DANH SÁCH HỌC VIÊN TRONG TỔ
1/ Nguyễn Dồn 0628315 Tổ trưởng
2/ Đỗ Hoàng Hải Anh 0628297
3/ Lê Thị Ngọc Ánh 0629300
4/ Lương Thị Hồng Châu 0628305
5/ Trần Thị Kim Cúc 0628314
6/ Huỳnh Thị Ngọc Dung 0628317
GIÁO ÁN
Môn: Địa lý
Lớp: 4
Bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ
I-/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
a- Kiến thức:
- HS trình bày những đặc điểm về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục, lễ hội của
người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- Sự thích ứng với con người với thiên nhiên ở đồng bằng Nam Bộ.
b- Kĩ năng:
- Dựa vào tranh, ảnh tìm ra kiến thức.
c- Thái độ:
- Tôn trọng giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá của Việt Nam nói chung.
II-/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
* Giáo viên:
- Bản đồ địa lý Việt Nam.
- Tranh ảnh về các dân tộc sinh sống ở đồng bằng Nam Bộ.
- Tranh ảnh về nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- 02 bảng sơ đồ có ghi các đặc điểm nổi bậc ở đồng bằng Nam Bộ.
- 20 thẻ từ có ghi sẵn nội dung cho trò trơi.
* Học sinh:
- Sưu tầm tranh, ảnh về phong tục, lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ.
III-/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/Khởi động: (1 phút ) Giới thiệu
2/Kiểm tra bài cũ: ( 2- 3 phút ) Đồng bằng Nam Bộ.
HS 1: Xác định vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ địa lí Việt Nam và cho biết
đồng bằng Nam Bộ do sông nào bồi đắp nên?
(HS lên xác định vị trí và nêu: Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nam của nước ta. Do
phù sa sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên).
HS 2: Trình bày những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên của đồng bằng Nam
Bộ?
(Đồng bằng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa
màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần cải tạo)
* Giáo viên nhận xét phần kiểm tra bài cũ.
3/ Bài mới:
Thời
gian
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1 phút
15- 17
phút
a/ Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu về đặc
điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ, vậy những
đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đến đời sống của
người dân nơi đây. Hôm nay thầy và các em cùng
tìm hiểu qua bài: “Người dân ở đồng bằng Nam
Bộ”.
+ GV ghi bài lên bảng.
b/ Nội dung:
Hoạt động 1: Nhà ở của người dân.
Các em mở SGK/ 119, chúng ta tìm hiểu nội
dung thứ nhất.
GV ghi bảng:
1/ Nhà ở của người dân.
GV: Các em hãy dựa vào nội dung SGK, kết hợp
với những hiểu biết của mình, hãy cho thầy biết:
Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ gồm những
dân tộc nào?
HS nêu, GV kết hợp ghi bảng:
Dân tộc: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
Đưa tranh các dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ
cho HS xem.
- Trong các dân tộc thì dân tộc Kinh là chủ yếu.
- Dân tộc Khơ-me: Sinh sống tập trung chủ yếu ở
các tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng.
- Dân tộc Chăm: Sống chủ yếu ở các tỉnh Tây
Ninh, Đồng Tháp, An Giang.
- Dân tộc Hoa: Sống tập trung ở thành phố HCM
và 2 tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang.
GV: Nam Bộ là vùng đất màu mỡ, rộng lớn, có
nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tuy tiếng nói, phong
tục khác nhau nhưng họ rất đoàn kết cùng nhau
khai khẩn đất đai, làm nhà, dựng làng, lập ấp.
Vậy nhà cửa của họ phân bố ở đâu? Thầy mời
các em xem tranh.
GV treo tranh hình 1/ SGK và giới thiệu: Đây là
tranh 1 cụm dân cư ở đồng bằng Nam Bộ.
Hỏi: Các em quan sát tranh và cho thầy biết nhà
ở của người dân thường tập trung ở đâu? Vì sao?
HS trả lời, GV ghi bảng:
Nhà ở: Dọc theo các sông ngòi, kênh rạch.
GV chốt ý: Đồng bằng Nam Bộ có mạng lưới
sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; vì vậy họ thường
làm nhà dọc theo các sông để thuận tiện cho việc đi
lại và sinh hoạt.
+ HS lắng nghe.
+ HS nhắc lại đề bài.
+ HS mở SGK/ 119.
+ Kinh, Khơ-me,
Chăm, Hoa.
+ HS xem tranh.
+ HS lắng nghe.
+ HS xem tranh.
+ Nhà ở dọc theo các
sông ngòi, kênh rạch để
thuận tiện cho việc đi
lại, sinh hoạt.
Hỏi: Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân
nơi đây là gì?
GV ghi bảng:
Phương tiện: xuồng, ghe.
Cho HS xem tranh chiếc xuồng của người Nam
Bộ.
GV chốt ý: Xuồng, ghe là phương tiện chủ yếu
của người dân Nam Bộ.
Chuyển ý: Ngoài đặc điểm làm nhà dọc theo các
sông, nhà ở của người dân còn có đặc điểm gì?
Các em cùng quan sát tranh cảnh làng quê của
người Tây Nam Bộ. ( treo tranh)
Hỏi: Các em có nhận xét gì về nhà ở của người
dân? Vì sao họ lại làm nhà như thế?
Chốt ý: Sỡ dĩ họ làm nhà đơn sơ là vì nơi đấy có
nhiều vùng trũng, thường hay ngập nước, khí hậu
nắng nóng quanh năm, ít có bão lớn; phương tiện
giao thông đường sá không thuận lợi, đời sống của
người dân còn nhiều khó khăn. Nhà ở của người
dân thường có vách và mái làm bằng lá dừa nước;
bởi vì lá cây dừa nước rất dai và không thấm nước.
Chính vì nhà cửa như vậy nên khi gặp những cơn
gió to nhà dễ bị tốc mái. Điển hình qua cơn bão số
9 vừa qua đã làm thiệt hại hàng chục nghìn ngôi
nhà bị tốc mái hoặc sập hoàn toàn nhiều gia đình
phải chịu cảnh không còn nhà cửa. Nặng nhất là 2
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Bến Tre.
Chuyển ý: Nhà cửa của người dân ở miền Tây
Nam Bộ trước kia là như thế nhưng hôm nay đã đổi
khác. Khác như thế nào? Các em hãy xem tranh.
GV treo tranh ngôi nhà mới.
Yêu cầu HS xem 2 tranh và hỏi: Qua 2 bức tranh,
em hãy so sánh nhà hôm nay có gì khác so với
trước kia?
Chốt ý: Những năm gần đây Đảng và Nhà nước
ta đã đưa ra chương trình cho người dân Nam Bộ là
“sống chung với lũ”. Nhà nước đã khuyến khích và
động viên người dân xây nhà cao hơn, chắc chắn
hơn. Nhà hôm nay được xây bằng gạch, xi măng;
mái lợp tôn, ngói hoặc đổ mái bằng.
GV: Diện mạo làng quê ở Nam Bộ đang có sự
thay đổi. Theo em sự thay đổi đó cho thấy ngày
nay đời sống của người dân như thế nào?
Chốt ý: Ngày nay đời sống mọi mặt của người
dân đang từng bước được nâng cao; hiện nay người
dân đã có điện thắp sáng, có ti vi để xem, có nước
sạch để dùng…
+ Xuồng, ghe.
+ HS xem tranh.
+ HS quan sát tranh.
+ Nhà ở đơn sơ, do
vùng đất trũng, thường
hay ngập nước…
+ HS lắng nghe.
+ HS xem tranh.
+Cho thấy đời sống
của người dân đang
được nâng cao.
+ HS lắng nghe.
12 - 14
phút
Chuyển ý: Tuy đời sống vật chất phát triển,
nhưng những nét văn hoá truyền thống của mỗi dân
tộc luôn được người dân tôn trọng, giữ gìn và phát
huy. Thầy cùng các em sẽ tìm hiểu rõ điều đó qua
phần 2.
Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội.
GV kiểm tra tranh ảnh của HS đã sưu tầm được.
GV treo tranh và trang phục của người Kinh và
yêu cầu học sinh quan xác tranh của minh kết hợp
với tranh trên bảng.
Hỏi: Trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ
là gì?
GV ghi bảng:
Trang phục: Quần áo bà ba và khăn rằn.
Chốt ý: Mỗi dân tộc đều có trang phục riêng;
nhưng trang phục phổ biến là áo bà ba và chiếc
khăn rằn.
Yêu cầu HS dựa vào SGK thảo luận nội dung
sau:
+ Kể tên các lể hội của đồng bằng Nam Bộ mà
em biết?
+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
Các em cùng nhau thảo luận theo nhóm đôi trong
thời gian 1 phút.
GV mời đại diện nhóm trả lời từng nội dung và
yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ xung.
Hỏi: Ngoài những lễ hội mà các bạn vừa nêu, các
em còn sưu tầm được tranh về những lễ hội nào ở
đồng bằng Nam Bộ?
Chốt ý: Nam Bộ có rất nhiều lễ hội như lễ hội
Ka- tê của người Chăm, lễ hội Đôn-ta của người
Khơ-me lễ hội chùa bà Thiên Hậu của người
Hoa…. Nhưng lễ hội nổi tiếng đặc sắc nhất là lễ
hội Bà Chúa Xứ, lễ hội cúng Trăng, lễ tế thần cá
Ông…
GV kết hợp ghi giảng:
Lễ hội: Bà Chúa Xứ, lễ cúng Trăng, lễ tế thần
cá Ông.
GV giới thiệu: Hằng năm cứ đúng vào ngày 16-6
âm lịch, tại các đình, miếu của nhiều xã thuộc các
huyện Bình Đại, Ba Tri của tỉnh Bến Tre lại tổ
chức lễ hội tế thần cá Ông là lễ hội phổ biến của
các ngư dân ở các làng chài ven biển khắp cả nước.
trong ngày lễ hội tất cả các tàu thuyền đánh cá tập
trung về neo đậu cúng lễ, vui chơi và ăn uống.
GV đưa tranh lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc
(An Giang), được tổ chức vào ngày 23-27/4 âm
lịch. Hàng vạn người về đây dự lễ tắm tượng Bà,
dâng hương để cầu phúc lành.
+ HS để tranh lên
bàn.
+ HS thực hiện.
+ Quần áo bà ba và
khăn rằn.
+ HS lắng nghe.
+ 01 HS đọc lại nội
dung thảo luận.
+ HS thảo luận.
+ HS nêu.