Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

PHÂN TÍCH CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG Y TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.81 KB, 6 trang )

PHÂN TÍCH CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG Y TẾ
Mục tiêu: Sau khi học xong, sinh viên có thể
1. Trình bày được khái niệm chi phí, mục đích phân tích chi phí
2. Phân loại được các chi phí trong y tế
3. Trình bày được cách tính chi phí cho một hoạt động y tế và nguyên tắc phân tích chi phí
1. KHÁI NIỆM
1.1 Khái niệm chung
- Chi phí của một loại hàng hoá, dịch vụ là giá trị của nguồn lực được sử dụng (thường quy
ra tiền) để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ đó.
Vd: Chi phí dịch vụ y tế gồm:
+ Lương bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ hỗ trợ trực tiếp tham gia ca mổ
+ Thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc…)
+ Điện, nước, vật tư văn phòng
+ Khấu hao trang thiết bị, máy móc
- Chi phí không phải là giá (hay viện phí) của hàng hóa/dịch vụ vì giá là số tiền mà người
mua trả cho người bán và giá phụ thuộc vào quy luật cung cầu trên thị trường.

1.2 Mục đích của phân tích chi phí
- Phân tích chi phí là tập hợp có hệ thống, phân loại và tính toán các chi phí liên quan đến
một căn bệnh hay một can thiệp nhằm ước tính gánh nặng kinh tế của các loại bệnh tật
hoặc yếu tố gây bệnh tật, từ đó đưa ra quyết định mức đầu tư cho xã hội.
- Phân tích chi phí là một phần quan trọng trong đánh giá kinh tế y tế (đánh giá chi phí hiệu quả, chi phí-lợi ích,…)
1.3 Phân loại chi phí
Có rất nhiều cách phân loại chi phí khác nhau. Lựa chọn cách phân loại nào cho phù
hợp phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu. Trong một nghiên cứu cũng
có thể kết hợp nhiều cách phân loại khác nhau.
- Phân loại theo tính chất: Chi phí cố định & Chi phí biến đổi
- Phân loại theo đầu vào: Chi phí đầu tư & Chi phí thường xuyên


-



Phân loại theo phương pháp phân phối chi phí cho đối tượng chịu phí: Chi phí trực tiếp &
Chi phí gián tiếp

Loại chi phí
Khái niệm
Chi phí đầu Là những mục chi phí thông thường
tư/chi
phí phải trả một lần, ngay từ khi bắt
vốn
đầu một dự án hay một can thiệp y
tế. Đó thường là các khoản chi phí
lớn, và có giá trị sử dụng trên một
năm.
Chi
phí Là những chi phí xảy ra nhiều lần,
thường
lặp đi lặp lại trong một năm hoặc
xuyên
nhiều năm.
Chi phí
định

cố Là những chi phí không thay đổi
theo số lượng sản phẩm đầu ra

Chi phí biến
đổi
Chi phí trực
tiếp (có thể

hiểu 1 trong
2 định nghĩa)

Là những chi phí thay đổi theo số
lượng sản phẩm đầu ra
1. Là những chi phí cho các nguồn
lực đầu vào cần đến để tạo ra, duy
trì một can thiệp y tế
2. Là chi phí có thể tính trực tiếp
cho một đối tượng chịu chi phí
Chi phí gián 1. Là những chi phí cho các nguồn
tiếp (có thể lực không tham gia vào tạo ra hay
hiểu 1 trong duy trì can thiệp y tế nhưng vẫn bị
2 định nghĩa) mất đi do sự tồn tại của can thiệp y
tế gây ra
2. Là chi phí liên quan đến nhiều đối
tượng chịu chi phí

Ví dụ
Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, mua
sắm tài sản cố định: xe cộ, máy móc,
trang thiết bị khác (cả tiền thuế, kho bãi,
thuê phương tiện vận chuyển và chi phí
lắp đặt…), chi phí đào tạo ban đầu…
Chi lương, thưởng, phụ cấp cho cán bộ;
chi duy tu bảo dưỡng, sửa chữa trang
thiết bị; mua phụ tùng, vật tư thay thế,
thuốc men…
Chi nhà xưởng văn phòng, tiền điện,
lương và phụ cấp cán bộ hành chính, chi

phí mua đất, chi phí xây dựng
Thuốc, vật tư tiêu hao
Nằm viện, phí khám chữa bệnh, thuốc,
máu, dịch, xét nghiệm, Ăn uống, Đi lại, Ở
trọ

1. Mất thu nhập do nghỉ việc, mất việc
làm
2. Chi phí hành chính (điện, nước, lương
nhân viên hành chính…)

1.4 Các khái niệm liên quan đến phân tích chi phí
- Tổng chi phí (Total Cost - TC) là tổng của tất cả các chi phí để tạo ra 1 số lượng hàng
hóa, dịch vụ nhất định.
TC = Chi phí đầu tư + Chi phí thường xuyên
TC = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi
TC = Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp
- Chi phí trung bình (Average Cost - AC) là chi phí bình quân cho một sản phẩm đầu ra.
Chi phí trung bình được tính bằng tổng chi phí chia cho số lượng sản phẩm.
AC = TC/Q
- Chi phí biên (Marginal Cost – MC) là chi phí tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị
hàng hóa, dịch vụ. Chi phí biên có thể xác định được bằng cách phần tăng thêm/sự biến
thiên của tổng chi phí chia cho số lượng sản phẩm tăng thêm


MC = ∆TC/ ∆Q
Ví dụ: tính chi phí cho một ngày điều trị của một phòng năm giường bệnh, mối liên quan giữa
các loại chi phí cho phòng bệnh đó và số bệnh nhân nằm viện thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. Chi phí cho một ngày điều trị
Chi phí

Số
Chi phí
Chi phí
Tổng
Chi phí
bệnh nhân Cố định (1) biến đổi ( 2)
chi phí (3)
trung bình (4)
biên (5)
0
20
0
20
1
20
10
30
30
30
2
20
15
35
17,5
5
3
20
20
40
13,3

5
4
20
35
55
13,8
15
5
20
55
75
15,0
20
(1) Chi phí này gồm cả chi phí duy trì bảo dưỡng, điện, nước, hành chính
(2) Bao gồm chi cho thuốc, thời gian của điều dưỡng
(Trong bảng này, chỉ có dòng số bệnh nhân = 0 là không tính được chi phí trung bình và chi
phí biên)
Lưu ý: về lý thuyết hay về định nghĩa, chi phí biên là chi phí tăng thêm để sản xuất
thêm 1 đơn vị hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế, nếu có sản xuất thêm thì người ta sẽ
sản xuất thêm 1 số lượng sản phẩm (vì thông thường sản xuất 1 số lượng lớn thì chi phí sản
xuất trung bình cho 1 đơn vị sản phẩm sẽ giảm), nên người ta mới lấy tổng chi phí tăng thêm
chia cho số sản phẩm sản xuất thêm; không ai ngồi tính nếu thêm 1 sản phẩm thì chi phí tăng
thêm bao nhiêu.
Nên ở dòng số bệnh nhân là 4, nếu làm đúng lý thuyết thì sẽ tính MC = TC(4-3)/Q(4-3) =
(55-40)/(4-3) = 15. Nếu không có dữ liệu dòng số bệnh nhân là 3, thì sẽ tính bằng công thức
MC = ∆TC/ ∆Q
Ý nghĩa chi phí biên (đọc thêm)
Chi phí biên biểu thị phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng
đầu ra. Nó cho chúng ta biết mức phí tổn mà đơn vị phải bỏ ra hoặc hy sinh thêm để đánh đổi
lấy việc có thêm được một đơn vị đầu ra. Dựa vào chi phí biên, các đơn vị sản xuất kinh

doanh (nhất là công ty dược) sẽ quyết định tiếp tục sản xuất nếu giá bán ra cao hơn chi phí
sản xuất của mỗi sản phẩm tăng thêm (chi phí biên).
2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ
2.1 Các bước phân tích chi phí
Bước 1: Xác định thiết kế nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu, thời gian tính chi phí
Bước 2: Xác định đối tượng cần tính chi phí (ai chịu chi phí) (cỡ mẫu, cách chọn mẫu) vì chi
phí sẽ khác nhau khi tính cho cơ sở y tế hay tính cho người sử dụng dịch vụ y tế
Bước 3: Liệt kê và phân loại biến số theo từng loại chi phí
Bước 4: Xác định cụ thể cách thu thập và cách tính toán từng loại chi phí
Bước 5: Tính tổng chi phí/chi phí trung bình…
Ví dụ: Xem nghiên cứu “Phân tích chi phí điều trị sốt dengue”
2.2 Nguyên tắc phân tích chi phí


Khi phân tích chi phí, cần đảm bảo 4 nguyên tắc sau:
- Khi liệt kê, tính đầy đủ chi phí/chi phí thay thế
- Tính giá trị hiện tại của chi phí
- Phân bổ các chi phí sử dụng chung cho từng hoạt động riêng
- Khấu hao/phân chia chi phí đầu tư cho các năm
2.2.1

Tính đủ chi phí hay chi phí thay thế
Tính đủ chi phí nghĩa là tính toán đầy đủ mọi chi phí đã bỏ ra cho sản xuất sản
phẩm/dịch vụ. Vd: tính chi phí cho một thiết bị nhập khẩu phải bao gồm cả thuế nhập khẩu,
chi phí lắp đặt và chuyển giao công nghệ (nếu có). Nếu biết chắc rằng lượng chi phí xảy ra
trong quá khứ không phản ánh đúng giá trị thật sự của đầu vào, người ta phải sử dụng chi phí
thay thế đối với đầu vào tương đương.
Trên thực tế, không phải lúc nào cũng có thể tính đủ chi phí. Lựa chọn xem xét chi
phí nào phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, nguồn lực dành cho nghiên cứu và quyết định
của người tiến hành nghiên cứu. Khi quyết định chi phí nào đưa vào tính toán, nghiên cứu

viên phải lập luận/trình bày rõ lý do của mình.
Thông thường, tuân theo một nguyên tắc xác định ưu tiên đơn giản: xem xét các mục
chi phí lớn trước vì một sai số nhỏ của chi phí lớn có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả
nghiên cứu và việc đưa ra quyết định. Các khoản chi phí quá nhỏ nhưng đòi hỏi quá nhiều nỗ
lực nghiên cứu cũng có thể được bỏ qua nếu như có thể dự đoán được rằng những chi phí này
làm thay đổi không đáng kể tổng chi phí.
2.2.2

Tính giá trị hiện tại của chi phí
Để dễ dàng so sánh giá trị của chi phí tại các thời điểm khác nhau, chúng ta quy đổi
giá trị chi phí về cùng thời điểm nghiên cứu, gọi là tính giá trị hiện tại. Khi phân tích chi phí,
nghiên cứu viên thường quy đổi về hiện tại, hiếm khi quy đổi về tương lai.
Cách làm:
Cách 1 (phương pháp chiết khấu): quy giá trị tiền về năm thứ 1 (năm thứ nhất là thời điểm
hiện tại), nghĩa là tính PV (present value).

Cách 2: quy đổi về thời điểm tương lai: Fn = Pv x (1 + r)a


Vd: Lãnh đạo trung tâm y tế huyện Y lập kế hoạch kinh phí cho 2 dự án y tế và sẽ
quyết định chọn 1 trong 2 dự án để triển khai. Giả sử có hai dự án, cho hiệu quả như nhau ở
cuối năm thứ 3. Mức đầu tư ở các năm như sau:
Năm

Dự án A

Dự án B

1 (hiện tại)
2

3

5 triệu
10 triệu
15 triệu

15 triệu
10 triệu
4 triệu

Giả sử kết quả của 2 dự án như nhau, Anh/Chị hãy tính toán và tư vấn lãnh đạo trung tâm y tế
huyện Y chọn dự án nào và giải thích vì sao. Biết hệ số chiết khấu = 7%
Đáp án:

Kết quả chọn dự án A vì hiệu quả 2 dự án như nhau và chi phí dự án A ít hơn
2.2.3 Phân bổ các chi phí sử dụng chung/chi phí gián tiếp cho từng hoạt động riêng
Vd: chi phí cho một bệnh nhân ngoại trú sẽ bao gồm một phần chi phí gián tiếp như tiền điện,
nước, bộ phận hành chính, kế toán…
MacKerrell (1993) đã tạo ra một ví dụ đơn giản để chứng minh phương pháp khác
nhau nhưng hoàn toàn hợp lý trong phân bổ chi phí gián tiếp dẫn đến những kết quả rất khác
nhau. Ông lấy ví dụ về một chuyên khoa mà chi phí gián tiếp là £200.000. Trong chuyên
khoa, 400 thủ thuật được thực hiện năm ngoái với tổng chi phí trực tiếp £400.000. Thời gian
trung bình thực hiện mỗi thủ thuật là 30 phút.
MacKerrel sau đó đưa ra ví dụ về hai thủ thuật (trong chuyên khoa cũng có những thủ
thuật khác được thực hiện):
- Thủ thuật A: chi phí trực tiếp là £1.000 và thủ thuật mất 1 giờ.
- Thủ thuật B: chi phí trực tiếp là £600 và phải mất 2 giờ.
Sau đó ông đưa ra kết quả của việc phân bổ chi phí gián tiếp theo ba cách khác nhau:
Cách 1: Phân bổ theo số thủ thuật
Chúng ta được biết rằng năm ngoái 400 thủ thuật được thực hiện. Tổng chi phí gián

tiếp £200.000, vì vậy chi phí gián tiếp cho mỗi thủ thuật là £500.Vậy toàn bộ chi phí về thủ
thuật A là £1.500 và thủ thuật B là £1.100.


Cách 2: Phân bổ theo số giờ
Chúng ta được biết rằng năm ngoái 400 thủ thuật được thực hiện với thời gian trung
bình là 30 phút. Như vậy tổng cộng có 200 giờ thực hiện thủ thuật. Vì chi phí gián tiếp là
£200.000, điều này có nghĩa là mất £1.000 chi phí gián tiếp cho mỗi giờ. Thủ tục A mất 1 giờ,
chi phí trực tiếp là £1.000 và chi phí gián tiếp cũng là £1,000, toàn bộ chi phí £2.000. Thủ
thuật B mất 2 giờ, chi phí trực tiếp là £600 và chi phí gián tiếp là £2.000, toàn bộ chi phí £
2.600.
Cách 2: Phân bổ theo chi phí trực tiếp
Tổng chi phí trực tiếp của chuyên khoa là £400.000. Chi phí gián tiếp là £200.000.
Phương pháp này đòi hỏi chúng ta phân bổ các chi phí gián tiếp tỷ lệ với chi phí trực tiếp. Vì
vậy, mỗi £1 của chi phí trực tiếp sẽ phải chịu 50p của chi phí gián tiếp. Bởi vì thủ thuật A có
chi phí trực tiếp £1.000, chi phí gián tiếp sẽ là £500, toàn bộ chi phí £ 1.500. Thủ thuật B có
chi phí trực tiếp £600, vì vậy chi phí gián tiếp sẽ là £300, toàn bộ chi phí £900.
Trong mỗi trường hợp, chi phí gián tiếp được phân bổ cho các thủ thuật, nhưng kết
quả chi phí ước tính rất khác biệt.
2.2.4 Khấu hao/phân chia chi phí đầu tư cho các năm
Khấu hao là sự hao mòn giá trị của tài sản trong quá trình sử dụng. Giá trị hao mòn
này sẽ được khấu trừ dần theo thời gian sử dụng đã được ấn định trước.
Chi phí đầu tư/chi phí mua sắm ban đầu thường xảy ra một lần từ khi bắt đầu dự án
với số lượng lớn: mua sắm các tài sản cố định như trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng tại thời
điểm bắt đầu của 1 hoạt động chăm sóc sức khỏe và có tác dụng trong nhiều năm. Vì thế
chúng ta phải khấu hao các chi phí đầu tư cho từng năm để thể hiện các chi phí này như 1
khoản chi phí hàng năm.
Cách khấu hao đơn giản nhất thường áp dụng là cách khấu hao trực tiếp: Lấy chi phí
tài sản cố định chia trực tiếp cho số năm tuổi thọ sử dụng của tài sản để tìm giá trị khấu hao
một năm của chi phí đầu tư.

Ví dụ: 1 máy X-quang có chi phí đầu tư là 1 tỷ đồng, có thể dùng trong 20 năm. Chi
phí khấu hao mỗi năm sẽ là (1 tỷ: 20 năm) = 50 triệu/năm.
Đây là cách khấu hao thuận tiện, hay được dùng trong công tác tài chính kế toán
nhưng có nhược điểm là không phản ánh được chi phí cơ hội của tiền vốn đầu tư (giá trị của
đồng tiền thay đổi theo thời gian).



×