m 2 khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05) với mô hình nuôi lươn có bùn là 8,66 ± 2,11 kg/m 2. Tổng
chi phí của mô hình nuôi lươn có bùn là 914.684 ± 236.090 đồng/m2/vụ lớn hơn
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với mô hình nuôi lươn không bùn là 664.952
± 367.713 đồng/m2/vụ. Lợi nhuận trung bình của hộ nuôi lươn có bùn là
134.023 ± 171.127 đồng/m2/vụ thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với
hộ nuôi lươn không bùn là 411.995 ± 522.005 đồng/m2/vụ. Tỷ suất lợi nhuận
thu được của hộ nuôi lươn không bùn là 0,67 ± 0,80 % cao hơn đáng kể (p <
0,05) so với tỷ suất lợi nhuận của mô hình có bùn là 0,17 ± 0,22 %. Các yếu tố
như mật độ thả nuôi, lượng thức ăn và thời gian nuôi có ảnh hưởng đến năng
suất thu hoạch của mô hình nuôi lươn có bùn và mô hình nuôi lươn không bùn
ở Cần Thơ.

Từ khóa: Cần Thơ, lươn đồng, mô hình nuôi lươn, nuôi lươn có bùn, nuôi lươn
không bùn

ii


CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết khóa luận được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và kết
quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 14 tháng 07 năm 2015
Người cam kết

Phù Thị Quốc Trang

iii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Địa điểm và số hộ phỏng vấn..............................................................................................13
Bảng 4.1 Tuổi của hộ nuôi lươn.............................................................................................................16
Bảng 4.2 Mật độ và năng suất hộ nuôi lươn có trình độ chuyên môn khác nhau............18
Bảng 4.3 Kinh nghiệm của hộ nuôi lươn...........................................................................................18
Bảng 4.4 Tổng diện tích nuôi, diện tích bể nuôi lươn..................................................................20
Bảng 4.5 Mùa vụ thả lươn giống...........................................................................................................22
Bảng 4.6 Nguồn gốc lươn giống............................................................................................................22
Bảng 4.7 Mật độ thả giống của các hộ nuôi lươn có bùn và không bùn..............................24
Bảng 4.8 Tỷ lệ phối trộn thức ăn...........................................................................................................25
Bảng 4.9 Một số bệnh và thuốc - hóa chất dùng trong trị bệnh lươn....................................27
Bảng 4.10 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất thu hoạch..................................................28
Bảng 4.11 Tỷ lệ các loại lươn thu hoạch............................................................................................29

Bảng 4.12 Các khoản chi phí trong mô hình nuôi lươn...............................................................29
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi lươn có bùn và không bùn.........................32
Bản 4.14 Mối tương quan giữa thời gian nuôi với năng suất thu hoạch của mô hình
nuôi lươn có bùn............................................................................................................................................37
Hình 4.15 Tương quan giữa thời gian nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình
nuôi lươn không bùn....................................................................................................................................37

iv


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Lươn đồng (Monopterus albus)................................................................................................
2
Hình 3.1 Bản đồ thành phố Cần Thơ ........................................................................................................
12
Hình 4.1 Cơ cấu nhóm tuổi của hộ nuôi lươn........................................................................................
17
Hình 4.2 Trình độ chuyên môn của chủ hộ nuôi lươn.......................................................................
17
Hình 4.3 Mối tương quan giữa kinh nghiệm và năng suất...............................................................
19
Hình 4.4 Tổng diện tích nuôi lươn..............................................................................................................
20
Hình 4.5 Các chất được dùng để cải tạo bùn ở mô hình nuôi lươn có bùn..............................
21
Hình 4.6 Kích cỡ lươn giống thả nuôi.......................................................................................................
23
Hình 4.7 Tương quan giữa mật độ thả nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình
nuôi lươn có bùn.................................................................................................................................................
34

Hình 4.8 Tương quan giữa mật độ thả nuôi với năng suất và lợi nhuận của mô hình
nuôi lươn không bùn.........................................................................................................................................
35
Hình 4.9 Tương quan giữa lượng thức ăn với năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi
lươn có bùn............................................................................................................................................................
36
Hình 4.10 Tương quan giữa lượng thức ăn với năng suất và lợi nhuận của mô hình
nuôi lươn không bùn.........................................................................................................................................
36
v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP

Chi phí

ĐBSL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐLC

Độ lệch chuẩn

KN

Kinh nghiệm

NDK


Nông dân khác

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

T - HC

Thuốc - hóa chất

TB

Trung bình

TH

Tập huấn

VietGAP

Vietnamese Good Agricultural Practices

vi


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ......................................................................................................................................................i
TÓM TẮT.............................................................................................................................................................ii
CAM KẾT KẾT QUẢ...................................................................................................................................iii

DANH SÁCH BẢNG.....................................................................................................................................iv
DANH SÁCH HÌNH......................................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................................................vi
MỤC LỤC.............................................................................................................................................................vii
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................1
1.1 Giới thiệu..................................................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .............................................................................................2
2.1 Đặc điểm sinh học của lươn đồng ................................................................................................2
2.1.1 Phân loại và hình thái lươn đồng ..............................................................................................2
2.1.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống ..........................................................................................3
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng......................................................................................................................3
vii


2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng...................................................................................................................... 4
2.1.5 Đặc điểm sinh sản.............................................................................................................................4
2.2 Kỹ thuật nuôi lươn................................................................................................................................5
2.2.1 Một số phương pháp nuôi..............................................................................................................5
2.2.1.1 Nuôi lươn trong các bể xi măng............................................................................................5
2.2.1.2 Nuôi lươn trong ao đất................................................................................................................5
2.2.1.3 Nuôi lươn trong hồ đất đắp có lót cao su............................................................................6
2.2.1.4 Nuôi lươn không có đất..............................................................................................................6
2.2.2 Con giống và mật độ thả................................................................................................................6
2.2.3 Thức ăn và cách cho ăn..................................................................................................................7
2.2.4 Chăm sóc và quản lý........................................................................................................................7
2.2.5 Thu hoạch.............................................................................................................................................7
2.3 Sơ lược một số bệnh thường gặp ở lươn đồng.........................................................................7
2.3.1 Bệnh rận.................................................................................................................................................7

2.3.2 Bệnh nấm thủy mi.............................................................................................................................7
2.3.3 Bệnh lở loét..........................................................................................................................................8
2.3.4 Bệnh tuyến trùng...............................................................................................................................8
2.3.5 Bệnh đỉa cắn........................................................................................................................................8
2.4 Tình hình nuôi lươn đồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long..................................................8
2.5 Giới thiệu tổng quan về Cần Thơ.....................................................................................
2.5.1 Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................................9
2.5.2 Tình hình nuôi lươn đồng ở Cần Thơ...................................................................................... 11
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................12
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................................12
3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................... 12
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu...........................................................................................................................12
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................................12
3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................................................13
3.2.3.1 Số liệu thứ cấp................................................................................................................................ 13
viii


3.2.3.2 Số liệu sơ cấp...................................................................................................................................13
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu....................................................................................................13
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................................................15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................16
4.1 Hiện trạng nuôi lươn ở Cần Thơ....................................................................................................16
4.2 Thông tin chung.....................................................................................................................................16
4.2.1 Độ tuổi....................................................................................................................................................16
4.2.2 Trình độ chuyên môn.......................................................................................................................17
4.2.3 Kinh nghiệm nuôi..............................................................................................................................18
4.3 Khía cạnh kỹ thuật nuôi của mô hình nuôi lươn.....................................................................19
4.3.1 Tổng diện tích nuôi...........................................................................................................................19
4.3.2 Chuẩn bị và cải tạo bể nuôi...........................................................................................................21

4.3.3 Mùa vụ....................................................................................................................................................22
4.3.4 Nguồn giống, kích cỡ con giống và mật độ thả nuôi........................................................22
4.3.5 Chăm sóc và quản lý........................................................................................................................24
4.3.6 Phòng và trị bệnh...............................................................................................................................26
4.3.7 Thu hoạch.............................................................................................................................................27
4.4 Khía cạnh kinh tế của mô hình nuôi lươn..................................................................................29
4.4.1 Các khoản chi phí trong mô hình nuôi lươn..........................................................................29
4.4.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi lươn.................................................................................32
4.5 Các yếu tố trong mô hình nuôi ảnh hưởng đến năng suất nuôi........................................33
4.5.1 Phương trình tuyến tính của mô hình nuôi lươn có bùn..................................................33
4.5.2 Phương trình tuyến tính của mô hình nuôi lươn không bùn.................................34
4.5.3 Ảnh hưởng của mật độ lươn giống đến năng suất thu hoạch........................................34
4.5.4 Ảnh hưởng của lượng thức ăn sử dụng đến năng suất thu hoạch................................36
4.5.5 Ảnh hưởng của thời gian nuôi đến năng suất thu hoạch.................................................37
4.6 Thuận lợi và khó khăn.........................................................................................................................39
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..........................................................................................40
5.1 Kết luận......................................................................................................................................................40
ix


5.2 Đề xuất.......................................................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................41
PHỤ LỤC A.........................................................................................................................................................A
PHỤ LỤC B.........................................................................................................................................................E

x


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSL) là đồng bằng châu thổ lớn, có điều kiện tự nhiên
thích hợp cho nghề nuôi thủy sản phát triển với nhiều đối tượng thủy sản có giá trị
kinh tế cao như tôm sú, cá da trơn, tôm càng xanh và các loài thủy đặc sản. Trong đó,
lươn đồng là một loài thủy đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm trong
thịt lươn chiếm 18,37%. Lươn còn có tác dụng an thần và chữa bệnh khó ngủ. Sản
lượng lươn đồng chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,
Nhật Bản và một số nước Châu Âu với các mặt hàng phong phú như lươn tươi, lươn
đông lạnh, lươn tẩm dầu hun khói (Nguyễn Lân Hùng, 2010).
Nhu cầu về lươn thương phẩm ngày càng tăng nên phong trào nuôi lươn phát triển rất
mạnh ở nhiều tỉnh ĐBSCL. Hình thức phổ biến là nuôi lươn truyền thống. Tuy mô
hình này mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi nhưng cũng bộc lộ một số hạn chế
do lươn có đặc tính sống chui rút trong bùn nên rất khó theo dõi số lượng, tốc độ tăng
trưởng, khả năng bắt mồi, tình hình dịch bệnh của lươn nuôi để xử lý kịp thời. Mô
hình nuôi lươn không bùn đang là một lựa chọn hiệu quả của người nuôi, mô hình này
được cho là đã khắc phục được những hạn chế của mô hình nuôi lươn có bùn, cũng
như khả năng thâm canh đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Vì vậy,
đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi lươn (Monopterus
albus) có bùn và mô hình nuôi lươn không bùn ở Cần Thơ” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là điều tra hiện trạng và đánh giá tiềm năng của mô hình
nuôi lươn có bùn và không bùn ở Cần Thơ.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Khảo sát tình hình của nghề nuôi lươn ở Cần Thơ.
Phân tích khía cạnh kinh tế - kỹ thuật của mô hình nuôi lươn có bùn và mô hình nuôi
lươn không bùn ở Cần Thơ.
So sánh hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của hai mô hình trên.

1



CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của lươn đồng
2.1.1 Phân loại và hình thái lươn đồng
Lươn đồng được phân loại như sau: (fishbase.org)
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Synbranchiformes
Họ: Synbranchidae
Giống: Monopterus
Loài: Monopterus albus (Zuiew, 1793)

Hình 2.1 Lươn đồng (Monopterus albus)
(Nguồn: )
Lươn đồng có thân tròn dài, không có vẩy, cuốn đuôi dẹp bên và mỏng. Đầu tròn
tương đối lớn, mỗi bên có hai lỗ mũi nằm cách xa nhau. Mắt rất bé, nằm ẩn dưới da ở
một bên đầu, môi trên dày chồng lên một phần môi dưới. Vây ngực và vây bụng thoái
hóa hoàn toàn. Vây lưng, vây hậu môn dạng nếp da mỏng liền với vây đuôi và tia vây
không rõ ràng. Màu sắc lươn thay đổi theo môi trường sống. Tuy sống ở điều kiện môi
trường khác nhau nhưng lươn có một số đặc điểm chung như sau: Cơ thể có màu xám
ở bên trên, mặt bụng có màu trắng hoặc nâu nhạt với những chấm nhỏ sậm màu ở bên
hông và đôi khi có ở mặt bụng (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004).
2


2.1.2 Đặc điểm phân bố và tập tính sống
Lươn đồng là loài phân bố rộng khắp thế giới, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng nhiệt
đới. Môi trường sống của lươn là các ao, hồ, kênh rạch, ruộng lúa nơi có nhiều mùn bã
hữu cơ và sinh vật nhỏ làm thức ăn. Vào mùa khô lươn có thể chui rúc vào trong đất

ẩm để sống (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004).
Theo Lý Văn Khánh và ctv, (2008) lươn đồng là loài sống tự nhiên ở Đông và Nam
Châu Á, sống chủ yếu ở các thủy vực nước ngọt như trong ao, kênh rạch, các dòng
song lớn, trong ruộng lúa hay đầm lầy, lươn cũng có thể sống ở trong các thủy vực hơi
mặn, lợ.
Lươn là loài sống chui rúc trong bùn đặc biệt trong lớp mùn bã hữu cơ có nhiều sinh
vật đáy. Có thể bắt gặp lươn chui rúc trong các đống cỏ, rơm rạ trong ruộng hoặc ao
mươn. Ngoài ra lươn còn có tập tính đào hang ven bờ ao, mương để trú ẩn và làm tổ
đẻ (Dương Nhựt Long, 2003).
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), lươn sống phổ biến ở Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên và ở các nước Đông Nam Á. Môi trường sống của chúng
là các ao hồ, mương, rãnh, ruộng lúa dọc sông. Lươn sống dưới đáy ao, chui rúc dưới
bùn và làm hang. Do cấu tạo cơ thể dễ cho việc trốn lủi nên trong bể nuôi có hang
hang hóc và dòng nước chảy thì lươn sẽ bỏ đi.
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo kết quả nghiên cứu của Lý Văn Khánh và ctv, (2008) lươn đồng là loài có ruột
dày và ngắn hơn chiều dài thân, chỉ số giữa chiều dài ruột so với chiều dài tổng (RLG)
trung bình là 0,65. Mặt khác, lươn có miệng rộng, độ mở của miệng rất to, răng sắt
bén, dạ dày có hình dạng ống dài và vách dày nằm dọc theo chiều dài cơ thể. Quan sát
bên trong ống tiêu hóa của lươn cho thấy hầu hết thức ăn trong ống tiêu hóa là cá, cua,
tép. Kết hợp các đặc điểm bên ngoài, hình dạng ống tiêu hóa và thành phần thức ăn có
trong ống tiêu hóa và chỉ số RLG chứng tỏ lươn là loài ăn động vật và có thể ăn những
thức ăn có kích thước lớn.
Theo Nguyễn Lân Hùng (2010), thức ăn chủ yếu của lươn là động vật. Lươn có tập
tính hoạt động vào ban đem. Khi đêm xuống lươn đi kiếm ăn. Nhưng việc đuổi bắt các
loài động vật của lươn kém và mắt lươn không tinh. Tuy nhiên, khứu giác lươn rất
nhạy. Vì vậy, lươn dễ phát hiện các nguồn thức ăn thuối rữa.
Lươn có tập tính kiếm ăn về đêm, ban ngày ẩn nấp trong hang hoặc chỉ rình mồi ở của
hang. Còn nhỏ lươn ăn động vật phù du, khi trưởng thành thức ăn của lươn là động vật
đáy như tôm, cá con, đặc biệt là thức ăn có mùi tanh. Tuy nhiên, thức ăn của lươn có

thể thay đổi và phụ thuộc theo giai đoạn phát triển cho cơ thể, thức ăn trong môi
3


trường sống. Khi kích cỡ không đồng đều và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả đồng loại
có kích thước nhỏ hơn (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004).
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm (2004) lươn đồng sống trong môi trường
nước ngọt, đất ẩm ướt, đầm lầy, kênh rạch và lươn đồng có thể sống ở độ sâu 3m. Tốc
độ sinh trưởng của lươn tương đối chậm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Môi trường tự
nhiên và điều kiện sống đầy đủ thức ăn, lươn không phải trải qua thời gian trú đông thì
lớn nhanh hơn. Lươn con ở năm thứ nhất lớn nhanh về chiều dài, đến năm thứ ba chủ
yếu tăng về khối lượng.
Sau một năm tuổi khối lượng trung bình của lươn là 100 − 150 g/con và có thể đạt
được đến 200 - 300 g/con (Dương Nhựt Long, 2003).
Nhiệt độ môi trường sống thích hợp cho lươn sinh trưởng là từ 24 − 28oC. Nhiệt độ
trên 28oC lươn giảm ăn và dưới 10oC lươn sẽ chui xuống bùn trú đông. Ở nhiệt độ
dưới 0oC lươn vẫn có khả năng tồn tại hay chịu đựng được trong môi trường có độ
mặn 6‰ (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến, 2000).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Theo trích dẫn của Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm (2004) lươn là loài có sự
chuyển đổi giới tính. Ở kích cỡ dưới 25 cm hoàn toàn là lươn cái, từ 25 − 54 cm có cả
con đực và con cái, khi lươn đạt kích cỡ 54 cm trở lên thì hoàn toàn là con đực. Lươn
là loài không có sự sai khác về hình thái bên ngoài giữa con đực và con cái.
Theo Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến (2000), lươn tròn 1 tuổi thân dài 20cm sẽ bắt
đầu thành thục sinh dục. Từ lúc bào thai cho đến khi thành thục lần thứ nhất là lươn
cái. Sau khi lươn cái đẻ trứng noãn sào teo lại, tinh sào phát triển và thành lươn đực.
Theo Lý Văn Khánh và ctv (2008), khi tiến hành giải phẫu để thu tuyến sinh dục và cắt
mô để xác định giới tính của lươn cho thấy hầu hết các tháng đều xuất hiện cả ba
nhóm giới tính cái, lưỡng tính, đực. Lươn cái không xuất hiện trong mẫu thu ở các

tháng 10, 12, 6. Lươn đực không xuất hiện ở tháng 3, đặc biệt là tháng 11 không thể
quan sát được tuyến sinh dục của lươn. Trong các tháng có đủ 3 nhóm lươn thì lươn
lưỡng tính chiếm tỷ lệ cao hơn 2 nhóm còn lại. Hệ số thành thục của lươn đồng cao
nhất (9,12%) tập trung ở nhóm có chiều dài từ 30 - 40cm và thấp nhất ở nhóm lươn có
chiều dài từ 40 - 50 cm.
Lươn cái có hệ số thành thục cao tập trung ở tháng 3 - 5, cao nhất là ở tháng 5. Lươn
cái có chiều dài nhỏ hơn 30cm có hệ số thành thục cao nhất. Ở lươn đực hệ số thành

4


thục cao ở các tháng 7, 9, 12, 1. Theo chiều dài cơ thể thì lươn đực có hệ số thành thục
cao nhất tập trung ở nhóm lươn có chiều dài 30 - 50 cm (Phan Thị Thanh Vân, 2009).
Ở ĐBSCL lươn đồng có 2 mùa sinh sản là tháng 5 - 6 và tháng 8 - 9. Lươn thường đẻ
trứng trong tổ, ở nhiệt độ 29 - 30 oC sau 7 - 8 ngày thì trứng nở và sau 10 ngày sẽ tiêu
hao hết noãn hoàng, thức ăn ở giai đoạn này của lươn là giun ít tơ, bọ gậy (Dương
Nhựt Long, 2003).
Theo Lý Văn Khánh và ctv (2008), sức sinh sản của lươn đồng phụ thuộc vào hệ số
thành thục, lươn có hệ số thành thục càng cao thì sức sinh sản càng lớn. Sức sinh sản
tuyệt đối của lươn đồng biến động từ 143 - 6.813 trứng/lươn cái. Sức sinh sản tương
đối của lươn đồng là từ 4.828 - 65.771 trứng/kg lươn cái. Đường kính trứng lươn tăng
theo giai đoạn thành thục của buồng trứng. Đường kính trứng lươn từ giai đoạn 1 đến
giai đoạn 2 tăng lên hơn 3 lần từ 0,07 mm đến 0,25 mm. Ở giai đoạn 4 - 5 đường kính
trứng tăng từ 0,38 lên 2,01 mm. Như vậy, khi tuyến sinh dục chín muồi trứng đạt kích
cở lớn nhất và chất dinh dưỡng tập trung đầy đủ trong trứng.
2.2 Kỹ thuật nuôi lươn
2.2.1 Một số phương pháp nuôi
Do lươn có tập tính sống chui rúc trong bùn và đào hang để trú ẩn, nếu bờ ao nuôi
không đủ cao thì lươn cũng có thể thoát ra được. Vì vậy, nuôi lươn cần phải chú ý vấn
đề trên. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi mà có thể áp dụng một số phương pháp

nuôi sau đây:
2.2.1.1 Nuôi lươn trong các bể xi măng
Có thể tận dụng bể chứa nước, chuồng heo sau khi đã sửa chữa lại để nuôi lươn. Nếu
xây bể nuôi mới thì nên xây nửa nổi, nửa chìm với chiều cao khoảng 1m và diện tích
có thể từ 6 - 20m2. Bể xây có dạng hình chữ nhật chiều rộng 1m sẽ thuận tiên cho việc
chăm sóc hơn. Mức nước bể nuôi dao động từ 0,4 - 0,5m.
Sau khi đã sửa chữa bể nuôi xong nên tiến hành đổ một lớp bùn non dưới đáy bể
khoảng 30cm (tốt nhất bùn đất thịt pha sét). Trên mặt nước có thể thả lục bình hoặc
bèo tai tượng chiếm khoảng 1/2 diện tích. Bể nuôi lươn nên bố trí ống thoát nước để
thay nước dễ dàng (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004).
2.2.1.2 Nuôi lươn trong ao đất
Các ao đất nhỏ có thể được dùng để nuôi lươn. Nhưng cần chú ý các vấn đề sau: Cần
phải vét hết lớp bùn đáy tới lớp đất dẻo. Dùng cát đổ xuống đáy ao một lớp 5 - 10 cm.
Tốt nhất trộn vôi với cát rồi láng xuống đáy để sau này lươn không đào sâu được. Có
thể trộn vôi với cát theo tỷ lệ 5 - 6 kg vôi trộn với 1m3 cát. Sau khi trộn xong, láng
5


khắp đáy ao và đầm nén cho cứng. Bờ ao cũng phải lấp hết hang hốc và đầm cho cứng.
Đổ một lớp bùn cao khoảng 20 - 30 cm, tốt nhất nên sử dụng bùn mới hoặc sử dụng lại
bùn đáy mới vét lên đã được phơi khô.
Cần phải đắp một gò đất chiếm khoảng 1/4 - 1/5 diện tích ở giữa ao để hạn chế lươn
đào hang xung quanh bờ. Nếu ao dài và nhỏ nên đắp gò đất ở một phía bờ mương hoặc
giữa mương cao hơn mực nước 5 - 10 cm nhưng phải thấp hơn bờ ao 50 - 60 cm. Trên
mặt gò đất có thể trồng cỏ hoặc các loại môn nước (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh
Tâm, 2004).
2.2.1.3 Nuôi lươn trong hồ đất đắp có lót cao su
Chọn nơi đất cứng để đào hồ nuôi lươn. Thông thường nên đào sâu khoảng 0,3 - 0,5m,
lấy đất này đắp lên thành bờ. Đáy và bờ phải được đầm nén cho kỹ. Diện tích đào tùy
theo điều kiện cụ thể, thông thường nên đào hồ có diện tích 10 - 12m 2. Dùng cao su để

lót toàn bộ đáy và thành hồ. Sau khi lót cao su xong, đổ một lớp bùn 20 - 25cm và đắp
một gò đất ở giữa hồ hoặc một phía của hồ. Sau khi hoàn tất việc lót cao su, đắp gò đất
và tạo một lớp bùn đáy thì cấp nước vào có mực nước trung bình 10 - 15 cm (Nguyễn
Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004).
2.2.1.4 Nuôi lươn không có đất
Theo Nguyễn Lân Hùng (2010), đây là hình thức nuôi lươn thương phẩm có thể thả
nuôi ở mật độ rất dày. Bể nuôi có thể được xây mới theo công thức rộng (1,2 - 2 m),
dài (2 - 5 m ), cao (1 - 1,2 m). Sử dụng từ vài chục đến vài trăm đoạn ni lông buộc
thành từng bó trên cây đòn, dung làm chổ dựa cho lươn. Chiều cao mực nước trong bể
từ 30 - 40 cm. Tùy mức độ ô nhiễm mà thay nước hằng ngày hay 3 - 4 ngày mới thay 1
lần. Sử dụng nguồn nước sạch, không sử dụng nước máy hay nước giếng quá sâu. Tốt
nhất là sử dụng nước ao, hồ, kênh, rạch nơi lươn thường sống.
2.2.2 Con giống và mật độ thả
Theo Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm (2004) có hai nguồn lươn giống là nhân tạo
và tự nhiên. Nguồn lươn giống nhân tạo vẫn chưa cung cấp đủ cho người nuôi, nên
nguồn giống tự nhiên vẫn là chính. Khi mua lươn giống nên tránh chọn lươn không
biết rõ thời gian thu gom, phương pháp khai thác vì nếu thời gian thu gom dài, lươn bị
xây sát sẽ làm tỷ lệ hao hụt tăng cao. Chọn lươn khỏe mạnh kích cỡ đồng đều dao
động từ 45 - 50 con/kg. Mật độ để nuôi thịt trung bình 50 con/m2.
Trước khi thả cần kiểm tra kỹ tránh thả lươn bị bệnh vào bể sẽ lây lan mầm bệnh. Tiến
hành tẩy trùng con giống trước khi thả, sử dụng dung dịch muối ăn 3 - 4 % tắm cho
lươn trong 5 phút hay sử dụng thuốc tím 0,5% để tắm cho lươn (Nguyễn Lân Hùng,
2010).
6


2.2.3 Thức ăn và cách cho ăn
Theo Dương Nhựt Long (2003) có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau để nuôi
lươn. Tuy nhiên, thức ăn có nguồn gốc là động vật như tép, ốc, cá, xác động vật chết
sẽ giúp lươn tăng trưởng nhanh hơn. Ngoài ra, còn có thể sử dụng thức ăn tự phối chế

để nuôi lươn với hổn hợp gồm 64% cám nhuyễn, 35% bột cá lạt, 1% khoáng và bột
gòn sẽ được trộn đều và sử dụng máy ép đùn để tạo viên.
Khẩu phần ăn cho lươn là 5 - 8% khối lượng thân. Thời gian cho ăn lúc 16 - 17 giờ.
Cho lươn ăn bằng sàn và đặt cố định, theo dõi sàn ăn thường xuyên để điều chỉnh
lượng thức ăn kịp thời (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004).
2.2.4 Chăm sóc và quản lý
Trong quá trình nuôi cần giữ vệ sinh khu vực nuôi, quản lý tốt nguồn nước. Tiến hành
thay nước từ 3 - 5 ngày/lần. Tránh vôi, xà phòng chảy vào nơi nuôi lươn. Bảo vệ tránh
địch hại như mèo, chuột tấn công (Nguyễn Lân Hùng, 2010).
Định kỳ 2 ngày/lần trộn thêm Vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn với liều lượng
bằng 1% lượng thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho lươn (Nguyễn Văn
Triều, 2012).
2.2.5 Thu hoạch
Sau 8 - 10 tháng nuôi, lươn đạt kích cỡ khoảng 200g có thể thu hoạch. Dùng vợt để thu
lươn (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2004).
2.3 Sơ lược một số bệnh thường gặp ở lươn đồng
2.3.1 Bệnh rận
Rận ký sinh bám trên da hút máu đồng thời phá hủy da, làm viêm loét tạo điều kiện
cho các sinh vật khác tấn công.
Kiểm tra lươn giống trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có rận tiến hành dùng thuốc tím
với liều lượng từ 10 - 25g/m3 tắm cho lươn trong một giờ, có thể dùng lá xoan với liều
lượng 0,3 - 0,5 kg/m3 nước (Nguyễn Văn Triều, 2012).
2.3.2 Bệnh nấm thủy mi
Do nấm mốc ký sinh trên thân hay trứng lươn gây ra.Trên thân lươn sẽ xuất hiện sợi
hình bông bám vào lươn để hút dinh dưỡng.
Trước khi nuôi dùng vôi để sát trùng bể với liều lượng 100 − 150g vôi hòa tan trong
10 lít nước phun đều khắp bể nuôi diện tích 10m 2. Ngâm lươn trong nước muối liều
lượng 3 - 5% với thời gian từ 3 - 5 phút trước khi thả. Nếu thấy bệnh xuất hiện có thể

7



xử lý bằng Bicacbonat natri 4% cho toàn bộ khu nuôi trong thời gian 15 phút sau đó
tiến hành thay nước, lặp lại hai lần trên ngày (Nguyễn Lân Hùng, 2010).
2.3.3 Bệnh lở loét
Do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương. Trên mình lươn xuất hiện nhiều vết
tròn, bầu dục. Da lươn bị lở loét, khi bị nhiễm bệnh nặng đuôi lươn rụng đi, bơi lội
khó khăn, đầu lươn ngoi lên khỏi mặt nước.
Tiến hành sát trùng bể nuôi bằng vôi và Chlorine trước khi nuôi. Vào những thời điểm
hay mắc bệnh từ tháng 5 − 9 cần phun thuốc Streptomycin trong toàn bể với liều lượng
250.000 UI/m3. Trực tiếp bôi thuốc tím lên vết lở loét (Nguyễn Lân Hùng, 2010).
2.3.4 Bệnh tuyến trùng
Do ký sinh trùng đường ruột gây nên, chúng bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình
thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu bệnh nặng, hậu môn lươn bị sưng đỏ.
Thức ăn trước khi cho lươn ăn cần phải được rửa sạch, nấu chín nguồn lây lan. Định
kỳ 3-5 ngày/lần, trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng 5-10 g/kg
thức ăn. Dùng các sản phẩm thuốc thủy sản diệt nội ký sinh trùng của để trộn vào thức
ăn cho lươn ăn với liều lượng và cách cho ăn như hướng dẫn trên bao bì (Nguyễn Văn
Triều, 2012).
2.3.5 Bệnh đỉa cắn
Theo Nguyễn Lân Hùng (2010), đỉa là loài động vật ký sỉnh rất nguy hiểm. Chúng hút
máu của ký chủ. Đỉa thường bám giác vào đầu lươn và hút máu gây hoảng loạn và mất
máu. Để phòng chống đỉa nên dung vôi sống để vệ sinh khu nuôi.
2.4 Tình hình nuôi lươn đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long
Trong những năm qua, nghề nuôi lươn đồng ở An Giang chủ yếu được nuôi trong bể
lót bạt, tập trung ở các huyện: Thoại Sơn, Châu Thành, Tân Châu, Châu Phú sản lượng
nuôi lươn năm 2011 là 478 tấn; năm 2012 là 1.031 tấn; năm 2013 là 1.470 tấn. Tuy
nhiên, thời gian gần đây đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi Lươn đồng với mật
độ cao trong bồn, bể xi măng với dạt tre, với năng suất cao 60 - 70 kg/m 2, kiểm soát
được các yếu tố về môi trường nước, ít tốn kém diện tích rất phù hợp với mọi người

nuôi tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Tuy nhiên khó khăn hiện nay do
nguồn lươn giống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, tỷ lệ hao hụt cao. Trong khi đó
nguồn giống từ sinh sản nhân tạo lại ít, chi phí cao, đây là một thách thức cho ngành,
cũng như các Viện, Trường để tạo ra nguồn giống chất lượng cao với giá thành hợp lý
phục vụ cho người nuôi trong thời gian tới (Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn
An Giang, 2013).
8


Trước 2012, các mô hình nuôi lươn đồng đã được hình thành ở các huyện Tam Bình,
Bình Minh, Bình Tân, Mang Thít và rãi rác ở các huyện khác ở Vĩnh Long. Tuy nhiên,
các hộ nuôi lươn trước đây đã ngưng sản xuất do không có giống đảm bảo số và chất
lượng. Điển hình như ở huyện Bình Tân chỉ còn khoảng 45 hộ nuôi chiếm 30% so
trước đó, các hộ nuôi đều có qui mô nhỏ, hộ gia đình. Với thực trạng trên, để đáp ứng
cho nhu cầu phát triển nuôi đối tượng này chi cục thủy sản Vĩnh Long thực hiện dự án
“Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng bằng phương
pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011-2013”
Từ kết quả của đầu năm 2012, sau khi xác lập quy trình sản xuất giống lươn đồng bằng
phương pháp sinh sản bán nhân tạo, chi cục thủy sản đã chuyển giao kỹ thuật và nhân
rộng mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo cho
04 hộ nông dân ở huyện Tam Bình - tỉnh Vĩnh Long với tổng diện tích bể nuôi lót bạt
là 96 m2 (24 m2/mô hình). Số lươn giống thu được từ 02 mô hình đầu tư sản xuất giống
năm 2012 là 32.822 con giống cỡ 3 - 5 g/con, đạt 212% so với chỉ tiêu. Đến năm 2013,
với kinh nghiệm đã có, kết quả chuyển giao cho dân được nâng lên rõ rệt từ 02 mô
hình tiếp theo đã thu được 36.979 con lươn giống với kích cỡ 3 - 5 g/con, đạt 264%
chỉ tiêu kế hoạch.
Đối với mô hình nuôi thương phẩm, hiệu quả sản xuất đã được nâng lên từ việc sử
dụng con giống được sinh sản bán nhân tạo. Cụ thể với 24 mô hình nuôi lươn được dự
án hỗ trợ đầu tư nuôi thương phẩm, con giống được cung cấp từ nguồn giống sinh sản
bán nhân tạo, sau 9 tháng nuôi, kết quả đạt tỉ lệ sống trung bình (70,7%) cao hơn mô

hình sử dụng giống tự nhiên không rõ nguồn gốc (30 - 40%), kích cỡ lươn khi thu
hoạch đồng đều, sản lượng từ 270 - 336 kg/mô hình với năng suất đạt từ 6.5 - 8.4
kg/m2 nên lợi nhuận khá cao, dao động từ 7.822.000 - 18.202.000 đồng/40m2/mô hình
(Phạm Thị Thu Hồng, 2014).
2.5 Giới thiệu tổng quan về Cần Thơ
2.5.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Cần Thơ nằm giữa đồng bằng sông Cửu Long dọc bờ Tây sông Hậu, trên
trục giao thông thủy - bộ quan trọng nối Cần Thơ với các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, Đông Nam Bộ và các vùng của cả nước.
Phía bắc giáp tỉnh An Giang; phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía tây
giáp tỉnh Kiên Giang; phía nam giáp tỉnh Hậu Giang.
Hiện nay thành phố Cần Thơ gồm 9 đơn vị hành chính là 5 quận: Ninh Kiều, Bình
Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới
Lai; có 67 đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn: 30 phường, 33 xã và 4 thị trấn.
9


Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Cần Thơ tương đối bằng phẳng và cao dần từ Bắc xuống Nam.
Vùng phía Bắc là vùng trũng nên thường bị ngập úng vào mùa mưa lũ tháng 9 hàng
năm.
Địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm 3 dạng địa mạo: đê tự nhiên ven
sông Hậu, đồng lũ nửa mở và đồng bằng châu thổ. Cao trình phổ biến từ + 0,8 - 1,0 m,
thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Địa bàn được hình thành chủ yếu từ quá trình
bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long.
Khí hậu
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,
không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 °C, số giờ nắng trung bình
cả năm khoảng 2.249 giờ, lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 mm. Độ ẩm trung bình

năm dao động từ 82 - 87%.
Vùng khí hậu của Thành phố Cần Thơ có các đặc điểm sau: nền nhiệt dồi dào, biên độ
nhiệt ngày - đêm nhỏ; các chỉ tiêu khí hậu (ánh sáng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độ
không khí...) phân hóa thành hai mùa tương phản mùa mưa và mùa khô.
Tài nguyên đất, tài nguyên nước
Đất ở Cần Thơ, có hai nhóm đất chính là nhóm đất phù sa(chiếm 84% diện tích tự
nhiên) và nhóm đất phèn (chiếm 16% diện tích tự nhiên). Cần Thơ nằm ở khu vực bồi
tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông. Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt.
Sông Cần Thơ có nước ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn,
vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông. Bên cạnh đó,
Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc, cho nước ngọt suốt hai mùa mưa
nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thuỷ lợi và cải tạo đất.
Tài nguyên thủy sinh vật của thành phố tương đối đa dạng, phong phú bao gồm các
loài sinh vật, thực vật đặc trưng cho vùng phù sa ngọt; động vật trên cạn và thủy sinh
vật.
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của thành phố bao gồm: đất sét làm gạch ngói với trữ lượng
16,8 triệu m3, đất sét dẻo, cát xây dựng với trữ lượng 70 triệu m3, than bùn với trữ
lượng 30.000 - 150.000 tấn.

10


2.5.2 Tình hình nuôi lươn đồng ở Cần Thơ
Phong trào nuôi lươn đã và đang phát triển mạnh ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố
Cần Thơ như Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thốt Nốt với đa dạng các hình thức nuôi nhưng phổ
biến nhất vẫn là kiểu nuôi truyền thống trong bùn đất.
Hiện nay, ở xã Thạnh Phú - huyện Cờ Đỏ nhiều hộ nuôi lươn đã mạnh dạn áp dụng mô
hình mới nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt, kết quả đem lại khá khả quan. Ông

Nguyễn Hồng Dũng, ngụ ấp Phước Lộc là hộ nuôi điển hình thành công với mô hình
này. Sau nhiều năm gắn bó với nghề, ông không ngừng mở rộng thêm bể nuôi lươn,
đến nay đã được 04 bể với diện tích gần 100 m 2. Theo ghi nhận từ ông, bể nuôi 20 m2
ông thả 50 kg lươn giống, mật độ thả 75 con/m 2, tỷ lệ sống 70%. Sau 07 tháng nuôi và
chăm sóc, lươn đạt trọng lượng từ 180 - 200 g/con, thu hoạch khoảng 200 kg lươn thịt,
bán với giá bình quân 125.000 đồng/kg. Ước tính, nếu trừ đi các khoản chi phí về con
giống, thức ăn, dụng cụ làm bể bạt, công chăm sóc ông thu gần 12 triệu đồng (La
Ngọc Thạch, 2014).
Xã Vĩnh Trinh là địa phương phát triển mạnh mô hình nuôi lươn trong bồn nylon, toàn
xã có 187 hộ chăn nuôi với 658 bồn, diện tích hơn 26,3 ha. Tập trung nhiều nhất ở ấp
Vĩnh Qui, với diện tích bồn 40 m2, thả 60 kg lươn giống (loại 35 con/kg), giống mua ở
các thương lái, với giá giống là 320.000 đồng/kg, sau 6 tháng nuôi sau khi trừ các
khoản chi phí khoảng 41.900.000 đồng, thu được lợi nhuận 9.850.000 đồng/bồn (Trần
Thành Tỏ, 2014).

11


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2015 đến tháng 7/2015.
Địa điểm nghiên cứu: quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, huyện Thới
Lai của Cần Thơ. Địa bàn nghiên cứu được thể hiện ở hình 3.1.

Hình 3.1 Bản đồ thành phố Cần Thơ
(Nguồn: cantho.gov.vn)
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Phiếu phỏng vấn các hộ nuôi lươn theo mô hình có bùn và không bùn ở Cần Thơ được

soạn sẵn trình bày ở phụ lục A.
3.2.2 Đối tượng nghiên cứu
Mô hình nuôi lươn theo hình thức có bùn ở Cần Thơ.
Mô hình nuôi lươn theo hình thức không bùn ở Cần Thơ.

12


3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.3.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp như diện tích nuôi, sản lượng, hiệu quả kinh tế của mô hình, thuận lợi
và khó khăn của mô hình nuôi lươn có bùn và mô hình nuôi lươn không bùn ở Cần
Thơ được thu thập từ báo cáo hàng năm của Chi cục Thủy sản Thành phố Cần Thơ.
3.2.3.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 60 nông hộ nuôi
lươn ở 4 quận, huyện của Cần Thơ thông Bảng câu hỏi soạn sẵn (Phụ lục A).
Bảng 3.1 Địa điểm và số hộ phỏng vấn
STT
1
2
3
4

Số hộ

Địa điểm

Có bùn

Quận Thốt Nốt

Huyện Vĩnh Thạnh
Huyện Cờ đỏ
Huyện Thới Lai

Không bùn
3
27
0
0

0
0
25
5

Nội dung của phiếu phỏng vấn gồm các thông tin sau:
Thông tin chung: Tên, tuổi, địa chỉ, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, nguồn tiếp
cận thông tin phục vụ NTTS, số lao động trong gia đình.
Thông tin kỹ thuật: Thông tin công trình nuôi, thông tin con giống, xử lý và cải tạo
bể, thức ăn, chăm sóc và quản lý nước, phòng trị bệnh, thu hoạch.
Thông tin kinh tế: Tổng chi phí, tổng doanh thu, hoạch toán kinh tế.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích thông tin chung
Độ tuổi
Trình độ chuyên môn
Kinh nghiệm nuôi
Phân tích số liệu kỹ thuật
Tổng diện tích nuôi
Chuẩn bị và cải tạo bể nuôi
Mùa vụ

Nguồn giống và kích cỡ giống nuôi
Chăm sóc và quản lý
13


Phòng và trị bệnh
Thu hoạch
Phân tích số liệu kinh tế: Theo Lê Xuân Sinh (2010) khái niệm và phương pháp tính
toán các chỉ tiêu kinh tế được thực hiện như sau:
Chi phí sản xuất của nông hộ:
Tổng chi phí (TC) là toàn bộ tiêu hao về vật chất và lao động cho sản xuất mà đơn vị
thực tế chi ra để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm nào đó trong một kỳ kinh doanh
nhất định. Tổng chi phí được viết ở dạng công thức tổng quát:
TC = Σ Xi =

= TFC + TVC

(3.1)

Trong đó:
Xi: Chi phí của khoản mục đầu tư vào i
Qi: Số lượng đơn vị đầu tư vào i được sử dụng
Pi: Giá của một đơn vị đầu vào i
Tổng chi phí được chia làm hai phần riêng biệt theo loại hình chi phí: chi phí cố định
và chi phí biến đổi.
TC = TFC + TVC

(3.2)

Trong đó:

TFC: Tổng chi phí cố định (chi phí sửa chữa lớn máy móc và trang thiết bị, tiền lãi của
chi phí mua sắm, xây dựng).
TVC: Tổng chi phí biến đổi (chi phí con giống, chi phí thức ăn, chi phí phân bón, chi
phí hóa chất, chi phí thuốc phòng trị bệnh).
Tổng thu nhập của nông hộ:
Tổng thu nhập (TR) là tổng của tất cả các khoản thu được thông qua các hoạt động sản
xuất kinh doanh, thường được tính theo năm, vụ hoặc quý. Tổng thu nhập (TR) được
tính như sau:
TR =

(3.3)

Trong đó:
J: Sản phẩm j
Qj: Sản lượng sản phẩm j
14


×