Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Văn hóa Tổng hợp Trà Vinh đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 22 trang )

Header Page 1 of 126.

TÓM TẮT
Đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty Cổ phần Văn hóa Tổng hợp
Trà Vinh đến năm 2025” được tiến hành tại thành phố Trà Vinh từ tháng 02/2015
đến tháng 12/2015. Đề tài thực hiện với mục tiêu chính là xây dựng chiến lược
kinh doanh cho Công ty đến năm 2025 trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng,
môi trường kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Bài viết đã tiến hành đánh
giá, phân tích môi trường kinh doanh bên trong, bên ngoài, thực trạng hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua, nhận diện các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Bài viết đã sử dụng các phương
pháp như xây dựng ma trận các yếu tố bên trong, yếu của công ty; ma trận các yếu
tố bên ngoài; phân tích SWOT (Điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ), ma
trận hoạch định chiến lược (QSPM) để chọn ra những chiến lược có mức độ hấp
dẫn cao có thể thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty giai đoạn 2015 – 2025.
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các chiến lược để mở rộng, phát triển công ty
bao gồm: (1) Chiến lược phát triển sản phẩm - In kỹ thuật số; (2) Chiến lược đa
dạng hóa đồng tâm; (3) Chiến lược hoàn thiện các bộ phận chức năng; (4) Chiến
lược liên doanh. Cuối cùng bài nghiên cứu đề xuất các giải pháp thực hiện chiến
lược cũng như các kiến nghị nhằm định hướng phát triển bền vững và thực hiện tốt
các chiến lược đã được lựa chọn cho công ty.

- iii Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

ABSTRACT
The thesis named "Building a business strategy for Tra Vinh General Culture
Corporation to 2025" was conducted in Tra Vinh city from 02-12/2015. This study


carried out with the primary objective which is to develop business strategies for
company until year 2025 base on analyzing and assessing the current situation and
business environment of the company. The paper assessed, analyzed the internal
and external business environment, current production and business activities of
company, identified affect factor to business operation. Some research methods
were used in this paper such as internal and external matrix, SWOT analysis,
strategic planning matrix (QSPM) to choose which suitable strategies with the
production and business operations in period of 2015 to 2025.
The results showed that some strategies will use to expand production and
business activities such as (1) Product Development strategy for Digital Printing;
(2) Concentric diversification strategy; (3) Enhance functional divisons; and (4)
Venture strategy. Finally, the paper gave some recommendations and solutions to
implement strategies successful.

- iv Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
Lời cam đoan .........................................................................................................

i

Lời cảm ơn .............................................................................................................

ii


Tóm tắt ................................................................................................................... iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................... ix
Danh sách các hình ................................................................................................

x

Danh sách các bảng ............................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................

1

1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................

1

2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................

2

2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................

2

2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................

2

3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................


2

4. Đối tương và phạm vi nghiên cứu .....................................................................

3

4.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................

3

4.2 Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................

3

4.2.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu .....................................................................

3

4.2.2. Giới hạn về thời gian và không gian ...........................................................

3

5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................

3

5.1 Phương pháp định tính ....................................................................................

3


5.2 Phương pháp định lượng .................................................................................

4

5.3 Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................

4

5.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .........................................................

4

5.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..........................................................

5

6. Lược khảo tài liệu ..............................................................................................

5

-vFooter Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

6.1. Các nghiên cứu về hoạch định chiến lược kinh doanh ..................................

5


6.2. Nghiên cứu về xây dựng chiến lược phát triển ..............................................

8

7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................

9

7.1 Ý nghĩa khoa học .............................................................................................

9

7.2 Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................

9

8. Kết cấu của luận văn .........................................................................................

9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA TỔNG HỢP TRÀ VINH
1.1 Các khái niệm cơ bản ...................................................................................... 10
1.1.1 Khái niệm quản trị chiến lược ...................................................................... 10
1.1.1.1 Khái niệm chiến lược ................................................................................ 10
1.1.1.2 Vai trò của chiến lược ............................................................................... 11
1.1.1.3 Quản trị chiến lược .................................................................................... 11
1.1.2 Khái niệm xây dựng chiến lược ................................................................... 12
1.2 Các cấp chiến lược và các loại chiến lược ...................................................... 13
1.2.1 Các cấp chiến lược ....................................................................................... 13

1.2.1.1 Chiến lược cấp công ty.............................................................................. 13
1.2.1.2 Chiến lược cấp kinh doanh........................................................................ 13
1.2.1.3 Chiến lược cấp chức năng ......................................................................... 13
1.2.2 Các loại chiến lược ....................................................................................... 14
1.2.2.1 Các chiến lược hội nhập ............................................................................ 14
1.2.2.2 Các chiến lược tăng cường ........................................................................ 14
1.2.2.3 Chiến lược đa dạng hóa ............................................................................. 14
1.2.2.4 Các chiến lược phòng thủ.......................................................................... 15
1.3 Quy trình xây dựng chiến lược ....................................................................... 15
1.4 Phân tích môi trường kinh doanh .................................................................... 17
1.4.1 Tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu ...................................................................... 17
1.4.1.1 Tầm nhìn .................................................................................................... 17
14.1.2 Sứ mạng ...................................................................................................... 17

- vi Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

1.4.1.3 Mục tiêu ..................................................................................................... 17
1.4.2 Phân tích môi trường bên trong ................................................................... 17
1.4.2.1 Chuỗi giá trị ............................................................................................... 17
1.4.2.2 Năng lực lõi ............................................................................................... 18
1.4.2.3 Phân tích môi trường bên trong ................................................................ 18
1.4.3 Phân tích môi trường bên ngoài ................................................................... 19

1.4.3.1 Môi trường vĩ mô ...................................................................................... 20
1.4.3.2 Môi trường vi mô ...................................................................................... 22
1.5 Các ma trận công cụ xây dựng và lựa chọn chiến lược .................................. 25
1.5.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ......................................................... 25

1.5.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ........................................................ 26
1.5.3 Ma trận hình hình ảnh cạnh tranh ................................................................ 28
1.5.4 Ma trận SWOT ............................................................................................. 29
1.5.5 Ma trận QSPM.............................................................................................. 31
Tóm tắt chương 1 .................................................................................................. 32
Chương 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN VĂN HÓA TỔNG HỢP TRÀ VINH
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Văn hóa Tổng hợp Trà Vinh ....... 33
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Công ty ............................................................. 33
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty ........................................................... 34
2.1.3 Cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 34
2.1.4 Sản xuất ........................................................................................................ 37
2.2 Phân tích môi trường bên trong ...................................................................... 38
2.2.1 Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ................................................. 38
2.2.1.1 Tình hình tài chính .................................................................................... 38
2.2.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh .................................................................. 41
2.2.1.3 Công tác nhân sự ....................................................................................... 44
2.2.1.4 Văn hóa doanh nghiệp ............................................................................... 47
2.2.1.5 Quản trị hệ thống thông tin ....................................................................... 47

- vii Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

2.2.1.6 Hoạt động marketing ................................................................................. 48
2.2.1.7 Nghiên cứu và phát triển ........................................................................... 49
2.2.2 Ma trận bên trong ......................................................................................... 50
2.2.2.1 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) ........................................................... 51
2.2.2.2 Đánh giá chung về môi trường bên trong ................................................. 52

2.2.3 Năng lực lõi .................................................................................................. 52
2.3 Phân tích môi trường bên ngoài ...................................................................... 53
2.3.1 Phân tích các yếu tố của môi trường bên ngoài ........................................... 53
2.3.1.1 Môi trường vĩ mô ...................................................................................... 53
2.3.1.2 Môi trường vi mô ...................................................................................... 57
2.3.2 Ma trận bên ngoài ......................................................................................... 61
2.3.2.1 Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) ......................................................... 63
2.3.2.2 Đánh giá chung về môi trường bên ngoài ................................................. 63
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................. 64
Chương 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN VĂN HÓA TỔNG HỢP TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2025
3.1 Xây dựng chiến lược của công ty đến năm 2025 ........................................... 65
3.1.1 Sứ mạng, mục tiêu và định hướng phát triển công ty đến năm 2025 .............. 65

3.1.1.1 Sứ mạng ..................................................................................................... 65
3.1.1.2 Mục tiêu ..................................................................................................... 66
3.1.1.3 Định hướng phát triển công ty đến năm 2025 .......................................... 66
3.1.2 Dự báo .......................................................................................................... 67
3.1.2.1 Dự báo chung ............................................................................................ 67
3.1.2.2 Dự báo doanh thu từ năm 2015 – 2025 .................................................... 68
3.1.3 Hình thành chiến lược kinh doanh thông qua ma trận SWOT .................... 69
3.1.4 Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM .......................................... 73
3.2 Giải pháp thực hiện các chiến lược đã lựa chọn ............................................. 81
3.2.1 Giải pháp thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm ................................... 82
3.2.1.1 Công tác nhân sự ....................................................................................... 82

- viii Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.


3.2.1.2 Thiết bị máy móc ....................................................................................... 82
3.2.1.3 Các giải pháp khác .................................................................................... 83
3.2.2 Giải pháp thực hiện chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.................................. 83

3.2.2.1 Giải pháp về tài chính ............................................................................... 84
3.2.2.2 Giải pháp về thiết bị máy móc .................................................................. 84
3.2.2.3 Giải pháp về hoạt động marketing ............................................................ 84
3.2.2.4 Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm .............................................. 84
3.2.3 Giải pháp thực hiện chiến lược hoàn thiện các bộ phận chức năng ............ 84
3.2.3.1 Giải pháp về công tác quản trị .................................................................. 85
3.2.3.2 Nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBCNV
trong Công ty ......................................................................................................... 85
3.2.3.3 Thực hiện chế độ đãi ngộ và thu hút lao động .......................................... 86
3.2.4 Giải pháp thực hiện chiến lược liên doanh ................................................. 87
3.2.5 Nhóm giải pháp hỗ trợ ................................................................................ 88
3.2.5.1 Phát triển sản phẩm mới ............................................................................ 88
3.2.5.2 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp .............................................................. 88
Tóm tắt chương 3 ................................................................................................. 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 90
1. Kết luận.............................................................................................................. 90
1.1 Kết luận chung................................................................................................. 90
1.2 Hạn chế của đề tài ........................................................................................... 90
1.3 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 91
2. Kiến nghị ........................................................................................................... 91
2.1. Kiến nghị với địa phương (Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh) ........................ 91
2.2. Kiến nghị với Hiệp hội In Việt Nam ............................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 92
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 94


- ix Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AS - Atractiveness: Điểm hấp dẫn
BHXH, BHYT: Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế
CBCNV: Cán bộ Công nhân viên
CPI: Lạm phát
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
EFE - External Factor Evaluation: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
IFE - Internal Factor Evaluation: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong
QSPM - Quantitative Strategic Planning Matrix: Ma trận hoạch định chiến
lược có thể định lượng
SPACE - The Strategic Position & Action Avaluation matrix : Ma trận hình
ảnh cạnh tranh
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ các đều tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats
(nguy cơ) : Ma trận điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – nguy cơ
TAS - Total Attractiveness Score: Tổng số điểm hấp dẫn

-xFooter Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng


Tên bảng

Trang

Bảng 1.1.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

26

Bảng 1.2.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

28

Bảng 1.3.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh

29

Bảng 1.4.

Ma trận SWOT

30

Bảng 1.5.


Ma trận QSPM cho các nhóm chiến lược

32

Bảng 2.1.

Các tỷ số tài chính cơ bản của Công ty từ năm 2011 –
2014

39

Bảng 2.2.

Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2011 - 2014

43

Bảng 2.3.

Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn và trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ.

45

Bảng 2.4.

Kết quả điểm quan trọng của các yếu tố môi trường
bên trong


50

Bảng 2.5.

Ma trận các yếu tố bên trong

51

Bảng 2.6.

Kết quả điểm quan trọng của các yếu tố môi trường
bên trong

61

Bảng 2.7.

Ma trận các yếu tố bên ngoài

63

Bảng 3.1.

Dự báo doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ
2015 - 2025

68

Bảng 3.2.


Ma trận điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ
(SWOT)

70

Bảng 3.3.

Bảng tổng hợp điểm hấp dẫn

71

Bảng 3.4.

Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược SO

74

Bảng 3.5.

Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược ST

76

Bảng 3.6.

Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược WO

78

Bảng 3.7.


Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược WT

80

- xi Footer Page 9 of 126.


Header Page 10 of 126.

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Mô hình quản trị chiến lược của F.David

16

Hình 1.2

Mô hình năm áp lực của Michael E. Porter

23


Hình 2.1

Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Văn hóa Tổng hợp
Trà Vinh

35

Hình 2.2

Quy trình sản xuất sản phẩm in tại công ty

42

- xii Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Công ty Cổ phần Văn hóa Tổng hợp Trà Vinh tiền thân là Công ty Văn hóa
Tổng hợp Trà Vinh là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh chuyên
In ấn các loại sách báo, tranh ảnh, biểu mẫu, bao bì, nhãn hiệu...theo quy định của
Luật Xuất bản. Trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tích trong sản xuất
kinh doanh, đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành In cũng như sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên hiện nay để phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế
quốc tế mà Việt Nam đang xây dựng và phát triển, thì ngành in Việt Nam nói chung
và Công ty Cổ phần Văn hóa tổng hợp Trà Vinh nói riêng cũng cần phải có những

thay đổi cho phù hợp. Đây cũng chính là lý do Công ty Văn hóa tổng hợp Trà Vinh
chuyển sang thành Công ty Cổ phần Văn hóa tổng hợp Trà Vinh vào tháng 3 năm
2006, tức là chuyển từ doanh nhiệp Nhà nước sang doanh nghiệp đại chúng hoạt động
hoàn toàn theo cơ chế thị trường.
Trong giai đoạn này toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới diễn ra với tốc độ cao
song song đó là mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn.
Thị trường mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp, mức độ
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khốc liệt hơn. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm
2014 dần ổn định nhưng nhìn chung đang còn ở mức thấp.
Công ty từ khi Cổ phần đã 06 năm với tốc độ tăng trưởng hàng năm còn thấp và
trước tình hình kinh kế khó khăn như hiện nay để công ty đủ sức cạnh tranh về chất
lượng, giá cả….Để có thể tồn tại và phát triển công ty phải xây dựng chiến lược phát
triển dài hạn cụ thể.
-1-

Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

Khi chưa chuyển sang cổ phần hóa Công ty Văn hóa tổng hợp Trà Vinh hoạt
động theo kế hoạch do Nhà nước giao, do đó chiến lược kinh doanh chưa thể hiện rõ
ràng, chủ yếu vẫn là hoạt động nhằm đảm bảo sản lượng và doanh thu theo kế hoạch
được giao còn hiệu quả kinh doanh chưa được xem trọng. Khi chuyển sang thành
công ty Cổ phần, Công ty phải tự xây dựng chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh
doanh phải được đặt lên hàng đầu. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường
với nhiều áp lực cạnh tranh thì Công ty cần phải xây dựng cho mình một chiến lược
kinh doanh hiệu quả, đây cũng là tình hình chung của tất cả các doanh nghiệp Nhà
nước khi chuyển sang cổ phần hóa. Xuất phát từ những đòi hỏi của thực tế nêu trên
tác giả đã chọn đề tài: “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Văn

hóa Tổng hợp Trà Vinh đến năm 2025”. Để nhằm lựa chọn chiến lược phát triển
phù hợp với Công ty.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Văn hóa Tổng hợp Trà
Vinh đến năm 2025 và đề xuất các giải pháp thực hiện các chiến lược kinh doanh đã
được lựa chọn.
2.1. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, đánh giá các yếu tố bên trong Công ty nhằm xác định điểm mạnh
và điểm yếu của Công ty.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty nhằm xác định những cơ hội và thách thức đối với Công ty.
- Lựa chọn chiến lược ưu tiên và đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược kinh
doanh phù hợp với năng lực của công ty và nhu cầu thị trường từ nay đến năm 2025.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Những yếu tố là điểm mạnh và điểm yếu của Công ty?
- Những yếu tố là cơ hội và thách thức đối với Công ty?
- Những chiến lược nào sẽ được ưu tiên thực hiện cho Công ty và giải pháp để
thực hiện các chiến lược đó?
-2-

Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ
phần Văn hóa Tổng hợp Trà Vinh đến năm 2025.

- Đối tượng khảo sát, phỏng vấn là Ban Giám đốc, Trưởng phó phòng của Công
ty; nhà cung cấp và khách hàng thường xuyên lâu năm gắn bó với Công ty.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực in ấn, đây là lĩnh vực kinh doanh chính
chiếm trên 95% doanh thu của Công ty. Do đó các chiến lược kinh doanh được xây
dựng và giải pháp thực hiện cũng tập trung vào việc phát triển ngành in của Công ty.
4.2.2. Giới hạn về thời gian và không gian
Số liệu thu thập để phân tích trong đề tài từ năm 2012 đến cuối năm 2015 tại
Công ty Cổ phần Văn hóa Tổng hợp Trà Vinh.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp phương pháp định tính và phương
pháp định lượng. Phương pháp định tính nhằm tìm ra các yếu tố có tác động đến việc
xây dựng chiến lược phát triển cho công ty. Sau đó sử dụng phương pháp định lượng
để làm cơ sở phân tích đánh giá định tính. Cụ thể như sau:
5.1. Phương pháp định tính
- Có rất nhiều yếu tố tác động đến doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược phát
triển như yếu tố tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tình hình chính trị, dân số, văn hoá,
nhà cung cấp, khách hàng, các yếu tố nội lực của công ty…..Tuy nhiên mỗi loại hình
doanh nghiệp vào từng thời điểm các yếu tố trên tác động khác nhau đến việc hình
thành chiến lược cho doanh nghiệp. Không có khung lý thuyết hoàn chỉnh cho từng
loại hình doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược cho công ty. Vì vậy nghiên cứu định
tính là bước cần thiết để tìm hiểu các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành chiến
lược cho công ty.
-3-

Footer Page 13 of 126.



Header Page 14 of 126.

- Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm trực tiếp với
các chuyên gia tiêu biểu. Họ là những người có thâm niên công tác, giữ chức vụ quan
trọng và am hiểu thị trường. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về
quan điểm, các yếu tố tác động chính đến việc hình thành chiến lược cũng như tìm
hiểu thông tin về định hướng phát triển.
5.2. Phương pháp định lượng
- Phương pháp định lượng được sử dụng cho việc phân tích, đánh giá thực
trạng kinh doanh của Công ty, thông qua việc mô tả, trình bày các bảng số liệu thống
kê thu thập được, tính toán các chỉ tiêu tài chính,…
- Phương pháp định lượng còn được sử dụng để tính điểm cho ma trận đánh
giá các yếu tố bên trong (IFE), ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) và ma
trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng QSPM.
- Phần mềm Excel được sử dụng để xử lý tổng hợp số liệu.
5.3. Phương pháp thu thập số liệu
5.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Nguồn thứ cấp bên ngoài: đề tài thu thập và sử dụng dữ liệu thứ cấp sẵn có về
tình hình kinh tế - xã hội thông qua các chỉ tiêu như: GDP, GDP bình quân đầu người,
CPI, dân số,… từ Niên giám thống kê và Báo cáo kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống
kê, Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ X,…
- Nguồn thứ cấp nội bộ: được thu thập từ Báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả sản
xuất kinh doanh và các báo cáo khác có liên quan từ năm 2011 đến 2014.
5.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
5.3.2.1. Khảo sát sơ bộ
Số liệu sơ cấp sơ bộ được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảng
câu hỏi đến các chuyên gia. Khảo sát sơ bộ được tiến hành qua các bước sau:
- Dựa trên cơ sở lý thuyết về quản trị chiến lược và nguồn thông tin thứ cấp (bên
ngoài và bên trong công ty), bảng câu hỏi sơ bộ được thiết lập.
- Tiến hành phỏng vấn với các chuyên gia là Ban Giám đốc và Trưởng phó

phòng trong công ty với số lượng 15 người.
-4-

Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

5.3.2.2. Khảo sát chính thức
Sau khi tổng hợp kết quả khảo sát sơ bộ, tác giả hoàn thiện bảng câu hỏi và tiến
hành khảo sát chính thức bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi bảng câu
hỏi đến các chuyên gia trong mục 4.1.
Phỏng vấn sơ bộ là 15 chuyên gia trong công ty với tổng số phiếu phát ra: 15
phiếu; Số phiếu nhận về: 15 phiếu; Số phiếu có đầy đủ thông tin và được tiến hành
xử lý kết quả: 15 phiếu.
Phỏng vấn chính thức, bao gồm 15 chuyên gia phỏng vấn sơ bộ và 15 chuyên
gia bên ngoài công ty với tổng số phiếu phát ra: 30 phiếu; Số phiếu nhận về: 30
phiếu; Số phiếu có đầy đủ thông tin và được tiến hành xử lý kết quả: 30 phiếu.
6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
6.1. Các nghiên cứu về hoạch định chiến lược kinh doanh
- Ngô Thùy Anh (2015), “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ
phần thủy sản Cà Mau Seaprimexco đến năm 2020” [1], đề tài tập trung phân tích sâu
môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của công ty, làm cơ sở cho việc hoạch
định chiến lược kinh doanh cho công ty đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp cụ
thể để thực hiện chiến lược. Hơn nữa, đề tài cũng cho thấy được tình hình thực hiện
chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn qua với những thuận lợi, khó khăn
để từ đó có thêm cơ sở để đề ra các giải pháp phù hợp với khả năng của công ty. Qua
các kết quả phân tích, tổng hợp ý kiến chuyên gia xây dựng các ma trận IFE, ma trận
hình ảnh cạnh tranh, ma trận EFE, ma trận SWOT và ma trận QSPM, tác giả đã đề
xuất một số chiến lược kinh doanh như: “chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển

thị trường xuất khẩu, chiến lược đa dạng hóa hoạt động chiều ngang, chiến lược hoàn
thiện các bộ phận chức năng và chiến lược kết hợp về phía sau”, nhằm tận dụng các
nguồn lực, những thuận lợi hiện có của công ty và khắc phục những hạn chế, yếu kém
trong hiện tại để xây dựng thương hiệu Seaprimexco trở thành thương hiệu mạnh. Để
thực hiện điều này, tác giả cũng đề ra một số giải pháp cụ thể về các yếu tố như: sản
xuất, quản trị, marketing, tài chính, nhân sự và nghiên cứu phát triển.
-5-

Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.

- Nguyễn Thị Diễm Hằng (2015), “Hoạch định chiến lược kinh doanh của
Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ đến năm 2020” [5] , bước đầu đề tài đã phân
tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty, qua đó cho thấy tuy công ty đã đạt
được những thành công nhất định, trở thành công ty đứng đầu khu vực ĐBSCL nhưng
trong những năm gần đây hoạt động của công ty chưa đạt hiệu quả thực sự, thông qua
kết quả kinh doanh giai đoạn năm 2011 - tháng 6 năm 2014 với doanh thu và lợi
nhuận đang có xu hướng giảm dần. Tiếp theo qua quá trình phân tích môi trường nội
bộ cho thấy công ty khá mạnh về nội bộ, nhất là về năng lực sản xuất máy móc thiết
bị tiên tiến, tiếp theo công ty còn có các điểm mạnh như: kinh nghiệm hoạt động sản
xuất mía đường, trình độ đội ngũ nhân viên, áp dụng tốt hệ thống quản lý chất lượng
vào hoạt động sản xuất kinh doanh,… Còn những điểm yếu cần khắc phục, bao gồm:
hoạt động Marketing, nghiên cứu và phát triển, hệ thống thông tin kém quả, chưa đầu
tư thích đáng vào việc xây dựng và quảng bá thương hiệu. Đối với môi trường bên
ngoài, mang lại những cơ hội cho công ty như: xu hướng tiêu dùng sản phẩm tăng,
chính sách ưu đãi của nhà nước và sự hỗ trợ của các hiệp hội,… Tuy nhiên, công ty
cũng phải đối mặt với những nguy cơ như: cạnh tranh từ các đối thủ trong và ngoài
nước, lộ trình thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu đường, đường Thái Lan nhập lậu

ngày càng nhiều, thói quen tiêu dùng của người dân, nguồn nguyên liệu thiếu và chất
lượng không cao. Từ các yếu tố trên, với việc sử dụng hai công cụ ma trận SWOT và
ma trận QSPM, đề tài đã xác định được năm chiến lược then chốt, đó là chiến lược
phát triển thị trường, thâm nhập thị trường, kết hợp về phía sau, đa dạng hóa kết hợp
và chiến lược hoàn thiện các bộ phận chức năng. Để thực hiện các chiến lược trên,
tác giả đã đề ra một số giải pháp và kiến nghị thiết thực để chiến lược có giá trị trong
thực tiễn và hiệu quả.
- Lê Thị Phương Hợi (2012), “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Tổng
Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam đến năm 2020” [8], với mục tiêu là
hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của công ty đến năm 2020 nhằm xây
-6-

Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

dựng công ty trở thành thương hiệu mạnh, cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng và
tối ưu cho các khách hàng thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các khách
hàng ở các lĩnh vực kinh tế trọng yếu như: năng lượng, khoáng sản và hạ tầng. Trong
đề tài này, tác giả tập trung sâu phân tích, đánh giá các yếu tố có tác động đến môi
trường kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Trên cơ sở đó, tác giả đã hoạch
định các chiến lược để tăng tốc phát triển nhanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho
công ty trong thời gian tới là: chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường,
phát triển sản phẩm và đa dạng hóa đồng tâm. Từ đó đã đề xuất một số nhóm giải
pháp từ nội lực công ty đến các giải pháp hướng đến khách hàng và nhóm giải pháp
khác để thực hiện các chiến lược, nhằm định hướng phát triển công ty trong thời kỳ
hội nhập trở thành một thương hiệu mạnh và uy tín trong và ngoài nước.
- Trương Thụy Anh Phương (2012) “Xây dựng Chiến lược Kinh doanh của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long đến năm 2020” [11], bài viết này của tác

giả đã phân tích môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến hoạt động của Ngân
hàng trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011. Cùng với việc phân tích môi trường
kinh doanh, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, sau đó dùng thống kê
mô tả để xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE và ma trận đánh giá các
yếu tố bên ngoài EFE. Từ hai ma trận trên, tác giả đã đưa các yếu tố thuộc hai ma trận
vào ma trận SWOT để xây dựng các chiến lược kinh doanh, sau đó thông qua ma trận
QSPM đã giúp tác giả lựa chọn được bốn chiến lược mà Ngân hàng cần ưu tiên thực
hiện trong thời gian tới đó là: đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ,
định vị thương hiệu và hoàn thiện bộ máy tổ chức. Đồng thời cần phải thường xuyên
kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện các chiến lược trên để có sự điều chỉnh kịp thời
vì môi trường kinh doanh luôn vận động và thay đổi.
6.2. Nghiên cứu về xây dựng chiến lược phát triển
- Nguyễn Thị Thúy Vân (2013), “Xây dựng Chiến lược phát triển Công ty Cổ
phần Bêtông Becamex đến năm 2020” [16], trong đề tài này tác giả chủ yếu tập trung
phân tích các yếu tố tác động đến môi trường hoạt động kinh doanh lĩnh vực thi công
-7-

Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

cơ sở hạ tầng giao thông và thực trạng các nguồn lực của công ty nhằm xây dựng
chiến lược cho công ty đến năm 2020. Với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bằng
cách sử dụng phương pháp định tính để tìm ra các yếu tố có tác động đến việc xây
dựng chiến lược phát triển cho công ty. Sau đó sử dụng phương pháp định lượng để
làm cơ sở phân tích đánh giá định tính thông qua việc thiết lập các ma trận IFE, EFE,
ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT và ma trận QSPM. Từ đó, tác giả đã đưa
ra các chiến lược cơ bản cho công ty đến năm 2020 là: chiến lược thâm nhập thị
trường, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược

liên danh – liên kết và chiến lược cắt giảm. Đồng thời tác giả cũng đã đề xuất các giải
pháp cụ thể để thực hiện các chiến lược nêu trên trên cơ sở cân nhắc giữa nguồn lực
hiện có của công ty, tận dụng cơ hội và hạn chế thấp nhất những tác động đe doạn từ
môi trường bên ngoài.
Tóm lại, từ những nghiên cứu ở trên tác giả nhận thấy được các nghiên cứu
được thực hiện bằng các phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, phỏng vấn chuyên
gia, thống kê dự báo kết hợp với các công cụ ma trận như: ma trận hình ảnh cạnh
tranh, ma trận SWOT, ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng QSPM và
xác định mục tiêu, sứ mạng, định hướng phát triển cho công ty với mục đích nhằm
hoạch định và lựa chọn ra chiến lược kinh doanh cho công ty một các tốt nhất, hiệu
quả nhất. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở nhằm đề xuất các giải pháp. Do đặc thù riêng
biệt khi kinh doanh ngành in ấn nên có ít công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Do
đó, trong đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Văn hóa Tổng
hợp Trà Vinh đến năm 2025” cũng sẽ được áp dụng các phương pháp nghiên cứu
trên, để nhằm đưa ra các chiến lược tốt nhất cho công ty.
7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
7.1. Ý nghĩa khoa học
Trong nền kinh tế thị trường, chiến lược kinh doanh có tính quyết định đến sự
-8-

Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

thành bại của một doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh là rất quan trọng đối với tất
các doanh nghiệp chứ không chỉ riêng doanh nghiệp nào đó. Muốn tồn tại và phát
triển thì trước tiên phải có một chiến lược kinh doanh tốt và hiệu quả.
Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng chiến lược kinh doanh cho một doanh
nghiệp. Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học là tổng hợp lý luận đã có từ nhiều

nguồn khác nhau để xây dựng quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh cho một
doanh nghiệp một cách cơ bản nhất, dễ hiểu và dễ sử dụng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hiện nay, tình hình kinh doanh của Công ty cũng chính là tình hình chung của
tất cả các doanh nghiệp Nhà nước mới chuyển sang cổ phần hóa tại Việt Nam, mà để
tồn tại và phát triển thì trước tiên là phải xây dựng được một chiến lược kinh doanh
hiệu quả. Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh được áp dụng xây dựng chiến
lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Văn hóa Tổng hợp Trà Vinh đến năm 2025,
giúp Công ty có định hướng phát triển kinh doanh trong tương lai. Do đó đề tài cũng
có thể áp dụng xây dựng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp khác có đặc
điểm tương tự như Công ty Cổ phần Văn hóa Tổng hợp Trà Vinh.
8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn bao gồm 03 chương
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh.
Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty Cổ phần Văn hóa
Tổng hợp Trà Vinh.
Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Văn hóa
Tổng hợp Trà Vinh đến năm 2025.
Kết luận và kiến nghị

-9-

Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.

Chương 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm quản trị chiến lược
1.1.1.1. Khái niệm chiến lược
“Chiến lược” là thuật ngữ bắt đầu từ tiếng Hy Lạp “Strategos” dựng trong quân
sự, là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để giành chiến thắng hay chiến lược là các
kế hoạch đặt ra để giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận.
Khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, khái niệm “chiến lược” bắt đầu
được vận dụng trong kinh doanh. Thuật ngữ “chiến lược kinh doanh” ra đời từ thập
kỷ 60, thế kỷ XX. Quan niệm về chiến lược kinh doanh phát triển dần theo thời gian
và người ta tiếp cận nó theo nhiều cách khác nhau.
- Theo Bruce Henderson, chiến lược gia đồng thời là nhà sáng lập Tập đoàn

Tư vấn Boston đã viết rằng: “Chiến lược là sự tìm kiếm thận trọng một kế hoạch hành
động để phát triển và kết hợp lợi thế cạnh tranh của tổ chức. Những điều khác biệt
giữa bạn và đối thủ cạnh tranh là cơ sở cho lợi thế của bạn”.
- Theo Johnson và Schole định nghĩa: “Chiến lược là định hướng và phạm vi

của một tổ chức trong dài hạn, nhằm đạt được lợi thế cho tổ chức thông qua cấu hình
các nguồn lực của nó trong bối cảnh của môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu của
thị trường và thỏa mãn kỳ vọng của các bên hữu quan”.
- Theo Fred R. David: “Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục

tiêu dài hạn”.
- Trong lĩnh vực kinh doanh, giáo sư Alfred D. Chandler trường Đại học

Havard định nghĩa: “Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn

-10-


Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ngô Thùy Anh (2015), “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần
thủy sản Cà Mau Seaprimexco đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường
Đại học Cần Thơ, TP. Cần Thơ.
[2] Fred R.David (2015), Quản trị chiến lược khái niệm và các tình huống, NXB Kinh
tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
[3] Nguyễn Thị Liên Diệp (2008), Quản Trị Học, NXB Lao Động – Xã Hội, TP. Hồ
Chí Minh.
[4] Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2010), Chiến Lược Và Chính Sách Kinh
Doanh, NXB Lao Động – Xã Hội, TP. Hồ Chí Minh.
[5] Nguyễn Thị Diễm Hằng (2015), “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty
Cổ phần Mía đường Cần Thơ đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học
Cần Thơ, TP. Cần Thơ.
[6] Phước Minh Hiệp (2014), Bài giảng môn Quản trị chiến lược.
[7] Huỳnh Thị Hiếu (2011), Hoạch định chiến lược của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Thủy sản Minh Phú đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Cần Thơ,
TP. Cần Thơ.
[8] Lê Thị Phương Hợi (2012), “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Tổng Công
ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam đến năm 2020”, Luận văn thạc sĩ Kinh
tế, Đại học Cần Thơ, TP. Cần Thơ.
[9] Nguyễn Minh Kiều (2013), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Tài chính, Hà
Nội.
[10] Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (2007), Quản trị chiến
lược – phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.

[11] Trương Thụy Anh Phương (2012), “Xây dựng Chiến lược Kinh doanh của Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long đến năm 2020”, Tạp chí Khoa học của
trường Đại học Trà Vinh, (7), tr. 56-63.
-92-

Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.

[12] Garry D Smith, Danny R Arnold, Bobby G Bizzell (2000), Chiến lược và sách
lược kinh doanh, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
[13] Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm (2009), Giáo trình Quản Trị Chiến Lược, NXB
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, TP. Hồ Chí Minh.
[14] Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình Quản Trị Chiến Lược, NXB Đại Học Kinh
Tế Quốc Dân, TP. Hồ Chí Minh.
[15] Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê, Hà Nội.
[16] Nguyễn Thị Thúy Vân (2013), Xây dựng chiến lược phát triển công ty Cổ phần
Bêtông BECAMEX, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Bình Dương.
[17] Đề án Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Văn hóa Tổng hợp Trà Vinh năm
2012

-93-

Footer Page 22 of 126.



×