Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Báo cáo thực tập ngành mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.76 KB, 15 trang )

NỘI DUNG THU HOẠCH
I. Tìm hiểu thực tiễn cơ sở thực tập
* Lịch sử hình thành:
Trường mầm non tư thục Lê Quý Đôn thành lập năm 2006, được tiến sỹ
Wiliam. MC Keith người có bề dày kinh nghiệm với trên 20 năm liên tục giữ
cương vị Hiệu trưởng trường danh tiếng Presbytecian ladies collecge Sydney PLC
Sydney Australia làm cố vấn. Tháng 9/2009 trường mầm non tư thục Lê Quý Đôn
được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn Quốc Gia.
1. Cơ cấu tổ chức
Ban giám hiệu nhà trường có năng lực quản lý tốt, hiệu quả, có kinh
nghiệm trong công tác quản lý, nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua được
CB-GV trong trường và các bậc phụ huynh , cấp trên đánh giá cao.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm chăm
sóc trẻ, tâm huyết với nghề đã tốt nghiệp Khoa mầm non trường Đại học Sư phạm
Hà nội và trường cao đẳng sư phạm Trung ương.
Cơ cấu tổ chức của nhà trường được cấu tạo theo sơ đồ sau:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

HIỆU TRƯỞNG

TỔ
MẪU GIÁO

TỔ
NHÀ TRẺ

VĂN
PHÒNG
HÀNH CHÍNH

BẾP



BẢO VỆ


* Cơ cấu tổ chức chi tiết:
- Tổng giáo viên, nhân viên: 65 người. Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 2 người

Hiệu trưởng: Cô Phạm Thúy Phương
Hiệu phó:Cô Nguyễn Thị Phương Thúy

+ Giáo viên: 36 người. Trong đó:
+ 2 giáo viên tiếng anh, 1 giáo viên đàn, 1 giáo viên múa, 1 giáo viên
vẽ.
+ Trình độ: Đại học 16 người, cao đẳng 16 người, trung cấp 4 người.
+ Nhân viên: 27 người. Trong đó:
+ Cô bán trú: 16 nhân viên.
+ Bảo vệ: 3 nhân viên.
+ Y tế: 1 nhân viên.
+ Tạp vụ: 1 nhân viên
+ Bếp: 6 nhân viên.


Hiện tại, trường có 14 lớp với tổng số 467 trẻ
Cụ thể:
Khối
NHÀ TRẺ

MẪU GIÁO BÉ


MẪU GIÁO NHỠ

MẪU GIÁO LỚN

Lớp
Bee 1
Bee 2
Bee 3
Kitty 1
Kitty 2
Kitty 3
Kitty 4
Donald 1
Donald 2
Donald 3
Donald 4
Mickey 1
Mickey 2
Mickey 3
Mickey 4

Số cháu
32
25
18
30
34
32
27
34

34
34
35
33
32
32
35

2. Cơ sở vật chất
- Tổng diện tích: 3.400m2
- Tổng số phòng: 17 phòng.
- Tổng số lớp: 14 lớp.
- Các phòng đặc thù: Phòng múa, vẽ, đàn, tiếng anh, phòng thực hành cuộc sống,
phòng máy tính,
- Trang thiết bị trong lớp hiện đại với: ti vi, đầu đĩa, điều hòa, bình nóng lạnh,
camera. Đồ chơi, đồ dùng phong phú đa dạng, sân chơi rộng rãi thoáng mát có
nhiều cây xanh và đồ dùng chơi cho trẻ. Hệ thống nhà bếp riêng biệt, trang thiết bị
hiện đại có máy lọc nước tinh khiết cung cấp nguồn nước sạch cho trẻ.
3. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ (thành tích và tồn tại)
Mục tiêu giáo dục tại trường Mầm non Lê Quý Đôn:


Trẻ được chăm sóc và giáo dục để:
* Mạnh khỏe và tự tin
* Hài lòng và hạnh phúc
* Tôn trọng và thương yêu người khác
* Tự tin vào các năng lực của bản thân
* Mong muốn tìm hiểu về mọi vật xung quanh
* Hợp tác, sáng tạo, biết giải quyết vấn đề
* Phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.


Trường Lê Quý Đôn mang đến cho trẻ:
Điều kiện đầy đủ
Chăm sóc chu đáo
Môi trường ấm áp
Dinh dưỡng chuẩn mực
Phương pháp tiên tiến
Trải qua 10 năm thành lập, trường Mầm non Lê Quý Đôn đã đạt được nhiều
thành tích xuất sắc, được các cấp các ngành tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
+ Năm 2009: đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia,
+ Trường đạt 5 năm tập thể xuất sắc cấp thành phố.
+ 10 năm tập thể tiên tiến cấp quận.
+ Đồ dùng, đồ chơi đạt giải A cấp thành phố.
+ CNTT đạt giải A2 cấp thành phố.
- Nhưng bên cạnh đó, trường vẫn còn một số hạn chế:


+ Trẻ ở nhiều xã, phường, quận huyện khác nhau nên sự kết hợp giữa phụ huynh và
nhà trường còn gặp nhiều khó khăn.
+ Trường mầm non Lê Quý Đôn là môt trường tư thục nên sĩ số trẻ ở mỗi lớp
không cố định.
+Trình độ các cháu thì không đồng đều.
+Một số phòng học còn có diện tích hơi nhỏ nên cũng ảnh hưởng phần nào đến
chăm sóc và giáo dục trẻ.
II. Đánh giá việc thực hiện hương trình ở các cơ sở thực tập trong thời điểm
hiện tại.
1. Về phía nhà trường
Em thấy trường mầm non Lê Quý Đôn lựa chọn nội dung dạy trẻ qua từng bộ
môn, từng độ tuổi là rất phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ đối với từng độ
tuổi, theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục - đào tạo.

Ngoài ra, trường còn kết hợp thêm các hoạt động bổ trợ như: vẽ, múa,võ,
đàn, thực hành cuộc sống. Không những thế, nhà trường còn rất coi trọng các hoạt
động ngoại khóa của trẻ, tổ chức các chương trình để các bé được thoải sức sáng
tạo: Chương trình ngày hội sáng tạo, Rung chuông vàng, Sasuke, các buổi đi dạo
chơi tham quan...
Chín tuần thực tập tại trường Lê Quý Đôn chưa phải là dài, tuy nhiên, theo ý
kiến của em, em thấy rằng nhà trường đã làm rất tốt công tác chăm sóc, dạy dỗ và
theo sát tình hình của trẻ. Xây dựng môi trường:
"Trường học thân thiện học sinh tích cực"
2. Về phía giáo viên


Trong đợt thực tập tốt nghiệp lần này, em được thực tập ở 2 độ tuổi khác
nhau đó là MGL lớp Mickey 1 và MGN lớp Kitty 4. Em thấy các chị đã thực hiện
đúng các phương pháp, nội dung dạy trẻ ở từng bộ môn đối với từng lứa tuổi. Mỗi
giờ lên lớp đều có đồ dùng trực quan, phù hợp với tiết dạy. Không những thế, trẻ
còn được tham gia các buổi thực hành cuộc sống, trải nghiệm thực tiễn và các hoạt
động ngoại khóa do nhà trường tổ chức.
Các chị giáo viên và bán trú ở lớp cũng luôn quan tâm, sát sao đến vấn đề
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ:
+ Đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
+ Động viên trẻ ăn hết suất, đặc biệt là những trẻ ăn chậm.
+ Đảm bảo lớp học gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát, ngăn nắp và mọi đồ dùng
được sắp xếp hợp lý.
+ Rèn cho trẻ những kĩ năng tự phục vụ, phòng các bệnh dịch cho trẻ, thay
quần áo cho trẻ phù hợp với thời tiết.
Về môi trường giáo dục, các chị luôn trang trí lớp phù hợp với từng sự kiện ở
trong tháng, xây dựng các nguyên vật liệu mở liên quan đến sự kiện để trẻ được
hoạt động.
Việc quan sát, đánh giá trẻ của các giáo viên tại trường mầm non Lê Quý

Đôn theo em được thực hiện nghiêm túc và chính xác. Trẻ được quan tâm, chăm
sóc một cách hết sức cẩn thận từ lúc đón trẻ tới lúc trả trẻ. Mỗi trẻ đều được đánh
giá trên rất nhiều yếu tố khác nhau chứ không đơn thuần là đánh giá chung, phiến
diện nhằm đưa ra những nhận xét khách quan và chính xác. Từ những đánh giá
chính xác đó, các giáo viên trong lớp có thể đưa ra được rất nhiều biện pháp tác
động nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.


III. Công tác chủ nhiệm
1. Tìm hiểu đặc điểm tình hình của trẻ
Nhờ sự giúp đỡ của các chị trong lớp thực tập cũng như là việc chú ý ghi
chép các thông tin và đặc điểm tình hình trẻ, em đã lập được một bảng mô tả về
từng đặc điểm riêng, sự tiến bộ, khả năng riêng của từng trẻ trong lớp mà em thực
tập. Và từ kết quả này, có thể dưa ra các biện pháp tác động phù hợp với từng trẻ để
kết quả chăm sóc giáo dục đạt được là tốt nhất, để trẻ tiến bộ hơn và giảm bớt được
những hạn chế của bản thân.
a. Đặc điểm và tình hình của trẻ lớp Mickey 1
Bảng lớp Mickey 1:

STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10

...

Họ và Tên

Ngày sinh

Giới
tính

Chiều

Cân

cao

nặng
(kg)
20.5
17
21
28.5
22
17.5

Trần Gia Bảo Hân
Trần Tâm An
Nguyễn Hoàng Bách
Nguyễn An Khánh
Lương Thế Hưng
Nguyễn Hoàng Phúc


20/04/2011
21/09/2011
05/11/2011
05/08/2011
04/03/2011
07/12/2011

Nữ
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nam

(cm)
107
108
116
117
116
112

Lê Nguyên Khang

04/02/2011

Nam

117


21

Lê Thủy Tiên

17/05/2011

Nữ

118

24

Đinh Anh Khoa
Tô Bùi Quỳnh Anh
...

03/02/2011
12/11/2011
...

Nam
Nữ
...

120
112
...

29

20.5
...

Đặc điểm riêng
biệt
Nhút nhát
Hơi hiếu động
Khó ngủ
Hơi thừa cân
Hiếu động
Hiếu động
Khả năng nhận
thức nhanh
Có khả năng về
hội họa
Hơi thừa cân
Trầm, ít nói
...


- Sĩ số trẻ: 33 trẻ.
- Tỉ lệ trai gái: 20 bé trai / 13 bé gái.
- Tổ : chia làm 4 tổ.
- Thành phần gia đình: 100% con thành phố.
- Nghề nghiệp phụ huynh: Trí thức
- Nhận xét:
* Ưu điểm:
+ Giáo viên nhiệt tình trong công tác giáo dục và nuôi dạy trẻ theo hướng đổi
mới, phương pháp tích hợp.
+ Đa số trẻ có ý thức trong việc vệ sinh, ăn uốn, thực tập.

+ Trong lớp, một số trẻ tiếp thu nhanh như Thủy Tiên, Nguyên Khang,
Kanna,...
+ Một số trẻ rất có năng khiếu về hội họa, vũ đạo như Thủy tiên, Phúc, Bảo
Hân,...
* Nhược điểm:
+ Một số trẻ còn ăn chậm và chưa chú ý lắng nghe như Tâm An, Phương
Anh, Nguyên Hải.
+ Một số trẻ còn khó ngủ như: Hoàng Bách, Quốc Đạt.
+ Một số trẻ còn thừa cân so với tuổi: Khánh, Anh Khoa, Linh.
b. Đặc điểm và tình hình trẻ lớp Kitty 4
Bảng lớp Kitty 4:
STT

Họ và Tên

Ngày sinh

Giới

Chiều

Cân

Đặc điểm


01
02
03
04

05
06

Đỗ Minh Chí
Ngô Thái Dương
Nguyễn Minh Đức
Nguyễn Minh Khuê
Trần Thanh Trúc
Nguyễn Gia Bảo

28/07/2013
02/06/2013
20/03/2013
11/11/2013
30/04/2013
19/09/2013

tính
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nam

cao
98
109
106
101

108
97

nặng
17,5
22,8
18,5
17,5
22
16

07

Chu Quỳnh Anh

01/03/2013

Nữ

107

18,6

08

Nguyễn Nhật Nam

13/08/2013

Nam


106

20,5

09

Hồ Hải Phong

12/11/2013

Nam

108

22

10
...

Trần Trường Thịnh
...

26/12/2013
...

Nam
...

105

....

21,7
...

riêng biệt
Nhanh nhẹn
Hiếu động
Tự tin
Tình cảm
Nhút nhát
Hiếu động
Có năng khiều
về hội họa
Nhanh nhẹn
Nhận thức
nhanh
Hiếu động
...

- Sĩ số trẻ: 27 trẻ.
- Tỉ lệ trai / gái: 20 trai / 7 gái.
- Tổ: chia làm 3 tổ.
- Thành phần gia đình: 100% Thành phố
- Nghề nghiệp phụ huynh: 10 buôn bán và 17 trí thức
- Nhận xét:
* Ưu điểm:
+ Giáo viên nhiệt tình trong công tác giáo dục và nuôi dạy trẻ theo hướng đổi
mới, phương pháp tích hợp.
+ Đa số trẻ biết nghe lời cô.



+ Một số trẻ có năng khiếu về ca hát, hội họa: Quỳnh Anh, Minh Đức a, Nhật
Nam.
+ Một số trẻ nhận thức rất nhanh và có nhiều sáng tạo: Khải Phong, Minh
Khuê, Trâm Anh.
+ Trẻ phát triển cân đối hài hòa về mặt thể chất.
* Hạn chế:
+ Một số trẻ còn hạn chế trong công tác vệ sinh như: Diệu Anh, Bảo Nam,
Bách.
+ Một số trẻ còn chậm ăn: Bách, Nguyên Hoàng, Trí.

2. Hiểu biết về công tác quản lý nhóm lớp
a. Quản lý trẻ
* Quản lý trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày
Việc quản lí trẻ của các giáo viên ở trường mầm non Lê Quý Đôn được thực hiện
theo kế hoạch từng ngày, từng tuần.Các hoạt động của giáo viên được thực hiện
dưới sự giám sát của ban giám hiệu nhà trường.
- Đón trẻ, thể dục sáng, trò chuyện, điểm danh:
+ Đón trẻ: 7h30 – 8h00.
+ Thể dục sang : 8h00 – 8h15p
+Trò chuyện, điểm danh: 8h15p – 8h25p..
-

Tổ chức hoạt động học. ( 8h30 – 9h00).

-

Hoạt động ngoài trời : ( 9h00 – 9h30).


-

Hoạt động góc : ( 9h30 – 10h15)


-

Vệ sinh, ăn trưa : ( 10h15 – 11h00)

-

Ngủ trưa ( 11h00 – 14h00).

-

Vận động nhẹ, ăn quà chiều : ( 14h00 – 15h00).

-

Hoạt động chiều : ( 15h00 – 16h30)

-

Vệ sinh, trả trẻ ( 16h30 – 17h00).

Các giáo viên ở trường mầm non Lê Quý Đôn có cách quản lí trẻ rất tốt.Trong tất
cả mọi hoạt động thì mục tiêu hướng đến số 1 vẫn là trẻ.Trẻ luôn được các cô quan
tâm một cách sát sao, kĩ lưỡng như con của mình.Bằng tình yêu thương trẻ, các chị
luôn để ý tới trẻ, tạo cho trẻ có những thói quen tốt và giúp trẻ phát triển các mặt
một cách toàn diện.Cách quản lý trẻ của các chị cũng đem lại rất nhiều hiệu

quả.Trẻ tới trường mầm non nhờ sự quản lí, giúp đỡ của các cô mà trẻ có nề nếp, có
tính kỉ luật, nghiêm túc trong mọi giờ học và các hoạt động nhưng không mất đi sự
hồn nhiên của trẻ thơ.
* Quản lí hồ sơ, sổ sách ( sổ sức khỏe, theo dõi biểu đồ tăng trưởng sức khỏe của
trẻ, các loại sổ sách của giáo viên)
- Chức năng của các loại sổ:
+ Sổ sức khỏe, phiếu theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ từ 0 đến 6 tuổi: dùng để
theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ và chấm vào biểu đồ tăng trưởng.
+ Sổ theo dõi chuyên cần của trẻ: Theo dõi trẻ đi, trẻ nghỉ và chấm vào sổ theo dõi
chuyên cần. Từ đó tìm hiểu nguyên nhân trẻ nghỉ và có phương pháp khắc phục
phù hợp, kịp thời.
+ Sổ theo dõi chất lượng: đánh giá chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của tháng
trước, xây dựng một số hoạt động ngoại khóa. Lập trước kế hoạch kế hoạch chăm
sóc và giáo dục trẻ trong tháng. ( Thực hiện vào đầu mỗi tháng )


+ Sổ nhật kí hằng ngày: Theo dõi tình hình trẻ hằng ngày, ghi những trẻ cần lưu ý
vào sổ đê có những biện pháp sử lý kịp thời.
+ Sổ thuốc: Ghi lại thuốc mà trẻ phải uống, liều lượng và cách sử dụng.
+ Sổ chuyên môn của giáo viên: Là sổ họp chuyên môn hàng tuần, ghi chép lại
chương trình học và lên kế hoạch lập giáo án chuẩn bị tuần học kế tiếp.

( Mỗi

tuần 1 lần)
+ Sổ giao ban: Là sổ ghi chép kết quả đã đạt được về công tác giáo dục trẻ trong
tháng của các tổ, các bộ phận trong trường mầm non, đánh giá xếp loại công A, B,
C cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. (Họp vào cuối tháng)
+ Sổ kế hoạch của giáo viên: ( Sổ giáo án) Đóng theo tháng, hàng ngày nhận xét
các vấn đề còn tồn tại trong vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ. Từ đó rút kinh nghiệm

cho các buổi học sau.
Các loại sổ sách được giáo viên cất giữ cẩn thận và thường xuyên bổ sung
ghi chép để tiện cho việc quan sát, chăm sóc giáo dục, theo dõi tình hình của
trẻ.Hàng ngày, các giáo viên kí vào sổ theo dõi ăn, sổ thuốc của trẻ, theo dõi và
ghi lại tình hình của trẻ hàng ngày vào sổ. Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra
các loại sổ sách này.
Các loại sổ sách được các chị bảo quản rất kĩ càng, cẩn thận và để đúng nơi quy
định để khi muốn tìm loại sổ sách nào sẽ không mất thời gian.Cách sắp xếp sổ sách
cũng khá khoa học và hợp lí.
b. Quản lý cơ sở vật chất
- Ghi vào sổ quản lý những đồ dùng, dụng cụ có trong lớp học.
- Tích cực huy động sự ủng hộ của phụ huynh.


- Thường xuyên kiểm tra các đồ dùng, đồ chơi để kịp thời sửa chữa, bổ sung hoặc
thay thế.
- Việc quản lý cơ sở vật chất còn được các chị thực hiện rất cẩn thận và thường
xuyên.
- Hàng ngày các cô bán trú thường xuyên lau chùi cho các đồ dùng được sạch sẽ, từ
đồ dùng, phương tiện kĩ thuật hiện đại tới các đồ dùng dạy học.
- Cách quản lý và sắp xếp cơ sở vật chất của các chị rất khoa học và ngăn nắp,
thuận tiện trong quá trình giảng dạy và cho trẻ tham gia các hoạt động.

c. Kĩ năng làm việc với phụ huynh
Trường mầm non Lê Quý Đôn là một trường mầm tư thục nên việc phối kết
hợp giữa gia đình và nhà trường là rất quan trọng. Vì thế nên kĩ năng giao tiếp, làm
việc với phụ huynh luôn được các chị trau dồi và đề cao. Kĩ năng giao tiếp của các
chị với phụ huynh rất tốt.Các chị luôn tạo cho phụ huynh có cảm giác thoải mái,
gần gũi, thân mật, luôn tôn trọng và lắng nghe những ý kiến của phụ huynh.
Giáo viên thông báo cho phụ huynh về nội dung và chăm sóc giáo dục trẻ theo

ngày, theo tuần và theo tháng để phụ huynh nắm được. Trao đổi với phụ huynh về
tình hình của trẻ ở lớp để giúp gia đình nắm được thông tin kịp thời. Từ đó phối kết
hợp giữa gia đình và nhà trường để trẻ được phát triển toàn diện về cả 5 mặt.
Giáo viên và phụ huynh thường trao đổi với nhau bằng các hình thức:
+ Trực tiếp: Trao đổi vào giờ đón, trả trẻ, tổ chức các buổi họp phụ huynh, các buổi
học ngoại khóa có sự tham gia của phụ huynh.


+ Gián tiếp: Trao đổi bằng các phương tiện công nghê thông tin Facebook, E-mail,
Zalo, viber, điện thoại,...
IV. Bài học kinh nghiệm của bản thân trong đợt thực tập tốt nghiệp.
Chín tuần là một con số không dài nhưng cũng không quá ngắn. Nó đủ để
mang lại cho em những trải nghiệm, những kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế
mà nếu chỉ học trên sách vở thì không bao giờ có thể hiểu hết được. Chín tuần tại
trường mầm non Lê Quý Đôn đối với em nó rất quý giá, ngôi trường cho em rất
nhiều kỉ niệm. Những lúc mệt mỏi, những gương mặt đáng yêu của các bé nơi đây
là nguồn động lực lớn lao nhất đối với em. Mỗi ngày đến lớp gặp các bé, cùng học,
cùng chơi, chăm sóc các bé em cảm thấy rất gần gũi và thân thương. Hơn thế nữa,
sau quá trình được tiếp xúc, giảng dạy và chăm sóc các bé tại trường và sự động
viên, chia sẻ của các chị, các cô ở trường, em càng thấy hiểu và yêu nghề giáo viên
mầm non hơn.
Được sự giúp đỡ cán bộ công nhân viên nhà trường đặc biệt là các chị ở lớp
mickey 1 và kitty 4 luôn nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hành thực tập,
hướng dẫn và chỉ bảo cho em những kinh nghiệm đó cũng là hành trang quý báu để
cho em vững bước trên con đường sự nghiệp của mình. Em học được ở các chị rất
nhiều điều:
- Khi đứng lớp thì phải bình tĩnh, tự tin, linh hoạt và chủ động để xử lý tình huống
- Xây dựng nội dung bài giảng chính xác, khoa học, sáng tạo.
- Làm các loại đồ dùng, đồ chơi mở, có hiệu quả sử dụng cao, gây hứng thú và để
cho trẻ được thực sự hoạt động và trải nghiệm.

- Nắm được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ.
- Phong cách sư phạm luôn chuẩn mực.


- Luôn ngoan ngoãn, lễ phép, có tinh thần hoc hỏi, có trách nhiệm cao với công
việc, đoàn kết giúp đỡ mọi người.
- Luôn theo dõi mức độ tiếp thu của từng trẻ để có sự thay đổi cho phù hợp.
- Tế nhị, linh hoạt trong công tác phôi hợp giữa gia đình và nhà trường, giáo viên
với phụ huynh học sinh.
- Đặc biệt, luôn yêu thương, đối xử công bằng với tất cả các trẻ. Đảm bảo an toàn
cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Từ những điều trên em cảm thấy được trách nhiệm của bản thân khi là một giáo
viên mầm non ươm cho những thế hệ mai sau. Nghề giáo là một nghề đáng quý,
đáng trân trọng và đáng tự hào. Em xin hứa sẽ cống hiến hết mình cho sự nghiệp
trồng người. Cuối cùng cho em xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu và tất cả thầy cô
trường Cao đẳng sư phạm trung ương, trường mầm non Lê Quý Đôn đã tạo cho
một môi trường học tập tốt để em có những kiến thức, kĩ năng, khả năng sư phạm
của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn!



×