Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

GIÁO án điều KHIỂN HOẠT ĐÔNG MGB2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.69 KB, 8 trang )

GIÁO ÁN ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG
Đối tượng

: Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)

Lớp

: Kitty 4 – Trường Mầm non Lê Quý Đôn

Thời gian

: Cả ngày

Ngày soạn

: 31/03/2017

Ngày thực hiện

: 07/04/2017

Người soạn

: Trần Hoài Thương.

Người thực hiện : Trần Hoài Thương.
I.
1.
-

2.


3.
a.
-

Đón trẻ, chơi tự do, ăn sáng, thể dục buổi sáng, điểm danh, trò
chuyện: (7h30 – 8h30 )
Mục đích – yêu cầu
Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi đến lớp, đến trường, yêu cô mến bạn, biết
quan tâm đến người khác
Giáo dục trẻ biết chào hỏi lễ phép khi đến lớp, chào cô, chào bạn, chào ông
bà, bố mẹ.
Rèn cho trẻ biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
Thông qua giờ học thể dục sáng trẻ được rèn luyện sức khỏe, phát triển thể
lực.
Điểm danh, trò chuyện giúp cô nắm được số lượng trẻ trong ngày để báo
suất ăn chính xác. Qua đó trẻ nhận biết được về bản thân và bạn bè; cô trò
chuyện tạo sự gần gũi, quan tâm đến trẻ.
Chuẩn bị
Cô đến sớm 15 phút mở cửa thông thoáng phòng, vệ sinh trong và ngoài lớp.
Tâm thế vui vẻ, thoải mái, sẵn sàng đón trẻ.
Suất ăn sáng cho trẻ.
Sân tập sạch sẽ
Sổ điểm danh
Tiến hành
Đón trẻ, ăn sáng
Cô đón trẻ với thái độ ân cần, niềm nở, nhắc nhở trẻ chào ông bà, bố mẹ, cô
giáo, bạn bè.
Cô cho trẻ ăn sáng và động viên trẻ ăn hết suất.
Khi trẻ ăn sáng xong cô cho trẻ lấy cốc uống sữa.



b.
-

c.
-

Nhắc trẻ bỏ cốc vào chậu, lau mặt, rửa tay.
Thể dục sáng
Địa điểm: Ngoài sân trường ( mưa tập trong lớp )
Cô cho trẻ xếp hàng ngay ngắn, hướng lên cô.
+ Cô đứng phía trên đối mặt với trẻ
+ Cô tập mẫu, trẻ nhìn và tập theo cô, cô quan sát, bao quát, chú ý sức khỏe
của trẻ và nhắc nhở trẻ.
Điểm danh, trò chuyện
Cô cho trẻ ổn định chỗ ngồi theo tổ ( Ngồi theo hình chữ U)
Cô gọi tên trẻ và đánh dấu vào sổ
Cô trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên

II. Hoạt động học: ( 8h30-9h )
-

Môn học: Tạo hình.
Người dạy: Nguyễn Thị Hiền.

III. Hoạt động ngoài trời: ( 9h- 9h30)
1, Dự kiến nội dung
-

Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây bưởi.

Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ
Chơi tự do: vòng, bóng, phấn và chơi các đồ chơi trong sân trường

2, Mục đích – yêu cầu
a, Mục đích
-

-

Tạo điều kiện cho trẻ hít thở không khí trong lành, tiếp xúc với môi trường
xung quanh, thỏa mãn nhu cầu nhận thức cho trẻ, thỏa mãn nhu cầu chơi của
trẻ.
Cung cấp kiến thức về cây bưởi tên gọi, đặc điểm cấu tạo, lợi ích, cách chăm
sóc, ý thức bảo vệ.
Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận xét, khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định
Vốn từ ,ngôn ngữ phát triển mạch lạc
Phát triển khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ

b, Yêu cầu


-

Trẻ biết tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, chơi trò chơi đúng luật, đúng cách
và tích cực
Trẻ hứng thú tham gia hoạt động ngoài trời
Trẻ biết đoàn kết, hòa thuận với bạn trong khi chơi
Giáo dục trẻ yêu quý và chăm sóc cây trồng
Biết giữ gìn vệ sinh chung


3, Chuẩn bị
-

Địa điểm: sân trường bằng phẳng, sạch sẽ
Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây bưởi.
Trò chơi vận động: Mũ mèo, mũ chim sẻ
Chơi tự do: vòng, bóng, phấn và chơi đồ chơi ngoài sân trường

4, Tiến hành
Hoạt động của cô
A, Hoạt động có chủ đích
- Cho trẻ chơi trò chơi “ gieo hạt “
- Các con cùng quan sát xem đây là cây gì?
- Các con có nhận xét gì về cây bưởi?
- Bạn nào cho cô biết cây bưởi có đặc điểm
cấu tạo như thế nào? (gốc, thân, ngọn)
+ Thân cây như thế nào?(cho trẻ sờ thân
cây) ( thân cây màu nâu, sần sùi )
+ Lá cây có màu gì?dạng gì?(lá cây có màu
xanh, nhỏ, có các đường gân. Lá cây tròn)
+ Ngoài ra, chúng mình quan sát xem cây
bưởi còn có gì nữa?
+ Hoa bưởi có màu gì?
( Hoa bưởi có màu trắng. Có rất nhiều hoa mọc
thành chùm. Những chùm hoa qua quá trình thụ
phấn sẽ kết thành quả bưởi)
- Cây bưởi có ích lợi gì?( ăn quả, cung cấp
chất dinh dưỡng, vitamin và cho bóng mát)
->Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây: chúng
mình cần làm gì để chăm sóc, bảo vệ cây để cây

xoài cho chúng ta quả và bóng mát?( tưới nước cho
cây, không ngắt hoa, bẻ cành)
- Ngoài cây bưởi, các con còn biết cây nào vừa cho

Hoạt động của trẻ
Trẻ chơi
Cây bưởi
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-trẻ trả lời
Hoa bưởi
Trẻ trả lời

-trẻ trả lời
-trẻ trả lời

-trẻ trả lời


quả, vừa cho bóng mát?
B, Trò chơi vận động
- Chúng mình có muốn chơi trò chơi với cô
không?
- Hôm nay cô sẽ cho chúng mình chơi 1 trò
chơi. Trò chơi có tên là: Mèo và chim sẻ
+ Cách chơi: : Cô sẽ chọn một bạn đóng làm
mèo và ngồi ngủ ở trong vòng tròn. Các bạn
còn lại sẽ đóng làm chim sẻ. Các chú chim sẻ sẽ
đi kiếm mồi, vừa đi vừa kêu ‘ chích chích” và

gõ tay xuống đất như đang mổ thức ăn. Khi đến
gần chú mèo, những chú chim sẻ gọi” mèo ơi
dậy đi” khi đó mèo sẽ kêu “ meo meo” thì các
chú chim sẻ phải chạy nhanh chóng về tổ của
mình. Chú chim nào chậm chạp để mèo bắt
được thì sẽ phải nhảy lò cò.
+ Luật chơi: Khi chú mèo kêu “meo meo”
thì chú chim mới được chạy về tổ. Khi
những chú chim sẻ về tổ rồi thì mèo không
được bắt nữa.
- Tổ chức cho trẻ chơi (2-3 lần)
- Cô quan sát trẻ chơi, nhận xét, tuyên dương
trẻ
C, Chơi tự do
- Cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng để cho các
con chơi như chơi với bóng, vòng, phấn và
chơi những đồ chơi có trong sân trường như
cầu trượt,….
- Để có cuộc chơi vui vẻ, chúng mình phải
làm như thế nào?
- Cô khoanh vùng khu vực chơi
- Cô bao quát và đảm bảo an toàn khi trẻ chơi
*Kết thúc
- Cô cho trẻ cất đồ dùng, điểm sĩ số, nhận xét
và cho trẻ nhẹ nhàng đi vào lớp
IV, Hoạt động góc: ( 9h30- 10h30)
1)

Dự kiến nội dung góc chơi


Có ạ

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi

Trẻ trả lời


-

2)

Góc xây dựng: xây công viên nước
Góc đóng vai theo chủ đề:
+ Góc bán hàng: bán rau, củ, quả, bánh sinh nhật
+ Góc gia đình: tổ chức tiệc sinh nhật
Góc tạo hình: Tô màu cầu vồng
Góc học tập: bộ sưu tập về hiện tượng tự nhiên.
Mục đích, yêu cầu:
a) Mục đích

- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ
- Củng cố kỹ năng cho trẻ
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện được một số vai chơi đã nhận
- Biết sử dụng nguyên vật liệu khác nhau để xây công viên nước
- Tạo cơ hội cho trẻ phát triển các mặt: tư duy, tưởng tượng, tình cảm, ngôn
ngữ, sự khéo léo của đôi bàn tay; phát triển năng lực cảm thụ và sáng tạo cái đẹp ở
trẻ
b) Yêu cầu

- Trẻ chủ động tham gia tích cực, hứng thú
- Trẻ có các kỹ năng:
+ Góc xây dựng: Trẻ biết xây hàng rào, trồng cây, xây bể bơi. Trẻ biết tự lấy
đồ chơi, cất đồ dung đồ chơi đúng nơi quy định, biết sử dụng chức năng của
đồ chơi
+ Góc đóng vai theo chủ đề: Trẻ biết phân vai chơi, thể hiện vai chơi
+ Góc tạo hình: Trẻ có kỹ năng tô màu
+ Góc học tập: trẻ có kĩ năng làm bộ sưu tập.
3) Chuẩn bị:
-

Góc xây dựng:
+ Không gian: rộng, 4-5 trẻ chơi
+ Đồ dùng đồ chơi: gạch nhựa, cây xanh, bể bơi


-

-

Góc đóng vai theo chủ đề
+ Góc gia đình: Không gian rộng, 5-6 trẻ chơi
Đồ dùng, đồ chơi: bàn ghế, giường búp bê, tạp dề, đồ chơicó
nấu ăn, đồ gia dụng,….
+ Góc bán hàng: Không gian rộng cho 2 trẻ chơi
Đồ dùng, đồ chơi: bàn ghế, các loại thực phẩm rau, củ,
quả…
Góc tạo hình:
+ Không gian: rộng 5-7 trẻ chơi
+ Đồ dung: bàn ghế, giấy, màu


- Góc học tập:
+ không gian: rộng 4-5 trẻ.
+ Đồ dùng: bàn, ghế, tranh, keo, kéo.
4)

Quy trình tiến hành:
Hoạt động của cô
Bước 1: Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài hát “Trời nắng, trời mưa”
Bước 2: Thỏa thuận trước khi chơi
a, Cô trò chuyện với trẻ, giới thiệu các góc chơi,
nội dung chơi, đồ chơi mới
- Lớp mình có những góc chơi nào?
- Giới thiệu các góc chơi, đồ dùng đồ chơi
- Cô thăm dò ý tưởng của trẻ, sở thích thỏa
thuận trước khi chơi
+ Bạn nào thích chơi ở góc xây dựng?
+ Ở góc đó con sẽ xây những gì? Xây
như thế nào?
Cô hi vọng các kĩ sư sẽ bàn bạc với nhau để có
một công trình hoàn hảo nhé.
- Để có buổi chơi vui vẻ thì chúng mình
cần phải như thế nào?
- Khi chơi xong thì chúng mình cần phải
làm gì?
- Trước khi chơi chúng mình nhớ đeo thẻ
góc và thỏa thuận vai chơi
- Cô mời cả lớp nhẹ nhàng về các góc chơi.


Hoạt động của trẻ
Trẻ hát
Trẻ lắng nghe
Trẻ kể tên

Đoàn kết, hợp tác, chia
sẻ, không nói quá to
Cất đồ chơi


-

Chúc các con chơi vui vẻ
b. Quá trình chơi
- Trẻ chơi cô quan sát, giúp đỡ, xử lý tình
huống khi cần
c, Nhận xét và kết thúc giờ chơi
- Góc nào xong trước cô nhận xét trước
- Cô tập trung trẻ về góc chính
+ góc gia đình: hôm nay các bác đầu bếp Trẻ trả lời
đã nấu được những món gì?
- Gợi mở nội dung cho buổi chơi sau:
+ góc gia đình: chúng mình muốn làm gì
vào giờ chơi sau??
Bước 3: Kết thúc
- Khen ngợi, động viên trẻ
- Cho trẻ cất đồ chơi
V. Vệ sinh ăn trưa: ( 10h30- 11h30)
1, Nội dung
Bàn trưởng và cô B chuẩn bị bàn ăn

Gọi lần lượt từng bàn đi vệ sinh, rửa tay, lau mặt
Cô: kiểm tra thức ăn, chia ăn, giới thiệu món ăn, mời trẻ ăn. Giáo dục giá trị
dinh dưỡng của các món ăn, giáo dục trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn hết
suất, ăn nhiều rau, nhiều hoa quả.
2, Yêu cầu

-

Trẻ ăn hết suất, biết mời cô, mời bạn, không nói chuyện khi ăn.
3, chuẩn bị
Khăn lau mặt, khăn lau tay, khăn lau miệng, khăn lau bàn
4, Hướng dẫn

-

-

Nhắc trẻ mời cô và các bạn trước khi ăn, không để rơi cơm, nếu rơi thì nhặt
vào khay rồi lau tay
Cô quan sát trẻ tại các bàn ăn và động viên trẻ ăn hết suất
Khi ăn xong cô nhắc trẻ cất bát, thìa, lau miệng, cất ghế, về chỗ ngồi
VI. Ngủ trưa, ăn quà chiều: ( 11h30- 14h30)
1. Chuẩn bị
Phòng ngủ, giường, chiếu, đệm, gối chăn
2. Yêu cầu
Trẻ ngủ đúng giờ, không nói chuyện


-


Trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ
3. Hướng dẫn
Cô nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ
Đóng cửa, tắt đèn, sắp xếp chỗ ngủ cho trẻ, tách những trẻ khó ngủ, hay nói
chuyện để không ảnh hưởng đến những trẻ khác
Rèn cho trẻ một số thói quen trong giờ ngủ
Cô quan sát và trông trẻ ngủ
Khi trẻ thức dậy:
+ cô cho trẻ đi vệ sinh và vận động nhẹ nhàng
+ cô chải tóc, buộc lại cho trẻ. Sau đó ăn quà chiều

VII. Hoạt động chiều
-

Dự kiến nội dung
+ Cho trẻ ôn bài hát “trời nắng, trời mưa”, ôn bài thơ “rong và cá”

VIII, Vệ sinh, trả trẻ: ( 16h30- 17h15)
-

Cho trẻ đi vệ sinh và chỉnh lại đầu tóc, quần áo cho trẻ gọn gang, sạch sẽ
Cho trẻ chơi tự do chờ bố mẹ
Trả trẻ tận tay cho phụ huynh, không trả trẻ cho người lạ.Nhắc nhở trẻ chào
ông, bà, bố, mẹ, chào cô, chào bạn khi về
Trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày của trẻ
Trả hết trẻ cô dọn phòng, tắt điện ra về.




×