Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÀI TLGK TLHPL_ĐỘNG CƠ CỦA TỘI PHẠM NHD_NHÓM 1_01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.1 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Tâm lý
---o0o---

TÂM LÝ HỌC PHÁP LUẬT

ĐỀ TÀI:
ĐỘNG CƠ DẪN ĐẾN HÀNH VI PHẠM TỘI
CỦA NGUYỄN HẢI DƯƠNG
TRONG VỤ THẢM SÁT Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2015

GVHD
SVTH
LỚP

: Thầy PGS. TS. TẠ QUỐC TRỊ
: NHÓM 1
: Tâm lý học VB2 K03

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 07 năm 2016


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

BÀI THI GIỮA KỲ
Môn

: TÂM LÝ HỌC PHÁP LUẬT

SVTH : NHÓM 1


GVHD : Thầy PGS.TS. TẠ QUỐC TRỊ
ĐỀ TÀI: ĐỘNG

CƠ DẪN ĐẾN HÀNH VI PHẠM TỘI
CỦA NGUYỄN HẢI DƯƠNG

TRONG VỤ THẢM SÁT Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2015

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1
Stt

Họ và Tên

Mã số SV

Điện thoại

Lớp

1

Đặng Thị Thu

Hằng

1466160020

0903.789070

VB2 K03


2

Nguyễn Quốc

Dũng

1466160013

0973.946577

VB2 K03

3

Lê Viết Đức

Linh

1466120007

0936.527834

VB2 K03

4

Nguyễn Tiến

Linh


1466160040

0907.126620

VB2 K03

5

Phạm Thụy Thanh Phương

1466160064

0907.041318

VB2 K03

6

Nguyễn Thị Quế

Trân

1466160094

0909.897574

VB2 K03

7


Nguyễn Thị Ánh

Tuyết

1466160105

0918.848737

VB2 K03

8

Hồ Thị Thúy

Hồng

1166120022

VB2 K01

9

Phạm Thị Ngọc

Vượng

1036160117

K02 VHVL


Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 2


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

MỤC LỤC
I. ĐẶTVẤN ĐỀ.....................................................................................................Trang 4
II. NỘI DUNG..................................................................................................... Trang 5
1. Diễn biến vụ án......................................................................................................Trang 5
1.1. Lý lịch, nhân thân Nguyễn Hải Dương..........................................................Trang 5
1.2. Diễn biến vụ án..............................................................................................Trang 6
2. Cơ sở lý luận về động cơ phạm tội........................................................................Trang 8
3. Những yếu tố tâm lý thúc đẩy Nguyễn Hải Dương thực hiện hành vi phạm tội. .Trang 9
3.1. Nhu cầu...........................................................................................................Trang 9
3.2. Nhận thức, quan điểm..................................................................................Trang 14
3.3. Tình cảm.......................................................................................................Trang 17
3.4. Tính cách.......................................................................................................Trang 17
III. KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ........................................................................... Trang 20
1. Kết luận................................................................................................................Trang 20
2. Kiến nghị nhằm phòng ngừa loại tội phạm trên..................................................Trang 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 3



Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta hiện nay đang từng bước chuyển mình đổi mới và phát triển. Đó là do sự nỗ
lực vượt bậc, phấn đấu không ngừng của Đảng, nhà nước và nhân dân ta. Đời sống của
nhân dân tiếp tục được cải thiện do sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế
quản lý và kinh tế thị trường. Bên cạnh những thành tựu đạt được cũng có những mặt hạn
chế làm nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó có các vấn đề về dân số, việc làm, tệ nạn xã hội,
tình hình tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm ở Việt Nam và trên thế giới ngày càng
gia tăng phức tạp cả về số lượng lẫn mức độ nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sự phát
triển chung của đất nước. Trong đó, có nhiều vụ giết người xuất phát từ nguyên nhân
mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ không đáng kể đến các vụ án giết người cướp của nghiêm
trọng. Chỉ tính riêng ở nước ta đã xuất hiện rất nhiều vụ án lớn như “Năm Cam”, “Lê
Văn Luyện”, “Vụ 3 người trong gia đình bị giết ở Thái Bình”, “Vụ 4 người bị giết ở tỉnh
Nghệ An” hay là vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước 6 người bị giết hại do Nguyễn Hải
Dương và đồng bọn đã gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội của
người dân.
Tình trạng trên luôn đặt ra câu hỏi: Tội phạm bắt nguồn từ đâu? Tại sao lại gia tăng?
Động cơ nào – nguyên nhân nào thúc đẩy con người phạm tội mà không sợ sự trừng phạt
của pháp luật, của xã hội? Nghiên cứu động cơ phạm tội là một trong những vấn đề hết sức
quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong cả công tác phòng chống và xét xử tội phạm hiện
nay. Cụ thể, khi làm rõ được động cơ phạm tội sẽ giúp chúng ta hiểu rõ:
-

Mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tôi.

-

Dự báo được khả năng tái phạm tội của tội phạm.


-

Xác định được khung hình phạt hoặc tăng nặng hoặc giảm nhẹ tội.

-

Trong quá trình truy bắt, giúp cán bộ điều tra, truy bắt định hướng được hành động,
vạch kế hoạch và tránh được phần nào rủi ro, nguy hiểm.

Trước tình hình diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc nghiên cứu
về tội phạm giết người đang là một vấn đề vô cùng cấp bách nhằm tìm ra những động cơ,
yếu tố tâm lý thúc đẩy tội phạm thực hiện hành vi phạm tội. Vì thế, nhóm chúng em quyết
định chọn đề tài: “Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong
vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015” làm bài tập nghiên cứu cho môn Tâm lý học
Pháp luật.

Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 4


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

II. NỘI DUNG
1. Diễn biến vụ án
1.1. Lý lịch, nhân thân Nguyễn Hải Dương
Tội phạm:

NGUYỄN HẢI DƯƠNG


Năm sinh

01/02/1991

Thường trú

Tổ 19, ấp Long Hạ, xã Kiến An,
huyện Chợ Mới, An Giang

Tạm trú

Số 290/10 ấp 1 tổ 1 ấp 2 xã Nhị
Bình, Hóc Môn TPHCM

Cha

Ông Nguyễn Phú Hải
Sinh năm: 1968

Mẹ

Bà Trần Thị Kim Thu
Sinh năm: 1970

Phạm tội:

Giết 6 người và cướp tài sản

(trong 6 người có 2 trẻ nhỏ)


Gây án tại:

Nhà riêng – xưởng gỗ của Ông Lê
Văn Mỹ – 47 tuổi

Xã Minh Hưng, Huyện Chơn
Thành, Tỉnh Bình Phước

Ngày gây án:

07/07/2015

Cùng đồng phạm Vũ Văn
Tiến

Cách thức gây án

Cả 6 nạn nhân đều bị đâm bằng
dao vào vùng ngực trái và cổ, tử
vong ngay tại hiện trường

Bị tuyên án

Tử Hình ngày 17/12/2015

Vào năm 2010 Dương sinh
sống tại địa chỉ trên

Môi trường sống và hoàn cảnh gia đình:

Dương là con trai trong gia đình nghèo có hai anh em. Em gái Dương còn đang học
lớp 11 tại một trường trên địa bàn tỉnh An Giang.
Cha Dương gần 50 tuổi, vốn bị dị tật ở chân đi lại rất khó khăn, cha đã đi làm ăn xa
từ khi Dương còn nhỏ. Ông đang tạm trú và làm việc ở xưởng gỗ xã Nhị Bình,
huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Mẹ Dương rất cưng chiều con trai, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vật chất của
con dù gia đình không mấy có điều kiện. Trước khi gây án bà có cho Dương 100
triệu để làm ăn, Dương đã dùng số tiền đó để mua hung khí gây án.
Đời sống cá nhân khi rời khỏi gia đình:

Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 5


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

Nguyễn Hải Dương sinh ra và lớn lên tại xã Kiến An (huyện Chợ Mới, tỉnh An
Giang). Năm 2010, Dương chuyển đến ở xã Nhị Bình (huyện Hóc Môn, TP.HCM),
thời gian này, Dương theo học tại trường Trung cấp Công nghiệp Bình Dương. Một
năm sau, Dương nghỉ học và làm thuê tại xưởng gỗ ở xã Nhị Bình.
Tháng 1/2013, Lê Thị Ánh Linh (22 tuổi, con gái ông Mỹ) quen Nguyễn Hải Dương
qua mang xã hội Zalo và nảy sinh tình cảm với nhau.
Tháng 4/2014, Linh dẫn Dương về giới thiệu với gia đình và được chấp nhận.
Khoảng 3 tháng sau khi Linh đưa Dương về nhà chung sống với nhau như vợ chồng.
Gia đình Linh phát hiện Dương là kẻ không tử tế gì, lười lao động, lợi dụng tình cảm
để “đào mỏ”, bà Nga tức giận, đuổi anh ta ra khỏi nhà.
Khoảng tháng 2/2015, thấy Linh nhiều lần nhắn tin với người con trai khác nên
Dương tìm hiểu qua Dư Ngọc Tố Như (22 tuổi, em họ của Linh) thì Dương được biết
do bà Nguyễn Lê Thị Ánh Nga (42 tuổi, mẹ của Linh) cấm Linh yêu Dương.

Sau đó, Linh và Dương chấm dứt quan hệ tình cảm. Dương quay về TP.HCM sống
và quen với bạn gái mới. Dù vậy, nhưng Dương vẫn cảm thấy không thể sống thiếu
Linh.
Khoảng tháng 4-2015, Nguyễn Hải Dương nảy sinh ý định giết Linh và gia đình nhà
ông Mỹ, cướp tài sản, trả thù.
1.2. Diễn biến vụ án
Thông báo chính thức về kết quả điều tra khám phá vụ án giết người, cướp tài
sản xảy ra tại nhà ông Lê Văn Mỹ, xã Minh Hưng, Bình Phước
Khoảng 7g sáng ngày 7-7-2015, công an tỉnh Bình Phước nhận được tin báo xảy ra
vụ án giết 6 người tại nhà ông Lê Văn Mỹ (ấp 1, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành,
Bình Phước).
Qua đấu tranh khai thác, 2 đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội như sau:
Để chuẩn bị cho hành vi phạm tội, Dương lên kế hoạch mua 1 súng bắn bi giá 6 triệu
đồng, 1 khẩu súng điện giá 2 triệu đồng, 1 con dao Thái Lan dài 30 cm, 1 dao bấm
lưỡi dài 7 cm, mua 1 sim rác để liên lạc, mua găng tay, khẩu trang bịt mặt, mượn xe
máy của Trần Thị Trinh (dì của Dương), lấy 10 dây rút nhựa, 1 cuộn băng keo dính
để bịt miệng nạn nhân.
Trưa ngày 6-7, Dương hẹn Tiến uống café và rủ Tiến tham gia cướp tài sản của một
gia đình giàu có ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Tiến đồng ý tham gia.
Để đột nhập vào nhà ông Mỹ, Dương biết trước nhà ông Mỹ đều có khóa trong nên
Dương đã lừa Vỹ là sẽ cho tiền và quà để Vỹ xuống mở cổng cho Dương và Tiến vào
nhà ông Mỹ để thực hiện hành vi cướp tài sản.
Theo đúng kế hoạch đã vạch ra, 1h30 sáng 7/7/2015, Dương chở Tiến đến cổng nhà
ông Mỹ, cả hai vẫn đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang tiến vào bên trong sân. Dương
Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 6


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015


mang găng tay, rồi mở balo lấy khẩu súng bắn bi đưa cho Tiến cầm. Dương nói:
“Súng này là súng bắn bi, khi nào vào nhà thì dùng khẩu súng khống chế những
người bên trong”.
Khoảng 3 phút sau, Dư Minh Vỹ đi ra gặp Dương, Dương dùng dây vải siết để khống
chế Vỹ. Khi Vỹ la lên thì Tiến lao đến bịt miệng, Dương bóp cổ cho đến khi Vỹ bất
tỉnh, Dương móc dao bấm sát hại Vỹ.
Sau khi giết xong Vỹ, bọn chúng đã đột nhập lên lầu 1 bắt trói cháu Linh và cháu
Như, dùng băng keo bịt miệng Linh và Như, trói vào cửa sổ.
Rồi xuống tầng trệt bắt trói ông Mỹ và cháu Quốc Anh (con ông Mỹ), khống chế bà
Nga yêu cầu chỉ nơi cất giấu tiền và tài sản. Bà Nga đã tự mở két sắt nhưng không có
tiền và tài sản quý. Tiến và Dương đã lục soát trong phòng và cướp được hơn 4 triệu
và 1 số đô la.
Sau đó, bọn chúng trói bà Nga lại, dẫn cháu Quốc Anh để tra khảo tiền tài sản. Cháu
Quốc Anh trả lời không biết, bọn chúng đã giết cháu Quốc Anh.
Sau khi giết cháu Quốc Anh, Tiến và Dương quay trở lại phòng ông Mỹ tiếp tục tra
khảo bà Nga hỏi chỗ cất tiền. Không được, bọn chúng sát hại tiếp bà Nga.
Cùng thời điểm này Dương và Tiến nghe tiếng động bên ngoài nên ra kiểm tra thì
thấy ông Mỹ (đã cởi được dây trói tay), Dương hỏi “chạy hả, đi vô” thì ông Mỹ đáp
“em đâu có chạy, em tưởng mấy anh đi rồi em mới đi ra”. Dương dùng súng bắn điện
chích vào cổ ông Mỹ để Tiến lấy dây sạc điện thoại trói lại. Tiến tiếp tục dùng dây
siết cổ ông Mỹ, và Dương đâm chết ông Mỹ.
Sát hại vợ chồng bà Nga và bé Quốc Anh, Dương và Tiến đứng ở phòng khách, Tiến
nói “về đi sắp sáng người ta đến rồi”. Dương nói “lỡ rồi, hai đứa nó biết tao, lên xử
nó luôn đi rồi đi về”, Tiến cho rằng “sáng rồi làm không kịp đâu” thì Dương đáp trả
“kịp mà, lên làm chút nữa là xong rồi về luôn” thì Tiến đồng ý.
Lên đến phòng, Dương tra khảo Như về chỗ cất tiền của vợ chồng ông Mỹ nhưng
Như trả lời “em không biết” thì lập tức, Dương kêu “Tiến làm đi”. Cũng với thủ đoạn
tương tự, Tiến và Dương đã giết Như và Linh.
Trước khi rời hiện trường để che dấu hành vi phạm tội của mình, bọn chúng đã

xuống tầng trệt lấy quần của ông Mỹ mặc và tẩu thoát thì nghe tiếng khóc của bé Na
– con gái út ông Mỹ, Dương bế bé Na, dỗ bé ngủ và đặt lại xuống giường.
Gây án xong, Dương và Tiến về đến phòng trọ của Tiến (ở huyện Hóc Môn), đóng
cửa lại, kiểm tra số tài sản cướp được rồi bỏ hết cùng hung khí gây án vào balô. Khi
Dương nhận được tin báo cả nhà ông Mỹ bị sát hại của người giúp việc thì Dương
quay lại phụ giúp đám tang để tránh bị nghi ngờ, Tiến đem balô ra bờ sông Sài Gòn
thuộc xã Nhị Bình cất giấu.
Gần 4 ngày sau, Dương và Tiến bị cơ quan điều tra bắt giữ.

Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 7


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

Các nạn nhân đều chết trong tư thế bị trói chặt chân tay, miệng bịt khăn và cổ
bị cắt. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, dã man và tàn độc nhất so với các vụ
án giết người, cướp tài sản nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian qua.

Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 8


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

2. Cơ sở lý luận về động cơ phạm tội
2.1. Khái niệm
Trong khuôn khổ tâm lý học pháp lý và hoạt động phạm tội thì động cơ được hiểu là

“ Động cơ là hệ thống các yếu tố tâm lý thúc đẩy cá nhân tiến hành hoạt động
phạm tội”
2.2. Cấu trúc tâm lý của động cơ hoạt động phạm tội
Có rất nhiều yếu tố tâm lý thúc đẩy cá nhân tiến hành hoạt động phạm tội. Và mối
liên hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau của các yếu tố tâm lý đó tạo thành một
chỉnh thể, một hệ thống hoàn chỉnh được gọi là cấu trúc tâm lý của động cơ phạm tội.
Các yếu tố tâm lý có xu hướng mang tính tiêu cực như: tính cách, quan niệm, lý
tưởng, niềm tin, nhận thức, tình cảm, hứng thú,… và sự lệch chuẩn về nhu cầu. Tất
cả các yếu tố này được xem là yếu tố kích thích có khả năng thúc đẩy cá nhân từ việc
nhen nhóm tư tưởng mắc sai lầm đến phạm tội một cách nghiêm trọng.
2.3. Cơ chế hình thành động cơ hoạt động phạm tội
Cơ chế hình thành nên động cơ hoạt động phạm tội là cả một quá trình đấu tranh
động cơ. Đây là quá trình tồn tại từ lúc cá nhân bắt đầu ý định thực hiện hành vi
phạm tội trong tư tưởng, suy nghĩ cho đến khi động cơ ra đời, hành vi được thực
hiện, và kéo dài trong suốt quá trình hoạt động phạm tội diễn ra.
Nói đơn giản, Quá trình đấu tranh động cơ là quá trình cá nhân cân nhắc, suy xét,
tính toán NÊN hay KHÔNG NÊN thực hiện hành vi phạm tội.

Quá trình nay bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố chính là:
- Yếu tố kích thích: là những yếu tố mang tính tiêu cực, có xu hướng lệch lạc như

nét tính cách, tình cảm, quan điểm, tư tưởng, niềm tin, hứng thú… đặc biệt là nhu
cầu vật chất cá nhân. Làm nảy sinh những đòi hỏi cấp bách cần được giải quyết và
tạo thành động lực có khả năng thúc đẩy con người thực hiện hành vi phạm tội để
thỏa mãn những mong muốn ấy.
Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 9



Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

- Yếu tố điều chỉnh: là nhận thức tích cực, sự hiểu biết, lý tưởng sống tốt, tư tưởng

đúng đắn,… giúp điều chỉnh, ngăn cản hành vi nảy sinh.
Dưới tác động của các điều kiện khách quan hoặc chủ quan, hai yếu tố này trở nên
mâu thuẫn, đối kháng với nhau, tạo nên sự dằn co cần được giải quyết. Kết quả tất
yếu dẫn đến sự thắng thế của một trong hai yếu tố, kích thích hoặc điều chỉnh. Một
khi yếu tố kích thích lấn át hoàn toàn yếu tố điều chỉnh thì động cơ được ra đời.
Bên cạnh đó, quá trình đấu tranh động cơ còn phụ thuộc vào khí chất, năng lực của
cá nhân. Quá trình này còn phụ thuộc vào một số điều kiện khách quan khác như điều
kiện, hoàn cảnh khách quan; tác động của dư luận xã hội; tác động từ đối tượng xâm
hại,…
4.4. Động cơ hoạt động phạm tội đối với loại tội phạm xâm phạm nhân thân
Tội phạm xâm phạm nhân thân cụ thể như: giết người (mức độ nặng nhất là cố ý giết
người); xâm phạm thân thể (đánh đập, hiếp dâm, cố ý gây thương tích,…); xúc phạm
danh dự, nhân phẩm;…
Và thường những hành vi phạm tội xuất phát từ những động cơ như sau:
- Động cơ vụ lợi gắn liền với những nhu cầu ham muốn vật chất hẹp hòi như muốn
có đồ vật quý, có tích lũy lớn, làm giàu bất hợp pháp, muốn làm giàu nhanh
chóng.
- Động cơ gắn liền với những suy tính nhằm nâng cao bản thân, nâng cao thể diện
cá nhân (muốn hơn người, có địa vị xã hội cao).
- Động cơ mang tính chất hiếu chiến, kết hợp với ý thức coi thường lợi ích của
người khác, của xã hội, không tôn trọng, nhân phẩm con người.
- Động cơ đi ngược lại với lợi ích xã hội gắn liền với tình trạng vô trách nhiệm và
không hoàn thành nghĩa vụ.
- Động cơ thuộc về đặc điểm tâm lý tiêu cực như: ghen tuông, yêu quá mức và lòng
căm hận, cằn cộc, thô lỗ, tàn độc, nhẫn tâm, lạnh lùng, hoặc hứng thú “quái dị” cá
nhân.

- Động cơ từ việc muốn bảo vệ bí mật cho hành động phạm tội của bản thân khi gặp
phải những trở ngại trong quá trình phạm tội.
3. Những yếu tố tâm lý thúc đẩy Nguyễn Hải Dương thực hiện hành vi phạm tội
3.1. Nhu cầu
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát
triển. Nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu của con người là động lực thúc đẩy, điều
chỉnh hành vi của cá nhân và nhóm xã hội. Nhu cầu quy định hướng lựa chọn của ý
nghĩ, rung cảm và ý chí của con người. Trong lĩnh vực pháp lý hình sự, nhu cầu thực
hiện chức năng làm động lực thúc đẩy hành vi của người phạm tội. Nó quy định xu
hướng lựa chọn ý định, động cơ, mục đích phạm tội.
Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 10


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

3.1.1 Nhu cầu về vật chất:
Ngoài những nhu cầu nói chung, nhu cầu của người phạm tội còn có những đặc điểm
sau:
- Nghiêng lệch về vật chất, thực dụng
- Nhu cầu quá cao ngoài khả năng thỏa mãn cho phép
- Phương thức thỏa mãn lệch chuẩn
Ở tên tội phạm Nguyễn Hải Dương hội tụ cả ba đặc điểm trên của nhu cầu trở thành
yếu tố kích thích thúc đẩy hành động phạm tội:
Nhu cầu phát triển lệch về vật chất, thực dụng.
+ Qua lời kể của mẹ Dương, trước khi quen Linh, Dương cũng từng có cô bạn gái
“đại gia” khác: “Nhìn chung, Linh, B. và cô bạn gái trước đó của Dương đều rất ưa
nhìn, gia đình điều kiện, ăn học đàng hoàng. Con Linh cũng ngang bằng với hai đứa
kia, đẹp người lại đẹp cả nết…”.

Từ lời kể trên có thể thấy tình cảm xuất phát từ Dương với các cô gái chỉ là qua
những “giá trị” mà các cô gái đang sở hữu, đó chính là “tình yêu vật chất”, sự thỏa
mãn lòng tham vô đáy và lợi dụng để đạt được mục đích cuối cùng là “đào mỏ”.
+ Một số biểu hiện chứng tỏ lối sống thích hưởng thụ, yêu chuộng vật chất của
Dương:
Hình ảnh hắn bê một đống tiền để chụp ảnh với lời lẽ sặc mùi hưởng thụ
Hình ảnh hắn đang lái siêu xe (của gia đình bạn gái) rồi chua thêm lời: "Đường còn
xa...", hé lộ về giấc mơ giàu sang của hắn.
Hình ảnh một đống điện thoại đắt tiền thời thượng...
Trong một lần đi du lịch với gia đình người yêu, Nguyễn Hải Dương khoe rằng:
“Một ông thầy bói ở Châu Đốc phán số con giàu có lắm!”.
Sau này, Dương càng phấn khởi, càng tin lời ông thầy bói khi nghe chuyện mẹ của
Linh quyết định mua 4-5 ha đất để mở thêm một cơ sở làm gỗ khác. Cơ sở này là
“của hồi môn” dành cho Linh khi lấy chồng.
Việc "vớ" được một cô tiểu thư xinh đẹp, lại giàu có là một giấc mơ hơn cả một giấc
mơ với hắn.

Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 11


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

Những hình ảnh Nguyễn Hải Dương khoe cuộc sống "đại gia" trên facebook
Nhu cầu vật chất phát triển vượt trội cao hơn so với điều kiện sống thực tế của gia
đình và bản thân tội phạm:
Nhu cầu con người nói chung thường cao hơn khả năng hiện có, đó là cơ sở của sự
phát triển đi lên. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng hiện có có thể
trở thành điều kiện (nhưng không phải là nguyên nhân) của hành vi phạm tội.

Được sinh ra trong một gia đình có cha làm nghề đưa đò qua sông Ông Chưởng và
mẹ thì bán quán nước, cuộc sống dù khó khăn nhưng từ nhỏ Dương đã yêu thương,
nuông chiều quá mức và quen với lối sống ưa hưởng thụ, điều này thể hiện rõ qua:

Căn nhà của Dương ở An Giang
Khi được PV hỏi có rút được kinh nghiệm gì trong việc dạy con từ sau vụ thảm án ở
Bình Phước, bà Thu nghẹn ngào nói: “Cưng con là có cưng dữ lắm. Con muốn cái gì
là mình chiều cái nấy. Chú thấy nhà tui vậy nhưng con tui muốn gì cũng được. Tui
hổng muốn ở đây lâu dài mà tính về TP. HCM sống nên mới để nhà lụp xụp vậy thôi.
Con tui (Dương) lên TP. HCM học 7-8 năm nay tiêu tốn biết bao nhiêu tiền, mấy cái
xe mà tôi đâu có tiếc”.
Mặc dù gia cảnh khó khăn nhưng mẹ Dương luôn cố gắng đáp ứng những nhu cầu về
vật chất vượt quá khả năng của gia đình vì quá cưng chiều con. Khi Dương xin tiền,
người mẹ này cũng không tìm hiểu cặn kẽ kế hoạch cụ thể việc làm ăn của con mà dễ
dàng tin tưởng lo tiền đưa cho con. Trước khi xảy ra vụ án, Dương xin gia đình gần
100 triệu đồng với lý do để đi làm ăn. Nghĩ con chững chạc, hiền lành, ăn nói đàng
hoàng nên bà cũng tin tưởng đưa tiền. Bà đâu biết rằng, Dương lấy tiền ấy đi ăn chơi,
đàn đúm, chuẩn bị mưu đồ đen tối. Khi được hỏi, bà tâm sự:“Ai dè, sau này nó khai
Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 12


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

lấy tiền này mua hung khí, rồi mua chuộc mấy thằng theo nó gây án. Tại vì mình quá
thương con, chiều con mà không biết nó làm như vậy”.
Phương thức thỏa mãn nhu cầu lệch chuẩn.
Để thỏa mãn nhu cầu về vật chất quá lớn, thói quen tiêu xài hưởng thụ của mình, thay
vì phải siêng năng lao động để tự đáp ứng nhu cầu, thì tên tội phạm này nhắm đến

quen biết yêu đương với các kiều nữ con đại gia: trước khi quen Linh, Dương cũng
từng có cô bạn “đại gia” khác. “Nhìn chung, Linh, B. và các cô bạn gái trước đó của
Dương đều rất ưa nhìn, gia đình điều kiện, ăn học đàng hoàng,..”
Khi trở thành bạn trai của Linh, cuộc sống của Dương thay đổi nhanh chóng, từ một
thanh niên có cuộc sống vật chất khó khăn, được sống trong gia đình bạn gái, được đi
du lịch khắp nơi, được lái xe sang đưa đón người yêu, được cho tiền bạc vốn liếng để
làm ăn riêng, gia nhập vào thế giới thượng lưu... Vì vậy, khi bị gia đình Linh ngăn
cấm, quay trở về với cuộc sống nghèo khó trước đây, Dương không thể chấp nhận
điều này. Trong xã hội, có vô số tình huống tương tự nhưng không phải ai cũng hành
động như Dương.
Nếu còn quen Linh, Dương có trong tay hầu như tất cả: tình - tiền trong chiếc mỏ
vàng. Bỗng dưng mất sạch cả người yêu lẫn vật chất, song song với hận tình, lòng
tham cũng là một trong những thứ khiến con người dễ biến chất nhất. Biết gia đình
người yêu giàu có, trong khi bản thân Dương đang quen với cuộc sống hưởng thụ,
chính điều này đã nung nấu, thúc đẩy Dương ra tay sát hại cả gia đình người yêu để
chiếm đoạt tài sản. Điều này được minh chứng rất rõ ràng, trước khi giết các nạn
nhân, thủ phạm đều tra khảo nhiều lần nơi cất giấu tiền và tài sản của gia đình, khi
không được tiết lộ, hắn ra tay giết từng người một cách tàn độc, dã man:
+ Trước tiên là khống chế bà Nga yêu cầu nơi cất giấu tiền và tài sản, bà Nga tự mở
két sắt nhưng không có tiền và tài sản, đối tượng lục tung nhà tìm được 4 triệu đồng,
1 đô la;
+ Chúng trói bà Nga lại dẫn cháu Quốc Anh tra khảo tài sản, Quốc Anh trả lời không
biết, bọn chúng giết cháu Quốc Anh sau đó trở lại phòng ông Mỹ giết 2 vợ chồng chủ
nhân ngôi nhà;
+ Rồi lên lầu 1 tra khảo Ánh Linh, Tố Như về tiền và tài sản, cả hai đều trả lời không
biết, đã bị hai tên này giết hại, sau đó, chúng lấy đi 5 điện thoại, 1 ipad;
+ Khi về đến phòng trọ của Tiến, thủ phạm còn kiểm tra lại tài sản cướp được.

Lớp VB2K03 - Nhóm 1


Trang 13


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

3.1.2. Nhu cầu che dấu hành vi phạm tội:
Đây là một nhu cầu rất phổ biến xuất hiện ở hầu hết cá nhân sau khi thực hiện hành
vi phạm tội. Xuất hiện nhu cầu này là do họ nhận thức được tính chất nguy hiểm do
hành vi phạm tội gây ra, hậu quả pháp lý mà họ phải gánh chịu và quan trọng hơn là
họ sợ người khác, nhất là cơ quan điều tra phát hiện ra hành vi phạm tội của bản thân.
Để thỏa mãn nhu cầu này, cá nhân sau khi thực hiện hành vi phạm tội thường tìm
cách xóa dấu vết tại hiện trường, ngụy tạo hiện trường, tạo chứng cứ ngoại phạm,
chuẩn bị trước những nội dung khai báo nếu cơ quan điều tra hỏi tới, thậm chí đối
tượng còn tiếp tục thực hiện một số hành vi phạm tội khác để xóa dấu vết, che dấu
hành vi phạm tội như đe dọa hoặc tìm cách thủ tiêu những người biết việc,…
Ở tội phạm Nguyễn Hải Dương, nhu cầu che dấu hành vi phạm tội bằng cách giết
người bịt đầu mối: Dư Minh Vỹ (14 tuổi) và Dư Ngọc Tố Như (18 tuổi), đã được lên
kế hoạch, có sẵn trong kịch bản giết người của Dương. Dương kể với Thoại cách đột
nhập vào nhà bằng cách gọi Vỹ ra mở cổng, sau đó sẽ “xử” (giết) Vỹ : “Em lên kế
hoạch hết rồi. Lúc trước em lên nhà đó chơi, giờ còn liên lạc với thằng nhỏ ở đó. Khi
mình lên đến nơi, điện thoại nó ra mở cổng rồi xử thằng nhóc luôn”. Ngay khi gây
án, Dương đã dùng tay bịt miệng, bóp cổ và rút dao đâm vào ngực và cổ cháu Vỹ rất
man rợ. Còn đối với nạn nhân Dư Ngọc Tố Như, thậm chí khi trời đã gần sáng, Tiến
lo sợ bị phát hiện vội giục Dương về, nhưng Dương vẫn lạnh lùng, tàn nhẫn: “lỡ rồi,
hai đứa nó biết tao, lên xử nó luôn đi rồi về”. Tiến dùng dây siết cổ nạn nhân để
Dương dùng dao đâm vào những nơi hiểm yếu, hành vi giết người mang tính thủ tiêu.
Dương đã ra tay giết 6 mạng người trong căn nhà nạn nhân, chỉ duy nhất bé Na - con
gái út của gia đình nạn nhân - còn sống sót. Liệu có phải tiếng khóc của trẻ con đã
đánh thức chút lương tri cuối cùng khiến kẻ thủ ác không nỡ xuống tay với cháu bé
18 tháng tuổi? Đây không hẳn là lý do để kẻ thủ ác không ra tay với bé, mà trong khi

hung thủ thực hiện vụ án thì bé Na ngủ rất say, tâm lý của đối tượng ở đây có thể
Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 14


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

nghĩ rằng cháu bé chưa biết gì nên không cần giết mà chỉ giết những người biết để
che dấu hành vi phạm tội của mình.
3.2. Nhận thức, quan điểm sống
3.2.1. Nhận thức
Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người. Trong quá trình sống và hoạt động,
con người nhận thức – phản ánh được hiện thực xung quanh, hiện thực của bản thân
mình. Trên cơ sở đó, con người tỏ thái độ và hành động đối với thế giới xung quanh
và đối với chính bản thân mình.
Tội phạm Nguyễn Hải Dương là người trưởng thành, phát triển bình thường về thể
lực, trí tuệ, học hết lớp 12, đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
Thủ phạm đã có sự chuẩn bị khá vững vàng khi thực hiện kế hoạch phạm tội của
mình: Lên kế hoạch thực hiện cụ thể, chi tiết và được tính toán rất kỹ lưỡng, hành
động có kịch bản rõ ràng, đầu óc tỉnh táo, tư duy logic, ra tay lợi hại, giết người man
rợ và trúng chỗ hiểm gây chết tức khắc. Đây được gọi là loại tội phạm bạo lực có tổ
chức.
+ Thời gian chuẩn bị: Đầu tháng 4/2015 đến lúc gây án là 7/7/2015.
+ Chuẩn bị hung khí gây án: 1 khẩu súng bắn bi sắt, 1 khẩu súng điện, 1 con dao
bấm, 1 đôi găng tay bằng cao su, 10 sợi dây rút, 1 cuộn băng keo, 1 sợi dây dù, 1 cây
ba khúc, 1 bình xịt hơi cay….
+ Để tránh bị lực lượng chức năng và người dân phát hiện, nhiều kịch bản khác nhau
trong đó có những phương án dự phòng khi bị phát hiện, đánh lạc hướng cơ quan
điều tra… được Dương tỉ mẩn dựng lên: “Dương lên kế hoạch, mang gang tay, đi

ủng, xe máy và điện thoại khác, dùng sim rác để liên hệ và kế hoạch đột nhập vào
nhà như thế nào để không bị phát hiện”.
+ Hiểu rõ nếu một mình sẽ không thực hiện trót lọt nên tìm mọi cách dụ dỗ, lôi kéo
bằng cách đánh đúng vào lòng tham tiền, thậm chí dọa dẫm đồng bọn để cùng thực
hiện hành vi phạm tội:
o Dương nói với Trần Đình Thoại (28 tuổi, quê Vĩnh Long): “Có hùn khoảng 700800 triệu mua gỗ cao su với một người ở Bình Phước, nhưng họ không chịu trả
nên nhờ Thoại giúp lên cướp lại số tiền đó”. Nghe Dương nói, Thoại thắc mắc:
“Người ta thiếu lên đó đòi lại, chứ sao phải cướp?”. Dương trả lời: “Làm ăn
không có giấy tờ, giờ người đó không trả nên phải cướp”.Thoại hỏi: “Biết nhà có
tiền không mà cướp?”. Dương đáp: “Em nghe nhà đó mới bán lô gỗ cao su tới
mấy tỷ, anh giúp em cướp lại đi”. Trước kế hoạch tỉ mỉ Dương nêu, Thoại đồng
ý.
o Hai đêm trước khi vụ thảm sát xảy ra, Dương và Thoại chở nhau từ TP HCM
mang theo hung khí đến huyện Chơn Thành để thực hiện. Tuy nhiên, khi đến nơi
thì Vỹ không ra mở cửa nên chúng cùng về. Hôm sau Thoại đổi ý không đi nữa
Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 15


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

nên Dương quay sang rủ Vũ Văn Tiến, cũng với lý do đi cướp lại tiền từ ông chủ
xưởng gỗ, nhà nạn nhân rất giàu, nhiều tiền nên Tiến đồng ý và đã gây ra vụ
thảm sát rạng sáng ngày 7/7/2015. Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, có
lúc Tiến sợ phát hiện và giục Dương về thì “Dương cầm dao và cặp mắt cứ nhìn
Tiến”, Tiến nói về nỗi sợ hãi khi đi cùng Dương.
+ Từ tháng 4/2015, ngoài việc lên kế hoạch, chuẩn bị công cụ, phương tiện gây án,
tìm đồng bọn, Dương tìm quy luật sinh hoạt, cách thức đột nhập vào gia đình ông
Mỹ, nhằm thực hiện trót lọt ý đồ phạm tội:

o Dương biết cháu Dư Minh Vỹ (SN 2001, em họ Linh, tên thường gọi là Bon) ở
nhà ông Mỹ rất nghiệm game đồng thời cháu Vỹ thường gọi điện, nhắn tin cho
Dương xin tiền chơi game nên đã dụ dỗ Vỹ. Theo kế hoạch vạch sẵn, Dương sẽ
dụ Vỹ mở cửa để cho tiền rồi thủ tiêu Vỹ.
o Biết rõ đặc điểm căn biệt thự của gia đình bạn gái cũ nên Dương tính toán kế
hoạch đột nhập. Tối 3/7, Dương chạy xe xuống, thử nhờ Vỹ ra mở cổng và mọi
chuyện trót lọt, không ai phát hiện nên càng yên tâm với kế hoạch mà mình vạch
ra.
+ Từ khi lên kế hoạch, Dương đã tính toán những tình huống có thể xảy ra và chuẩn
bị trước phương án dự phòng nếu có phát hiện. Tạo chứng cứ ngoại phạm, đánh lạc
hướng cơ quan điều tra: Trước khi gây án, trong đêm 6/7, Dương rủ một số bạn bè
nhậu tại huyện Hóc Môn, sau đó về ngủ, cố ý để camera của xưởng gỗ ghi hình. Sau
đó Dương trổ mái tôn, leo qua hàng rào đi ra ngoài, tránh ống kính camera, rồi lấy xe
chở Tiến đi Bình Phước gây án. Khi về lại sau khi gây án, Dương vào xưởng gỗ bằng
lối cũ.
+ Tính toán, chọn thời điểm gây án, cách tiếp cận mục tiêu, phương thức gây án:
Chọn thời gian gây án là đêm khuya từ sau 23 giờ, thời điểm mà các thành viên trong
gia đình ông Mỹ ngủ say, bên ngoài ít có người qua lại. Phương pháp, thủ đoạn thực
hiện hành vi giết cướp của Dương và Tiến, rất chuyên nghiệp và tàn độc. Tiến đều
dùng dây siết cổ nạn nhân để Dương dùng dao đâm vào những nơi hiểm yếu, cường
độ tấn công hung bạo, mục đích không để cho nạn nhân có cơ hội sống sót.
Thủ phạm nhận thức rất rõ ràng hành vi và hậu quả phạm tội của mình. Sự chuẩn bị
tâm lý vững vàng đã giúp cho thủ phạm chủ động trong việc xử lý các tình huống
phát sinh trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội cũng như đối phó với với cơ
quan Công an trong quá trình điều tra, xét xử:
+ "Lúc đầu, Dương tỏ ra lì lợm, đưa ra nhiều chứng cứ ngoại phạm. Anh ta tuyên bố
im lặng cho đến khi có luật sư bào chữa", theo lời của thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến;
+ Tâm trạng khá thoải mái, không hề lo lắng trong quá trình xét xử, bình thản đối
đáp: Khi luật sư hỏi: “Bị cáo nói bị cáo giết người chứ không muốn cướp nhưng tại
sao trước khi sát hại từng người bị cao đều tra khảo chỗ cất tiền?”, Dương đáp: “Tra

Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 16


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

khảo để lấy tiền trả công cho Tiến”. Luật sư hỏi tiếp: “Trước khi giết Linh, bị cáo kề
vào tai Linh nói rằng mọi chuyện như hôm nay là do anh bị gia đình em đối xử. Vậy
đối xử là đối xử sao?”. Dương đáp: “Tức ngăn cấm!”. Luật sư bực bội: “Chỉ vì vậy
mà giết 6 người. Bị cáo có còn lương tâm?”. Dương đáp tỉnh bơ: “Còn lương tâm nên
mới không giết bé Na mà ru bé Na ngủ mới rời hiện trường”;
+ Thủ phạm khá bình tĩnh khi diễn lại các động tác gây án trong thực nghiệm hiện
trường;
+ Không có thái độ hợp tác và cho rằng tội trạng đã quá rõ, không có gì để bào chữa,
kháng cáo làm gì vì đã biết được mức án tử hình của mình từ trước “Em phạm tội rõ
như ban ngày biết trước rồi, tử hình là đúng rồi”, lời thủ phạm.
Quá trình thực hiện phạm tội và hậu quả tội phạm gây ra hoàn toàn thỏa mãn với
mong muốn của thủ phạm: nở nụ cười trước khi tuyên án.

3.2.2. Quan điểm sống
Ở Dương thể hiện quan điểm sống lệch lạc, đi ngược lại chuẩn mực xã hội. Cụ thể:
Khi bị khước từ về tình cảm, thay vì phải tìm cách thuyết phục mọi người, chứng
minh tình cảm của mình bằng cách xử xự, quá trình sống của bản thân, không thể có
cách suy nghĩ ích kỉ, thù hận theo lối “không yêu thì giết cả nhà”.
Chính vì lối sống thích hưởng thụ nhưng bản chất lại lười lao động, muốn làm giàu
nhanh chóng bằng cách kết thân với những cô gái có gia thế giàu có, khi không đạt
được mục tiêu, giấc mơ sang giàu tan biến thì nung nấu ý định giết người chiếm đoạt
tài sản.
Lớp VB2K03 - Nhóm 1


Trang 17


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

3.3. Tình cảm
Tình cảm cũng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy hành vi phạm tội của
Nguyễn Hải Dương. Thủ phạm đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau:
+ Giai đoạn đang yêu Linh thì hắn vui vẻ, hạnh phúc và rất mãn nguyện với viễn
cảnh sắp được làm con rể của một gia đình giàu có, giấc mơ sang giàu gần như nằm
trong tầm tay: Thoạt đầu, bản thân Dương luôn tỏ ra là người hiền lành, chịu khó và
càng chiếm được tình cảm của ông bà chủ, đến mức độ nhiều công nhân cảm thấy
ghen tỵ. Dương gần như trở thành một “quản gia” trong xưởng gỗ. Dương còn là
người được ông Lê Văn Mỹ tin tưởng, coi như “con rể” trong nhà. Thậm chí, chiếc
xe ô tô “hạng sang” mà ông Mỹ “cưng” nhất cũng giao cho Dương để đưa đón con
gái đi học tại Bình Dương vào mỗi dịp cuối tuần. Sự gần gũi này khiến Dương và
Linh nhanh chóng nảy sinh tình cảm. Giữa năm 2014, Linh đưa Dương về nhà và
chung sống với nhau như vợ chồng. Thời gian này đôi trẻ thường xuyên đi du lịch
cùng người thân của cô gái. Ông Mỹ còn cho tiền Dương làm ăn riêng để có tương
lai. Gia đình ông Mỹ coi Dương như thành viên trong nhà.
+ Khoảng 3 tháng sau khi Linh đưa Dương về nhà chung sống với nhau như vợ
chồng. Gia đình Linh phát hiện Dương là kẻ không tử tế gì, lười lao động, lợi dụng
tình cảm để “đào mỏ”, bà Nga tức giận, đuổi anh ta ra khỏi nhà.
Đây là một trong những lý do quan trọng dẫn đến hành động giết người hết sức dã
man của hung thủ. Vốn được gia đình nạn nhân chiều chuộng và đã quen với cuộc
sống trong nhung lụa, nên Dương quá kỳ vọng vào cơ hội “đổi đời” nếu có được tình
yêu với Ánh Linh. Đến khi bị gia đình người yêu ngăn cấm, bị người yêu chia tay và
nhất là khi biết tin Ánh Linh đã có người yêu mới thì Dương đã bị tổn thương, hụt
hẫng, tiếc nuối, sốc nặng. Nếu còn yêu Linh thì tương lai tươi sáng và giàu có ở phía

trước, bầu trời như sụp xuống khi Dương nghe Linh nói lời chia tay. Tin Linh có
người yêu mới mà đáng ra cuộc sống đó là của Dương (đã chung sống như vợ chồng,
gần tiến đến hôn nhân, được coi như con rể, thành viên trong gia đình, tình cảm thắt
chặt,…) và từ chỗ được yêu thương tôn trọng, đến khi phát hiện ra bản chất “lộ bộ
mặt thật” bị mẹ Linh đuổi ra khỏi nhà, làm nảy sinh lòng thù hận.
Bên cạnh ý định giết người chiếm đoạt tài sản sau khi giấc mơ sang giàu tan biến,
mọi thứ tuột khỏi tầm tay, thì lòng hận thù đã khiến Dương nung nấu ý định trả thù
cả gia đình người yêu một cách dã man. Đến phút cuối, sau khi tra hỏi các nạn nhân
rất nhiều về nơi cất giấu tiền và tài sản, không được tiết lộ và trước khi giết Linh, thủ
phạm đã nói: “Tất cả những gì xảy ra hôm nay đều do anh bị đối xử”.
3.4. Tính cách
Lười biếng
Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 18


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

Khi lấy lòng cha mẹ Linh, Dương luôn tỏ ra là người hiền lành, chịu khó và càng
chiếm được tình cảm của ông bà.
Sau khi được giao việc nhàn hơn và được xem là “con rể” của gia đình, hắn càng
ngày càng bộc lộ thói lười biếng, ham chơi của mình mà ngay cả Linh cũng từ từ
phát hiện ra và quyết định chia tay: “Dương xạo với con nhiều thứ lắm. Hồi Dương
quen con qua mạng Dương bảo học đại học nhưng gần đây con biết Dương chưa tốt
nghiệp lớp 12. Con thấy Dương không chịu đi làm gì cả cứ suốt ngày qua phòng trọ
của con chơi. Con đi học Dương cũng cứ ngồi phòng trọ của con miết vậy đó. Hỏi
thử chứ đàn ông con trai gì mà kỳ quá. Riết rồi con chán”.
Vô cảm, máu lạnh
Dù vóc có dáng thư sinh nhưng khi nhìn kỹ Dương lại sở hữu đôi mắt sắc lạnh, dữ

tợn. Ngay cả Vũ Văn Tiến, đồng bọn của Dương, cũng khiếp nhược trước đôi mắt ấy.
Tiến khai với tòa: “Đêm đó khi gây án, bị cáo nhiều lần bảo Dương ngừng lại, ra về.
Nhưng bị cáo nói xong Dương trừng mắt nhìn bị cáo. Tay Dương lăm le con dao làm
bị cáo sợ nên phải làm theo”.
Ông Nguyễn Lê Vinh cho biết, ban đầu khi gặp Dương tại nhà, ông đã bất an với đôi
mắt Dương. Ông nói: “Tôi thấy vẻ bề ngoài nó cũng hiền. Mỗi lần tới nhà nó đều
chào hỏi lễ phép, gọi tôi bằng cậu. Nhưng nhìn sâu trong ánh mắt của nó tôi thực sự
thấy một điều gì đó tôi không an tâm. Ánh mắt nó lầm lầm lì lì. Hôm ra tòa nhìn vào
mắt nó, tôi thấy hình như nó không hề hối hận”.

Dự tòa, người nhà nạn nhân mang theo 6 di ảnh, nhưng Dương không hề rơi một giọt
nước mắt hối hận.
Trước khi ra tay sát hại người yêu cũ, Dương bắt Linh ngồi trước mặt, bên cạnh là thi
thể của Tố Như, và tâm sự nỗi lòng. Mặc cho Linh cầu xin trong sợ hãi, Dương lạnh
lùng ra tay với chính người đã từng “đầu gối tay ấp” với mình sau khi “nói hết lời”.
Tàn độc, giết người một cách man rợ
Đối với người bình thường, giết một người đã là vô cùng kinh hãi, nhưng với tên tội
phạm này, một lúc giết luôn cả 6 mạng người chỉ với một phương thức vô cùng tàn
Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 19


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

độc là cắt cổ từng người một. Các nạn nhân đều chết trong tư thế bị trói chặt chân tay,
miệng bịt khăn và cổ bị cắt. Sau khi sát hại vợ chồng bà Nga và bé Quốc Anh, Dương
và Tiến đứng ở phòng khách, Tiến nói “về đi sắp sáng người ta đến rồi”. Dương nói
“lỡ rồi, hai đứa nó biết tao, lên xử nó luôn đi rồi đi về”, Tiến cho rằng “sáng rồi làm
không kịp đâu” thì Dương bình thản đáp “kịp mà, lên làm chút nữa là xong rồi về

luôn”. Điều này cho thấy đối với Dương, giết người không khác gì giết những con
vật. Qua đó cho thấy sự tàn độc, man rợ, giết người không gớm tay là tính cách điển
hình của thủ phạm.

Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 20


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

III. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Vì lý do và động cơ gì khiến một thanh niên chưa hề có tiền án, tiền sự, có nhân
thân tốt có thể ra tay tàn độc đến vậy?
Qua phân tích ở trên, nhóm đưa ra những kết luận sau:
Yếu tố xã hội và yếu tố tâm lý đều có ảnh hưởng nhất định đến hành vi giết người
của các đối tượng trên. Tuy nhiên, yếu tố xã hội chỉ đóng vai trò điều kiện nảy sinh
hành vi giết người, yếu tố tâm lý mới là yếu tố quyết định đến việc hình thành động
cơ phạm tội, trực tiếp làm nảy sinh hành vi giết người.
Kết quả đấu tranh động cơ tất yếu dẫn đến sự thắng thế của một trong hai hệ thống
yếu tố kích thích hoặc yếu tố điều chỉnh. Đối với tội phạm Nguyễn Hải Dương, yếu
tố kích thích (nhu cầu, tình cảm, tính cách) hoàn toàn lấn át yếu tố điều chỉnh (nhận
thức, quan điểm sống) hình thành động cơ hoạt động phạm tội, cụ thể gồm những
động cơ chính sau:
− Nhu cầu vật chất của thủ phạm: sự phát triển nhu cầu nghiêng lệch về vật chất,
nhu cầu vật chất phát triển vượt trội cao hơn so với điều kiện sống thực tế của gia
đình và bản thân tội phạm và quan trọng, thủ phạm đã sử dụng phương thức thỏa
mãn nhu cầu trái pháp luật, trái đạo đức. Cộng với tính cách lạnh lùng, nhẫn tâm,
tàn độc, tham lam lười biếng lao động đã hình thành động cơ hoạt động phạm tội:

Biết gia đình người yêu giàu có, trong khi bản thân Dương đang quen với cuộc
sống hưởng thụ, chính điều này đã nung nấu, thúc đẩy Dương ra tay sát hại cả gia
đình người yêu để chiếm đoạt tài sản.
− Thù hận – hận tình: Đây là một trong những lý do quan trọng dẫn đến hành động
giết người hết sức dã man của hung thủ. Nếu còn yêu Linh thì tương lai tươi sáng
và giàu có ở phía trước, bầu trời như sụp xuống khi Dương nghe Linh nói lời chia
tay. Tin Linh có người yêu mới mà đáng ra cuộc sống đó là của Dương (đã chung
sống như vợ chồng, gần tiến đến hôn nhân, được coi như con rể, thành viên trong
gia đình, tình cảm thắt chặt,…) và từ chỗ được yêu thương tôn trọng, đến khi phát
hiện ra bản chất “lộ bộ mặt thật” bị mẹ Linh đuổi ra khỏi nhà, làm nảy sinh lòng
thù hận khiến Dương nung nấu ý định trả thù cả gia đình người yêu một cách dã
man.
− Nhu cầu bảo vệ bí mật, che giấu hành vi phạm tội của mình, Dương đã giết người
mang tính thủ tiêu những người biết hành vi phạm tội của hung thủ (hai nạn nhân
Dư Minh Vỹ và Dư Ngọc Tố Như).

Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 21


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

2. Kiến nghị nhằm phòng ngừa loại tội phạm trên
Không phải cứ áp dụng hình phạt nặng nhất hay tăng nặng hình phạt mang tính trừng
trị thì việc phòng ngừa tội phạm sẽ có hiệu quả. Mà ở đây cần loại bỏ nguyên nhân
dẫn đến hành vi phạm tội, trong đó việc lành mạnh hóa môi trường sống, phối hợp
giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội để phát triển tính hướng thiện của con
người là biện pháp ngăn chặn tội phạm hữu hiệu nhất.
2.1. Nâng cao tầm quan trọng của vấn đề giáo dục con cái trong gia đình

− Cha mẹ đảm bảo tính kỷ luật, nghiêm khắc, nhưng nói “KHÔNG” với nuông chiều,
đồng thời vẫn cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương qua lời nói, hành động, cách
chăm sóc,….
+ Không nuông chiều con cái một cách thái quá: không đáp ứng mọi nhu cầu không
phù hợp, không thiết thực của con cái bởi nhu cầu thì vô hạn mà khả năng đáp ứng
nhu cầu thì có hạn, đặc biệt là những nhu cầu vượt quá điều kiện thực tế của gia đình.
+ Tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong gia đình. Cha mẹ luôn là tấm gương sáng
trong mọi hoàn cảnh, điều kiện sống (lối sống, tư cách đạo đức, trách nhiệm, đối
nhân xử thế,…).
+ Học cách làm bạn cùng con, quan tâm đến đời sống tinh thần của con. Biết được
những tâm tư thầm kín, nguyện vọng, tạo sự gần gũi, tin tưởng để con có thể chia sẻ
những khó khăn thất bại, kể cả những suy nghĩ chưa đúng đắn, tiêu cực,.. Từ đó, cha
mẹ có những biện pháp can thiệp kịp thời hoặc đưa ra những hướng giải quyết đúng
đắn cho con.
− Tạo nhiều cơ hội cho con trải nghiệm thực tế cuộc sống. Thông qua đó, con sẽ biết
cách giải quyết các vấn đề, khả năng chấp nhận thất bại, phát huy tính tự lập, tính
tích cực của bản thân, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
+ Rèn luyện cho con biết chấp nhận thực tế theo hướng tích cực nhất có thể, không
che dấu hoàn cảnh thật của mình.
+ Trang bị cho con những kỹ năng sống cần thiết, đặc biệt là kỹ năng chấp nhận thất
bại: Nếu Dương có kỹ năng này tất yếu sẽ không hình thành lòng hận thù sâu sắc với
gia đình nạn nhân và sẽ không có vụ thảm sát xảy ra, kỹ năng yêu và kỹ năng chia
tay với tình yêu. Vì vậy, chúng ta phải học cách chia tay sao cho an toàn và không
thổi bùng cơn giận, hận tình trong lòng của đối phương:
o Không nên quyết định chia tay quá đột ngột: Hãy có bước đệm để cả hai chuẩn bị
tâm lý thích nghi dần với nỗi đau này. Nếu đối phương nài nỉ, nên giải thích rõ lý
do rồi hẹn "tạm chia tay" để hai bên có thêm thời gian suy nghĩ kĩ, sau đó tìm cách
khéo léo buông bỏ dần dần.
o Không nên xúc phạm nhau: Một câu nói xúc phạm (của bạn hoặc của cha mẹ bạn
đối với anh ta) cũng thổi bùng cơn giận trong lòng họ (dù họ xứng đáng với lời

xúc phạm đó đi chăng nữa). Nếu một bà mẹ đuổi anh chàng người yêu của con gái
Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 22


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

ra khỏi nhà một cách đầy nhục nhã thì có thể anh ta sẽ quay lại trả thù. Một que
diêm có thể đốt cháy cả khu rừng, một lời xúc phạm sẽ đốt cháy nhiều thứ hơn ta
tưởng. Hãy cố gắng dùng những lời lẽ kiềm chế nhất.
o Không nên phủ nhận sạch trơn quá khứ: Không nên bảo "Quen anh tôi chẳng
được gì!" hay ", "Xem như mấy năm qua chưa hề tồn tại đi!", "Tôi không còn yêu
anh nữa!"... Những câu ấy là con dao hai lưỡi, cứa vào tim đối phương và có thể
sẽ quay ngược đâm lại chính mình.
o Không nên khiêu khích cơn ghen tức: Khi mới chia tay, hạn chế thấp nhất khả
năng anh ta biết mình có người yêu mới (dù điều này chẳng có gì sai cả). Hạn chế
thể hiện tình cảm với người yêu mới ở những nơi mà anh ta dễ dàng nhìn thấy. Đó
một phần cũng là lịch sự, cũng là tự bảo vệ mình.
o Không phũ phàng để họ có cảm giác bị bỏ rơi: Hết tình thì còn nghĩa. Thỉnh
thoảng nếu người cũ gọi thì cũng nên nghe máy một lần để họ không có cảm giác
bị ruồng bỏ, bị khinh miệt. Ngoài ra, hãy nhờ người thân, bạn bè, những người
xung quanh anh ấy chăm sóc an ủi động viên, để anh ấy nhận ra rằng, còn rất
nhiều người khác quan tâm mình.
− Phê phán lối sống hưởng thụ, đua đòi vật chất, lười lao động. Giáo dục và tạo môi
trường để rèn luyện cho con yêu lao động, quý trọng đồng tiền, tư duy tích cực phù
hợp với các chuẩn mực xã hội.
− Cha mẹ cần kiểm soát chặt chẽ các thiết bị công nghệ thông tin, đặc biệt là nguồn
phim ảnh bạo lực, có nội dung không lành mạnh vốn được coi là một trong những
nguyên nhân nảy sinh tội phạm hiện nay.

2.2. Tự giáo dục bản thân, rèn luyện tính tích cực ở mỗi cá nhân
Tự Giáo Dục là con đường tốt nhất để phát triển và hoàn thiện bản thân cũng như
khai thác tối đa tài năng của mỗi người.
Hoạt động tự giáo dục là quá trình con người biết tự kiềm chế mình, biết hướng nhu
cầu, hứng thú, giá trị của mình cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, giá trị
của xã hội.
2.3. Nhà trường
− Không quá chú trọng nhiệm vụ giáo dục kiến thức mà xem nhẹ giáo dục kỹ năng
sống, đạo đức cho học sinh.
2.4. Chính sách pháp luật
− Hạn chế những kẻ hở trong bộ luật Hình sự để giảm thiểu hành vi phạm tội và che
giấu tộ phạm: Như không xử tử những người dưới 18 tuổi, phạm tội khi bị tâm thần
được miễn trách nhiệm hình sự, gia đình có công với cách mạng được giảm hình
phạt… càng làm cho tội phạm gia tăng vì chưa tạo ra được sự công bằng, nghiêm
minh trong cách hành luật để có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm.
Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 23


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

− Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về kiến thức pháp luật cũng như ý thức chấp
hành pháp luật cho giới trẻ. Xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm bằng các chính sách
pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự.
− Thành lập những ban chuyên án đặc biệt phá án nhanh chóng, hiệu quả. Cho dù hành
vi hoạt động phạm tội có tinh vi, xảo quyệt nhưng ban chuyên án nhanh chóng tìm ra
hung thủ, phá án nhanh chóng sẽ làm cho tội phạm phải khiếp sợ, chúng sẽ thấy rằng
phạm tội sẽ không dễ dàng lọt qua lưới pháp luật và bị trừng trị thích đáng, nghiêm
minh.

2.5. Xã hội
− Ngoài việc mong chờ nhà nước và các cơ quan ban ngành có giải pháp bảo vệ cho
đời sống người dân thì điều quan trọng hơn hết là nên tự bảo vệ mình bằng cách đoàn
kết chống lại cái ác. Albert Einstein đã nói: "Thế giới sẽ không bị hủy hoại bởi những
kẻ làm điều ác, mà sẽ bị tàn phá bởi những kẻ thấy điều ác đó mà dửng dưng không
làm gì”.

Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 24


Động cơ dẫn đến hành vi phạm tội của Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát ở tỉnh Bình Phước năm 2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguồn Internet.
2. Đề cương bài giảng Tâm lý học pháp lý. TS. Tạ Quốc Trị. TP.HCM năm 2010.
3. Tâm lý học pháp lý. Nguyễn Hồi Loan – Đặng Thanh Nga. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
4. Giáo trình Tâm lý học đại cương. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) – Nguyễn Văn
Lũy – Đinh Văn Vang. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

Lớp VB2K03 - Nhóm 1

Trang 25


×