Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

VĂN MINH KÊNH RẠCH TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI Ở HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.62 KB, 25 trang )

Header Page 1 of 126.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
____________________________

ISO 9001:2008

TRẦN VĂN HUYẾN

VĂN MINH KÊNH RẠCH
TRONG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI
Ở HẬU GIANG
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60310640

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học PGS.TS NGUYỄN TRI NGUYÊN

TRÀ VINH, NĂM 2016

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

-1-

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tám vùng văn hóa Việt Nam thì Tây Nam Bộ với hệ thống sông nước Cửu Long và mạng lưới kênh rạch


chằng chịt, là vùng văn hóa thấm đẫm nước nhiều nhất,
mang bản chất văn hóa nước rõ rệt nhất. Và do vậy, hơn
đâu hết, người Việt vùng Tây Nam bộ nói chung, người
Việt ở Hậu Giang nói riêng cũng tích lũy được nhiều kinh
nghiệm ứng xử với nước nhất bằng cách tận dụng nước.
Khơng ở đâu có được cảnh quan sông nước mênh mông,
nhất là “kênh rạch” chằng chịt như ở vùng đất Tây Nam
Bộ này. Với khối lượng kênh đào dài trên 4.900km, khối
lượng đất đào lên đến hàng trăm triệu mét khối. Chính vì
đã đổ ra bao công sức lao động của con người để làm nên
hàng ngàn cây số kênh đào mà nó xứng đáng được gọi là
một nền văn minh: “Nền văn minh kênh rạch Nam Bộ”.
Một nền văn minh độc đáo không đâu có.
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sơng ngịi kênh
rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km, mật
độ sơng rạch khá lớn.
Trên địa bàn tỉnh có 16 đơ thị, trong đó có 2 đơ thị
loại III, 1 đô thị loại IV và 13 đô thị loại V.
Tốc độ đơ thị hóa diễn ra khá nhanh trên địa bàn.
Tuy nhiên, ở Hậu Giang, sự phát triển nóng về không gian
đô thị không đồng bộ với hệ thống hạ tầng giao thơng,
thốt nước, xử lý rác thải dẫn đến tình trạng ngập lụt cục
Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

-2-

bộ, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái…,

trong đó mặt nước có nguy cơ suy kiệt.
Hệ thống kênh rạch không chỉ quan trọng trong việc
đảm bảo thoát và chứa nước mưa, nước thải mà cịn có giá
trị cảnh quan và liên quan mật thiết tới sức khỏe cộng
đồng, do đó được coi là một tài sản công quan trọng tại
nhiều quốc gia dù nằm trong bất cứ khu đất thuộc sở hữu
như thế nào. Có thể thấy rằng, hệ thống đơ thị Hậu Giang
với đặc trưng sơng nước có rất nhiều tiềm năng để phát
triển trở thành một khu vực đô thị năng động của khu vực
và cả nước, song cũng chính với những tiềm năng đó đã
đặt ra nhiều thách thức cho chặng đường phát triển trong
tương lai. Để có thể phát huy tiềm năng, hạn chế những
bất cập, các đô thị Hậu Giang cần hướng tới phát triển
theo mơ hình sinh thái. Mong muốn góp phần nhỏ giúp
cho lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan hơn trong quy
hoạch và phát triển đô thị tương lai nên tôi chọn đề tài
“Văn hóa kênh rạch trong phát triển đơ thị sinh thái ở
Hậu Giang” làm Luận văn tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Tại đồng bằng sơng Cửu Long, tính đến thời điểm
hiện tại, nghiên cứu về văn minh kênh rạch trong phát
triển đô thị sinh thái ở Hậu Giang chưa có đề tài nghiên
cứu trước đó. diện về văn minh kênh rạch ở Hậu Giang, từ
đó giúp các nhà quy hoạch quản lý đơ thị có cái nhìn
khách quan, tồn diện trong phát triển đô thị mang đặc
trưng sông nước ở Hậu Giang thời gian tới.
Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.


-3-

3. Mục tiêu nghiên cứu luận văn
- Tìm hiểu lợi ích to lớn mà “văn minh kênh rạch”
đem lại cho vùng đất Hậu Giang trong nhiều thế kỷ qua,
từ lúc sơ khai cho đến nay.
- Phân tích những bất cập, nguy hại khi con người
đối xử với thiên nhiên, trong đó có kênh rạch khơng đúng
mực, san lấp một cách tùy tiện.
- Làm cơ sở tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong quy
hoạch và phát triển đô thị sinh thái, mang đậm nét đặc
trưng sông nước.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu luận văn
- Khách thể nghiên cứu: Bảo tồn và phát huy giá trị
văn minh kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái.
- Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng, đặc trưng và giá
trị văn minh kênh rạch trong không gian đô thị.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về văn minh
kênh rạch và quy hoạch, phát triển đô thị ở Hậu Giang.
- Khảo sát, đánh giá tình hình khai thác, phát huy vai
trị và giá trị văn minh kênh rạch ở địa phương trong việc
phát triển đô thị.
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị
văn minh kênh rạch trong phát triển đô thị sinh thái ở Hậu
Giang
Footer Page 4 of 126.



Header Page 5 of 126.

-4-

6. Phạm vi và giới hạn của đề tài
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hậu Giang,
giới hạn trong hệ thống kênh rạch và một số đô thị (nghiên
cứu sâu đô thị thành phố Vị Thanh); hy vọng góp phần
nhỏ cho lãnh đạo tỉnh có cái nhìn tổng quan hơn trong quy
hoạch và phát triển đô thị tương lai.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được sử dụng các phương pháp phân tích,
tổng hợp,lơgic, điền dã, phương pháp lịch sử - cụ thể; lấy
ý kiến chuyên gia: trực tiếp trao đổi ý kiến với các cán bộ,
kỹ sư để có thêm những thơng tin cần thiết, liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài.
8. Đóng góp của đề tài
Mong muốn góp phần nhỏ giúp cho lãnh đạo tỉnh có
cái nhìn tổng quan hơn trong quy hoạch và phát triển đô
thị tương lai. Làm cơ sở tham mưu cho lãnh đạo tỉnh trong
quy hoạch và phát triển đô thị sinh thái, mang đậm nét đặc
trưng sông nước ở Hậu Giang.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có ba phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung nghiên cứu, phần này gồm ba
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.

Footer Page 5 of 126.



Header Page 6 of 126.

-5-

- Chương 2: Kênh rạch trong đô thị Hậu Giang –
Hiện trạng và định hướng phát triển.
- Chương 3: Giá trị văn minh kênh rạch trong phát
triển đô thị sinh thái ở Hậu Giang.
Phần kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận:
1.1.1. Khái niệm về kênh:
Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ
và Văn hóa Việt Nam. Bộ GD-ĐT, NXB Văn hóa Thơng
tin – 1999, tr 879, thì kênh là cơng trình dẫn nước được
đào, đắp trên mặt đất để phục vụ thủy lợi, giao thông (đào
kênh).
1.1.2. Khái niệm về rạch:
Cũng theo Đại từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngơn
ngữ và Văn hóa Việt Nam. Bộ GD-ĐT, NXB Văn hóa
Thơng tin – 1999, [tr 1398] thì rạch là đường dẫn nước từ
sơng vào đồng ruộng, thuyền bè có thể đi lại được (đào
kênh, rạch; hệ thống kênh, rạch).


Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

-6-

1.1.3. Khái niệm văn minh kênh rạch
1.1.3.1. Khái niệm về văn minh:
Trong các cuốn từ điển cũng như trong các cơng
trình nghiên cứu hiện nay, thuật ngữ “văn minh” được
hiểu như là tổng thể của các kiến thức, khả năng, phương
tiện và tổ chức có mục tiêu làm thỏa mãn các nhu cầu của
con người và giúp cho con người làm chủ cuộc sống của
mình.
1.1.3.2. Vì sao gọi là văn minh kênh rạch?
Có người muốn gọi “Văn minh Nam Bộ” là “Văn
minh sông nước”, “Văn minh sơng rạch” hay “Văn minh
sơng biển” vì đồng bằng châu thổ Nam Bộ, nhất là châu
thổ sơng Cửu Long nói chung, tất cả là con đẻ của sông
nước mênh mông, của sơng ngịi chằng chịt dày đặc, hay
con đẻ của sông và biển bao la. Về cảnh quan thiên nhiên
đúng như vậy. Nhưng cách gọi này chưa đúng, chưa cụ
thể. Đồng bằng châu thổ nào cũng có sơng nước, sơng
rạch hay sơng biển hình thành từ sơng nước. Có sơng
nước bồi đắp phù sa phì nhiêu qua hàng vạn năm mới có
đồng bằng châu thổ.
Nhưng đối với nhiều con sơng lớn khác lại khơng có
những nền văn minh tương xứng để lấy tên nó đặt cho nền
văn minh ấy. Những con sông thiên nhiên dù dài đến đâu,

phù sa màu mỡ đến đâu, hiền lành hay hung dữ đến đâu,
cũng giống những yếu tố địa lý thiên nhiên khác, chỉ là
tiền đề của sự phát triển đa dạng hóa nền văn hóa văn
minh của con người đã sinh sống trong vùng địa lý thiên
Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

-7-

nhiên ấy mà thơi. Sơng ngịi cũng như mọi hoàn cảnh địa
lý thiên nhiên khác chỉ cung cấp khả năng phát triển thuận
lợi hay khó khăn hơn của nền văn hóa, văn minh, chứ
khơng có tác dụng quyết định tạo nên nền văn minh riêng
của nó. Chỉ khi nào có hoạt động sản xuất vật chất của con
người tác động mới tạo thành môi giới cho hồn cảnh địa
lý sơng ngịi tự nhiên ấy chuyển từ khả năng thành hiện
thực và tùy mức độ cao thấp của hiệu quả lợi ích cho con
người nhiều hay ít mới thực sự xuất hiện nền văn hóa hay
một nền văn minh. Chỉ có sơng núi, dù thuận lợi đến đâu
mà chưa có bàn tay con người tác động vào đều chưa có
nền văn hóa hay văn minh. Chỉ khi có con người, có hoạt
động sản xuất của con người mới có nền văn hóa. Dân tộc
nào cũng có nền văn minh của nó và chỉ khác nhau ở mức
độ cao thấp, tiến bộ hay lạc hậu. Khi nào nền văn hóa ấy
đạt trình độ cao đem lại nhiều lợi ích cho con người với
tầm cỡ thế giới cùng thời mới được gọi là nền văn minh
1.1.4. Khái niệm về đô thị
Theo Thông tư 31/TTLT, ngày 20/11/1990 của liên

Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ quy
định: Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ
yếu là lao động phi nơng nghiệp, có hạ tầng cơ sở tích
hợp, là trung tâm tổng hợp hay chun ngành, có vai trị
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của cả
một miền đô thị, của một đô thị, một huyện hoặc một đô
thị trong huyện.
Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

-8-

1.1.5. Khái niệm về phát triển đô thị
1.1.5.1. Chủ thể đô thị:
Một đô thị hay khu đơ thị là một khu vực có mật độ
gia tăng các cơng trình kiến trúc do con người xây dựng so
với các khu vực xung quanh nó. Các đơ thị có thể là thành
phố, thị xã, trung tâm dân cư đông đúc nhưng thuật từ này
thông thường không mở rộng đến các khu định cư nông
thôn như làng, xã, ấp.
1.1.5.1. Không gian đô thị:
Không gian đô thị là không gian hình học ba
chiều, trong khơng gian đó đơ thị tồn tại và phát triển. Có
hai loại ranh giới khơng gian đô thị: ranh giới theo cấu
trúc đô thị và ranh giới hành chính.
1.1.6. Khái niệm đơ thị sinh thái ở Việt Nam.
1.1.6.1. Khái niệm về đơ thị hóa.
Đơ thị hóa là sự mở rộng của đơ thị, tính theo tỷ lệ

phần trăm giữa số dân đơ thị hay diện tích đơ thị trên tổng
số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng
có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời
gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó cịn được gọi là mức
độ đơ thị hóa; cịn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đơ
thị hóa.
1.1.6.2. Lịch sử ra đời của đô thị sinh thái.
Ý tưởng về đô thị sinh thái có nguồn gốc từ những
năm 80 của thế kỷ XX và đã được công bố công khai lần
đầu tiên bởi các học giả Đức, nó liên quan trực tiếp đến
các cuộc tranh cãi về trách nhiệm đối với hệ sinh thái vốn
Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

-9-

đã được đưa ra từ những năm 60. Các khái niệm đô thị
sinh thái đầu tiên được tập trung vào sự trao đổi về những
hoạt động diễn ra trong đơ thị (vịng trịn năng lượng,
nước, chất thải, khí thải…).
1.1.6.3. Các tiêu chí đánh giá đơ thị sinh thái trên thế
giới.
Tiêu chuẩn quốc tế về đô thị sinh thái (International
Ecocity Standard – IES) được tập hợp từ nhóm các nhà
xây dựng đơ thị sinh thái (Ecocity Builders),tập hợp các
thành viên của các tổ chức từ khắp nới trên thế giới. IES
đánh giá hiện trạng và quá trình phát triển mới của các đô
thị trong việc hướng tới để trở thành đơ thị sinh thái.

1.1.6.4. Tiêu chí đơ thị sinh thái ở Việt Nam.
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu về đơ thị
sinh thái, các tiêu chí quy hoạch đơ thị sinh thái có thể
được khái qt trên các phương diện sau: kiến trúc cơng
trình, sự đa dạng sinh học, giao thông, công nghiệp và
kinh tế đô thị.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1. Những thành phố kênh rạch/ sông nước đẹp
nhất thế giới.
Một số thành phố tiêu biểu như:Venice, Ý; Tô Châu,
Trung Quốc; El Gouna, Ai Cập; St. Peterburg, Liên bang
Nga…Những thành phố này đều có một vẻ đẹp và lịch sử
của riêng mình trong thế giới của những thành phố sông
nước.
Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

- 10 -

1.2.2. Tổng quan về tỉnh Hậu Giang.
1.2.2.1. Vị trí địa lý tỉnh Hậu Giang.
Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng
bằng Sông Cửu Long. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ
từ 9030'35 đến 10019'17 Bắc và từ 105014'03 đến
106017'57 kinh Đơng. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía
Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam
giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đơng giáp tỉnh Sóc Trăng.Hậu
Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, được

thành lập vào năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ.
1.2.2.2. Diện tích, dân số, dân cư.
* Về diện tích: Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên
là 1.607,72km2; có 8 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố,
2 thị xã và 5 huyện. Với 76 đơn vị hành chính cấp xã,
trong đó có 10 phường, 12 thị trấn và 54 xã.
* Về dân số: Theo cục thống kê tỉnh Hậu Giang, năm
2014 dân số Hậu Giang có khoảng 779.325 người; chủ
yếu là dân tộc Kinh (chiếm 96,4%) và số ít là đồng bào
Khmer (chiếm 1,1%), dân tộc Hoa (chiếm 2,4%). Trong
đó dân số đơ thị là 188.391 người.
1.2.2.3. Lịch sử hình thành.
+ Tỉnh Hậu Giang (cũ), giai đoạn 1976-1991
Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm
1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm
1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị
Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

- 11 -

hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng,
tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập một tỉnh
mới có tên là tỉnh Hậu Giang.
+ Tỉnh Cần Thơ cũ, giai đoạn 1992-2003
Tỉnh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động trở lại từ
tháng 4 năm 1992. Tỉnh Cần Thơ lúc đó có diện tích
2.965,36 km², dân số là 1.832.045 người.

+ Tỉnh Hậu Giang từ năm 2004 đến nay
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Hậu Giang chính
thức được tái lập và đi vào hoạt động trở lại theo Nghị
quyết số 22/2003/QH1, ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc
hội nước Cơng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Chương 2.
KÊNH RẠCH TRONG ĐÔ THỊ Ở HẬU GIANG –
HIỆN TRẠNG, ĐẶC TRƯNG VÀ VẤN ĐỀ PHÁT
TRIỂN
2.1. Hệ thống kênh rạch ở Hậu Giang
2.1.1. Hệ thống sơng tự nhiên
Tỉnh Hậu Giang có 2 hệ thống sơng tự nhiên lớn có
liên quan đến việc cấp, thoát nước của các cấp kênh rạch
trong tỉnh là: Sơng Hậu và sơng Cái Lớn có các rạch lớn
nhận nước tiêu thuộc đất của tỉnh Hậu Giang, có nguồn
nước ngọt phong phú quanh năm, chất lượng nước tốt.
2.1.2. Hệ thống các rạch tự nhiên

Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

- 12 -

Các rạch lớn tự nhiên hình thành do quá trình vận
chuyển nước mưa lũ và thủy triều từ sơng Hậu về phía
sơng Cái Lớn, bao gồm:Rạch Cái Lớn, rạch Ngọn Nước
Trong, rạch Xẻo Chít - Cái Trầu,
2.1.3. Hệ thống kênh trục, kênh cấp I

Hệ thống kênh trục cấp I lấy nước tưới tiêu từ sông
Hậu: Kênh Cái Côn, kênh Mái Dầm, kênh Cái Dầu, kênh
Cái Răng – Cái Tắc, kênh xáng Xà No.
2.1.4. Hệ thống kênh cấp II.
Hệ thống kênh cấp II trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
khá dầy đặc, đủ để chuyển tải nước từ kênh cấp I vào kênh
cấp III và kênh nội đồng.
2.2. Đơ thị hố ở Hậu Giang.
2.2.1. Tình hình chung.
Năm 2010 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 14 đô thị
(1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV và 11 đơ thị loại V), đến
nay, có 16 đô thị (2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV và 13
đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa tăng dần từ 21,3% năm
2010 lên 24,7% năm 2015, bình quân mỗi năm tăng
0,68%, đạt mức trung bình của vùng đồng bằng sông Cửu
Long.
2.2.2. Phân loại đô thị.
Phân loại theo tính chất hành chính, năm 2015, Tỉnh
Hậu Giang có 1 thành phố tỉnh lị, 2 thị xã thuộc tỉnh, 5
huyện lị, và 12 thị trấn thuộc huyện.
Phân theo quy mô đô thị, Tỉnh Hậu Giang bao gồm 2
Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

- 13 -

đô thị loại III, 1 đô thị loại IVvà 13 đô thị loại V.
2.2.3. Phát triển đơ thị ở Hậu Giang.

Hậu Giang có 01 thành phố (thành phố Vị Thanh); 02
thị xã (TX Ngã Bảy và TX Long Mỹ), 12 thị trấn (thị trấn
Long Mỹ (nay là phường Thuận An, phường Bình Thạnh –
TX. Long Mỹ),thị trấn Nàng Mau, thị trấn Ngã Sáu, thị trấn
Một Ngàn,thị trấn Cây Dương,thị trấn Cái Tắc, thị trấn Mái
Dầm,thị trấn Bảy Ngàn, thị trấn Rạch Gòi, thị trấn Kinh
Cùng, thị trấn Búng Tàu, thị trấn Trà Lồng.
2.3.4. Phân bố dân cư đô thị.
Phần lớn dân cư đô thị tập trung tại TP. Vị Thanh và
tại các thị trấn phía bắc và gần TP. Cần Thơ. Dân cư đơ thị
phân bố mang tính tập trung, tạo thành các điểm dân cư đô
thị.
2.3.5. Mạng lưới đô thị.
Mạng lưới đô thị Tỉnh Hậu Giang chịu ảnh hướng lớn
của đô thị hạt nhân trong vùng là TP. Cần Thơ và mạng lưới
giao thơng mang tính hướng tâm xung quanh thành phố này.

2.3. Kênh rạch trong đô thị ở Hậu Giang.
2.3.1. Khái quát địa hình các đơ thị tỉnh Hậu Giang.
Tỉnh Hậu Giang thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu
Long nên địa hình nơi đây mang đặc điểm chung của tồn
vùng. Địa hình tồn tỉnh khá bằng phẳng, phần lớn diện tích
tỉnh (khoảng 90% có cao độ phổ biến từ 0,2 m - 1,0 m.
2.3.2. Kênh rạch trong giao thông đô thị ở Hậu Giang
(đường thủy).
2.3.2.1. Khái quát.
Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.


- 14 -

Tỉnh Hậu Giang có khoảng 697 Km sông-kênh-rạch
lớn và nhiều kênh rạch nhỏ đảm bảo cho phương tiện giao
thông thủy từ 1 - 10 tấn trở lên lưu thông.
2.3.2.2. Một số tuyến đường thủy chính.
Sơng Hậu, kênh Xà No,sơng Cái Nhất,sơng Cái Tư,
sơng Cái Côn, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, các tuyến này
nằm trên tuyến vận tải thủy quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh - Cà Mau.
Sơng Cái Lớn, rạch Mái Dầm,rạch Nước Trong, kênh
Nàng Mau,kênh Lái Hiếu,kênh Tám Ngàn,kênh KH9,kênh
Xáng Mới, kênh Một. Mật độ các tuyến kênh rạch được
phân bố tương đối đều trên toàn tỉnh.
2.4. Kênh rạch- một số vấn đề trong phát triển đô
thị ở Hậu Giang.
2.4.1. Kênh rạch như là thách thức trong phát triển đô
thị ở Hậu Giang.
Hậu Giang hiện chưa phát huy được vai trò vị thế
trong mối quan hệ và liên kết với vùng ĐBSCL.Thiếu một
chiến lược kiểm sốt phát triển khơng gian vùng, kiểm sốt
mơi trường và phát triển bền vững.
2.4.1.1. Kênh rạch trong thoát nước vùng tỉnh Hậu
Giang.
Hệ thống thoát nước trong các đơ thị ở Hậu Giang là
hệ thống thốt nước chung giữa nước thải sinh hoạt và nước
mưa đổ trực tiếp ra sông rạch.
2.4.1.3. Vấn đề môi trường nước kênh rạch trong đô thị
ở Hậu Giang.

Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

- 15 -

Qua kết quả quan trắc mơi trường nước mặt, có thể
đánh giá chung là chất lượng nước mặt tại các sông, kênh,
rạch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có dấu hiệu ơ nhiễm nhẹ
và có chiều hướng ngày càng tăng lên.
2.4.2. Kênh rạch như là tiềm năng của phát triển đô
thị ở Hậu Giang.
Hậu giang khai thác vị trí tiếp giáp với trung tâm
thành phố Cần Thơ, vị trí trên các trục hành lang kinh tế đô
thị của quốc gia để phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương
mại và thúc đẩy phát triển đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế
và nâng cao đời sống của người dân.
2.4.3. Một số quan điểm phát triển đô thị ở Hậu
Giang.
Bảo tồn các vùng cảnh quan đặc trưng, các trục cảnh
quan sông nước, kênh rạch độc đáo. Khai thác và sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên, phát triển cân bằng,
bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và sự đa dạng sinh
học. Xây dựng chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu.
2.4.4. Mơ hình phát triển.
2.4.4.1. Các tiêu chí lựa chọn mơ hình.
Dựa trên nền tảng nghiên cứu và lý thuyết đã được
cộng đồng quốc tế thực chứng. Bao gồm: Tiêu chí về kiểm
sốt phát triển;Tiêu chí về hiệu quả kinh tế; Tiêu chí về

mục tiêu phát triển;Tiêu chí về thích ứng biến đổi khí hậu;
Tiêu chí về khai thác lợi thế vùng; Tiêu chí về mơi trường;
Tiêu chí về tạo động lực phát triển.
2.4.4.2. Mơ hình phát triển đơ thị.
Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

- 16 -

Mơ hình phát triển đơ thị vùng tỉnh Hậu Giang phát
triển theo mơ hình trung tâm toàn vùng và trung tâm các
tiểu vùng, các trục hành lang kinh tế đô thị theo tuyến liên
kết với thành phố Cần Thơ và vùng ĐBSCL.
2.5. Kênh rạch – nét bản sắc văn hóa truyền
thống Hậu Giang.
2.5.1. Những nét đẹp văn hố sơng nước Hậu Giang.
Xuồng ba lá, đò chợ, Nhà ở của người dân Hậu
Giang mang đậm bản sắc văn hóa sơng nước Nam Bộ.
2.5.2. Chợ nổi – nơi hội tụ của văn minh kênh rạch
Hậu Giang
Chợ nổi là nét đẹp riêng của văn minh kênh rạch,
Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang) từ lâu đã hình thành
chợ trên sông nổi tiếng.
2.5.3. Vị Thanh - thành phố mới của kênh rạch
Chỉ một thời gian sau khi tách tỉnh, Hậu Giang và
đặc biệt là thị xã Vị Thanh đã có những bước chuyển mình
nhanh chóng. Kênh xáng Xà No đi qua Thành phố Vị
Thanh tô điểm cho các công trình hai bên bờ của nó tăng

thêm vẻ mỹ quan

Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

- 17 -

Chương 3.
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN
MINH KÊNH RẠCH TRONG ĐÔ THỊ HÓA
Ở HẬU GIANG
3.1. Giá trị văn minh kênh rạch trong đơ thị ở
Hậu Giang
3.1.1. Đảm bảo thốt nước mưa, nước thải.Hệ thống
kênh, rạch có vai trị đặc biệt quan trọng trong thốt nước,
chống ngập cho đồng bằng sơng Cửu Long nói chung,
Hậu Giang nói riêng. Kênh, rạch vừa đảm nhận chức năng
tiêu thoát nước vừa đảm nhận chức năng chứa nước, điều
tiết nước cho tỉnh mỗi khi mưa xuống, triều lên.
3.1.2. Bảo đảm giao thơng đường thủy.
Để đối phó với khoảng cách ở vùng sông nước dầy
đặc này, việc làm đường bộ là hết sức vất vả và tốn kém,
vì vậy lựa chọn thông minh nhất là tận dụng mạng lưới
sơng nước, kênh rạch có sẵn để phát triển giao thông
đường thủy.
3.1.3. Tạo cảnh quan đô thị và hệ điều hịa sinh thái.
Kiến trúc cảnh quan đơ thị là sự hài hòa giữa thiên
nhiên với tất cả những vật thể do con người tạo ra và đang

hoạt động trong đô thị. Sự sắp xếp hợp lý giữa thiên nhiên
với các vật thể do con người tạo ra. Thiên nhiên trở thành
cái nền cho kiến trúc và kiến trúc như những bông hoa tô
điểm cho thiên nhiên thêm xinh đẹp và rực rỡ.
Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

- 18 -

3.1.4. Phát triển các vùng du lịch sinh thái ở Hậu Giang
Khơng chỉ có khí hậu điều hịa, đất đai phì nhiêu,
sơng ngịi chằng chịt, phong cảnh hữu tình, sản vật dồi
dào, Hậu Giang cịn là vùng đất có sự giao thoa về văn
hóa, đa dạng và phong phú về tín ngưỡng. Con người Hậu
Giang chất phác hiền hịa. Đây chính là những thế mạnh về
tài nguyên tự nhiên và nhân văn để Hậu Giang hình thành
các trung tâm du lịch trong vùng.
2.6. Văn hóa nhận thức của người dân Hậu Giang
với kênh rạch
2.6.1. Trong cư trú
2.6.2.Trong ăn uống
2.6.3. Trong sinh hoạt cộng đồng
3.2. Một số thách thức đối với văn minh kênh rạch
trong đơ thị hóa ở Hậu Giang.
3.2.1. Mất dần vai trị then chốt của giao thơng thủy.
Q trình đơ thị hóa sẽ cịn địi hỏi san lấp nhiều
diện tích mặt nước hơn nữa, vì vậy một lượng lớn kênh
rạch trong tương lai nếu khơng được kiểm sốt chặt chẽ

cũng có nguy cơ bị “xóa sổ”, việc này đồng nghĩa với một
số tuyến giao thơng đường thủy khơng cịn tồn tại trong
các đô thị.
3.2.2. Nguy cơ ô nhiễm môi trường kênh rạch; làm
mất cân bằng sinh thái.

Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.

- 19 -

Môi trường đô thị là một vấn đề vô cùng phức tạp,
các hoạt động của con người là nguyên nhân gây nguy hại
cho môi trường và làm mất cân bằng sinh thái.
3.2.3. Nguy cơ mất bản sắc văn minh sông nước.
Nguy cơ trước mắt là tốc độ đơ thị hóa nhanh có khả
năng phá đi khá nhiều di sản văn hóa thể hiện bản sắc
người Hậu Giang.
Có nguy cơ vẻ đẹp cổ xưa “trên bến dưới thuyền”
sầm uất người dân Hậu Giang thường quen thuộc sẽ bị
biến mất.
3.3. Một số vấn đề cần quan tâm nhằm bảo tồn và
phát huy giá trị văn minh kênh rạch nhằm phát triển
đô thị sinh thái ở Hậu Giang.
3.3.1. Nâng cao nhận thức về giá trị văn minh kênh
rạch trong đô thị sinh thái ở Hậu Giang.
Để phát triển bền vững, chúng ta cần phải đặc biệt
lưu ý đến vấn đề duy trì, gìn giữ và bảo vệ hệ thống kênh

rạch tự nhiên. Trong vấn đề quy hoạch cần lên danh mục
phân loại các sông, kênh rạch được san lấp, bảo vệ cụ thể
trong quy hoạch tổng thể cũng như chi tiết.
3.3.2. Nâng cao năng lực tổ chức và quản lý những
tiền đề của văn minh kênh rạch trong phát triển đô thị sinh
thái.

Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.

- 20 -

Hiện tượng nhà ở san sát ven sông rạch, thải rác bẩn
xuống sông rạch, gây ô nhiễm môi trường hiện nay đang
là vấn nạn của nhiều đơ thị trong vùng.
3.3.3. Giáo dục văn hóa ứng xử của cư dân đô thị đối
với văn minh kênh rạch.
Trước hết cần giáo dục cho mỗi người dân Hậu
Giang nói chung, người dân sống trong các đơ thị nói
riêng về vai trị, tầm quan trọng của sơng nước, kênh rạch,
về những thành tựu sáng tạo của “Văn minh kênh rạch
Nam Bộ” mang đến cho con người.
3.3.4. Xây dựng và phát triển đơ thị Hậu Giang theo
mơ hình “đơ thị mang đặc trưng sông nước”.
Hậu Giang, là trung tâm tiểu vùng Tây Sông Hậu với
hàng ngàn kilômét kênh rạch, hầu hết chạy qua trung tâm
các đô thị. Nơi này kênh rạch, sơng nước gắn với văn hóa
vùng đất; các địa danh gắn với tên của những con kênh,

rạch; những từ ngữ liên đến sơng nước cịn tồn tại cho đến
ngày nay. Cũng như các đô thị khác trong khu vực, đô thị
Hậu Giang đều được xây dựng bên các dịng sơng, kênh
rạch, thuận tiện cho giao thương, thốt nước, cân bằng
sinh thái, đặc biệt là gắn với một nền văn minh kênh rạch.
Để đô thị phát triển bền vững, ngay từ bây giờ cần
phải tạo lập những tiền đề cần thiết. Để khai thác một cách
hiệu quả các yếu tố sông nước, kênh rạch và các yếu tố
tiềm ẩn có giá trị trong việc tạo dựng bản sắc của không
gian đô thị Hậu Giang, cần phải khẳng định vai trò của
Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.

- 21 -

yếu tố văn minh kênh rạch trong cấu trúc khơng gian đơ
thị và nhìn nhận các giá trị mà văn minh kênh rạch đem lại
đối với bản thân mỗi con người trong đô thị.
C. KẾT LUẬN
Một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân
bằng với thiên nhiên. Các đô thị mật độ thấp, dàn trải,
được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đơ thị
mật độ cao hoặc trung bình có quy mơ giới hạn được phân
cách bởi các khơng gian xanh. Một đô thị sinh thái là một
đô thị mà trong quá trình tồn tại và phát triển của nó
khơng làm cạn kiệt tài ngun thiên nhiên, khơng làm suy
thối mơi trường, khơng gây tác động xấu đến sức khỏe
cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người sống,

sinh hoạt và làm việc trong đô thị.
Ưu điểm đô thị sinh thái: Đảm bảo khai thác tối đa
các nguồn mặt trời, gió và nước mưa để cung cấp năng
lượng và đáp ứng nhu cầu nước của người sử dụng; Đảm
bảo đa dạng sinh học, là khoảng không gian gần gũi
với thiên nhiên và con người là nơi nghỉ ngơi, vui chơi,
giải trí; Giảm thiểu được nhu cầu về giao thơng vận tải,
vận chuyển cơ giới vì phần lớn dân cư đô thị sẽ sống và
làm việc trong phạm vi bán kính đi bộ hoặc xe đạp; Cơng
nghiệp của đô thị sinh thái sẽ sản xuất ra các sản
phẩm hàng hóa có thể tái sử dụng, tái sản xuất và tái sinh;
Để cải tạo hay xây dựng mới thành đơ thị sinh thái
đều địi hỏi rất nhiều thời gian, kinh phí, sự kết hợp đồng
bộ của các ban ngành, quyết tâm – năng lực cao của chính
Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

- 22 -

quyền, và ý thức cao từ người dân. Hiện nay trên thế giới
vẫn còn một bộ phận lớn người dân có nhận thức chưa đầy
đủ về bảo vệ môi trường và thiên nhiên. Ý đồ tiếp cận đơ
thị sinh thái chỉ có kết quả khi quần chúng nhận thức được
đầy đủ ý nghĩa của vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi
trường, của việc bảo vệ trái đất.
Bộ chỉ thị cho khu đô thị sinh thái bao gồm 14 chỉ thị
phân thành 4 nhóm chính là:
- Nhóm 1: Chỉ thị về vị trí bền vững và mức độ phát

triển kinh tế - xã hội của khu đơ thị.
- Nhóm 2: Chỉ thị về sự phát triển hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội
- Nhóm 3: Chỉ thị bảo vệ mơi trường Khu đơ thị.
- Nhóm 4: Chỉ thị về quản lý Khu đơ thị và mức độ
hài lịng của người dân.
Cơng bằng mà nói thì vào thập niên trước, khi thực
hiện dự án bảo tồn và phát huy vai trò của văn minh kênh
rạch trong quy hoạch đô thị này, các nhà quy hoạch
củaViệt Nam (và của cả trên thế giới) vẫn còn bám theo tư
duy truyền thống: Ví dụ: Cứ phát triển trước và sẽ được
bảo vệ bởi các cơng trình sơng nước, kênh rạch sau. Tuy
nhiên, quan điểm phổ biến hiện nay về biến đổi khí hậu là
bất chấp mọi nỗ lực, con người sẽ khơng bao giờ thể kiểm
sốt được ngập lụt 100%. Xét trên quan điểm này thì việc
phát triển đơ thị sinh thái có thể ví như “nhúng một chân
xuống nước”.

Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

- 23 -

Quy luật của nước là chiếm những chỗ thấp trũng.
Nhưng tại sao con người lại ln thích sống gần nước? Có
cách nào để thỏa mãn tâm lý ấy mà khơng làm tăng rủi ro?
Có cách nào sống chung với nước nhưng không chiếm chỗ
của nước? Nhưng nếu để mặc cho sự phát triển đô thị và

khu công nghiệp trên vùng đất thấp ngoại thành diễn ra
như thời gian vừa qua mà thiếu sự điều chỉnh về yếu tố
thích nghi và khơng tơn trọng khơng gian dành cho nước.
Đô thị sinh thái và cả những dự án phát triển trên nền
tảng văn minh kênh rạch đều cịn có thể điều chỉnh được
và cần phải được điều chỉnh theo hướng thích nghi; khơng
đặt cược sự an tồn của mình chỉ dựa hồn tồn dựa vào
hệ thống chống ngập, dù với quy mô nào đi nữa. Một sự
điều chỉnh như vậy phải được cân nhắc trên tầm chiến
lược ứng phó chứ khơng thể chỉ đưa ra khuyến cáo và để
mặc cho các nhà đầu tư và dân cư tự xoay sở một cách cục
bộ. Tôn trọng không gian dành cho nước là nguyên tắc số
một.
Để khắc phục tình trạng trên Hậu Giang phải nghiên
cứu kỹ các quy định liên quan đến quản lý đô thị (thuộc
lĩnh vực kênh rạch trong đô thị) để tham mưu cho Ủy ban
nhân dân các cấp chỉ đạo công tác quản lý kênh rạch nội
đơ. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc quản lý dịng chảy, ơ
nhiễm mơi trường, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, nguồn
lợi thủy sản và xử lý tình trạng lấn, chiếm kênh rạch
khơng đúng quy định trên các tuyến kênh và các kênh rạch
nội đô khác.
Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.

- 24 -

Trước mắt, các địa bàn có tuyến kênh đi qua cần chỉ

đạo các lực lượng chức năng, tổ chức đoàn thể, tuyên
truyền phố biến nhằm nâng cao ý thức người dân sinh
sống, mua bán dọc kênh cùng chung tay bảo vệ môi
trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, lực lượng
chức năng cần tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các trường
hợp xả thải (nước thải, rác thải), riêng tại các khu vực giáp
ranh cần có quy chế phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra, xử
phạt.
Lãnh đạo các cấp giao ngành Tài nguyên và Mơi
trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát hệ
thống xả thải vào hệ thống kênh, rạch ở khu vực đầu
nguồn và hệ thống cấp – thốt nước liên thơng với các
tuyến kênh trên. Bên cạnh hành vi xả thải bừa bãi, việc
xây dựng nhà vệ sinh, chuồng trại trên kênh rạch là một
trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, mất
mỹ quan đô thị…và nguy hiểm hơn là làm cạn kiệt vai trò
của những dòng kênh, trong tương lai phải tiêu tốn hàng
chục ngàn tỷ đồng mới được hồi sinh.
Trong đó yêu tố sơng nước, kênh rạch đóng vai trị
chủ đạo và là một trong những giá trị cốt lõi của nền văn
minh Sông Cửu Long cần được bảo tồn và phát huy trong
xây dựng đô thị sinh thái ở Hậu Giang.

Footer Page 25 of 126.


×