Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thực-tế tự nhiên nha trang và đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.52 MB, 33 trang )

[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

LỜI MỞ ĐẦU
Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, đối tượng nghiên cứu của bộ môn gồm
toàn bộ sinh giới, vì vậy thực tập nghiên cứu thiên nhiên vô cùng quan trọng và cần thiết đối
với sinh viên. Đây chính là hình thức tổ chức dạy học được tiến hành ngoài lớp học nhằm
giúp cho sinh viên mở rộng và hoàn thiện tri thức, đồng thời góp phần vào việc giáo dục con
người toàn diện.
Thực tập thiên nhiên đối với sinh viên năm thứ ba hằng năm là một khóa học ngắn
ngoài thực tế nhưng nó có ý nghĩa quan trọng. Sinh viên chuẩn bị cho mình những kiến thức
về sinh thái học, sinh lý, di truyền, tiến hóa và những kiến thức cơ bản về động vật không
xương sống, có xương sống, phân loại học thực vật để có thể thực nghiệm quan sát, đồng thời
nắm bắt cơ hội thực tế để củng cố, bổ sung kịp thời những kiến thức còn thiếu hay hiểu rõ để
ghi nhớ những kiến thức đã được học làm vốn thông tin, tư liệu cho bản thân, phục vụ việc
truyền đạt kiến thức cho những thế hệ học sinh tương lai.
Ngoài ra, thực tập thiên nhiên còn là cơ hội cho sinh viên được tiếp cận với những ứng
dụng của sinh học hiện đại, mở rộng tầm hiểu biết của mình. Đồng thời tiếp cận với những
thực tiễn sinh động của quá trình lao động sản xuất, trồng trọt của con người, tưởng chừng
như những quá trình đó là đơn giản nhưng phức tạp vô cùng và đem lại cho sinh viên những
cảm nhận khái quát về thực thế cuộc sống, sinh hoạt của con người, những tác động của của
chính bàn tay con người lên tự nhiên dẫn đến những biến đổi tự nhiên như ngày nay. Thấy rõ
thiên nhiên đang ngày bị tàn phá bởi bàn tay con người, có những loài sinh vật đã tuyệt chủng
hay những loài đứng bên bờ vực của sự tuyệt chủng cao, qua đây nhắc nhở thêm ý thức bảo
bệ môi trường, bảo vệ những loài động vật, thực vật quý hiếm. Bên cạnh đó, từ những ấn
tượng thiên nhiên mang lại hứng thú học tập, lòng yêu ngành, yêu nghề, hình thành lý tưởng
phấn đấu cho tương lai, nghề nghiệp của bản thân sinh viên.
MỤC LỤC
Mở đầu
I.

Nội dung thực tế tại Nha Trang


1. Vài nét về Nha Trang - Thành phố biển
1

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

2. Tham quan và học tập ở Viện Hải Dương Học
2.1 Vài nét về Viện Hải Dương Học
2.2 Một số đại diện sinh vật biển ở Viện Hải Dương học
II.

Nội dung thực tế tại Đà Lạt
1. Vài nét về Đà Lạt

2. Tham quan và học tập ở Viện sinh học nhiệt đới Đà Lạt
II.1 Giới thiệu về Viện sinh học nhiệt đới Đà Lạt
II.2 Nghe báo cáo tại bảo tàng sinh học
II.3 Các hình ảnh về một số loài động vật ở bảo tàng.
3. Tham quan và học tập ở viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
3.1 Giới thiệu về viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
3.2 Nghe báo cáo về các ứng dụng của hạt nhân trong đối với ngành sinh học.
4. Hệ thực vật ở Thung Lũng Vàng
4.1 Hệ thực vật.
4.2 Một số loài hoa phổ biến.
4.3 Hình ảnh về thực vật ở đây
Tổng kết
I.


NỘI DUNG THỰC TẾ NHA TRANG.

1. Vài nét về Nha Trang - Thành phố biển.

Nha Trang là thành phố ven biển, là trung tâm văn hóa; chính trị; kinh tế; khoa học kỹ thuật;
du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Nha Trang nổi tiếng với các bãi biển đẹp, với các danh lăm thắng
cảnh mang đậm dấu vết của người Chămpa và các địa điểm du lịch nổi tiếng như nhà thờ nú,
vinperland…
2

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa hơn cũng bởi nhờ hơi mát từ biển. ở đây thường có 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12
dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa
trong năm hầu hết những tháng còn lại là mùa khô, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nha Trang cao khoảng 26,7 °C.
Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ
thống vũng, vịnh trên thế giới. Tại đây quy tụ hầu hết các hệ sinh thái điển hình của vùng biển
nhiệt đới như: hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ
sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông… với nhiều chức năng sinh thái quý giá như bảo vệ môi
trường, là nơi cư trú, sinh sản, ươm nuôi của các loài thủy hải sản. Đây cũng là giá đỡ, kè biển tự
nhiên phòng chống lụt bão, xói lở, bồi tụ đường bờ… Vịnh Nha Trang được đánh giá là nơi có sự
đa dạng sinh thái cao, nơi đây có hơn 350 loài cá cảnh biển và khoảng 350 loài san hô…
2. Tham quan và học tập ở Viện Hải Dương Học.
2.1 Vài nét về Viện Hải Dương Học.


Viện Hải Dương Học nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi tại số 1, Cầu Đá, thành phố Nha
Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Được thành lập năm 1923, là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được ra đời sớm
nhất ở Việt Nam và được coi là cơ sở lưu trữ hiện vật và nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam
Á.
Đến thăm Viện, chúng tôi được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật
của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, nhưng thú
vị nhất là được quan sát những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính hay bể lớn như
những chú cá khoang cổ, tôm ký cư, rùa biển, hải cẩu, cá mập… và được giới thiệu một cách
tổng quát về chúng.
Đến tham quan bảo tàng, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh vật biển
nhiệt đới, Bảo tàng còn giới thiệu với chúng tôi các đặc điểm tự nhiên của vùng biển Đông, giới
thiệu những khoáng sản, tài nguyên quý giá, những cảnh quan môi trường vùng biển ven bờ, các
hệ sinh thái giàu có như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển qua đó lưu ý nhắc nhở mọi
người hãy nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, nguồn lợi vì lợi ích của những thế hệ
tương lai.
3

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Bảo tàng Hải Dương Học đang trở thành trung tâm trưng bày giới thiệu và giáo dục truyền
thống, chinh phục, khai thác và bảo vệ biển Đông của người Việt.Đây thực sự là một trung tâm
di sản văn hóa biển rất đáng quý, cần phải bảo quản và phát triển.
2.2 Một số đại diện sinh vật biển ở Viện Hải Dương học.
• Rùa biển (Chelonioidea):

Rùa biển xuất hiện cuối kỷ Triassic, gồm những loài chuyên sống ở vùng biển nhiệt đới.

Rùa có chi trước rất lớn, dạng mái chèo, thân dẹp, đầu và chi không rụt vào mai được như
những loài rùa khác. Xương mai của chúng tiêu giảm nhiều. Các loài rùa biển bơi lặn giỏi.
Vào mùa sinh sản, chúng kéo nhau lên các bãi biển để đẻ trứng, mỗi lần đẻ có thể được vài
trăm trứng. Những con rùa con dựa theo hướng ánh sáng mặt trời để quay trở về biển bắt đầu
một chu kỳ sống mới. Với sự phát triển của du lịch hay đời sống hiện đại, các chú rùa con
lầm tưởng ánh sáng đèn điện là ánh sáng mặt trời nên bò theo hướng đi sâu vào đất liền, hiện
tượng này cũng là một trong những nguyên nhân làm số lượng của chúng suy giảm nghiêm
trọng bên cạnh việc săn bắt bừa bãi của con người.
Ở biển Việt Nam có những loài rùa biển sau:
- Rùa Da hay còn gọi là rùa Bà Tam hay rùa Múi khế (Dermochelys coriacea Lin. 1766).
- Rùa Xanh hay rùa Trắng bông (Chelonia mydas Lin. 1758).
- Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).
- Vích (Lepidochelys olivacea).
- Đú (Caretta caretta).


San hô (Athozoa):

San hô là động vật không xương sống thuộc ngành Ruột Khoang. San hô được coi là một loài
động vật mặc dù chúng ít cử động và chúng có hình thù như những bong hoa.San hô ít khi sống
đơn độc mà chúng sống thành một tập đoàn gồm nhiều cá thể san hô khác.
San hô rất nhạy cảm với các thay đổi trong môi trường tự nhiên. Các nhà khoa học đã tiên
đoán rằng đến năm 2030 hơn 50% các rạn san hô trên thế giới có thể bị hủy diệt; do đó, chúng
thường được các luật môi trường bảo vệ. Một rạn san hô có thể dễ dàng bị ngập trong tảo nếu
4

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]


trong nước có quá nhiều dinh dưỡng. San hô cũng sẽ chết nếu nhiệt độ nước thay đổi vượt quá 12 độ ra ngoài khoảng bình thường, hoặc nếu độ mặn trong nước giảm. Dấu hiệu ban đầu của ứng
suất môi trường là việc san hô thải tảo vàng đơn bào; không có tảo đơn bào cộng sinh của mình,
các mô san hô sẽ mất màu và để lộ màu trắng của bộ xương cacbonat canxi, một hiện tượng được
gọi là san hô bạc màu. Kẻ thù trong tự nhiên của san hô chính là sao biển gai loài sao biển này ăn
các polyp của các san hô do vậy ngày nay nhiều nơi trên thế giới đã tìm mọi cách để diệt trừ loài
sao biển gai này nhằm bảo vệ rạn san hô.
Sao biển (Asteroidae):
Sao biển thuộc nghành Da gai (Echinodermata). Chúng có dạng đối xứng tỏa tròn 5 bậc, gồm
một đĩa trung tâm ở giữa và 5 hay nhiều tay cuốn xếp xung quanh, đôi khi, số tay cuốn lên đến 40
chiếc. Lỗ miệng của sao biển nằm ở mặt dưới để thích nghi với đời sống bám trên nền đáy, có môi
bé và mềm. Chúng không có cơ quan chuyên hóa để đảm nhiệm việc bắt hay nghiền mồi. Trên
mặt đối diện, bộ xương chỉ có các tấm gắn với nhau. Trong đó tấm sàng có kích thước lớn hơn
hoặc có màu sắc khác các tấm khác. Nhờ có 2 dãy hàm chân móng nằm giữa cánh tạo điều kiện
cho sao biển di chuyển và có khả năng tái sinh khi bị mất đi. Thức ăn của sao biển thường là
những loài cá, ốc, trái biển.
Hải quỳ (Actinaria):
Hải quỳ được ví như là cây dừa biển. Chúng có các xúc tu nhiều màu sắc, trên đầu các xúc tu
có các tế bào châm giữ nhiệm vụ bám dính con mồi. Các tua râu mảnh mai có chất nhầy bắt
những sinh vật phù du và những sinh vật nhỏ lơ lửng trong nước để làm thức ăn. Khi gặp nguy
hiểm, Hải quỳ co vào trong ống hoặc trầm mình dưới lớp trầm tích để lẩn tránh. Hải quỳ có
miệng vừa là nơi nhận thức ăn, vừa là nơi thải bã. Các xúc tu của Hải quỳ có chứa các túi thích ty
bào rất độc, có thể làm tê liệt kẻ thù của nó. Tuy nhiên, duy nhất chỉ có loài cá Khoang cổ có khả
năng chống lại độc tố của nó. Cá Khoang cổ sống trong đám xúc tu của Hải quỳ, khi cá Khoang
cổ bị cả thù uy hiếp thì Hải quỳ sẽ dùng những chiếc xúc tu của mình giết chết kẻ thù của cá.
Ngược lại nó lại mang về cho Hải quỳ một lượng thức ăn dồi dào. Có thể gọi đây là “đôi bạn
vàng” của biển cả.
• Cá Khoang cổ (Amphiprion spp.):
Cá Khoang cổ chỉ sống tại vùng rạn san hô ở biển Nhiệt đới. Cá Khoang cổ còn được gọi là
“cá Hải quỳ” vì ngoài tự nhiên, nó luôn chung sống với Hải quỳ. Hiện nay, Việt Nam có 5 loài cá

Khoang cổ: màu đỏ, nửa đỏ nửa vàng, màu tím, màu đen và màu vàng tươi. Con cái dài khoảng


5

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

12cm, nặng 40 – 50g, gấp 3 lần con đực. Sau khi cá cái đẻ trứng, cá đực có nhiệm vụ chăm sóc
trứng cho đến lúc nở thành con, thời gian này kéo dài khoảng 10 ngày. Cá Khoang cổ ít có giá trị
về mặt thực phẩm nhưng nhờ sự đa dạng về màu sắc và khả năng thích nghi tốt với điều kiện
nhân tạo nên loài cá này được nuôi phổ biến tại các gia đình và các khu du lịch, giải trí. Hiện nay,
Viện Hải Dương học Nha Trang đã nuôi và cho cá Khoang cổ đỏ (Amphiprion frenatus Brevoort)
đẻ thành công trong môi trường nhân tạo.
• Cầu gai (Echinoidea):
Cầu gai hay còn gọi là Nhím biển thuộc ngành Da gai (Echinomerdata). Chúng có cơ thể đối
xứng tỏa tròn với miệng nằm bên dưới và hậu môn nằm phía trên. Loài này không có mắt mà tiếp
nhận ánh sáng bằng 5 điểm cảm quang trên thân. Cầu gai có nhiều gai độc, chúng được cấu tạo
bằng đá vôi, khi đâm vào cơ thể người thì gai tự gãy.
• Cá Vệ sinh (Labroides dimidiatus):
Những con cá sống trong rạn san hô thường bị đeo bám bởi các ký sinh trùng trên da, hoặc da
dày lên vì các tế bào chết. Để giữ cơ thể luôn sạch sẽ, gon gàng, các loài cá này phải nhờ đến các
chú cá Vệ sinh. Chúng chỉ có kích thước tối đa là 14cm, thế nhưng bất cứ loài cá to lớn hay hung
giữ nào đứng trước nó đều phải tỏ ra hiền lành, ngoan ngoãn. Chúng chuyên ăn phần thịt thối,
làm sạch các ký sinh trùng bám trên da, mang hay trong miệng các loài cá khác. Đôi khi chúng
còn đánh chén cả nước nhầy có trên cơ thể con vật kia. Loài cá Vệ sinh (Labroides dimidiatus)
thường có sọc đen, xanh và vàng.
• Cá Chình (Angulliformes):

Cá Chình có thân dài, hình rắn, thiếu vây bụng và đôi khi thiếu cả vây ngực. Vây lưng và vây
hậu môn dài, phía sau thường gắn với vây đuôi. Phần lớn các loài cá Chình thích sống trong các
vùng nước nông hay ẩn mình dưới đáy biển, đôi khi chúng sống trong các lỗ. Cá Chình hoạt động
vào ban đêm, ban ngày chúng chui rúc trong hang hốc. Cá Chình biển có chất chống đông máu,
đặc điểm này đã được các nhà khoa học ứng dụng để sản xuất chất chống đông máu ứng dụng
trong y học.
• Hải sâm (Holothuroidea):
Hải sâm thuộc ngành Da gai (Echinodermata). Về cấu tạo, Hải sâm có các tấm xương tiêu
giảm và đặc điểm đối xứng hai bên. Cơ thể của chúng có dạng hình trái dưa, dài theo hướng
miệng – đối miệng. Quanh miệng có 5 – 10 tua miệng có chức năng bắt mồi. Hải sâm sống bò
trên đáy hoặc chui rúc trong bùn. Chúng có vùng phân bố rất rộng, có thể tìm thấy chúng ở tất cả
các vùng biển, ở mọi độ sâu. Khi bị tấn công, Hải sâm có thể phun hầu hết các phần nội tạng ra
ngoài để làm thức ăn cho kẻ thù. Những nội tạng mất đi sẽ được tái sinh sau 20 ngày. Một số
loài Hải sâm là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho con người.
• Cá Nóc (Tetrodontiformes):
6

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Bộ cá Nóc phân bố chủ yếu ở những vùng biển nhiệt đới. Chúng có thân ngắn, trần hoặc phủ
các mấu xương, gai xương hoặc tấm xương. Xương hàm và xương gian hàm gắn liền với nhau
thành mỏ cứng, nhờ vậy chúng có thể cắn giập vỏ thân mềm và giáp xác. Cá Nóc là nguyên liệu
chính để làm món “shushi fugu” rất được ưa thích ở Nhật. Tuy nhiên một số loài cá Nóc mang
độc tố tetrodotocin cực mạnh, chỉ cần ăn phải một lượng rất nhỏ cũng có thể dẫn đến tử vong.
Đặc biệt vào mùa sinh sản, hàm lượng chất độc tăng lên và tích trữ nhiều trong gan. Khi gặp
nguy hiểm cơ thể cá phình to lên. Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 50 loài cá này, trong đó có
2% là cá Nóc độc.

• Cá Nhám trúc (Hemiscylliidaea):
Cá Nhám trúc có kích thước tối đa là 95cm ở con cái và 83cm ở con đực hoặc con chưa
trưởng thành. Loài cá này rất hiền, chúng chỉ hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng chui vào
các khe đá hay len giữa những rạn san hô. Cá đẻ trứng, trứng thoạt nhìn có dạng như một chiếc
túi da nhỏ, trứng nở sau 2 tháng. Ban đầu, khi mới nở, cá con có kích thước khoảng 9 – 12cm.
• Cá Kẽm Bông (Plestorhynchus chaetodonoides):
Cá Kẽm Bông thuộc họ cá Sạo (Pomadasyidae). Chúng có thân bầu dục cao, dẹt bên, phủ
vảy lược. Răng mọc thành đai trên hai hàm.Loài cá này có ý nghĩa kinh tế cao. Trong thực tế
chúng ta chỉ thường gặp cỡ 12- 40cm, kích thước lớn nhất đạt đến 68cm. Cá Kẽm bông sống xa
bờ, ở nơi sâu khoảng 20 – 60m trong đáy cát hay bùn. Thức ăn của chúng là tôm, cua và giun
nhiều tơ.
• Cá Nàng Đào (Chaetodon oxycephalus):
Cá Nàng Đào hay còn gọi là cá Bướm sống chủ yếu trong các rạn san hô. Cá có thân hình
mảnh mai, kích thước lớn nhất là 25cm. Thức ăn của chúng là những loại tôm cua nhỏ, các polyp
san hô sống hoặc các loài tảo bám.
• Cá ngựa (Hippocampus spp.):
Cá Ngựa có thân dài 15 – 20cm, có khi lên đến 36cm, có màu trắng, vàng nhạt hay xanh đen.
Toàn thân được cấu tạo bởi những đốt xương vòng. Gọi chúng là cá Ngựa vì chúng không có vây
và đuôi như cá mà lại có hình dạng tương tự loài Ngựa. Cá bơi theo hướng thẳng đứng, con đực
thường nhỏ hơn con cái. Điều đặc biệt là cá Ngựa đực mang thai cho con cái vì trong túi của cá
Ngựa đực có một dòng sữa. Vì thế nên loài động vật này được gọi là “loài yêu vợ”. Đây là loài có
ý nghĩa về mặt y học, đặc biệt là trong y học cổ truyền. Trong đó những loài có giá trị như cá
Ngựa gai, cá Ngựa lớn, cá Ngựa thân trắng, cá Ngựa chấm, cá Ngựa thật… Cá Ngựa sinh sản rất
nhanh, buổi sáng chúng sinh con nhưng buổi chiều chúng lại có thể mang thai, mỗi lần mang thai,
chúng sinh được từ 15 đến 1000 con. Tuy nhiên, hiện nay vì giá trị cao do nó mang lại mà việc
săn bắt loài này đang diễn ra một cách ồ ạt, không có hệ thống. Mặt khác, chế độ một vợ một
chồng cũng là kẻ thù tồi tệ nhất đẩy chúng đến bờ vực của sự tuyệt chủng.
• Cá Mao tiên (Scorpaenidae):
7


Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Đây là loài cá đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới, màu sắc chủ yếu là nâu, đỏ, vàng. Hai vây
trước của nó xòe rộng như hai cánh chim, vây lưng tua tủa 13 chiếc gai độc, vây đuôi mỏng
manh, trong suốt có thêm các chấm. Đầu chúng xù xì như đầu rồng nhưng thân hình lại mềm
mại như nàng tiên đang múa vũ khúc. Vì vậy mà nó được mệnh danh là nữ hoàng của những loài
cá. Tuy nhiên, loài cá này lại chứa chất độc trong các tia vây, khi chích làm cho vết thương sưng
tấy, đau nhức, có khi gây nên sốt cao, bất tỉnh.
Cá Mặt quỷ (Synaceidae):
Cá Mặt quỷ hay còn gọi là cá Đá vì nó có hình thức ngụy trang nhìn vào giống như hòn đá.
Những chiếc gai trên lưng và hậu môn của cá có chứa độc tố rất mạnh, có thể gây hôn mê, thậm
chí tử vong. Thế nhưng thịt cá lại không có độc tố, thịt cá Mặt quỷ được xem là một loại đặc sản.
• Cá Bàng chài (Labridae):
Cá Bàng chài phân bố tại vùng biển ôn đới và nhiệt đới, bao gồm khoảng 500 loài. Màu sắc cá
thay đổi tùy theo độ tuổi và giới tính.


Cá Xà phòng:
Cá Xà phòng không tiết ra xà phòng nhưng chúng tiết ra một chất độc là grammistine có
dạng bọt khi gặp nguy hiểm để xua đuổi hoặc giết chết kẻ thù. Chúng sống trong các rạn san hô
thuộc châu Úc, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Kích thước lớn nhất có thể đạt được là
38cm.
• Bò biển:


Bò biển còn được gọi là “Nàng tiên cá” là loài thú biển ăn cỏ, đẻ con và nuôi con bằng
sữa. Tuổi thọ của Bò biển có thể đạt đến 70 tuổi, chúng thành thục sinh dục ở độ tuổi 9 đến 10.

Bò biển sinh sống quanh năm mà đỉnh cao là mùa cỏ biển phong phú. Bò biển mang thai 13
tháng và chỉ sinh 1 con, vú nằm ở nách, con có thể bú sữa mẹ và có thể bắt đầu gặm cỏ sau vài
tuần.
Bò biển không thể lặn lâu trong nước, nó cần lấy không khí để thở, thời gian có thể nín
thở lâu nhất là 8 phút 26 giây. Chúng bơi chậm chạp, tốc độ trung bình chỉ khoảng 5 km/h,
nhanh nhất có thể đạt tới 20km/h.
Bò biển có thể sống đơn độc hoặc thành từng đàn, mẹ con thành nhóm nhỏ hoặc thành đàn
đến hàng trăm con. Bò biển là động vật sống có tổ chức xã hội.
Bò biển thường sống ở những vùng nước ấm quanh năm với nhiệt độ từ 18 đến 32 oC.
Chúng sống ở vùng nước cạn ven bờ hoặc các hải đảo, độ sâu từ 2 đến 10m, cũng có thể sống
trong các lạch hay cửa sông.

8

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Bò biển phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc 42 nước, trong vùng Ấn Độ
Dương và Tây Thái Bình Dương.
Ở Việt Nam, Bò biển được phát hiện ở vùng Côn Đảo (khoảng 8 đến 12 con), Phú Quốc,
Khánh Hoà. Hiện nay trên thế giới bò biển ước tính còn khoảng 100.000 con, sự suy giảm số
lượng bò biển do nhiều nguyên nhân khác nhau như: săn bắt, ô nhiễm môi trường, các thảm cỏ
bị phá hại...
Hiện tại Viện Hải Dương học Nha Trang đang lưu giữ mẫu vật của loài này. Chú Bò biển
này mắc lưới của ngư dân vào ngày 23/12/2003 thuộc địa phận xã Gành Dầu huyện Phú Quốc
tỉnh Kiên Giang. Với chiều dài 275cm, trọng lượng khoảng 400kg.



Con so:

Phân bố: vùng Ấn Độ- tây Thái Bình Dương ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Kính thước: tối đa 40cm.
Đặc điểm: so là một loài giáp xác sống ở vùng đầm lầy.Tuy được gọi là cua nhưng chúng có
những đặc điểm gần giống nhện với bò cạp hơn. So được xem là hóa thạch sống vì chúng
không thay đổi hình dạng và kích thước suốt 400 triệu năm qua.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC LOÀI Ở VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC

San hô Sừng dạng quạt

Con so

9

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Sao biển

Hải quỳ ống

Cá chình

Cầu gai

Cá vệ sinh


Trai khổng lồ

10

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Cá thu song

Cá nóc

Cá nhám trúc

Cá kẽm bông

Cá nàng đào

Cá ngựa

Họ cá mú

Cá mặt quỷ

11

Hoàng Kim Khánh



[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Cá bang chài

Cá sơn

Cá sơn đá

Cá tai tượng

Cá ép

Cá mập vây đen

12

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Hải cẩu

Rùa biển

Cá bò hoa tiễn

Cá bò Picasso

Xương bò biển (Nàng tiên cá)


Bò biển

13

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Xương cá voi lưng gù

Tôm hùm

Và còn rất nhiều loài được trung bày ở bảo tàng.
II.
1.

Nội dung thực tế ở Đà Lạt

Vài nét về Đà Lạt

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyênLâm Viên, ở độ
cao 1.500 m so với mặt nước biển. Đà Lạt nằm trọn trong tỉnh Lâm Đồng, phía bắc giáp huyện
Lạc Dương, phía đông và đông nam giáp huyện Đơn Dương, phía tây giáp huyện Lâm Hà, phía
tây nam giáp huyện Đức Trọng. Với nhiều cảnh quan đẹp, thành phố này là một trong những
thành phố du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Dân số 188.467 người (2004). Thành phố này
được nhà khoa học Alexander yersin phát hiện vào năm 1899. Thành phố Đà Lạt nằm trong
cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn
cư trú của người Lạch, được hiểu như toàn bộ cao nguyên Lang Biang, diện tích hơn 400 km²,

được bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp.
Về khí hậu, nằm ở độ cao 1.500m và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng, đặc biệt
là rừng thông bao quanh, nên tuy ở trong vùng nhiệt đới gió mùa, Đà Lạt vẫn có một khí hậu
miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm.
Nhiệt độ trung bình 18–28°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không
dưới 5°C. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11
đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá. Lượng mưa trung bình
năm là 1.562mm và độ ẩm 82%. Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng
bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn. Gần đây do nạn phá rừng và đô thị
hoá đã làm cho nhiệt độ tại Đà Lạt tăng lên đáng kể, ảnh hưởng nghiêm trọng đền nghành du
lịch nơi đây.
2. Tham quan và học tập ở Viện sinh học nhiệt đới Đà Lạt:
II.1

Giới thiệu về Viện sinh học nhiệt đới Đà Lạt:
Bảo tàng Sinh học nằm trên đỉnh đồi Tùng Lâm cao 1.548m, giữa khu rừng thông cách
trung tâm thành phố Đà Lạt gần 10 km trên đường đi Suối Vàng. Được xây dựng từ năm
1950, tiền thân của ngôi nhà Bảo tàng là Học viện của giáo hội Công giáo.
14

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Viện Sinh học Tây Nguyên đã triển khai xây dựng Bảo tàng Sinh học từ năm 1990.
Đến nay Bảo tàng đã có được một bộ sưu tập mẫu động vật và thực vật vô cùng phong
phú, đặc trưng ở Lâm Đồng và Tây Nguyên.
Với mục tiêu giới thiệu cho du khách về tài nguyên của rừng Tây Nguyên, Bảo tàng
đang lưu giữ và trưng bày bộ sưu tập động vật vô cùng quý giá góp phần phục vụ cho

việc học tập, nghiên cứu cũng như ngành du lịch của địa phương.
Bộ sưu tập động vật ở Tây Nguyên được trưng bày tại Bảo tàng với 7 gian phòng trưng
bày và 6 phòng lưu trữ gồm 195 mẫu xương của 45 loài động vật, 386 mẫu thú của 58
loài, 245 mẫu chim của 95 loài, 43 mẫu lưỡng thê bò sát của 32 loài, 36 mẫu thú nuôi
nhà của 22 loài, hơn 300 mẫu của các loài côn trùng thuộc 10 bộ côn trùng có ý nghĩa
khoa học và kinh tế phổ biến tại khu vực Tây Nguyên. Ngoài ra Bảo tang Sinh học còn
trưng bày 245 mẫu nấm lớn của 240 loài thuộc khu vực rừng thông Lâm Đồng.

II.2

Nghe báo cáo tại bảo tàng sinh học:

II.2.1

Lớp côn trùng (Insecta):
Thế giới có trên 1 triệu loài, còn Việt Nam có khoảng 7200 loài bao gồm các loài có
giá trị cao cho con người cũng như động thực vật nhưng bên cạnh đó lại có những loài
gây hại.
Bao gồm các bộ sau:



Bộ cánh cứng (Coleoptera):

Có số lượng lớn nhất trong các nhóm côn trùng. Đặc điểm là cơ thể của chúng được bảo vệ
bởi hai đôi cánh rất cứng, tạo ra bộ khung xương ngoài giúp cơ thể có thể tránh những tác động bất
lợi.Đôi cánh của chúng có thể có màu sắc rất đa dạng.Bộ cánh cứng là bộ có giá trị kinh tế cao.
Một số loài đại diện:
-


Con kiến dương năm sừng: có 5 sừng, tìm thấy năm 1958 ở Lâm Đồng và Lạng Sơn, nở rộ
nhiều vào cuối tháng 6 và 7.
15

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]
-

Bọ sừng hươu.
Chúng thuộc họ bọ hung.

-

Gọng kiền
Hầu hết trong vòng đời của chúng đều trải qua sự biến thái hoàn toàn.


Bộ cánh vảy (Lipidoptera):
Đại diện là loài sâu tơ (Plutella Xylostella): có kích thước khoảng 3-5mm, co tác hại
vô cùng nghiêm trọng cho thực vật mà đặc biệt là các vụ rau quả ở Đà Lạt, chúng làm
giảm từ 20-40 % sản lượng rau quả.
Do kích thước nhỏ bé, vòng đời ngắn từ 28-30 ngày/ 1vòng đời, số lượng trứng trên
một lứa rất lớn vào khoảng 10-40 nghìn trứng, ngoài ra khả năng kháng thuốc của
chúng rất mạnh ví vậy mà hằng năm chúng đã gây ra thiệt hại không nhỏ cho bà con
nông dân trồng rau quả ở đây.




Bộ cánh vây hay cánh phấn (Lepidoptera):
Có số lượng tương đối nhiều vì nguồn thức ăn dồi dào.
* Một số bộ côn trùng mà ta gặp ở phân viện sinh học Đà Lạt:
- Bướm (Buterfly)
- Họ xén tóc (Ceranbycidae)
- Bộ cánh thẳng (Orthoptera)
- Bộ cánh giống (Homoptera)
- Bộ bọ ngựa (Mantoidae)
- Bộ chuồn chuồn (Odonata)
- Bộ cánh nữa (Heteroptera)

II.2.2

Lớp chim (Aves):

Đặc trưng của rừng Đà Lạt là rừng lá kim có hệ đệm, đó là khu vực rất hợp cho các loài
chim sinh sống, và trong các hệ đệm có sự đa dạng cao về thành phần loài và các nhóm loài không
chỉ thực vật mà cả động vật. Đó sẽ là nơi cư trú lí tưởng cho các loài chim. Chính vì lí do đó mà
khu vực này có sô lượng chim lớn và có giá trị cao.
16

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 828 loài chim thì ở Tây Nguyên chiếm hết 375 loài, một
con số vô cùng ấn tượng, nó nói lên sự đa dạng và phong phú ở nơi đây.
Một số bộ trong lớp chim mà ta sẽ gặp trên cao nguyên này:
-


Bộ sẻ (Passerifones).

-

Bộ gà (Gallifones).

-

Bộ trĩ....
Cũng ở vùng đệm giữa rừng lá rộng đỉnh núi Langbiang và rừng lá kim chân núi có các loài
chim rất phong phú và đa dạng, đặc hữu cho rừng Đà Lạt, đang nằm trong danh mục sách đỏ thế
giới cần được bảo vệ, đò là loài sẻ thông họng vàng (Milangbian) thuộc bọ sẻ, và loài chim Mỏ
chéo (Loxia curvirostea), chuyên ăn hạt thông non, đó là loài đơn thực, chúng dùng mỏ để lấy thức
ăn.
Ở Lâm Đồng có 12 loại đặc hữu quý hiếm như: gà lôi, trĩ, khướu....Yến cằm trắng
(Apusaffinis subfucatus): làm tổ bằng tuyến nước bọt gắn kết các loại rác lại với nhau, phổ thức ăn
và mùa sinh sản của chúng tương đồng với loài Yên sào ở Nha Trang, có giá trị xuất khẩu cao.
Một số loài chim có mặt ở phân viện sinh học Đà Lạt:

-

Dù dì ( Bubo nipalensis)

-

Sả rừng (Coracias benghalensis)

-


Vẹt ngục đỏ (Psittacula alexandri)

-

Cú lợn (Tytoalba)

-

Bìm bịp (Centropus sinensis)

-

Quạ thông (Garrallus Glandarus leucotis)

-

Diệc xám (Adrea cinerea)

-

Phượng hoàng đất (Buceros bicornis)

-

Phường chèo đỏ

-

Khướu đầu xám (Garrulax vassali)


-

Cuốc ngực nâu (Porzana fusca)

-

Kịch (Gallinula chloropus)

-

Sáo sậu (Sturnus nigricollis)

-

Diều hâu
17

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]
-

Trĩ sao (Rheinatia occellata).
II.2.3

Lớp thú (Mammalia):
Có 5 loài thú lớn đặc hữu cho vùng Đông Dương và Việt Nam là Vượn má hung
(Hylobates), Voọc vá chân xám (Pygathrix nemaeus), Hổ (Panthera tigerls), Mang
Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) và Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis)

A. Bộ ăn thịt (Canivora):
Các loài thú thuộc bộ này thường có răng sắc, nhọn, khoẻ để thích nghi với việc xé
thịt, răng cửa nhỏ, răng hàm có gờ dẹp, sắc. Vuốt rất lớn. Gồm các họ điển hình sau:
- Họ Mèo (Felidae):
Có phổ sinh thái rộng, phân bố hầu khắp các nơi. Một vài loài nằm trong sách đỏ thế
giới và sách đỏ Việt Nam. Ví dụ như: Mèo gấm (Felis marmorata), Mèo rừng (Felis
bengalensis), Báo hoa mai (Panthera pardus)...
- Họ Chó (Canidae):
Có 3 loài: + Chó rừng (Calisauteus)
+ Sói lửa phân bồ nhiều ở Tây Nguyên.
+ Lửng chó: một nửa giống chó, một nửa giống chồn.
Đặc điểm của họ chó: chiều dài thân nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài thân, không có
tuyến xạ.
- Họ Cầy (Viverrvdae): Thành phần loài tương đối lớn và phong phú hơn các họ khác.
Chiều dài đuôi lớn hơn hoặc bằng chiều dài thân. Chúng có tuyến xạ rất phát triển để
đánh dấu lãnh thổ, đánh dấu đường đi và tiết ra feromone là chất dẫn dụ sinh dục. Ví
dụ: Cầy hương (Vivericuia india), Cầy vằn bắc (Chrotogale owstoli), Cầy mục
(Arcictis binturong), Cầy giông (Viverra zibetha), Cầy vòi mốc (Pguma larvata)...
- Họ Chồn (Meesterlidae): Chiều dài đuôi nhỏ hơn 1/3 chiều dài thân, chiều dài vuốt
trước lớn hơn hoặc bằng 2 lần chiều dài vuốt sau. Chúng thường kiếm ăn ở khe suối,
tuyến xạ cũng rất phát triển. Ví dụ: Chồn vàng (Martes flavigula), Chồn bạc má
(Melogale moschate)...
- Họ Gấu (Ursidae): Người ta phân biệt Gấu chó và Gấu ngựa bằng cách xem hình
dạng yếm của gấu, Gấu ngựa (Slelarctos thibetamus) có yếm hình chữ V, Gấu chó
18

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]


(Helarctor malayanus) có yếm hình chữ U. Hiện nay số lượng gấu đang giảm nghiêm
trọng.
B. Bộ móng guốc ngón chẵn (Actyotactyla):
- Họ hươu nai (Cervidae):
Đặc điểm nổi bật của các loài trong bộ móng guốc là chúng có bộ sừng rất đặc trưng.
Và dựa vào đặc điểm cấu tạo người ta chia làm ba loại sừng khác nhau:
+ Sừng đặc: như ở hươu, nai, hoẵng....
Sừng chỉ có ở con đực, được thay hằng năm, ở con non sừng được gọi là nhung có giá
trị kinh tế cao, sừng không được gắn trực tiếp vào hộp sọ. Các loài trong nhóm này
thường có tuyến lệ phát triển.
Trong nhóm này có loài Mang lớn (Megamentiacus Vuquangmensis) là một loài thú
lớn rất quí hiếm.
+ Sừng rỗng: như ở Sơn dương, trâu, bò,...Sừng của chúng được gắn liền vào hộp sọ,
không mọc lại (vĩnh viễn). Có ở con đực và con cái. Tuyến lệ tiêu biến.
+ Sừng sợi: như ở tê giác...
Đại diện là Tê giác Java, hiện nay ở Lâm Đồng chỉ còn lại 7 cá thể (Cát Lộc - Cát
Tiên). Chúng đều là những cá thể cái trưởng thành và những con đực còn non. Tê giác
là loài động vật rất nhạy cảm với môi trường sống, mặc khác do chu kì sinh sản của
chúng kkéo dai từ 3-5 năm nên để phục hồi chúng là một việc rất khó khăn.
Tê giác là loài thú rất quý hiếm ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Chúng sinh sản
chậm, từ 3-5 năm mới sinh một lứa, mỗi lứa đẻ 1 con, lại bị săn bắt quá mức, nơi ở
của chúng bị huỷ hoại vì vậy tê giác đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Việt Nam còn không quá 15 con, sống trong các rừng thưa, có đầm lầy và cây gai
thuộc Bù Đăng (sông Bé), Bắc Cát Tiên (Lâm Đồng), và Đắc Min (Đăk Lăk).
II.3

Hình ảnh về một số loài động vật ở bảo tàng.

19


Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Quạ đen

Công

Cú lợn

Lửng lợn

Niệc mỏ vằn

Trĩ sao

Phường chèo đỏ

Gà rừng

Hổ

Gấu ngựa

Vọoc
20

Hoàng Kim Khánh



[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Cheo cheo

Mực anh vũ

Sói đỏ

Đầu bò rừng

Sơn dương

Vượn đen

21

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Bướm hoàng đế

Cu Li nhỏ

Kén tằm

Vòng đời của bướm


Bọ cánh cứng

Lụa tơ tằm

22

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

Bộ cánh phấn

Côn trùng có hại

Báo hoa mai

Chó rừng

23

Hoàng Kim Khánh


[BÁO CÁO THỰC TẾ ]

3. Tham quan và học tập ở viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
3.1 Giới thiệu về viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.
Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt là một cơ quan nghiên cứu thuộc Viện Năng

lượng nguyên tử Việt Nam, nằm tại số 1 đường Nguyên Tử Lực, thành phố Đà Lạt, bắt đầu
vận hành từ năm 1963. Sau năm 1975, với sự giúp đỡ của Liên Xô và Cơ quan Năng lượng
Nguyên tử Quốc tế (IAEA), lò phản ứng IVV-9 của Viện bắt đầu vận hành trở lại vào ngày
20 tháng 3 năm 1984.
Hiện nay, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là nơi duy nhất tại Việt Nam nghiên cứu và
tạo ra các sản phẩm từ phóng xạ.

3.2 Nghe báo cáo về các ứng dụng của hạt nhân trong đối với ngành sinh học.
- Nghiên cứu cơ bản về hóa học bức xạ, thiét lập các liều kế hóa học.
- Bảo quản lương thực thực phẩm.
- Biến tính polyme, tổng hợp các vật liệu và chế phẩm mới ứng dụng trong công
-

nghiệp, nông nghiệp, y học và khoa học môi trường.
Cố định các chủng vi sinh vật phân giải thuốc trừ sâu, cố định đạm trong nông

-

nghiệp, đặc biệt tạo ra chế phẩm EM.
Sản xuất chế phẩm Hydrogel điều trị bỏng và vết thương phần mềm (biến tính

-

cắt mạch bức xạ polysaccharid tự nhiên từ vỏ tôm cua).
Sản xuất chế phẩm kích thich nảy mầm, ra rễ, tăng trưởng thực vật T&D 4DD
(cắt mạch bức xạ poly-alginat chiết xuất từ rong nâu) thích hợp cho nhiều loại
cây trồng: rau xanh, bắp cải, cây có củ, hoa, chè, cà phê...
24

Hoàng Kim Khánh



[BÁO CÁO THỰC TẾ ]
-

Chế phẩm phòng trị nấm bệnh thực vật OLICIDE 9DD (cắt mạch bức xạ
chitosan từ vỏ tôm cua) phòng trị bệnh sương mai trên bắp cải, bệnh rỉ sắt trên
cây chè, bệnh đạo ôn khô vằn trên lúa, bệnh héo rũ trên cây tiêu...chế phẩm còn

-

giúp tăng năng suất và khả năng bảo quản sau thu hoạch.
Sản xuất chế phẩm phân bón sinh học hữu cơ từ các nguồn phụ phế thải nông

-

nghiệp và thủy sản.
Sản xuất cơ chất trồng hoa lan thay cho dớn tự nhiên.
Gây tạo giống hoa cắt cành và gây đột biến bằng kỹ thuật bức xạ kết hợp nuôi

-

cấy invitro.
Nhân giống vô tính cây trồng có giá trị kinh tế cao bằng kỹ thuật nuôi cấy

-

invitro.
Nâng cao chất lượng giống đầu dòng kết hợp kỹ thuật bức xạ, kỹ thuật nuôi cấy


-

invitro và kỹ thuật thủy canh.
Bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm bằng kỹ thuật Cryopreservation trong Nitơ

-

lỏng (-96oC)
Phân lập, nhân giống và giữ giống một số loại nấm quý có giá trị kinh tế cao như

-

Vân Chi, Linh Chi, Bào Ngư, Mộc nhĩ, nấm Hương...
Phân lập, giữ giống và tạo đột biến bằng bức xạ với một số vi sinh vật có ích
như vi nấm Trichoderma.

4. Tham quan ở Thung Lũng Vàng
Đà Lạt nằm ở độ cao trên 1500m so với mực nước biển do vậy thực vật ở đây cũng
trở nên khác biệt so với các vùng khác nó mang tính chất giao hòa giữa hai vùng ôn đới và
nhiệt đới gió mùa.
4.1 Hệ thực vật:

Thực vật ở đây chủ yếu là thực vật lá kim và thực vật lá rộng.
Thực vật đặc hữu cho vùng đó là các loài thông (pinus), gồm thông hai lá (Pinus
merkusii), thông ba lá (Pinus langbianensis), thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) thông
năm lá (Pinus dalatensis), thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) …
Một loài cây hiện đang nhận được rất nhiều sự chú ý của các nhà sinh học cũng như y
học đó là cây Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) thuộc họ Thông đỏ (Taxaceae). Đây là
25


Hoàng Kim Khánh


×