Tải bản đầy đủ (.docx) (134 trang)

Tong hop Lam sang 3 thay Huy 2 K03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.85 KB, 134 trang )

Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

TÀI LIỆU

LÂM
SÀNG
3
Giảng viên :
Ths. LÊ HOÀNG THẾ HUY
Lớp : VB2-K03

Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 1


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

Dịch từ L’entretien clinique, Colette CHILAND, PUF, 3e tirage, 2008, p.40-74, bản
tiếng Pháp, bởi ThS. Lê Hoàng Thế Huy. Lưu hành nội bộ.

CHƯƠNG III: Những yếu tố được kích hoạt giữa
hai tác nhân con người trong bối cảnh tham vấn lâm


sàng (Béatrice MARBEAU-CLEIRENS)
Khía cạnh lâm sàng trong tham vấn, cụ thể là tìm
cách giúp đỡ người khác giãi bày, sẵn sàng để lắng
nghe, thấu hiểu tính phức tạp và phong phú của các quá
trình tâm trí, có thể luôn được tìm thấy trong mọi loại
hình tham vấn. Đó là một kỹ năng khó lĩnh hội vì nó
đòi hỏi việc phải tự quan sát, tự phân tích và tự kiểm
soát một cách liên tục.
Dù được mời gọi đến để gặp tâm lý gia (ví dụ như
khi phụ huynh của một đứa trẻ được một tâm lý gia học
đường thăm khám) hay tự thân họ đến để yêu cầu hỗ
trợ, ở mọi thân chủ đều mang theo mình những ức chế
(inhibition), thù nghịch (hostility) và những thái độ rất
đa dạng đối với tâm lý gia và đôi khi dẫn đến nhữn
ghành vi không tương thích với bối cảnh gặp gỡ, cũng
như làm nhiễu loạn tư duy và lời nói. Tuy nhiên, trong
một mối quan hệ đôi (dual), mỗi tác nhân đều induit tư
duy, xúc cảm và hành vi của người kia. Nhằm giúp cho
tham vấn có thể phát huy hiệu quả tối đa cho cả hai tác
nhân, điều rất nên làm là tìm hiểu kỹ những quá trình
tâm trí trọng tâm đang diễn ra giữa hai tác nhân ấy: sự
đồng nhất hóa, sự phóng chiếu, chuyển cảm và phản
chuyển cảm, ngoài ra còn có tầm quan trọng của các
nhóm phụ thuộc của cả hai tác nhân đang tham gia
tham vấn.
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 2



Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

1.

SỰ ĐỒNG NHẤT HÓA

a.

Sự thấu cảm thân chủ đến từ tâm lý gia
(Cơ chế tâm lý nào đang hiện hành giữa Thân Chủ và Tâm Lý Gia)

Trong một tham vấn lâm sàng, ta có thể dần dần có
được sự thấu cảm nhờ việc tìm ra những điểm chung.
Đôi khi, để đạt đến điều đó, ta cần vận dụng một số vật
trung gian: đó có thể là một trò chơi khi đó là đứa trẻ;
một vấn đề trong công việc đối với một anh công nhân;
đất sét, trò chơi đánh bài, âm nhạc đối với người loạn
thần. Tìm cách đi sâu vào ý nghĩa ngôn ngữ của tác
nhân, sử dụng lại những từ ngữ họ dung, đại diện cho
môi rường sống và quá khứ của họ, tâm lý gia dần cảm
nhận độ sâu của những vấn đề khiến thân chủ bận tâm,
từ đó tâm lý gia trở nên dễ dàng hơn trong việc trao đổi
với thân chủ bằng một thứ ngôn ngữ mà thân chủ có thể
tiếp nhận được, vì ít nhất họ cảm thấy sự toàn vẹn trong
nhân cách của họ được tôn trọng. Một trong những
khía cạnh tinh tế nhất của việc ‘thấu hiểu người

khác’, đó không phải là việc duy trì một sự đồng
nhất hóa chủ động theo kiểu “Khi tôi ở vị trí của họ
tôi sẽ làm gì?”, mà là tìm cách cảm nhận sự nhạy
cảm của thân chủ bằng trực giác, tức là tưởng tượng
rằng “Tôi sẽ làm gì nếu tôi là anh ta để giải quyết
vấn đề?”. Để làm được điều đó, cần phải lưu ý đến
những khác biệt tồn tại giữa tâm lý gia và thân chủ: giới
tính, tuổi tác, môi trường văn hóa, vị trí xã hội, quốc
gia, chủng tộc, nghề nghiệp, những nét tính cách, khả
năng, tính dễ bị tổn thương trong tâm lý, hệ thống
phòng vệ vv… Đó là nhưng yếu tố cần phải tôn trọng
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 3


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

bằng mọi giá để không phải loay hoay thắc mắc bên
ngoài khung trị liệu đều đặn, vì nếu không thân chủ sẽ
có nguy cơ sụp đổ, trở nên cứng nhắc, tăng cường
phòng vệ hoặc phản kháng lại lời nói của nhà lâm sàng.
Quan trọng là phải tôn trọng các nhóm phụ thuộc của
thân chủ dù một cách khách quan động cơ gắn kết của
thân chủ đối với các nhóm ấy mang tính nhiễu tâm rõ
ràng, bởi vì đối với thân chủ, việc gắn kết ấy mang tính

củng cố ái kỷ rất quan trọng, giúp thân chủ tự bảo vệ
khỏi những lo hãi không thể kiểm soát hoặc nguy cơ
giải thể nhân cách. Nếu tâm lý gia cảm nhận một sự
chống đối mãnh liệt bên trong mình đối với các nhóm
phụ thuộc của thân chủ, tâm lý gia ấy phải cố gắng
kiểm soát tối đa những phản ứng chủ quan của mình,
trên bình diện xúc cảm (affective) lẫn lý trí
(intellectual).
Nhưng ngoài ra đó cũng là một cơ hội cho tâm lý
gia để tìm hiểu thật sâu vì sao thân chủ của mình lại gắn
kết, đầu tư mạnh mẽ đến như vậy.Điều này sẽ giúp tâm
lý gia tạo lập khoảng cách vừa đủ với những dấn thân
cá nhân quá mức và có thể thấu cảm thân chủ tốt hơn.
Đối với các nhà lâm sàng, trong quá trình tìm hiểu
hoạt động tâm trí của người đối diện trong tầng sâu, có
ba hiểm nguy chính thường gặp phải: đồng nhất hóa
xúc cảm quá chủ động và mạnh mẽ với thân chủ,
đồng nhất hóa với một người khác ngoài thân chủ và
cuối cùng là chấp nhận quá dễ dãi cái ngụy ngã (cái
tôi giả - false self) của thân chủ.(Phóng chiếu)
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 4


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh


Khó khăn: 1. Nếu thân chủ nói về một vấn đề đụng
chạm đến cá nhân nhà lâm sàng, nhà lâm sàng ấy có
nguy cơ đồng nhất hóa mãnh liệt lên thân chủ bằng
cách phóng chiếu những xúc cảm cá nhân. Nếu sự dấn
thân này đủ mạnh, tâm lý gia sẽ ít sẵn sàng nhận thấy
những yếu tố khác trong vấn đề của thân chủ, cho rằng
chúng quá lạ lẫm, mất dần khả năng lý trí lẫn xúc cảm
trong việc tiếp cận nhân cách thân chủ một cách toàn
vẹn, trong việc nhìn nhận vấn đề thân chủ đưa ra và
lệch lạc hóa ảnh hưởng của bối cảnh gia đình và nghề
nghiệp của thân chủ. Thông qua sự đồng nhất hóa quá
mạnh mẽ kèm theo phóng chiếu, tâm lý gia khiến người
khác cũng phải giống như mình và truyền cho thân chủ
một phần xúc cảm chủ quan lớn, từ đó có nguy cơ làm
tăng thêm lo hãi, sự giận dữ, sự phản loạn hay nét trầm
cảm của thân chủ. Bên cạnh đó, tâm lý gia cũng có thể
tự mình bảo vệ thân chủ quá đáng nhằm giảm bớt
đau khổ cho thân chủ, nhưng rồi lại kết tội thân chủ vì
đã phụ thuộc tình cảm một cách trẻ con lên bản thân
tâm lý gia.
Quá trình đồng nhất hóa sẽ trở nên độc hại nếu tâm
lý gia đi ra khỏi mối quan hệ đôi trong thời điểm hiện
tại, tức là khi tâm lý gia không đồng nhất với thân chủ
ngồi đối diện mà với một người khác trong môi trường
sống của thân chủ.Sau đây là hai ví dụ.
2.

Một tâm lý gia học đường nhận thăm khám cho một
cô bé đang gặp vấn đề học tập và xúc cảm trong lớp dự

bị. Trong một tham vấn với người mẹ kế của cô bé này,
tâm lý gia biết được rằng cha cô bé đã ly dị với mẹ cô
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 5


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

khi cô 18 tháng khi đã có với nhau 3 mặt con. Hai
người con đầu sống với mẹ còn đứa con út sống với cha
và người mẹ kế sau này. Người mẹ kế rất thương đứa
trẻ này và được đứa trẻ gọi là “mẹ”, đồng thời rất xa
cách với mẹ ruột, người cũng rất hiếm khi gặp mặt đứa
con này. Tuy nhiên hai anh chị lớn của trẻ thì rất hay về
nhà cha mình và gặp em út. Cô bé sống trong một bối
cảnh quan hệ khá mập mờ và điều này khiến em khó
chịu. Tâm lý gia rất muốn người mẹ kế nhanh chóng
nói sự thật với cô bé. Tuy nhiên, đó lại là một người
phụ nữ rất ngại ngần thực hiện việc này, ít nhất là khi
đứa trẻ chưa tới 10 tuổi. Tâm lý gia đồng nhất hóa với
đứa trẻ và nói với người mẹ kế những vấn đề mà điều
‘bí mật’ đó gây ra cho trẻ, nhưng mẹ kế thì không bị
thuyết phục bởi chuyện này và chỉ đưa ra những lý do
trong đó trẻ có lợi khi không được nghe nói sự thật.
Buổi tham vấn thất bại hoàn toàn.Lời nói của tâm lý gia

chỉ tập trung vào đứa trẻ không có mặt tại đó chứ không
phải tập trung lên người phụ nữ đang hiện diện, quá
khứ của cô, thời ấu thơ của cô, những ham muốn sâu
thẳm của riêng cô.Giá như những điều trên được ghi
nhận, có lẽ ngôn ngữ của tâm lý gia đã có thể dễ được
tiếp nhận hơn.Tâm lý gia sau đó nhận ra rằng mình
chẳng quan tâm gì đến người đang đối thoại.Tâm lý gia
quyết định mời gọi lại người phụ nữ này và biết thêm
rằng cô ấy không thể có con và cô ấy đã từng bị bỏ rơi
bởi chính mẹ cô. Buổi nói chuyển chuyển sang một
tông điệu khác: không phải trên sự trách cứ, đổ lỗi, mà
trên sự cảm thông, thấu hiểu xúc cảm. Vì thế, thay vì
khơi gợi ra một thái độ thù nghịch, phòng vệ, tâm lý gia
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 6


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

đã giúp người mẹ kế này cởi bỏ lớp áo giáp bảo vệ, mở
ra một phương trời đối thoại mới và thay đổi dự định
ban đầu vốn chỉ dựa trên tình thương của bản thân mình
lên trên đứa trẻ.
Ví dụ thứ hai nói về một người đàn ông 30 tuổi tên
là Wilhem. Anh ta đến gặp tâm lý gia để có được lời tư

vấn vì anh ta vừa mới chia tay cô bạn gái 4 năm và cô
ấy đang mang thai. Nữ tâm lý gia khi gặp anh ngay lập
tức đồng nhất hóa với cô bạn gái vừa bị bỏ rơi (ít nhất
là tâm lý gia nghĩ như vậy!) (ai đang có đau khổ mang
tới?)trong lúc đáng lý ra cô ấy cần phải nhận được nhiều
hỗ trợ nhất. Tâm lý gia bảo vệ cô gái kia bằng cách
phản biện anh thân chủ một cách lạnh lùng, xa cách,
thậm chí là kết tội anh ta. Cô tâm lý gia đưa ra liên tục
những câu hỏi xung quanh việc liệu anh chàng có nghĩ
tới những nhu cầu tài chính và tâm lý của cô gái kia và
những gì sẽ tiếp diễn với cô gái trong việc thừa nhận
đứa con trong bụng. Tâm lý gia đã không cho anh
chàng Wilhem có thời gian để kể rằng mối quan hệ ấy
đã khó khăn với anh ta như thế nào, rằng anh ấy đã bị
cô bạn gái điều khiển ra sao, rằng cô gái ấy đã đi trước
anh ta và hiểu rõ về luật pháp và nhu cầu của các bên
hơn anh ta như thế nào. Anh chàng đã muốn cưới cô ấy
từ lâu, đã dự định có con với cô này nhưng cô luôn một
mực từ chối. Sau đó, cô ấy đã tự động ngưng dung
thuốc tránh thai mà không cho anh biết (thực tế nội tâm).
Ngược lại, cô vẫn nói rằng cô vẫn tiếp tục dung các
biện pháp tránh thai. Khi anh biết rằng cô có thai, anh
ấy đã đề nghị làm đám cưới và thừa nhận đứa con. Cô
nàng khi ấy bật cười khúc khích và nói cho anh rằng có
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 7


Lâm Sàng 3


Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

đến ba anh chàng có thể là cha đứa bé, vì trong lúc thụ
thai cô đã có những phiêu lưu tình ái với hai người đàn
ông khác. Cô cũng nói rằng cô có thể sinh con không
cần người cha và cả ba người đàn ông đều bị luật pháp
buộc phải chu cấp tài chính cho mẹ con cô (dựa trên
luật thừa kế năm 1972 – Pháp). Wilhem vô cùng đau
đớn từ trong chính tự trọng của một người đàn ông lẫn
trong cảm giác làm cha và đã tìm mọi cách để được cô
gái cho phép mình có quyền nhìn nhận đứa con. Sự
đồng nhất hóa quá nhanh của tâm lý gia lên người phụ
nữ mang thai đã khiến cuộc hội thoại đối với anh chàng
là rất khó chịu và làm anh một lần nữa có cảm giác là
anh sẽ bị vứt bỏ bởi một người phụ nữ. Cảm thấy mình
không được thông hiểu, anh ta tìm đến một tâm lý gia
khác (nam).Ví dụ này cho ta thấy rằng, để duy trì
một tham vấn, điều căn bản là phải thấu hiểu người
đang hiện diện chứ không phải là đồng nhất hóa với
người vắng mặt, bởi vì chính người có mặt đang tìm
kiếm một sự giúp đỡ. (Cố gắng vượt qua rào cản đạo đức.)
Một trong những khó khăn tinh tế nhất chính là việc
không thể thực hiện sự thấu cảm toàn vẹn với thân chủ,
tức là, trong một số trường hợp, không đáp ứng trọn
vẹn những yêu cầu đến từ cái ngụy ngã (false self) của
thân chủ. (Người vắn mặt là “ảo”).
3.


Tham khảo cái tôi giả: Winnicott (chương Sự lũng đoạn
của cái tôi giữa cái chân và ngụy ngã, trong Quá trình
trưởng thành của đứa trẻ) đã làm sáng tỏ sự hình thành
của cái ngụy ngã ở trẻ trong quá trình đống nhất hóa với
người mẹ. Trước hết, cái ngụy ngã có chức năng bảo vệ
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 8


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

cho cái chân ngã.Mang tính năng bảo vệ trước những
kích thích quá mãnh liệt, đột ngột đến từ thế giới bên
ngoài, cái ngụy ngã là cần thiết trong sự phát triển bình
thường của trẻ và trong quá trình thích nghi của người
lớn trong bối cảnh tập thể.Ngụy ngã được hình thành từ
những tháng đầu tiên trong mối quan hệ mật thiết với
mẹ. Các động tác của trẻ bé thể hiện những xung năng
bộc phát đến từ cái chân ngã. Người mẹ tốt thích nghi
bản thân với những ham muốn toàn năng (omnipotent)
của trẻ trong khi người mẹ xấu không ngừng lỡ hụt để
đáp ứng những ham muốn đó, và thay vì đáp lời đứa trẻ
thì lại áp đặt những ham muốn của mình lên trên trẻ.
Với người mẹ tốt, trẻ dần dà tin tưởng vào cái thực tế

luôn để ý đến việc đáp lại những ham muốn bộc phát
của em, để sau đó có khả năng kiểm soát cả những
xung năng bên trong và thế giới bên ngoài. Khi người
mẹ không thể thích nghi với những ham muốn của trẻ,
trẻ sẽ ngã bệnh hoặc trẻ sẽ xóa nhòa mình đi để đáp ứng
ngược lại với những đòi hỏi của mẹ, từ đó chập nhận
một cách bị động những đòi hỏi của môi trường xung
quanh. Trẻ phải giấu nhẹm những bộc phát của bản
thân cũng như cái chân ngã.Khi cái ngụy ngã thống
trị chủ thể, chủ thể ấy không thể làm khác việc lúc
nào cũng làm chiều ý người khác và chiều lòng xã
hội.Những đòi hỏi của những tác nhân ấy trở thành
những mệnh lệnh. Ở những chủ thể này không thể có
sự thích nghi hay đồng nhất hóa thực thụ, bởi vì tất
cả đều nhuốm màu phục tùng (submission). Không
hiếm những người đã giấu nhẹm đi cái nhân cách
thực của mình như vậy. Trong một số tình huống lâm
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 9


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

sàng, ta bắt gặp những sự phục tùng bị động khá
thường xuyên. Chủ thể càng chôn vùi những ham

muốn cá nhân để phục tùng chịu đựng những đòi hỏi
của quyền lực, chủ thể ấy càng có động cơ để đến chỉ
với mục đích nhận được một lời khuyên và sau đó áp
dụng một cách máy móc mà không hề đặt lại câu hỏi.
Tuy vậy, những ham muốn chủ quan bị giấu nhẹm thì
luôn tồn tại bên trong họ và sẽ tìm cách bộc lộ ra
bằng những hành vi lỡ hụt, những biểu hiện bạo lực,
những bệnh lý tâm thể hoặc trầm cảm. Điều quan
trọng là việc luôn để tâm tới những ham muốn sâu
thẳm bị vùi lấp và không rơi vào bẫy phụ thuộc và
đưa ra lời khuyên vì thân chủ sẽ phục tùng lời
khuyên ấy nhưng chẳng bao giờ thực sự lĩnh hội vào
bên trong nếu chúng không ăn nhập gì với những
ham muốn sâu thẳm kia. Điều tham vấn viên tìm kiếm
chính là việc nắm bắt những điều gì chân thực
(authentic) nhất, bị kiềm chế (repressed) nhất đằng sau
vỏ bọc xã hội của thân chủ và nếu có điều kiện, giúp
cho những điều ấy dần được hé lộ.
b.

Đồng nhất hóa với tâm lý gia của thân chủ

Để có thể tạo khoảng cách với những vấn đề riêng,
hiểu, quan sát và tạo tác lên chúng, thân chủ tìm thấy sự
hỗ trợ quan trọng nếu thân chủ ấy có thể đồng nhất hóa
với thái độ của tâm lý gia, tức là sự bình tâm, thanh
thản, cái nhìn khách quan lên trên toàn thể vấn đề của
tâm lý gia. Từ đó, thân chủ bắt đầu cảm thấy mình có
khả năng làm dịu đi những lo hãi và những vồ vập khi
những vấn đề bắt đầu hiện ra. Sự quan tâm của người

Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 10


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

nghe khiến thân chủ cảm nhận một củng cố ái kỷ: nếu
thân chủ đau khổ vì cảm giác thấp bé hay bị bỏ rơi,
chính việc đối diện với cùng cách mà tâm lý gia đã làm
– tức là có một cái nhìn toàn vẹn và tôn trọng – thân
chủ có thể vượt qua những lo âu đớn đau. Hơn nữa,
bằng việc đồng nhất hóa với tâm lý gia, người đã tôn
trọng nhân cách của thân chủ và cố gắng hiểu lấy họ,
thân chủ sẽ dần thực hiện điều tương tự với những
người khác xung quanh mà vẫn lưu tâm đến những nhu
cầu, nhân cách của họ, mang theo mình một cái nhìn ít
hướng ngã hơn nhưng rộng rãi hơn về độ phức tạp của
bối cảnh. Thái độ tâm lý ấy có thể được xây dựng nơi
người cha hay người mẹ của một đứa trẻ gặp khó khăn
đang nội trú hay bán trú trong một cơ sở giáo dục đặc
biệt, nếu những bậc cha mẹ ấy có những cơ hội gặp gỡ
thường xuyên tâm lý gia đang làm việc tại tổ chức. Chủ
thể sẽ học cách quan tâm nhiều hơn, như điều tâm lý
gia đã làm cho họ, đến cái nhìn của xã hội và gia đình
lớn xung quanh, điều này giúp họ hiểu rõ hơn những

khó khăn của riêng mình và bắt đầu ra tay giải quyết.
Rất nhiều thân chủ, thường là những vị thành niên
trong những tổ chức kiểu IMP, rất hay yêu cầu những
tham vấn với tâm lý gia và bộc lộ những khía cạnh dễ
tổn thương và thoái lùi trong nhân cách. Những chủ thể
này thường sống trong những quá trình đồng nhất hóa
mang màu sắc tâm thể phân liệt-hoang tưởng , tức là
đậm tính hai chiều (ambivalence).Vì vậy, người làm
tham vấn thường xuyên phải đối mặt với những tấn
1

1Tâm thế phân liệt-hoang tưởng, theo Melanie Klein, là một trong những giai đoạn phát triển sớm nhất. Trong mối quan hệ
đối tượng, tâm thế này có đặc trưng là lo hãi đa nghi (hoang tưởng) và cơ chế tách chia (splitting) là cơ chế nổi bật nhất.
Khách thế được xem lần lượt trong sự toàn năng: hoặc là bao dung, bảo vệ, hoặc là hiểm ác, đầy tràn xung năng hủy diệt.

Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 11


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

công mãnh liệt đến từ người đối thoại. Những chủ thể
này tìm cách làm cho tâm lý gia tốn thời gian, đòi hỏi
những điều mà tâm lý gia không thể thực hiện được, tấn
công họ mộ cách thô bạo nhưng vẫn tiếp tục đến trò

chuyện theo hẹn mỗi khi có vấn đề, tất cả nhằm tìm cơ
hội đồng nhất hóa với sự bình tâm va sáng suốt của tâm
lý gia, cũng như cách thức tạo lập khoảng cách với
những xung đột cá nhân, như cách mà tâm lý gia đã
làm.
4.
a.

PHÓNG CHIẾU
Phóng chiếu những hồi ức và phóng chiếu chính
bản thân

Mối quan hệ đôi là một trong những mảnh đất màu
mỡ nhất cho sự phóng chiếu.Luôn tồn tại sự phóng
chiếu những hồi ức và xúc cảm không hiển hiện trong
đầu nhưng một cách vô thức đang xâm chiếm tri giác và
ảnh hưởng lên mối quan hệ giữa các chủ thể.
Một cô gái trẻ đến gặp một tâm lý gia để giải quyết
vấn đề liên quan đến con trai cô. Mối quan hệ này trong
quá khứ nhuốm một màu u buồn và cô gái trẻ luôn để
sự bi quan ngày càng tăng khi nói đến tương lai của đứa
con. Tất cả những gợi ý, câu hỏi, góc nhìn của tâm lý
gia đều được cô tiếp nhận với lăng kính tiêu cực. Cô
luôn chú tâm đến nguy cơ thất bại mỗi khi xảy ra những
hiểm họa dù lường trước được. Sau khi suy nghĩ rất lâu
về những chi tiết của bối cảnh trò chuyện, cô chợt nhận
ra rằng mùi của căn phòng thật u buồn, dù lúc nào trên
bàn làm việc cũng có một bó hoa tươi rất đẹp. Cách đây
vài năm, những bông hoa ấy đã từng được đặt trên
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy


Page 12


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

giường khi anh cô qua đời vào tháng 7.Mùi hoa hòa lẫn
vào mùi tử khí, vào hình ảnh của sự thất vọng, ly
tan.Mùi hương ấy, được cảm nhận một cách vô thức, đã
phần nào khiến buổi trò chuyện ướm mùi tiêu cực, trầm
cảm đến từ cô gái.
Những xúc cảm liên quan đến màu sắc, giới tính,
tông giọng, thói quen, khả năng nghề nghiệp hay thể
thao, hay bất cứ một chi tiết nào của người đối diện,
trong bối cảnh mà ta gặp họ, đều có thể khơi gợi lại
những tiền đề họ đã từng gặp hay trải nghiệm trước
đây: một bầu không khí cảm xúc ở đối tác của buổi trò
chuyện, khơi gợi chuyển cảm hoặc phản chuyển cảm…
Sự phóng chiếu bản thân lên người khác là một rào
cản khiến chủ thể không thể thấu hiểu người khác. Chủ
thể ấy lặp đi lặp lại việc phóng chiếu bản thân, khi ấy tri
giác và sự lắng nghe mất đi chức năng khai mở ra sự
khác biệt, vì chủ thể thấy mình ở khắp mọi nơi. Một số
người vốn hung hăng cho rằng những người xung
quanh họ cũng thù nghịch không kém; những người
rộng lượng cho rằng xung quanh họ cũng tốt bụng;

những người trung thực và chăm chỉ thì nghĩ rằng ai
cũng như họ cả… Điều cần thiết là tâm lý gia nên xóa
bỏ thái độ ấy ở bản thân để luôn sẵn sáng đồng nhất hóa
với người đối diện, thấu hiểu những xung đột của họ.
Đối với từng tác nhân trong hội thoại, sự phóng chiếu
những kỷ niệm, xúc cảm, hình tượng bản thân đều là
những suy thoái(obliteration) của nhân cách và của vấn
đề của người khác. Nếu ta có thể kiểm soát được chúng,
nhà lâm sàng sẽ có thể tìm hiểu, lắng nghe người khác
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 13


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

tốt hơn, tiếp nhận và trao đổi bằng ngôn ngữ của đối
tác, đưa ra những đề nghị, gợi ý có ý nghĩa cho thân
chủ. Từ đó, thân chủ cũng sẽ tiếp nhận lời của nhà lâm
sàng như một ánh sáng soi rọi cho những xung đột của
mình và như một sự khai mở để đi ra khỏi sự giam hãm
chính bản thân, hoặc như một gợi ý cho định hướng tìm
kiếm tương lai. Trong cuốn De la projection, Sami Ali
đưa ra một ví dụ cho thái độ tâm lý này. Có một nữ thân
chủ luôn đánh đồng người khác với chính mình : « Tôi
biết vì sao tôi lại đưa ra nhiều câu hỏi như vậy, tôi làm

với anh cũng như tôi làm điều đó với chính tôi. Tôi tìm
cách dày vò anh như dày vò chính tôi. Tôi nói anh nghe
những nghi ngờ mà tôi luôn có về chính tôi, khi tôi hỏi
anh và anh không trả lời, tôi cảm thấy anh đang chống
lại tôi như cách mà chính tôi cũng đang đấu tranh bên
trong tôi ». (p.108)
Khi một người đang ở trong tình huống khó khăn,
xu hướng thoái lùi và trở lại thái độ trẻ con là rất
thường xuyên : xem những ham muốn của bản thân như
là thực tế và phóng chiếu chúng lên người đối diện. Sau
đây là một ví dụ : một người phụ nữ đang sống trong
mâu thuẫn vợ chồng gay gắt với ông chồng ám hại,
luôn tìm cách làm tâm trí cô mất cân bằng. Cô quyết
định đi xa khỏi ông ta để tìm đường thoát thân, nhưng
cô muốn giữ nuôi đứa con gái. Cô đến gặp tâm lý gia để
giãi bày vấn đề của cô và luôn miệng lặp đi lặp
lại : « Anh phải nói cho tôi biết là tôi phải nói gì với
con gái tôi để mọi thứ êm xuôi ». Cô ấy đang chờ đợi
một lời khuyên kỳ diệu, thậm chí trước khi cô ấy trình
bày vấn đề của bản thân cũng như những chi tiết của
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 14


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh


bối cảnh. Cô ấy rất hoảng loạn và thoái lùi đến mức
trong tâm trí cô xuất hiện lại những tư duy trẻ con về sự
hoàn thành ham muốn bằng ảo giác, đó cũng là điều cô
đang kiếm tìm trong buổi trò chuyện. Tâm lý gia, đối
với cô, trở thành một bà mẹ toàn năng và kỳ diệu, và
chỉ bằng một lần huơ đũa là có thể hô phong hoán vũ,
như thể tâm lý gia cũng đang sống trong cùng bầu khí
đó với cô gái.
b.

Phóng chiếu như một phương tiện phòng vệ

Ta có thể tránh một hiểm nguy bên ngoài bằng viện
dịch chuyển chính mình trong không gian, nhưng ta
không thể trốn thoát khỏi hiểm nguy đến từ bên trong.
Khi ấy ta thường có xu hướng phóng chiếu những cảm
xúc, xung năng đáng sợ ra bên ngoài để thoát khỏi
chúng. Bằng phóng chiếu, chủ thể tống khỏi cái tôi và
định vị nơi người khác những cảm nhận, ham muốn mà
chính thân chủ phủ nhận nơi bản thân mình. Thông qua
quá trình tâm lý này, tri giác nội tâm không những được
cho là thuộc về bên ngoài mà còn trở thành một niềm
tin cho rằng nó hoàn toàn thuộc về thực tế khách quan.
Những hình ảnh được phóng chiếu đều là những nội
dung ý thức nhưng đó là một quá trình tâm lý hoàn toàn
vô thức. Sự phóng chiếu những xung năng nguyên thủy,
sơ khai cũng như những xúc cảm trưởng thành đền có
thể diễn ra trong bối cảnh quan hệ đôi của tham vấn lâm
sàng.

Agalée, một cô gái 25 tuổi, không thể nhìn thẳng
vào mặt người đối diện đang duy trì một cuộc hội thoại
nghiêm túc, sâu sắc. Khi ấy, cô nhìn xuống đất hoặc
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 15


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

quay mặt đi. Cảm giác khó chịu và hành vi ấy thể hiện
cùng lúc sự phóng chiếu những xung năng cũng như
của cái Siêu tôi. Với một xung năng tính dục bị dồn nén
bên trong, cô luôn tin rằng trong cái nhìn của người
khác luôn có một ham muốn lên cơ thể cô và một sự
xâm nhập tính dục thị giác. Cô cảm thấy có lỗi, bị kết
tội vì những khoái cảm mà chúng mang lại trong tưởng
tượng. Tê liệt bởi ham muốn thu hút khoái cảm của
người khác bằng ánh nhìn của chính mình, cô chống lại
ham muốn ấy bằng cách tự lảng tránh đi mọi ánh nhìn.
Phóng chiếu lên người khác cái Siêu tôi của bản thân đi
song song với sự phóng chiếu ham muốn. Cô rất sợ hãi
cái nhìn thách thức của người khác – thứ mà đối với cô
là cái nhìn của chính cái siêu tôi của cô lên chính cô.
Cái siêu tôi này không ngừng kết tội những xung năng
bị dồn nén. Cảm giác có tội sâu thẳm xâm chiếm lấy

nhân cách và khiến cô sợ hãi mọi sự trừng phạt. Ánh
mắt vừa tạo ra khoái cảm vừa làm tổn thương cô, thậm
chí có thể giết chết cô. Chính vì thế mà cô luôn nói về
việc mắt cô luôn nhìn xuống.
c.

Đồng nhất hóa phóng chiếu

Phóng chiếu xung năng chết trong tâm thế phân
liệt-hoang tưởng của đứa bé lên trên khách thể có mục
đích giúp trẻ thoát ra khỏi xung năng ấy luôn tồn tại ở
người lớn. Nhưng khi sự phóng chiếu ấy diễn ra, nó
luôn gắn liền với những điều từng xảy ra trong huyễn
tưởng của đứa trẻ về một hình ảnh người mẹ đáng sợ,
2

2Trong tâm thế phân liệt-hoang tưởng, đứa trẻ phóng chiếu xung năng chết lên người mẹ nhằm thoát ra khỏi xung năng ấy,
nhưng sau đó người mẹ được xem là một kẻ ám hại.

Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 16


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh


hủy diệt lúc ấu thơ. Vì mối quan hệ trong quá khứ ấy, ta
sẽ đề cập đến vấn để chuyển cảm trong chương sau.
Tình huống này cũng tái hiện trong sự đồng nhất
hóa phóng chiếu : khi những xung năng hung tính hoặc
hủy diệt của trẻ được phóng chiếu lên người mẹ, trẻ sẽ
ngay lập tức đồng nhất hóa với khách thể ấy (mẹ) – lúc
này được xem như kẻ đã ám hại trẻ. Quá trình này có
mục đích giúp trẻ thoát khỏi các xung năng ấy, kiểm
soát vật thể xấu và hủy diệt vật thể ấy. Ngoài ra, những
phần tốt đẹp của cái tôi cũng được phóng chiếu nhằm
bảo vệ chúng khỏi vật thể xâu bên trong. Tất cả các trẻ
đều trải qua hệ thống phòng vệ dạng này, nhưng ở trẻ
lớn và người trưởng thành cũng có thể trải nghiệm lại
chúng : khi một đứa trẻ tấn công tâm lý gia trong lúc
đánh giá năng lực tâm lý hoặc khi một em vị thành niên
tấn công giáo dục viên trong một cơ sở giáo dưỡng,
thường khi ấy đứa trẻ hay bạn vị thành niên đã phóng
chiếu xung năng chết hủy diệt lên trên tâm lý gia và
giáo dục viên. Sau đó, trẻ hay bạn vị thanh niên này sẽ
đồng nhất hóa với người lớn (khi này được coi là những
kẻ tấn công trong tưởng tượng) để tự bảo vệ mình.
Trong đồng nhất hóa phóng chiếu ta thấy vừa có sự
phóng chiếu cái mình có lên người khác, vừa có quá
trình đồng nhất hóa với kẻ tấn công.
Một nam thân chủ có hẹn gặp tâm lý gia đến trễ với
lý do là anh ta phải tốn thời gian cho những công việc
cá nhân àm anh ta rất quan tâm. Khi đến hẹn, anh ta cho
rằng tâm lý gia quá khắt khe, nghiêm trọng và tự bào
chữa rất mãnh liệt chống lại nguy cơ trong đó bản thân
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy


Page 17


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

bị phán xét, trách cứ. Nhưng thực tế thì tâm lý gia vẫn
luôn giữ một nụ cười và không hề đưa ra bất cứ một lời
trách cứ nào. Thân chủ đã phóng chiếu những quở trách
đến từ chính cái siêu tôi bên trong mình lên trên người
đang đợi anh. Cũng có thể là anh ta đã « tạo » ra tình
huống này để có dịp cảm thấy ức chế, lôi kéo sự chú ý,
bị phán xét hay bị xét xử còn hơn là để mình trôi đi vô
hình. Có thể anh ta muốn khơi gợi lại một tình huống
tính dục mang tính xâm nhập bạo lực một cách biểu
tượng. Khái cạnh tính dục ngầm ẩn bên trong việc đi trễ
« cố ý » này làm tăng thêm cảm giác có tội nơi thân
chủ, khiến những trách móc của cái siêu tôi trở nên
nặng nề khó chịu, và khi ấy thân chủ tìm cách thoát ra
khỏi chúng bằng việc phóng chiếu lên tâm lý gia, và sau
đó đồng nhất hóa với sự nghiêm nghị tưởng tượng của
tâm lý gia nhằm tự bảo vệ mình.
Tâm lý gia nên nhận ra cơ chế tâm lý của hung tính
phòng vệ này để không cảm thấy bị tổn thương và có
thể cảm nhận những xu hướng ẩn tàng bên trong đó.
Quá trình phóng chiếu hung tính của cái siêu tôi lên

trên người khác thường được vận dụng để giải thích
thái độ thù nghịch của một số người đối với ngành tâm
lý hay phân tâm học. Những chủ thể này, sau khi phóng
chiếu sự thù oán lên trên các chuyên gia, sẽ đồng nhất
hóa với hình tượng huyễn tưởng của tâm lý gia để tự
bảo vệ mình.
5.

PHẢN CHUYỂN CẢM

Phản chuyển cảm là tập hợp những phản ứng vô
thức của nhà lâm sàng lên trên chủ thể đối thoại, nhất là
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 18


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

đối với chuyển cảm của chủ thể này lên trên nhà lâm
sàng. Phản chuyển cảm là một câu trả lời cho chuyển
cảm của chủ thể.Hai thành tố này ảnh hưởng lên nhau
và phản chuyển cảm có thể tiến xa đến mức cố định
chuyển cảm vào trong một khuôn khổ thoái lùi, lặp đi
lặp lại.
a.

-

Sự bình tâm

Lo hãi đối với vấn đề của người khác. – Người đến
tham vấn hoặc người được mời đến tham vấn đến gặp
nhà lâm sàng vì họ mang hoặc gây ra những vấn đề
khác nhau. Người dẫn dắt tham vấn đối diện với những
vấn đề ấy với sự bình tâm là một điều cần thiết. Người
dẫn dắt phải đối diện với điều này suốt cả ngày dài
nhưng nếu không thể bình tâm, anh ta phải làm sao?
Anh ta chỉ có thể che giấu những vấn đề ấy, thoái lùi
hoặc phóng chiếu toàn bộ trách nhiệm lên trên người
khác.
Nếu thân chủ cảm nhận rằng nhà lâm sàng lo lắng,
rằng trường hợp của anh ta có vẻ nghiêm trọng hoặc
không thể chữa trị, lo âu, triệu chứng, những vấn đề gia
đình hay nghề nghiệp của thân chủ có thể sẽ nặng nề
thêm. Kết cục, thân chủ có thể từ chối chiến đấu một
cách hiệu quả với những nan đề ấy. Nếu tâm lý gia lo
lắng đến độ thân chủ của anh ta nhận ra, có lẽ khi ấy
thân chủ sẽ cho rằng những sợ hãi của chính anh ta là
thực: anh ta thực sự bị ám hại bởi cấp trên và vì thế sẽ
gia tăng những đòi hỏi, yêu sách mang tính phòng vệ;
hoặc giả nếu anh ta có những suy nghĩ tự tử, anh ta sẽ
cho rằng những suy nghĩ ấy tương hợp với số phận tâm
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 19



Lâm Sàng 3

-

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

trí: suy nghĩ ấy có nguy cơ làm suy yếu hệ thống phòng
vệ và thúc đẩy anh ta có những mưu toan tự tử. Nếu vô
thức của anh ta khơi gợi anh ta tấn công lên một thếthân-cho-cha, anh ta có thể làm thái quá những động tác
vốn dĩ thuộc về chứng nhiễu tâm thất bại của anh ta lên
trên người đang dẫn dắt tham vấn bằng cách làm tăng lo
âu qu’il percoit. Thân chủ có nhu cầu cảm nhận rằng
tâm lý gia của anh ta là một người bản lĩnh để có thể
đồng nhất hóa với tâm lý gia, để có thể thiết lập một
khoảng cách vừa đủ với những vấn đề của bản thânvà
sau đó là đối diện và vượt qua cơn khủng hoảng. Nếu
người đi tham vấn không thể kiểm soát những nỗi sợ
hãi của bản thân và đi đến gặp một chuyên gia (bác sĩ
tâm thần, phân tâm gia, tâm lý gia) với mục tiêu làm
sáng tỏ vấn đề của mình và chính mình, để cuối cùng có
thể có những quyết định cần thiết. Lo âu ấy có thể đến
từ sự đồng nhất hóa với người đang đối thoại hoặc từ
phản chuyển cảm được dấy lên từ chính những lời nói
của thân chủ. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc
một tâm lý gia cần được phân tâm từ trước đó.
Lo lắng thái quá về một kết quả khả quan và nhanh
chóng. – Lo âu thái quá này đến từ ham muốn quyền

lực lên trên người khác hoặc nhu cầu khẳng định vị thế
nghề nghiệp hay cấp bậc của bản thân. Thường thì lo âu
này xuất phát từ cảm giác tự ti, thấp kém, cần được bù
trừ bằng những thành công nhanh chóng. Ngoài ra, cảm
giác này cũng có thể đến từ cảm giác thiếu an toàn
trong nghề nghiệp và được xem như một cách thức tự
bảo vệ. Điều không may là nhu cầu ‘dục tốc’ đó lại đi
ngược với mục tiêu mà ta đang hướng đến vì nó sẽ
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 20


Lâm Sàng 3

-

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

ngăn chặn sự tiến triển của thân chủ. Điều này đồng
nghĩa với việc tâm lý gia từ chối việc chấp nhận khó
khăn của sự tiến triển tâm trí của chủ thể. Hiểu quá
nhanh vấn đề, tâm lý gia đó có thể đưa ra những diễn
giải quá sâu và thân chủ không thể tiếp cận được. Thân
chủ sẽ tự bảo vệ bằng cách gia tăng phòng vệ: trở nên
cứng nhắc hơn, nhiều hung tính hơn hoặc thậm chí có
thể ngoại hóa bằng hành động. Một vài lời khuyên được
đưa ra quá nhanh, quá áp đặt, không xem xét tới tính

cứng nhắc của đối phương thì không thể được lắng
nghe, đón nhận, thậm chí có thể làm thân chủ cảm thấy
nhụt chí, tội lỗi. Khi ấy, nhà lâm sàng đã không có đủ
cởi mở cho ngôn ngữ, cũng không mở đường cho sự
khai triển của thân chủ. Anh ta nói dựa trên những ham
muốn của bản thân hoặc dựa vào sự đồng nhất hóa với
chủ thể. Bị lôi đi bởi tính chủ quan của bản thân và lo
âu về sự thành công, tâm lý gia ấy tự ngăn mình phát
triển những khả năng dẫn dắt một tham vấn.
Tuân thủ quá cứng nhắc những nguyên tắc kỹ thuật. –
Cảm giác bất an bên trong của tham vấn viên có thể
khiến anh ta áp dụng mù quáng một kỹ thuật hay một
lối mòn làm việc mà bỏ quên sự thích ứng với nhu cầu
và lời yêu cầu đến từ từng thân chủ. Để có thể hiểu
được vấn đề trong ê kíp làm việc, một vị sếp không thể
đi ra khỏi nguyên tắc làm việc của mình vì cảm thấy
không an toàn và thiếu linh hoạt, sẽ tự thấy hài lòng với
việc đưa ra những chỉ thị một chiều mà không hiểu rằng
trong bối cảnh hiện tại những chỉ thị ấy không thể ứng
dụng được, ít nhất là về mặt tâm lý. Một bác sĩ tâm thần
hay một tâm lý gia muốn áp dụng phương pháp của
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 21


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học


Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

Rogers một cách triệt để - cố gắng càng ít trực diện
(directive) càng tốt – sẽ có thể chỉ lặp lại một cách máy
móc từ cuối cùng trong những câu mà thân chủ nói.
Những điều tưởng như là phương tiện thần kỳ có thể
giúp đi sâu vào tư duy của người khác nhưng bị áp
dụng cứng nhắc sẽ biến thành một bức tường phi giao
tiếp không thể vượt qua.
Cũng có khi một tâm lý gia áp dụng một cách cứng
nhắc một kỹ thuật hay một phương pháp làm việc nhằm
tránh gây mặc cảm tội lỗi sau thất bại cho bản thân. Khi
ấy, mọi trách nhiệm về sự không thành công được
phóng chiếu lên trên người đối diện với lý do là tâm lý
gia đã áp dụng hoàn hảo phương pháp của mình. Đôi
khi, vì quá hợm hĩnh về kiến thức của mình, tâm lý gia
có thể áp dụng phương pháp của mình một cách ‘bạo
dâm (sadic)’ nhằm trấn an cảm giác bất an nội tâm bằng
cảm giác vượt trội, thống trị kẻ khác. Cả hai tâm thế
này đều tạm bợ bởi vì mục tiêu của tham vấn đã không
đạt tới và hệ quả của sự cứng nhắc chính là một tham
vấn thất bại. Sự thiếu linh hoạt đối với kỹ thuật nghề
nghiệp có thể được ví như chiếc nạng dành cho tâm lý
gia để chống chọi lại với những vấn đề của chính bản
thân mình – những vấn đề rất dễ dàng bị đánh thức bởi
chuyển cảm của thân chủ hoặc bởi sự đồng nhất hóa
quá mạnh của tâm lý gia lên người đối diện. Một cách
khác để chạy trốn lo âu khơi gợi bởi vấn đề của thân
chủ chính là việc quá chú tâm vào một chi tiết cụ thể
mà quên mất những vấn đề ở tầng sâu: ví dụ, một người

công nhân liên tục bị sa thải ba bốn lần liên tiếp vì lý do
thiếu cẩn trọng, chính xác và tập trung trong công việc,
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 22


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

sai sót dẫn đến những hệ quả nghề nghiệp khá nghiêm
trọng. Anh công nhân ấy đến gặp một nhà lâm sàng,
tâm lý gia hoặc một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp để
được làm sáng tỏ vấn đề của những thất bại. Trong một
số trường hợp, nhằm tự bảo vệ trước chính những phản
chuyển cảm của bản thân, những chuyên gia trên có thể
sa vào mổ xẻ những vấn đề xung quanh chế độ phụ cấp
thất nghiệp nhằm đồng thời tránh đụng chạm đến những
vấn đề sâu hơn của thân chủ, ví dụ như căn nguyên của
chứng nhiễu tâm thất bại hoặc khó khăn của thân chủ
trong những mối quan hệ công việc hàng dọc
(hierarchical professional relationship).
Thế nên, đạt đến một sự bình an nội tâm để đối diện
với những vấn đề của người khác, không lo âu thái quá,
chấp nhận nhịp độ tiến triển của thân chủ và không cần
tự bảo vệ bằng sự cứng nhắc trong kỹ thuật là những
yếu tố rất cần thiết.

b.

Sự thiện chí

Cùng quan điểm với Nacht, Maurice Bouvet nhấn
mạnh đến sự độ lượng của phân tâm gia.Ta có thể thấy
rằng tâm thế bên trong ấy cũng rất cần thiết cho bất cứ
ai dẫn dắt một cuộc tham vấn lâm sàng. Một sự đồng
nhất hóa chủ động cùng với sự thấu cảm là những yếu
tố không thể thiếu nhằm thấu hiểu người khác, cảm
nhận những trạng thái tâm trí, tiền thức và vô thức của
họ.Điều này không đồng nghĩa với việc tỏ ra tốt bụng,
độ lượng. Hơn nữa, sự cảm thông độ lượng sẽ giúp việc
chấp nhận hung tính đến từ thân chủ dễ dàng hơn và
3

3 Bouvet Maurice, “Le Transfert”, in Oeuvres psychanalytiques, Tome II, p.199.

Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 23


Lâm Sàng 3

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

việc thấu hiểu ngụ ý bên trong hành động thuận lợi hơn.

Đôi khi cũng có những người không tỏ ra thiện chí lắm
trong những hành động quá khứ hay trong giao tiếp
hiện tại, nhưng sự thấu cảm thiện chí là không thể thiếu
để hiểu người ấy và giúp mở ra những tư duy, tầm nhìn
mới. Chủ thể, dù họ là ai, dù họ có quy trách nhiệm cho
hoạt động nghề nghiệp của tâm lý gia về những hành
động hay sai lầm trong công việc, dù họ là người phản
loạn hay gây tội ác, đều mang trong mình một sự mạch
lạc, gắn kết riêng giữa các quá trình tâm lý có liên quan
đến những mối quan hệ trong quá khứ, xung năng và
môi trường xã hội mà họ sống. Dù bản thân có thể hòan
toàn không tán thành với những hành động của người
đối thoại, nỗ lực để hiểu họ bằng sự thấu cảm thiện chí,
thừa nhận sự phức tạp của những quá trình nội tâm của
thân chủ và của xung quanh có thể giúp tâm lý gia tạm
dẹp bỏ những mặc định cá nhân. Tâm lý gia thậm chí
còn có thể tự đặt ra câu hỏi về những mặc định cá nhân
từ trước ấy, phản biện chính nó và từ đó có thể tự trau
dồi rất nhiều điều. Để có thể thực hiện một tham vấn,
tâm lý gia phải được học cách gạt những mặc định sang
một bên để có thể sẵn sàng đón nhận dòng tư duy của
người khác. Điều này quan trọng hơn nhiều so với một
tâm thế vượt trội hay sự tự tin về chuyên môn sâu của
mình, vì những điều này có thể làm đóng băng việc
lắng nghe thân chủ. Quá lưu tâm đến vị trí, vị thế và
chuyên môn, tự cho rằng mình luôn có lý và có thể biết
mọi thứ, điều này chỉ giúp củng cố thêm tính ái kỷ của
tâm lý gia và ngăn họ thực hiện những tham vấn có chất
lượng.
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy


Page 24


Lâm Sàng 3

-

Phân Tâm Học

Người tổng hợp : Lê Viết Đức Linh

Thái độ thiện chí đối việc lắng nghe người khác
hoàn toàn có thể đến từ một ham muốn có kiểm
soát.Tâm lý gia có thể muốn mình trở thành một người
mẹ tốt, một người cha tốt, đối lập với hình tượng người
mẹ xấu hay cha xấu.Bởi vì gốc rễ của xu hướng ấy có
thể đến từ trong quá khứ của chính họ, tâm lý gia không
nên dẫn dắt một tham vấn nhằm thỏa mãn những nhu
cầu của chính mình, mà phải làm sao để hữu ích cho
thân chủ.Tuy nhiên, cần lưu ý là quá nhiều thiện chí có
thể gây phiền hà cho chính tâm lý gia. Bên cạnh đó,
thiện chí cũng không phải là làm mọi cách để thỏa mãn
những ham muốn xung năng tồn đọng trong thời thơ ấu
của thân chủ bằng những thỏa mãn thay thế ở hiện tại
vượt quá chức năng của tâm lý gia. Việc lúc nào cũng
chịu đựng những hành vi tấn công của thân chủ (trễ
hẹn, vắng mặt, nhận lời hẹn gặp ngoài giờ làm việc, gọi
điện liên tục vào những giờ khuya khoắt…) không phải
lúc nào cũng mang tính tích cực. Những thái độ ấy,

tương đồng với những thái độ của một người mẹ đối
với đứa con nhỏ của mình, lại khiến thân chủ nhi hóa và
cho phép sự mất kiểm soát. Tâm lý gia phải phân tích
phản chuyển cảm của mình nhằm hiểu được vì sao
mình lại phản ứng như thế để đáp lại những lời yêu
cầu hay những hành động của thân chủ:
Tâm lý gia có những suy nghĩ hay những hành động tấn
công lên ai đó trong quá khứ, những vết thương mà tâm
lý gia luôn tìm cách chữa lành bằng những hành động
của một người mẹ tốt? Nhưng thực ra, đó lại là một sự
lặp đi lặp lại của sự thù nghịch, bởi vì hành động ấy đối
với thân chủ lại có hại cho họ ở bên trong.
Tài liệu Tâm bệnh học- Lê Hoàng Thế Huy

Page 25


×