Nguyễn Bá Vũ - Lớp 9A1 - Trường THCS thị trấn Phú Hòa Năm học: 2009 - 2010
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 - 2010
MÔN: ĐỊA LÍ
1. Xác định trên bản đồ vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửa Long.
- Vị trí địa lý vùng Đông Nam Bộ: ...............................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
- Vị trí địa lý vùng Đồng bằng sông Cửu Long: ...........................................................................................................
........................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
2. Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của
cả nước?
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp:
- Địa hình tương đối bằng phẳng, vùng đồi bazan lượn sóng, đồng bằng bằng phẳng liền kề, phù sa cổ xám bạc
màu.
- Khi hậu tính chất cận xích đạo thích hợp cho trồng cây công nghiệp nhiệt đới nói chung và cây cao su nói riêng.
- Vùng có một số hệ thống sông có ý nghĩa cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp.
Điều kiện thuận lợi về khinh tế - xã hội:
- Dân cư, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp.
- Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ nhất định.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, phát triển cây công nghiệp gắn với giải quyết việc làm, cải thiện đời sống
nhân dân.
3. Tại sao tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động
nhộn nhịp?
- Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất của cả nước, là trung tâm du lịch của cả nước. Nơi có nhiều khách
sạn, nhà hàng và hai đầu mối giao thông quan trọng cho du lịch là Cảng Sài gòn và sân bay quuốc tế Tân Sơn
Nhất. Như vậy, khách du lịch nước ngoài muốn vào Việt Nam nếu đi đường hàng không phải vào 3 sân bay chính:
Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng (Đà Nẵng) và Tân Sơn Nhất (Thành phố HCM).
- Từ Thành phố Hồ Chí Minh, du khách kể cả nội địa lẫn quốc tế có thể đi Vũng Tàu (du lịch sinh thái biển) theo
quốc lộ 51 tới ngã 3 Vũng Tàu và thẳng tiến mất khoảng 1 giờ 30' - 2 giờ đi xe buýt. Tương tự, từ Thành phố Hồ
Chí Minh nếu muốn đi Đà Lạt, du khách dọc theo Quốc lộ 1A qua ngã ba Dầu Giây và theo Quốc lộ 20 đi Đà Lạt
mất khoảng 6 giờ đến 7 giờ đi xe buýt. Đặc điểm nổi bật vủa Đà Lạt là khí hậu mát mẽ và danh thắng, du lịch sinh
thái mạo hiểm rừng núi, thác... Đi Nha Trang thì theo quốc lộ 1A theo đường bộ mất chừng 7 - 8 giờ đi xe. Nha
Trang biển đẹp tương tự Vũng Tàu nhưng chưa khai thác nhiều, còn hoang sơ, nguyên thủy lại có nhiều đảo nổi
tiếng nên du khách thích khám phá.
- Tóm lại, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch của cả nước nên mức du khách quốc tế lan tỏa đi các điểm
du lịch lân cận là điều dể hiểu. Du khách nội địa từ Thành phố đi 3 điểm du lịch nói trên cũng nhiều là vì Thành phố
có trên 8 triệu dân với mức thu nhập cao và khá ổn định. Nhiều công ty thường tổ chức cho nhân viên đi du lịch
trong ngày lễ, ngày nghỉ quan trọng chẳng hạn.
4. Dựa vào bảng 34.1 (Sgk/ 124), vẽ biểu đồ thich hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các
ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.
........................................................................................................................................................................................
...
%.....................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................Các ngành CN
...................................................................................................................................................................trọng điểm
.....................................................................................................................................................................................
5. Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn
nhất của cả nước?
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Nguyễn Bá Vũ - Lớp 9A1 - Trường THCS thị trấn Phú Hòa Năm học: 2009 - 2010
- Đất đai: là đồng bằng châu thổ có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, kết hợp với
địa hình thấp và bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất LT, TP với quy mô lớn.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo nên điều hòa quanh năm (đẩy mạnh sản xuất LT, TP cho năng xuất cao và có
thể sản xuất được 3 vụ lúa mỗi năm).
- Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, với hệ thống sông Cửu Long chằn chịt, cung cấp phù sa cho đồng
ruộng, cung cấp nước để cải tạo đất phèn, đất mặn rất thuận lợi để việc sản xuất nông nghiệp.
- Diện tích trồng lúa nước chiếm 51,1% so với cả nước, sản lượng lúa chiếm 51,5% so với cả nước; bình quân
lương thực đầu người 1066,3 kg/năm, cao gấp 2,3 lần so với cả nước.
Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân đông, nguồn lao động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm trồng lúa nước, sản xuất nông nghiệp.
- Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật có trình độ nhất định.
- Các hệ thống chính sách của Nhà nước khuyến khích nhân dân hăng say sản xuất.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn.
- Việc phát triển LT, TP trong vùng thu hút được đầu tư trong và ngoài nước.
6. Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phải triển ngành thủy sản? (về điều kiện tự nhiên,
nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ,...)
Điều kiện về tự nhiên:
- Có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nóng ẩm (các hoạt động đánh bắt thủy sản có thể hoạt đọng quanh năm, hoạt
động nuôi trồng thủy sản cho năng suất cao).
- Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, với hệ thống sông Cửu Long chằn chịt.
- Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, đầm, phá,...
- Diện tích vùng nước trên đất liền, trên biển rộng lớn.
- Biển và đảo với nguồn hải sản cá, tôm,... phong phú. Biển ấm quanh năm, trữ lượng hải sản lớn, ngư trường
rộng lớn có nhiều đảo và biển đảo thuận lợi cho khai thác hải sản.
Điều kiện về kinh tế - xã hội:
- Dân cư đông và nguồn lao động có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Có nhiều cơ sở chế biến thủy, hải sản có năng lực sản xuất cao trong vùng.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Chính sách của Nhà nước khuyến khích các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản như: cho vay vốn, hỗ trợ
về kĩ thuật, thu mua sản phẩm,...
7. Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
Vì:
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản
trong nước biển và trong lòng đất, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại
hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển là không chia cắt được. Bởi vậy, một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ bỉên,
cho các vùng nước và đảo xung quanh.
- Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại do có diện tích nhỏ, nên rất
nhạy cảm trước tác động của con người. Chẳng hạn, việc chặt phá rừng và lớp phủ thực vật có thể làm mất đi vĩnh
viễn nguồn nước ngọt, biến đảo thành nơi con người không thể cư trú được.
- Tạo ra cơ cấu kinh tế biển đa dạng, giải quyết việc làm rộng rãi, cải thiện đời sống nhân dân.
8. Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc
phòng của đất nước?
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản
trong nước biển và trong lòng đất, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại
hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế biển có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác như
công nghiệp, thương mại,...
- Khai thác khoáng sản biển (nhất là dầu khí) là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu ở nước ta. Giao
thông vận tải biển đang phát triển mạnh góp phần giúp cho nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
- Góp phần giải quyết việc làm rộng rãi, cải thiện đời sống nhân dân.
9. Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo?
- Điều tra, đánh giá tiền năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khia thác hải sản từ vùng
biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
10. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa quan trọng, vì:
- Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất phèn, đất mặn lớn: 2,5 triệu ha/ 4 triệu ha diện tích của vùng, chiếm
62%.
- Việc cải tạo đất phèn, đất mặn góp phần đưa thên diện tích đất vào sử dụng, tăng diện tích đất canh tác.
- Việc đấy mạnh cải tạo đất phèn, đất mặn để nuôi thủy sản làm cho vị trí của vùng trong sản xuất thủy sản của cả
nước được nâng cao.