Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II ĐỊA LÝ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.98 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II ĐỊA LÝ 10
Bài 1 trang 120 sgk Địa lí lớp 10
Hãy chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân?
- Tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội. Tất cả các thiết bị máy móc
trong các ngành kinh tế (nông nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ,
xây dựng, cho bản thân công nghiệp), các công cụ và đồ dùng sinh hoạt trong
gia đình,... đều do ngành công nghiệp cung cấp.
Công nghiệp góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng công nghiệp ở trên thế giới, và nhất là ở Việt Nam thường cao hơn tốc
độ tăng trưởng kinh tế nói chung, như thời kì 2000 - 2003, tốc độ tăng trưởng
kinh Lê thế giới (GDP) là 3,3%/năm, riêng công nghiệp đạt 3,6%/năm, còn ở
Việt Nam tương ứng là 7,0%/năm và 12,4%/năm.
Bài 1 trang 137 sgk Địa lí lớp 10
Thế nào là ngành dịch vụ? Nêu sự phân loại và ý nghĩa của các ngành dịch vụ
đối với sản xuất và đời sống xã hội.
- Dịch vụ là ngành phục vụ cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt.
- ở nhiều nước, người ta chia các ngành dịch vụ ra thành ba nhóm:
+ Dịch vụ kinh doanh: vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, kinh
doanh bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp,...
+ Dịch vụ tiêu dùng: các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá
nhân (y tế, giáo dục, thể dục thể thao),...
+ Dịch vụ công: dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,...
- Ý nghĩa của các ngành dịch vụ đối với sản xuất và đời sống
+ Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong
nước, tạo thêm việc làm cho người dân.
+ Cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự
nhiên, các di tích văn hóa, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng
khoa học - kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người.
Bài 3 trang 137 sgk Địa lí lớp 10
Vẽ sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của các ngành
dịch vụ?


1


Bài 2 trang 141 sgk Địa lí lớp 10
Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây
dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải?
- Ở miền núi sông ngòi ngắn và dốc thì không thể nói đi sự phát triển ngành
giao thông vận tải đường sông; ở những nước nằm trên các đảo, chẳng hạn
nhưng Anh và Nhật Bản, ngành vận tải đường biển có vị trí quan trọng. Ở
những vùng gần cực, hầu như quanh năm có tuyết phủ, thì bên cạnh các phương
tiện vận tải thô sơ như xe quệt, máy bay là phương tiện vận tải hiện đại duy
nhất.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường sông, nhưng
không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều
cầu. phà.... và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ.
- ở hoang mạc không có điều kiện phát triển ngành vận tải đường sông và
đường sắt. Vận tải ô tô cũng trở ngại do cát bay, bão cát sa mạc. Phương tiện
vận tải phải có thiết kế đặc biệt để chống lại cái nóng dữ dội và đổ tránh ăn mòn
do cát bay. Vận tải bằng trực thăng có ưu việt. Vận tải bằng gia súc (lạc đà) là
phổ biến.
Bài 1 trang 157 sgk Địa lí lớp 10
2


Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối với việc phát
triển kinh tế- xaz hội đất nước?
- Thương mại: là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân
chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- Vai trò:
+ Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát

triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng
hóa. Hoạt động thương mại có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.
+ Thương mại được chia thành hai ngành lớn là nội thương và ngoại thương.
Nội thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Nội
thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công
lao động theo vùng và lãnh thổ.
Ngoại thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự
phát triển của ngành ngoại thương góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho
đất nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.

Bài 3 trang 161 sgk Địa lí lớp 10
Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta có biện
pháp bảo vệ môi trường?
-Chức năng chủ yếu của môi trường địa lí + Là không gian sống của con người.
+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.+ Là nơi chứa đựng các chất phế
thải do con người tạo ra. -Chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường vì: Môi
trường có vai trò rất quan trọng đối với xã hội loài người.
Bài 3 trang 157 sgk Địa lí lớp 10
Cho bảng số liệu sau:

3


a) Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia trên.
b) Vẽ biểu đồ hình cột để thể hiện.
c) Rút ra nhận xét.
a) Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người
- Hoa Kì: 2789.5 USD/người.
- Trung Quốc (kể cả đặc khu Hồng Công): 657,2 USD/người.
- Nhật Bản: 4439,6 USD/người.

b) Vẽ biểu đồ

c) Nhận xét
- Giá trị xuất khẩu bình quân trên đầu người cao nhất là Nhật Bản, tiếp theo là
Hoa Kì, sau đó là Nhật Bản.
- Trung Quốc có giá trị xuất khẩu cao nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân
trên đầu người thấp nhất.
- Nhật Bàn có giá trị xuất khẩu thấp nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân trên
đầu người cao nhất.

4


Bài 4 trang 137 sgk Địa lí lớp 10
Dựa vào bảng số liệu:

Hãy vẽ lại biểu đồ hình cột thể hiện lượng khách du lịch và doanh thu du lịch
của các nước trên và rút ra nhận xét?
Hướng dẫn giải:
- Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH THU DU
LỊCH CỦA CÁC NƯỚC PHÁP, TÂY BAN NHA, HOA KÌ, TRUNG QUỐC,
ANH, MÊ-HI-CÔ NĂ 2004

5


- Nhận xét:
+ Khách du lịch và doanh thu du lịch có sự khác nhau giữa các quốc gia.
Pháp có khách du lịch đến nhiều nhất, tiếp theo là Tây Ban Nha, Hoa Kì, Trung

Quốc, Anh, Mê-hi-cô.
Hoa Ki có doanh thu du lịch cao nhất, sau đó là Tây Ban Nha, Pháp. Anh,
Trung Quốc, Mê-hi-cô
+ Pháp có khách du lịch đến nhiều nhất nhưng (doanh thu từ du lịch thấp hơn
Hoa Kì và Tây Ban Nha. Hoa Kì có khách du lịch đến nhỏ hơn Pháp và Tây
Ban Nha nhưng doanh thu du lịch cao nhất.
Bài 1 trang 125 sgk Địa lí lớp 10
Em hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời
kì 1940-2000. Giải thích:

Hướng dẫn giải:
- Cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng
củi gỗ, than đá: tăng ủ trọng dầu khí, năng lượng nguyên tử, thủy điện và năng
lượng mới.
- Trong nhiều thế kỉ qua loài người đã tiêu dùng than, dầu mỏ, khí đối nhanh
hơn chúng được hình thành. Từ năm 1990 trở đi, cứ mỗi năm bình quân mỗi
người tiêu dùng khoảng 1,7 tấn tương đương dầu, tức là gấp khoảng 25 lần
trọng lượng của bản thân mình.
- Trong thế kỉ XX, do yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp, của công
nghiệp hóa, ngành công nghiệp năng lượng được ưu tiên phát triển. Sự ra đời và
phổ biến của máy hơi nước đã làm cho than đá trở thành nguồn nguyên liệu
chính. Sau đó. dầu mỏ với những thuận lợi hơn trong việc sử dụng và vận
chuyển, đã thay thế than đá và trở thành năng lượng quy đổi. Tiếp theo, phương
pháp sản xuất năng lượng điện với mức chi phí thấp đã trở thành năng lượng
độc quyền. Do liên tiếp xảy ra các cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở nhiều nước đã
dẫn đến việc tìm và sử dụng các nguồn năng lượng hạt nhân.

6



- Cuối thế kỉ XX do sự cạn kiệt năng lượng than, dầu khí; do hiện tượng hiệu
ứng nhà kính, những cơn mưa axit, sự ô nhiễm các đại dương đã thúc đẩy con
người tìm kiếm nguồn năng lượng mới là nguồn năng lượng sạch có thể tái tạo
(năng lượng Mặt Trời, sức gió, địa nhiệt....).

Bài 4 trang 141 sgk Địa lí lớp 10
Hãy tính cự li vận chuyển trung bình về hàng hóa của một số loại phương tiện
vận tải ở nước ta năm 2003 theo bảng số liệu sau:
KHỐI LƯỢNG LUÂN CHUYỂN VÀ KHỐI LƯỢNG VẬN CHUYỂN CỦA
CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI NƯỚC TA NĂM 2003
Phương tiện vận tải
Đường sắt
Đường ô tô
Đường sông
Đường biển
Đường hàng không
Tổng số

Khối lượng vận chuyển
(Nghìn/tấn)
8385,0
175856,2
55258,6
21811,6
89,7
261401,1

Khối lượng luân chuyển
(Nghìn/km)
2725,4

9402,8
5140,5
43512,6
210,7
60992,0

Hướng dẫn giải:
CỰ LI VẬN CHUYỂN TRUNG BÌNH CỦA MỘT SỐ LOẠI PHƯƠNG TIỆN
VẬN TẢI CỦA NƯỚC TA NĂM 2003
Phương tiện vận tải
Đường sắt
Đường ô tô
Đường sông
Đường biển
Đường hàng không
Tổng số

Cự li vận chuyển trung bình (km)
325,0
53,5
93,0
1994,9
2348,9
2299,1

7




×