Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại huyện đảo Phú Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.43 KB, 31 trang )

MỤC LỤC
LỜI
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................................................2
Tìm hiểu nghiên cứu tiềm năng và thực trạng của du lịch Phú Quốc qua đó đưa ra định hướng và giải
pháp để phát triển du lịch Phú Quốc một cách có hiệu quả và bền vững..............................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................2
+ Đối tượng nghiên cứu: Tài nguyên du lịch và điều kiện phát triển du lịch tại đảo Phú Quốc..........2
+ Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................2

PHẦN I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG .........................................3
1. Các khái niệm cơ bản.........................................................................................................................3
1.1. Khái niệm về du lịch ..................................................................................................................3
1.2. Khái niệm về du lịch bền vững ..................................................................................................3
1.3. Các loại hình du lịch bền vững...................................................................................................4
1.4. Tài nguyên du lịch.......................................................................................................................5
2. Một số lý thuyết liên quan ................................................................................................................6
2.1. Mục tiêu phát triển du lịch bền vững..........................................................................................6
2.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững ...............................................................................6
3. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nơi và bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch bền
vững tại đảo Phú Quốc...........................................................................................................................7
3.1. Một số điển hình về phát triển du lịch không bền vững..............................................................7
3.3. Kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch đảo Phú Quốc.........................................................11

PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN
ĐẢO PHÚ QUỐC..........................................................................................................12
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại đảo Phú Quốc..............................................20
2.3.1. Những ưu điểm và nguyên nhân ...........................................................................................20
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân................................................................................................21


Cuối năm 2015, tại Phú Quốc đã xảy ra vụ nổ súng và chém nhau tại nhà hàng Lion Garden Beer
Club làm 2 người chết . Ông Phạm Văn Nghiệp, Phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc (Kiên Giang)
cho biết, sau khi vụ việc xảy ra có nhiều người tỏ qua quan ngại khi đi du lịch ở Phú Quốc. ...........22

PHẦN III: ĐỄ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI PHÚ QUỐC....................................................................23
3.1. Phương hướng và quan điểm phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc......................................23


3.2. Các giải pháp.................................................................................................................................24
3.2.1. Lựa chọn ưu tiên các loại hình du lịch hiệu quả....................................................................24
3.2.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật..............................................................24
3.2.4. Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và khách du lịch.........................................25
3.2.5. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng.....................................................25
3.2.9. Bảo vệ môi trường .................................................................................................................26
3.3. Một số kiến nghị .........................................................................................................................27


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, tại nhiều quốc gia trên thế giới du lịch đã trở thành ngành công nghiệp
mũi nhọn và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Phát triển du lịch ở Việt Nam đồng nghĩa
với việc giới thiệu với bạn bè trên toàn thế giới về con người đất nước về nét đẹp văn
hóa, một đất nước đậm đà bản sắc dân tộc.
Cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu của con người ngày càng đa dạng và
phức tạp. Do đó để đáp ứng được nhu cầu trọn vẹn của du khách ngành du lịch phải
không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khai thác những yếu tố để phát triển du lịch
sẵn có đồng thời phải có biện pháp hiệu quả trong đầu tư khai thác bảo vệ các nguồn tài
nguyên để có khả năng phát triển bền vững và lâu dài.
Phú Quốc một hòn đảo nằm phía Tây Nam của tổ quốc, nơi được mệnh danh là

hòn đảo ngọc của Việt Nam là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và
ngoài nước. Với khí hậu ôn hòa của miền nhiệt đới quanh năm nóng ẩm, làn nước trong
xanh của biển khơi, và một hệ sinh thái đa dạng…Phú Quốc đang là một điểm đến thu
hút sự chú ý của khách du lịch trong nước cũng như khách du lịch nước ngoài. Với
những gì mà thiên nhiên ban tặng Phú Quốc đã và đang thu hút các nguồn đầu tư lớn
trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc đầu tư quá ồ ạt và thiếu quy hoạch khiến Phú Quốc
mất đi vẻ đẹp hiện có, các cảnh quan tự nhiên dần mất đi thay vào đó là những tác động
tiêu cực của con người. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển du
lịch của Phú Quốc. Thông qua đề tài “Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại
huyện đảo Phú Quốc” chúng em mong muốn góp phần vào việc định hướng phát triển
du lịch và đưa ra những biện pháp nhằm phát triển đảo Phú Quốc một cách bền vững,
hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và bảo vệ môi trường,
đảm bảo an ninh quốc phòng vùng đảo và hải đảo…

1


2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu nghiên cứu tiềm năng và thực trạng của du lịch Phú Quốc qua đó đưa ra
định hướng và giải pháp để phát triển du lịch Phú Quốc một cách có hiệu quả và bền
vững.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Tài nguyên du lịch và điều kiện phát triển du lịch tại đảo Phú
Quốc
+ Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này chỉ thực hiện trong khu vực đảo Phú Quốc và các vùng phụ cận có
ảnh hưởng đến nơi đây.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp quan sát: Quan sát về môi trường cũng như việc làm du lịch của ban
quản lí và người dân nơi đây. Quan sát lượt khách du lịch đến và đi ở Phú Quốc

 Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Lập các câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập tài
liệu để thực hiện đề tài này.
 Phương pháp thu thập tài liệu: Phân tích và thu thập tài liệu từ báo chí, internet.

2


PHẦN I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm về du lịch


Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư

trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích giải trí, công vụ hoặc những
mục đích khác ngoài mục đích kiếm tiền. (Theo luật du lịch Việt Nam ban hành năm
2005, tại điều 4, chương I)
Ngoài ra, Du lịch còn có thể được hiểu là:


Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao
nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số
giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung
ứng.

 Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá
trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân
hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức

tại chỗ về thế giới xung quanh.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy
sự phát triển của du lịch. Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà nó còn là một hiện
tượng xã hội. Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho
du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
1.2. Khái niệm về du lịch bền vững


Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến, nâng cấp và hoàn

thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quan tâm trong
những năm gần đây. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho rằng: “Du lịch
bền vững là loại hình du lịch đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và của những
điểm đến mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch
3


tương lai”. Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không được xâm
phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động
ấy một cách liên tục và lâu dài.
 Trong chương trình “Xóa đói giảm nghèo bằng du lịch” của Hợp phần đào tạo cơ
bản, Giơ-ne-vơ, WTO 2009 có đưa ra định nghĩa “Du lịch bền vững là cam kết tăng
cường sự thịnh vượng của địa phương thông qua tối ưu hóa sự đóng góp của du lịch của
du lịch vào sự thịnh vượng kinh tế của điểm đến du lịch. Du ịch bền vững cần tạo ra thu
nhập và việc làm bền vững cho người lao động mà không gây ảnh hưởng đến môi
trường và văn hóa của điểm đến du lịch, đảm bảo tính khả thi và tính cạnh tranh của các
điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch để họ có thể phát triển tốt mang lại lợi ích lâu
dài”. Trong định nghĩa này thì du lịch đã được hiểu một cách đầy đủ hơn nó được xem
xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường. Và mới đây theo điều 4 Luật Du
lịch năm 2005 đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là: “Du lịch bền vững là sự

phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”.
Tóm lại: Phát triển du lịch bền vững là một vấn đề không thể thiếu được trong quá
trình đi lên của đất nước nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Tuy nhiên bảo vệ và
cải thiện môi trường phải được coi là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển
1.3. Các loại hình du lịch bền vững
+ Du lịch sinh thái: là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn
hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
+ Du lịch trách nhiệm tại các điểm đến được hiểu là việc hạn chế tối đa các tác
động tiêu cực về kinh tế, môi trường và xã hội; tạo ra lợi ích kinh tế lớn hơn và nâng cao
phúc lợi cho người dân địa phương, cải thiện điều kiện làm việc và tham gia vào hoạt
động du lịch; khuyến khích người dân địa phương tham gia vào các quyết định có ảnh
hưởng đến cuộc sống của họ; đóng góp tích cực vào việc bảo tồn các di sản thiên nhiên
và văn hóa nhằm duy trì một thế giới đa dạng; cung cấp những trải nghiệm thú vị cho du
khách thông qua mối liên kết giữa khách du lịch và người dân địa phương, tạo hiểu biết
4


về các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường tại địa phương; tạo cơ hội cho những người
khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn; tôn trọng văn hóa địa phương, khuyến khích sự tôn
trọng lẫn nhau giữa khách du lịch và người dân địa phương; tạo dựng niềm tin, lòng tự
hào dân tộc cho cộng đồng.
+ Du lịch thiên nhiên là các hoạt động du lịch và trải nghiệm tập trung vào thiên
nhiên
+ Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
+ Du lịch khám phá là loại hình du lịch tìm hiểu những cảm giác mới tại điểm
đến.
+ Du lịch sức khỏe là loại hình du lịch liên quan đến các hoạt động vật lý trị liệu,
giải pháp giúp giảm căng thẳng.

1.4. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch: Là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử cùng các thành phần
của chúng góp phần khôi phục, tăng thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động
và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián
tiếp cho việc sản xuát dịch vụ du lịch
Tài nguyên du lịch gồm:
• Tài nguyên du lịch tự nhiên.
• Tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu,
thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du
lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động
sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử
dụng phục vụ mục đích du lịch.
5


2. Một số lý thuyết liên quan
2.1. Mục tiêu phát triển du lịch bền vững
Đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo
những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai bao gồm:
• Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường.
• Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.
• Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa.
• Ðáp ứng cao độ nhu cầu của du khách.
• Duy trì chất lượng môi trường.
• Duy trì một lượng du khách hợp lý và bền vững
2.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Để đảm bảo được ba mục tiêu trên thì phát triển du lịch bền vững cần tuân thủ 10

nguyên tắc:
• Sử dụng tài nguyên một cách bền vững


Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các
suy thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch.



Duy trì tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa là rất quan trọng với
du
lịch bền vững, tạo ra sức bật cho nghành du lịch.



Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển của địa phương và
quốc
gia.



Hỗ trợ nền kinh tế địa phương: Du lịch phải hỗ trợ các hoạt động kinh tế
địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ kinh tế bản địa
cũng như tránh gây hại cho môi trường.



Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ
đem
6



lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường đáp ứng nhu
cầu, thị hiếu của du khách


Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công
nghiệp
du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức cơ quan là đảm bảo cho sự
hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh



Đào tạo các cán bộ quản lý, kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng
kiến
và giải pháp du lịch bền vững nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du
lịch



Marketing du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách
những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của
du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó
góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách



Triển khai các nghiên cứu, nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề, mang lại
lợi
ích cho các khu du lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và du khách


3. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nơi và bài học kinh nghiệm cho phát
triển du lịch bền vững tại đảo Phú Quốc
3.1. Một số điển hình về phát triển du lịch không bền vững
 Phát triển du lịch ở Pattaya (Thái Lan)
Trong gần 3 thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã xây dựng từ hơn 400 lên đến gần 25.000
phòng khách sạn. Với việc ồ ạt phát triển các cơ sở lưu trú trong một thời gian ngắn tại
một địa điểm đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực. Biển trở nên rất ô nhiễm và Ủy ban
Môi trường Quốc gia Thái Lan đã phải đưa ra tuyên bố là việc tắm biển ở đây không an
toàn vào năm 1989. Cùng với đó là các đặc điểm tự nhiên khác bị phá hủy một cách
nghiêm trọng, sự đánh mất cây cối, động vật hoang dã làm cho môi trường trở nên khô
7


cằn. Sự phát triển không có quy hoạch đó đã kéo theo sự ùn tắc về giao thông, thiếu
nước sinh hoạt, xung đột về chính trị và cả về mặt xã hội ngày càng gia tăng làm cản trở
cho sự phát triển du lịch bền vững. Những nguyên nhân đó đã làm cho nhiều khách du
lịch không muốn đến Pattaya và năm 1989 thì hầu như không có khách du lịch nào
muốn quay trở lại với địa điểm du lịch này nữa. Với những giải pháp hiện hữu được đưa
ra năm 1993 nhằm giải quyết các vấn đề trên thì xu hướng phát triển mới dần được đẩy
lùi và số lượng khách dần có dấu hiệu tăng trở lại.
Một trong những nguyên nhân chính đánh mất sự nổi tiếng của khu du lịch
pattaya đó chính là sự suy thoái về mặt môi trường, ô nhiễm, sự phá hủy môi trường tự
nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, động vật hoang dã…Cùng với đó là sự kém hấp dẫn đối
với du khách. Vấn đề đặt ra ở đây là phải nhận thức được vấn đề phát triển du lịch phải
đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch.
 Phát triển du lịch ở đảo Canary (Tây Ban Nha)
Đảo Canary gồm 7 đảo và một số đảo nhỏ ở Đại Tây Dương, nổi tiếng là trung
tâm đa dạng sinh học với sự tập trung của nhiều loài sinh vật biển, có nhiều cảnh quan
đẹp phong phú, khí hậu lý tưởng. Điều đó đã giúp cho nơi đây trở thành điểm đến quen

thuộc của du khách Châu Âu. Ở đây du lịch được phát triển khá sớm bắt đầu vào cuối
thế kỉ 19 với một số ít du khách Châu Âu đến đây vì lí do chữa bệnh. Ngành du lịch dịch
vụ chiếm gần 80% tổng thu nhập của nền kinh tế.
Sự phát triển nhanh của du lịch ở Canary nhưng không có những quy hoạch phát
triển cơ sở hạ tầng du lịch một cách hợp lý đã dẫn đến việc quá tải du lịch và áp lực về
đất đai. Quá trình xây dựng bất hợp lý đó đã kéo theo sự mất kiểm soát trong phân bổ
nguồn nước sinh hoạt, phân bổ công việc và các nhân tố khác. Cùng với đó là sự đầu tư
ồ ạt từ nước ngoài đã tạo ra môi trường không tốt cho dân cư địa phương và dân cư địa
phương đang dần dần trở thành những người thiểu số.
Sự phát triển quá nóng ở quần đảo Canary đã cho thấy tính chất không bền vững trong
quá trình phát triển du lịch. Cùng với lượng du khách đông là việc thải ra hàng triệu tấn
rác thải, ô nhiễm không khí. Mức độ khai thác du lịch bất hợp pháp ngày càng gia tăng
8


do người dân chạy theo lợi nhuận đã làm cho cảnh quan nơi đây xuống cấp nghiêm
trọng. Vấn đề quần đảo Canary đang trở thành một vấn đề khó khăn cần giải quyết.
3.2. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững
 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở đảo Bali ( Indonesia)
Trong số hàng nghìn đảo lớn nhỏ của đất nước Indonesia, Bali nổi lên như một
viên kim cương rực rỡ. Nơi đây được du khách ưu ái đặt tên là thiên đường nhiệt đới.
Bali, hòn đảo nhiệt đới xinh đẹp của Indonesia trở thành một trong những điểm du lịch
nổi tiếng nhất châu Á. Bali thu hút du khách bởi cảnh biển xinh đẹp, vùng đất giàu văn
hóa với nhiều lễ hội và những ngôi đền đẹp nằm trên biển. Có nhiều điểm tương đồng về
cảnh sắc tự nhiên nhưng xét về cơ sở hạ tầng và chất lượng du lịch, Phú Quốc cần học
hỏi thêm kinh nghiệm phát triển từ Bali:
Indonesia có chủ trương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Chính phủ hỗ trợ
phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng động làm du lịch, đồng thời hướng
dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch. Các sản phẩm chính được định hướng:
du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển, du lịch MICE… Ở

nhiều vùng khác của Bali (Indonesia) người ta cũng thành lập các ban quản lý có sự
tham gia của cộng đồng địa phương như ở Alas Kedaton – một điểm du lịch ở Bali được
quản lý bởi DESA ADAT (cộng đồng làng). Ngoài việc tạo việc làm cho dân cư địa
phương, người ta cũng gắn chặt lợi ích của cộng đồng với việc phát triển DLST. Các thu
nhập của DESA ADAT được phân phối trong dân và các cơ quan có liên quan như: tiền
giữ xe được chia sẻ cho chính quyền địa phương là 65%, còn cộng đồng địa phương là
35%... Năm 2008, mỗi gia đình ở Alas Kedaton nhận được trung bình khoảng 45.000
Rupiad. Vì vậy, bên cạnh việc tuyên truyền, chính lợi ích kinh tế đã gắn chặt trách nhiệm
của người dân trong việc bảo tồn môi trường và văn hóa cho sự phát triển DLST bền
vững. Mặt khác, nó cũng tạo nên trách nhiệm cho cộng đồng dân cư xung quanh Alas
Kedaton. Những người có cửa hàng bên cạnh để vào vùng này (khoảng 240 cửa hàng)
tích cực tham gia làm hướng dẫn viên du lịch, và trước khi khách rời khỏi vùng, các
9


hướng dẫn viên cho khách du lịch thấy các nghề thủ công và đồ lưu niệm trong các cửa
hàng của họ. Việc này đã góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng, ngoài ra thuế từ
các khoản thu nhập của các cửa hàng được dùng để phục hồi các đền thờ, bảo tồn môi
trường, sửa chữa cơ sở hạ tầng…
Đối với việc phát triển sản phẩm du lịch, đặc biệt tại địa bàn đảo Bali – một trong
những điểm du lịch nổi bật của Indonesia thì những thành công chính nằm ở vấn đề như
tôn trọng ý kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển
du lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến thức, có
quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống.
Tại Bali có đầy đủ các loại hình du lịch biển - núi – rừng, hơn nữa tại Bali là du
khách được phép mua và sở hữu nhà ở tại các ốc đảo này. Bali tận dụng mọi ưu thế để
tiếp thị hình ảnh của một ốc đảo du lịch, nhất quán từ trung tâm thành phố đến các đảo,
mỗi một địa điểm bạn đến là có một sự trải nghiệm khác nhau.
Tại Bali du khách còn có nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch của mình : du lịch
biển, du lịch phật giáo, du lịch tâm linh….Ở Bali, cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn được trú

trọng đầu tư vào hệ thống giao thông thuận tiện, cơ sở lưu trú hiện đại và thân thiện với
môi trường: hoạt động du lịch đa dạng với vô vàn những lựa chọn cho khách du lịch
( lặn biển, lướt song, du lịch núi lửa…), có quá nhiều các hoạt động vui chơi giải trí,
mang lại sự trải nghiệm thú vị cho khách du lịch. Trên bờ là hàng trăm, hàng nghìn nhà
hàng, quầy bar, nơi bạn tận hưởng đồ ăn Trung Hoa, Pháp, Italy, Ấn Độ… với nhiều
hương vị đặc trưng. Là quốc gia Hồi giáo song Indonesia có nhịp sống khá tự do. Đảo
Bali đón nhận đủ loại du khách nên sự pha trộn văn hóa càng đặc biệt, bởi vậy bất kỳ ai
cũng sẽ tìm ra cho mình những điều hấp dẫn
 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Phong Nha- Kẻ Bàng

10


Những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến Phong Nha-Kẻ Bàng liên tục tăng.
Cùng với đó cơ sở vật chất cũng được nâng cấp, cải thiện, chất lượng phục vụ cũng ngày
càng được nâng cao.
Tuy vậy, với số lượng lớn du khách đến với Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh
trong mỗi năm thì nơi đây cũng phải đối mặt với một lượng lớn rác thải, môi trường du
lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất mạnh.
Trước những tồn tại trên UBND tỉnh đã chỉ đạo sở du lịch tỉnh Quảng Bình phối
hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như đưa ra
chính sách đưa hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư;
phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi
trường, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách hỗ trợ, ổn định cuộc sống cho
người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động họ tham gia tích
cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du
khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tạo cuộc sống ổn định cho họ và quan trọng
hơn là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên của người dân.
3.3. Kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch đảo Phú Quốc
Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của tỉnh Vân Nam, Phong Nha

- Kẻ Bàng, và sự phát triển du lịch không bền vững của Pattaya, đảo Canary có thể rút ra
một số kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển du lịch bền vững tại các khu du lịch nói
chung và đảo Phú Quốc nói riêng như sau:
Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức ban ngành liên
quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch. Tích cực quảng bá, tiếp thị
hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của khu du lịch, xây dựng hệ thống thông tin chi
tiết để phục vụ du khách tìm hiểu về du lịch biển đảo Phú Quốc
Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho dân cư
địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu du lịch
Hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao nhận thức
của cộng đồng trong bảo vệ môi trường và cảnh quan du lịch
11


Tích cực phát triển các ngành nghề địa phương phục vụ du lịch, việc khai

thác

và phát triển các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng chính là cách làm du
lịch bền vững.
Xây dựng kênh thông tin phản hồi ý kiến của du khách, mạng lưới cộng

đồng

tham gia vào việc giám sát, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, các khu vui chơi phục vụ
du lịch.
PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN
ĐẢO PHÚ QUỐC
2.1. Khái quát tiềm năng phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc

1.3. Tài nguyên du lịch
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc. Với tổng
diện tích là 589,23 km2, chu vi khoảng 150km gồm 2 thị trấn ( Dương Đông và An
Thới) và 7 xã ( Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn, Hàm Ninh, Dương Tơ, Nam An Thới)


Tài nguyên du lịch tự nhiên
+ Sinh vật biển: Biển Phú Quốc có 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm,

125 loài cá ở rặng san hô, 132 loài thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài cỏ biển (trong
đó 9 loại đã được ghi nhận), có nhiều loài quan trọng như trai tai tượng, ốc đun cái. Đặc
biệt, có loài đồi mồi đến vùng biển này đẻ trứng và sự xuất hiện của loài Dugong. Các
bãi san hô luôn là sức hút đối với những khách du lịch thích khám phá những sinh
vật dưới lòng đại dương.
+ Bãi biển: Bao bọc xung quanh Phú Quốc là biển với tổng chiều dài 150km. Có
những bãi tắm đẹp như bãiTrường, bãi Khem, bãi Giếng, bãi

Sao,

bãi

Vòng...với

những ghềnh đá nhô ra bờ biển như mũi Dinh Cậu, mũi Ông Đội. Ở vị trí xa đất liền, xa
các khu công nghiệp nên chất lượng nước biển, bãi tắm của Phú Quốc hơn hẳn những
nơi khác.
+ Rừng: Có nhiều hệ sinh thái rừng đặc trưng như hệ sinh thái rừng cây nguyên
sinh cây họ Dầu, hệ sinh thái rừng trên núi đá, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái
12



rừng Tràm…Thành phần thực vật, động vật ở vườn quốc gia Phú Quốc rất phong phú
và đa dạng: khoảng 470 loại thực vật cao,150 loại động vật hoang dã, có nhiều động
thực vật quý hiếm, có giá trị đặc hữu. Sinh cảnh chung của rừng Phú Quốc hiện nay có
thể được coi là một trong những nơi hấp dẫn nhất Nam Bộ.


Tài nguyên du lịch nhân văn
+ Văn hóa phi vật thể : Phú Quốc không chỉ nổi tiếng là một hòn đảo có cảnh

quan thiên nhiên đẹp mà còn là một vùng đất mang đậm màu sắc văn hóa dân gian
với những truyền thuyết, ca dao, dân ca, tín ngưỡng... Có nhiều đình chùa, miếu
mạo,thờ cúng những vị thần có công khai đảo và những vị anh hùng đã được dân gian
thần thánh hóa (như cúng bà Kim Giao, cúng cầu an ở đình Dương Đông, cúng cô Sáu,
cúng giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực...). Nét đặc sắc của văn hóa phi vật thể
ở đảo Phú Quốc là mảng truyền thuyết. Hầu hết các địa danh du lịch trên đảo đều gắn
với một vài truyền thuyết, như truyền thuyết về sự ra đời của đạo Cao Đài, về vua Gia
Long - Nguyễn Ánh, về anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực...
+ Văn hóa vật thể: Dạng nhà sàn, nhưng nó lại mang những nét riêng của nhà
sàn vùng sông nước miền Tây Nam Bộ như: nhà sàn trong vườn, bên bờ sông, bờ rạch,
bờ biển. Mục đích của nhà sàn ở Phú Quốc không phải để tránh thú dữ như vùng
miền núi mà là để tránh cát thổi, tránh côn trùng, vì vậy cấu trúc nhà sàn nơi đây đơn
giản hơn. Hiện nay, Phú Quốc có ngôi làng cổ (với khoảng 15 căn nhà), mọi sinh
hoạt trong làng nguyên sơ từ nhà ở đến ăn uống, ứng xử vẫn giữ được nét điển hình
truyền thống của cư dân bản địa rất độc đáo.
+ Nghệ thuật ẩm thực: Ẩm thực của Phú Quốc là điểm gặp gỡ, giao thoa cách chế
biến của các dân tộc Việt -Hoa-Khmer tạo nên hương vị độc đáo khó lẫn với nơi khác.
Nét đặc sắc rất Phú Quốc là ở chỗ: Những sản phẩm ấy không chỉ là sự ưu đãi của
thiên nhiên mà cao hơn đó chính là ở bàn tay nhào nặn, chế biến đạt đến trình độ điêu
luyện của con người sở tại. Với du khách, điều quan trọng mà họ muốn chiêm ngưỡng

chính là quy trình làm ra sản phẩm và tài nghệ của các nghệ nhân.
1.4. Cơ sở hạ tầng
13




Hệ thống giao thông: Giao thông là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược

phát triển du lịch huyện đảo Phú Quốc. Mạng lưới giao thông toàn huyện bao gồm giao
thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không đã có những chuyển biến tích cực.
+ Đường bộ: Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng chiều dài đường bộ toàn huyện là
149km, trong đó có 132,6 km đường tỉnh lộ; 37,4 km đường nội ô thị trấn và gồm 5
tuyến đường chính : tuyến An Thới – Dương Đông – Bãi Thơm (50km), tuyến xuyên
đảo theo hướng Bắc – Nam nối các điểm dân cư nông thôn. Cuối năm 2004, UBND tỉnh
Kiên Giang đã khởi công một số công trình giao thông quan trọng trên đảo Phú Quốc:
nâng cấp, mở rộng kết hợp với đầu tư các tuyến đường Dương Đông và An Thới; nâng
cấp, mở rộng các tuyến lộ 46 đến lộ 47, đường Suối Mây, đường Rạch Vẹm, đường Bãi
Thơm –Rạch Tràm – Mũi Đá Bạc, xây dựng mới công trình cầu Cửa Cạn – Gành Dầu
+ Đường biển: Hiện nay, Phú Quốc có 2 tuyến đường biển chính: Các tuyến đường thủy
vận chuyển hành khách và hàng hóa quan trọng nối đảo với đất liền: Phú Quốc - Rạch
Giá dài 120km ; Phú Quốc – Hà Tiên dài 70km ; tuyến đường thủy vận chuyển hành
khách và hàng hóa nối đảo lớn với các đảo nhỏ như Phú Quốc – Thổ Chu dài 120km,
Phú Quốc – Hòn Thơm dài 10km, Thổ Châu – An Thới dài 110 km
+ Đường hàng không: Có thể nói đến Phú Quốc du lịch đa phần các du khách đều chọn
lựa cách di chuyển bằng đường hàng không. Trước đây do những hạn chế về sân bay du
khách chỉ có thể di chuyển theo những đường bay ngắn từ TPHCM đến đảo mà không
hề có những chuyến bay thẳng từ nhiều nơi khác đến
Hiện tại với sự đầu tư xây dựng các sân bay đặc biệt là Sân bay Phú Quốc với đường
băng dài 2.200 m, có khả năng tiếp nhận máy bay ATR.72 với sức chứa 70 hành khách/

chuyến. Nhà ga có thể đón 200.000 khách/năm, phục vụ 5 chuyến bay/ngày với các
tuyến Phú Quốc – Rạch Sỏi, Phú Quốc – Thành phố Hồ Chí Minh.
mỗi ngày tại đảo Phú Quốc có tới 25 chuyến bay dài, ngắn khác nhau đến từ Hà Nội,
Cần Thơ, TPHCM rất thuận tiện cho du khách di chuyển thẳng một lần mà không mất
thời gian.
14


Bộ giao thông Vận tải cùng với tỉnh UBND tỉnh Kiên Giang đã bắt tay vào xây
dựng sân bay quốc tế với đường băng dài 3.000 m đặt tại xã Dương Tơ với tổng kinh phí
đầu tư là 2.500 tỷ đồng. Đây là sân bay được xem là đạt chuẩn quốc tế, giúp Phú Quốc
tránh những khó khăn trong việc tăng công suất vận chuyển hành khách, đồng thời là
cầu nối giữa Phú Quốc với các nước trong khu vực và cả trên thế giới, nhằm thúc đẩy
thương mại và du lịch huyện đảo phát triển.


Cơ sở lưu trú : Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2010, cùng với gia tăng về số lượng

khách du lịch, cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ du lịch đã có những bước chuyển biến căn
bản cả về số lượng và chất lượng. Các khu du lịch, khách sạn liên doanh với nước ngoài
được xây dựng tạo nên dáng vẻ mới cho các điểm du lịch quan trọng của huyện, đáp ứng
được phần nào nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Đến năm 2010, số lượng cơ sở
lưu trú tăng liên tục từ 128 cơ sở kinh doanh lên 153 cơ sở kinh doanh chiếm 35,8% cơ
sở lưu trú toàn tỉnh (153/427); trong đó các cơ sở lưu trú được phép hoạt động trên địa
bàn chiếm 60% tổng cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh (90/146 cơ sở). Đến năm 2015,Phú
Quốc hiện có hơn 6.000 phòng khách sạn và đến năm 2020, dự kiến Phú Quốc sẽ có
15.000 phòng, đủ sức đón từ 2,5-3 triệu du khách/năm.


Tuyến điện lưới quốc gia Hà Tiên -Phú Quốc: Từ lâu người dân trên đảo ngọc


Phú Quốc chỉ dùng điện được phát ra từ những chiếc máy phát điện chạy dầu đi-ê-den,
máy phát điện cỡ nhỏ chính vì vậy tất cả mọi thứ trên đảo này cũng vì thế mà giá cao
chênh vênh. Phòng nghỉ rẻ nhất ở Phú Quốc trung bình cũng phải 250.000đ cho một
đêm. Để giải quyết vấn đề này dự án cáp ngầm 110kv Hà Tiên –Phú Quốc dài 55,8km
có tổng mức đầu tư 2.336 tỷ đồng đã được thi công và hoàn thành vào năm 2014.


Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin trên đảo phát triển tốt. Điện thoại, mạng đã

phủ sóng trên đảo lớn và các đảo nhỏ. Dịch vụ internet phát triển mạnh. Hiện nay, với
trạm thu và phát vệ tinh tại đất liền (Hòn Quéo – Hòn Đất), đã giúp cho hầu hết các đảo
đều đã bắt được các kênh phát trực tiếp trên vệ tinh như VT1, VT2, VT3, VT4... truyền
hình cáp, my tivi, cũng như các đài địa phương khác. Trạm phát sóng truyền thanh đặt
tại Dương Đông phát 24/24 phủ sóng khắp các đảo
15




Phú Quốc đang được các “ông lớn” đổ tiền để phát triển các khu nghỉ dưỡng ven

biển như Vinpearl Phú Quốc 17.156 tỷ; Sonasea Villas & Resorts Phú Quốc 4.500 tỷ;
Khách sạn Crowne Plaza 1.500 tỷ, khách sạn và biệt thự cho thuê Nam Cường 3.200 tỷ,
khu tổ hợp du lịch 100ha của Sungroup tại bãi Khem…
1.5. Thị trường khách du lịch
Phú Quốc khai thác mạnh thị trường khách du lịch nội địa, chú trọng các đô thị
lớn trong nước và đồng bằng sông Cửu Long mở rộng thị trường quốc tế, nhất là tập
trung vào các thị trường có khả năng chi trả cao như: Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Tây Âu và
ASEAN. Khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số khách du lịch đến

với Phú Quốc: chiếm xấp xỉ 90% (2000); 80,02% (2005); 70,9% (2010). Nguồn khách
du lịch nội địa đến Phú Quốc chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu
Long và các tỉnh phía Bắc.
Khách nội địa: chủ yếu đi với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng chiếm tỉ lệ cao
nhất (khoảng 80%), họ đi du lịch quanh năm những chủ yếu tập trung vào dịp hè, các
ngày nghỉ cuối tuần. Ngoài ra, còn có khách đi dưới dạng hình thức công vụ như cán bộ,
công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp... thường kết hợp công
tác với du lịch.
Về cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế: Hầu hết khách quốc tế đến Phú Quốc
với mục đích chủ yếu là tham quan danh lam thắng cảnh và tìm hiểu văn hóa bản địa. 20
Thị trường khách chủ yếu ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ (như Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,
Hoa Kỳ, Canada…) chiếm 70%; Đông Bắc Á (như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc…) chiếm
18,2 %; khu vực ASEAN (như Thái Lan, Malaixia, Indonesia, Campuchia…) chiếm
6,8% .
Khách quốc tế đến với mục đích thương mại là nhóm khách có khả năng chi trả
rất cao, đòi hỏi chất lượng phục vụ tốt, đặc biệt là coi trọng vấn đề vệ sinh và an toàn
thực phẩm. Họ thường đi riêng lẻ, thời gian lưu trú không dài, đối với họ thời gian là
“vàng” nên khi đến một nơi nào đó họ đều tìm hiểu nghiên cứu rất kỹ các cơ hội và khả
năng hợp tác đầu tư, họ thường ở các khách sạn thương mại cao cấp. Để phục vụ nhóm
16


du khách này, các công ty lữ hành cần dành những gì tốt nhất có thể để phục vụ du
khách.
Khách du lịch có mục đích thăm thân nhân, chủ yếu là Việt Kiều về thăm gia
đình, họ hàng, quê hương. Mặc dù có thời gian lưu trú dài nhưng ít sử dụng dịch vụ lưu
trú, thường sử dụng dịch vụ chất lượng trung bình, giá cả vừa phải, mức chi tiêu không
cao. Nhóm du khách này gia tăng nhanh và nhiều người có nhu cầu quay trở lại du lịch
lần thứ 2, thứ 3...
Thị trường khách du lịch Châu Á và Việt Kiều...là thị trường đầy tiềm năng,

chiếm tỷ lệ cao. Đa phần du khách đều cho rằng, Phú Quốc có phong cảnh đẹp, không
khí trong lành, chất lượng khách sạn nhà hàng đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên hàng hóa mua
sắm đồ lưu niệm, dịch vụ vui chơi giải trí còn nghèo nàn, sản phẩm chưa có nét đặc
trưng riêng, tạo nên cảm giác nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực và các
điểm du lịch khác trong nước.
Thị trường khách du lịch châu Âu, Mỹ, Oxtraylia... có khả năng chi trả rất cao,
đòi hỏi được phục vụ những sản phẩm du lịch hoàn hảo, nhưng cũng rất đắn đo trong chi
tiêu. Phần lớn du khách có nhu cầu khám phá văn hóa phương Đông. Do đã quá quen
với cuộc sống tiện nghi, vật chất và kỹ thuật cao cho nên họ ưu thích gần gủi với thiên
nhiên, thích nghiên cứu và khám phá những nét đẹp độc đáo của văn hóa địa phương
qua các loại hình nghệ thuật dân gian, trang phục dân tộc, kiến trúc và các đặc điểm
quần cư. Họ thích tham gia những hoạt động lễ hội, chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ
của người Việt, người Hoa và người Khmer... tìm hiểu những nét đặc sắc của các tôn
giáo. Tuy nhiên, nhóm khách này đòi hỏi phải có tiện nghi sinh hoạt và lưu trú đạt
chuẩn, đặc biệt về môi trường, phòng ở, thông tin liên lạc, phương tiện đi lại, ăn uống
phải đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Du khách rất quan tâm đến hàng hóa, đồ lưu
niệm trong đó đặc biệt là đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống; đồ giả cổ, tranh ảnh mỹ
thuật, nghệ thuật... Phục vụ khách du lịch ở thị trường này rất khó, đòi hỏi phải có chiến
lược về sản phẩm, chiến lược về quảng cáo, chiến lược về đào tạo nhân lực.
17


Hiện nay, trong chiến lược thu hút khách du lịch, Phú Quốc xác định thị trường có
tính chất lâu dài và nhiều tiềm năng đó là thị trường Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc); Bắc
Á (Nga, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong...); Tây Âu (Anh, Pháp, Hà Lan...); Bắc Mĩ.
1.6. Một số chính sách giúp tạo điều kiện phát triển du lịch ở đảo Phú Quốc
- Phú Quốc được thủ tướng chính phủ phê duyệt trở thành đặc khu kinh tế của Việt
Nam. Nhiều chính sách hấp dẫn đang và sẽ được áp dụng: miễn thuế VAT cho du khách
tại Phú Quốc, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 10% thay vì 28%, thuế thu nhập
cá nhân được giảm 50%. Đặc biệt là Chính sách miễn thị thực cho khách quốc tế:

Theo quyết định số 80/2013/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ ký vào ngày 27
tháng 12 năm 2013 về việc ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đảo
Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.
Người nước ngoài người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh, xuất
cảnh cư trú tại đảo Phú Quốc được miễn thị thực với thời gian tạm trú không quá 30
ngày. Trường hợp người nước ngoài vào một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam (kể đường
không và đường biển) lưu tại khu vực quá cảnh ở khu vực đó rồi chuyển tiếp đi đảo Phú
Quốc cũng được miễn thị thực. Đây là chính sách mới được thủ tướng chính phủ ban
hành nhằm tạo thêm điều kiện để Phú Quốc thu hút khách du lịch hơn nữa.
2.2. Một số kết quả phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc
+ Kinh tế: Trong giai đoạn 2005 – 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của huyện
Phú Quốc đạt 21,12% (so với cả tỉnh 11,5%). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng
hướng: tỷ trọng nông - lâm – thủy sản giảm từ 31,18% còn 24,11%; công nghiệp – xây
dựng giảm 33,25% còn 26,63%; thương mại – dịch vụ tăng từ 35,57% lên 49,26%.
Trong đó, du lịch tăng trưởng cao, bình quân 23,69%/năm (cả tỉnh 17,4%/năm).
Bảng 1: Cơ cấu các ngành kinh tế quốc dân qua các năm 2000, năm 2010

18


Cơ cấu

Năm
2000
2010

Toàn tỉnh Kiên Giang (%)
Nông
Công Thương


Huyện Phú Quốc (%)
Nông
Công
Thương

lâm

nghiệp

mại và

lâm

nghiệp

mại và

ngư

và xd

dl

ngư

và xd

dl

48,43

42,70

27,53
23,90

24,04
33.40

37,20
24,11

37,20
26,63

25,60
49,26

Nguồn: Số liệu tổng hợp phòng thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2011
Xã hội: Khách du lịch đến Phú Quốc tăng kéo theo hoạt động kinh doanh dịch vụ, khả
năng tạo việc làm cũng tăng theo. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở Phú Quốc
có sự chuyển biến tích cực: tỷ lệ lao động trong ngành thương mại và dịch vụ tăng
69,4% (2008) lên 71,4% (2010) cao hơn nhiều so với trung bình của cả tỉnh (từ 14,4 %
năm 2008 lên 25,3%). Tính đến quý 1 năm 2011, tổng số lao động trong toàn huyện là
40. 493 người, tăng gấp 1,22 lần so với năm 2005 (34.038 người). Lao động trong ngành
dịch vụ chiến 71,4%, trong đó lao động hoạt động trong ngành du lịch tăng lên liên tục
trong các năm: năm 2000 mới chỉ có 1.817 lao động chiếm 6,1% ; năm 2004 là 2.197
chiếm 6,62%.
Những năm gần đây lượng khách du lịch đến Phú Quốc gia tăng liên tục trung bình tăng
khoảng 24% trong bảy năm qua. Năm 2013 hòn đảo này đã thu hút 622.479 lượt khách
du lịch, trong đó khách nội địa chiếm tới 80%. Lượt khách nội địa đến Phú Quốc năm

2013 tăng gấp đôi so với năm 2012 nhờ sự hoạt động của sân bay mới với năng lực vận
chuyển tăng 60%. Gần đây nhất trong 10 tháng đầu năm 2015 Phú Quốc đón khoảng
750.000 lượt khách, trong đó có 30% là khách quốc tế, tăng hơn 44% so với cùng kỳ
năm 2014.
Năng lực phát triển cơ sở hạ tầng: Hiện nay, đường biển với tàu cao tốc xuất phát từ
thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên với 5 chuyến đi và về mỗi ngày, bình quân 150 300 khách/tàu, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách ra đảo.
19


Đường hàng không có sân bay Phú Quốc tần suất 15 - 20 chuyến/ngày nối Phú Quốc với
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Rạch Giá đưa du khách khắp mọi miền
đất nước, khách quốc tế đến với đảo rất tiện lợi.
Sân bay Phú Quốc có thể tiếp nhận máy bay Boeing 747. Nhà ga hành khách có diện
tích 24.325 m2, công suất phục vụ 2,65 triệu khách/năm..
Công suất phòng trung bình các khách sạn cao cấp tại Phú Quốc được giữ ổn định
khoảng 75%. Các khách sạn có quy mô nhỏ (từ 17 tới 43 phòng) thường đạt công suất
phòng từ 80% trở lên.. Khối khách sạn 4 sao và 3 sao hạng sang đạt công suất phòng
trung bình khoảng 80%, trong khi khối khách sạn 4 sao tiêu chuẩn chỉ đạt 60%.
Đa dạng các sản phẩm du lịch
Nhờ tận dụng tài nguyên tự nhiên phong phú Phú Quốc phát triển đa dạng các loại hình
du lịch:
Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái ở Phú Quốc được tổ chức thành các tour tham quan, du
ngoạn, đặc biệt là ở những đảo chưa có người sinh sống. Những điểm du lịch tiêu biểu như:
bãi Trường, bãi Sao, bãi Dài, bãi Thơm, chùa Sùng Hưng, dinh Cậu, làng chài Hàm Ninh...
Các loại hình du lịch như: du lịch tắm biển, tắm suối;du lịch ngắm thiên nhiên;du lịch tham
quan các làng nghề;tham quan các lễ hội truyền thống;du lịch khám phá đảo;du lịch sinh thái
khám phá văn hóa và sản phẩm địa phương
Du lịch nghỉ dưỡng: Một số khu nghỉ dưỡng cao cấp ở Phú Quốc như khu nghỉ dưỡng Ngàn
Sao, La Veranda, Sasco Blue lagoon, Tropicana Island Resort... với những loại hình như:
nghỉ dưỡng tuần trăng mật ,du lịch nghỉ dưỡng và spa, du lịch chữa bệnh...

Du lịch thể thao biển : Một số hoạt động tiêu biểu: lặn ngắm san hô, câu cá, thuyền buồm,
lướt sóng, các trò chơi trên biển, leo núi dã ngoại
Du lịch khám phá: Phú Quốc là khu dự trữ sinh quyển thế giới (2007), du khách đến với
Phú Quốc ngoài tham quan, nghỉ dưỡng còn vì mục đích nghiên cứu, khám phá. Với các loại
hình du lịch như: khám phá đảo hoang, dã ngoại thám hiểm, thám hiểm rừng nguyên sinh, lặn
ngắm san hô... Đối tượng du khách là các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh
viên, du khách thích khám phá, ưa mạo hiểm

2.3. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại đảo Phú Quốc
2.3.1. Những ưu điểm và nguyên nhân
Thế mạnh của huyện đảo là: Phong cảnh thiên nhiên đẹp, chưa bị hủy hoại bởi tác động
của con người; Bãi biển cát trắng tuyệt đẹp và còn rất hoang sơ; Vùng nông thôn yên
bình, không khí mát mẻ, trong lành; Các phục vụ tốt, thức ăn ngon, các cơ sở ăn uống,
20


lưu trú sạch sẽ và hoạt động hiệu quả; Con người và văn hóa bản địa đặc sắc, hấp dẫn.
Cho đến hiện nay, Phú Quốc đã phát triển trên 5 loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, tham
quan, giải trí, sinh thái, thể thao, mạo hiểm, nghiên cứu, khám phá...
Phú Quốc được mệnh danh là “Hòn đảo ngọc châu Á” và được các chuyên gia Tổ
chức Du lịch thế giới xếp vào danh sách 12 hòn đảo nổi tiếng nhất thế giới.
- Doanh thu từ du lịch trong những năm qua ngày càng tăng, lượng khách du lịch đến
với Phú Quốc cũng ngày càng gia tăng
- Cùng với đó là chất lượng các cơ sở phục vụ cho du lịch ngày một cải thiện gia tăng cả
về chất lượng và số lượng. Trong những năm qua số lượng nhà hàng, khách sạn phục vụ
du khách đã ngày một nhiều phần nào đáp ứng được nhu cầu của du khách.
- Sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú.
3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Theo đánh giá của các nhà chuyên gia thì các loại hình du lịch ở Phú Quốc chưa
phát triển mạnh như tiềm năng. Các loại hình đang được khai thác rời rạc, trùng lặp và

chưa tạo được nét khác biệt riêng với những vùng du lịch khác, những loại hình du lịch
mới đưa vào khai thác chưa mang lại hiệu quả.
Hạ tầng giao thông trên đảo Phú Quốc chưa quy hoạch đồng bộ
Hiện nay, Phú Quốc mới chỉ phát triển tập trung tại Dương Đông, các khu vực khác trên
đảo hầu như vẫn còn rất nhiều tuyến đường chưa được đầu tư, quy hoạch nên còn hạn
chế trong di chuyển. Hiện tại trên Đảo Phú Quốc có 2 tuyến đường nhựa quan trọng là
đường quanh đảo và tuyến đường nối từ Bắc -> Nam đảo cần tập trung để đưa vào hoạt
động.


Đông Đảo chưa được chú trọng phát triển
Hiện tại, Phú Quốc đang tập trung phát triển Dương Đông và chưa chú trọng phát triển
Đông Đảo, mặc dù đây cũng là nơi có nhiều bãi tắm cực đẹp như Bãi Sao, Bãi Vòng và
Bãi Khem. Những bãi tắm này có điểm nổi bật là rất trong xanh và phẳng lặng vào mùa
mưa, khi mà vùng biển phía Tây không thích hợp cho việc tắm biển của du khách. Thiết


21


nghĩ đảo Ngọc nên mở rộng đầu tư sang phía Đông để tăng thêm các điểm du lịch trên
đảo đồng thời kéo dài thời gian nghỉ dưỡng của du khách khi đến với Phú Quốc.

Một trong những vấn đề mà Phú Quốc đang phải đối mặt là Áp lực ô nhiễm ngày càng
tăng theo tốc độ phát triển nóng của đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
Tại bãi biển Dinh Cậu, trung tâm thị trấn Dương Đông, mỗi chiều có rất đông người
đến tắm vì đây là nơi hiếm hoi tại Dương Đông bãi biển không bị chắn bởi các resort,
nhà hàng, khách sạn... Tuy vậy, ngay phía trên khu vực bãi tắm này, hành lang đi bộ ven
biển đã bị chiếm dụng để làm quán nhậu.
Bãi cát phía dưới quán nhậu là vô số rác thực phẩm, túi nhựa, vỏ hộp... Chứng kiến cảnh

rác giăng trên bãi biển, nhiều du khách tỏ ra ngần ngại không dám xuống tắm. Không
chỉ có các bãi biển bị rác tấn công, một đoạn dài từ bờ kè công viên kéo đến sông Dương
Đông, con sông huyết mạch của Phú Quốc, cũng đang bị tình trạng rác bủa vây
- Vẫn còn tình trạng chặt chém, chèo kéo, tăng giá các sản phẩm dịch vụ vào mùa cao
điểm. Chị Đào Tường Vy (Q. Bình Thạnh) đã bị ép giá phòng khi đi du lịch cuối năm ở
Phú Quốc. "Trước đó, tôi đã đặt phòng trực tuyến nhưng đến nơi thì hết phòng do khách
quá đông. Lúc đó chỉ còn một phòng không quạt, không máy nước nóng mà giá thì đắt
gấp đôi so với phòng đã đặt từ trước".
- Tội phạm gia tăng gây cho du khách cảm giác thiếu an toàn.
Cuối năm 2015, tại Phú Quốc đã xảy ra vụ nổ súng và chém nhau tại nhà hàng Lion
Garden Beer Club làm 2 người chết . Ông Phạm Văn Nghiệp, Phó chủ tịch UBND
huyện Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, sau khi vụ việc xảy ra có nhiều người tỏ
qua quan ngại khi đi du lịch ở Phú Quốc.
Ông Nghiệp cũng cho biết thêm, trước đây, nhiều nhà dân ở Phú Quốc không cần đóng
cửa vì trộm cắp không có. Tuy nhiên, hiện nay đã có nạn trộm cắp, như lấy xe đạp, tháo
các thiết bị trên môtô và đột nhập nhà dân.

22


"Phạm pháp hình sự có chiều hướng tăng ở Phú Quốc. Số người nhập cư vào Phú Quốc
khá lớn, nhiều dự án xây dựng cùng lúc đón hơn 1.000 công nhân. Họ ăn nhậu gây ra
xích mích và mâu thuẫn phát sinh từ tranh chấp hợp đồng lao động"

PHẦN III: ĐỄ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI PHÚ QUỐC
3.1. Phương hướng và quan điểm phát triển du lịch bền vững tại Phú Quốc
+ Phương hướng
Trong hội thảo "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn
2030" do Viện nghiên cứu phát triển du lịch tổ chức, ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục

trưởng Tổng cục Du lịch khẳng định: Phát triển du lịch biển là ưu tiên hàng đầu của
ngành du lịch Việt Nam. Do đó, trong Đề án phát triển du lịch biển, đảo giai đoạn 2011
– 2020 đến năm 2020, Việt Nam sẽ hình thành 5 khu vực du lịch biển có sức cạnh tranh
cao trong khu vực đó là: Khu Hạ Long – Cát Bà; Lăng Cô – Sơn Trà – Hội An; Nha
Trang – Cam Ranh; Phan Thiết – Mũi Né ; Khu du lịch Phú Quốc.
Với quan điểm: "Phát triển du lịch biển nhanh và bền vững; Ưu tiên phát triển du
lịch biển, đảo đặc thù với chất lượng cao; Phát triển du lịch biển, đảo luôn gắn với mục
tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng; Phát triển du lịch biển phải đặt trong quan hệ phát
triển tổng thể chung về kinh tế - xã hội". Mục tiêu phát triển du lịch biển giai đoạn 2011
- 2020 trở thành ngành động lực phát triển kinh tế của mỗi một địa phương có tài
nguyên biển. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch biển Việt Nam phải đứng vào nhóm nước
có du lịch biển phát triển nhất khu vực như: Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Như vậy,
phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc trở thành một trong những mục tiêu, nhiệm vụ
quan trọng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam nói chung, tỉnh Kiên
Giang nói riêng.
+ Quan điểm
23


×