Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Stress Giao Vien Mầm Non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.5 KB, 18 trang )

Đánh giá mức độ Stress trong công việc của giáo
viên mầm non tại trường Mầm non Bé Yêu, Huyện
Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh.
Tóm tắt
Trên cơ sở lý luận, đánh giá về mức độ stress của giáo viên mầm non, bài viết giúp
có cái nhìn sâu hơn về công việc của giáo viên mầm non, một nghề với biết bao khó khăn,
lo toan và áp lực với những đặc trưng riêng. Qua đó đánh giá được mức độ stress đồng thời
đưa ra một số kiến nghị giúp giảm stress của giáo viên mầm non.
Từ khóa: Stress, Mức độ stress, Giáo viên mầm non

PHẦN I
1. Đặt vấn đề:
Nghề giáo viên mầm non với biết bao khó khăn, lo toan và áp lực. Giáo viên mầm non
làm nhiệm vụ nuôi dạy trẻ từ 0-6 tuổi, hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với mọi tác động
đến từ bên ngoài, giống như một tờ giấy trắng chưa một chấm mực nào trên đó. Đồng thời
cũng là giai đoạn trẻ phát triển rất nhanh về nhiều mặt thể chất, tâm lý, trí tuệ, tình cảm.
Đây chính là giai đoạn đầu của quá trình phát triển nhân cách. Nên hoạt động sư phạm của
giáo viên mầm non có những nét đặc trưng riêng, thể hiện trách nhiệm rất cao trong vai trò
của một người thiết kế, đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách của con người, với lứa
tuổi như thế, giáo viên phải có am hiểu về y học, phải biết về những dấu hiệu cơ bản, biết
phòng ngừa bệnh tật có thể nảy sinh ở trẻ, biết giải quyết một số tình huống sư phạm một
cách hợp lý. Giáo viên mầm non nhất thiết phải có năng lực chuyên biệt.
Bộ GD&ĐT cho hay, cả nước hiện có 4,8 triệu trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi được huy
động đến trường mầm non. Trẻ mầm non hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh
tuy nhiên chưa biết cách bảo vệ bản thân nên dễ gặp tai nạn thương tích. Việc chăm sóc trẻ
không đúng phương pháp cũng dễ gây sang chấn tâm lý ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của
trẻ. Bên cạnh những yếu kém về năng lực của giáo viên và cơ sở vật chất tại hầu hết các địa
phương, theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ mất an toàn còn có nguồn
gốc từ chính sức khỏe thể chất và tinh thần của chính các thầy cô giáo, những người hàng
ngày chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Theo số liệu nghiên cứu của TS.Nguyễn Mạnh Hà (ĐH
Quốc gia Hà Nội) trong một điều tra mới đây trên 333 giáo viên cho thấy 90,3% bị stress




nghề nghiệp. Khảo sát tại thị xã La Gi (Bình Thuận) kết quả có tới 59,8% giáo viên mầm
non bị stress nghề nghiệp. Kết quả khảo sát trên 300 giáo viên ở các trường mầm non tư
thục của anh Nguyễn Xuân Thời, chủ đầu tư trường mầm non quốc tế Thế giới trẻ thơ
(Worldkids, TP HCM) mới đây cho thấy: có đến 80% người được hỏi mong muốn có một
công việc khác hơn so với công việc hiện tại.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mức độ Stress của
giáo viên mầm non” nhằm chỉ ra thực trạng dẫn đến stress của giáo viên mầm non, đồng
thời qua đó đưa ra một số kiến nghị giúp giảm stress ở giáo viên mầm non.
2. Tên đề tài:

Đánh giá mức độ Stress trong công việc của giáo viên mầm non tại trường
Mầm non Bé Yêu, Huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh.
3. Nhóm tác giả:
STT Họ và Tên

Mã số SV

Điện thoại

Email

1

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

1466160105 0918.848737

2


Đặng Thị Thu Hằng

1466160020 0903.789070

3

Lê Viết Đức Linh

1466120007 0936.527834

4

Nguyễn Thị Quế Trân

1466160094 0909.897574

5

Phạm Thụy Thanh Phương 1466160064 0907.041318

6

Nguyễn Quốc Dũng

1466160013 0973.946577

Lớp K03 - Văn bằng 2 - Tâm Lý Hoc - Trường Đại Học KHXH&NV TP.HCM.
4. Liệt kê từ khóa:
- Stress

- Mức độ stress
- Giáo viên mầm non
5. Vấn đề nghiên cứu:
 Phân tích thực trạng stress ở GVMN với các khía cạnh:
 Mức độ stress.
 Một số tác nhân và yếu tố ảnh hưởng đến stress ở GVMN.
 Giải pháp cụ thể giúp giảm stress ở GVMN.


PHẦN II
1 Tổng quan, tài liệu:
1) Một số vấn đề lý luận về stress ở giáo viên mầm non
1.1 .Phân loại Stress:
1.1.1
Căn cứ vào mức độ stress:
 Đây là cách phân loại của H. Selye. Theo ông, stress có hai loại là Eustress và
Dystress.
 Eltstress – stress bình thường: Cơ thể phản ứng với tác động của môi trường bằng
giai đoạn báo động và chống đỡ.
 Dystress – stress tiêu cực: Là stress có cả giai đoạn tiếp sau giai đoạn báo động và
chống đỡ, là giai đoạn kiệt sức với khả năng thích nghi bình thường bị thất bại.
 Phản ứng stress trở thành distress khi tình huống gây stress là bất ngờ, quá dữ dội,
hoặc ngược lại, quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại kéo dài, vượt quá khả năng chịu đựng
của chủ thể làm cơ thể suy kiệt.
1.1.2
Căn cứ vào nguyên nhân gây stress
 Stress sinh thái: Là stress mà yếu tố gây nên có nguồn gốc sinh thái. Nó phát sinh
từ mối quan hệ giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài chủ thể. Stress sinh
thái gồm stress rối loạn chu kỳ thời gian sinh học, stress rối loạn ăn và ngủ, stress do
chấn thương và bệnh tật, stress do tiếng ồn và tác hại vật lý chất độc. Ở đây, con người

cần được xem như sinh vật đã được lập trình sẵn để phản ứng khác nhau với những tình
huống nhất định. Stress sinh thái rất ít bị ảnh hưởng bởi ý thức con người nên rất khó
kiểm soát chúng.
 Stress do sang chấn và bệnh tật: Là một trong những nguyên nhân gây nên stress
sinh thái, vì nó trực tiếp làm tổn hại suy giảm đến chức năng hoạt động của thực thể, tuy
nhiên mức độ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố tâm lý của chủ thể. Nếu người bị stress
được giải thích cặn kẽ, về triệu chứng của bệnh thì các triệu chứng này lại ít gây stress.
Ngược lại, nếu thông tin về triệu chứng bệnh càng mù mờ, chỉ nhấn mạnh đến đau đớn
mà họ phải chịu đựng thì sự căng thẳng của người bệnh tăng cao và có tác động như một
yếu tố gây stress làm cho bệnh nặng thêm. Đặc biệt là sự tự ám thị không có căn cứ của
chủ thể là một trong những nguyên nhân gây nên stress bệnh tật.
 Stress do tiếng ồn và các tác động vật lý, sinh hóa: Đó là những nguyên nhân
gây nên stress sinh thái. Bởi nó tác động và gây trở ngại cho các hoạt động cần thiết của
con người. Có nhiều nguyên nhân cho thấy sự tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn, có cường độ
cao, có thể làm tăng huyết áp, giảm trí nhớ,… Kết hợp các tác hại vật lý còn có những
tác hại của sinh hóa như nhiễm độc.


 Stress tâm lý – xã hội: Các yếu tố tâm lý – xã hội tác động gây nên stress. Theo
Holme Và Rahe (1976). Trong các biến cố của xã hội hoặc cuộc sống thì ngay cả tác
động của những biến cố được xem là rất lý tưởng có thể gây ra sự khởi phát stress.
Thường không phải chỉ một tác động đơn độc gây nên stress, mà còn có sự tương tác của
nhiều tác động và như vậy hoặc làm cho khả năng thích ứng tốt hơn hoặc mức độ stress
nặng hơn.
 Stress sinh lý: Học thuyết hành vi đưa ra mô hình ( S-R) kích thích – phản ứng.
Quan điểm này nhấn mạnh đến những đáp ứng thần kinh và thể dịch.
1.2 Nguyên nhân dẫn đến stress
 Căng thẳng, trong tiếng Anh là Stress, gốc là từ tiếng Latinh stringere nghĩa là
"kéo căng". Ở người, căng thẳng thường được mô tả là một tình trạng tiêu cực hay tích
cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.

 Theo tâm lý học giải thích thì đây là một cảm giác căng thẳng và dồn ép. Áp lực
với cường độ thấp có thể là một điều tốt và thậm chí có lợi ích trong công việc và sức
khỏe. Stress tích cực giúp tăng hiệu suất vận động thể thao. Nó cũng có vai trò trong
động lực, thích nghi và phản ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên với một lượng
áp lực quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và điều đó có thể cực kì có
hại.
 Stress có thể từ bên ngoài và liên quan đến môi trường sống, nhưng cũng có thể
được tạo ra từ sự nhìn nhận sinh bản thân dẫn đến lo âu hay các cảm xúc tiêu cực khác
như dồn ép, không thoải mái quanh một tình huống mà sau đó họ sẽ cho là sự kiện áp
lực.
 Theo sinh lý học và sinh học, căng thẳng là một phản ứng của cơ thể sống đối với
stressor (nghĩa là "căng thẳng nguyên") như là điều kiện môi trường hay một kích thích
tố (stimulus). Căng thẳng là một phương thức mà cơ thể đáp ứng với các thách thức. Sau
một sự kiện áp lực, cách cơ thể đáp ứng với căng thẳng là thông qua sự kích hoạt hệ thần
kinh giao cảm dẫn đến đáp ứng căng thẳng cấp hay còn gọi là phản ứng đánh-hay-chạy.
 Mặt tich cực của stress: Phản ứng của cơ thể trước tác động của stress trong giai
đoạn nhận diện, báo động và giai đoạn kháng cự đều là những phản ứng huy động sức đề
kháng và khả năng thích nghi của cơ thể. Vì vậy, trong những giai đoạn này, sức đề
kháng và khả năng thích nghi của cơ thể được tăng cao. Ngoài ra, chính ảnh hưởng của
stress đã làm cho nhân cách có những phản ứng theo chiều hướng đáp ứng thích nghi tốt
hơn, nghĩa là nhân cách phát triển ngày càng hoàn thiện hơn. Những trải nghiệm tích luỹ
trong cuộc sống là một trong những yếu tố điều kiện hoá những phản ứng của chúng ta
đối với stress.


1.3 Khái niệm stress ở giáo viên mầm non:
 Khái niệm GVMN: GVMN là người thực hiện các nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. GVMN
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ do Ngành và Nhà nước quy định.

 Khái niệm stress ở giáo viên: Stress ở giáo viên là phản ứng của giáo viên được
thể hiện qua sự trải nghiệm về thể chất và tâm lý dưới tác động của các TN vượt quá khả
năng ứng phó bình thường của giáo viên.
 Khái niệm stress ở GVMN: Stress ở GVMN là phản ứng của GVMN được thể
hiện qua sự trải nghiệm về thể chất và tâm lý dưới tác động của các TN vượt quá khả
năng ứng phó bình thường của GVMN.
1.4 Mức độ stress ở giáo viên mầm non:
Dựa vào cách phân chia của các tác giả, trong luận án này chúng tôi chia mức độ
stress thành 5 mức độ tương ứng: Mức độ stress thứ nhất: Không bị stress; Mức độ thứ
hai: stress nhẹ; Mức độ thứ ba: stress vừa phải; Mức độ thứ tư: stress cao; Mức độ thứ
năm: stress rất cao. Tương ứng với 0đ- Không đúng với tôi chút nào; 1đ- Đúng với tôi
phần nào; 2đ- Đúng với tôi ở mức trung bình; 3đ- Đúng với tôi phần nhiều; 4đ- Hoàn
toàn đúng với tôi.
1.5 Các tác nhân gây stress ở giáo viên mầm non:
 Qua nghiên cứu thực tiễn và phân tích tài liệu, chúng tôi thấy có năm nhóm tác
nhân gây stress cho GVMN đó là: Nhóm tác nhân liên quan đến đồng nghiệp và kỷ luật;
nhóm các tác nhân liên quan đến áp lực công việc; nhóm các tác nhân liên quan đến trẻ;
nhóm các tác nhân liên quan đến đáp ứng nhu cầu cá nhân; nhóm các tác nhân liên quan
đến những biến đổi sinh lý cá nhân. Nguyên nhân gây nên Stress trong công việc của
giáo viên mầm non có liên quan chặt chẽ đến những áp lực nghề nghiệp như giờ làm của
giáo viên mầm non hiện nay là quá nhiều, công việc quá sức của bản thân, liên tục đối
mặt với những căng thẳng trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Mặt khác tiền lương
thấp không có nhiều chế độ đãi ngộ về tăng lương, giảm giờ
1.6 Cách ứng phó với stress ở giáo viên mầm non:
 Về cách ứng phó với stress cho thấy đa phần giáo viên mầm non chưa tìm cho
mình được những cách ứng phó khoa học. Mặt khác khi gặp stress, giáo viên mầm non
chưa có thói quen gặp gỡ những người có chuyên môn về lĩnh vực này để nhờ sự giúp
đỡ. Có thể nói giáo viên đã nhận thức rất rõ về tình trạng stress của mình nhưng chưa
tìm ra biện pháp ứng phó hiệu quả và thiết thực.



 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi phân loại cách ứng phó với
stress ở GVMN thành 4 cách ứng phó với các hành động ứng phó cụ thể như sau:
+ Cách ứng phó tập trung vào vấn đề.
+ Cách ứng phó tìm kiếm sự trợ giúp.
+ Cách ứng phó lảng tránh.
+ Cách ứng phó tiêu cực..
 Để tránh căng thẳng, chúng ta làm những cách sau:
+ Nghỉ ngơi hợp lí và không nghĩ gì về công việc.
+ Hít thở sâu vào. Tốt hơn là hít thở ở nơi nhiều cây xanh như công viên.
+ Lên kế hoạch một ngày nghỉ cùng bạn bè, người thân và gia đình.
+ Không nên uống các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá.
+ Sắp xếp công việc lại hợp lý hơn vừa làm việc vừa đủ thời gian xả hơi.
+ Phải bình tĩnh trước những khó khăn rồi sẽ từ từ giải quyết không vội vàng.
+ Có thể chơi với một con vật cưng cũng giảm đi một phần căng thẳng.
+ Ngủ nhiều và nơi ở thoáng mát.
+ Quan hệ tình dục an toàn lành mạnh, hoặc tự đáp ứng nhu cầu sinh lý.
+ Thảo dược thông dụng: bí ngô...giúp an thần, giải căng thẳng, bồn chồn, lo âu,
stress...
+ Thực tập thiền: Thực tập hay thực hành-tập luyện thiền hằng ngày có thể giúp
cho giảm stress, bình ổn thân và tâm, phòng ngừa nhiều bệnh tật.
1.7 Những hệ quả liên quan đến stress ở giáo viên mầm non:
 Tác động về mặt thể chất:
+ Tình trạng stress kéo dài dẫn đến rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng
cholesterol trong máu. Căng thẳng làm tăng tiết catecholamin mà chủ yếu là
adrenalin, gây co mạch máu dẫn đến thiếu ôxy ở tim và thành mạch, thiếu ôxy ở các
tổ chức.
+ Tăng catecholamim trong những điều kiện nhất định gây tình trạng thiếu ôxy tổ
chức, loạn dưỡng và hoại tử cơ tim, thành mạch.
+ Stress có thể gây ra nhiều căn bệnh

+ Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu
gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm...
+ Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn
nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực...
+ Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu
chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng...
+ Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, giao hợp đau.


+ Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết...
+ Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay,
máy mắt, chuột rút, run rẩy...
+ Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.
 Tác động về mặt tinh thần:
+ Song song với tác động về mặt thể chất, căng thẳng gây ra tác động cả về mặt
tinh thần. Các biểu hiện của nó là:
+ Hay quên, mất trí nhớ
+ Căng thẳng, lo sợ
+ Mất ngủ, run rẩy
2

Một số yếu tố ảnh hưởng đến stress ở giáo viên mầm non
Theo kinh nghiệm của các cá nhân nhóm đang hoạt động trong môi trường mầm non,
chúng tôi đưa ra và tìm hiểu sự tác động của 7 yêu tố được đánh theo thứ tự vần A, B, C, D,
E, F, G ảnh hưởng đến mức độ stress ở giáo viên mầm non bao gồm: A. Môi trường, điều
kiện làm việc; B. Chế độ đãi ngộ; C. Mối quan hệ đồng nghiệp và cấp trên D. Áp lực từ học
sinh của tôi; E. Áp lực từ phụ huynh học sinh; F. Áp lực từ dư luận xã hội: G. Áp lực về kết
quả thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
3


Phương pháp và công cụ nghiên cứu:
3.1 . Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp định lượng, phân tích số liệu sẵn có (Tập trung) với số lượng
100% trong 40 giáo viên đang công tác giảng dạy tại trường Mầm non Bé Yêu, huyện
Bình Chánh, Tp.HCM.
3.2 . Công cụ hỗ trợ:
3.2.1

Điều tra bằng thang đo:

Điều tra bằng thang đo 5 mức độ là phương pháp chính của đề tài, được đánh giá qua
7 yếu tố ảnh hưởng được sử dụng với những mục đích tìm hiểu các vấn đề sau: Mức độ
stress ở GVMN; Một số tác nhân và yếu tố ảnh hưởng đến stress ở GVMN; Một số
thông tin cá nhân của GVMN (độ tuổi, sức khỏe, chủ nhiệm / phụ trách lớp)
3.2.2

Phân tích dữ liệu:

Chúng tôi sử dụng phần mềm EXCEL phiên bản 2010 để xử lý 40 phiếu thu được.
Các phép phân tích được sử dụng trong xử lý kết quả nghiên cứu là thống kê phân tích
số liệu theo phần trăm. Từ đó đưa ra đánh giá và thảo luận.


4

Kết quả, thảo luận và đề xuất
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU STREES CỦA GVMN

Bảng 1: thống kê theo từng yếu tố
Các mức độ


%

Đúng
với
tôi ở
mức
trung
bình

116

40.42

32.20

68

111

54.15

52

Không
đúng
với tôi
chút
nào


%

Hoàn
toànđ
úng
với
tôi

%

Tổng
số
câu

Tổng
%

33

11.50

27

9.41

287

100

12.20


27

13.17

19

9.27

205

100

25

12.20

7

3.41

4

1.95

205

100

40.98


55

26.83

12

5.85

2

0.98

205

100

82

40.00

27

13.17

5

2.44

4


1.95

205

100

20.98

86

41.95

42

20.49

19

9.27

15

7.32

205

100

35.98


106

32.32

58

17.68

33

10.06

13

3.96

328

100

%

Đúng
với
tôi
phần
nhiều

45


15.68

33.17

25

58

28.29

25.37

84

87

42.44

F. Áp lực từ dư
luận xã hội

43

G. Áp lực về kết
quả thực hiện
chương
trình
chăm sóc, giáo
dục trẻ mầm non


118

Các Yếu tố

A. Môi trường,
điều kiện làm
việc
B. Chế độ đãi
ngộ
C. Mối quan hệ
đồng nghiệp và
cấp trên
D. Áp lực từ
học sinh của tôi
E. Áp lực từ
phụ huynh học
sinh

%

Đúng
với tôi
phần
nào

66

23.00


66

Bảng 1 cho ta thấy:
1. Yếu tố Môi trường và điều kiện làm việc của giáo viên mầm non:
a) Phân tích kết quả : Với mức độ đúng với tôi phần nào chiếm tỷ lệ cao nhất trong
5 mức độ là 40.42% (cao gần gấp 4 lần) so với Mức độ hoàn toàn đúng với tôi chỉ
chiếm tỷ lệ 9.41%. Với yếu tố này, áp lực của giáo viên mầm non tăng đáng kể từ phía
môi trường và điều kiện làm việc. Theo sự phân bổ % của từng mức độ trên yếu tố môi
trường và điều kiện làm việc ảnh hưởng đến stress của GVMN thì mức độ đúng với tôi
phần nào chênh lệch khá nhiều so với 4 mức độ còn lại (40.42% so với 100% của 4 mức
độ còn lại), mức độ không đúng với tôi chút nào cao thứ hai trong 5 mức độ (23% so với
100% của 4 mức độ còn lại), ở mức gần tương đương với mức độ đúng với tôi ở mức độ
trung bình cao thứ ba trong 5 mức độ (15.68% so với 100% của 4 mức độ còn lại), trong
đó mức độ đúng với tôi phần nhiều tỉ lệ gần mức thấp nhất (chiếm 15.50% so với 100%


của 4 mức độ còn lại) và cuối cùng là mức độ hoàn toàn đúng với tôi chiếm tỉ lệ thấp
nhất trong 5 mức độ (chỉ có 9.41% so với 100% của 4 mức độ còn lại). Như vậy qua
bảng khảo sát thực tế từ đội ngũ giáo viên mầm non ở trường mầm non Bé Yêu có thể
thấy yếu tố môi trường và điều kiện làm việc ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề stress của
giáo viên mầm non ở tại trường này. Vì sự chênh lêch không nhiều giữa các mức trong
yếu tố môi trường và điều kiện làm việc.
b) Đánh giá và thảo luận : Qua kết quả điều tra khảo sát thực tế cho thấy yếu tố môi
trường và điều kiện làm việc cũng là nguyên nhân gây ra áp lực trong công việc của giáo
viên mầm non tương đối khá lớn. Đây là một trong những yếu tố gây căng thẳng khiến
cho giáo viên mầm non dẫn đến tình trạng strees trong công việc. Đối với giáo viên đang
công tác tại trường mầm non Bé yêu theo số liệu thống kê cho thấy đa số các cô xem
trọng yếu tố môi trường – điều kiện làm việc. Họ rất có mong muốn được công tác trong
môi trường tốt và điều kiện làm việc đầy đủ tiện nghi để có thể phát huy tốt nhất khả
năng của mình trong mọi nhiệm vụ được giao.

c) Đề xuất kiến nghị: Ban giám hiệu cần nghiên cứu thêm để tạo một môi trường có
nhiều mảng xanh, không gian mở trong lành, thông thoáng, rộng rãi hơn, đủ - dư diện
tích cho cô và trẻ hoạt động, phân bổ và sắp xếp lịch các phòng chức năng hợp lý để chia
nhỏ số lượng trẻ hoạt động trong ngày, không tập trung cả lớp hoạt động một lúc sẽ
khiến các cô gặp khó khăn trong không gian và môi trường lớp học đông đúc, ồn ào.
Ngoài ra ban giám hiệu cần duy trì tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên có môi trường
giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp trong trường và
các trường bạn để giáo viên cập nhật và trau dồi chuyên môn kịp thời theo yêu cầu của
ngành đề ra.
Tiếp tục duy trì bổ sung và trang bị đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc – giảng dạy đầy
đủ hàng năm theo danh mục đồ dùng đồ chơi và trang thiết bị theo quy định cho cô và
trẻ sử dụng. Ngoài ra cần trang bị thêm các tiện ích về cơ sở vật chất ngoài yêu cầu của
ngành nhưng lại là nhu cầu thực tế của giáo viên để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho giáo
viên làm việc và sáng tạo trong chuyên môn nghiệp vụ.
Tiếp tục duy trì, tạo mọi điều kiện và sắp xếp thời gian hội họp, nghỉ ngơi cho giáo viên
luân phiên, hợp lý như đã thực hiện để tái tạo sức lao động cho giáo viên.


2. Yếu tố chế độ đãi ngộ :
a) Phân tích kết quả : Với mức độ đúng với tôi phần nào chiếm tỷ lệ cao là 33.17%
so với Mức độ Hoàn toàn đúng với tôi chiếm tỷ lệ 9.27% cao gấp 3.5 lần so với mức độ
cao nhất của yếu tố này làm giáo viên bị stress. Chế độ đãi ngộ cũng là một yếu tố mà
làm cho GVMN suy nghĩ và đắng đo suy tu nhiều và từ đó nó cũng làm một phần dẫn
đến tình trạng stress của GVMN. Qua tổng thể sự phân bố phàn tram thì gần như là trải
đều trên các mức độ. So với mức độ Đúng với tôi phần nhiều chiếm 13.17% cao hơn
mức độ Đúng với tôi ở mức trung bình chiếm 12.20%. Như vậy yếu tố chế độ đãi ngộ tại
trường mầm non Bé Yêu cũng là một vấn đề rất được sự quan tâm từ phía giáo viên.
b) Đánh giá và thảo luận : Dựa trên kết quả điều tra khảo sát thực tế cho thấy tại
trường mầm non Bé Yêu, yếu tố chế độ đãi ngộ ảnh hưởng từ mức độ nhẹ đến trung
bình có khi khá nặng cho một vài trường hợp, làm số ít giáo viên mầm non có thể bị áp

lực dẫn đến stress tại trường. Chế độ đãi ngộ là động lực thúc đẩy trong quá trình làm
việc của giáo viên. Ngoài ra nó còn là yếu tố quyết định đến sự nhiệt tình, tích cực, hứng
thú của giáo viên trong quá trình công tác tại trường. Khi chế độ đãi ngộ được quan tâm
hợp lý và đúng với khả làm việc của giáo viên, họ sẽ cống hiến hết mình cho nhà trường,
hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và họ sẽ không cảm thấy bị áp lực đối với yếu tố
này. Ngược lại, nếu chế độ đãi ngộ không được quan tâm, động viên khuyến khích kịp
thời và hợp lý, tâm huyết, công sức và thời gian của giáo viên bỏ ra quá nhiều nhưng
nhận lại mức đãi ngộ không tương xứng sẽ dẫn đến chán nản, bất mãn và áp lực trong
quá trình làm việc, dẫn đến stress cho giáo viên.
c) Đề xuất kiến nghị: Chủ trường cần quan tâm đúng mức đến đời sống tinh thần lẫn
vật chất của những GV đang công tác tại trường. Chế độ đãi ngộ ngoài lương cần phải
được chú trọng và đúng mức đúng lúc để tạo thêm động lực và niềm vui cho giáo viên.
Giúp cho GV yên tâm công tác và hạn chế tối đa sự lo lắng về vật chất, tiền lương khi họ
làm việc toàn thời gian tại trường. Khi nhu cầu về tiền lương và các chế độ đãi ngộ được
quan tâm đúng mức, đáp ứng hợp lý, phù hợp với vai trò, vị trí và khả năng làm việc của
mỗi người sẽ tạo cho giáo viên có thêm sự cố gắng phấn đấu, tập trung hơn trong mọi
công việc, giúp cho chất lượng giảng dạy được nâng cao và đáp ứng tốt yêu cầu công
việc. Ngoài việc quan tâm tới chế độ đãi ngộ về vật chất, tiền lương… Ban giám hiệu
nhà trường nên tạo động lực về tinh thần cho giáo viên bằng cách luôn quan tâm, thăm
hỏi, chia sẻ, gần gũi, thông cảm, thấu hiểu và đồng cảm cùng giáo viên, luôn động viên,


ủng hộ, khích lệ, khen thưởng kịp thời bằng hiện vật mang tính chất minh hoạ hoặc nêu
gương, khen ngợi trước tập thể khi tất cả các cá nhân có thành tích tốt trong công tác.
3. Yếu tố mối quan hệ đồng nghiệp và cấp trên:
a) Phân tích kết quả : Với mức độ Không đúng với tôi chút nào chiếm tỷ lệ cao là
54.15% so với Mức độ Hoàn toàn đúng với tôi chiếm tỷ lệ 1.92% cao gấp 28 lần so với
mức độ cao nhất của yếu tố này làm giáo viên bị stress. So với mức độ Đúng với tôi ở
mức trung bình chiếm 12.20% cao hơn gấp 4 lần. Và so với mưc độ Đúng với tôi phần
nhiều 3.41% cao hơn gấp gần 16 lần. Và sự chênh lệch giữa các mức độ gây stress và

không gây stress của yếu tố này cho thấy được sự phối hợp và sự hỗ trợ nhau giữa các
GV với nhau là rất lớn. Có sự yêu thương gần như là chị em trong nhà, nên mức độ hài
lòng của yếu tố này khá cao và nó không phải là yếu tố gây stress cho GV khi họ công
tác tại trường. Như vậy ở môi trường giáo dục mầm non mối quan hệ giữa các đồng
nghiệp với nhau là 1 yếu tố rất quan trọng trong môi trường giáo dục giúp cho các GV
cảm thấy được giúp đỡ, được quan tâm và được có sự đồng cảm nên nó không là yếu tố
dẫn đến stress của GVMN. Như vậy qua bảng khảo sát thực tế từ đội ngũ giáo viên mầm
non ở trường mầm non Bé Yêu có thể thấy yếu tố mối quan hệ giữa đồng nghiệp với cấp
trên không làm giáo viên mầm non bị stress ở tại trường này vì mức độ đánh giá không
đúng với tôi chút nào chiếm hơn 50% trên 100% tổng số 5 mức độ đánh giá.
b) Đánh giá và thảo luận : Đó là một tín hiệu đáng vui mừng. Qua khảo sát có thể
thấy trường mầm non Bé Yêu có mối quan hệ giữa đồng nghiệp và cấp trên rất tốt, nhà
trường thực hiện tốt công tác đoàn kết nội bộ. Luôn quan tâm, thăm hỏi, gần gũi với giáo
viên. Luôn nâng cao tinh thần tương thân tương ái, xóa bỏ rào cản giữa cấp trên và cấp
dưới, quản lý và giáo viên luôn là những cộng tác tốt cuả nhau. Vì vậy yếu tố này hiện
tại trong bảng khảo sát chưa gây ra áp lực và stress cho giáo viên tại trường.
c) Đề xuất kiến nghị: Để tiếp tục duy trì tốt mối quan hệ đồng nghiệp và cấp trên,
Ban giám hiệu nên thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt, họp mặt, vui chơi giải
trí tập thể với nhau giữa cấp trên với giáo viên để làm tăng thêm tính và tình đoàn kết
tương thân tương ái, giúp cho mọi người có cơ hội hiểu nhau hơn. Qua những buổi họp
mặt đó, giúp cho ban giám hiệu hiểu được những tâm tư tình cảm, nguyện vọng và cả
mong muốn của giáo viên để đề ra phương hướng quản lý nhân sự phù hợp, xây dựng
đội ngũ ngày càng vững mạnh và phát triển. Khi có những mối quan hệ tốt từ đồng


nghiệp và cấp trên, giáo viên sẽ cảm thấy gắn bó, thân thiện và hòa đồng hơn với môi
trường mình đang công tác, góp phần giảm thiểu đáng kể những áp lực trong công việc
của chính mình và không có cơ hội dẫn đến stress trong công việc.
4. Yếu tố áp lực từ học sinh của tôi:
a) Phân tích kết quả : Với mức độ Đúng với tôi phần nào chiếm tỷ lệ cao là 40.98%

so với Mức độ Hoàn toàn đúng với tôi chiếm tỷ lệ 0.98% cao gấp 42 lần so với mức độ
cao nhất của yếu tố này làm giáo viên bị stress. So với mức độ Đúng với tôi ở mức trung
bình chiếm 26.83% cao hơn gấp 1.5 lần. Và so với mưc độ Đúng với tôi phần nhiều là
5.85% cao hơn gấp gần 7 lần. Và so với mức độ Không đúng với tôi chút nào chiếm tỷ
lệ là 25.38% cao gấp 1.6 lần. Như vậy qua thống kê và so sánh tỷ lệ chênh lệch giữa các
mức độ cho thấy yếu tố này ảnh hưởng không đáng kể đến áp lực trong công việc dẫn
đến tress của GVMN. Tuy nhiên vẫn có thể thấy yếu tố áp lực từ học sinh cũng làm cho
một số giáo viên mầm non bị stress nhẹ cho đến mức trung bình ở tại trường này.
b) Đánh giá và thảo luận : Qua phân tích trên có thể thấy: để giảm hoặc ngăn ngừa
stress của GVMN ở yếu tố áp lực từ học sinh thì phải ngăn ngừa và giải quyết tốt các
yếu tố liên kết như: môi trường-điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ và mối quan hệ giữa
đồng nghiệp và cấp trên, không để cho các yếu tố liên kết có cơ hội ảnh hưởng đến yếu
tố áp lực từ học sinh dẫn đến stress trong công việc của giáo viên mầm non.
c) Đề xuất kiến nghị:
- Ban giám hiệu cần đề ra chỉ tiêu tuyển sinh từ đầu năm phù hợp với diện tích và số
lượng giáo viên tại mỗi lớp theo quy định của ngành. Ngoài ra bộ phận tuyển sinh cần tư
vấn cho phụ huynh thật kỹ về quy định của trường lớp đầu vào để yêu cầu phụ huynh
phối hợp và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho giáo viên nuôi dạy trẻ.
- Không để số lượng học sinh tăng quá cao trong một lớp sẽ khiến cho giáo viên áp
lực về việc quản lý cũng như quá tải trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Hướng dẫn giáo viên lượng giá trẻ ngay từ đầu vào để nắm bắt khả năng – tính cách
của trẻ và có kế hoạch, phân loại chăm sóc giáo dục trẻ cho phù hợp với tình hình thực
tế của lớp.
- Luôn quan tâm, thăm lớp, theo sát giáo viên để nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn
gút mắc kịp thời cho giáo viên trong quá trình làm việc. Định hướng và bồi dưỡng cho
giáo viên những phương pháp, biện pháp sư phạm để áp dụng trong việc chăm sóc giáo
dục trẻ, giải quyết tốt các tình huống phát sinh của trẻ tại các nhóm lớp.


- Đảm bảo mỗi lớp đều có bảo mẫu để hỗ trợ giáo viên khâu chăm sóc trẻ và vệ sinh

lớp để giáo viên có nhiều thời gian quan tâm, chia nhóm quản lý lớp và tổ chức các hoạt
động có mục đích giáo dục bổ ích cho trẻ tham gia để trẻ bớt vui chơi và làm việc tự do
tuỳ thích, giúp cho giáo viên dễ quản lý trẻ hơn.
- Tạo mọi điều kiện tốt nhất về mặt môi trường, điều kiện, thời gian làm việc… để
giáo viên hoàn thành nhiệm vụ và không bị áp lực trong công việc dẫn đến stress từ phía
học sinh của mình.
5. Yếu tố áp lực từ phụ huynh học sinh:
a) Phân tích kết quả : Với mức độ không đúng với tôi chút nào chiếm tỷ lệ cao nhất
trong 5 mức độ là 42.44% (cao gấp 21 lần) so với Mức độ hoàn toàn đúng với tôi chỉ
chiếm tỷ lệ 1.95%. Với yếu tố này, áp lực của giáo viên mầm non giảm đáng kể từ phía
phụ huynh học sinh. Theo sự phân bổ % của từng mức độ trên yếu tố áp lực từ phía phụ
huynh học sinh ảnh hưởng đến stress của GVMN thì mức độ không đúng với tôi chút
nào chênh lệch rất nhiều so với 4 mức độ còn lại (42.44% so với 100% của 4 mức độ
còn lại), mức độ đúng với tôi phần nào cao thứ hai trong 5 mức độ (40% so với 100%
của 4 mức độ còn lại), mức độ đúng với tôi ở mức độ trung bình cao thứ ba trong 5 mức
độ (13.7% so với 100% của 4 mức độ còn lại), trong đó mức độ đúng với tôi phần nhiều
tỉ lệ gần mức thấp nhất (chiếm 2.44% so với 100% của 4 mức độ còn lại) và cuối cùng
là mức độ hoàn toàn đúng với tôi chiếm tỉ lệ thấp nhất trong 5 mức độ (chỉ có 1.95% so
với 100% của 4 mức độ còn lại). Như vậy qua bảng khảo sát thực tế từ đội ngũ giáo viên
mầm non ở trường mầm non Bé Yêu có thể thấy yếu tố áp lực từ phụ huynh học sinh ít
làm giáo viên mầm non bị stress ở tại trường này.
b) Đánh giá và thảo luận : Qua kết quả điều tra khảo sát thực tế cho thấy những yếu
tố dẫn đến áp lực và strees trong công việc của giáo viên mầm non thì yếu tố phụ huynh
học sinh tương đối ít gây áp lực và căng thẳng cho giáo viên mầm non nên yếu tố này ít
là nguyên nhân chính gây strees cho các cô trong công việc. Bên cạnh hầu hết quý phụ
huynh của nhà trường tạo điều kiện và phối hợp tốt với các cô giáo trong việc chăm sóc
và giáo dục trẻ, ít tạo áp lực cho giáo viên thì cũng phải kể đến một số ít bộ phận phụ
huynh vẫn chưa tìm hiểu về đặc thù của ngành nghề giáo viên mầm non rất vất vả nên
chưa có sự thấu hiểu và thông cảm cho công việc của các cô.



c) Đề xuất kiến nghị:
- Ban giám hiệu nhà trường có thể tổ chức các buổi toạ đàm dành cho giáo viên mầm
non và phụ huynh kết hợp với họp PHHS trong năm, để phụ huynh có thể lắng nghe và
tìm hiểu thêm về công việc và ngành nghề của giáo viên mầm non.
- Ngoài ra có thể tạo điều kiện cho phụ huynh tham quan các hoạt động trong ngày
của các bé tại trường vào các dịp đặc biệt trong năm như lễ khai giảng, 20-11…để phụ
huynh thấy rõ hơn công việc thực tế mỗi ngày của GVMN, qua đó họ có thể chia sẻ, hợp
tác với các cô nhiều hơn trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.
6. Yếu tố áp lực từ dư luận xã hội:
a) Phân tích kết quả : Với mức độ đúng với tôi phần nào chiếm tỷ lệ cao nhất trong
5 mức độ là 41.95% (cao gần gấp 6 lần) so với Mức độ hoàn toàn đúng với tôi chỉ
chiếm tỷ lệ 7.32%. Với yếu tố này, áp lực của giáo viên mầm non giảm đáng kể từ phía
dư luận xã hội. Theo sự phân bổ % của từng mức độ trên yếu tố áp lực từ phía dư luận
xã hội ảnh hưởng đến stress của GVMN thì mức độ đúng với tôi phần nào chênh lệch
khá nhiều so với 4 mức độ còn lại (41.95% so với 100% của 4 mức độ còn lại), mức độ
không đúng với tôi chút nào cao thứ hai trong 5 mức độ (20.98% so với 100% của 4
mức độ còn lại), ở mức gần tương đương với mức độ đúng với tôi ở mức độ trung bình
cao thứ ba trong 5 mức độ (20.49% so với 100% của 4 mức độ còn lại), trong đó mức độ
đúng với tôi phần nhiều tỉ lệ gần mức thấp nhất (chiếm 9.27% so với 100% của 4 mức
độ còn lại) và cuối cùng là mức độ hoàn toàn đúng với tôi chiếm tỉ lệ thấp nhất trong 5
mức độ (chỉ có 7.32% so với 100% của 4 mức độ còn lại). Như vậy qua bảng khảo sát
thực tế từ đội ngũ giáo viên mầm non ở trường mầm non Bé Yêu có thể thấy yếu tố áp
lực từ dư luận xã hội ít làm giáo viên mầm non bị stress ở tại trường này.
b) Đánh giá và thảo luận : Qua bảng điều tra khảo sát thực tế cho ta thấy những yếu
tố dẫn đến áp lực và strees trong công việc của giáo viên mầm non thì yếu tố dư luận của
xã hội tương đối ít gây áp lực và căng thẳng cho giáo viên mầm non nên yếu tố này ít là
nguyên nhân chính gây strees cho các cô trong công việc. Hiện nay ngành giáo dục mầm
non đang được toàn xã hội quan tâm đặc biệt vì đặc thù ngành nghề là chăm sóc và phát
triển toàn diện cho các mầm non tương lai của đất nước. Đa phần xã hội đã nhìn nhận

đúng đắn những khó khăn vất vả của giáo viên mầm non, bên cạnh đó công tác xã hội
hoá giáo dục cũng được các ban ngành đoàn thể phối hợp với nhà trường chăm sóc và
giáo dục trẻ, tuyên truyền rộng rãi nhiệm vụ giáo dục đến quý phụ huynh và cộng đồng,


nên giáo viên mầm non vẫn luôn được xã hội ghi nhận những sự cống hiến cũng như
luôn tôn trọng và đề cao giá trị của các cô ngang bằng với các ngành giáo dục khác. Đặc
biệt là trường mầm non Bé Yêu nói chung và các giáo viên mầm non đang công tác tại
trường nói riêng luôn được sự tín nhiệm và tin tưởng từ quý phụ huynh cũng như nhân
dân tại địa phương. Vì thế, qua khảo sát thực tế cho thấy nhà trường cũng như các giáo
viên tại trường mầm non Bé Yêu không bị hoặc bị rất ít áp lực từ dư luận xã hội (tỉ lệ
khoảng 60%). Bên cạnh đó có 20% trên 100% số lượng GVMN chịu áp lực từ dư luận
xã hội ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn không tránh khỏi những cái
nhìn và suy nghĩ lệch lạc từ một số ít dư luận xã hội đánh giá chung cho ngành giáo dục
mầm non khi có một số sự việc tiêu cực xảy ra trong quá trình chăm sóc trẻ, nên vẫn có
số ít GVMN tại trường mầm non Bé Yêu bị áp lực từ dư luận xã hội (khoảng 16.5%
GVMN)
c) Đề xuất kiến nghị:
- Ban giám hiệu nhà trường cần thường xuyên kết hợp tổ chức các buổi toạ đàmdành
cho giáo viên mầm non trong các cuộc họp Hội đồng sư phạm để giáo dục tư tưởng và
quán triệt các nội quy, quy định của ngành và của nhà trường. Không để các cô vi phạm
đạo đức nhà giáo, vi phạm chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non trong quá trình chăm
sóc-giáo dục trẻ để luôn nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng và an tâm từ phụ huynh, địa
phương và toàn xã hội.
- Bên cạnh đó Ban giám hiệu cần khuyến khích giáo viên luôn giữ vững lập trường
kiên định, có tư tưởng vững vàng và suy nghĩ tích cực, làm tốt công việc và hoàn thành
nhiệm vụ giáo dục của mình. Không bị ảnh hưởng bởi những dư luận của xã hội khi có
vấn đề tiêu cực xảy ra trên các kênh truyền thông cũng như cộng đồng xã hội.
7. Yếu tố áp lực về kết quả thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non:
a) Phân tích kết quả : Với mức độ không đúng với tôi chút nào chiếm tỷ lệ cao nhất

trong 5 mức độ là 35.98% (cao gấp 9 lần) so với Mức độ hoàn toàn đúng với tôi chiếm
tỷ lệ 3.96%. Với yếu tố này, áp lực của giáo viên mầm non giảm từ phía áp lực về kết
quả thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non. Theo sự phân bổ % của
từng mức độ trên, yếu tố áp lực từ phía kết quả thực hiện chương trình chăm sóc-giáo
dục trẻ mầm non ảnh hưởng đến stress của GVMN thì mức độ không đúng với tôi chút
nào chênh lệch không nhiều so với 4 mức độ còn lại (35.98% so với 100% của 4 mức độ
còn lại), mức độ đúng với tôi phần nào cao thứ hai trong 5 mức độ (32.32% so với 100%


của 4 mức độ còn lại), mức độ đúng với tôi ở mức độ trung bình cao thứ ba trong 5 mức
độ (17.68% so với 100% của 4 mức độ còn lại), trong đó mức độ đúng với tôi phần
nhiều tỉ lệ gần mức thấp nhất (chiếm 10.06% so với 100% của 4 mức độ còn lại) và cuối
cùng là mức độ hoàn toàn đúng với tôi chiếm tỉ lệ thấp nhất trong 5 mức độ (chỉ có
3.96% so với 100% của 4 mức độ còn lại). Như vậy qua bảng khảo sát thực tế từ đội ngũ
giáo viên ở trường mầm non Bé Yêu có thể thấy yếu tố áp lực về kết quả thực hiện
chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ mầm non ảnh hưởng nhiều hơn so với các yếu tố
khác, tỉ lệ rãi đều từ mức độ nhẹ đến trung bình và một vài trường hợp khá nặng làm
giáo viên mầm non có nguy cơ bị stress cao ở yếu tố này.
b) Đánh giá và thảo luận : Dựa trên kết quả điều tra khảo sát thực tế cho thấy yếu tố
áp lực về kết quả thực hiện chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ mầm non chịu sự ảnh
hưởng từ mức độ nhẹ đến trung bình có khi khá nặng cho một vài trường hợp, làm số ít
giáo viên mầm non có thể bị áp lực dẫn đến stress tại trường. Thực hiện chương trình
chăm sóc-giáo dục trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ chính cốt yếu của giáo
viên mầm non. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao phải kể đến các loại hồ sơ sổ sách, kế
hoạch, giáo án bắt buộc giáo viên mầm non cần thực hiện bám sát theo quy định của
ngành, có sự kiểm tra, giám sát của Ban giám hiệu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Trong tất cả các cấp học, bậc học mầm non thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục
mầm non không theo sách giáo khoa mà thực hiện theo chương trình khung của Bộ giáo
dục và đào tạo dựa trên thông tư 17 ban hành năm 2009. Vì vậy mỗi năm, chương trình
có một số sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế dựa trên sự

phát triển của trẻ và điều kiện sẵn có tại mỗi địa phương theo hướng dẫn của cấp trên
trực thuộc quản lý. Yêu cầu giáo viên phải luôn học hỏi, cập nhật, tự bồi dưỡng và bổ
sung kiến thức – kỹ năng cho mình để theo kịp với nhịp độ thay đổi của ngành dưới sự
giám sát và thanh kiểm tra của ban giám hiệu. Vì vậy đây cũng là một trong những yếu
tố chính gây áp lực, căng thẳng và mệt mỏi cho giáo viên trong quá trình công tác.
c) Đề xuất kiến nghị:
- Ban giám hiệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên kịp thời theo sự
thay đổi của ngành và của phòng giáo dục tại nơi công tác bằng nhiều hình thức lý
thuyết, thực hành, hội thảo… để giáo viên nắm vững chương trình chăm sóc – giáo dục
trẻ mầm non.


- Tạo điều kiện về mặt thời gian cho giáo viên thực hiện các loại hồ sơ sổ sách, kế
hoạch giáo án để đảm bảo kịp tiến độ đề ra.
- Giảm tải các loại hồ sơ, sổ sách không cần thiết bằng cách công nghệ thông tin hoá
các loại hồ sơ – sổ sách của giáo viên phụ trách.
- Có kế hoạch dự giờ thăm lớp sớm cho giáo viên chủ động. Báo trước lịch đón các
đoàn kiểm tra, cho giáo viên tự sắp xếp đăng ký tiết tốt và dạy theo lịch đăng ký của
mình để có thời gian chuẩn bị chu toàn cho các hoạt động được dự giờ – kiểm tra.
- BGH góp ý xây dựng, bồi dưỡng giáo viên nhiệt tình, vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái.
Hướng dẫn, thảo luận, lắng nghe ý kiến, tháo gỡ khó khăn, giúp giáo viên xử lý các tình
huống phát sinh và rút kinh nghiệm sau khi tổ chức bồi dưỡng, xây dựng chuyên đề –
thao giảng cho giáo viên để nắm vững chuyên môn và tự tin thực hiện nhiệm vụ chăm
sóc-giáo dục của mình tại đơn vị công tác.
5

Kết luận
Qua kết quả điều tra số liệu và phân tích số liệu của 40 giáo viên đang đứng lớp tại
trương Mầm non Bé Yêu huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh cho ta thấy đươc rằng
GVMN gặp những khó khăn nhất định về mặt môi trường và điều kiện làm việc, chế độ

đãi ngộ, …Và những yếu tố này là tác nhân gây stress cho GVMN với những cấp độ
khác nhau. Cùng với một môi trường làm việc như nhau những mỗi người đều có những
khó khăn riêng và có những cách ứng phó riêng của chính mình mà sẽ có giáo viên dẫn
đến stress hoặc có giao viên thích ứng và vượt qua được những khó khăn đó. Qua kết
quả điều tra này cũng cho thấy được một điều rất quan trọng và hữu ích là thấy được sự
hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các giáo viên với nhau thật tốt. Và cũng cho biết được sự
quan tâm, trăng rỡ của các giáo viên đang ngày ngày sát cánh bên nhau với sự nghiệp
trồng người của cả nước. Trong tương lai chúng tôi hy vọng phát triển về đề tài này rộng
hơn, với mẫu điều tra nhiều hơn, với nhiều trường hơn, với nhiều quận hơn để đánh giá
xem thang đánh giá và các yếu tố nhóm chọn bằng bảng hỏi có mang tính khách quan và
áp dụng cho nhiều trường mầm non không. Mong muốn có sự điều chỉnh cho phù hợp
với đại đa số các trường mầm non. Và cũng nhờ có bảng đanh giá hoàn chỉnh hơn này có
thể giúp cho các trường mâm non hiểu được tâm tư nguyện vọng của những giáo viên
của trường mình hoặc rộng hơn là ngành giáo dục có thể nắm được thực trạng giáo viên
màm non như thế nào. Thông qua kết quả này chúng tôi cũng có những đề xuất để giúp
cho GVMN có những hỗ trợ và chú tâm hơn trong cuộc sống cũng như công việc của
chính các giáo viên để giúp họ cải thiện hơn về khả năng nuôi dạy các cháu nên người.
Vì ở gia đoạn mầm non là một nền móng rất quan trọng cho các em tiến bước trên còn


đường phát triển bản thân và sau này có thể trỡ thành người có ích cho gia đình, xã hội
và đất nước.
6

Tài liệu tham khao
1)
/>2)
/>3)
Fiona Jones, Jim Bright, Angela Clow, Stress: myth, theory, and research,
Pearson Education, 2001, p.4

4)
“Stress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay”:Tác giả: LÊ THỊ
HƯƠNG. Xuất bản: 01/04/2013, 08:52. Thông tin luận văn “Stress trong công
việc của giáo viên mầm non hiện nay” của HVCH Lê Thị Hương, chuyên
ngành Tâm lí học.
5)
“ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦAGIÁO VIÊN MẦM NONTRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN PHÚ NHUẬN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. Tác giả: Trịnh Viết
Then- CN, Trường ĐH Văn Hiến, Mai Thị Nguyệt Nga - TS, Trường ĐH Văn
Hiến .của bài: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 05 - THÁNG 11/2014.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×