Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.67 KB, 14 trang )

Header Page 1 of 126.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
____________________________

ISO 9001:2008

HUỲNH VĂN TỚI

GIẢI PHÁP
NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HỒ TIẾN DŨNG

TRÀ VINH, NĂM 2015

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

TÓM TẮT
Đề tài Luận văn : “Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân
lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh” được nghiên cứu từ


tháng 2 năm 2015 tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh và có
tham khảo ý kiến của các Trung tâm, Chi cục trực thuộc Sở . Đề tài được thực hiện
theo phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng các tiêu chí và thang đo phân tích
hoạt động quản trị nguồn nhân lực , từ đó xây dựng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu
phục vụ cho nghiên cứu .
Đề tài gồm có 3 phần chính:
Phần I : nghiên cứu các lý thuyết khoa học về quản trị nguồn nhân lực phục
vụ cho quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một tổ chức, đơn vị nhằm đạt được
mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Trong đó đi sâu vào các vấn đề như: tuyển dụng và
bố trí sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cũng như các yếu tố
ảnh hưởng đến nguồn nhân lực.v.v…
Phần II: đi sâu vào nghiên cứu về thực trạng của công tác quản trị nguồn nhân
lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá
những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Sở trong thời
gian vừa làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác này
trong tương lai.
Phần III: trên cơ sở các nghiên cứu, phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn
chế về hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ở phần II, tác giả đề xuất các giải pháp thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Sau cùng, người viết có những đề xuất đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
xây dựng và đề ra các cơ chế, chính sách, nhằm tạo điều kiện để thực hiện hoàn thành
các giải pháp đã đề ra.

-iiiFooter Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

ABSTRACT
Research topic: “The solution to improve administration of human resources at

Department of Agriculture and Rural Development in Tra Vinh province” was
conducted since February, 2015 at Department of Agriculture and Rural
Development in Tra Vinh province and has consulted the ideas of centre and
branches which belong to Department.
This study was conducted by the method of qualitative research. Besides, the
researcher used the criteria and scale to analyze human resources management. Since
there, the researcher made a questionnaire to collect data for research service.
The thesis has three main parts:
Part 1: Research on the scientific theory of human resources management to
service for the implementation mission of an organization, unit to achieve the highest
efficiency. Especially, the researcher had depth research on some issues such as
recruit and dispose the usage of human, train and develop human resources as well
as find out factors that affect human resources, etc…
Part 2: Research on the status of human resources management at the
Department of Agriculture and Rural Development, after that the researcher
analyzed, evaluated the strengths and limitations of human resources administration
of the Department in recent time in order to propose solution for conducting it better
in the future.
Part 3: Basing on some research, analyze, evaluate the strengths and limitation
of human resources administration of the Department of Agriculture and Rural
Development in Part 2, the researcher proposed some solution to perform better in
the future.
Finally, the researcher recommended to the agencies and authorized
organization to establish and propose the mechanism and policy in order to create
condition for implementing proposed solution completely.

-ivFooter Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .....................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................4
7. Lược khảo các nghiên cứu thực tế .......................................................................4
8. Kết cấu của luận văn ............................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ..........6
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực .......................................6
1.2. Vai trò quản trị nguồn nhân lực ........................................................................9
1.3. Nội dung chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực ..............................................10
1.3.1.Thu hút nguồn nhân lực.............................................................................10
1.3.1.1.Hoạch định nguồn nhân lực ................................................................10
1.3.1.2. Phân tích công việc ............................................................................12
1.3.1.3. Quá trình tuyển dụng .........................................................................13


-vFooter Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

1.3.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ...........................................................17
1.3.3. Duy trì nguồn nhân lực .............................................................................20
1.3.3.1. Đánh giá kết quả thực hiện công việc ................................................20
1.3.3.2. Trả công lao động ..............................................................................21
1.3.3.3. Quan hệ lao động ...............................................................................23
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực .......................................24
1.4.1. Các yếu tố bên ngoài ................................................................................24
1.4.2. Các yếu tố bên trong .................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH TRÀ VINH ..29
2.1 Khái quát về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh ............29
2.1.1 Đôi nét về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh .................29
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ...........................................................................................................29
2.1.3 Về cơ cấu tổ chức ......................................................................................30
2.1.3.1 Về tổ chức bộ máy ..............................................................................30
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận: .......................32
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị NNL của Sở NN & PTNT tỉnh Trà Vinh .....40
2.2.1. Các yếu tố bên ngoài ................................................................................40
2.2.2. Các yếu tố bên trong .................................................................................41
2.3 Thực trạng họat động nguồn nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Trà Vinh. ........................................................................................................43
2.3.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ...........................................................................................................43
2.3.1.1 Thống kê công chức theo tính chất công việc.....................................43

2.3.1.2 Thống kê công chức theo trình độ quản lý và giới tính ......................44
2.3.1.3 Thống kê công chức theo độ tuổi và giới tính ....................................45
2.3.1.4 Thống kê công chức theo trình độ chuyên môn ..................................46
2.3.2 Thực trạng họat động quản trị nguồn nhân lực tại Sở NN & PTNT .........49

-viFooter Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

2.3.2.1 Công tác thu hút nguồn nhân lực tại Sở NN & PTNT Trà Vinh ........49
2.3.2.2 Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực .................................................50
2.3.2.3 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ...................................55
2.3.2.4. Công tác duy trì nguồn nhân lực tại Sở NN & PTNT Trà Vinh ........60
2.3.2.5 Đánh giá. .............................................................................................66
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ NN & PTNT TỈNH TRÀ VINH ...71
3.1 Cơ sở xây dựng các giải pháp ..........................................................................71
3.1.1. Định hướng phát triển chung tỉnh Trà Vinh .............................................71
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển NNL của Sở NN & PTNT Trà Vinh 72
3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị NNL tại Sở NN & PTNT
tỉnh Trà Vinh ..........................................................................................................73
3.2.1. Giải pháp hoạch định nguồn nhân lực ......................................................73
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng ..............................................75
3.2.3. Giải pháp bố trí, sử dụng nguồn nhân lực hợp lý đạt hiệu quả cao ..........79
3.2.4. Giải pháp đánh giá kết quả công việc ......................................................82
3.2.5. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ..................................85
3.2.6. Giải pháp động viên khuyến khích ...........................................................89
3.2.7. Giải pháp xây dựng văn hóa công sở tại Sở NN & PTNT Trà Vinh........91
3.3. Tổ chức thực hiện các giải pháp .....................................................................92

3.4. Một số kiến nghị .............................................................................................92
KẾT LUẬN ..............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95
PHỤ LỤC

-viiFooter Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCC:

Cán bộ công chức

NNL:

nguồn nhân lực

QLNN:

quản lý nhà nước

NN&PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND:


Ủy ban nhân dân

-viiiFooter Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Quá trình hoạch định nguồn nhân lực

10

Hình 1.2

Quá trình tuyển dụng

15

Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức Sở NN & PTNT


31

-ixFooter Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Thống kê theo tính chất công việc

43

Bảng 2.2

Thống kê theo trình độ quản lý

44

Bảng 2.3

Thống kê theo độ tuổi và giới tính


45

Bảng 2.4

Thống kê lãnh đạo theo độ tuổi và giới tính

46

Bảng 2.5

Thống kê lãnh đạo theo trình độ chuyên môn

46

Bảng 2.6

Thống kê công chức theo trình độ chuyên môn chia
theo chức danh quản lý

Bảng 2.7

Thống kê tình hình biến động công chức

Bảng 2.8

Tổng hợp điểm trung bình chức năng Tuyển dụng,
phân công, bố trí công việc”

Bảng 2.9


Tổng hợp điểm trung bình chức năng theo Quá trình
đào tạo, phát triển

Bảng 2.10

Thống kê tình hình sử dụng kinh phí đào tạo

Bảng 2.11

Tổng hợp điểm trung bình chức năng Tình hình đánh
giá kết quả công việc

Bảng 2.12

Tổng hợp điểm trung bình chức năng Tiền lương và
thu nhập

47
53
53

57
58
63

65

Bảng 3.1

Bảng mô tả công việc


80

Bảng 3.2

Bảng đánh giá công chức

83

Bảng 3.3

Dự toán kinh phí đào tạo

88

-xFooter Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế Việt nam của Chính phủ, trong
đó, nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp được xem là rất quan trọng trong giai
đoạn hiện nay; vừa thực hiện tái cơ cấu trong lĩnh vực sản xuất, vừa thực hiện cơ
cấu lại đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất để thực hiện
nhiệm vụ, đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong tình hình
mới, Đảng ta khẳng định: Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phấn đấu cao nhất
của chế độ ta, coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to
lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp

hóa - hiện đại hóa; khẳng định con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về thể
lực, trí lực, cả về khả năng lao động, năng lực sáng tạo và tính tích cực chính trị xã hội, cả về đạo đức, tâm hồn và tình cảm chính là mục tiêu, là động lực của sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa…Mọi chủ trương, đường lối của Đảng và
chính sách, pháp luật Nhà nước đều nhằm quán triệt tư tưởng chăm lo bồi dưỡng và
phát huy nhân tố con người, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt
Nam….Vấn đề trên, các Nghị quyết của Đảng và chiến lược phát triển phát triển
kinh tế - xã hội của nhà nước nhất là chiến lược phát triển nguồn nhân lực đã trở
thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Bất
kỳ một tổ chức hay cơ quan chuyên môn nào, hoạt động của nó cũng đều cần đến
yếu tố con người, vấn đề quản lý, phát triển và sử dụng con người có thể nói là quan
trọng và không thể thiếu đối với các nhà quản trị. Thực tế chứng minh rằng, chất
lượng nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh chủ yếu của các tổ chức, các
doanh nghiệp, các cơ quan chuyên môn của nhà nước đã có rất nhiều nghiên cứu
chỉ ra rằng dù công nghệ tiên tiến, khoa học tiến bộ đến đâu nhưng việc sử dụng,
phân công, bố trí, đào tạo nhân lực không phù hợp, không có kế hoạch thì kết quả
chất lượng công việc sẽ không cao.

-1Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

Hiện nay cả nước đang quan tâm đến vấn đề giáo dục và phát triển đội ngũ trí
thức với mong muốn nước ta sớm có được một nền giáo dục tiên tiến, đội ngũ lao
động trí óc đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước, vì lẻ
đó hoàn thiện và phát triển nguồn nhân lực đang trở thành đòi hỏi bức thiết hàng đầu
và là vấn đề thời sự nóng bỏng trên chặng đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa của
đất nước, bước vào một thời kỳ phát triển mới, sau khi đã hội nhập toàn diện vào nền
kinh tế toàn cầu, đòi hỏi cần phải có một nguồn nhân lực thích ứng.
Từ xưa đến nay, mọi người đều cho rằng: “Con người là nhân tố trung tâm và

là mục đích của nền sản xuất xã hội”. Vì thế, bất kỳ một tổ chức nào, một xã hội nào
muốn tồn tại và phát triển lâu dài đòi hỏi nhà Quản Trị phải đưa nhân tố con người
lên vị trí hàng đầu, để khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này một cách
hữu hiệu là cả một nghệ thuật của những nhà quản trị, làm sao để cho công việc quản
trị thành công, tạo ra được quyền của nhà lãnh đạo, đồng thời cũng có sự thỏa mãn
của cấp dưới đó là một vấn đề mà không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được.
“Chảy máu chất xám” hiện nay đang là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm, làm sao
chúng ta có thể làm cho mọi người thấy được rằng, ở nước ta sẽ có những điều kiện mà
mình có thể phát huy hết được tiềm năng và khả năng hiện có, hay ngay cả trong những
cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể chuyển đổi nhân sự từ đơn vị này sang đơn vị
khác. Chính vì vậy muốn quản lý và sử dụng yếu tố con người cũng như phát triển nguồn
nhân lực thật sự có hiệu quả thì cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nhiều khía cạnh khác nhau.
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh và tình hình thực
tế nguồn nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay, công tác thu
hút, đào tạo, phát triển và duy trì nguồn nhân lực chưa thể hiện hết vai trò của nhà
quản trị, cán bộ lãnh đạo chưa có chính sách thật sự giữ cán bộ giỏi… Với lý do nêu
trên tôi xin chọn đề tài “Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn
nhân lực tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh” để làm đề
tài nghiên cứu trong Luận văn với hy vọng góp một phần nhỏ phân tích, đánh giá tình
hình thực tiễn về cơ cấu tổ chức, việc sử dụng công chức, biện pháp quản lý nguồn
nhân lực của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ đó nhận định, đánh giá

-2Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

những mặt ưu điểm, nhược điểm và đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
quản trị nguồn nhân lực tại đơn vị.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Đưa ra giải pháp để hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Trà Vinh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài tập trung nghiên cứu:
- Hệ thống lý thuyết Quản trị nguồn nhân lực.
- Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, .
- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực
tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn này bao gồm:
4.1. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu lý thuyết về quản trị
nguồn nhân lực, từ đó tiến hành thu thập các số liệu có liên quan đến luận văn;
4.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua hình thức điều tra bằng câu hỏi phỏng
vấn; đối tượng phỏng vấn là cán bộ lãnh đạo, nhân viên các phòng, ban nghiệp vụ
trực thuộc Sở (công chức) và cán bộ, sau đó xây dựng các biểu mẫu thống kê phục
vụ cho quá trình phân tích đánh giá các tiêu chí có liên quan đến hoạt động quản trị
nhân sự, cho điểm và tiến hành phân tích đánh giá; số liệu thứ cấp được lấy từ bộ
phận quản lý nhân sự của Phòng Tổ chức cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, các phòng chuyên môn, chức năng trực thuộc Sở.

-3Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

5. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: công tác quản trị nguồn nhân lực tại Sở và các đơn vị trực

thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh.
- Đối tượng nghiên cứu: công tác quản trị nguồn nhân lực.
- Đối tượng khảo sát: cán bộ lãnh đạo và nhân viên của Sở và các đơn vị trực
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài có các ý nghĩa sau:
Kết quả nghiên cứu sẽ cho người đọc có được cái nhìn tổng quát về cơ cấu tổ
chức, hoạt động quản trị nguồn nhân lực và cách bố trí nhân sự hiện tại của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, biết được sự tuyển dụng, thu hút, đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân sự của Sở, kết hợp với việc áp dụng các lý thuyết khoa học về quản trị
nhân sự, nhằm làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Sở.
Nghiên cứu cũng cho ta biết được các cách phân tích, đánh giá, các khâu trong
việc quản lý nhân viên một cách khoa học, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ
mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đây là nghiên cứu mang tính mở đầu, tạo điều kiện cho các nghiên cứu sau sâu
hơn về hoạt động quản trị nguồn nhân lực của đơn vị cấp tỉnh.
7. Lược khảo các nghiên cứu thực tế
Đển thực hiện đề tài này, người viết đã nghiên cứu các lý thuyết về quản trị
nguồn nhân lực của các tác giả như Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân; Một
số nội dung về nguồn nhân lực và công tác đánh giá nguồn nhân lực của Nguyễn
Ngọc Hải; Quản trị nguồn nhân lực của Trần Kim Dung; tài liệu giảng dạy môn Quản
trị nguồn nhân lực của Tiến sĩ Huỳnh Văn Hồng; Đề tài luận văn “Giải pháp hoàn
thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
của Phạm Quốc Khải v.v… Người viết đã tiếp cận các chuyên gia, là những cán bộ
lãnh đạo các cơ quan chuyên môn của Sở NN & PTNT, cán bộ lãnh đạo các cơ quan
-4Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.


Đảng, Nhà nước của huyện Châu Thành; gặp gỡ cán bộ, công chức của Sở để thu
thập số liệu và hỏi ý kiến về các vấn đề về nhân sự như : tuyển dụng, bố trí phân công,
các chế độ thu hút, chế độ đào tạo, chế độ tiền lương, tâm lý trong công tác lãnh đạo
tổ chức, tâm lý của cán bộ công chức…tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến các nội
dung của hoạt động Quản trị nguồn nhân lực, từ đó áp dụng các phương pháp đánh
giá, phân tích theo chương trình được đào tạo và thực hiện hoàn thành đề tài này. Tuy
nhiên, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, người viết sẽ tiếp tục nghiên cứu
để áp dụng vào thực tế công tác đạt hiệu quả cao hơn.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung
của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh.
Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực
tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh.

-5Footer Page 14 of 126.



×