Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

KINH NGHIỆM CÔNG tác ĐẢNG CÔNG tác CHÍNH TRỊ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ ý NGHĨA TRONG TIẾN HÀNH CÔNG tác ĐẢNG CÔNG tác CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.29 KB, 24 trang )

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CTĐ, CTCT TRONG THỜI
KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC – Ý NGHĨA THỰC TIỄN
TRONG TIẾN HÀNH CTĐ, CTCT HIỆN NAY
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh tổ chức và lãnh đạo, ngay từ ngày đầu thành lập đã đặc biệt chú trọng
hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, tạo cơ sở chính trị, tinh thần vững chắc
cho sức mạnh tổng hợp của quân đội. Thực tiễn quá trình xây dựng và chiến đấu
của Quân đội ta đã chứng minh hiệu lực to lớn và sức sống mãnh liệt của hoạt động
công tác đảng, công tác chính trị trong việc củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, xây dựng quân đội vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, bảo đảm cho quân đội hoàn thành tốt nhiệm vụ mà
Đảng và nhân dân giao phó.
Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã viết lên một
trang sử vàng chói lọi trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam,
đánh dấu một chặng đường oanh liệt, vẻ vang của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thành quả tổng hợp của nhiều nhân tố tạo
nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam, trong đó công tác đảng, công tác
chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam đã có bước phát triển toàn diện cả về
nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
xây dựng, chiến đấu trưởng thành và chiến thắng của quân đội. Những bài học
kinh nghiệm về công tác đảng, công tác chính trị trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước đến nay vẫn còn nguyên giá trị, không những có ý nghĩa về
mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn trong tiến hành công tác đảng,
công tác chính trị trong Quân đội hiện nay.
1. Những bài học kinh nghiệm CTĐ, CTCT trong quân đội nhân dân
Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
1.1. Những bối cảnh chung về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1.1.1. Bối cảnh đất nước
1



Từ khi ra đời (3-2-1930), Đảng ta đã chỉ rõ: đất nước ta vốn là một Tổ quốc
thống nhất và nhân dân ta có truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm bảo vệ bờ cõi
và cùng nhau xây dựng đất nước. Nhưng từ khi thực dân Pháp xâm lược, chúng đã
cùng bọn vua quan phong kiến đầu hàng, thống trị nhân dân ta, xã hội Việt Nam
thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn
giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, mà
chủ yếu là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến. Đảng ta gánh vác sứ mệnh
lãnh đạo dân tộc giải quyết hai mâu thuẫn trên là thực hiện hai nhiệm vụ của cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: chống đế quốc xâm lược, giành độc lập
thống nhất Tổ quốc và chống phong kiến, giành lại ruộng đất cho nông dân.
Tháng 7-1954, miền Bắc được giải phóng, nhưng miền Nam còn dưới ách
thống trị của đế quốc và bọn tay sai. Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, cùng
bọn tay sai Ngô Đình Diệm tiếp tục thống trị nhân dân ta ở miền Nam, hai mâu
thuẫn cơ bản trên vẫn tồn tại và đất nước tạm thời bị chia cắt. Nhân dân ta tiến
hành kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai là tiếp tục cuộc cách mạng đã
được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng từ đâu nǎm 1930, nhằm hoàn thành sự
nghiệp giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc để tiến lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Đây là sự tiếp nối lịch sử tất yếu. Đúng như Đảng ta đã khẳng định tại Đại
hội lần thứ III (tháng 9-1960): "Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền
Nam là sự tiếp tục các cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, khởi nghĩa Ba tơ, tổng khởi nghĩa
tháng Tám và cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân ta trong điều kiện mới
của lịch sử".1
Từ bối cảnh lịch sử chiến đấu và chiến thắng ấy, nhân dân ta ở miền Nam
bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược với tư thế của người chiến
thắng và đã kế thừa được nhiều kinh nghiệm quý báu của Cách mạng tháng Tám và
kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó cũng là nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách
mạng miền Nam. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra trong điều kiện
đất nước bị chia làm hai miền, phải tiến hành đồng thời hai chiến lược


1

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Nxb Sụ thật, Hà Nội, H. 1960, tr.137

2


cách mạng khác nhau dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Đây là đặc điểm lớn
nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7 nǎm 1954 đến tháng
5 nǎm 1975.
1.1.2. Bối cảnh quốc tế.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc này đang ở thời kỳ phát triển mạnh
mẽ, có tác động to lớn tới quá trình phát triển của thế giới. Hệ thống xã hội chủ
nghĩa thế giới nối liền từ châu á sang châu Âu, không ngừng phát triển và củng cố
về mọi mặt. Nếu miền Bắc là hậu phương trực tiếp cho cách mạng miền Nam, thì
hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc này nối liền với miền Bắc xã hội chủ nghĩa
của Việt Nam là hậu phương rộng lớn đáng tin cậy, một thuận lợi chưa bao giờ có
đối với cách mạng nước ta.
Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phong trào
giải phóng dân tộc cuồn cuộn dâng cao ở châu á châu Phi và châu Mỹ latinh, hệ
thống thuộc đia của chủ nghĩa đế quốc bị thu hẹp và đi vào quá trình tan rã. Cuộc
đấu tranh cho dân sinh, dân chủ và hoà bình ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển
rộng khắp và liên tục. So sánh lực lượng trên thế giới lúc đó ngày càng thay đổi có
lợi cho chủ nghĩa xã hội, cho lực lượng cách mạng. Chủ nghĩa đế quốc tiếp tục suy
yếu và khó khǎn. Cách mạng thế giới lúc này đang ở thế tiến công. Cách mạng
Việt Nam đã hoà được vào trào lưu chung của cách mạng thế giới.
Thời kỳ này cũng cần lưu ý rằng, tuy chủ nghĩa đế quốc đã suy yếu nhưng
chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc thì vẫn còn miếng đất để xảy ra chiến tranh. Lực
lượng xâm lược gây chiến chủ yếu trên thế giới là đế quốc Mỹ. Chúng đang dẫn
đầu các thế lực đế quốc hiếu chiến chạy đua vũ trang, củng cố các khối liên minh

quân sự xâm lược, xây dựng các cǎn cứ quân sự, phục hồi chủ nghĩa phátxít ở Tây
Đức và quân phiệt ở Nhật Bản, nhóm lên những lò lửa chiến tranh ở châu Âu và
châu á, ra sức chuẩn bị chiến tranh mới. Nguy cơ chiến tranh thế giới vẫn tồn tại.
Nhân dân các nước đang đứng trước sự đe doạ hết sức nghiêm trọng của một cuộc
chiến tranh hạt nhân. Mặt khác, sự tàn sát và huỷ diệt ghê gớm trong cuộc Chiến
tranh thế giới lần thứ hai và hậu quả của nó còn làm cho nhiều người lo ngại và lẫn
lộn giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Trong điều kiện đó đã
3


nảy sinh nhiều tư tưởng và khuynh hướng của chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội,
chủ nghĩa dân tộc làm cho tình hình thế giới phức tạp.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là cuộc kháng chiến
của cả nước do một Đảng lãnh đạo, một dân tộc, một quân đội tiến hành, cùng một
mục tiêu chung là bảo vệ công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, giải phóng miền
Nam, tiến tới thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc kháng chiến này, quân và dân ta phải chống lại một tên đế quốc
đầu sỏ có tiềm lực kinh tế quân sự mạnh. So sánh tương quan lực lượng vật chất
kỹ thuật ta kém Mỹ rất nhiều. Với bản chất hiếu chiến, chúng rất hung ác và xảo
quyệt. Đế quốc Mỹ đã kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta bằng tất
cả các thủ đoạn tàn bạo và nham hiểm. Chúng đã huy động gần 60 vạn quân viễn
chinh Mỹ, sử dụng hầu hết các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại (trừ vũ khí hạt
nhân). Chúng tiến hành một cuộc chiến tranh "Cục bộ" lớn nhất từ trước đến nay
và mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có những thuận lợi
lớn, đồng thời cũng có nhiều khó khăn phức tạp. Cộng đồng xã hội chủ nghĩa
không ngừng lớn mạnh, nhất là Liên Xô giành được bước tiến vượt bậc về vũ khí
chiến lược. Cao trào giải phóng dân tộc sôi sục ở á, Phi, Mỹ - Latinh, phong trào
đấu tranh cho hoà bình dân chủ và tiến bộ xã hội dâng lên mạnh mẽ. Ba dòng thác
cách mạng thời đại đang ở thế tiến công liên tục. Tuy nhiên, trong phong trào cộng

sản quốc tế xuất hiện sự bất đồng, có khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa dưới nhiều
mầu sắc. Do đánh giá quá cao đế quốc Mỹ, sợ Mỹ nên đã phát sinh những quan
điểm xét lại chung sống hoà bình bất kỳ giá nào; e ngại chiến tranh giải phóng dân
tộc dễ trở thành chiến tranh thế giới, chiến tranh hạt nhân.
Trước tình hình đó đặt ra những yêu cầu mới rất nặng nề đối với công tác
đảng, công tác chính trị phải xác định yếu tố quyết định hàng đầu để tạo nên sức
mạnh chiến đấu tổng hợp của quân đội ta là phải xây dựng cho toàn quân có ý chí
quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Hoạt động công tác đảng, công tác chính
trị phải không ngừng quán triệt sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội về chính trị,
tư tưởng và tổ chức, bảo đảm mọi hoạt động của quân đội luôn đi đúng và thực
4


hiện thắng lợi đường lối nhiệm vụ chính trị, đường lối nhiệm vụ quân sự của Đảng.
Phải bám sát mọi nhiệm vụ của quân đội, đi sâu vào đời sống chiến đấu, công tác
của bộ đội trong mọi hoàn cảnh. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng và công
tác tổ chức, giữa công tác chính trị với các mặt công tác quân sự, hậu cần, kỹ thuật
để xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có ý chí quyết tâm chiến đấu cao, luôn nhận rõ và
đánh giá đúng kẻ thù, dám đánh và quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Cùng với
các nhiệm vụ trên, hoạt động công tác đảng, công tác chính trị còn phải tập trung
xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong quân đội vững mạnh trong sạch, có sức
chiến đấu cao và trình độ lãnh đạo mọi mặt làm cơ sở xây dựng quân đội vững
mạnh về chính trị. Xây dựng tổ chức chỉ huy, cán bộ chính trị, cơ quan chính trị
các cấp và các tổ chức quần chúng trong quân đội luôn được kiện toàn củng cố,
phát huy đầy đủ hiệu lực và chức năng của các tổ chức, bảo đảm cho Đảng nắm
chắc quân đội, làm cho quân đội luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa, với nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong sự nghiệp
chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Đó là những kinh nghiệm quý báu về công
tác đảng, công tác chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam.
1.2. Những bài học kinh nghiệm về công tác đảng, công tác chính trị

trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước
1.2.1. Bài học kinh nghiệm về quán triệt đường lối chính trị của Đảng, xây
dựng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Đây là bài học thành công chủ yếu của công tác đảng, công tác chính trị
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập trung ở công tác giáo dục chính trị,
lãnh đạo tư tưởng để xây dựng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo quân đội nhân dân Việt Nam là một tất
yếu khách quan. Trong bất kỳ tình huống nào, Đảng cộng sản Việt nam cũng lãnh
đạo tuyệt, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân việt nam. Đây là nguyên tắc
bất di, bất dịch, đồng thời còn là nhân tố quyết định trưởng thành, chiến thắng của
Quân đội ta. Đảng lãnh đạo quân đội bằng đường lối chính trị, đường lối quân sự
của Đảng. Để quán triệt và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng, tất yếu
5


công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội nhân dân Việt Nam phải quán triệt
đường lối chính trị của Đảng.
Nội dung quán triệt đường lối nhiệm vụ chính trị của Đảng xây dựng quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược được thể hiện trên một số vấn đề sau:
Thứ nhất, quán triệt đường lối chính trị của Đảng, trước hết là quán triệt
những quan điểm, tư tưởng, những nội dung cơ bản của đường lối, nhằm nâng cao
giác ngộ cho toàn quân.
Đường lối chính trị của Đảng được bổ xung, phát triển cụ thể hoá và ngày
càng hoàn chỉnh qua các giai đoạn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Đường lối quan điểm tư tưởng của Đảng được thể hiện thông qua các nghị quyết
để lãnh đạo cách mạng hai miền như: Nghị quyết Trung ương 6 (5/1954): xác định
kẻ thù; Nghị quyết bộ chính trị (9/1954) về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính
sách mới của Đảng; Nghị quyết Trung ương 15 (5/1959) khoá II về con đường
cách mạng Miền Nam; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960) về đường lói
chung; Các Nghị quyết Trung ương 11, 12( 1965) về đánh giá kẻ thù, xây dựng

quyết tâm đánh thắng địch; Nghị quyết Trung ương 18 ( 11/1970) về kiên trì đẫy
mạnh cuộc kháng chiến; Nghị quyết 21 (10/1973) khoá III về con đường giải quyết
chiến tranh ở Miền Nam và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đường lối nhiệm vụ chính trị của đảng gồm nhiều nội dung: Gương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đế quốc mỹ là ke thù chủ yếu của
dân tộc Việt Nam, đồng thời là ke thù chủ yếu của cả loài người tiến bộ, chế độ
thực dân mới của Mỹ ở miền Nam là sản phẩm chính của chính sách xâm lược và
nô dịch cực kỳ phản động của đế quốc Mỹ, Ngụy quân, ngụy quyền ở miền Nam
là bè lũ tay sai của Mỹ, là bọn bán nước đại diện cho tư sản mại bản và phong kiến
quan liêu, quân phiệt, “ đế quốc Mỹ giàu nhưng không mạnh”.; cách mạng thé giới
đang ở thé chiến lược tiến công, Cách mạng Việt nam đang thực hiện tư tưởng
chiến lược tiến công; sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chiến
tranh cách mạng là chiến tranh nhân dân, sức mạnh cách mạng là sức mạnh tổng
hợp cả lực lượng chính trị và lực lượng quân sự.
Nhờ có sự quán triệt đúng đắn, kịp thời các Nghị quyết của Đảng đến từng
6


cán bộ, chiến sĩ, giúp cho mọi người nhận thức rõ về mục tiêu, phương hướng,
nhiệm vụ của cuộc chiến tranh chính nghĩa cũng như nhận rõ âm mưu, thủ đoạn
của kẻ thù, xây dựng lý tưởng sống: “cuộc đời đẹp nhất trên trận tuyến chống
quân thù”, tạo nên sức mạnh vô địch, đạp bằng mọi trở ngại, viết lên trang sử
vàng: nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào
cũng đánh thắng.
Thứ hai, quán triệt đường lối của Đảng, là giáo dục lí luận chủ nghĩa Mác Lênin, làm cơ sở tiếp thu sâu sắc đường lối của Đảng và củng cố vững chắc niềm
tin cho cán bộ, chiến sĩ.
Đường lối của Đảng chính là sự vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam. vì vậy, quán triệt sâu sắc đường lối quan điểm của Đảng tất
yếu phải dựa trên cơ sở nâng cao trình độ lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin . Nắm
vững đường lối quan điểm của đảng cũng chính là nắm vững những vấn đề cơ bản,

thiết thực nhất của chủ nghĩa Mác – Lênin trong hoạt động cách mạng. Chủ nghĩa
Mác - Lênin, đó là khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy,
là thế giới quan khoa học và phương phá luận đúng đắn, vạch đờng chỉ lối cho cách
mạng Việt Nam nói chung và cho hđ thực tiễn của mỗi con người nói riêng. Vì vậy,
sinh thời Hồ Chí Minh đã dạy: Chủ nghĩa Mác - Lênin đối với chúng ta những người
cách mạng và nhân dân Việt Nam không những là “cái cẩm nang thần kì, không
những là chính uỷ, chính trị viênái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con
đường chúng tra đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản”2. Chính vì vậy,

ngay từ cuối năm 1954, việc học tập lí luận chủ nghĩ Mác -

Lênin của cán bộ quân đội đã được coi trọng. Thực hiện nghị quyết trung ương, năm
1955 tiến hành giáo dục lí luận cơ bản tương đối có hệ thống, có liên hệ chặt chẽ với
tình hình và nhiệm vụ đấu tranh trước mắt cho cán bộ. Các cán bộ trung cao cấp trong
quân đội được học tập một số vấn đề chủ nghĩa Mác - Lênin . Đặc biệt từ những năm
1958, các cán bộ trung cao cấp được lần lượt tập trung về trường để học tập đầy đủ có
hệ thống cả ba môn lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhờ được trang bị lí luận Mác
xít, cán bộ, chiến sĩ; có thế giới quan phương pháp luận cách mạng khoa học, hiểu
2

Hồ Chí Minh, toàn tập, T10, Nxb CTQG, Hà Nội, H.1996, tr. 128

7


biết và nắm quy luật của cách mạng, của chiến tranh bản chất của chủ nghĩa đế
quốc, nên càng tin tưởng vào chiến thắng cr cuộc chiến tranh chính nghĩa.
Thứ ba, tiến hành công tác tư tưởng và công tác tổ chức một cách tập trung ở
các thời điểm quan trọng.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân đội ta đã vượt qua muôn vàn
khó khăn phức tạp để giành thắng lợi vẻ vang. Chiến công đó là dấu ấn của việc
tiến hành công tác tư tưởng và công tác tổ chức một cách tập trung ở các thời điểm
quan trọng.
Sau “’đồng khởi” chiến tranh cách mạng miền Nam phát triển nhảy vọt, Mỹ
– Diệm thất bại nặng nề trong chủ trương đàn áp cách mạng bằng chính sách “Bình
định”, phải chuyển sang tiến hành “chiến tranh đặc biệt”. Hoặc sau thắng lợi Ba
Gia, Bình giã, Đồng Xoài và phá hàng ngàn “ ấp chiến lược”, thế và lực của ta phát
triển mạnh mẽ, buộc thực hiện ồ ạt đổ hàng chục vạn quân viễn chinh vào miềm
Nam, đồng thời năm 1972 cuộc tiến công chiến lược của ta giành thắng lợi to lớn ở
miền Bắc ... Công tác đảng, công tác chính trị đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính
trị và bằng nhiều hình thức động viên, giáo dục, làm thấu suốt chỉ thị của đảng và
lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí minh, chuẩn bị tư tưởng cho bộ đội để chủ động
vượt qua khó khăn với tinh thần “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”, kiên quyết
đáng thắng giặc Mỹ xâm lược trong mọi tình huống. Thực tế cho thấy: do dự kiến
sớm và sát với tình hình, chuẩn bị tư tưởng và tổ chức sớm, có dự trữ nhất định về
lực lượng, nhưng dù tình huống xẩy ra có khó khăn ác liệt đến đâu, cán bộ chiến sĩ
ta vẫn chủ động bình tĩnh không bị hẫng hụt về tư tưuởng và lúng túng về tổ chức
hoặc bị bất ngờ về những hành động của định và cũng nhờ đó củng cố lòng tin vào
sự nghiệp lãnh đạo của Đảng quyết tâm bằng mọi khó khăn để giành thắng lợi.
Thứ tư, công tác đảng, công tác chính trị phải phối hợp với các tổ chức trong
hệ thống chuyên chính vô sản, dựa trên cơ sở ý chí của toàn Đảng, toàn dân để xây
dựng ý chí chiến đấu của quân đội.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của quần chúng nhân
dân - Quần chúng làm ra lịch sử, sự nghiệp của cách mạng là sự nghiệp của quân
chúng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, là cuộc chiến tranh
8


nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc. Chỉ có động viên được sức mạnh của toàn

dân, phát huy được truyền thống phẩm chất kiên cường, bất khuất sáng tạo của
nhân dân mới biến những chủ chương đường lối của Đảng thành sức mạnh vật chất
đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Vì vậy công tác đảng, công tác chính trị của quân
đội phải phối hợp chặt chẽ trong hệ thống chính trị để tiến hành và góp phần vào
cuộc động viên chính trị chung trong cả nước vào phong trào cách mạng của quần
chúng, kiên quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, xây dựng
và bảo vệ miền bắc XHCN, làm tròn nhiệm vụ quốc tế.
Những năm này miền Bắc hậu phương lớn của cả nước, vừa sản suất vừa
chiến đấu và đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu ở Miền nam. Những phong
trào của thanh niên, phụ nữ; của công nhân, nông dân và bộ đội, các quân binh
chủng, của các ngành các cấp... với lòng yêu nước yêu CNXH và tình cảm Bắc Nam
ruột thịt, công tác đảng, công tác chính trị đã phát huy tốt chức năng nhiệm vụ, phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể địa phương phát động nhiều phong trào để
chi viện tối đa nhân lực vật lực cho tiền tuyến. Các tổ chức đảng, cơ quan chính trị
của quân đội đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong hệ thống chuyên chính vô
sản, góp phần tích cực của mình trong việc phát động, tổ chức các cuộc vận động,
các phong trào thi chung của địa phương, nhất là phong trào chấp hành các chính
sách của Đảng, Nhà nước đối với hậu phương quân đội, chính sách đối với gia đình
thương binh, liệt sỹ, gia đình có người đang chiến đấu ở chiến trường, B,C,K và
thương binh.
Thứ năm, quán triệt đường lối của Đảng là liên tục chủ động đánh bại chiến
tranh tâm lí của địch.
Trong suốt cuộc chiến tranh, nhận rõ vai trò to lớn của yếu tố chính trị, tinh
thần, Mỹ - Ngụy đã xây dựng bộ máy chiến tranh tâm lí với nhiều trang thiết bị
hiện đại để phá hoại ta. Chúng tập trung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng
ta, tuyên truyền quan điểm phản động, đề cao sức mạnh của Mỹ, sức mạnh của vũ
khí trang bị, phương tiện chiến tranh hiện đại, tung tin thất thiệt, xuyên tạc lừa bịp,
vu cáo, uy hiếp, mua chuộc, chiêu hồi, chiêu hàng, bội đen, tiến hành chiến gián
điệp, chiến tranh tâm lí để phá hoại ta về chính trị, tư tưởng tổ chức, đánh vào ý chí
9



làm giảm sút tinh thần chiến đấu của bộ đội ta.... nhằm làm lung lay ý chí chiến
đấu của Quân và dân ta. Vì vậy, đánh bại mọi thủ đoạn chiến tranh tâm lí của địch
là một cuộc chiến vô cùng phức tạp, quyết liệt nhằm bảo vệ vững chắc trận địa
chính trị tư tưởng của quân đội ta. Vấn đề đó đặt ra các hoạt động công tác đảng,
công tác chính trị phải kiên quyết triệt để, không được lơ là coi nhẹ. Cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là một cuộc chiến đấu không cân sức,
diễn ra dài ngày và rất ác liệt, phức tạp. Vì vậy, trong cán bộ đảng viên và chiến sỹ
có lúc chao đảo, dao dộng, đó là một thực tế khó tránh khỏi. Nhưng nhờ có sự giáo
dục quán triệt đường lối chính trị của Đảng, quân đội ta đã xây dựng và củng cố được
ý chí quyết tâm chiến đấu kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và ác liệt
để giành thắng lợi cuối cùng.
1.2.2. Làm rõ kẻ thù, đánh giá so sánh lực lượng địch, ta.
Với tư tưởng “biết địch, biết ta, trăm trận, trăm thắng” nên Đảng ta đã chỉ rõ
kẻ thù chủ yếu của nhân dân ta là đế quốc Mỹ, đồng thời Đảng đã đánh giá đúng
điểm mạnh, điểm yếu và những mặt hạn chế của đế quốc Mỹ và nguỵ quân, nguỵ
quyền Sài Gòn; chỉ rõ sức mạnh tổng hợp to lớn của quân đội ta, làm cho toàn quân
nhận rõ kẻ thù, đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa địch và ta, nhận thức rõ “Mỹ
giầu nhưng không mạnh” và chúng ta tất chiến thắng trong cuộc chiến tranh chính
nghĩa này. Vì vậy, công tác đảng, công tác chính trị đã tập trung làm cho toàn quân
nhận rõ kẻ thù, có lòng căm thù quân giặc sâu sắc, nhờ đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ phân
biệt rõ bản chất phản động xấu xa, thủ đoạn xảo trá, thâm độc với sự mê hoặc, cám
dỗ, lừa bịp của chủ nghĩa thực dân mớ, biến lòng căm thù giặc thành sức mạnh của ý
chí chiến đấu trên chiến trường.Mặt khác, công tác đảng, công tác chính trị thường
xuyên giáo dục cho lực lượng vũ trang nhân dân nắm vững đối tượng tác chiến, thấu
suốt quan điểm “ đế quốc Mỹ giàu nhưng không mạnh” ; là rõ những chỗ yếu cơ bản
của Mỹ; củng cố lòng tin ta nhất định thắng. Cùng với với việc xác định rõ đối
tượng tác chiến, công tác đảng, công tác chính trị còn chú trọng làm cho bộ đội quán
triệt sâu sắc mục tiêu chiến lược của ta trong cuộc chiến tranh này là “đánh cho quân

Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền nam, thống
nhất Tổ quốc. Nắm vững quan điểm tổng hợp và biện chứng để xem xét, đánh giá
10


đúng so sánh lực lượng định, ta; đánh giá thống nhất giữa chiến lược, chiến dịch và
chiến thuật. Đánh giá địch về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật phải thống nhất,
phải xem xét biện chứng không tách rời hoặc đối lập. Xem xét các yêu tố tạo thành
sức mạnh tổng hợp nhằm huy động các yếu tố đó vào những thời điểm nhất định để
tạo thành sức mạnh tổng hợp. Thực tiễn cho thấy, cuộc tổng tiến công nổi dậy tết
Mậu Thân, cuộc tấn công chiến lược năm 1972, Chiến dịch đánh B.52 của địch ở Hà
Nội, Hải phòng tháng 12-1972, ... diễn ra thắng lợi trong khi lực lượng của ta chưa
hơn hẳn lực lượng địch,từ đó đã khẳng định vai trò của công tác đảng, công tác
chính trị trong việc thường xuyên tiến hành giáo dục, xây dựng lập trường chiến
đấu vững vàng; biết đánh giá đúng đối tượng tác chiến, xây dựng được ý chí quyết
tâm chiến đấu cao, luôn giữ vững lòng tin tất thắng, phát huy cao độ sức mạnh chính
trị, tinh thần trong chiến tranh, nhất là đối với quân Mỹ, một kẻ địch có ưu thế hơn ta
về trang bị vật chất, kỹ thuật nên đã tạo ra một sức mạnh vô địch để giành thắng lợi
hoàn toàn.
1.2.3. Bài học Quán triệt đường lối quân sự của Đảng,phát động quần
chúng sáng tạo cách đánh vừa chiến đấu vừa xây dựng phát triển lực lượng.
Đường lối quân sự là một bộ phận đường lối cách mạng của Đảng, gắn bó
hửu cơ với đường lối chính trị. Đường lối chính trị và đường lối quân sự là kim chỉ
nam cho mọi hoạt động của lực lượng vũ trang, cho các lĩnh vực công tác của quân
đội. Vì vậy cùng với quán triệt đường lối chính trị, thì việc quán triệt và thực hiện
nghiêm chỉnh đường lối quân sự của Đảng là một chức năng cơ bản của công tác
đảng, công tác chính trị trong quân đội ta.
Trong thực tiễn kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước để
quán triệt và thực hiện thắng lợi đường lối quân sự của Đảng trước hết công tác
đảng, công tác chính trị phải giáo dục quán triệt những quan điểm cơ bản trong

đường lối quân sự của Đảng xây dựng tư tưởng trong toàn quân như Nghị quyết
Quân uỷ Trung ương ( 11-1964) được quán triệt trong công tác huấn luyện và
chiến đấu với phương châm “lấy giác ngộ chính trị làm cơ sở, lấy công tác hấn
luyện làm trung tâm, lấy chấp hành điều lệnh, chế độlàm khâu quan trọng, lấy sẳn
sàng chiến cao và chiến đấu thắng lợi làm mục đích”. Quán triệt Nghị quyết của
11


Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị về tình hình nhiệm vụ trước mắt của
cách mạng miền nam nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công và phương thức tiến
hành chiến tranh cách mạng( hai lực lượng,ba vùng chiến lược, ba mũi giáp
công...)
Giáo dục cho bộ đội nắm vững các mục tiêu chiến lược nhiệm vụ của quân
đội, của từng chiến trường, từng quân binh chủng và từng đơn vị trong các giai
đoạn chiến tranh. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo tác chiến, phát huy dân chủ quân sự,
sáng tạo cách đánh, vừa chiến đấu vừa xây dựng và phát triển lực lượng, vừa hoàn
thiện phương thức tác chiến. Qua đó nâng cao tinh thần quyết tâm chiến đấu, làm
thấu suốt phương châm đánh địch.
1.2.4. Bài học về xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong quân đội vững
mạnh, trong sạch, có sức chiến đấu cao và trình độ lãnh đạo về mọi mặt, làm cơ sở
để xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã thường xuyên coi trọng
công tác xây dựng Đảng, đảng bộ quân đội cũng rất chú trọng công tác xây dựng
Đảng, đã xây dựng được hệ thống tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, có sức
chiến đấu cao và trình độ lãnh đạo mọi mặt làm hạt nhân đoàn kết lãnh đạo quân
đội thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, nhiệm vụ quân sự của Đảng và bảo đảm
quân đội ta ngày càng trưởng thành lớn mạnh, chiến thắng vẻ vang. Thắng lợi vĩ
đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nứơc khẳng định trong quá trình xây dựng
quân đội cách mạng, vấn đề xây dựng Đảng là vấn đề cơ bản, là cơ sở để xây dựng
quân đội vững mạnh về chính trị. Xây dựng tổ chức đảng là xây dựng tổ chức lãnh

đạo quân đội. Đường lối, nhiệm vụ , chủ trương, chính sách của Đảng giao cho
quân đội đều do tổ chức đảng quân đội lãnh đạo và hoàn thành tốt đường lối nhiệm
vụ của Đảng.
Thứ nhất, xây dựng đảng bộ quân đội bao giờ cũng phải xây dựng cả về
chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao sức chiến đấu và trình độ
lãnh đạo về mọi mặt ngang tầm nhiệm vụ.
Thứ hai, xây dựng đảng vững mạnh về chính trị là vấn đề cơ bản nhất trong
12


công tác xây dựng Đảng, và bao giừo cũng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu bảo
đảm cho việc xây dựng đảng về tư tưởng và tổ chức có phương hướng và nội dung
đúng.
Thứ ba, ra sức xây dựng đảng vững mạnhvề tư tưởng, kết hợp chặt chẽ công
tác tư tưởng và công tác tổ chức, phát huy đồng bộ sức mạnh của tư tưởng và tổ
chức để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ.
Thứ tư, ra sức xây dựng đảng về tổ chức, nghiêm túc thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, thường xuyên kiện toàn đảng uỷ các cấp, củng
cố chế độ chỉ huy, phát huy hiệu lực của công tác đảng, công tác chính trị.
1.2.5. Bài học kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của
chiến tranh.
Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của chiến tranh là bài học thành
công của công tác cán bộ của Đảng trong quân đội đã xây dựng được đội ngũ cán
bộ phù hợp, chất lượng cao, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu xây dựng chiến đấu
trong suốt cuộc kháng chiến. Đồng thời còn là một trong những bài học rất quan
trọng cho quân đội ta trong giai đoạn hiện nay, để xây dựng một đội ngũ cán bộ
vững mạnh làm nòng cốt cho sự nghiệp xây dựng và chiến đấu của quân đội, đặc
biệt trong xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của cách
mạng trong từng giai đoạn lịch sử bao giờ cũng là khâu then chốt trong xây dựng

Đảng, xây dựng quân đội. Cán bộ là người tổ chức, thực hiện biến mọi đường lối,
chủ trương chính sách của Đảng thành hiện thực và góp phần xây dựng, cụ thể hoá
đường lối, chủ trương của Đảng. Vấn đề này được xuất phát từ quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về vai trò của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Theo quan điểm
của V.I.Lênin đội ngũ cán bộ có vai trò rất to lớn, đặc biệt khi đội ngũ đó được
lãnh đạo, được tổ chức sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn: “Hãy cho chúng tôi một tổ
chức những người cách mạng và chúng tôi sẽ đảo ngược nước Nga lên” 3.
V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được
quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những
3

V.I.Lê Nin, toàn tập, NXB tiến bộ, M. 1974, T.6, tr.162

13


lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo
phong trào”4. Thực tế bằng cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lênin đã
làm đảo lộn nước Nga. Khi có chính quyền lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội, V.I.Lênin tiến hành đánh giá sắp xếp lại cán bộ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ
theo yêu cầu và đòi hỏi một nhiệm vụ mới. V.I.Lênin khẳng định: “Nghiên cứu
con người tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt; nếu không thế
thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” 5. Vì vậy, kinh
nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ “sự chính xác của đường lối, chính sách và sự thành
công của đường lối chính sách ấy đều tuỳ thuộc cuối cùng ở chất lượng của
công tác cán bộ” 6. Khi người ta nói công tác cán bộ quyết định hết thảy là ở
trên ý nghĩa đó.
Kế thừa những tư tưởng của V.I.Lênin về vai trò của một tổ chức, của những
người cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện
Đảng ta và quân đội ta. Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò của đội ngũ cán bộ và tầm

quan trọng của công tác cán bộ. Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc
của mọi công việc…muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc
kém"7 Trong quân đội, đội ngũ cán bộ là lực lượng nòng cốt của tổ chức quân đội,
lực lượng quyết định hiệu quả của vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự, quyết định kết
cục của mỗi trận chiến đấu, của mọi cuộc chiến tranh, quyết định sức mạnh của
quân đội. Sự vững mạnh của đội ngũ cán bộ quân đội không chỉ góp phần tạo ra
chất lượng cơ bản, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, bảo đảm định
hướng chính trị, sự kiên định vững vàng của Đảng mà còn là lực lượng đi tiên
phong phong trào bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ
của Tổ quốc.
Nắm vững vai trò quan trọng đó của đội ngũ cán bộ và kế thừa những kinh
nghiệm quý báu trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cho nên trong suốt cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các tổ chức đảng trong quân đội đã thường
44
5
6
7

V.I.Lê Nin, toàn tập, NXB tiến bộ, M. 1974, T.6, tr.473
V.I.Lê Nin, toàn tập, NXB tiến bộ, M. 1974, T.6, tr.449
Văn kiện Đại hội Đảng V, Nxb sự thật, H. 1982, tr.110
Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 5, tr.269

14


xuyên lãnh đạo chặt chẽ và phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành thực hiện
theo chức trách. Đã xây dựng được đội ngũ cán bộ đảm bảo được số lượng, chất
lượng, cơ cấu hợp lý đáp ứng được yêu cầu xây dựng và chiến đấu của quân đội ta.
Từ sau kháng chiến chống Pháp, đội ngũ cán bộ quân đội chủ yếu là binh

chủng bộ binh. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, do thực tế yêu cầu nhiệm
vụ xây dựng và chiến đấu của quân đội đòi hỏi. Quân đội ta vừa chiến đấu vừa xây
dựng, đào tạo qua nhiều hình thức tại trường, tại chiến trường, ta đã xây dựng được
một đội ngũ cán bộ của quân đội tương đối chính quy và hiện đại, có nhiều quân,
binh chủng, có đủ các ngành nghề kỹ thuật gồm cán bộ chính trị, quân sự, chuyên
môn kỹ thuật nghiệp vụ và cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, đáp ứng
được yêu cầu của quân đội, bảo đảm cho quân đội hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm
vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Từ năm 1954 đến năm 1959 có 15.354 cán bộ
qua các trường trong toàn quân, 2323 cán bộ đi học ở nước ngoài, hàng vạn cán bộ
bồi dưỡng tại chức về nhiều mặt. Từ 1960 đến 1964 số lượng cán bộ năm 1964
tăng gấp 3 lần năm 1960, đưa vào miền Nam 8000 và Lào 1000 cán bộ.Từ 1965
đến 1968 phát triển cán bộ theo hướng đào tạo bồi dưỡng thời chiến, bồi dưỡng cán
bộ ngắn ngày với việc kèm cặp trong thực tế chiến đấu và công tác là chủ yếu và
mở rộng quyền hạn đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho cấp quân khu và sư đoàn.Từ năm
1969 đến 1972 các nhà trường đã thu nhận thường xuyên 8,5% tổng số cán bộ về
đào tạo bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ tăng nhanh, năm 1970 tăng gấp 3,5 lần năm
1964.Nhất là từ năm 1973 đến năm 1975 giai đoạn chuyển biến lớn của cách mạng
Việt Nam. Công tác cán bộ vừa tập trung bồi dưỡng phẩm chất năng lực cho cán
bộ hiện có, vừa tích cực đào tạo đội ngũ kế tiếp, tiến hành điều chỉnh cán bộ cho
các đơn vị chủ lực đủ biên chế, bổ sung thêm cán bộ kỹ thuật binh chủng cho các
chiến trường. Chính vì vậy toàn quân có đủ cán bộ thành lập 4 quân đoàn cơ động,
13 binh chủng với 544 ngành chuyên môn. Các nhà trường thuộc Bộ cũng được
củng cố, các nhà trường của quân khu được thành lập thêm để đào tạo cán bộ tại
chỗ đáp ứng yêu cầu cán bộ của các đơn vị. Riêng Học viện Chính trị từ năm 1955
đến năm 1975 đã đào tạo bồi dưỡng được 19.642 cán bộ chính trị sơ, trung cao cấp
cho quân đội.
15


Từ kết quả đó cho thấy hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong

quân đội đã nắm vững tầm quan trọng của công tác cán bộ và thường xuyên quan
tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, thực sự trưởng thành về mọi mặt, là
lực lượng nòng cốt cho sự nghiệp xây dựng và chiến đấu của quân đội ta, bảo đảm
cho quân đội ta hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.
1.2.6. Bài học thực hiện quân, dân một lòng, ra sức xây dựng và phát huy
sức mạnh của hậu phương để đánh thắng giặc Mỹ.
Đây là bài học thành công trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh tổng
hợp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cùng chung một ý chí chiến đấu, quyết
tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Trong suốt cuộc kháng chiến, công tác đảng, công tác chính trị luôn quán
triệt làm cho các lực vũ trang nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của hậu phương lớn
miền Bắc, góp phần động viên toàn dân, phát huy tính ưu việt của chế độ xã hội
chủ nghĩa và tiềm năng to lớn của hậu phương để nâng cao sức mạnh chiến đấu của
quân đội và tăng cường lực lượng cho tiền tuyến; đồng thời tích cự góp phần xây
dựng và bảo vệ vững chắc hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Nâng cao
hiệu lực của công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự địa phương,
góp phần tăng cương sự lãnh đạo của các đảng bbọ địa phương đối với việc việc
thực hiện đường lối, nhiệm vụ quân sự của Đảng, phát huy đầy đủ nhân tố hậu
phương trong chiến tranh. Nắm vững nhiệm vụ bảo đảm giao thông vận tải, nối
liền hậu phương với tiền tuyến là một nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn
dân và cũng là một mặt trận chiến đấu quyết liệt trong cuộc chiến tranh. Công tác
đảng, công tác chính trị phải góp phần tích cực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến
lược này. Trên cơ sở quán triệt đường lối và phương pháp tiến hành chiến tranh
cách mạng ở miền Nam, động viên và tổ chức các lực lượng vũ trang vừa chiến
đấu, vừa tích cực góp phần xây dựng, phát triển căn cứ hậu phương tại chỗ của các
chiến trường trên cả ba vùng chiến lược. Tăng cương đoàn kết quân dân, thực hiện
quân với dân một ý chí.
1.2.7. Bài học về nâng cao tinh thần quốc tế vô sản chân chính, đoàn kết
liên minh chiến đấu với quân và dân Lào và Cam Pu Chia anh em.
16



Quõn i ta do ng cng sn Vit Nam sỏng lp v lónh o. vỡ v Quõn
i ta mang bn cht ca giai cp cụng nhõn Vit Nam sõu sc. trong sut quỏ
trỡnh cỏch mng, ng ta luụn xỏc nh, cỏch mng Vit Nam l mt b phn
khng khớt ca cỏch mng th gii; li ớch ca dõn tc phi kt hp cht ch vi li
ớch ca phong tro cng sn v cụng nhõn quc t. Tỡnh hu ngh thu trung vi
cỏc nc lỏng ging thõn thin l ti sn ca ng, ca quõn i ta, c bit l tinh
thn on kt liờn minh chin u vi quõn v dõn Lo v Cam Pu Chia anh em
vi tinh thn giỳp bn l t giỳp mỡnh. Vỡ vy trong sut cuc khỏng chin
chng M, cụng tỏc ng, cụng tỏc chớnh tr trong quõn i thng xuyờn quỏn
trit ng li, quan im quc t ca ng, nõng cao lũng yờu nc chõn chớnh
v tinh thn quc t vụ sn trong sỏng: Kt hp cht ch nhim v dõn tc v
nhim v quc t. Hiu rừ c im tỡnh hỡnh v ng li ch trng ca bn, vn
dng kinh nghim ca ta mt cỏch sỏng to vo thc tin ca bn. Ra sc xõy dng
lc lng ta vng mnh ton din, ỏp ng vi yờu cu, nhim v liờn minh chin
u ngy cng phỏt trin. Nh vy, chỳng ta ó tranh th c s ng h ca nhõn
dõn tin b th gii, c bit l cỏc nc xó hi ch ngha anh em, to ra th v lc
mi ginh thng li cui cựng trong khỏng chin chng M cu nc.
Thành công của công tác đảng, công tác chính trị trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nớc có ý nghĩa quan trọng góp phần không nhỏ vào việc quán triệt
đờng lối của Đảng, xây dựng sự đoàn kết thống nhất ý chí và hành động, tinh thần
khắc phục khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ trong quân
đội, góp phần to lớn tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nớc.
Trong thời gian qua, trớc những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và
trong nớc, công tác đảng,công tác chính trị trong quân đội đã bám sát đời sống kinh
tế xã hội đất nớc, bám sát nhiệm vụ chính trị, quân sự nhiệm vụ của bộ đội. Tập
trung giáo dục nâng cao nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa Mác - Lênin, t tởng Hồ
Chí Minh, đờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc với hình thức, phơng pháp giáo dục sinh động, phù hợp với các đối tợng cán bộ, chiến sỹ ở đơn vị
cũng nh ở các nhà trờng, học viện quân đội, góp phần nghiên cứu và tuyên truyền

rộng rãi đờng lối chính sách của Đảng về con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc ở nớc ta. Công tác đảng, công tác chính trị đã góp phần quan trọng
trong xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lợng tổng
hợp, sức mạnh chiến đấu, giữ vững tăng cờng bản chất giai cấp công nhân, củng cố
17


vững chắc trận địa chính trị t tởng của Đảng trong quân đội, từng bớc đổi mới t duy
về chiến lợc bảo vệ Tổ quốc, củng cố quốc phòng an ninh và xây dựng quân đội
trong tình hình mới.
Những thành tựu đạt đợc trong xây dựng quân đội những năm qua trên các
mặt công tác là những vấn đề có ý nghĩa quyết toàn bộ hoạt động của công tác
đảng, công tác chính trị trong quân đội. Có thể khẳng định rằng Quân đội nhân dân
Việt Nam đã thể hiện rõ sự trung thành tuyệt đối với Đảng, đang giữ gìn và phát
huy truyền thống tốt đẹp của mình. Phẩm chất của ngời cán bộ, chiến sỹ về cơ bản
đợc củng cố và giữ vững, đó là phẩm chất tốt đẹp về tình yêu Tổ quốc, sẵn sàng
chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tình yêu gắn bó với nhân
dân, ý thức tự lực, tự cờng khắc phục khó khăn, năng động sáng tạo, hoàn thành tốt
nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Tuy nhiên, công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội thời gian vừa qua
vẫn còn những mặt bất cập cha đáp ứng kịp thời đòi hỏi thực tiễn đổi mới đất nớc,
quân đội và yêu cầu của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực t tởng hiện nay. Một số cấp ủy
còn biểu hiện chủ quan cha quan tâm đúng mức tới công tác đảng, công tác chính
trị. Hoạt động công tác t tởng ở một số đơn vị chất lợng cha cao, thiếu chiều sâu,
tính chủ động nhạy bén sắc xảo và hiệu quả trong đấu tranh trên mặt trận t tởng còn
hạn chế. Một số ít cán bộ, chiến sỹ có những biểu hiện mơ hồ mất cảnh giác, cha
nhận thức hết âm mu thâm độc xảo quyệt của các thế lực thù địch và tính chất gay
go phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc hiện nay. Hiệu quả trong
đấu tranh phê phán những quan điểm thù địch trên lĩnh vực t tởng, trong đấu tranh
với các loại văn hóa độc hại còn thấp. Mặt khác, các thế lực thù địch đang thực hiện

Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ với các chiêu bài dân chủ, nhân quyền,
tôn giáo, kích động chia rẽ tôn giáo, dân tộc, đa bọn phản động ngời Việt về phá
hoại, gây rối hòng làm mất ổn định chính trị xã hội. Đồng thời, chúng đòi đa
nguyên, đa đảng muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Do đó,
công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội phải làm cho cán bộ, chiến sỹ nhận
thức rõ âm mu thủ đoạn của địch, không mơ hồ đề cao cảnh giác sẵn sàng đập tan
mọi âm mu thủ đoạn của địch.
Từ thực tiễn hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, từ những thành công và hạn chế của công tác đảng, công tác
chính trị trong những năm qua rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Th nht, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm t tởng, đờng lối của Đảng
và Quân ủy Trung ơng. Quán triệt nắm vững nguyên tắc xây dựng quân đội về
chính trị, chỉ thị, hớng dẫn công tác đảng, công tác chính trị của cấp trên để triển
18


khai các hoạt động sát đúng với mục tiêu, yêu cầu và phơng hớng đặt ra, trong hoạt
động phải giữ vững định hớng chính trị, giữ vững nguyên tắc công tác.
Th hai, phát huy sức mạnh của các lực lợng, các tổ chức, các mặt hoạt động
công tác t tởng, trong đó phải đặc biệt chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên
trách làm công tác t tởng cả về số lợng, phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ đợc giao. Tích cực chủ động đổi mới toàn diện cả nội dung, hình thức,
biện pháp và tác phong công tác, kịp thời sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm để tìm ra
nguyên nhân mạnh, yếu.
Th ba, phải bám sát các diễn biến thực tiễn của đời sống xã hội, quân đội,
nắm chắc nhiệm vụ, tình hình t tởng của bộ đội hớng về cơ sở, nhạy bén phát hiện
và kịp thời xử lý những nảy sinh về t tởng từ cơ sở, đồng thời tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ, đồng bộ, phải gắn bó chặt chẽ giữa xây và chống trong đó lấy xây làm
chính.
Th t, triển khai chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị phải toàn diện,

song phải nắm chắc những mặt, những nội dung trọng tâm, những nhiệm vụ đột
xuất, vào thời điểm quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung lực l ợng
tiến hành dứt điểm, kịp thời đúng kế hoạch.
2- í ngha thc tin trong tin hnh cụng tỏc ng, cụng tỏc chớnh tr
trong quõn i hin nay
Bc vo th k XXI, nhng thi c v thỏch thc i vi s nghip cụng
nghip húa, hin i húa t nc ta din ra trong iu kin ht sc phc tp. S
nghip xõy dng v bo v T quc xó hi ch ngha trong thi k mi ang t ra
nhng yờu cu mi ũi hi phi tng cng sc mnh chin u ca quõn i, sn
sng ỏnh bi mi cuc tin cụng xõm lc ca cỏc th lc thự ch. Ngh quyt i
hi ng ton quc ln th XI ó khng nh nhim v bo v T quc trong giai
on cỏch mng mi l: Phỏt huy mnh m sc mnh tng hp ton dõn tc, ca
c h thng chớnh tr, thc hin tt mc tiờu, nhim v quc phũng, an ninh l bo
v vng chc c lp, ch quyn, thng nht, ton vn lónh th; gi vng ch
quyn bin o, biờn gii, vựng tri; bo v ng, Nh nc, nhõn dõn v ch
xó hi ch ngha; gi vng n nh chớnh tr, trt t, an ton xó hi; ch ng
ngn chn, lm tht bi mi õm mu, hot ng chng phỏ ca cỏc th lc thự
ch v sn sng ng phú vi cỏc mi e da an ninh phi truyn thng mang tớnh
ton cu, khụng b ng, bt ng trong mi tỡnh hung. Tip tc m rng quan
19


hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh”8
Bước sang giai đoạn cách mạng mới, toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục thực hiện
hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để phát huy những kết quả của công tác
đảng, công tác chính trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng như
trong xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cho bộ đội hiện nay, chúng ta cần thấy rõ
được những vấn đề tác động đến yếu tố chính trị tinh thần và ý chí quyết tâm chiến

đấu của bộ đội. Đó là, sự tác động của cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư
tưởng, chính trị với tính chất gian khổ, ác liệt của loại hình chiến tranh mới “chiến
tranh phi tiếp xúc”, tiến công bằng đường không với vũ khí công nghệ cao, những
băn khoăn lo lắng về vũ khí trang bị kỹ thuật của ta đối với việc thực hiện nhiệm
vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu đánh trả vũ khi công nghệ cao của đối phương
sẽ tác động trực tiếp đến xây dựng quyết tâm đánh thắng cuộc chiến tranh xâm
lược của kẻ thù. Mặt khác, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường ảnh hưởng
đến tâm tư, tình cảm của bộ đội vấn đề cống hiến với hưởng thụ, phân hóa giàu
nghèo, vấn đề đãi ngộ và giải quyết chính sách xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cho bộ đội. Thực tế hiện nay, đại đa số cán
bộ, chiến sỹ ở các đơn vị cơ sở đều chưa trải qua chiến tranh, những kinh nghiệm
thực tiễn chiến đấu của quân đội đã được tổng kết nhưng chưa được chuyển hóa
thành hành động của bộ đội. Vì vậy, công tác tư tưởng trong xây dựng ý chí quyết
tâm chiến đấu cho bộ đội trong tình hình hiện nay cần làm tốt một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tiếp tục giáo dục chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách
mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Thường xuyên quán triệt sâu sắc đường lối chính trị, đường lối quốc phòng
an ninh theo nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI là: “Xây dựng Quân đội nhân dân
và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số
lượng hợp lý, với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đồng thời quan tâm xây
dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến
8

Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, H.2011, tr.36

20


đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc
phòng, an ninh; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng

vũ trang từng bước được trang bị hiện đại, trước hết là cho lực lượng hải quân,
phòng không, không quân, lực lượng an ninh, tình báo, cảnh sát cơ động. Đẩy
mạnh công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật quân sự, an ninh, đánh thắng chiến
tranh bằng vũ khí công nghệ cao của các lực lượng thù địch”9. nhằm xây dựng lý
tưởng cách mạng và mục tiêu chiến đấu cho bộ đội.
Dân tộc ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm, trong suốt mấy ngàn năm
lịch sử dựng nước, giữ nước. Có thể nói rằng, dân tộc ta luôn phải đối mặt với kẻ
thù có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn gấp nhiều lần. Nhưng với ý chí quyết
tâm dám đánh và biết đánh, dân ta đều đã chiến thắng. ý chí quyết tâm kết hợp với
truyền thống yêu nước là cơ sở, là cội nguồn hình thành lên chủ nghĩa anh hùng
cách mạng. Từ khi ra đời đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ý chí cách mạng của
toàn thể dân tộc, lý tưởng mục tiêu chiến đấu của bộ đội không ngừng được phát
huy. Vì vậy, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trở thành nguồn
sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân tộc, của cán bộ, chiến sỹ trong quân đội,
góp phần làm nên những thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ cũng như công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa hiện nay. Hiện nay, Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới
đất nước đang thu được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống của nhân dân cũng
như quân đội từng bước được nâng lên. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường
cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ, làm
ảnh hưởng đến việc xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu. Vì vậy, công tác tư tưởng
phải tập trung giáo dục quán triệt lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
lý tưởng xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Sẵn
sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Thứ hai, tăng cường giáo dục làm cho cán bộ chiến sỹ trong quân đội hiểu rõ
âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, nâng cao tinh thần cảnh giác, ý chí quyết tâm chiến
đấu, quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược.
9

Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, H.2011, tr.37


21


Trong những năm gần đây, chủ nghĩa đế quốc thay đổi chiến lược, chống
phá cách mạng xã hội chủ nghĩa trong đó có Việt Nam. Đặc biệt hiện nay lợi dụng
chiêu bài chống khủng bố, chúng đã trực tiếp can thiệp, tiến hành chiến tranh với
các hình thức quy mô khác nhau, vào những nước không theo quỹ đạo của chúng.
Để chủ động đối phó có hiệu quả và đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược của kẻ
thù công tác đảng công tác chính trị phải làm cho bộ đội thấy rõ bản chất hiếu
chiến xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ với những âm
mưu thủ đoạn chống phá của chúng đối với cách mạng Việt Nam . Nhận rõ đối
tượng tác chiến của quân đội là Mỹ, Nguỵ; đánh giá khách quan khoa học những
chỗ mạnh yếu của chúng; phải làm cho bộ đội thấy rõ sức mạnh của ta là sức mạnh
tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất; tin
vào cách đánh sáng tạo, tin vào vũ khí trang bị hiện có. Phải vạch rõ chỗ yếu của
kẻ thù khi chúng tiến hành chiến tranh phi nghĩa. Kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến
trước đây cho thấy chúng ta có đủ tinh thần dám đánh, trên cơ sở nghệ thuật chiến
tranh nhân dân phát triển cao thì ta nhất định tìm ra cách đánh thắng chúng, dù cho
chúng có mạnh tới cỡ nào, được trang bị vũ khí kỹ thuật cao tới đâu.
Từ những thành công bài học kinh nghiệm của công tác tư tưởng trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, thì việc xây dựng tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu
cao, giúp cho ta có những bài học có ý nghĩa sâu sắc trong xây dựng tinh thần cảnh
giác chống lại âm mưu của kẻ thù hiện nay. Do đó, hiện nay công tác tư tưởng phải
tập trung quán triệt giáo dục làm cho bộ đội nhận thức rõ: nếu chiến tranh xảy ra
địch sẽ sử dụng vũ khí công nghệ cao, lấy tiến công đường không làm đòn phủ đầu
trước khi đưa bộ binh vào tham chiến. Vì vậy, chiến tranh đường không là rất
quyết liệt, chiến trường mở rộng đa chiều, không có gianh giới tiền tuyến với hậu
phương, chiến tranh cùng một lúc có thể diễn ra trên khắp đất nước. Vì vậy, công
tác tư tưởng phải thường xuyên xây dựng rèn luyện tâm lý khắc phục vượt mọi khó

khăn gian khổ ác liệt, xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu để chiến thắng. Ngay từ
thời bình, công tác đảng, công tác chính trị phải giáo dục rèn luyện bộ đội luôn có
tâm lý, ý thức và hành động sẵn sàng chiến đấu cao đáp ứng yêu cầu sẵn sàng
chiến đấu thường xuyên liên tục, có ý thức cảnh giác, kiên quyết chống lại các biểu
22


hiện tư tưởng chủ quan, lơ là mất cảnh giác, lỏng lẻo ý chí chiến đấu, ngại khó
khăn vất vả, thiếu chuẩn bị tâm thế để đánh thắng kẻ thù.
Thứ ba, kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác tổ chức, đẩy mạnh
các hoạt động thi đua trong thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện,
chăm lo bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần để thường xuyên giữ vững và nâng
cao ý chí quyết tâm chiến đấu cho bộ đội.
Tiến hành giáo dục xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cho bộ đội phải kết
hợp chặt chẽ với tổ chức các hoạt động nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tâm lý và
hành động trong hoạt động thực tiễn. Chú trọng và thường xuyên tổ chức các hoạt
động thi đua, khen thưởng, biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt trong
hoạt động sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện nhằm khơi dậy tính tích cực, sáng tạo,
tình cảm, trách nhiệm của bộ đội với Tổ quốc. Đi đôi với công tác giáo dục và tổ
chức các hoạt động, phải thường xuyên chăm lo bảo đảm tốt đời sống vật chất tinh
thần cho cán bộ, chiến sỹ góp phần làm cho bộ đội có ý chí quyết tâm chiến đấu
cao, có sức khỏe bền bỉ, dẻo dai đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong chiến đấu. Tiến
hành tốt các hoạt động này góp phần động viên cán bộ, chiến sỹ yên tâm phấn khởi
phục vụ quân đội, khắc phục băn khoăn lo lắng, thiếu yên tâm ảnh hưởng đến
quyết tâm chiến đấu.
Công tác đảng, công tác chính trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước đã kế thừa và phát triển những kinh nghiệm của quân đội ta từ khi mới thành
lập đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lên một bước mới trên nhiều mặt,
nên đã phát huy hiệu lực của công tác tư tưởng lên một tầm cao mới, góp phần tăng
cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội , làm

cho quân đội giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu
sắc, đồng thời nâng cao sức mạnh tổng hợp của quân đội, bảo đảm cho quân đội ta
chiến đấu thắng lợi với một cuộc chiến tranh qui mô lớn. Như vậy, công tác tư tưởng
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là sự thành công lớn của Đảng lãnh đạo quân đội.
Hiện nay, để giữ vững và phát huy những kinh nghiệm về tiến hành công tác tư
tưởng trong kháng chiến chống Mỹ thì yêu cầu của công tác tư tưởng trong quân đội
là phải xây dựng cho cán bộ, chiến sỹ tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
23


và tinh thần bách chiến, bách thắng của quân đội, góp phần xây dựng quân đội ta trở
thành quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đủ sức đánh
bại mọi kẻ thù xâm lược, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, ,văn minh”, sánh vai cùng các nước trên thế giới, vì sự
tiến bộ xã hội, và văn minh của nhân loại, luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, sẵn
sàng nhận và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao

24



×