Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.14 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN SỐ: Thời gian thực hiện:……..… Lớp:…………………………..
Số giờ đã giảng:…………… Thực hiện ngày:………………
Tên bài: CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
Mục tiêu bài học:
Học xong người học có khả năng:
- Hiểu được, cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình
nghĩa của người bình dân tronmg xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng, đậm
màu sắc dâm gian của ca dao;
- Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
-Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
I. ỔN ĐỊNH LỚP: Thời gian: 2 phút
- Số học sinh vắng:…………………………….Tên:……………………………
………………………………………………………………………………………….
II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Thời gian: 5 phút
Câu hỏi kiểm tra: Nêu ngắn gọn ý nghĩa của truyện: “Tam đại con gà” và
“Nhưng nó phải bằng hai mày”.
Dự kiến học sinh kiểm tra:……………………………………………….………
Tên …………. …………. …………. …………. …………. ………….
Điểm …………. …………. …………. …………. …………. ………….
III. GIẢNG BÀI MỚI: Thời gian: 80 phút
- Đồ dùng và phương tiện dạy học: SGK, SGV, Giáo án, phấn, bảng.
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS
tìm hiểu phần chung về thể loại
ca dao cũng như ca dao than
thân, tình nghĩa.
GV: Trình bày khái niệm, phân
loại ca dao?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV sử dụng phương pháp
thuyết giảng diễn giải nội dung


kiến thức này.
I. Giới thiệu chung
1. Ca dao
a. Khái niệm (SGK)
b. Phân loại
- Ca dao than thân
- Ca dao yêu thương, tình nghĩa
- Ca dao hài ước, trào phúng.
c. Đặc điểm nghệ thuật
- Lời ca ngắn
- Thể thơ: lục bát, lục bát biến thể
- Ngôn ngữ gần gũi với đời sống, giàu hình ảnh so
sánh, ẩn dụ
- Diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc
thái dân gian.
GV: Hai bài ca dao than thân
có những điểm chung và
những điểm khác biệt nào?
HS suy nghĩ và trả lời
GV: Bài ca dao thứ 3 có nội
dung như thế nào? Em thấy
trong đó có môtíp nào quen
thuộc?
HS: Suy nghĩ và trả lời
2. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Ca dao than thân: 2 bài đầu
- Ca dao yêu thương, tình nghĩa: các bài còn lại.
II. Đọc hiểu
1. Ca dao than thân
a. Điểm chung

- Mô típ mở đầu: Thân em
- Nội dung: Than thở về số phận, tự khẳng định
sắc đẹp, phẩm hạnh của mình.
- Biện pháp so sánh, tượng trưng
b. Nét riêng
* Bài 1:
- Hình ảnh so sánh, tượng trưng nhấn mạnh sắc
đẹp của người con gái: Tấm lụa đào phất phơ giữa
chợ:
+ Sắc đẹp chông chênh, chỉ như một món hàng để
mua bán
+ Không tự làm chủ được số phận mà chờ vào sự
may rủi của số phận.
* Bài 2:
- Nhấn mạnh, khẳng định giá trị thực của cô gái
(Giá trị bản chất khó nhận ra, thậm chí bị lãng
quên bởi cái bề ngoài gai góc, đen đủi)
- Thái độ của các cô gái cũng mạnh dạn hơn, thể
hiện trong lời mời gọi da diết, đáng thương → Ẩn
chứa sự ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của
người con gái nghèo, khao khat hạnh phúc lứa
đôi.
2. Ca dao yêu thương, tình nghĩa
a. Bài ca dao thứ 3
- Nội dung: tình yêu lứa đôi, bị lỡ dở nên đau đớn,
chua xót, thương nhớ và đợi chờ.
- Mô típ: “Trèo lên cây…” được sử dụng để gây
cảm xúc, dẫn dắt tâm trạng. Trò chuyện với cây
khế cũng là trò chuyện với chính lòng mình.
- Từ “ai” phiếm chỉ: Người chia rẽ mối tình duyên

(lễ giáo, xã hội phong kiến bất công, bình đẳng)
- Câu 3 + 4 +5 tiếp tục khẳng định ý nguyện
không thay đổi: ước muốn gắn kết, không tách rời
cùng tình cảm son sắt của anh.
- Hình ảnh: “Sao Vượt chờ trăng giữa trời”: sự cô
GV: Nội dung, nghệ thuật của
bài ca dao này có gì nổi bật?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Em có nhận xét gì về hình
ảnh cầu dải yếm và dòng sông
rộng một gang?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Thể thơ ở bài ca dao số 6
có gì đặc biệt? Hình ảnh muối,
gừng, ba vạn sáu nghìn ngày
có ý nghĩa như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời
đơn, vô vọng trong chờ đợi của chàng trai.
b. Bài ca dao thứ 4
- Nội dung: Diễn tả tình cảm nhớ thương của đôi
lứa khi xa cách. Cô gái hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt
mình chính là tự bày tỏ tâm trạng mình.
- Nghệ thuật: Sử dụng hình ảnh ẩn dụ - nhân hoá-
hoán dụ, cấu trúc điệp…
+ Hình ảnh khăn: xuất hiện đầu tiên vì khăn
thường là vật trao duyên, khăn gắn bó với người
con gái lúc vui lúc buồn → Tất cả những hành
động đó đều diễn tả tâm trạng nhớ thương da diết,
chờ đợi mòn mỏi đến da diết, mụ mị của cô gái
+ Hình ảnh đèn không tắt: ánh sáng của tình yêu

vượt thời gian
+ Con mắt chong chong vì thương nhớ mỏi mòn.
- Hai câu cuối là sự tháo gỡ những dồn nén, tức
tưởi ở trên: nhớ đến thế là vì quá ưu phiền. Nhớ
thương, ưu phiền cứ trộn lẫn vào nhau để bật ra
những câu thơ dồn nén.
c. Bài ca dao số 5
- Nội dung: Thể hiện ước muốn độc đáo và táo
bạo của cô gái trong tình yêu.
- Cầu dải yếm và dòng sông rộng một gang: cây
cầu và dòng sông trong mơ ước của cô gái, vượt
ra ngoài mọi toả chiết và rằng buộc của lễ giáo
phong kiến. Chiếc cầu dải yếm tượng trưng cho
tình yêu mãnh liệt của em đối với anh.
d. Bài ca dao số 6
- Thể thơ song thất lục bát (7-7-6-8) có biến thể ở
câu 8: Tăng lên 13 tiếng.
- Muối, gừng:
+ Hai gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người
Việt Nam.
+ Tượng trưng cho sự gắn bó và tình cảm thuỷ
chung của con người (tình cảm vợ chồng keo sơn,
gắn bó trọn đời)
- Ba vạn sáu nghìn ngày là thời gian của 100 năm
- một đời người: một đời người mới xa nhau - chỉ
có cái chết mới chia lìa được.
III. Ghi nhớ (SGK)
IV. CÂU HỎI BÀI TẬP: Thời gian: 3 phút
Nội dung Hình thức thực hiện
Bài tập: Phân tích những mô-típ nghệ thuật

trong những bài ca dao trên.
Bài tập về nhà
V. TỰ RÚT KINH NGHIỆM:( Chuận bị, tổ chức, thực hiện)
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
TRƯỞNG BAN/TRƯỞNG TỔ BỘ MÔN
(Ký duyệt)
Ngày…….tháng…….năm 2008
Chữ ký giáo viên

×