Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

So sánh hiệu quả kinh tế kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ-KỸ THUẬT TRONG
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRUYỀN THỐNG
VÀ BIOFLOC TẠI THẠNH PHÚ-BẾN TRE

Sinh viên thực hiện
LÊ DUY KHÁNH
MSSV: 1153040033
LỚP:Nuôi trồng thủy sản 6

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ-KỸ THUẬT TRONG
NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRUYỀN THỐNG VÀ
BIOFLOC TẠI THẠNH PHÚ-BẾN TRE

Cán bộ hướng dẫn



Sinh viên thực hiện

Ths. TẠ VĂN PHƯƠNG

LÊ DUY KHÁNH
MSSV: 1153040033
LỚP:Nuôi trồng thủy sản 6

Cần Thơ, 2015


TÓM TẮT
Đề tài“So sánh hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
theo quy trình truyền thống và quy trình biofloc tại Thạnh Phú-Bến Tre” được
thực hiện từ tháng 05/2014 đến tháng 02/2015 trên 6 ao nuôi thực nghiệm và khảo sát
15 hộ nuôi xung quanh cùng thời điểm nuôi tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh
Bến Tre (chọn ra 5 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng có diện tích và mật độ gần giống với
nghiệm thức thực nghiệm để so sánh).Thí nghiệm được thực hiện theo quy trình
biofloc và nghiệm thức đối chứng (nuôi tôm theo truyền thống) trên cùng một trang
trại nuôi, trong cùng điều kiện thí nghiệm. Ao nuôi thí nghiệm có diện tích là 3.000
m2, mật độ thả 100 con/m2, kích cỡ tôm ở PL12. Nguồn carbohydrate được bổ sung
theo thức ăn cho ao nuôi theo quy trình biofloc là bột gạo, với tỷ lệ C:N=10:1 nhằm
tìm ra quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả trên địa bàn nghiên cứu.
Kết quả thống kê cho thấy với nghiệm thức nuôi tôm theo biofloc và đối chứng có diện
tích ao 0,3 ha và diện tích nuôi theo khảo sát 0,29±0,02 ha, mật độ thả ở nghiệm thức
đối chứng và nghiệm thức biofloc là 100 con/m 2 cao hơn mật độ nuôi khảo sát là
94,0±5,48 con/m2. Năng suất trung bình nghiệm thức biofloc là 9,32 tấn/ha cao gấp
1,63 lần so với nghiệm thức đối chứngvà gấp 1,05 lần so số với số liệu khảo sát. Lợi
nhuận của nghiệm thức biofloc là 583±211 triệu đồng/ha cao gấp 3,16 lần so với

nghiệm thức đối chứng là 189±34,3 triệu đồng/ha và cao gấp 1,45 lần so với số liệu
khảo sát là 403±188 triệu đồng/ha/vụ. Xét về tỷ suất lợi nhuận thì nuôi theo biofloc có
tỷ suất lợi nhuận là 0,94±0,20 cao hơn và có ý nghĩa thống kê đối với nghiệm thức đối
chứng và số liệu khảo sát lần lượt là 0,45±0,08; 0,55±0,22 (p<0,05). Từ kết quả nghiên
cứu của đề tài cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc vừa góp phần
nâng cao năng suất vừa mang lại hiệu quả sản xuất.
Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, công nghệ biofloc, mô hình nuôi tôm truyền thống,
thực nghiệm biofloc.

i


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận tốt nghiệp “So sánh hiệu quả kinh tế-kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ
chân trắng truyền thống và biofloc tại Thạnh Phú-Bến Tre” là công trình nghiên cứu
của sinh viên Lê Duy Khánh. Các số liệu và kết quả trình bày trong khóa luận là trung
thực và do chính tác giả thực hiện.
Sinh viên

Lê Duy Khánh

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp chuyên
ngành Nuôi trồng thủy sản, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng đến nay em đã hoàn
thành đề tài tốt nghiệp. Những thành quả có được là nhờ sự giúp đỡ của Thầy Cô, gia
đình và bạn bè.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Tạ Văn Phương, người đã trực

tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Mặc dù bận rộn với
công việc giảng dạy nhưng Thầy vẫn thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm quý báu và quan tâm, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình
nghiên cứu, giúp em hoàn thành tốt đề tài luận văn.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô Trường Đại học Tây Đô,
đặc biệt là quý Thầy Cô trong Khoa Sinh Học Ứng Dụng đã nhiệt tình giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức hữu ích và những kinh nghiệm thực tế trong suốt thời gian
em học tập và rèn luyện tại trường.
Con xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến ba mẹ, người đã nuôi dạy và luôn bên con
những lúc khó khăn nhất.
Sau cùng em xin cảm ơn Thầy Phạm Công Kỉnh vàanh Bùi Trung Thiếtgiúp đỡ em
trong thời gian thực hiện đề tài tại Thạnh Phú-Bến Tre.
Kính chúc quý Thầy Cô và các bạn luôn dồi dào sức khỏe và thành công.
Em xin chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày tháng

năm 2015

Sinh viên

Lê Duy Khánh

iii


MỤC LỤC
TÓM TẮT..........................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................................iv

DANH SÁCH BẢNG......................................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH......................................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................viii
1.1 Giới thiệu.....................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................1
1.3 Nội dung nghiên cứu...................................................................................................2
1.4 Đặc điểm sinh học tôm thẻ chân trắng.......................................................................3
1.5 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng..............................................................................5
1.6 Sơ lược về biofloc.......................................................................................................6
1.7 Sơ lược về carbohydrate.............................................................................................9
1.8 Vài nét về tỉnh Bến Tre..............................................................................................10
1.9 Vài nét về huyện Thạnh Phú.....................................................................................12
1.10 Cở sở bố trí thí nghiệm...........................................................................................12
1.11 Phương tiện nghiên cứu..........................................................................................13
1.12 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................13
1.13 Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre..............................................18
1.14 Khảo sát nông hộ....................................................................................................19
1.15 So sánh hiệu quả kỹ thuật của các mô hình............................................................30
1.16 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình nuôi tôm.............................................35
1.17 Kết luận...................................................................................................................39
1.18 Đềxuất.....................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................40
iv


PHỤ LỤC 1......................................................................................................................A

v



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Cho tôm thẻ chân trắng ăn trong quá trình nuôi.............................................15
Bảng4.1 Diệntíchvà sảnlượngnuôitômthẻchântrắngởBếnTre........................................18
Bảng 4.2 Thông tin về công trình ao nuôi tôm tôm thẻ chân trắng...............................21
Bảng 4.3 So sánh hiệu quả kỹ thuật giữa nghiệm thức biofloc, ĐC và KS...................30
Bảng 4.4 Chi phí và lợi nhuận của các mô hình nuôi tôm.............................................35
Bảng 4.5 Tỷ lệ phần trăm chi phí biến đổi của 3 mô hình nuôi tôm..............................36

vi


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1Tôm thẻ chân trắng.............................................................................................3
Hình 2.2 Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre......................................................................11
Hình 2.3 Địa điểm điều tra (Bản đồ quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng......................15
Hình 4.1 Tỉ lệ năm kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng.............................................19
Hình 4.2 Trình độ chuyên môn nuôi tôm thẻ chân trắng...............................................20
Hình 4.4 Tỷ lệ sống theo kích cỡ thả nuôi.....................................................................24
Hình 4.3 Tỷ lệ sống và năng suất theo mật độ nuôi......................................................24
Hình 4.5 Loại thức ăn sử dụng........................................................................................25
Hình 4.6 Các loại bệnh thường gặp trên tôm.................................................................27
Hình 4.7 Năng suất, lợi nhuận theo loại bệnh................................................................27
Hình 4.8 Thời gian nuôi và kích cỡ thu hoạch..............................................................28
Hình 4.9 Mật độ, tỷ lệ sống và năng suất......................................................................30
Hình 4.10 Thời gian nuôi và cỡ thu hoạch của các mô hình.........................................32
Hình 4.11 Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của các mô hình......................................33
Hình 4.12 Thể hiện tỷ lệ sống và năng suất của các mô hình.......................................34
Hình 4.13 Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của các mô hình........................................38

vii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
C: Carbon.
EMS: Hội chứng tôm chết sớm.
FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn.
FVI: Thể tích hạt biofloc
N: Nitơ.
PL: Postlarvale.
TSS: Tổng chất rắn lơ lửng trong nước.
Biofloc: Nghiệm thức biofloc.
ĐC: Nghiệm thức đối chứng biofloc.
KS: Khảo sát truyền thống.
VSS: Hàm lượng chất hữu cơ bay hơi.

viii


ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới và phát triển nhanh trong thời gian gần
đây.Tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn, phổ thức ăn rộng, cường độ bắt mồi
khỏe, nhu cầu protein thấptừ 30-35%, nên khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ
chân trắng rất cao. Do đó, tôm thẻ chân trắng là đối tượng đem nhiều lợi nhuận cho
người nuôi.
Tôm thẻ chân trắng đang phát triển rộng khắp với nhiều mô hình nuôi như truyền
thống, an toàn sinh học và biofloc. Nhưng hiện nay tôm thẻ chân trắng được nuôi
theo mô hình truyền thống là chủ yếu. Do đó, trong quá trình nuôi gặp nhiều khó
khăn như ô nhiễm nguồn nước do chất rắn, chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ thức
ăn thừa, (Maillard et al., 2005; Sharrer et al., 2007) trong quá trình nuôi, nếu thải

trực tiếp vào môi trường nướccó thể gây ô nhiễm, gây ra hiện tượng phú dưỡng
(Wetzel, 2001) hoặc có thể gây độc trực tiếp đến động vật thủy sản (Timmons et
al., 2002; Boardman et al., 2004).
Để giải quyết các vấn đề trên và nuôi trồng thủy sản được thành công, cần phát triển
một công nghệ mới, công nghệ đó phải đem lại hiệu quả kinh tế và bền vững về môi
trường (Kuhn et al., 2010), công nghệ biofloc được xem là một hướng đi mới
(Avnimelech, 2006), giúp giảm chi phí cho xử lý nước, khí độc trong ao nuôi tôm
được cải thiện. Nuôi tôm thẻ chân trắng trong hệ thống biofloc có nhiều ưu điểm có
thể mang lại giá trị kinh tế, đảm bảo được nguồn nước sạch cho ao nuôi cũng như
có thể giảm thiểu được dịch bệnh, các hạt floc có giá trị dinh dưỡng cao, có thể sử
dụng làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (Schryver et al., 2008).
Vấn đề cấp thiết đặt ra lúc này là lựa chọn phương thức nuôi nào để đảm bảo nghề
nuôi phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Xuất phát từ thực tế trên thì
đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
theo quy trình truyền thống và quy trình biofloc tại Thạnh Phú-Bến Tre”được
thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
So sánh hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy
trình truyền thống và quy trình biofloc nhằm khẳng định mô hình mang lại hiệu quả
1


kinh tế trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre, cũng như mở ra hướng nuôi mới
cho ngành thủy sản nước ta.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Thực nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc và khảo sát 15 hộ nuôi
tôm thẻ chân trắng theo mô hình truyền thống xung quanh khu vực nuôi thực
nghiệm tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Đánh giá hiệu quả kinh tế-kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy
trình biofloc và theo mô hình truyền thống.


2


LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.4 Đặc điểm sinh học tôm thẻ chân trắng
1.4.1

Hệ thống phân loại

Theo Nguyễn Văn Thường và ctv., (2014) tôm thẻ chân trắng được phân loại:
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eucarida
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dedrobranchiata
Tổng họ: Penaeoidea
Họ: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931).
Tên tiếng Việt: Tôm thẻ chân trắng, tôm bạc Thái Bình Dương.
Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp.
Tên theo FAO: Tôm chân trắng.

Hình 2.1Tôm thẻ chân trắng

3



1.4.2

Đặc điểm hình thái

Tôm thẻ chân trắng có vỏ mỏng, chân ngực 3, 4, 5 có màu trắng đục, chân bò có
màu trắng ngà, chủy hơi cong xuống có 7-10 răng trên chủy và 2-4 răng dưới chủy.
Chiều dài lớn nhất của con đực là 187 mm và con cái là 230 mm (Nguyễn Văn
Thường, 2009). Vỏ đầu ngực của tôm thẻ chân trắng có những gai gan và gai râu rất
rõ, không có gai mắt và có rãnh sau mắt, đường gờ sau chủy khá dài, dài đến mép
sau vỏ đầu ngực. Gờ và rảnh bên chủy ngắn chỉ kéo dài đến gai thượng vị, râu
không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn vỏ giáp. Tôm thẻ chân trắng có 7 đốt
bụng các đốt gần như đồng nhất, xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài thường có
3-4 hàng và phần cuối của xúc biện có hình roi.
1.4.3

Đặc điểm phân bố

Tôm thẻ chân trắng là loài mang tính nhiệt đới, rất rộng muối từ 0,5-45‰ (Trần Viết
Mỹ, 2009), do đó vùng phân bố của tôm thẻ chân trắng quanh năm có nhiệt độ cao
hơn 20oC (Wyban & Sweeney, 1991).Tôm thẻ chân trắng phân bố chủ yếu ở ven
biển Đông Thái Bình Dương, Châu Mỹ, từ biển Peru đến nam Mexico, vùng biển
Ecuador (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011).
Trong tự nhiên tôm thẻ chân trắng phân bố tập trung ở những nơi có nền đáy cát
bùn, tôm nhỏ phân bố nhiều ở vùng cửa sông nơi có nhiều chất dinh dưỡng (Trần
Viết Mỹ, 2009), tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven bờ và có thể sống ở những
nơi có độ sâu lên đến 72 m.
1.4.4

Đặc điểm dinh dưỡng


Tôm thẻ chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật, cường độ bắt mồi khỏe và phổ
thức ăn rộng(tôm sử dụng được nhiều loại thức ăn tự nhiên có kích thước phù hợp
từ bùn bã hữu cơ đến các động, thực vật thủy sinh). Do đó,khả năng chuyển hóa
thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao,trong điều kiện nuôi thâm canh hệ số chuyển
hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng dao động từ 1,1-1,3 (Trần Viết Mỹ, 2009).
Nhu cầu protein của tôm thẻ chân trắng từ 30-35% thấp hơn tôm sú 36-42% (Briggs
et al., 2004). Lipid cũng có vai trò quan trọng đối với tôm, lipid tốt nhất cho tôm là
lipid có nguồn gốc từ động vật biển (dầu mực, dầu cá), hàm lượng lipid cần thiết
trong thức ăn của tôm khoảng 6-7,5% (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải,
2004).

4


1.4.5

Đặc điểm về sinh trưởng

Để lớn lên tôm phải trải qua quá trình lột xác, quá trình này diễn ra nhanh hay chậm
phụ thuộc vào từng giai đoạn của tôm. Thời gian giữa hai lần lột xác khoảng 1-3
tuần, tôm nhỏ (nhỏ hơn 3 g) trung bình một tuần lột xác một lần, thời gian giữa hai
lần lột xác sẽ tăng dần theo tuổi của tôm,khi tôm đạt khối lượng từ 15-20 g, trung
bình 2,5 tuần lột xác một lần (Trần Viết Mỹ, 2009). Tôm thẻ chân trắng thường lột
xác vào buổi tối (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2011).
Theo Trần Viết Mỹ, (2009) nhiệt độ và pH thích hợp cho tôm thẻ chân trắng sinh
trưởng và phát triển là 25-32oC, pH từ 7,5-8,5.Theo Widanarni et al.,(2010) thì pH
thích hợp cho tôm thẻ chân trắng sinh trưởng là 7,3-7,9. Độ kiềm thích hợp cho tôm
thẻ chân trắng từ 80-120 mgCaCO 3/l, độ kiềm thấp hơn 40 mgCaCO 3/l gây ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe tôm (Charantchakool et al.,2003).

Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt nên tôm thẻ chân trắng trong quần đàn
có khả năng bắt mồi như nhau vì vậy tôm tăng trưởng khá đồng đều, ít bị phân đàn
(Trần Viết Mỹ, 2009).
1.5 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng
1.5.1

Thế giới

Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic,
2011). Đến năm 1992, tôm thẻ chân trắng được nuôi ở một số nước trên thế giới,
nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ (Wedner & Rosenberry, 1992).
Năm 2003, tôm thẻ chân trắng bắt đầu được nuôi ở các nước châu Á, năm 2012 sản
lượng tôm thẻ chân trắng trên thế giới đạt khoảng 4 triệu tấn (GOAL, 2013). Các
nước nuôi tôm thẻ chân trắng chủ yếu là: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil,
Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Việt Nam, Malaysia, Peru,
Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia, Suriname, Jamaica,
Cuba, Cộng hòa Dominica, Bahamas (FAO, 2012) và hình thức nuôi tôm thẻ chân
trắng chủ yếu là thâm canh và siêu thâm canh.
Theo VASEP, đầu năm 2013 do ảnh hưởng củahội chứng tôm chết sớm (EMS), sản
lượng tôm nuôi của Thái Lan giảm 30%, sản lượng chỉ đạt 250 ngàn tấn giảm 50%
so với năm 2012.Theo GOAL, (2012) dự kiến sản lượng tôm thẻ chân trắng đạt sản
lượng khoảng 6 triệu tấn vào năm 2015.

5


1.5.2

Việt Nam


Năm 2001, tôm thẻ chân trắng được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên
Hải, Công ty Việt Mỹ và Công ty Asia Hawaii (Bộ NN&PTNT, 2010). Đến năm
2006, tôm thẻ chân trắng được nuôi tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng
không được nuôi tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2008, tôm thẻ chân trắng của Thái Lan, Trung Quốc được thị trường thế giới
ưa chuộng và tiêu thụ mạnh nên sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh.
Do đó ngày 25/01/2008 tôm thẻ chân trắng được phép nuôi tại cáctỉnh phía Nam.
Năm 2013 là năm đầu tiên sản lượng tôm thẻ chân trắng vượt qua tôm sú, diện tích
nuôi tôm thẻ chân trắng của cả nước là 63.179 ha, sản lượngđạt 243.001 tấn (Bộ
NN&PTNT, 2013).Năm 2014, diện tích nuôi tôm thẻ chân tăng vọt tại nhiều tỉnh ở
đồng bằng sông Cửu Long, diên tích nuôi tôm thẻ chân trắng cả nước là 95.000 ha,
sản lượng khoảng 400.000 tấn (Tổng cục thủy sản, 2014). Theo Bộ NN&PTNT dự
kiến năm 2015diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cả nước khoảng 110.000 ha với sản
lượng thukhoảng 420.000 tấn.
1.6 Sơ lược về biofloc
Biofloc là hỗn hợp tảo khuê, tảo sợi, thức ăn thừa, xác tảo, mảnh vụn hữu cơ, vi
khuẩn, động vật không xương sống, kết dính lại với nhau (Decamp et al., 2002).
Những hạt biofloc có hình dạng khác nhau, đa dạng về kích thước hạt, dễ dàng nén,
có độ xốp (99% thể tích là khoảng không) và dễ thấm nước (Chu & Lee, 2004).
1.6.1
1.6.1.1

Hệ thống biofloc
Thành phần biofloc

Biofloc là hỗn hợp các vi sinh vật dị dưỡng (vi khuẩn tạo floc và vi khuẩn sợi),
mảnh vụn, keo, polymer sinh học, cation, tế bào chết, tinh thể muối. Bám vào
biofloc còn có vi tảo (tảo sợi, tảo silic), nấm, động vật nguyên sinh, động vật phù
du, giun tròn. Trong biofloc, vật chất vô cơ chiếm 30-40%, vật chất hữu cơ chiếm
60-70%trong đó hàm lượng đạm khoảng 35-50%, chất béo 0,6-12%, tro 21-32%và

vi khuẩn sống khoảng 2-20% (Lục Minh Diệp, 2012).Theo Avnimelech,
(2006)biofloc còn có các loại acid amin thiết yếu, vitamin và khoáng vi lượng. Do
đó, biofloc là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho tôm, cá nuôi.
1.6.1.2

Điều kiện tạo nên biofloc

Để tạo nên biofloc phải có sự hiện diện của các vi sinh vật có khả năng sinh ra
polymer sinh học (bio-polymer) là Polyhydroxy alkanoate, đặc biệt là Poly β6


hydroxybutyrate. Các polymer sinh học có tác dụng kết dính các thành phần khác
tạo thành biofloc ở dạng bông, lơ lửng trong nước. Theo Avnimelech, (2006); Kuhn
et al., (2008) cho rằng khi bổ sung thêm lượng carbohydrate sẽ làm gia tăng tốc độ
hình thành hạt biofloc đồng thời kích thích vi khuẩn dị dưỡng và mật độ vi sinh vật
trong nước bể nuôi tăng lên.
1.6.1.3

Tỷ lệ C:N trong hệ thống biofloc

Vi sinh vật dị dưỡng sử dụng carbon hữu cơ và nguồn nitơ thải ra từ thức ăn để tổng
hợp nên protein. Nếu bổ sung carbon với tỷ lệ thích hợp sẽ tăng cường quá trình
chuyển hóa nitơ vô cơ thành protein. Với C:N=10:1vi khuẩn dị dưỡng có thể hấp
thụ hoàn toàn 10 mgNH4+-N/lít trong 5 giờ (Lục Minh Diệp, 2012). Vì vậy, khi nuôi
tôm theo quy trình biofloc phải bổ sung vào carbon môi trường để cân bằng hàm
lượng nitơ có sẵn. Điều chỉnh nitơ vô cơ bằng cách điều chỉnh tỷ lệ C:N và là một
phương pháp kiểm soát tiềm năng cho các hệ thống nuôi trồng thủy sản
(Avnimelech, 1999).
Nguồn carbon hữu cơ có thể dùng để bổ sung vào ao nuôi thường là: Glucose,
Acetate, Glycerol. Tuy nhiên,thực tế các hộ nuôi theo hệ thống biofloc thường bổ

sung carbohydrate như: Tinh bột, rỉ đường, cám gạo, glycerol hoặc thay đổi thành
phần thức ăn (tăng hàm lượng carbohydrate và giảm protein).
Tỷ lệ C:N được đánh giá thông qua các chỉ số biofloc là FVI, TSS, VSS và thông số
đánh giá chất lượng nước (TAN, NO2-) các thông số kỹ thuật nuôi tôm gồm hệ số
chuyển hóa thức ăn (FCR), tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống.Để xác định số lượng
biofloc trong hệ thống ao nuôi ta có thể sử dụng kỹ thuật đo lường tổng chất rắn lơ
lửng (TSS) trong nước (Avnimelech, 2009; Schryver et al., 2008).
1.6.1.4

Ưu và nhược điểm của hệ thống biofloc

* Ưu điểm
Công nghệ biofloc ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản được coi là công nghệ sinh
học theo hướng mới (Avnimelech, 2006). Công nghệ biofloc là giải pháp giải quyết
2 vấn đề: (i) Loại bỏ chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng
xử lý nước ao nuôi, (ii) sử dụng biofloc sẵn có làm thức ăn bổ sung tại chổ cho đối
tượng nuôi.
Loại bỏ chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng xử lý nước ao
nuôi:Theo Ebeling et al., (2006) ammonia trong ao nuôi tôm có thể được hấp thụ
bởi vi khuẩn dị dưỡng, vi tảo hoặc biến đổi bởi vi khuẩn nitrat. Vi khuẩn dị dưỡng
có thể loại bỏ đạm vô cơ trong ao nhanh hơn thực vật phù du, vi tảo (Montoya et
7


al., 2002; Fuhrman et al., 1988)và nhanh gấp 10 lần quá trình nitrate hóa.Hệ thống
biofloc làm giảm hàm lượng NH3 và NO2- sản sinh trong môi trường nuôi tôm, cá,
nên có thể giảm thiểu việc sử dụng hệ thống lọc sinh học để xử lý môi trường nước
(Avnimelech, 2006).
Biofloc làm thức ăn bổ sung tại chổ cho đối tượng nuôi:Theo một số nghiên cứu,
Poly β-hydroxybutyrate có khả năng ức chế tác nhân gây bệnh trong đường ruột và

có kháng sinh chống lại vi khuẩn Vibrio, E. coli, vàSalmonella (Boon et al.,
2010).Do đó giúp tăng hiệu quả sử dụng dinh dưỡng từ thức ăn (lượng đạm trong
thức ăn được tôm tích lũy trong cơ thể tăng lên, trung bình 45% thay vì chỉ 25%), từ
đó lượng thức ăn công nghiệp sử dụng cho tôm nuôi giảm khoảng 20% (Lục Minh
Diệp, 2012).Các hạt floc có giá trị dinh dưỡng cao, có thể sử dụng làm thức ăn cho
tôm thẻ chân trắng (Schryver et al., 2008). Theo Izquierdo et al., (2006) vi khuẩn
trong floc có nguồn lipid quan trọng giúp cho tôm phát triển(Bairagi et al., 2002;
Kesarcodi Watson et al., 2008).
Nuôi tôm theo quy trình biofloc bên cạnh giảm chi phí thức ăn, biofloc làm cho chất
lượng nước được cải thiện tốt hơn, giúp việc nuôi trồng thủy sản thân thiện hơn với
môi trường, theo hướng an toàn sinh học nên có thể kiểm soát việc lây lan các loại
dịch bệnh động vật thủy sản (Taconetal., 2002).
* Nhược điểm
Hệ thống biofloc hoạt động dựa theo nguyên lý vi khuẩn dị dưỡng phân hủy vật
chất hữu cơtrong điều kiện hiếu khí. Do đó, ao sử dụng công nghệ biofloc phải
được sục khí liên tục.
Nhiều nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh phải thiết lập giới hạn chất rắn lơ lững trong
hệ thống biofloc. Nếu chất rắn lơ lững trong ao cao sẽ làm cho chất lượng nước
giảm đi, làm thay đổi thành phần các sinh vật tạo nên floc và tác động tiêu cực đến
sức khỏe cũng như hiệu suất của tôm nuôi (Van Wyk, 2006). Theo Vinatea et al.,
(2010) cho thấy chất rắn trong ao nuôi cao sẽ làm tốc độ tăng trưởng giảm và sự hấp
thu thức ăn của tôm kém hiệu quả.
1.6.2

Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình biofloc

Công nghệ biofloc đã được áp dụng thành công và phát triển rộng trong các trang
trại nuôi trồng thủy sản của Belize, Indonesia và Malaysia. Các vấn đề bệnh do
virus gây ra và chi phí năng lượng trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở các trang tại này
được cải thiện, do đó nuôi tôm theo công nghệ biofloc là hướng di bền vững (Taw,

2013).
8


Trong năm 2012, hội chứng EMS làm thiệt hại cho các trang trai nuôi tôm ở Việt
Nam khoảng 30.000 tỷ đồng. Nhờ áp dụng công nghệ biofloc để ngăn ngừa hội
chứng EMS mà trong năm 2013 thiệt hại giảm đáng kể. Công nghệ biofloc đã được
áp dụng ở một số tỉnh Miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, bước đầu mang lại
sự thành công.
Năm 2013, các nước như Thái Lan, Trung Quốc, bị ảnh hưởng nặng nề bởi hội
chứng EMS. Theo VASEP (2013) cho biết, ở Trung Quốc và Thái Lan áp dụng công
nghệ biofloc vào nuôi tôm để ngăn ngừa hội chứng EMSđã cũng được chứng minh
là có hiệu quả. Năm 2014, sản lượng tôm thẻ chân trắng của Thái Lan đạt 220.000
tấn và sản lượng tôm thẻ chân trắng của Trung Quốc đạt 955.000 tấn.
1.7 Sơ lược về carbohydrate
1.7.1

Carbohydrate

Carbohydrate hay glucid là một trong những thành phần cơ bản của tế bào và mô
trong cơ thể thực vật. Ở thực vật carbohydrate chiếm khoảng 75% trong các bộ
phận như củ, quả, lá, thân. Carbohydrate được chia ra thành các monosaccharide
(glucose, fructose, mannose), disaccharide (sucrose, maltose, lactose)
và
polysaccharide (tinh bột, glycogen, chitin, cellulose). Phần lớn các chất hữu cơ
trong môi trường nước là carbohydrate (Cuzon et al., 2000).
Carbohydrate là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho động vật thủy sản, bổ
sung carbohydrate là một biện pháp có khả năng làm giảm nồng độ nitơ vô cơ trong
hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh. Các nitơ vô cơ trong hệ thống nuôi sẽ được
một số vi khuẩn và các vi sinh vật sử dụng để sản xuất protein của sinh vật. Theo

Nguyễn Văn Phước (2007) giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thụ nguồn thức ăn
của vi khuẩn từ carbohydrate phụ thuộc vào thành phần hoá học, đặc tính vật lý và
đặc điểm sinh lý của từng loại vi sinh vật. Các chất hữu cơ thường có khối lượng
phân tử lớn khó hấp thụ nên đòi hỏi vi sinh vật phải thủy phân thành các hợp chất
đơn giản dễ hấp thụ như (glucose, acid amine và acid béo) (Nguyễn Như Hiền,
2005).
1.7.2

Bột gạo

Tinh bột trong bột gạo có công thức phân tử là (C6H10O5)n, được cấu tạo từ hai thành
phần chủ yếu là amylose và amylopectin. Trong bột gạo hàm lượng amylose chiếm
khoảng 18,5% và amylopectin là 81,5%. Phân tử amylose có cấu tạo mạch thẳng
không phân nhánh, mỗi mạch có từ 200 đến hàng ngàn gốc glucose liên kết với
nhau theo liên kết α-1,4 glucoside, do cấu trúc mạch thẳng amylose có số gốc
9


hydroxyl tự do nhiều nên dễ hòa tan trong nước ấm, trong khi ở điều kiện thường
chúng ở dạng tinh thể, còn phân tử amylopectin được cấu tạo gồm chuỗi chính α1,4glucoside và các nhánh ngang α-1,6glucoside nên khó hòa tan trong nước
ấm.Khi tiếp xúc gia nhiệt hỗn hợp, sự chuyển động hỗn hợp loạn của các phân tử
tinh bột trong hỗn hợp với tác dụng của nhiệt độ sẽ làm cho liên kết giữa các phân
tử tinh bột và giữa tinh bột với nước trở nên lỏng lẻo. Kết quả là các phân tử
amylose và amylopectin được giải phóng từ dạng liên kết trong cấu trúc hạt tinh bột
sang dạng tự do, lúc này tinh bột trở nên hòa tan trong nước (Trần Thị Thu Trà,
2013)
Tinh bột từ các nguyên liệu thực vật, có độ tiêu hóa trung bình 80-85%, độ tiêu hóa
này thay đổi tùy theo nguyên liệu và được sử dụng phổ biến trong thức ăn nuôi tôm
do khả năng cung cấp cầu protein (Shiau & Peng, 1992).
Bột gạo là một loại bột được làm từ gạo bằng phương pháp xay và nghiền là thành

phần chính của rất nhiều loại thực phẩm quen thuộc ở các nước Châu Á. Hàm lượng
carbohydrate và đạm trong bột gạo là 73,4% và 0,26% (Tạ Văn Phương và ctv.,
2014).Tinh bột gạo có hình đa giác, kích thước từ 2-10 µm nhỏ nhất trong các loại
hạt tinh bột. Kích thước này ảnh hưởng đến tính chất vật lý, hóa học của tinh bột
(Nhan Minh Trí và Vũ Trường Sơn, 2000).
1.8 Vài nét về tỉnh Bến Tre
1.8.1

Điều kiện tự nhiên

Bến Tre là một trong 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là
2.315,01 km2. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình năm từ 26-27oC.
Bến Tre nằm ở hạ lưu sông Mekong, có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt gồm
các sông như sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông, sông Ba Lai, sông Mỹ Tho. Bến
Tre có hàng trăm sông, rạch và kênh, có hơn 60 con sông, rạch, kênh rộng từ 50100.
Vì vậy, tỉnh Bến Tre có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản
nước ngọt, lợ, mặn và đánh bắt thủy sản do có đường bờ biển dài. Tuy nhiên, sự
xâm ngập mặn vào đất liền vào các mùa gió chướng dẫn đến sự xâm ngập mặn vào
sâu gây ảnh hưởng xấu đến trồng trọt.

10


1.8.2
Tình
hình
nuôi
tôm
thẻ

chân

trắng của tỉnh Bến Tre
Hình 2.2 Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
Nguồn: ( />
Tỉnh Bến Tre với chiều dài bờ biển là 65 km, nhiều sông lớn, nhiệt độ ổn định. Có
điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm, trong đó nuôi tôm thẻ chân trắng
đang dần chiếm ưu thế.
Năm 2011, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bến Tre là 43.000 ha, diện tích
nuôi tôm thẻ chân trắng là 1.250 ha. Cuối năm 2011, tình hình dịch bệnh trên tôm
sú phát triển mạnh (21% diện tích bị nhiễm bệnh) gây thiệt hại lớn cho người nuôi,
nhiều hộ đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Năm 2013, diện tích thả nuôi tôm
thẻ chân trắng toàn tỉnh là 4.300 ha so với năm 2012 diện tích là 2.924 ha,sản lượng
đạt32.190 tấn tập trung vào các huyện Thạnh Phú, Ba Tri và Bình Đại (Chi cục
Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Bến Tre, 2014).
Theo quy hoạch của tỉnh Bến Tre về nuôi tôm thẻ chân trắng đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030. Diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh
chỉ còn 4.072 ha do có 428 ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra, bổ
sung phần đất ngoài đê bao, còn ảnh hưởng mặn ở một số xã thuộc 4 huyện: Bình
Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm vào quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng.

11


Dự kiến đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng
khoảng 4.390 ha, năm 2020 là 7.820 ha và năm 2030 là 8.300 ha.
1.9 Vài nét về huyện Thạnh Phú
1.9.1

Điều kiện tự nhiên


Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Thạnh Phú là 425,7 km 2, chiếm khoảng 18%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phần lớn đất đai do ảnh hưởng thủy triều của biển
Đông.
Huyện Thạnh Phú nằm trong khu vực Cù lao Minh, giữa hai nhánh Hàm Luông và
Cổ Chiên trong hệ thống sông Tiền thông ra biển Đông. Phía đông giáp Biển Đông,
phía tây giáp huyện Mỏ Cày, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía bắc giáp huyện Ba
Tri.
1.9.2

Tình hình nuôi trồng thủy sản của huyện Thạnh Phú

Huyện Thạnh Phú có bờ biển dài và liên tục được bồi lắng nên rất thuận lợi cho
ngành thủy sản phát triển. Năm 2013, tổng diện tích thả nuôi thủy sản toàn huyện là
16.771 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú và thẻ là 15.257 ha, sản lượng thu hoạch
đạt 9.000 tấn. Một số loại thủy sản khác có sản lượng cao như: tôm càng xanh 750
tấn; cua 1.690 tấn; cá các loại 7.000 tấn; nghêu 1.000 tấn; sò 1.000 tấn. Năm 2014,
tình hình nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn do thời tiết, dịch bệnh thủy sản.
Tuy nhiên, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt hơn 17.000 ha, sản lương đạt 23.000
tấn, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng là 15.500 ha (Sở NN&PTNT tỉnh
Bến Tre, 2014).
1.10

Cở sở bố trí thí nghiệm

Dựa trên các thí nghiệm được như: Nguyễn Thị Hồng Đặm, (2014), Tạ Văn Phương
và ctv., (2014) kết quả cho thấy tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi bổ sung
bột gạo theo thức ăn, bột gạo được ủ ở 48 giờ. Theo Lục Minh Diệp, (2012) với
C:N = 10:1, vi khuẩn dị dưỡng có thể hấp thụ hoàn toàn 10 mgNH 4+-N/lít nước ao
nuôi trong 5 giờ.

Từ đó áp dụng vào thực tế tại huyện Thạnh Phú-Bến Tre để xem hiệu quả của mô
hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo nghiệm thức biofloc với mật độ là 100 con/m 2 và
tỷ lê C:N là 10:1. Để so sánh hiệu quả của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng truyền
thống với mô hình nuôi theo quy trình biofloc, để xác định được mô hình hiệu quả
cho tôm thẻ chân trắng và áp dụng vào thực tế mạng lại hiệu quả cho người nuôi.

12


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.11Phương tiện nghiên cứu
1.11.1

Địa điểm, thời gian

Đề tài thực hiện nuôi thực nghiệm tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc từ
5/2014 đến02/2015tại Trang trại Nuôi trồng Thủy sản Kỉnh-Thanhvà khảo sát 15 hộ
nuôi xung quanh khu vực thực nghiệm cùng thời điểm nuôi tại xã An Nhơn, huyện
Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
1.11.2

Phạm vi nghiên cứu

i/ Thực nghiệmnuôi tôm thẻ chân trắng theo qui trình bioflo, qui trình truyền thống
và dựa trên số liệu điều tra được, tiến hành so sánh khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của
hai qui trình nuôi này
ii/ Khảo sát của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng xung quanh khu vực khảo sát từ đó
rút ra nhận xét khách quan về nuôi tôm thẻ chân trắng theo biofloc.
1.11.3


Vật liệu nghiên cứu

- Vật liệu bố trí: Tôm thẻ chân trắng PL12.
- Ao nuôi thực nghiệm:6 ao nuôi với diện tích 3.000m2mỗi ao.
- Nước bố trí thí nghiệm nước có độ mặn 20‰.
- Thức ăn sử dụng: Có hàm lượng protein 40%.
- Nguồn carbohydrate bổ sung: Bột gạo.
1.12

Phương pháp nghiên cứu

1.12.1

Bố trí thí nghiệm

1.12.1.1 Nuôi theo quy trình Biofloc
* Mô tả
Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc
thực địa tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Mô tả thí nghiệm: Thí nghiệm được thực hiện trên cùng một trang trại nuôi. Cách
xử lý ao, gây màu nước, nguồn nước cấp, nguồn thức ăn cung cấp cho tôm, cách xử
lý trong quá trình nuôi tôm đều giống nhau.
13


Thí nghiệm được thực hiện ở 6 ao nuôi với hai nghiệm thức, diện tích mỗi ao nuôi
là 3.000 m2, mật độ thả 100 con/m 2, nguồn giống PL12 được kiểm tra chất lượng
(PCR) trước khi thả nuôi.
Nghiệm thức 1 với 3 ao nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc có bổ sung
thêm carbohydrate trong quá trình nuôi, nghiệm thức hai với 3 ao đối chứng nuôi

theo mô hình truyền thống. Nguồn carbohydrate được bổ sung vào ao nuôi biofloc
là nguồn bột gạo (được gia nhiệt ở 60oC (2 giờ) và đem ủ kín trong 48 giờ).
*Chuẩn bị ao
Cải tạo ao nuôi và ao lắng, sên vét bùn đáy ao, gia cố bờ, cống thoát, rào lưới quanh
bờ tránh cua, còng, bón vôi xử lý đáy ao. Lấy nước vào ao nuôi được lọc qua túi lọc
bằng vải dày, nước ao nuôi có độ mặn 20‰, lấy nước đạt 1,3-1,5 m để 3-4 ngày sau
đó tiến hành diệt tạp, diệt khuẩn bằng chlorine nồng độ 30 ppm vào lúc sáng sớm
hoặc chiều tối và để 7-10 ngày cho hết dư lượng chlorine trong ao.
Gây màu nước giúp phát triển vi sinh vật phù du, ổn định môi trường nước, tạo môi
trường thuận lợi hạn chế tôm bị sốc, tăng tỷ lệ sống. Lấp quạt nước phù hợp để
cung cấp đủ oxy trong quá trình nuôi.
Tiến hành đo các chỉ tiêu môi trường như pH (sử dụng máy đo pH), độ mặn (sử
dụng khúc xạ kế), độ kiềm và độ trong của ao nuôi cho phù hợp.
*Chăm sóc và quản lý thí nghiệm
Cho tôm ăn với loại thức ăn chuyên dùng cho tôm thẻ chân trắng với 40%protein.
Trước khi bổ sung bột gạo xuống ao nuôi tiến hành kiểm tra pH trong bể ủ bột gạo
và nâng pH = 7 để tránh việc làm ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi. Bổ sung bột
gạo với nhịp 3 ngày/lần với tỷ lệ C:N = 10:1.
* Quản lý cho ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Quản lý thức ăn chi tiết thực nghiệmnuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình biofloc,
áp dụng cho 100.000 con tôm postlarvae, được thể hiện ở Bảng 3.1.

14


Bảng 3.1 Cho tôm thẻ chân trắng ăn trong quá trình nuôi
Thời gian (ngày)
<20
20
30

45
60
75
90

Lượng thức ăn (kg/ngày)
2-2,5
3-7
7-10
13
13-17
20
20

Số cữ cho ăn/ngày
4
4
4
4
4
4
4

* Hiệu quả kinh tế sau vụ nuôi
Đánh giá hiệu quả kinh tế sau vụ nuôi dựa vào các chỉ tiêu sau:






Chi phí sản xuất
Doanh thu
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận

1.12.1.2 Khảo sát mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh truyền thống

Khu
vực
khảo sát

Hình 2.3 Địa điểm điều tra (Bản đồ quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng
huyện Thạnh Phú đến năm 2020)
Nguồn: />
15


×