Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

MÔ HÌNH KINH DOANH TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO NÁI VÀ HEO CON SIÊU NẠC (Giải khuyến khích tại thắp sáng tài năng kinh doanh trường đại học))

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.07 KB, 36 trang )

KẾ HOẠCH KINH DOANH
MÔ HÌNH KINH DOANH TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO NÁI VÀ HEO CON
SIÊU NẠC

Ngày 3 tháng 02 năm 2016

Tên trang trại: Trang Trại TKH
Địa chỉ công ty: Huyện Ngọc Hồi, TỈnh Kon Tum
Điện thoại: 0968357286

Kế hoạch kinh doanh này được bí mật gửi đến quý vị vì lợi ích của các nhà đầu tư và không dành cho bất
kỳ ai khác. Không được sao chép lại, lưu trữ bản kế hoạch kinh doanh này dưới bất kỳ hình thức nào.
Người nhận phải gửi lại bản kế hoạch này đến địa chỉ ghi phía trên nếu không muốn tham gia phần góp
vốn mà chúng tôi dành cho quý vị. Không được sao chép, fax, viết lại hay phân phát mà không nhận được
sự đồng ý của tác giả.


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

DỰ ÁN KINH DOANH
TÊN DỰ ÁN:
MÔ HÌNH KINH DOANH TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO NÁI VÀ HEO CON
SIÊU NẠC

NHÓM THỰC HIỆN: THE – BOY
THÀNH VIÊN GỒM:
TRẦN KHẮC TÙNG
ĐẶNG ĐÌNH HÀO
VÕ MINH KHẢI
Kontum, tháng 10 năm 2015




MỤC LỤC

Table of Contents


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Nước ta vừa mới gia nhập Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương
(TPP), ngoài ra nước ta còn tham gia vào các tổ chức như WTO, APEC, ASEM, ASEAN
mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức với Việt Nam. Trong lĩnh vực nông nghiệp, khi tham
gia vào các tổ chức trên, đặc biệt là TPP, Việt Nam có lợi thế khi nhiều thành viên TPP là
thị trường tiêu thụ nông sản và các sản phẩm từ gia súc lớn và đang có xu hướng mở rộng
hơn như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Singapore…giúp Việt Nam có cơ hội giảm áp lực phụ
thuộc vào một số thị trường truyền thống nhưng không ổn định. Bên cạnh đó, trong thị
trường rộng lớn TPP, Việt Nam còn có thể điều chỉnh linh hoạt, tốt hơn cơ cấu thị trường
xuất nhập khẩu, hạn chế tình trạng được mùa mất giá. Tuy nhiên, TPP không chỉ mang
lại cơ hội mà còn đặt ngành nông nghiệp và chăn nuôi Việt Nam trước nhiều thách thức.
Nền nông nghiệp & chăn nuôi nước ta phổ biến là sản xuất nhỏ, quy mô hộ gia đình là
chủ yếu, xuất khẩu nông sản ở dạng nguyên liệu thô.Thêm vào đó, cơ hội giảm thuế quan
chung cho tất cả các đối tác cũng dẫn đến tăng lượng hàng nhập khẩu từ các nước thành
viên TPP vào Việt Nam với giá cạnh tranh, tạo áp lực cho sản xuất trong nước. Do đó
muốn cạnh tranh để tồn tại trên thị trường, người nông dân phải tập trung thực hiện
chương trình tái cơ cấu nâng cao hiệu quả nông nghiệp, nâng năng lực cạnh tranh, phát
triển chuỗi cung ứng nông sản. Chính vì ý nghĩa thiết thực và vai trò quan trọng của
việc thay đổi quy mô sản xuất đó nên nhóm chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài “ Dự án
đầu tư trang trại chăn nuôi heo nái và heo con siêu nạc”.
2. Sự cần thiết của dự án

Thịt heo là một trong những loại thực phẩm chính trong khẩu phần ăn hàng ngày của người
Việt Nam, thịt heo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng,
thịt heo có thể chế biến thành nhiều món ăn, dễ sử dụng và bảo quản.
Thịt heo chiếm khoảng 80% tổng số lượng thịt tiêu thụ trong nước. Thịt gà chiếm 11% tới
12%, thịt bò chỉ chiếm khoàng 3% tới 4%, còn lại 5% là các loại thịt khác.

4


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN
I.

THÔNG TIN VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Chủ trang trại: Trần Khắc Tùng
Địa điểm thực hiện: Huyện Ngọc Hồi, tỉnh KonTum.
Tên dự án: TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO NÁI VÀ HEO CON SIÊU NẠC
Hình thức đầu tư: đầu tư xây dựng mới
II.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN

Trong những năm qua thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát
triển kinh tế nông nghiệp của Kontum nói chung và Huyện Ngọc Hồi nói riêng đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước tích cực chuyển dịch nhanh từ sản xuất nông
nghiệp thuần nông sang nền kinh tế thị trường với đa dạng hàng hóa của nhiều loại cây
trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao, trong đó ngành chăn nuôi ngày càng có vị trí
quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay tỷ trọng sản lượng chăn
nuôi chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của địa phương.
Vì thế, chủ trương đầu tư để phát triển trang trại chăn nuôi heo siêu nạc, tạo mũi nhọn

và động lực đẩy nhanh tiến trình cấu trúc lại nền sản xuất nông nghiệp theo hướng
không ngừng tăng về năng suất, chất lượng và quy mô hàng hóa, ứng dụng đồng bộ các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt về con giống và thức ăn để mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho trang trại và hộ nông dân là nhu cầu cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện
nay, nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện tốt công tác xóa đói giảm
nghèo tại địa phương.
Xây dựng dự án phát triển trang trại chăn nuôi heo theo hướng sản xuất hàng hóa và
an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái. Khi đi vào hoạt động, Dự án đảm bảo tạo
công ăn việc ổn định cho hơn 6 lao động tại địa phương, chủ động cung ứng được nguồn
thực phẩm có chất lượng cao và an toàn thực phẩm cho nhu cầu thị trường Kontum và
các tỉnh lân cận.

5


Sau khi nghiên cứu thị trường và tính khả thi thì chúng tôi tiến hành lập dự án:
Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi heo nái và heo con siêu nạc.
Quy mô: 125 nái và khoảng 3000 heo con.
Tổng đầu tư: 4,857,839,872 (VNĐ)
(Trong đó: 20% tổng đầu tư là vốn tự có tương ứng với số tiền 1,000,000,000 VNĐ,
80% tổng đầu tư là vốn đi vay mượn tương ứng với số tiền là 3,857,839,872)
Địa điểm đầu tư: Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh KonTum.
Diện tích khu đất: 3ha ( đất gia đình có sẵn).
Số lượng lao động của dự án: 9 Lao động.

III. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ VÀ MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1. Định hướng đầu tư.
Với sự tăng trưởng không ngừng của kinh tế nông nghiệp, trong xu thế hội nhập Quốc
tế ngày càng được mở rộng, ngành chăn nuôi ở nước ta nói chung và huyện ta nói riêng

đã và đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Sự phát triển này dựa trên cơ sở chủ trương
của Đảng và Nhà nước các cấp, khuyến khích đầu tư khai thác tiềm năng và thế mạnh của
ngành nông nghiệp, trong đó coi trọng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn. Nhận thức được vấn đề này, chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng một trang
trại chăn nuôi heo siêu nạc với giống chất lượng cao theo mô hình kinh tế công nghiệp
nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng và sản lượng thịt heo trong khu vực và nguồn thực
phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.

2. Mục tiêu của dự án.
Đầu tư phát triển trang trại nuôi heo siêu nạc nhằm góp phần đưa chăn nuôi trở thành
ngành sản xuất chính, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo
hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
Phát triển chăn nuôi heo tập trung, có quy mô lớn, gắn liền với sử dụng có hiệu quả
các nguồn nguyên liệu, phế phụ phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá có
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội và xuất khẩu.
Phát triển trang trại chăn nuôi heo gắn liền chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế
tổng hợp của tỉnh Kontum và huyện Ngọc Hồi.

6


Đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi giống heo mẹ sạch bệnh có năng suất và chất
lượng cao, đảm bảo mua từ nguồn giống ưu việt nhất trên thị trường nhằm tạo ra heo
thương phẩm có sức sống cao, tiêu tốn thức ăn ít trên 1kg tăng trọng, chăn nuôi đạt hiệu
quả kinh tế.
Góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành chăn nuôi, đặc biệt tốc độ và chất lượng
đàn heo, thực hiện cơ bản tốt chương trình nạc hoá đàn heo ở khu vực.
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh
tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương.
Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho

người dân, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã
hội tại địa phương.

IV.
Định hướng và mục tiêu phát triển.
1. Định hướng phát triển.
- Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; chuyển dần từ
phương thức chăn nuôi truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang chăn nuôi quy
mô trang trại gắn với phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực
phẩm và kiểm soát được môi trường.
- Tăng cường đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư đồng bộ cho hệ
thống dịch vụ hỗ trợ, mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật. Hình thành mối liên kết từ
các yếu tố đầu vào – sản xuất chăn nuôi – chế biến, bảo quản – tiêu thụ sản phẩm.
- Loại vật nuôi được xác định là chủ lực của KonTum là: Định hướng đến năm
2025, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm (chủ yếu là gà, lợn); ổn định đàn
trâu, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, tầm vóc. Xuất khẩu sản phẩm của
trang trại ra nước ngoài với chất lượng cao, giá cả cạnh tranh...
2. Mục tiêu phát triển:
- Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, trang trại, sản xuất hang hóa, ứng
dụng khoa học công nghệ gắn với đảm bảo vệ sinh an toan thực phẩm, bảo vệ môi
trường; tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Chuyển đổi mạnh cơ cấu giống vật nuôi theo hướng tăng năng suất và chất lượng
sản phẩm.
- Từng bước quản lý và phát triển công tác giết mổ gia súc, gia cầm, công tác thú y,
đảm bảo thực hiện tốt công tác phong chống dịch, bệnh. Triển khai lập và thực
hiện tốt quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với xây dựng nông thôn mới.

7



CHƯƠNG II: XÂY DỰNG DỰ ÁN KHẢ THI

I.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Huyện Ngọc Hồi, với điều kiện thuận lợi về địa hình và vị trí địa lý, là một trong
những khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn của huyện. Với mật độ dân cư còn thưa, cơ
cấu kinh tế nông nghiệp của Ngọc Hồi tương đối đồng đều với tỷ trọng ngành nông
nghiêp cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách của tỉnh đưa ngành
chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển với quy mô hàng hóa lớn.
Tuy vậy, thực tế ngành chăn nuôi hiện nay chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán, chủ
yếu ở hộ gia đình, giá thành sản xuất cao, tính cạnh tranh kém, đem lại hiệu quả kinh tế
thấp, chưa thực sự phát triển đúng với tiềm năng vốn có và theo định hướng chung của
nhà nước. Tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi của địa phương vẫn chưa được khai thác
một cách triệt để và hiệu quả.

II.

THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM.

Trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, với thực trạng ngành chăn nuôi nước ta
nói chung, Kontum nói riêng chủ yếu là chăn nuôi theo mô hình gia đình, gia trại có quy
mô hàng hóa nhỏ, mặc khác nguồn cung cấp con giống có chất lượng cho ngành chăn
nuôi chưa cao, chủ yếu con giống được cung cấp một cách tự phát, nên không mang lại
hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
Với thực trạng dịch bệnh liên tục xảy ra, thị trường thức ăn chăn nuôi luôn biến
động phức tạp, tình hình tiêu thụ sản phẩm hiện nay chủ yếu là tự cung, tự cấp, giá cả bấp
bênh, sự bất lợi, rủi ro luôn diễn ra đối với người chăn nuôi. Vì thế, nhu cầu về nguồn
thực phẩm có sản lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao, sạch, đủ sức cạnh tranh và ổn định

bao tiêu sản phẩm cho nông dân là những giải pháp quan trọng và cấp thiết cần được đặt
ra cho ngành chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao cho nông dân, nông
thôn.

III. DỰ ĐOÁN NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG.
III.1. Tình hình nhu cầu của thị trương.
Do thực trạng ngành chăn nuôi của nước ta còn ở mức độ thấp (chăn nuôi nhỏ lẻ,
phân tán, theo tập tục quản canh, chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên
sản lượng trong chăn nuôi đạt rất thấp). Trong khi đó nhu cầu thực phẩm tiêu thụ trong
nước ngày càng tăng theo mức thu nhập và nhu cầu của người dân.

8


Với điều kiện như trên, khả năng phát triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm của dự
án là rất khả quan.

III.2. Dự đoán và định hướng thị trường.
Trong quá trình nghiên cứu thị trường để phát triển chăn nuôi heo con siêu nạc,
chúng tôi nhận thấy thị trường và điều kiện trên địa bàn Kontum và vùng phụ cận là một
vùng vẫn còn nhiều tiềm năng đặc biệt là khả năng sản xuất heo số lượng lớn,sạch bệnh
với chi phí thấp. Vì vậy sách lược chủ yếu của chúng tôi sẽ tập trung khai thác thị trường
này. Từ cơ sở đó chúng tôi sẽ mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận và cung cấp nguồn
heo con và heo giống cho xuất khẩu.
Sách lược phát triển của Trang trại sẽ chia làm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn I: Giai đoạn tìm chỗ đứng trên thị trường và nơi thuận tiện trong cung
cấp giống tốt phục vụ ngành chăn nuôi, tạo nguồn thực phẩm sạch,có chất lượng cao, an
toàn sinh học trong tỉnh.
- Giai đoạn II: Giai đoạn củng cố thị trường và phát triển mở rộng qui mô chăn
nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và mở rộng cung cấp ra các

tỉnh lân cận.

IV.

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT

-

-

Điểm mạnh
Người lao động có kinh nghiệm
trong chăn nuôi heo.
Phương thức chăn nuôi quy mô
tập trung giảm được chi phí quản
lý.
Cơ sở hạ tầng tương đối tốt là
điều kiện để phát triển chăn nuôi.
Nhân viên được tham gia tập
huấn kỹ năng về quản lý, chăn
nuôi về kỹ thuật đảm bảo
ATVSTP trong chăn nuôi.
Giống heo có chất lượng cao.

-

-

Điểm yếu
Mô hình mới tại Kon Tum.

Hạn chế về vốn: trang trại chưa
được hỗ trợ nhiều về vốn trong
chăn nuôi, sản xuất; các thương
lái, lò mổ chủ yếu hoạt động cá
nhân, các đại lý phân phối sản
phẩm quy mô nhỏ, vốn ít.
Thời tiết bất thuận: dịch bệnh
phát triển, chăn nuôi khó khăn.
Thông tin: thiếu thông tin tuyên
truyền về sản phẩm heo sach, heo
siêu nạc.
Chưa có ranh giới giữa sản phẩm
nuôi an toàn, sạch bệnh với sản
phẩm thông thường.
Chưa có hệ thống các lò giết mổ.

9


-

-

Cơ hội
Thị trường rộng lớn, nhu
cầu thực phẩm an toàn, sạch bệnh
trong đó có heo là rất lớn.
Có sự trợ giúp kỹ thuật, đầu tư cơ
sở hạ tâng của công ty cung cấp
đầu vào, cơ quan, ban nghành

thúc đẩy sản xuất heo sach, an
toàn.
Bước đầu có sự trợ giúp về chính
sách giúp phát triển nghành chăn
nuôi trong nước, trong đó có chăn
nuôi heo.

-

-

-

Thách thức
Biến đổi khí hậu, thời tiết thay
đổi thất thường, không theo quy
luật, dịch bệnh dễ phát triển.
Khi VN gia nhập TPP thì thuế
nhập khẩu bị xóa bỏ, làm cho thịt
heo nhập khẩu giá rẻ tràn vào
VN, gây khó khăn trong chăn
nuôi và tiêu thụ.
Thịt heo nhập lậu ngày càng
nhiều, ảnh hưởng đến nghành
chăn nuôi heo trong nước.
Không có ranh giới giữa sản
phẩm heo sạch và heo thường
không thúc đẩy người chăn nuôi
áp dụng kỹ thuật chăn nuôi theo
tiêu chuẩn VIETGAP.

Thiếu hụt lao động, giá thành sản
phẩm tăng.
Một số doanh nghiệp chiếm thị
phần lớn tự quyết định giá đầu
vào (Giống, thức ăn, thuốc thú
y... và giá bán sản phẩm) dẫn đến
cạnh tranh không lành mạnh. gây
ảnh hưởng không tốt đến thị
trường, tâm lý người tiêu dùng

V.

TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN

Trên cơ sở thông tin đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng:
Với vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi của Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kontum hiện nay
và trong mục tiêu phát triển chăn nuôi chung của cả nước, khu vực của dự án sẽ được
quy hoạch với tính chất là khu chăn nuôi có quy mô sẽ trở thành mắt xích quan trọng
trong việc thực hiện chính sách của tỉnh Kontum về việc phát triển ngành chăn nuôi có
quy mô hàng hóa lớn và an toàn dịch bệnh.

10


Hiện nay, ngành chăn nuôi ở địa phương vẫn chưa thật sự trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn. Việc xuất hiện một Dự án trang trại có quy mô đàn lớn và hình thức sản xuất
mới hiện đại, mở đầu cho quá trình phát triển ngành chăn nuôi nhằm nhân rộng trên địa
bàn trong thời gian đến.
Dự án được thành lập hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như chính sách
và đường lối đổi mới phát triển của Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kontum.

Việc đầu tư xây dựng Dự án tại địa phương sẽ tác động trực tiếp tới công cuộc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo của địa phương, đồng thời tạo đà phát
triển chăn nuôi, đóng góp đáng kể vào tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong xây
dựng nông thôn mới.
Tóm lại: Dự án được thực hiện hoàn toàn phù hợp với nhu cầu hiện tại cũng như
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Việc đầu tư xây dựng “Trang trại
chăn nuôi heo nái và heo con giống siêu nạc” là hoàn toàn phù hợp với các điều kiện
khách quan và chủ quan trên địa bàn, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động địa phương đem lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế lẫn xã hội cho Huyện Ngọc Hồi
nói riêng, tỉnh Kontum nói chung.

11


CHƯƠNG III: TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHÂN SỰ

I.

QUY MÔ VÀ TỔ CHỨC NHÂN SỰ.

Bộ máy tổ chức nhân sự của trang trại sẽ được bố trí gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động
tốt và có hiệu quả cao. Với kế hoạch triển khai như trên, dự kiến số lượng lao động
trong trang trại đi vào hoạt động ổn định như sau:
STT

I./

II./

VỊ TRÍ


CHUYÊN MÔN

QUẢN LÝ TRANG
TRẠI, VẬN
CHUYỂN, MUA
BÁN SẢN PHẨM

NĂM 2 ĐH CHUYÊN
NGÀNH QTKD

3

KHU NÁI BẦU

1

Trưởng Khu

Đại học/CĐ Thú Y

1

2

Công nhân

9/12

1


III./

KHU NÁI ĐẺ

1

Trưởng Khu

Đại học/CĐ Thú Y

1

2

Công nhân

9/12

1

IV./

KHU
SỮA

HEO

CAI


1

Trưởng Khu

Đại học/CĐ Thú Y

1

2

Công nhân

9/12

1

Tổng Cộng:

II.

SỐ LƯỢNG

9

CHẾ ĐỘ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG.

Nhân sự trong trang trại sẽ làm việc theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động. Số
giờ làm việc trong ngày 8 giờ, số ngày làm việc trong tháng là 26 ngày. Các ngày lễ, ngày
nghỉ phù hợp với bộ luật lao động của Việt Nam. Trong trường hợp phải làm thêm giờ
hoặc làm việc vào những ngày lễ, ngày nghỉ, tiền lương sẽ được tính tăng thêm một cách


12


phù hợp và người lao động sẽ được thông báo trước để chuẩn bị cho việc làm thêm giờ.
Trang trại sẽ đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
các chế độ đãi ngộ khác cho người lao động theo đúng quy định, đáp ứng quyền lợi chính
đáng của người lao động.

III. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
1. Nguyên tắc:
Đánh giá tổng hợp phương án theo các yếu tố như: Vốn, giá thành, chất lượng dịch
vụ, hiệu quả kinh tế v.v.
Quán triệt biện pháp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và trang trại.
Bảo đảm về nguồn vốn, ổn định về chất lượng của trang trại.

2. Mục tiêu:
Tận dụng mọi nguồn lực, phát huy mọi thế mạnh nhằm đưa trang trại càng ổn địn
và phát triển.

13


CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING

I.
KHÁCH HÀNG TIÊU THỤ - THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ.
1. Khách hàng mục tiêu.
Khách hàng mục tiêu của sản phẩm thịt heo là các hộ gia đình, các quán ăn, nhà
hàng khách sạn và những khách hàng khác tại địa bàn tỉnh KonTum, các tỉnh lân cận.

Hiện nay thì trong xu hướng hội nhập thì khách hàng có xu hướng chuyển dần từ mua ở
chợ sang kênh mua bán lẻ ở cửa hàng và siêu thị trong thành phố.

2. Thị trường tiêu thụ.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu là người tiêu dùng địa phương, trãi rộng qua các
huyện, các tỉnh khác trong khu vực. Phân bố chủ yếu là chợ truyền thống, cửa hàng bán
lẻ và siêu thị trong vùng.
SƠ ĐỒ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA SẢN PHẨM

14


II.

Tình hình cạnh tranh

Do giá cả thức ăn và chi phí sản xuất cao nên đẩy giá thành tăng theo. Từ tình hình
đó thì một số công ty đã nhập khẩu thịt heo từ mỹ với giá thành rẻ hơn mức trung bình từ
20 – 30%, gây khó khăn cho trang trại, kéo theo giá thịt heo xuống thấp.
Ngoài ra, sản phẩm thịt heo còn được thay thế bằng ác sản phẩm khác như thịt bò, thịt
trâu, thịt gia cầm, đặc biệt là thịt gà do nhập khẩu từ nước ngoài về với giá rẻ hơn thị
trường nội địa rất nhiều.

III.

Khách hàng hiện tại – thị trường tiêu thụ hiện tại.

Khách hàng hiện tại là những người tiêu thụ thịt heo sản xuất trên thị trường hiện
có. Họ có thể là người tiêu dùng cuối cùng, có thể mua về để sản xuất cho quá trình kinh
doanh của họ.

Khách hàng mua thịt heo trên kênh bán lẻ chủ yếu là hộ gia đình, chiếm tỷ trọng
82,5%kế đến là các nhà hàng, quán ăn chiếm tỷ trọng 7,5%, nhà hàng khách sạn chiếm
2,5% còn lại 2,5% người mua là vì mục đích khác.
Bảng tổng hợp tỷ lệ khách hàng trên thị trường bán lẻ:
Người mua
Hộ gia đình
Quán ăn
Nhà hàng, khách sạn
Bếp ăn tập thể
Cơ sở sản xuất chế biến
Khác
Tổng mẫu

Số lượng
33
3
1
1
1
1
40

Tỷ trọng (%)
82,5
7,5
2,5
2,5
2,5
2,5
100,0


(Nguồn: điều tra thực tế năm 2014 của công ty Green Feed)

15


IV.

KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM

Sơ đồ hệ thống kênh phân phối sản phẩm thịt heo.

Sơ đồ kênh phân phối tổng hợp quá trình sản phẩm thịt heo được phân phối ra thị
trương theo các kênh sau:

1. Trang trại – Thương lái địa phương – lò mổ - bán lẻ - người tiêu dùng.
2. Trang trại – thương lái địa phương – lò mổ - bán lẻ - nhà hàng, quán ăn.
3. Trang trại – thương lái địa phương – thương lái đường dài – lò mổ ngoài tỉnh –
bán lẻ - người tiêu dùng.

16


4. Trang trại – thương lái địa phương – thương lái đường dài – lò mổ ngoài tỉnh –
bán lẻ - nhà hàng.

5. Trang trại – thương lái địa phương – thương lái đường dài – công ty chế biến
thực phẩm – cửa hàng bán lẻ - người tiêu dùng.
6. Trang trại – thương lái địa phương – thương lái đường dài – công ty chế biến
thực phẩm – cửa hàng bán lẻ - nhà hàng.

7. Trang trại – thương lái đường dài – lò mổ ngoài tỉnh – bán lẻ - người tiêu dùng.
8. Trang trại – thương lái đường dài – lò mổ ngoài tỉnh – bán lẻ - nhà hàng, quán
ăn.
9. Trang trại - thương lái địa phương tự giết mổ - bán lẻ - người tiêu dùng.
Trong số các kênh phân phối nêu trên, dựa vào lượng sản phẩm phân phối qua
từng kênh và tính phổ biến, thị hiếu của người tiêu dùng ở phạm vi trong tỉnh và ngoài
tỉnh chúng ta có thể chia kênh phân phối thành 3 nhóm chủ yếu:
- Nhóm 1: Phân phối sản phẩm thịt heo tươi chưa qua chế biến tại địa phương trong
tỉnh - gồm có Kênh số 1, Kênh số 2 và Kênh số 9.
- Nhóm 2: Phân phối sản phẩm thịt heo tươi chưa qua chế biến ra ngoài tỉnh - gồm
các kênh như: Kênh số 3, Kênh số 4, Kênh số 7 và Kênh số 8.
- Nhóm 3: Phân phối sản phẩm thịt heo đã qua chế biến - gồm các kênh: Kênh số 5
và Kênh số 6.

17


CHƯƠNG V: QUY MÔ VÀ HẠNG MỤC ĐẦU TƯ
I.
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.
1. Điều kiện về vật chất.
Khu vực xây dựng dự án: huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Diện tích: 3 ha.
Khu đất được quy hoạch là khu chăn nuôi xa dân cư, đảm bảo an toàn vệ sinh môi
trường. Đây là khu đất thuận lợi cho việc xây dựng trang trại chăn nuôi heo nái tập trung
với sản lượng hàng hóa lớn.

II.
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ KIẾN TRÚC.
1. Bố trí mặt băng xây dựng.

Toàn bộ khu vực xây dựng Dự án có diện tích khoảng 3ha. Trong đó: diện tích
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kiến trúc khoảng 1200 m 2, diện tích còn lại xây dựng
hệ thống công trình biogas để xử lý chất thải chăn nuôi, trồng cây sinh thái. Mặt bằng
tổng thể của Dự án được chia thành các khu như sau:

- Xây dựng hệ thống đường công vụ nội bộ liên hoàn cho toàn bộ khu vực nằm
-

trong quy hoạch của Dự án với tổng chiều dài khoảng 300 m.
Xây dựng hệ thống công trình chuồng trại, nhà điều hành, khu bảo vệ, trạm xử lý

-

nước thải, hệ thống điện.
Trồng cây xanh theo quy hoạch tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường cho toàn bộ

-

khu vực.
Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải để đảm bảo

-

an toàn vệ sinh môi trường cho khu vực vùng phụ cận.
Lập ranh giới bằng rào chắn phân định Dự án.
2. Nguyên tắc xây dựng công trình.
Các hạng mục công trình sẽ được bố trí theo những nguyên tắc sau:

- Bố trí thuận tiện cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong khu vực Dự
-


án.
Thuận tiện cho việc phát triển, mở rộng dự án sau này.
Tiết kiệm đất xây dựng nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng của các khu trại

-

chăn nuôi.
Tuân thủ các quy định về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng của địa phương và Nhà
nước ban hành.

18


- Tạo dáng vẻ kiến trúc phù hợp với cảnh quan của khu chăn nuôi tập trung.
- Hợp lý cho việc vận hành trại,kiểm soát an toàn dịch bệnh và đảm bảo thông

-

thoáng trong và xung quanh khu vực trang trại.
3. Yêu cầu kỹ thuật xây dựng dự án:
Đối với trại nái:

Khi xây dựng chuồng nái đẻ và nuôi con được thiết kế có vùng cho heo con và vùng
cho heo mẹ riêng biệt để tránh hiện tượng heo mẹ đè lên heo con khi chúng nằm. Có nơi
tập ăn riêng (bổ sung thức ăn sớm). Chuồng thiết kế trên diện tích từ 4-6 m 2, chia thành 2
khu vực rõ rệt.Heo nái nằm và di chuyển ở giữa với chiều rộng từ 60 -65 cm, dài 240 cm,
có khung không chế. Có máng ăn cho heo mẹ và vòi uống nước tự động. Hai bên vùng
heo nái nằm là vùng dành cho heo con hoạt động. Sàn chuồng của heo con nên thiết kế
bằng nhựa để dễ vệ sinh và làm giảm tiêu chảy trên heo con. Nền chuồng của heo mẹ

nằm trên đan bê tông. Chuồng được làm kín và có hệ thống làm lạnh nhằm kiểm soát
nhiệt độ, độ ẩm và chất lượng không khí phù hợp cho heo nái.Riêng heo con có ngăn ủ
ẩm riêng.

- Chuồng nái chửa:
Thiết kế theo từng dãy, chúng chỉ cần diện tích nhỏ bằng phần của heo nái đẻ nằm để di
chuyển và nằm. Chiều rộng 65 cm, chiều dài 240 cm, có máng ăn và vòi uống nước tự
động.
- Chuồng nái chờ phối:
Heo nái khi chờ phối giống được nuôi thành từng nhóm, cứ 4-6 con/ô, có diện tích 5-6
m2, có máng ăn chung hay phân biệt bằng ,máng ăn tự động cho từng cá thể. Vòi uống
nước tự động và có vị trí thuận lợi để vận động ở sân hay bãi chơi. Việc thiết kế chuồng
heo nái chờ phối cần thiết phải có tính liên hoàn và dễ tiếp xúc với heo đực giống để điều
khiển động dục cho heo nái. Khi heo nái phối giống có kết quả sẽ được chuyển đến nuôi
ở các ô chuồng heo nái chửa riêng lẻ để dễ theo dõi và nuôi dưỡng phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của bào thai.
- Kiểu chuồng heo đực giống:
Khi thiết kế chuồng nuôi heo đực giống cần chú ý đến việc nuôi dưỡng và sử dụng
chúng để phối giống hay lấy tinh. Chuồng heo đực giống nên thiết kế kiên cố, có diện
tích từ 5- 6 m2 , chúng phải được nhốt riêng lẽ từng con. Thành chuồng cao từ 1,4 m, nền
bằng bê tông chắc chắn, tránh nền gồ gề gây xây xát móng chân của heo đực giống.
- Đảm bảo các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh, lao động và phòng
cháy chữa cháy.
- Tất cả các chuồng nuôi heo nái,heo con,heo hậu bị đều được nuôi trong môi
trường sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe đàn heo, an toàn vệ sinh môi trường và dễ
kiểm kiểm soát dịch bệnh,giảm thiểu tối đa sử dụng thuốc kháng sinh.

19



CHƯƠNG VI: QUY MÔ, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH

I.
QUY MÔ GIỐNG TRONG TRANG TRẠI.
1. Con giống.
- Nguồn gốc con giống: Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam cung cấp giống nái

-

GF24 heo cái hậu bị thế hệ mới nhất. Giống heo được nhập theo hợp đồng giữa
Trang trại và công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam.
Con giống đưa vào sản xuất là nguồn giống cao sản,sạch bệnh năng suất vượt trội
tạo ra giống thương phẩm để đàn heo có năng suất cao,sức đề kháng tốt, tiêu tốn
thức ăn/kg tăng trọng thấp giúp giảm giá thành chăn nuôi nhằm tăng sức cạnh
tranh và tối ưu hóa lợi nhuận cho chủ đầu tư.
2. Bảng so sánh nái giống GF24 với Nái giống cao sản khác.
CHỈ TIÊU

THÀNH TÍCH GF24

HEO NÁI CAO SẢN
KHÁC

Tỷ lệ lên giống lần
đầu

>70% sau 1 tuần tiếp xúc nọc

Tối đa 60%


>90% sau 3 tuần tiếp xúc nọc

80%

Tỷ lệ đẻ

>90%

Tối đa 86%

Tổng số con sinh
ra/lứa

>13 con

< 12

Tổng số heo con chọn
nuôi

>12 con

< 11

Tổng số heo con cai
sữa

>11 con

< 10


Không sụt giảm năng suất ở lứa
đẻ thứ 2

Năng suất biến động giảm ở
lứa thứ 2

Sự ổn định

20


Tỷ lệ nái giữ lại sau
lứa 2

> 75%

Đặc biệt có gen 18+

Kháng bệnh tiêu chảy do Ecoli
trên heo con

II.

Không có

SẢN XUẤT VÀ KHAI THÁC.

Với mong muốn chăn nuôi 125 con heo nái giống GF24 và số lượng heo con xuất
chuồng trong 1 năm là trên 3000 con được chọn nuôi với chất lượng con giống tốt, hiệu

quả kinh tế cao,sạch bệnh. Trang trại đươc áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật
hiện đại và tiên tiến, đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt, đáp ứng nhu tốt nhu cầu ngày càng
cao của thị trường về con giống an toàn ,tăng trọng tốt và giá cả cạnh tranh.

1. Phương án tổ chức bố trí sản xuất:
Sơ đồ sản xuất:

1, Nhập heo hậu
bị

6. Xuất bán heo
con 20kg

2. Kiểm tra chất
lượng

5. Đẻ và cai sữa

3. Nuôi và chăm sóc
đặc biệt đến 90-100kg

4. Heo nái

Với phương thức chăn nuôi hiện đại cần đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất và
chất lượng giống heo con khi xuất bán. Heo được chăm sóc và nuôi dưỡng trong điều
kiện môi trường phù hợp nhất, được theo dõi tốc độ sinh trưởng, tiêu tốn lượng thức ăn /
1 kg tăng trọng,độ đồng đều cao... cung cấp ra thị trường được kiểm tra có chất lượng và
năng suất tốt nhất.
Nguồn thức ăn được nhập theo chương trình hợp tác giữa chủ đầu tư với Công ty cổ
phần GreenFeed Việt Nam,là công ty đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm chuyên sản


21


xuất con giống GF24 và cung cấp thức ăn chăn nuôi. Chất lượng được đăng kí bảo hộ
độc quyền theo tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn an toàn quốc tế .

2. Đối tác – công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam.
- Cung cấp con giống cho trang trại với con giống sạch bệnh, đáp ứng các tiêu
-

chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.
Cung cấp kỹ thuật cho trang trại, tư vấn các kỹ thuật chăn nuôi và cử kỹ sư chăm
sóc heo cho trang trại định kỳ.
Cung cấp đầu vào cho trang trại
3. Tiêu chuẩn vệ sinh nước trong chăn nuôi gia súc gia cầm.
(Tiêu chuẩn QCVN 01 - 99: 2012/BNNPTNT)
TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Giới hạn tối đa

...

6,0-8,5


1

PH trong khoảng

2

Độ cứng

Mg/L

350

3

Nitrat (NO3-)

Mg/L

50

4

Nitrit(NO2-)

Mg/L

3,0

5


Clorua (Cl)

Mg/L

300

6

Sắt (Fe)

Mg/L

0,5

7

COD

Mg/L

10

8

BOD

Mg/L

6


9

Tổng số chất rắn (TS)

Mg/L

0,01

10

Đồng (Cu)

Mg/L

2

11

Xyanua (CN-)

Mg/L

0,07

12

Florua (F)

Mg/L


1,5

13

Mangan (Mn)

Mg/L

0,5

14

Kẽm (Zn)

Mg/L

5

15

Chì (Pb)

Mg/L

0,1

16

Thủy ngân (Hg)


Mg/L

0,1

17

Asen (As)

Mg/L

0,05

18

Cadmi (Cd)

Mg/L

0,05

22


III.

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

Công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn heo của trang trại được chú trọng đặc
biệt, đảm bảo đàn heo được tiêm phòng đầy đủ, đúng thời hạn đúng liều lượng, năm 2 lần
trước mùa mưa đối với các loại vaccin dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn, lở mồm

long móng.... Để nâng cao sức đề kháng, tính chống chịu bệnh tật cao cho đàn heo.
Quản lý và giám sát chặt chẽ chất lượng thuốc thú y và chất lượng thức ăn bảo vệ
tốt cho đàn gia súc. Phát hiện dịch bệnh kịp thời, khoanh ổ dịch nếu có, tập trung xử lý
dứt điểm các ổ dịch.
Quy trình phòng bênh bằng thuốc cho heo.
Thời gian tiêm Loại tiêm phòng
(Ngày tuổi)
2-3

Tiêm sắt lần 1

10-13

Tiêm sắt lần 2

20

Vacin dịch tả lợn lần 1

45

Vacin dịch tả lợn lần 2

20

Vacin phó thương hàn lần 1

28-34

Vacin phó thương hàn lần 2


28-35

Vacin Phù đầu lợn con

60

Vacin Tụ - Dấu

23


CHƯƠNG VII: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ KIẾN

I.
CHI PHÍ ĐẦU TƯ DỰ ÁN TỔNG THỂ 125 NÁI.
1. Chi phí đầu tư tài sản cố định cho dự án.
a. Chi phí xây dựng cơ bản của dự án.

ST
T

HẠNG MỤC

ĐV
T

A

XÂY DỰNG CƠ BẢN


1

Trại mang thai, nọc, PTHB

trại

2

Trại đẻ

trại

3

Trại cai sữa

trại

4

Bể nước

cái

B

SL

Diện

tích

Tổn
g
diện
tích

Gia/m2 TT

711,104,000

1

348

348

800,00
0

278,640,000

1

212

212

800,00
0


169,776,000

1

288

288

800,00
0

230,688,000

2

20

40

800,00
0

32,000,000

HẠNG MỤC ĐIỆN NƯỚC
+MƯƠNG THOÁT

-


190,000,000

1 HT điện - nước

toàn
bộ

1

-

50,000,000

2 HT mương - hố gas thoát nước

toàn
bộ

2

-

40,000,000

3 Biogas

toàn

24



bộ
Các hạng mục phục vụ CN như:
phòng giặt, nhà phơi đồ, sát trùng toàn
4
khách, đường xuất heo, bể nước bộ
rữa đan + mái che,…
C

THIẾT BỊ

1

Trại mang thai

trại

2

Trại đẻ

trại

3

Trại cai sữa

trại

4


Thiết bị khác

trại

1

-

-

-

40,000,000

60,000,000

699,948,000
248,496,000

1

236,172,000

1

193,980,000

1


21,300,000

1

1,601,052,00
0

Tổng dự án

b. Chi phí nhập 125 heo nái.
Với giá nhập heo nái của công ty GREEN FEED là 9,600,000VNĐ / con.
Số lượng heo nái

-

Giá nhập heo nái
(triệu vnđ)

125
9,600,000
Tổng nhu cầu về vốn lưu động.

Tổng
1,200,000,000

25


×