Tải bản đầy đủ (.pdf) (223 trang)

Nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro của tổng thầu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.24 MB, 223 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LÊ ĐĂNG THỨC

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO
CỦA TỔNG THẦU TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
THIẾT KẾ, MUA SẮM, CHẾ TẠO VÀ LẮP ĐẶT
(EPCI) DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KHAI THÁC
MỎ DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

LÊ ĐĂNG THỨC

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO
CỦA TỔNG THẦU TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
THIẾT KẾ, MUA SẮM, CHẾ TẠO VÀ LẮP ĐẶT
(EPCI) DỰ ÁN PHÁT TRIỂN KHAI THÁC
MỎ DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62.31.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Phan Thị Thái
2. TS. Lê Như Linh

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả của luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Hà Nội, ngày….. tháng….. năm 2017
Tác giả luận án

Lê Đăng Thức


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...........................................................................................7
1.1. Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu trên thế giới ............7
1.1.1. Phân tích và đánh giá các nghiên cứu trong thực hiện hợp đồng thiết kế,

mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí............7
1.1.2. Phân tích và đánh giá các nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro của
Tổng thầu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt
(EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí .....................................................9
1.2. Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu trong nước............18
Kết luận chương 1 ...............................................................................................21
CHƯƠNG 2: THIẾT LẬP QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..................22
2.1. Phương pháp tiếp cận ..................................................................................22
2.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................22
2.3. Phân loại rủi ro .............................................................................................24
2.4. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................25
2.4.1. Thiết kế thang đo .....................................................................................25
2.4.2. Thiết kế phiếu khảo sát ...........................................................................26
2.4.3. Chọn mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu ...........................................28
2.5. Phương pháp xử lý dữ liệu ..........................................................................31
2.5.1. Xử lý dữ liệu thứ cấp...............................................................................31
2.5.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp ................................................................................31
Kết luận chương 2 ...............................................................................................32


CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG EPCI DỰ ÁN PHÁT
TRIỂN KHAI THÁC MỎ DẦU KHÍ ...................................................................33
3.1. Cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng
EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí ...................................................33
3.1.1. Khái niệm về rủi ro và quản trị rủi ro .....................................................33
3.1.3. Hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí và quản trị rủi
ro trong các hợp đồng EPCI ..............................................................................58
3.2. Thực tiễn quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng EPCI dự án phát
triển khai thác mỏ dầu khí của thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..68

3.2.1. Thực tiễn quản trị rủi ro của Petronas, Malaysia....................................68
3.2.2. Thực tiễn quản trị rủi ro của dự án Sakhalin, Nga ..................................68
3.2.3. Thực tiễn quản trị rủi ro qua nghiên cứu của Pramendra Srivastava, Ấn Độ........69
3.2.4. Thực tiễn quản trị rủi ro qua dự án Genesis của Mỹ tại Vịnh Mexico ...70
3.2.5. Các mô hình quản trị rủi ro trên thế giới đã áp dụng ..............................72
3.2.6. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ..............................................77
Kết luận chương 3 ...............................................................................................78
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA
TỔNG THẦU TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG EPCI DỰ ÁN PHÁT
TRIỂN KHAI THÁC MỎ DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM .....................................79
4.1. Thực trạng rủi ro của Tổng thầu trong thực hiện hợp đồng EPCI
thuộc dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam giai đoạn 2006
- 2015.....................................................................................................................79
4.2. Thực trạng quản trị rủi ro của Tổng thầu trong thực hiện hợp đồng
EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam ............................97
4.2.1. Thực trạng hoạt động xác định, nhận diện rủi ro ....................................99
4.2.2 Thực trạng hoạt động đo lường rủi ro ....................................................100
4.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro ..................................................103
4.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro của Tổng thầu.....................105
4.2.5. Đánh giá những mặt làm được và hạn chế trong quản trị rủi ro của
Tổng thầu áp dụng trong thực hiện hợp đồng EPCI dự án phát triển khai
thác mỏ dầu khí tại Việt Nam .........................................................................106
Kết luận chương 4 .............................................................................................108


CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA TỔNG
THẦU TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG EPCI DỰ ÁN PHÁT TRIỂN
KHAI THÁC MỎ DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM ..................................................109
5.1. Hoàn thiện phương pháp xác định rủi ro qua nghiên cứu định lượng .109
5.1.1. Nhận diện rủi ro của Tổng thầu trong thực hiện hợp đồng EPCI dự án

phát triển khai thác mỏ dầu khí thực tế đã triển khai ở Việt Nam ..................109
5.1.2 Phân loại rủi ro .......................................................................................118
5.1.3. Kiểm định sự tin cậy thang đo ..............................................................119
5.2. Hoàn thiện phương pháp đo lường rủi ro................................................121
5.3. Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro .......................................................127
5.3.1. Giải pháp kiểm soát rủi ro Re1: Các rủi ro do điều kiện địa chất,
gồm: địa chất thủy văn (các dòng hải lưu, mực nước), địa chất công trình
nơi đặt giàn khoan (gặp phải vùng khí nông...) ..............................................130
5.3.2. Giải pháp kiểm soát rủi ro Re2: Rủi ro do sai sót trong thiết kế, đặc
biệt ảnh hưởng đến chi tiết kỹ thuật của các thiết bị trong gói LLI, kết cấu
chân đế và khối thượng tầng của giàn khoan ..................................................132
5.3.3. Giải pháp kiểm soát rủi ro Rp3: Rủi ro do việc chọn nhà cung cấp .....132
5.3.4. Giải pháp kiểm soát rủi ro Rc7: Rủi ro do mất an toàn trong thi công,
đặc biệt ở các thời điểm có khối lượng công việc cao, số lượng nhân công
lớn làm khó khăn cho việc quản lý và bảo đảm an toàn .................................135
5.3.5. Giải pháp kiểm soát rủi ro Rc22: Rủi ro do chậm các hạng mục CPM 136
5.3.6. Giải pháp kiểm soát rủi ro Ri4: Rủi ro do thời tiết biển ảnh hưởng
đến công việc ngoài biển .................................................................................142
Kết luận chương 5 .............................................................................................146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
ATSKMT : An Toàn sức khỏe và môi trường.
CAR

: Corrective Action Request - Chương trình hành động khắc phục.
CPM
: Critical parth method - Phương pháp đường găng.
CSHT
: Cơ sở hạ tầng.
EMV
: Expected monetary value - Giá trị kỳ vọng.
EPCI
: E - Engineering, P - Procurment, C - Construction, I - Installtion - Thiết
kế, mua sắm chế tạo và lắp đặt, chạy thử.
FEED
: Front End Engineering Design - Thiết kế cơ cở sau nghiên cứu khả
thi/thiết kế định hướng và trước thiết kế chi tiết.
FPSO
: Floating Production, Storage and Offloading - Kho chứa nổi và có hệ
thống công nghệ xử lý.
FSO
: Floating Storage and Offloading - Kho chứa nổi.
IRR
: Internal rate of return - Suất thu lợi nội tại.
ITB
: Invitation To Bid - Hồ sơ mời thầu.
Jacket
: Chân đế.
JV
: Joint Venture - Liên doanh.
JOC
: Joint Operating company – Công ty Liên doanh Điều hành chung.
LDs
: Liquidated Damages - Phạt chậm tiến độ.

LLI
: Long lead item - Các gói thiết bị quan trọng cần thời gian mua sắm dài.
Lumpsum : Hợp đồng trọn gói.
NPV
: Net present value - Giá trị hiện tại thuần.
PSC
: Production Sharing Contract- Hợp đồng phân chia sản phẩm
RACI
: Bảng phân công trách nhiệm ( R- Responsibility - Trách nhiệm, A Accountable - Chịu trách nhiệm, C - Consulted - Tư vấn, và I Informed - Cần thông báo).
RXy
: Rủi ro thứ y trong giai đoạn X.
SIMOP
: Simultaneous Operations - Quy trình phối hợp giữa công tác khoan và
chiến dịch lắp đặt các hạng mục ngoài biển.
SoW
: Scope of Work - Các hạng mục các công việc.
Topside
: Khối thượng tầng.
WHP
: Giàn đầu giếng.
XDCT
: Xây dựng công trình.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng

Trang


Bảng 2.1. Ma trận gán tính điểm ............................................................................... 26
Bảng 2.2. Thông tin tổ chức / doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát .......................... 31
Bảng 3.1. Phân loại rủi ro của nhà thầu .................................................................... 39
Bảng 3.2. Quy trình quản trị rủi ro ............................................................................ 42
Bảng 3.3. Thang đo ảnh hưởng ................................................................................. 44
Bảng 3.4. Thang đo khả năng xảy ra ......................................................................... 44
Bảng 3.5. Bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên quan tâm các rủi ro ...................................... 45
Bảng 3.6. Sự khác biệt của 2 loại hợp đồng EPC trong dự án phát triển khai thác
mỏ dầu khí và các dự án xây dựng dân dụng, công nghiệp ........................... 64
Bảng 4.1. Các hợp đồng EPC trong các dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí ở
thềm lục địa Việt Nam giai đoạn từ 2006-2013 ............................................. 81
Bảng 4.2. Số tiền phạt do chậm tiến độ .................................................................... 95
Bảng 4.3: Cấu trúc phân loại rủi ro trong công tác quản trị rủi ro tổng thể ............ 101
Bảng 4.4: Tiêu chí đánh giá tần suất xảy ra rủi ro của PTSC MC .......................... 102
Bảng 4.5: Tiêu chí cho điểm tác động rủi ro của PTSC MC .................................. 102
Bảng 4.6: Ma trận thể hiện cấp độ rủi ro trong quản trị rủi ro ................................ 103
Bảng 4.7: Phân loại các biện pháp ứng phó rủi ro trong công tác quản trị rủi ro
của PTSC MC............................................................................................... 104
Bảng 5. 1: Bảng điểm đánh giá quá trình thực hiện của nhà thầu cung cấp ......... 134
Bảng 5.2: Tiến độ thực tế dự án theo số liệu 10 ngày gần nhất .............................. 139


DANH MỤC HÌNH VẼ
TT

Tên hình

Trang


Hình 1.1. Vị trí mỏ và phương án phát triển ............................................................. 10
Hình 1.2. Rủi ro trong dự án thăm dò khai thác của nhóm T.A.Akineremi ............. 11
Hình 1.3. Nhóm rủi ro khi thực hiện hợp đồng EPCI ............................................... 12
Hình 1.4. Các quan điểm khác nhau về quá trình quản lý rủi ro dự án..................... 17
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu của luận án ............................................................. 23
Hình 2.2. Sơ đồ phân loại rủi ro ................................................................................ 25
Hình 2.3: Phương pháp thu thập thông tin ................................................................ 30
Hình 3.1. Bảng phân phối nhị phân với (n=5, P=0.5) ............................................... 47
Hình 3.2. Phân phối chuẩn (2, 10) ............................................................................ 48
Hình 3.3. Phân Phối tam giác với giá trị (-10, 0, 10) ................................................ 49
Hình 3.4. Chu trình đưa ra quyết định ...................................................................... 52
Hình 3.5. Cây quyết định cho đấu thầu ..................................................................... 53
Hình 3.6. Các hạng mục chính của khối kiến trúc thượng tầng ................................ 63
Hình 3.7. Các công trình nước sâu sử dùng công nghệ Spar .................................... 70
Hình 3.8. Sơ đồ đánh giá và xử lý rủi ro của dự án Genesis của Mỹ tại Vịnh
Mexico ....................................................................................................... 71
Hình 3.9. Mô hình quản trị rủi ro PRINCE2 (2002) ................................................. 73
Hình 3.10. Mô hình Cooper et al., 2005, p.15 .......................................................... 74
Hình 3.11. Mô hình Amir Hassan Mohebbi Ngadhnjim Bislimi, Methodology ...... 75
Hình 3.12. Quá trình quản trị rủi ro dự án ................................................................ 76
Hình 4.1. Giai đoạn EPCI trong tổng thể dự án phát triển mỏ.................................. 80
Hình 4.2. Giai đoạn EPCI ......................................................................................... 80
Hình 4.3. Chi phí phát sinh của hợp đồng................................................................. 85
Hình 4.4. Chi phí thay đổi của hợp đồng .................................................................. 87
Hình 4.5. Chi phí thay đổi khi thực hiện hợp đồng................................................... 88
Hình 4.6. Chi phí thay đổi khi thực hiện hợp đồng................................................... 89
Hình 4.7. Chi phí thay đổi khi thực hiện hợp đồng................................................... 91


Hình 4.8. Chi phí thay đổi khi thực hiện hợp đồng EPC của dự án HST- HSD ....... 92

Hình 4.9. Chi phí thay đổi khi thực hiện hợp đồng................................................... 94
Hình 4.10. Chi phí thay đổi khi thực hiện hợp đồng EPCI dự án Thăng Long Đông Đô ..................................................................................................... 95
Hình 4.11: Các bên tham gia dự án BD1 .................................................................. 96
Hình 4.12. Chi phí tăng của dự án Biển Đông .......................................................... 97
Hình 4.13. Khái quát quá trình quản trị rủi ro của PTSC MC ................................. 98
Hình 4.14. Lưu đồ quá trình quản trị rủi ro của PTSC MC ...................................... 99
Hình 5.1: Sơ đồ điều phối các phương tiện tại vùng mỏ Chim Sáo ....................... 115
Hình 5.2: Quan hệ giữa khối lượng công việc và rủi ro trong các giai đoạn của
hợp đồng EPCI trong dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí .................. 117
Hình 5.3. Biểu đồ biểu diễn số lượng rủi ro trong các giai đoạn của Hợp đồng .... 117
Hình 5.4. Kết quả thống kê rủi ro từ các công trình nghiêu cứu và từ thực hiện
hợp đồng EPCI tại Việt Nam ................................................................... 117
Hình 5.5: Phân loại sơ bộ các nhóm rủi ro .............................................................. 118
Hình 5.6: Kết quả phân loại cuối cùng sau khi phân tích kết quả phiếu khảo sát .. 120
Hinh 5.7. Áp dụng công cụ @risk........................................................................... 121
Hình 5.8: Nhận dạng các phân phối rủi ro .............................................................. 122
Hình 5.9: Sắp xếp theo thứ tự các phân bố xác suất được nhận dạng (Ranking) ... 122
Hình 5.10. Kết quả mô phỏng (với giá trị mean=0,3) ............................................. 123
Hình 5.11. Mục tiêu trong thực hiện dự án ............................................................. 124
Hình 5.12. Đánh giá và phân loại rủi ro .................................................................. 125
Hình 5.13. Phân loại rủi ro ...................................................................................... 126
Hình 5.14. Phương pháp Bow-tie............................................................................ 127
Hỉnh 5.15. Mô hình kiểm soát rủi ro trong thực hiện hợp đồng EPCI ................... 128
Hình 5.16. Giải pháp kiểm soát rủi ro (2 phòng tuyến - 4 nhóm giải pháp) ........... 129
Hình 5.17. Giải pháp kiểm soát rủi ro cho rủi ro Re2 ............................................. 131
Hình 5.18. Giải pháp kiểm soát rủi ro cho rủi ro Rp3............................................. 133
Hình 5.19. Đánh giá điểm các nhà thầu phụ trong quá trình thực hiện .................. 135


Hình 5.20. Giải pháp kiểm soát rủi ro cho rủi ro Rc22 ........................................... 137

Hình 5.21: Phân bổ rủi ro đối với ngày hoàn thành việc chế tạo ống ..................... 140
Hình 5.22: Các khả năng xảy ra cho ngày hoàn thành ............................................ 140
Hình 5.23: Xác xuất hoàn thành trên cơ sở số liệu 10 ngày ................................... 141
Hình 5.24. Tiến độ dự án BD thay đổi sau khi có giải pháp tăng cường nhân lực
từ ngày 23/2/2012 .................................................................................... 142
Hình 5.25. Cửa sổ thời tiết thi công ........................................................................ 144
Hình 5.26. Sóng đo được tại tàu dự báo thời tiết Polarfront 66°N, 2°E từ ngày
6.9 đến 3.10 .............................................................................................. 144
Hình 5.27. Giải pháp kiểm soát rủi ro cho rủi ro Ri4 ............................................. 145


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và phát triển khai thác dầu khí là
một trong những hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro, đòi hỏi công nghệ tiên tiến
và thường phải hợp tác liên doanh với nước ngoài. PetroVietnam đóng vai trò là đại
diện nước chủ nhà quản lý hoạt động khai thác dầu khí, ngoài ra còn tham gia với
vai trò là nhà đầu tư trong hầu hết các hợp đồng, dự án tìm kiếm thăm dò khai thác
dầu khí trong nước. Tùy thuộc vào đặc thù của từng hợp đồng, tỷ lệ tham gia phổ
biến của PetroVietnam trong khoảng 25-50%. Việc đảm bảo an toàn nguồn vốn, đầu
tư có lời tránh rủi ro thất thoát, là nhiệm vụ quan trọng của tất cả các nhà đầu tư,
đặc biệt là PetroVietnam là đại diện phần vốn của nước chủ nhà.
Tính đến hết năm 2015, Việt Nam có khoảng 100 hợp đồng dầu khí (riêng
giai đoạn 2011-2015 là 34 hợp đồng), trong đó 90% hợp đồng PSC. Hợp đồng PSC
là hợp đồng chia sản phẩm, các bên cử ra nhà điều hành: đa số là một công ty nước
ngoài và PetroVietnam là đại diện bên nước sở tại. Như vậy bình quân mỗi năm có
khoảng 5 - 7 dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí, trong đó hợp đồng Tổng thầu
EPCI là ký kết giữa chủ đầu tư và Tổng thầu trong giai đoạn phát triển khai thác mỏ

dầu khí đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Do đó việc
nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế
tạo và lắp đặt dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam mang tính cấp
thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Hoạt động phát triển khai thác mỏ dầu khí là việc đầu tư xây dựng và lắp đặt
các hạng mục công trình khai thác mỏ phù hợp với điều kiện khai thác, đặc điểm
công nghệ sử dụng nhằm khai thác tối đa tài nguyên thiên nhiên, đáp ứng các yêu
cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm… Đó là các hoạt động đầu tư vào một số công
tác chính như: Khoan thẩm lượng và khoan khai thác; Chế tạo lắp đặt hệ thống công
nghệ nhằm xử lý dầu thô khai thác từ lòng đất thành dầu thô thương phẩm; Xây
dựng hệ thống tàng trữ và xuất sản phẩm (kho chứa bồn bể, FSO, FPSO). Nhìn
chung, hoạt động phát triển khai thác mỏ dầu khí đòi hỏi chi phí lớn và chứa đựng
nhiều các yếu tố rủi ro và biến cố. Vì vậy, ngoài việc khoan thẩm lượng và khai thác
các việc khác thường được các chủ mỏ tổ chức thực hiện theo hình thức hợp đồng
EPC (Engineering Procurement Construction) - hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây


2
dựng) và trong lĩnh vực phát triển khai thác mỏ ngoài khơi còn có thêm việc vận
hành thử công trình (Installation) nên được gọi là hợp đồng EPCI. Chủ đầu tư ký
kết hợp đồng kinh tế với các Tổng thầu thông qua hợp đồng EPCI, ở đó có sự ràng
buộc cam kết của Tổng thầu với điều khoản chi tiết trong hợp đồng. Chủ thầu phải
thực hiện với tất cả các trách nhiệm đã cam kết trong hợp đồng.
Thực tế tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy, khi tổng thầu triển khai các
hợp đồng EPC nói chung luôn gặp nhiều rủi ro về kỹ thật, kinh tế, thị trường, tự
nhiên... Các rủi ro có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn thực hiện hợp đồng này từ
giai đoạn thiết kế (Engineering), giai đoạn mua sắm vật tư, thiết bị (Procurement)
đến giai đoạn xây dựng, lắp đặt (Construction). Các rủi ro xảy ra dẫn đến phát sinh
thêm chi phí khá lớn và kéo dài thời gian thực hiện đã ảnh hưởng xấu đến hiệu
quả, thậm chí có thể coi là “tai nạn” cho dự án, cản trở dự án đạt được mục tiêu

đặt ra, ảnh hưởng đến các cam kết của Tổng thầu trong thực hiện hợp đồng. Mặt
khác, rủi ro còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu và tình hình tài
chính cho các công ty trúng thầu (Tổng thầu). Trong lĩnh vực phát triển khai thác
mỏ ở thềm lục địa của Việt Nam, các hợp đồng EPCI còn có đặc điểm riêng biệt
nữa - đó là những công trình xây dựng đặc thù, nằm ngoài biển khơi, quá trình thi
công phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố tự nhiên, đòi hỏi chi phí lớn,
nên càng tiềm ẩn nhiều các rủi ro. Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro
đối với việc thực hiện hợp đồng EPCI trong các dự án phát triển khai thác mỏ dầu
khí tại Việt Nam là công việc quan trọng và cấp thiết. Các giải pháp sẽ giúp Tổng
thầu có khả năng ngăn chặn, phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro. Đồng thời giúp
Tổng thầu thực hiện được đúng các cam kết trong hợp đồng đặc biệt các điều
khoản về tiến độ, phạm vi khối lượng công việc, chất lượng, an toàn sức khỏe và
môi trường (ATSKMT) với chủ đầu tư.
Rủi ro của Tổng thầu có ảnh hưởng mật thiết tới toàn dự án và trực tiếp đến lợi
ích của chủ đầu tư. Mối quan hệ giữa Tổng thầu, Chủ đầu tư, Nhà thầu phụ được ví
như 3 người ngồi trên cùng một chiếc thuyền, nếu 1 trong 3 người làm lật thuyền thì
toàn bộ đều bị đắm. Vì thế cả 3 người đều phải hỗ trợ nhau, giúp đỡ nhau cùng vượt
qua khó khăn, đi đến bờ thành công. Trong các dự án EPCI thì Tổng thầu đóng vai
trò trung tâm, quyết định đến thành công của dự án. Do vậy việc nghiên cứu rủi ro
với vai trò là Tổng thầu sẽ đảm bảo sự thắng lợi toàn diện của dự án. Với trung bình


3
một năm đưa 5-6 dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí, mỗi dự án với chi phí cố định
từ 500 triệu USD đến 1 tỷ USD thậm chí có dự án lên đến 2 tỷ USD thì việc đảm bảo
thành công dự án không những là vấn đề sống còn về an ninh năng lượng, đảm bảo là
công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước mà còn đảm bảo chủ quyền an ninh quốc gia.
Một dự án phát triển thành công là cột mốc bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
Cũng giống như quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư nói chung, quản trị rủi
ro của hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí là một quy trình có hệ

thống bao gồm: xác định hay nhận diện rủi ro, định lượng rủi ro, phân tích rủi ro và
kiểm soát rủi ro một cách khoa học nhằm tối đa hóa khả năng và kết quả của các sự
kiện thuận lợi và tối thiểu hóa khả năng và ảnh hưởng của những biến cố gây bất
lợi tới việc thực hiện các cam kết thực hiện hợp đồng theo các mục tiêu của dự án
đặt ra. Đây là một trong các công việc đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình phát triển khai thác dầu khí trên biển Việt Nam,
đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn, các quá trình giải ngân của dự án kéo dài, việc chia sẻ
thông tin và công nghệ không đầy đủ và có các khác biệt trong khả năng gánh chịu
rủi ro của các bên, điều kiện môi trường có nhiều biến động. Thực tế hiện nay, hầu
như chưa có các đề tài nghiên cứu đề cập và giải quyết thỏa đáng đến vấn đề này.
Vì vậy, “Nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro của Tổng thầu trong thực hiện
hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai
thác mỏ dầu khí tại Việt Nam” là một vấn đề vừa có tính cấp thiết vừa có tính
thời sự cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tìm ra các giải pháp quản trị rủi ro có căn cứ
khoa học và phù hợp với thực tiễn nhằm né tránh, giảm thiểu hay khắc phục tác hại
của rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng EPCI thuộc dự án phát triển khai thác
mỏ dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam giúp cho Nhà thầu thực hiện được đúng các
cam kết trong hợp đồng xây dựng công trình phát triển khai thác mỏ dầu khí, nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Nhà thầu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các rủi ro có thể gây ra thiệt hại và các
giải pháp quản trị rủi ro của Tổng thầu trong việc thực hiện hợp đồng EPCI.


4
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hợp đồng EPCI thuộc dự án phát triển

khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam từ năm 2006 tới nay do các Tổng thầu thực hiện.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên, nội dung của luận án cần
trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã bàn tới vấn đề lý luận
quản trị rủi ro như thế nào?
2) Hợp đồng EPCI có đặc điểm gì? Rủi ro đối với nhà thầu là gì?
3) Khi thực hiện hợp đồng EPCI của dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí
tại Việt Nam có đặc điểm riêng gì? Có những rủi ro nào có thể gặp phải và công
tác quản trị rủi ro đã thực hiện như thế nào?
4) Cần đưa ra những giải pháp quản trị rủi ro nào để giúp các Tổng thầu
EPCI quản trị được rủi ro?
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cần giải quyết các nhiệm vụ đặt
ra như sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Thiết lập quy trình nghiên cứu của đề tài luận án.
- Tổng quan lý thuyết và thực tiễn về quản trị rủi ro trong việc thực hiện hợp
đồng EPCI dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung và dự án phát triển khai
thác dầu khí nói riêng.
- Đánh giá thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro của Tổng thầu trong việc thực
hiện hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác dầu khí Việt Nam.
- Đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro của Tổng thầu trong việc thực hiện hợp
đồng EPCI dự án phát triển khai thác dầu khí Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực thi các nhiệm vụ nghiên
cứu đã được đặt ra của đề tài gồm:
- Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh để hệ thống hóa các
vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng EPCI dự án
phát triển khai thác dầu khí Việt Nam.



5
- Sử dụng các phương pháp điều tra thông qua bảng câu hỏi, chuyên gia và
ứng dụng các phần mềm mô phỏng để nhận diện, phân tích và định lượng rủi ro trong
thực hiện các hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác dầu khí Việt Nam.
- Sử dụng các phương pháp mô phỏng, chuyên gia, dự báo… để lựa chọn
giải pháp quản trị rủi ro nhằm né tránh, giảm nhẹ hay khắc phục tác hại của rủi ro
đối với việc thực hiện hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại
Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể sẽ được trình bày ở chương 2 để chi tiết
hóa việc xây dựng và thiết kế mô hình nghiên cứu, các bước trong quy trình
nghiên cứu.
7. Kết quả đạt được và những đóng góp mới của luận án
- Chỉ ra được những đặc thù của hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác
mỏ tại Việt Nam so với hợp đồng EPC thông thường với các đặc điểm về: Cơ cấu
nhân lực, cơ cấu công việc, thiết kế, mua sắm, chế tạo, lắp đặt.
- Hệ thống hóa, nhận diện được khá đầy đủ các rủi ro gắn với việc thực hiện
hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam với
nhiều đặc điểm đặc thù (67 rủi ro) thông qua việc thiết kế bảng câu hỏi, công cụ
phân tích nhân tố khám phá EFA.
- Chỉ ra được 6 rủi ro (phân loại theo nguyên nhân) thường xuyên xuất hiện và
gây ảnh hưởng nhiều nhất đến việc thực hiện các dự án khai thác mỏ dầu khí ở thềm
lục địa Việt Nam.
- Xây dựng mô hình quản trị rủi ro trong việc thực hiện các hợp đồng EPCI
dự án phát triển khai thác dầu khí Việt Nam đáp ứng các cam kết của Tổng thầu với
chủ đầu tư nhằm tránh né, giảm nhẹ hay khắc phục thiệt hại của rủi ro trong các hợp
đồng EPCI thuộc dự án phát triển khai thác dầu khí Việt Nam có tính khả thi.
8. Luận điểm khoa học
Luận điểm 1: Nhận diện, phân tích, định lượng và đánh giá rủi ro của Tổng

thầu trong việc thực hiện các hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí
Việt Nam với 71 rủi ro theo 8 nhóm yếu tố tác động tới 4 mục tiêu: Chi phí, chất
lượng, tiến độ, ATSKMT.
Luận điểm 2: Kiểm soát rủi ro của Tổng thầu trong việc thực hiện các hợp
đồng EPCI dự án phát triển khai thác dầu khí Việt Nam được áp dụng theo mô


6
hình quản trị rủi ro với 2 phòng tuyến, 4 nhóm giải pháp đối với 6 loại rủi ro
thường xảy ra.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học của đề tài: Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện thêm
các lý luận về rủi ro, quản trị rủi ro nói chung và gắn với việc thực hiện hợp đồng
EPCI dự án dự án phát triển khai thác dầu khí nói riêng.
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham
khảo, công cụ quản lý cho các nhà Tổng thầu, cho các nhà quản lý trong việc thực
hiện hợp đồng EPCI dự án phát triển và khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam.
10. Kết cấu nội dung của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, cấu trúc đề tài luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Thiết lập quy trình nghiên cứu đề tài
Chương 3: Cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản trị rủi ro trong thực
hiện hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí
Chương 4: Thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro của Tổng thầu trong thực hiện
hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam.
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro của Tổng thầu trong thực hiện
hợp đồng EPCI dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí tại Việt Nam.
11.Lời cảm ơn
Luận án được nghiên cứu sinh (NCS) hoàn thiện tại khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh. NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phan Thị Thái và TS. Lê

Như Linh đã tận tình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình hướng dẫn
NCS hoàn thành nội dung luận án ngày hôm nay.
NCS chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong và ngoài Trường đại học Mỏ Địa chất đóng góp nhiều ý kiến quý báu để NCS kịp thời bổ dung, hoàn thiện luận án.
NCS xin cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè luôn bên
cạnh, hỗ trợ về mặt tinh thần và chia sẻ những lúc khó khăn trong quá trình học tập
nghiên cứu.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Phân tích và đánh giá một số công trình nghiên cứu trên thế giới
Hợp đồng EPCI là một hình thức của hợp đồng EPC được áp dụng cho các
dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí. Các đề tài liên quan đến EPCI chưa được
nghiên cứu nhiều trên thế giới bởi do tính chất đặc thù của ngành công nghiệp dầu
khí đó là tính bảo mật, cạnh tranh giữa các công ty dầu khí. Tính chất đặc thù của
ngành công nghiệp dầu khí khi nghiên cứu về EPCI là các nhà nghiên cứu phải có
kinh nghiệm khinh qua dự án, trực tiếp chỉ đạo dự án và phải ở nhiều khâu khác
nhau của dự án như thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt. Hiện nay các nghiên cứu
trên thế giới tập trung nhiều trong các tài liệu của hiệp hội kỹ sư dầu khí SPE
(Society of petroleum Engineers) và trong các quy trình quản lý dự án của các công
ty dầu khí trên thế giới như BP, Exxon Mobil, Chevron...
1.1.1. Phân tích và đánh giá các nghiên cứu trong thực hiện hợp đồng thiết kế,
mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí
A. Radicioni, P. Panico, R. Roldi (2011) [44] đã chỉ ra việc áp dụng hình
thức quản trị “Fast track” để đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng EPCI đối với
một dự án cụ thể ở khu vực trung Đông. Với kinh nghiệm của Tổng thầu Saipem về
cách thực hiện dự án, đối phó với các rủi ro và quản trị rủi ro trong suốt quá trình

thực hiện hợp đồng EPCI, đặc biệt là khi tham gia các hợp đồng EPCI có đấu thầu
quốc tế với tính cạnh tranh cao và phải đảm bảo uy tín trên thị trường thế giới.
Nghiên cứu đã chỉ ra các điều kiện khó khăn thách thức khi thực hiện hợp đồng
EPCI bao gồm: tiến độ ngắn với số lượng công việc nhiều, rủi ro khi triển khai công
việc tại vùng có nhiều tàu bè đang thực hiện công việc (SIMOPS), khó khăn về giao
diện như đa văn hóa, ngôn ngữ…) khó khăn trong việc kết nối với các thiết bị đang
khai thác ngoài mỏ, rủi ro về địa chất, khó khăn trong việc quản lý nhà thầu phụ…
Các yếu tố chiến lược để thực hiện thành công hợp đồng EPCI bao gồm:
1. Các chức năng hoat động theo nhóm phải quy định phân công rõ công việc
và trách nhiệm.
2. Các vật tư thiết bị quan trọng LLI cần phải mua sắm càng sớm càng tốt.


8
3. Triển khai sớm nhóm dự án để nghiên cứu tài liệu, nhóm lắp đặt phải làm
việc gắn bó chặt chẽ với chủ đầu tư.
4. Xây dựng các nhóm thiết kế có nhiều kinh nghiệm đặc biệt các nhóm quan
trọng như đường ống (Pipeline), công nghệ và hệ thống ngầm dưới biển (Subsea).
5. Nhóm thiết kế phải sẵn sàng trợ giúp ở bất cứ giai đoạn nào của dự án từ
mua sắm, chế tạo…
6. Tổ chức dự án và đưa ra các quy trình quản lý dự án một cách chặt chẽ khoa học.
Jefferies, A. T., Desalos, A. P., & Van Der Linden, C. (2004) [34] các nghiên
cứu của các tác giả đã nêu lên thể hiện sự phức tạp trong quá trình triển khai hợp
đồng EPCI khi thực hiện dự án TLP (Giàn khai thác định hướng) với công nghệ
phức tạp, mực nước sâu hơn 300m. Những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực
hiện dự án trở nên vô cùng quan trọng khi triển khai dự án EPCI:
a) Tổng thầu phải điều hành nhóm dự án linh hoạt trong việc xử lý các thay
đổi liên quan đến điều kiện thời tiết, hoạt động lắp đặt, triển khai thiết bị,... nhưng
tuyệt đối không được thỏa hiệp về điều kiện chất lượng, để tăng chi phí hoặc ảnh
hưởng đến ngày có dòng sản phẩm đầu tiên (First production date).

b) Nhóm dự án cần phải phối hợp chặt chẽ, tận dụng thời gian dự phòng để
vận chuyển thiết bị. Cho phép tuân thủ yêu cầu chất lượng dự án nhưng không cho
phép chấp nhận các thiết bị dưới tiêu chuẩn do sức ép tiến độ.
c) Sự kiểm tra giám sát là chìa khóa để đảm bảo chất lượng.
d) Đối với các giàn có hệ thống đường ống công nghệ kết nối phức tạp dưới
biển, cần phải chú trọng việc thiết kế các đường ống kết nối từ giàn xuống biển
trước (Riser) để tiết kiệm chi phí và tiến độ.
Mossolly, M. (2013) cho rằng triển khai hợp đồng EPCI sẽ đối mặt với sự
phức tạp về công nghệ và sự phức tạp về quy mô tổ chức. Với giai đoạn thiết kế:
phải dựa trên điều kiện vận hành phức tạp của công trình, tuân thủ các điều kiện tiêu
chuẩn thiết kế như API, ASTM, DNV,… thiếu thông tin đầu vào, thay đổi thiết kế,
chủ đầu tư chậm phê duyệt tài liệu thiết kế,... Trong giai đoạn mua sắm: khó khăn
trong sự phối hợp giữa các nhóm dự án, kinh nghiệm nhà cung cấp, quản lý nhà
thầu phụ, kế hoạch giám sát chất lượng. Trong giai đoạn chế tạo và lắp đặt Tổng
thầu phải đối mặt với sức ép tiến độ, điều kiện an toàn, khó khăn trong việc kết nối
các hệ thống công nghệ.


9
1.1.2. Phân tích và đánh giá các nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro của Tổng
thầu trong thực hiện hợp đồng thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt (EPCI) dự
án phát triển khai thác mỏ dầu khí
1.1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về rủi ro
Amos and Dents (1997) đã chỉ ra các loại rủi ro khi triển khai dự án là rủi ro
về thương mại, rủi ro về hợp đồng và rủi ro khi đưa vào vận hành. Santoso,
Ogunlana and Minato (2003) đã tìm ra rằng quản lý và thiết kế là nhân tố ảnh
hưởng nhiều nhất đến việc thực hiện dự án. M.A Mian (2002) “Project Economics
and Decision Analysis” cung cấp đầy đủ kiến thức cần thiết trong việc đánh giá đầu
tư, việc sử dụng nguồn vốn và phân tích đưa ra quyết định. Về phân tích rủi ro,
nghiên cứu sẽ giúp cho người đọc các yếu tố sau: Tiếp cận một cách dễ dàng các rủi

ro bên ngoài trong quá trình đầu tư để từ đó tìm hiểu về phân tích thống kê; Ứng
dụng về việc thống kê các biến thay đổi; Tạo và sử dụng cây quyết định để mô tả và
hạn chế rủi ro; Xác định được khả năng rủi ro có thể xảy ra bằng cách sử dụng các
hàm phân phối.
Serceau, A., & Pelleau, R. (2002) đã cung cấp các kinh nghiệm qúy báu,
những khó khăn, rủi ro phải đối mặt khi triển khai dự án phát triển mỏ Girassol
ngoài khơi Angola. Đây là dự án phát triển mỏ nước sâu lớn nhất từng được đưa
vào vận hành. Tiến trình dự án trải qua 3 mốc quan trọng: Phát hiện (tháng 4 năm
1996), đạt được thỏa thuận (tháng 7 năm 1998) và dầu đầu tiên (tháng 12 năm
2001). Dự án nước sâu khổng lồ với nhiều đặc điểm sau:
- Tầng sản phẩm nằm ở độ sâu 1,400m, diện tích mỏ (10km x 14km), trữ
lượng ước tính tại chỗ là 1,550mmbbls với trữ lượng thu hồi đặt tại 725mmbbls.
Chất lượng dầu là 32° API gần đặc tính với dầu Brent.
- Đề án phát triển Girassol trên cơ sở 39 giếng ngầm (subsea) bao gồm 23
giếng khai thác 14 bơm ép và 2 giếng bơm ép khí.
- Phát triển dự án trải qua 2 giai đoạn với tổng số vốn đầu tư 2.8 tỷ USD.
Các mục tiêu đặt ra của dự án:
- Phải đáp ứng được chất lượng kỹ thuật, một quy trình kiểm tra được đặt ra,
đảm bảo quy trình.
- Phải được kiểm tra ở cả vùng nước nông và sâu.
- Giám sát chặt chẽ ngân sách triển khai dự án và các chi phí còn lại cuối cùng.


10
- Đạt được dòng dầu đầu tiên càng sớm càng tốt.

Hình 1.1. Vị trí mỏ và phương án phát triển
(Nguồn SPE OTC 14166)
Những rủi ro mà dự án phải đối mặt:
- Chất lượng của thiết bị nước sâu (vì các thiết bị phải vận hành trong điều

kiện nước sâu 1,400m) với điều kiện khắt khe về bọc cách nhiệt.
- Chế tạo FPSO và giao diện giữa FPSO và khối thượng tầng.
- Kết nối dưới biển rất khó khăn, có khoảng 150 kết nối giữa các đoạn ống
công nghệ.
- Thiếu kinh nghiệm trong chế tạo tháp kết nối (riser tower), đây là dự án đầu
tiên ở Angola.
Cheng Siew Goh and Hamzah Abdul-Rahman (2012) bằng phương pháp
phỏng vấn, đặt câu hỏi, các tác giả đã nhận dạng được các rủi ro trong các dự án xây
dựng công nghiệp tại Malaysia bao gồm 6 loại rủi ro sau: rủi ro về tài chính (Rc33,
Rp16), rủi ro về tiến độ (R3), rủi ro về vật lý (Ri4), rủi ro về con người (Rc8), rủi ro
về thiết kế và kỹ thuật (R1), rủi ro về hợp đồng (Rp18), rủi ro về chính trị luật pháp
(R7), rủi ro về an toàn (Rc23). Trong đó rủi ro về tài chính, rủi ro về tiến độ là
những rủi ro thường xuyên xảy ra và ảnh hưởng nhiều đến dự án, nên việc nhận
dạng chúng trở thành vô cùng quan trọng gắn liền với các dự án xây dựng công
nghiệp ở Malaysia.


11
M. Bensahraoui, Jamaal Abdalla Al Nahdi, Dennis E. King, Nancy Macwan,
Risk Management Register in Projects & Operations, SPE 162500 (11/2012). Trên
cơ sở thống kê thông qua các cuộc hội thảo để nhận dạng các rủi ro trong lĩnh vực
dầu khí. Các rủi ro được chia thành các nhóm rủi ro: Nhóm tài chính, nhóm pháp
luật, nhóm giao diện, nhóm môi trường, nhóm hợp đồng, nhóm an toàn sức khỏe,
nhóm nhân lực, nhóm trách nhiệm hợp đồng, nhóm chính trị, nhóm nhà thầu - nhà
cung cấp (Rp1÷Rp23), nhóm thiết kế (Re1÷Re6), nhóm chất lượng, điều kiện công
trường thi công, rủi ro trong quá trình vận hành chạy thử (Rp10)… Sau đó các rủi ro
được đánh giá phân loại ở 3 mức cao, trung bình và thấp. Trong đó mức trung bình
và mức thấp là có thể chấp nhận được còn mức cao cần phải có biện pháp giảm trừ.
T. A. Akinremi, R. Anderson, A. Olomolaiye, và L. Adigun, Risk Management
as an Essential Tool for Successful Project Execution in the Upstream Oil Industry,

(2015) SPE-171749-MS. Nhóm tác giả đã đưa ra 3 nhóm rủi ro trong quá trình thực
hiện dự án phát triển khai thác mỏ dầu khí: Rủi ro kinh tế, rủi ro xã hội, rủi ro môi
trường. Trong mỗi nhóm lại có các rủi ro nhỏ. Các rủi ro được nhận dạng và đưa ra
giải pháp giảm trừ.

Hình 1.2. Rủi ro trong dự án thăm dò khai thác của nhóm T.A.Akineremi
- Rủi ro kinh tế đầu tư bao gồm: Rủi ro về chi phí, thuế và biến động tỷ giá
(Rp16), giá dầu thay đổi (Rp12), khó khăn do điều kiện địa chất, công nghệ mỏ,
mức nước biển (Re1, Rc4), các dự báo không chính xác (Rc20), rủi ro về tiến độ
(R3), rủi ro về bảo hiểm (Rc25).
- Rủi ro do xã hội: an toàn, chất hóa học khuếch tán ra môi trường bên ngoài
(Rc15), rủi ro về sự khác biệt văn hóa, giao diện.
- Rủi ro do môi trường: Rủi ro do bị ăn mòn từ môi trường biển (Rc25), rủi
ro do sự cố tràn dầu ra môi trường...


12
Ian Lerche & James A. MacKay(1999), Economic Risk in Hydrocarbon
Exploration (1999). Tác giả cho rằng hoạt động thăm dò tài nguyên hydrocarbon
chứa đựng rất nhiều rủi ro cả về kỹ thuật và kinh tế. Các tác giả tập trung trình bày
các rủi ro về mặt kinh tế, trong đó chú trọng vào rủi ro tài chính, không đề cập đến
các rủi ro về chính trị, xã hội, kỹ thuật. Phân tích định lượng các rủi ro tài chính
(bằng các phương pháp xác suất thống kê, cây ra quyết định) có vai trò hỗ trợ cho
chủ đầu tư trong quá trình ra quyết định. Các kết quả định lượng này sẽ giúp chủ
đầu tư tập trung vào những yếu tố gây rủi ro cao khi phân cấp, quản lý công việc,
nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí cho chủ đầu tư.
Sajjad Mubin và Abdul Mannan (2013) [50] đã xác định được 59 loại rủi ro
và phân loại thành 8 nhóm rủi ro theo nguyên nhân khi thực hiện hợp đồng EPCI
trong lĩnh vực dầu khí tại Pakistan: (1) thiết kế và kỹ thuật, (2) quy trình, (3) tài
chính và kiểm soát tài chính, (4) mua sắm và hợp đồng, (5) con người, (6) Quản lý

dự án, (7) chất lượng và ATSKMT của yếu tố cấu thành. Trong đó tác giả chỉ chú
trọng phân tích rủi ro trên cơ sở 2 mục tiêu chính của dự án là tiến độ và chi phí, bỏ
qua vấn đề chất lượng, ATSKMT…

Hình 1.3. Nhóm rủi ro khi thực hiện hợp đồng EPCI
( Nguồn Sajjad Mubin và Abdul Mannan (2013)
* Rủi ro tác động đến tiến độ dự án (ký hiệu Rs)
Rs1: Lỗi trong tính toán và bỏ sót các hạng mục ở trong lúc làm kế hoạch.


13
Rs2: Chậm cung cấp dữ liệu dự án cho các nhà cung ứng vật tư trong giai
đoạn thiết kế chi tiết.
Rs3: Sự tương tích về yêu cầu kỹ thuật của nhà cung ứng vật tư và dịch vụ.
Rs4: Chậm trễ của nhà cung cấp trong việc giao hàng và dịch vụ.
Rs5: Đình chỉ hoạt động trên công trình do nhiều lý do (chủ đầu tư, nhà thầu
phụ, người dân địa phương và quy định).
Rs6: Không đủ dữ liệu kỹ thuật hoàn chỉnh để chuẩn bị RFQ - mời chào giá
khi tiến hành mua sắm thiết bị.
Rs7: Nhà thầu phát hành các yêu cầu thay đổi cho các nhà cung cấp/nhà sản
xuất do sự thay đổi trong đặc điểm kỹ thuật.
Rs8: Nhà thầu cung cấp trễ, không đúng yêu cầu cam kết.
Rs9: Sự chậm trễ về việc phát hành thư tín dụng (LC).
Rs10: Nhân lực không đủ, hoặc không đáp ứng được yêu cầu của dự án.
* Rủi ro tác động đến chi phí (Ký hiệu Rc)
Rc1: Chi phí tăng do thay đổi/biến đổi về số lượng và giá cả của hàng hóa và
dịch vụ.
Rc2: Tỷ lệ trao đổi giữa các tiền tệ và biến động tiền tệ.
Rc3: Thay đổi trong hệ thống luật pháp của nhà nước (thuế, lãi suất, lạm
phát...).

Rc4: Lỗi trong quá trình làm FEED, (không tương thích với điều kiện hiện
tại) và thiếu sót kết quả phải sửa lại chi tiết một số các hạng mục.
Rc5: Tăng chi phí bảo hiểm ở các giai đoạn khác nhau khi thực hiện dự án.
Rc6: Nhà thầu cung cấp dịch vụ chậm trong việc hoàn thiện công việc. Đây là
các phần công việc đáng lẽ thực hiện trên bờ lại thực hiện ngoài biển làm chi phí tăng.
Rc7: Khó khăn trong việc khiếu nại, chuẩn bị và theo đuổi công việc khiếu
nại với chủ đầu tư.
Rc8: Trong giai đoạn mua sắm không cung cấp đủ số liệu cho nhà cung cấp.
Rc9: Nhà thầu phụ không tuân thủ các yêu cầu về chất lượng của chủ đầu tư.
Rc10: Lỗi trong dự toán và thiếu sót khi liệt kê, khác biệt với khi thực hiện.


14
1.1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về quản trị rủi ro
M.A Mian (2002) đã nêu rõ các lý thuyết áp dụng cho cây rủi ro, quá trình
xây dựng và phân tích đưa ra cây quyết định. Và đặc biệt tác giả đưa ra các tình
huống thực tế để áp dụng, tiếp cận trực tiếp với tình huống để đưa ra giải pháp.
David Huld, (2009) Practical schedule Risk analysis, tác giả tập trung nghiên
cứu những rủi ro và quản lý rủi ro liên quan đến tiến độ dự án. Tác giả nêu ra những
hạn chế của phương pháp CPM (phương pháp dùng sơ đồ đường găng) và PERT
(chương trình đánh giá và kỹ thuật xem xét) phương pháp đánh giá, phân tích tiến
độ dự án. Tác giả nghiên cứu về các hàm phân phối khác nhau. Qua đó tác giả chú
trọng tính thời gian dự phòng cho dự án với độ tin cậy P%; Tác giả cho rằng việc
nhận biết rủi ro phải thông qua các cuộc họp các hội nghị để thảo luận và thống
nhất. Tác giả đã so sánh kết quả mô phỏng của 2 phương pháp Monte Carlo và
PERT và kết luận rằng phương pháp Monte Carlo cho kết quả chính xác hơn.
David Huld, (2009) “Integrated Cost - schedule Risk analysis”, tác giả phân tích
tầm quan trọng của việc kiểm soát chi phí của dự án trong quản lý rủi ro, nêu các lý do
tại sao có rất nhiều dự án vượt chi phí dự toán. David Huld cũng tập trung ứng dụng
hàm phân phối tam giác trong phân tích rủi ro. Với quan điểm thời gian là tiền bạc, tác

giả nói lên tầm quan trọng phải kết hợp giữa quản lý chi phí và tiến độ trong quản lý rủi
ro. Yếu tố đảm bảo sự hiệu quả là sự hợp tác chặt chẽ giữa nhóm dự toán chi phí và
nhóm lập kế hoạch của dự án. Phương pháp luận của tác giả chỉ đề cập đến thuật toán
tính toán và không tập trung vào bất cứ một loại hình dự án cụ thể nào.
John Schuyler (2001), Risk and Decision Analysis in Projects, 2nd Edition,
nghiên cứu về nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án thông qua việc lựa chọn
các quyết định tối ưu khi xem xét các yếu tố đầu vào không chắc chắn.
Với việc xây dựng mô hình tính toán và các yếu tố đầu vào. Tác giả cung cấp
nhiều thông tin hơn về mô hình dự án và thảo luận về việc phân bổ xác suất của các
yếu tố đầu vào không chắc chắn. Tác giả kết thúc bằng việc xây dựng chuỗi quyết
định, quyết định kế hoạch dự án một cách lạc quan, nguyên tắc phân bổ xác suất và
hệ thống chuyên gia (chương trình máy tính giải quyết các vấn đề dựa trên kinh
nghiệm của các chuyên gia).
Ngoài ra tác giả còn tổng hợp các phương pháp (liệt kê điểm mạnh và yếu
của từng phương pháp) và phần mềm phân tích đưa ra quyết định (Phần mềm


×