Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập nhóm lịch sử văn minh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.19 KB, 9 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC.........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................2
NỘI DUNG........................................................................................................................2
KẾT LUẬN.......................................................................................................................7
PHỤ LỤC..........................................................................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................9

1


MỞ ĐẦU
Văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh lớn trên thế giới với rất nhiều
thành tựu trên nhiều lĩnh vực và có sức ảnh hưởng lớn. Một trong những lĩnh vực đạt nhiều
thành tựu lớn nhất của nền văn minh này chính là kiến trúc, mà trong đó loại hình kiến trúc
lăng mộ. Đề tài: Sưu tầm, giới thiệu và đánh giá các thành tựu kiến trúc lăng mộ của Ai Cập
cổ đại sẽ cho biết rõ hơn phần nào đó về kiến trúc lăng mộ và một số thành tựu nổi bật của loại
hình kiến trúc đặc biệt này ở Ai Cập cổ đại.
NỘI DUNG
I. GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC LĂNG MỘ AI CẬP CỔ ĐẠI
Thời kì sơ khai của nền văn minh Ai Cập cổ đại, cư dân Ai Cập cổ thực hiện mai bằng
cách thức vô cùng đơn giản: đặt thi hài trong cái giỏ lớn làm bằng loài sậy mọc trên sông Nile
rồi vùi sâu xuống hố cát. Khí hậu khô với độ ẩm rất thấp cộng với lớp cát nóng và dày phần
khiến nước bốc hơi nhanh chóng, giúp thân xác người chết phần nào không bị phân hủy, tuy
nhiên vẫn rất khó được giữ chúng một cách nguyên vẹn trước nhiều tác nhân bên ngoài. Điều
này thúc đẩy người Ai Cập cổ đại tìm ra những phương pháp an táng mới, song song với sự
phát triển và hoàn thiện thuật ướp xác, để có thể bảo tồn được tốt hơn, hoàn hảo hơn thể xác
người đã chết. Đây chính là cơ sở ra đời các loại hình kiến trúc lăng mộ ở Ai Cập cổ đại.
1. Kiến trúc Mastaba
Loại hình kiến trúc lăng mộ đầu tiên được Ai Cập cổ đại xây dựng hoàn thiện chính là


Mastaba – có nghĩa là đài, bệ đá trong tiếng Ả Rập, được tạo ra để bảo vệ tốt hơn các mummy
– xác ướp của người Ai Cập cổ. Tuy nhiên, chỉ vương thất, những người thuộc tầng lớp quý
tộc hoặc giàu có mới được chôn cất trong mastaba.
* Cấu trúc cơ bản của Mastaba:
Cấu trúc trên mặt đất của mastaba là một khối lớn có phần mái và đáy là hình chữ nhật
mà chiều dài gấp khoảng bốn lần chiều rộng, bốn mặt sườn dốc, mái bằng. Sở dĩ mastaba có
kết cấu hình thang là bởi chúng được mô phỏng theo kiểu kiến trúc nhà ở gạch đá của tầng lớp
quý tộc thời bấy giờ. Ban đầu, vật liệu dùng xây dựng mastaba là gạch tạo ra bởi bùn đất lấy từ
sông Nile qua tạo khối và phơi nắng. Dần dần, khi kĩ thuật chế tác đá của người Ai Cập phát
triển hơn, đá được sử dụng cho loại công trình này.
Mastaba được đặt thành từng cụm chung với kim tự tháp tạo thành một quần thể gọi là
necropolis – thành phố của người chết, xây dựng định hướng Bắc – Nam với duy nhất một lối
vào trên mặt hướng Bắc ở mỗi mastaba. Lối vào này dẫn vào không gian bên trong với hai
phòng kín có nền bằng đất nện hoặc được lát đá. Bên ngoài là nơi đặt đàn tế, cũng như là nơi
để lương thực, thức uống, quần áo, báu vật… – những vật dụng thiết yếu để linh hồn tiếp tục
cuộc sống ở thế giới bên kia. Sâu hơn bên trong là nơi đặt tượng biểu thị cho thể xác của người
chết, ngăn cách với bên ngoài bằng một bức tường dày, chỉ thông nhau qua một lỗ nhỏ. Tượng
hình người chết được đặt trong một hốc tường, hai bên tường có vẽ hoặc chạm khắc hình các
vị thần hoặc hình người canh gác cho “thân xác” của người quá cố. Từ mặt trên của mastaba,
người ta đào một cái giếng hình vuông hoặc hình tròn xuống rất sâu, có khi đến 30m. Đáy
giếng thông qua một hành lang dẫn tới phòng mai táng, nơi đặt quan tài chứa xác ướp. Sau khi

2


đặt quan tài tại đây và tiến hành xong các nghi lễ an táng, giếng này được bịt kín lại bằng đá và
cát sỏi.
Kết cấu, bố cục của các mastaba trong các giai đoạn sau được thay đổi, trở nên đa dạng
và phức tạp hơn dựa trên nền kiến trúc cơ bản: số lượng các giếng mai táng tăng lên, thêm
nhiều các căn phòng bên trong mastaba với hệ thống hành lang ăn thông phức tạp, các kết cấu

cột và rất nhiều tác phẩm điêu khắc được sử dụng… khiến cho nhiều mastaba trở thành những
công trình kiến trúc đạt đến độ hoàn thiện và mang tính nghệ thuật cao.
* Giới thiệu về Mastaba của Mereruka:
Một trong những mastaba lớn và nổi bật là Mastaba của Mereruka, nằm ở phía đông bắc
quần thể lăng mộ Saqqara, phía bắc Kim tự tháp của Teti – vị vua đầu tiên của Vương triều VI.
Mereruka phục vụ cho Vương triều VI, là vị quan quyền lực nhất của triều đại và cũng là con
rể vua Teti; quyền lực của ông chỉ đứng sau vua Teti, do vậy có sức mạnh rất lớn về của cải và
nhân lực. Bởi vậy, Mastaba của Mereruka là mastaba lớn và tinh xảo nhất trong số tất cả
những mastaba của quần thể Saqqara.
Tổng thể của phức hợp mastaba này là một khối hình chữ nhật cao 4,5m, chiều rộng 23m,
chiều dài 41m, có tổng cộng hơn ba mươi phòng, hành lang nối các phòng và nhiều giếng mai
táng. Lối vào của Mastaba nằm ở hướng chính bắc. Trong tất cả các căn phòng của Mastaba,
21 căn phòng Mereruka xây dựng cho riêng mình, 5 căn phòng dành cho Watetkhethor – vợ
ông và 5 căn phòng cho Meryteti – con trai ông.
Trên tường, hành lang của các căn phòng được vẽ hoặc điêu khắc nhiều chi tiết tinh xảo,
như: các họa tiết Ai Cập cổ lặp đi lặp lại thường thấy trong nhà ở quý tộc, tên và chức vị của
Mereruka, các bức vẽ miêu tả cuộc sống đời thường cũng như đời sống nghi lễ - tôn giáo của
người Ai Cập cổ, các bức tượng người, nhân sư…
2. Kiến trúc Kim tự tháp
Kim tự tháp không chỉ là loại hình kiến trúc tiêu biểu cho sự hoàn thiện và phát triển đến
đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc Ai Cập cổ đại, mà còn là một trong những công trình đạt đến
mức kì quan của văn minh thế giới cổ đại.
Tính cho đến năm 2008, tại Ai Cập có đến 138 Kim tự tháp đã được khám phá. Hầu hết
các kim tự tháp đóng vai trò là lăng mộ của các Pharaon và Hoàng hậu trong hai thời kì Cổ
vương quốc và Trung vương quốc. Các kim tự tháp được xây dựng chủ yếu bằng đá, có hình
tháp chóp, đáy có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật với bốn mặt quay về chính xác bốn
hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Tất cả các kim tự tháp Ai Cập, trừ kim tự tháp Zawyet elAmwat (hay Zawyet el-Mayitin), đều nằm trên tả ngạn sông Nile, và hầu hết được tập trung lại
với nhau trên những vùng kim tự tháp.
Kim tự tháp đầu tiên là Kim tự tháp của vua Djoser – vị vua đầu tiên của Vương triều III
thời Cổ vương quốc, được kiến trúc sư nổi tiếng Imhotep thiết kế, là sự phát triển lên dựa trên

kiến trúc mastaba đương thời.
Imhotep đã nghĩ đã phương thức chồng các mastaba có kích thước nhỏ dần lên nhau, tạo
thành một kết cấu kiến trúc dạng khối chóp có các bậc dẫn lên tới đỉnh, tượng trưng cho một
chiếc cầu thang khổng lồ mà linh hồn của vị Pharaon đã mất dùng để đi lên bầu trời, hội ngộ
cùng thần Ra – thần Mặt Trời. Những thành tựu của Imhotep vĩ đại đến mức ông được người
Ai Cập tôn thờ như một vị thần.

3


Giai đoạn các kim tự tháp được xây dựng với quy mô lớn nhất cũng là lúc chế độ thống
trị chuyên chế của các Pharaon ở mức độ cao nhất (thời kì Cổ vương quốc và đầu Trung vương
quốc). Trong khoảng thời gian này, các kim tự tháp nổi tiếng nhất đã được xây dựng.
* Khu liên hợp Kim tự tháp Djoser ở Saqqara:
Như đã nêu ở phần trên, kim tự tháp Djoser là kim tự tháp đầu tiên được xây dựng ở Ai
Cập cổ đại, do kiến trúc sư Imhotep sáng tạo và thiết kế. Đây là đại diện tiêu biểu cho kim tự
tháp dạng bậc ở Ai Cập với 6 bậc liên tiếp, cao 60m, đáy là một hình chữ nhật dài 126m, rộng
106m. Việc xây dựng kim tự tháp này cần khoảng 11,6 triệu m 3 đá và đất sét. Các hầm bên
dưới kim tự tháp tạo nên một đường dẫn dài khoảng 5,5 km. Bên dưới kim tự tháp bậc thang
này là một dãy hỗn tạp các đường hầm và hệ thống nhiều căn phòng, trung tâm là một hầm sâu
28m làm bằng đá granite nằm ở đáy kim tự tháp – chính là nơi đặt quan tài của vua Djoser.
Phần bên ngoài được xây dựng bằng đá vôi trắng khiến cho kim tự tháp nổi bật trên nền cát
vàng.
Kim tự tháp của Djoser nằm ở trung tâm một khu liên hợp rộng khoảng 15ha, được bao
quanh bởi tường đá vôi gồm 13 cánh cửa giả và một lối vào thực sự ở nằm ở phía đông nam.
Phía bắc Kim tự tháp là một ngôi đền cùng với tượng của vua Djoser. Phía nam Kim tự tháp là
cung điện được bao xung quanh bởi tường đá và bệ thờ. Rất nhiều các kiến trúc khác được xây
dựng trong khu liên hợp như các nhà thờ, sảnh đường… phục vụ cho mục đích tôn giáo.
* Kim tự tháp Kheops và quần thể lăng mộ ở Giza:
Kim tự tháp của Kheops (hay Kim tự tháp Khufu/Kim tự tháp Lớn của Giza) – con vua

Xnephru, tiến hành xây dựng từ khoảng năm 2560TCN, là kim tự tháp lớn nhất, tiêu biểu nhất
của Ai Cập, đứng đầu trong danh sách bảy kì quan của thế giới cổ đại và cũng là kì quan duy
nhất trong danh sách này còn sót lại cho tới ngày nay.
Kim tự tháp Kheops được xây dựng thành một hình chóp cao tới 146m, đáy là hình
vuông mỗi cạnh dài 230m, bốn mặt là bốn hình tam giác hướng về bốn phía Đông – Tây –
Nam – Bắc. Đỉnh chóp nhọn cao 146,6m. Kim tự tháp Kheops có thể tích khoảng 2,6 triệu m 3
và trọng lượng khoảng 5,9 triệu tấn. Khi hoàn thành, Đaị kim tự tháp được ốp ngoài bởi các
phiến đá trắng, có đỉnh phẳng, được mài rất trắng; nhờ vậy công trình này tỏa sáng rực rỡ dưới
ánh mặt trời và thậm chí cả trong đêm dưới ánh trăng, ta cũng có thể quan sát thấy nó từ các
ngọn núi phía nam Ai Cập với khoảng cách khoảng 300km.
Toàn bộ Kim tự tháp được xây bằng những tảng đá vôi mài nhẵn ghép khít vào nhau mà
không dùng chất kết dính, mỗi tảng nặng 2,5 tấn, có tảng nặng đến 30 tấn. Để xây dựng kim tự
tháp này, người Ai Cập cổ đã phải dùng đến 2,3 triệu khối đá có tổng thể tích là hơn 2,4 triệu
m3. Các phiến đá ốp bên ngoài được cắt chính xác tới mức trên toàn bộ diện tích bề mặt, chúng
chỉ lệch khỏi mặt phẳng nghiêng xấp xỉ 0,5mm và được gắn vào nhau hoàn hảo đến mức cho
tới tận ngày nay ta vẫn không thể nhét được một lá kim loại mỏng qua khe nối.
Ở mặt phía Bắc của Kim tự tháp, cách mặt đất hơn 13m có một lối vào chia làm hai
hướng thông với hệ thống bên trong. Một hướng dẫn xuống một hầm mộ lớn nằm ở sâu 30m
dưới mặt đất, còn ở tình trạng thô, chưa được hoàn thiện. Các nhà khoa học cho rằng những
người thiết kế đã dự dịnh dùng nó làm phòng chôn cất, nhưng sau này vua Kheops đổi ý và
muốn được mai táng ở một nơi cao hơn. Lối còn lại hướng lên hệ thống các phòng và hành
lang nằm trên cao được hoàn thiện với độ chính xác và tinh vi cao. Trong hệ thống này có hai
phòng chính, xếp thẳng hàng với hầm mộ thô ở trong lòng đất trên trục đứng của Kim tự tháp.
Phòng thứ nhất, nằm thấp hơn là phòng Nữ hoàng, có kích thước khoảng 5,74 x 5,23m, cao
4,57m. Bức tường phía đông phòng có một hốc tường lớn và hai ống khí hẹp (rộng khoảng

4


20cm) thông từ trong phòng ra đến bề mặt ngoài Kim tự tháp. Phòng chính còn lại, nằm ở cuối

hàng loạt những lối dài dẫn vào trong Kim tự tháp là phòng Hoàng đế, nơi đặt quan tài của
Pharaon Kheops. Phòng Hoàng đế ở trên độ cao 42,28m so với mặt nên, chiều dài 10,47m,
chiều ngang 5,23m. Giữa phòng đặt một quan tài bằng đá granit đỏ được trang trí tinh xảo
nhưng trống không và bị mất nắp. Ngoài ra là hệ thống hành lang, phòng trưng bày lớn, phòng
dự trữ…
Các tài liệu lịch sử ghi lại cho thấy việc xây dựng Đại kim tự tháp kéo dài trong 20 năm,
cần đến sức lao động của gần như toàn thể nhân dân lao động trong nước thời bấy giờ vào mùa
nước dâng trên sông Nile; việc khai thác và vận chuyển đá phải thông qua giao thông đường
thủy trên sông Nile và tuyến đường bằng đá chuyên biệt được xây dựng trong 10 năm.
Kim tự tháp Kheops được đặt trong quần thể lăng mộ Giza cùng với Kim tự tháp
Menkaure, Kim tự tháp Khafre cùng nhiều kim tự tháp nhỏ hơn, hệ thống các mastaba, lăng
tẩm, đền miếu và các Sphinx – Tượng Nhân sư… tạo nên một trong những quần thể kiến trúc
lăng mộ kì vĩ bậc nhất trong lịch sử thế giới cổ đại.
3. Kiến trúc lăng mộ trong núi đá (hang mộ)
Hang mộ - lăng mộ trong núi đá là những lăng mộ có một phần hoặc toàn bộ đục ngầm
trong núi đá, là kiểu kiến trúc lăng mộ tiếp theo sau Kim tự tháp, được phát triển từ thời Trung
vương quốc và Tân vương quốc ở vùng Thượng Ai Cập. Đây là vùng mà núi non hiểm trở, phù
hợp cho việc xây dựng những khu đại mộ rộng lớn, tạo nên các necropolis – thành phố của
người chết ở phía Tây sông Nile, gồm Thung lũng các vị Vua (Valley of The Kings) và Thung
lũng các Hoàng Hậu (Valley of The Queens). Các công trình tiêu biểu của loại hình này là
lăng mộ của Beni Hasan; lăng mộ của các vị vua ở Thebes…
Lăng mộ ngầm trong núi đá đầu tiên được xây dựng là lăng mộ của nhà vua Beni Hasan
và những người thuộc vương triều XI, XII cuối thời Trung vương quốc, có niên đại từ năm
2130 – 1700TCN. Lăng Beni Hasan đặt trong một khu vực núi cao, phần lối vào có hai cột
giữa, tạo thành ba cửa vào, tiếp đến là một vách đá dày có cửa đi, bên trong là động đá lớn
hình vuông có 4 cột chống ở giữa, đáy trong cùng đặt điện thờ…
Sau lăng mộ Beni Hasan, các lăng mộ xây dựng trong núi có chuỗi trình tự các khoảng
không gian bên trong ngày một phức tạp hơn với các cấu trúc: đền thờ lộ thiên, hành lang dài
đục trong đá, các phòng và sảnh đục ngầm trong đá… Với bố cục như vậy, các đền thờ trở
thành chủ để của kiến trúc lăng mộ, có quy mô lớn, xây dựng phía trước vách núi, nơi mai táng

trong cùng, ăn sâu vào trong núi. Như vậy toàn bộ ngọn núi đã được kết hợp một cách khéo léo
vào trong tổng thể kiến trúc lăng mộ, đóng vai trò như một kim tự tháp trước đây; thể hiện
trình độ xây dựng, tài năng thiết kế, tính toán cao của người Ai Cập cổ đại.
II. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ KIẾN TRÚC LĂNG MỘ AI CẬP CỔ ĐẠI
Qua việc sưu tầm, giới thiệu một số công trình kiến trúc lăng mộ của Ai Cập cổ đại,
chúng em xin đưa ra một vài nhận xét, đánh giá chủ quan của bản thân về loại hình kiến trúc
này.
Thứ nhất, kiến trúc lăng mộ Ai Cập cổ đại thường có quy mô lớn, kì vĩ với lối thiết đặt
nặng nề, tạo cảm giác uy nghiêm, áp chế và mang tính biểu tượng cao. Chúng là cầu nối cho
linh hồn đi tới thế giới bên kia, là biểu tượng cho quyền năng và sức mạnh của các vị vua và
giới quý tộc, cho thấy sự phát triển rực rỡ và thịnh vượng của nền văn minh Ai Cập xưa. Bởi

5


vậy mà các vị Pharaon, những quý tộc giàu có luôn tập trung rất nhiều sức người, sức của và
thời gian vào việc xây dựng lăng mộ của mình.
Thứ hai, kiến trúc lăng mộ Ai Cập chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố
chi phối mạnh mẽ nhất là tôn giáo.
Một trong những tiền để chính cho sự ra đời của các công trình lăng mộ Ai Cập là nhu
cầu bảo toàn thể xác của người chết, xuất phát từ niềm tin của cư dân Ai Cập về thế giới bên
kia và cuộc sống của linh hồn ở thế giới bên kia. Người Ai Cập cổ cho rẳng con người sau khi
chết có thể hồi sinh nếu linh hồn được các vị thần cho đầu thai và thể xác người đó được giữ
nguyên vẹn. Các công trình lăng mộ ra đời với mục đích đầu tiên là để bảo vệ an toàn cho các
xác ướp. Không chỉ vậy, những quan điểm tôn giáo về các vị thần còn chi phối từ vị trí, hướng,
kết cấu kiến trúc, cách xây dựng, cho đến lối trang trí, thiết đặt ánh sáng, nhiệt độ của công
trình nhằm mang lại màu sắc thiêng liêng, huyền bí và áp chế cho lăng mộ… Hầu hết các
mastaba, lăng mộ, các Kim tự tháp đều được đặt ở vùng sa mạc phía tây, là nơi mặt trời lặn,
gắn liền với cái chết theo quan niệm của người Ai Cập; các lăng mộ luôn được định hướng
Bắc – Nam với lối vào ở hướng chính Bắc; trong các lăng mộ luôn đặt tượng của người chết và

có nơi để lương thực, vật dụng dự trữ cho cuộc sống ở thế giới bên kia của các linh hồn…
Pharaon là con trai của thần Mặt Trời, do vậy được mai táng trong Kim tự tháp – các công
trình hướng về mặt trời và có dạng giống như tia nắng, v.v…
Sự tập trung quyền lực và của cải mạnh mẽ, kết hợp với nguồn tài nguyên đá dồi dào và
đặc trưng khí hậu của Ai Cập quyết định đến quy mô to lớn, kì vĩ; vật liệu sử dụng cũng như
kết cấu, lối bố trí công trình…
Thứ ba, việc sáng tạo, thiết kế và xây dựng các công trình lăng mộ thúc đẩy sự phát triển
và hoàn thiện nhiều thành tựu trong các lĩnh vực khác.
Các kim tự tháp, lăng mộ trong núi đá đã chứng minh kĩ năng chế tác đá đạt đến hoàn
thiện của người Ai Cập cổ đại. Các công trình lăng mộ, đặc biệt là các Kim tự tháp, được xây
dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối, hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết
như cách chúng ta dùng xi măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá có cân nặng
đôi khi đến cả chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau theo một cách không thể hoàn hảo
hơn, điều này đảm bảo độ vững chắc, hoàn hảo và trường tồn với thời gian. Các khối đá này
được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên trọng lượng của chúng.
Không những vậy, các công trình này còn cho thấy khả năng tính toán chính xác và
phương thức xây dựng khéo léo đến mức đáng ngạc nhiên. Các Kim tự tháp luôn có một tỉ lệ
kích thước rất chuẩn dựa trên việc tính toán được số Pi, hai cạnh đối diện của Kim tự tháp
Kheops chỉ chênh lệch ở mức dưới 2cm – mức độ chính xác kinh ngạc trong điều kiện người
Ai Cập cổ không có các máy móc đo đạc chính xác như hiện nay. Người Ai Cập còn nắm rõ về
nhiều hiệu ứng nhiệt và ánh sáng mà cho đến nay, khoa học chưa thể làm rõ. Không gian bên
trong các lăng mộ được cho là đảm bảo điều kiện hoàn hảo về nhiệt độ, độ ẩm… giúp bảo
quản các xác ướp tốt nhất. Không chỉ vậy, người Ai Cập còn có hiểu biết sâu rộng về thiên văn
học và khả năng định hướng hết sức xuất sắc, chính xác gần như tuyệt đối chỉ nhờ vào việc
quan sát các vì sao (sai số rất nhỏ)
Thứ tư, việc xây dựng các công trình lăng mộ lớn, đặc biệt là các Kim tự tháp, phải huy
động một số lượng lớn kiến trúc sư, thợ thủ công, nông dân và nô lệ trong nhiều năm trời, tốn

6



rất nhiều thời gian, sức người và tiền bạc mà chỉ phục vụ cho số ít tầng lớp vương tôn, quý tộc;
“đem lại cho nhân dân Ai Cập không biết bao nhiêu tai họa” – theo nhà sử học Hy Lạp
Herodos. Điều này cho thấy mức độ tập trung quyền lực cực kì cao vào tay một cá nhân, sự
chênh lệch đẳng cấp rõ ràng trong xã hội Ai Cập cổ đại. Mặt khác, nó cho thấy khả năng điều
hành, tổ chức, quản lý công việc và nhân lực của người Ai Cập là rất hiệu quả và khoa học
trong điều kiện các phương tiện còn nhiều thô sơ.

KẾT LUẬN
Với thời gian chuẩn bị và dung lượng hạn chế, nhóm chúng em mới chỉ truyền tải được
đôi nét về kiến trúc lăng mộ Ai Cập cổ đại.
Tuy nhiên, ta vẫn có thể thấy được, nhân
dân Ai
Cập cổ
đại, bằng bàn
tay khéo
léo và khối
óc
tài hoa của
mình, đã để
lại
cho nền văn minh nhân loại những công trình kiến trúc
lăng mộ vô giá mà qua dòng chảy khắc nghiệt của thời
gian, rất nhiều trong số đó, vẫn còn tồn tại cho đến
ngày nay.

PHỤ

LỤC


7


8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh (chủ biên), NXB. Giáo dục.
2. Mastaba, Wikipedia: />3. Mastaba of Mereruka, trang web về Ai Cập cổ đại Orisisnet:
/>4. Mereruka, Wikipedia: />5. Kim tự tháp Kheops, Wikipedia: />%C3%A1p_Kheops
6. Giza Necropolis, Wikipedia: />7. Beni Hasan, Wikipedia: />
9



×