Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một bài văn nghị luận xã hội về các chủ đề nóng trong xã hội có thể ra trong đề thi tốt nghiệp THPT năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.82 KB, 21 trang )

Nghị luận xã hội về: Lối sống “sành điệu” của giới trẻ trong xã hội hiện nay
I. Dàn ý nghị luận xã hội về lối sống “sành điệu” của giới trẻ trong xã hội hiện nay
- Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận
- Giải thích sành điệu:
- Những quan niệm về sành điệu:
+ Sành điệu là ăn mặc đúng mốt và đi trước mốt, là dung đồ vật đắt tiền và khác người:
• Ăn mặc đúng mốt, đi trước mốt, dùng đồ vật đắt tiền, khác người là nhu cầu hoàn toàn
chính đáng của mỗi con người.
• Tuy nhiên quan niệm sành điệu ấy thường dẫn đến cách ăn mặc phản cảm, lố lăng, tiêu
tốn tiền bạc, lối sống vội, sống gấp, sống thử, làm mất đi nét đẹp tuổi trẻ, ảnh hưởng đến
nhân cách…(dẫn chứng).
• Đó là cái sành điệu do những vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài mang lại, chưa phải là tiêu
chuẩn, cái đích hướng tới, là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, vẻ đẹp thực sự của
một con người do đó cần lên án, phê phán.
+ Sành điệu nhất chính là biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách cuộc đời:
• Xã hội ngày càng phát triển đi lên, kiến thức nhân loại ngày một phong phú. Nếu con
người không chịu học hỏi vươn lên sẽ nhanh chóng tụt hậu so với thời đại.
• Thước đo đánh giá một con người có thể căn cứ vào rất nhiều yếu tố nhưng trong đó sự
hiểu biết là rất quan trọng, do vậy con người cần học để biết, để làm, để chung sống, để
khẳng định bản thân mình.
• Quá trình học tập là vô cùng gian nan, nhiều chông gai thử thách, do vậy con người cần
biết chấp nhận, dấn thân. Đó là quan niệm sống thiên về nội dung bên trong của một con
người, là quan niệm sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người, cần được cổ vũ,
khuyến khích (dẫn chứng).
- Quan niệm cá nhân của người viết về “sành điệu”:
II. Bài văn mẫu nghị luận xã hội về lối sống “sành điệu” của giới trẻ trong xã hội
hiện nay
Bài văn mẫu 1


Trong cuộc sống hiện nay để theo kịp “mốt” thời thượng nhiều bạn chon rằng mỗi


chúng ta phải biết sống sành điệu. Bởi họ quan niệm: Sành điệu là cái mốc đầu tiên để
đánh giá một con người trong thời đại @. Vậy thế nào mới là sành điệu thật sự? Là ăn
mặc đúng mốt và đi trước mốt với những đồ vật đắt tiền, khác người hay là biết chấp nhận
dấn thân vào thử thách cuộc đời.
Hai từ “sành điệu” đã tồn tại trong cuộc sống của chúng ta quen thuộc đến nỗi thậm
chí còn được coi là câu cửa miệng của một số người: “chuyện, sành điệu mà” hay “sành
điệu mới là tôi”… Nói đến “sành điệu”, thường ta nghĩ về mặt vật chất tức là cái bề ngoài
của con người như dùng điện thoại di động “xịn”, ăn mặc “style”, dám chơi trội,… mà ít
ai quan niệm sành điệu về mặt tâm hồn. Chẳng hạn như chúng ta không nói một người đã
vượt lên thử thách của cuộc sống là “anh thật là sành điệu”. Mặc dù đó có thể là một lời
khen nhưng người nghe lại không nghĩ như vậy. Đơn giản vì từ sành điệu thâm nhập vào
cuộc sống được hiểu chủ yếu theo nghĩa đen của nó, tức là phải ăn mặc cho hợp mốt, đi
trước mốt. Quan niệm này xuất hiện phổ biến trong giới trẻ. Vì với giới trẻ, sành điệu là
cách để thể hiện đẳng cấp “pro”, để tự hào mình là một người thời thượng, hơn nữa tâm lý
của giới trẻ là thích cái mới, cái lạ nên họ tiếp thu rất nhanh “mốt”. Cứ thế, như những
con vi rút, các kiểu mốt cứ lan truyền trong cộng đồng “teen” đánh vào tâm lí của họ tạo
nên lối sống sành điệu.
“Quê rồi, sành điệu ngày nay là phải ăn mặc như tao vầy nè”. Tôi choáng váng khi
nhìn cô bạn 17 tuổi của mình mặc thứ quần bò rách lỗ chỗ, túi lằng nhằng những xích, đi
giày cao cả tấc, chưa kể tóc tai loăn xoăn màu mè chẳng giống ai. Sành điệu kiểu ấy thì
tôi xin chịu. Nếu sành điệu mà chỉ khiến người khác thấy phản cảm, sành điệu mà biến
mình thành một người ngoài hành tinh thì đó là sành điệu “dởm”. Sành điệu không có
nghĩa là phải dùng đồ đắt tiền, xài hàng hiệu. Muốn gây ấn tượng cho người khác không
phải đeo kính Gucci (mà giá thấp nhất cũng từ 100 – 300 đô), đeo đồng hồ Swatch, mặc
đồ hiệu D&G…. Bởi đôi khi nó còn trở nên kệch cỡm nếu người dùng nó không biết cách
phối hợp thời trang. Sành điệu như thế đối với nhiều “teen” mà nói là quá sức với hoàn
cảnh gia đình. Cho nên, mới có nhiều bi kịch xung quanh chuyện teen “lỡ sành điệu” mà
không dám trở lại với con người thật của mình vì bạn bè chê cười. Đừng để mình trở



thành “trưởng giả học làm sang” như trong vở kịch của Mô-li-e bạn nhé!
Suy cho cùng sành điệu trong ăn mặc làm mình đẹp hơn. Vậy tại sao bạn không thử
ăn mặc giản dị, trang nhã nhưng vẫn hợp mốt? Một chiếc áo thun kết hợp với một chiếc
quần jean lửng sẽ làm bạn trẻ trung, năng động đến dường nào, hay là một chiếc áo ít hoạ
tiết nhưng có những điểm nhấn nổi bật,.. sẽ gây ấn tượng hơn bao giờ hết. Thực tế cho
thấy, rất nhiều người ăn mặc giản dị mà vẫn rất đẹp. Cái đẹp của sành điệu là cái đẹp tạo
cho người nhìn cảm giác dễ chịu, bắt mắt chứ không phải là cái đẹp kì dị, khác người,..
Có thể khẳng định rằng nhu cầu ăn mặc sành điệu là nhu cầu chính đáng của giới trẻ
trong xã hội hiện nay. Nhưng mỗi chúng ta phải biết cách sành điệu và sành điệu như thế
nào cho đúng, cho hợp với chính mình mới là vấn đề quan trọng. Sành điệu trong cách ăn
mặc, đồ dùng đắt tiền chỉ là cái bề ngoài nên nó không có giá trị lâu dài với thời gian.
Sành điệu nhất chính là mỗi chúng ta phải biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử
thách của cuộc đời. Như vậy, chúng ta không chỉ đạt đến cái đích đến “cuối cùng’’ của
“sành điệu” mà bản thân bạn cũng khám phá ra rất nhiều điều về chính mình như lòng
dũng cảm, sự tự tin, lối sống có trách nhiệm… Một phóng viên trẻ tuổi mới vào nghề dám
thâm nhập thực tế để lấy tư liệu về vụ tham nhũng của doanh nghiệp X mà không sợ nguy
hiểm; một người kinh doanh trẻ sẵn sàng đầu tư tiền vào công ty mà mọi người đều cho
rằng nó không mấy khả quan chỉ vì anh tin rằng công ty ấy tuy nhỏ nhưng đầy tiềm năng
phát triển; một bạn gái tật nguyền ở chân nhưng vẫn không từ bỏ ước mơ một ngày nào
đó được đứng trên bục giảng trở thành một giáo viên… Tất cả họ đều là những người
sống đẹp - lối sống ấy mới thực là lối sống khiến chúng ta ngẫm nghĩ và đáng để noi theo.
Nếu bạn là “fan” của những bộ phim hoạt hình Walt Disney nổi tiếng thì chắc hẳn bạn
phải biết Disney đã từng tất bại cay đắng ngay từ những ngày đầu mới vào nghề, khi bị
ông chủ toà soạn báo sa thải vì khả năng sáng tạo kém “Khi đó tôi mới 21 tuổi, không tiền
bạc, không danh vọng. tôi gần như sụp đổ khi ngày nào cũng phải ngủ trên chiếc sô pha
rách tươm, ăn mãi một món khoai tây nghiền và phải sống trong căn nhà ổ chuột”. Walt
Disney đã từng phải sống như vậy trong cả thời gian dài để tên tuổi của ông mới được
mọi người biết đến và nổi tiếng như ngày hôm nay. (Theo Hạt giống tâm hồn).
J. Rowlinh – tác giả của tập truyện Harry Porter – một trong những nhà văn giàu có



nhất trong lịch sử với tổng tài sản hơn một tỉ đô la - trước đây cũng chỉ là một bà mẹ
nghèo sống bằng tiền trợ cấp của xã hội. Bà đã không từ bỏ ước mơ trở thành nhà văn cho
dù cuộc sống có khó khăn đến đâu, dù tác phẩm của bà bị từ chối đến 12 lần trước khi
xuất bản. Bà cũng như Walt Disney đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng thành công nào
cũng phải trả giá bằng sự cố gắng, nỗ lực. Để trưởng thành hơn và khẳng định mình cần
phải biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách cuộc đời.
Sành điệu ngày nay, mà có lẽ là ở thời đại nào cũng vậy chính là sống không bao giờ
được nói hai từ “gục ngã”. Anh sẽ khẳng định được chính mình trên lĩnh vực mà anh
thành công, mọi người sẽ nhắc đến tên anh đầy tự hào nếu anh sống một cuộc sống có ý
nghĩa. Cái bề ngoài của quần áo hay đồ vật đắt tiền có thể là mốt lúc này nhưng có ai dám
chắc là sau năm năm, mười năm nó sẽ không trở nên lỗi thời? Giá trị vật chất chỉ là cái
hào nhoáng bên ngoài, nó dẽ thu hút các bạn trẻ nhưng rồi cũng dễ trở nên nhàm chán và
là đồ cũ. Người ta chỉ sẽ nhớ đến nó trong hoài niệm: À, nó đã từng là đồ mốt của một
thời nào đó… Nói cho cùng, để có để sống được hàng ngày, tất nhiên phải nhờ vào những
giá trị tức thời. Nhưng cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những giá
trị bền vững (Nguyễn Khải).
Tôi không phản đối quan niệm của người tuổi trẻ về cách sống sành điệu thời trang,
nhưng cũng không hoàn toàn đồng tình. Ý nghĩa thực sự của sành điệu thiết nghĩ là để
mỗi chúng ta biết nhận thức được đâu là giá trị bền vững và đâu là con đường đi đến sành
điệu khôn ngoan nhất. Người khôn ngoan sẽ là người chọn con đường đi bằng tinh thần
hơn là con đường thể hiện mình theo kiểu “tốt nước sơn”. Bạn nghĩ sao? Bạn sẽ chọn con
đường nào để chứng tỏ mình trong cuộc sống?
Bài văn mẫu 2
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người trở nên cao hơn, từ “ăn no mặc
ấm” đã tiến đến “ăn ngon mặc đẹp”. Chính vì thế, nhiều người, nhất là các bạn trẻ cho
rằng, chúng ta phải biết ăn mặc sành điệu, chơi sành điệu, sống sành điệu để bắt kịp với
nhịp sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, sành điệu ở ăn – mặc – chơi liệu có đúng với ý
nghĩa của nó?



Đầu tiên, chúng ta hãy đi tìm hiểu thế nào là “sành điệu”. Đó là từ để chỉ những người
vừa có kiến thức, có hiểu biết về cách ăn mặc, biết cách phối hợp đồ một cách tinh tế và
phù hợp nhất với bản thân người mặc. Tuy nhiên, với đa số giới trẻ ngày nay, thì từ “sành
điệu” được gán cho những thứ mới mẻ, lạ lẫm và những điều mà ở tuổi mình không ai
dám làm.
Ăn mặc đẹp sẽ giúp cho bạn tự tin hơn vào ngoại hình của mình, giúp bạn có được
thiện cảm của mọi người ngay cả những người chỉ mới gặp mặt. Ông cha ta đã nói:
“Người đẹp vì lụa”. Mặc phù hợp với bản thân, với hoàn cảnh sẽ khiến chúng ta tự tin thể
hiện bản thân. Ví dụ như khi đi chơi với bạn bè thì bạn không nên mặc vest mà nên mặc
những quần áo năng động, thoải mái, dễ hoạt động, hoặc là đi tiệc thì bạn không nên mặc
váy đi giày thể thao… Ngoại hình không phải là tất cả, nhưng cũng khá quan trọng và cho
thấy bạn là một người thông minh, tinh tế.
Các bạn trẻ thường cho rằng, sành điệu tức là nhuộm tóc, dùng quần áo đắt tiền, hút
thuốc, làm những điều ấy để khẳng định bản thân, dù những thứ ấy chẳng phù hợp với lứa
tuổi và bản thân mình. Những bộ cánh lòe loẹt, những khuôn mặt trẻ con nhưng đầy son
phấn đã khiến các bạn mất đi nét hồn nhiên của tuổi học trò. Chính những nhận thức sai
lầm đã khiến các bạn a dua theo chúng bạn, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
“Sành điệu” không phải là như vậy.
Có những bạn luôn luôn bắt mình phải theo những thứ mốt mới nhất, đắt tiền nhất mà
chẳng quan tâm đến tình hình tài chính, hoàn cảnh gia đình và điều kiện bản thân. Có
những người mẹ hàng ngày cặm cụi tiết kiệm từng đồng gửi lên cho con mà không biết
con mình dùng những đồng tiền ấy để ăn chơi, mua sắm đồ đạc cho bằng bạn bằng bè.
Hay tệ hơn, khi gia đình không chu cấp đủ, các bạn này trở thành những người ăn trộm ăn
cắp, làm đủ mọi cách để có tiền “sành điệu”. Những vụ án thương tâm đã xảy ra, những
tội phạm vị thành niên đã làm cho cả xã hội đau lòng, sửng sốt. Có những bạn thì lại do
thiếu sự quan tâm của gia đình, bị bạn bè lôi kéo rủ rê và từ đó “sành điệu” thành nghiện


rượu. Chắc bởi vì thế, nhiều khi từ “sành điệu” bị mọi người dùng với ý nghĩa châm chọc,

mỉa mai.
Ăn mặc đẹp không có nghĩa là ăn mặc đắt tiền. Biết uống rượu hút thuốc không xấu
nhưng cũng không phải là thứ tốt cho các bạn học sinh, sinh viên. Các bạn chỉ đẹp khi các
bạn ăn mặc, cư xử phù hợp với lứa tuổi của mình. Và nét đẹp tâm hồn còn đẹp hơn nhiều
so với vẻ đẹp bên ngoài. Thay vì giành thời gian mua sắm, tụ tập, các bạn hãy giành thời
gian để tự trau dồi kiến thức, tự hoàn thiện bản thân để có thể theo đuổi những gì mà
mình mơ ước. “Sành điệu” về tâm hồn sẽ khiến cho con người bạn luôn luôn đẹp, luôn
luôn nhận được sự yêu mến, tin tưởng của thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.
Là những người trẻ, chúng ta hãy “sành điệu” thông minh, để trở thành những người
có ích cho gia đình, cho xã hội.


Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách
I. Dàn ý nghị luận về tác dụng của việc đọc sách
1. Mở bài
- Vai trò của tri thức đối với loài người
- Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là
tài sản quý giá, người bạn tốt của con người.
2. Thân bài
- Giải thích: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản
phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội.
- Chứng minh tác dụng của sách:
+ Sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất
(nêu dẫn chứng).
+ Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn
chứng)
+ Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng)
- Tác hại khi không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi.
- Phương pháp đọc sách:
+ Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc

+ Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiềm ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.
+ Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.
3. Kết bài
- Khẳng định sách là người bạn tốt
- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách.
II. Bài văn mẫu nghị luận về tác dụng của việc đọc sách.
Bài văn mẫu 1
Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về
việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay
không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.


Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất
nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ
cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh
chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về
các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không
văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức
trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.
Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn
giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm
người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải
sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình
và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương
bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến
ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.
Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng
đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn
đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không

chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung
cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm
việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu
được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới
có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng
cuốn sách.
Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất
nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả
những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng
cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn
sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn


sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không
thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn
có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc
sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn
hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.
Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là
nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách
và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy
trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong
sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!
Bài văn mẫu 2
Sách là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại . Đó còn là một tài sản tinh thần vô giá
vì nó làm cho tâm hồn ta phong phú thêm trí óc ta mở mang, văn minh hơn và ta thấy đời
sẽ ý nghĩa và đáng yêu biết bao!
Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp
cận thông tin, văn hóa và tri thức. Đến nay thì ngoài sách, con người còn tiếp thu thông
tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, mạng… Văn hóa

đọc vì thế có những bước thay đổi về chất…Các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu
thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át
văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người
thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên
cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh… đọc sách vẫn là một công
việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên
môn tốt, một khôi lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần
chúng đang có xu hướng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn.
Mặc dù vậy, đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những
thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hoa sang trọng và có chiều sâu; là
phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính
đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi… là cơ sở hữu ích cho việc


nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến
thức, nhận thức của mỗi con người. Không thể hình dung nếu một ai đó trong suôt cuộc
đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức
lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm
vóc tri thức của mỗi người. Nhiều ông bố bà mẹ mong muốn tạo cho con mình một thói
quen tốt là ham mê đọc sách từ thuở ấu thơ. Không chỉ dừng lại ở việc thu nhận thông tin,
người ta đến với sách để thưởng thức vẻ đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo
của tác giả. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Trần Bạch Đằng nêu một ý kiến rất xác
đáng, rằng: “Không thể lấy lăng kính “hàn lâm” để nhìn việc đọc sách của công chúng,
mà phải lấy lăng kính của công chúng soi lại việc viết sách của chúng ta…”. Rõ ràng, khi
nêu ra khái niệm văn hóa đọc có nghĩa là chúng ta đang ngày một đề cao tính nghệ thuật,
tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn
thuần.
Tóm lại, "Không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở ngoài đời, thực tế, từ
mọi người xung quanh sách là người bạn không thể thiếu của con người. Đó là nguồn tri
thức vô giá mà mỗi chúng ta có thể tự tìm tòi trong suốt cuộc đời của mình. Sách là nguồn

kiến thức vô tận của nhân loại, khi đọc sách bạn sẽ có cảm giác như mình như đang được
dẫn vào Thế Giới trong sách, bạn sẽ thấy hiểu rõ hơn biết thêm nhiều điều hay. M.Goroki
từng nói rằng "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi
con thú và đến tới gần con người, tởi gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự
thèm khát cuộc sống.Vì vậy, ta rất cần đọc sách nhưng nhất thiết phải chọn cho mình
những loại sách có gái trị thật sự làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách.


Nghị luận xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Đề 1: Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành
cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là trà bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà
mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy.
Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn
phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng
ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ
hẹp hòi…
(Chia sẻ của Trần Nhất Hoàng – cựu thành viên ban nhạc Bức Tường khi nhắc đến kỷ
niệm về cố nhạc sỹ Trần Lập).
Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về thực trạng được nói đến trong đoạn trích trên
bằng bài viết (khoảng 600 chữ)?
Hướng dẫn cách làm bài
Đây là dạng đề nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống, các em cần trình bày theo 4 bước
chính, nếu bạn nào chưa hiểu cách làm dạng đề nghị luận xã hội về hiện tượng tiêu cực thì
đọc bài viết hướng dẫn cụ thể tại đây nhé:
Kinh nghiệm làm bà i vă n nghị luận về một hiện tượng đời sống

Dàn ý:
1. Mở bài
Cuộc sống hiên đại, đã khiến con người ngày càng trở nên hẹp hòi ích kỉ. Lòng tham lợi
ích, tiền bạc đã đẩy những người nông dân “thôn dã tịch điền” đến con đường tạo ra “

thực phẩm bẩn” để đáp ứng nhu cầu tồn tại của nhân loại.
(Trích lời chia sẻ của Trần Nhất Hoàng trong đề bài, các em có thể trích nguyên văn hoặc
tóm lược ý chính trong ý kiến trên)
2. Thân bài
Bước 1: Mô tả hiện tượng
_ Giải thích vấn đề
+ Hình ảnh ông trồng chè khoe uống chè sạch tư trồng
+ Hình ảnh bà bán rau hân hoan ăn rau mình trồng sạch


+ Ông bán thịt nuôi lợn để ăn cho an toàn
Đây là những hình ảnh quen thuộc trong thực tế cuộc sống. Khi xã hội bất cứ nơi đâu
cũng là thịt bẩn, rau nhiễm hóa chất, chè đầy hóa học…
Con người tự đối phó bằng cách “tự sản xuất, tự tiêu thụ” nhưng không ai có khả năng tạo
ra tất cả những gì cần cho cuộc sống “muôn hình muôn vẻ” nên có trồng rau sạch thì vẫn
phải ăn thịt bẩn; có trồng chè ngon nhưng vẫn phải tiêu thụ rau phun thuốc trừ sâu…Đến
cuối cùng, chẳng ai sạc cả khi lương tâm mỗi người sản xuất đều ích kỉ, vị kỉ…Họ chỉ
biết ăn rau sạch còn kệ người khác hàng ngày tiêu thụ chất độc hại nhưng chẳng ngờ rằng
mình hại người khác người khác lại hại mình. Đáng thương thay cho cái xã hội cứ tự hại
lẫn nhau bằng” thực phẩm bẩn”
+ Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức
khỏe và tính mạng con người.
=> Đoạn trích trên là lời chia sẻ đầy xót xa của cựu thành viên ban nhạc Bức Tường- Trần
Nhất Hoàng về hiện tượng biến chất trong lương tâm của những người làm nhiệm vụ sản
xuất, cung cấp nhu cầu vật chất cho xã hội. Đó là sự lo lắng sâu sắc trước thái độ không
màng đến sức khỏe người tiêu dùng thực phẩm. những người nông dân hàng ngày vẫn tạo
ra hàng nghìn, hàng tỉ tấn “ thực phẩm bẩn” làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
_ Hiện trạng
+ Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày: thịt có chất
tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đổ ruốc bằng hóa chất…Tuy là vấn đề không còn mới

mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức báo động cao gây ra những ảnh
hưởng xấu về sức khỏe con người.
Dẫn chứng:
Một bài báo trên Tienphong.vn ngày 9/12/2015 cung cấp: Theo Cục An toàn thực phẩm
(Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn
người trúng độc và 37 người chết.
(Có thể lấy dẫn chứng từ các vụ ngộ độc thực phẩm gần đây)
+ Nhu cầu về thực phẩm là thứ thiết yếu, mỗi ngày tất cả con người đều phải sử dụng rau,
thịt, cá… làm thức ăn, dẫu biết “độc”, “hại” nhưng vẫn phải tiêu thụ. Vấn đề thực phẩm


bẩn đã khiến con người buộc phải động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con
người “giùm bỏ mình cho số phận” dẫu rằng hàng giờ vẫn hoang mang lo sợ cho tính
mạng của mình và người thân.
Bước 2: Hậu quả
– Bệnh tật nguy hiểm: Viêm màng não, bệnh ung thư,…
– Tâm lí hoang mang cho xã hội.
_ Thự phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng
đến cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
Bước 3: Nguyên nhân
_ Nguyên nhân chính của việc làm cộng đồng phải đứng trước nguy cơ tồn vong mong
manh, đó là thái độ độc ác, ích kỉ của những người sản xuất thực phẩm. Nếu là cơ sở nhỏ
lẻ thì hại sức khỏe của người trong xóm, trong thông, hay trong vùng… Nhưng phải nhìn
nhận một nguy cơ lớn hơn, khi phần nhiều thực phẩm chúng ta tiêu thụ lại được cung cấp
từ các công ty công nghiệp sản xuất hàng loạt. Và mức độ và phạm vi gây hại sẽ gấp bao
nhiêu lần so với sản xuất manh mún kia?
Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận cao
Ngoài ra, tâm lí dùng và tiêu thụ hàng rẻ, đặc biệt là hàng có xuất xứ Trung Quốc của
người Việt Nam.
Dẫn chứng:

Chúng ta đã từng xem qua nhiều phóng sự trên VTV về việc một số cơ sở sản xuất mỡ,
mua mỡ bẩn và sản xuất cực bẩn để bán cho những quán cơm, tiệm bún hay là những
người bán rong để “ rán” xúc xích, xiên que… trước cổng các trường học mỗi ngày…
Bước 4: Giải pháp
– Nâng cao ý thức, tuyên truyền về nhận thức của người sản xuất trong xã hội về vấn đề
an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội
– Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn
nghiêm minh từ nhà nước.
– Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình
3. Kết bài


– Vấn đề thực phẩm bẩn đang trở thành một nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng về
sức khỏe và tâm lí hoang mang cho người dân.
_ Cần có biện pháp hữu hiệu để giáo dục lương tâm cho những người sản xuất thực phẩm
và cảnh cáo về thảm họa mà vô tình họ sẽ gieo rắc cho cộng đồng qua thực phẩm bẩn”
Đề 2: Nghị luận về một vấn đề xã hội: Vệ sinh an toàn thực phẩm
Một trong những vấn đề xã hội đang được rất nhiều người quan tâm hiện nay chính là
tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta
thấy xuất hiện ngày càng nhiều những tin tức hình ảnh về các việc mất vệ sinh an toàn
thực phẩm. Sử dụng các sản phẩm mất vệ sinh gây ra nhiều hậu quả không tốt đến sức
khoẻ của mỗi người. Vậy diễn biến của tình trạng trên đang ra sao, tôi không dám khẳng
định trong bài viết này đã thực sự có cái nhìn tổng quan nhưng hi vọng nó sẽ cung cấp
cho bạn đọc những nhìn nhận về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang hằng
ngày hằng giờ tồn tại xung quanh cuộc sống chúng ta. Chúng ta sẽ điểm lại một vài sự
kiện gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây.
Trước hết là danh sách những sản phẩm độc hại và nguy hiểm có nguồn gốc từ nước
ngoài càng ngày càng dài. Thủy sản chứa kháng sinh; trái cây được bảo quản bằng hóa
chất không rõ ràng nhưng để ngoài cả tháng không hề tan rã. Lượng mỡ động vật thiu thối
được đưa vào sử dụng ở các quán ăn là rất lớn. Rượu không được điều chế bằng cách như

các cụ thường làm: Tức là chưng cất tinh bột mà thay vào đó là việc sử dụng đất đèn để
nấu rượu... Và chắc hẳn chúng ta cũng chưa quên vụ việc thực phẩm cho chó và mèo ăn
thực phẩm chứa chất melamine ở Trung Quốc, kế tiếp ngay sau đó, người ta lại phát hiện
thêm sữa cũng hàm chứa chất mellamin,hệ quả là có ít nhất là 4 trẻ em thiệt mạng cùng
với hàng ngàn em mắc bệnh.
Thực tế cũng đã chỉ ra nhiều bức xúc về vệ sinh an toàn thực phẩm như các vụ ngộ
độc tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp. Ví như trong tuần từ 14-19/06/2009 tại Thành
phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đã có tới 5 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể. Năm
2006: 22 vụ, năm 2007: 21 vụ, năm 2008: 32 vụ với 3.589 người bị ngộ độc. Gần đây
nhất, tại cơ sở giết mổ lợn tập trung ở Thịnh Liệt - Hoàng Mai, Hà Nội công suất 1.000
con/đêm, qua kiểm tra 22 ô của 20 chủ hộ kinh doanh giết mổ chỉ có 25% số lợn đưa vào


giết mổ được kiểm dịch, giết mổ trực tiếp trên sàn sân, giết mổ không đảm bảo vệ sinh,
khu sạch và khu bẩn là một, gây ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh an toàn thực phẩm
nghiêm trọng.
Từ những dẫn chứng trên ta thấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện đang là vấn
đề hết sức nghiêm trọng trên rất nhiều phương diện điển hình là ở: sản xuất rau quả, chăn
nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, thủy sản; chế biến thực phẩm; bếp ăn tập thể, dịch vụ thức
ăn đường phố; kiểm soát thực phẩm qua biên giới và trên thị trường.
Một hiện tượng cũng xoay quanh việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm mà hiện nay
chúng ta cần phải quan tâm chính là việc vận chuyển lậu thực phẩm kém chất lượng qua
đường biên giới đang. Đây đang là vấn đề đau đầu của cơ quan chức năng. Nhiều người
dân Việt Nam đang phải ăn lại thứ mà người ta đã thải ra. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng
Sơn cho biết, ở gần biên giới Trung Quốc nhiều loại thực phẩm kém chất lượng, nhất là
gia cầm, chờ cơ hội thuận tiện là đẩy sang Việt Nam. Một kg gà ở đường biên được mua
8.000 đồng, đến Lạng Sơn được bán với giá 20.000 - 25.000 đồng và về tới Hà Nội lại đắt
hơn lên.
Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm chắc chắn ai cũng biết. Nó gây ra rất
nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người đặc biệt là các bệnh về đường ruột trong đó điển

hình là bệnh tiêu chảy cấp. Cách đây không lâu căn bệnh này đã phát thành dịch bệnh làm
không ít người bị mắc phải thậm chí có người đã tử vong. Hiện nay dịch bệnh này đã
được đẩy lùi nhưng thực tế ra mà nói nó còn chứa rất nhiêu nguy cơ bùng phát lại. Tuy
nhiên nếu xét về tổng thể thì chỉ như thế vẫn còn được coi là nhẹ bởi nếu bệnh tái phát
đựơc ngay thì có nghĩa nó chỉ biểu hiện ở thế hệ này thôi, nguy hiểm nhất là nó lại không
thể hiện ra mà tiềm tàng ẩn náu từ từ phát triển và đợi đến khi ta cảm nhận được thì lúc đó
đã quá muộn hoặc lại có thể di truyền cho thế hệ sau. Đơn giản một ví dụ như thế này:
Như trên đã đề cập đến vụ việc sữa của Trung Quốc chứa Mellamin ai dám đảm bảo rằng
tất cả những trẻ em đã dùng sữa đó sẽ không có ảnh hưởng gì đến trí tuệ và sức khoẻ sau
này. Lượng trẻ em bị nhiễm độc Mellanin lớn thế tức là có tác động đến cả một thế hệ suy
rộng ra là đến cả tương lai của một quốc gia. Mất vệ sinh an toàn thực phẩm còn gây ra vô


số các hậu quả khác. Nó cũng là nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
đến hệ sinh thái...
Vi phạm trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay ở nước ta rất nghiêm trọng.
Vậy nguyên nhân là do đâu? Chúng ta chưa thực sự quyết tâm thực hiện tốt công tác này,
vì vậy tồn tại nhiều bất cập. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với chăm sóc sức
khỏe nhân dân còn chưa được nâng cao và đẩy mạnh. Quan trọng hơn nữa thói quen xấu
về mất vệ sinh vẫn là thói quen cố hữu của nhiều người. Ngoài ra, chúng ta vẫn còn yếu
kém ở khâu quản lý nhà nước về vấn đề này vẫn thiếu sự quyết tâm,sự đồng bộ. Khâu tổ
chức sản xuất để có thực phẩm an toàn cũng chưa ổn mà ngược lại, sản xuất chứa đựng
rất nhiều nguy cơ vì manh mún; chất lượng hàng hóa một đằng công bố một nẻo. Đặc
biệt, các chế tài xử lý hiện nay chưa đủ mạnh vì vậy hiệu quả ngăn chặn còn thấp. Tuy
nhiên chúng ta cũng nên quan tâm đến các nguyên nhân khách quan khác: nền nông
nghiệp của nước ta còn nhiều thô sơ lạc hậu , khoa học kĩ thuật áp dụng chưa sâu quan
trọng là chưa triệt để, tức là vẫn luôn giữ thói quen nhìn nhận vấn đề còn nông cạn. Đại
đa số các hộ làm nông nghiệp thực hiện trên mô hình nông dân nhỏ lẻ, do vậy việc đầu tư
đồng bộ từ giống, cây trồng vật nuôi đến việc áp dụng các biện pháp canh tác, nuôi trồng
theo quy cách đảm bảo an toàn thực phẩm như GAP, HACCP còn hạn chế. Mặt khác, đầu

ra của sản phẩm an toàn còn chưa được chấp nhận phổ biến khi giá của các sản phẩm này
cao hơn so với sản phẩm canh tác thông thường. Do vậy, khi kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh
an toàn thực phẩm của sản phẩm lưu thông trên thị trường chúng ta vẫn nhận được các kết
quả không như mong muốn, vẫn có tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho
phép, trong rau chiếm từ 11,65-13%, trong quả từ 5-15,15%. Hơn nữa việc xã hội hoá
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể với chính sách
mở, người người có thể kinh doanh nên việc kiểm tra các cơ sở buôn bán hóa chất bảo vệ
thực vật, thức ăn chăn nuôi, phụ gia thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
gặp rất nhiều khó khăn, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi nhuận
của các nhân mình mà bất chấp các quy định vệ sinh an toàn; việc kiểm soát, mua nguyên
liệu đầu vào chưa đảm bảo đúng yêu cầu vệ sinh an toàn. Người tiêu dùng vẫn chủ quan,


chấp nhận những quán hàng ăn không đảm bảo vệ sinh. Vai trò quản lý của các cấp, các
ngành trong từng khu vực địa giới chưa được đề cao, chưa có tác dụng sâu sắc.
Vậy để khắc phục việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm chúng ta đã làm gì và cần phải
làm thên những gì nữa? Ở nước ta cũng đã có một số hội bảo vệ người tiêu dùng, nhưng
do một số lí do nào đó, các hội này chưa hoạt động tích cực. Theo bá o chí cho biết ,
mặc dù Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (HTC&BVNTD) đã được ra
đời trên 20 năm, nhưng Hội chưa bao giờ khởi tố một vụ kiện nào để bảo vệ người tiêu
dùng theo tiêu chí hành động của Hội! Thật vậy, trước những lem nhem về thực phẩm bị
nhiễm hóa chất và hàng loạt vấn đề an toàn thực phẩm khác xảy ra gần đây, hội bảo vệ
người tiêu dùng hầu như chưa có tiếng nói! Hiện nay, HTC&BVNTD phải chờ người tiêu
dùng khiếu nại họ mới can thiệp. Đã đến lúc HTC&BVNTD phải thực hiện vai trò “bảo
vệ” người tiêu thụ bằng cách tích cực và chủ động điều tra thị trường hơn nữa.
Vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ bao
gồm cả thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng đến giống nòi người Việt Nam; ảnh hưởng tới sự
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Do vậy, đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm,
mọi người hãy quan tâm nhiều hơn nữa, có trách nhiệm hơn ở mỗi vị trí của mình. Ví dụ:
Đầu tiên, người dân cần đặc biệt chú ý tới việc ăn chín, uống sôi. Hãy biết chọn, mua, và

chế biến sử dụng thực phẩm an toàn, chỉ mua thực phẩm có đầy đủ nhãn mác, còn hạn sử
dụng, rõ nguồn gốc, không có mùi vị lạ, không bị ôi thiu, mốc hỏng... Biết chế biến, bảo
quản và sử dụng thực phẩm an toàn, không gây ngộ độc cho người sử dụng. Người sản
xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cần phải tuân thủ các quy định của nhà nước để
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình trước người
tiêu dùng và xã hội.
Đúng là vấn đề kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm không thể một sớm một chiều giải
quyết ngay được và việc giải quyết nó cũng không phải là trách nhiệm của mỗi cá nhân
hay một tổ chức nào cả. Vậy nên để công tác thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm được
hiệu quả nhất rất cần đến sự hợp tác tích cực của quần chúng (qua các hiệp hội người tiêu
dùng) trong việc giám sát an toàn thực phẩm kết hợp với sự cố gắng nỗ lực của các cơ
quan tổ chức. Hi vọng trong thời gian tới việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ có xu


hướng giảm. Nó sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển đất nước bởi chất lượng thực
phẩm là thành tố liên quan trực tiếp đến sự phát triển của mỗi con người và mỗi con
người đóng vai trò là nhân tố ảnh hưởng tới sự lớn mạnh của mỗi quốc gia.
Đề 3: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kinh tế phát
triển khiến nhu cầu của người dân càng ngày càng cao. Không còn “chỉ tiêu” ăn no, mặc
ấm nữa mà lại trở thành ăn ngon, mặc đẹp. Tuy vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
vẫn chưa được nhiều người chú ý đến.
Vệ sinh thực phẩm ở đây là một khái niệm khoa học để chỉ thực phẩm không chứa vi
sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm đó còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh
trong chế biến bảo quản thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu là khả năng không gây
ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Như vậy, có thể nói là khái niệm này có nội
dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở vi sinh vật.
Nói chung vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức
khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác
nhân vật lí, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản

phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Thực trạng thiếu vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra thường xuyên ở nước ta, chỉ một
đoạn đường nhỏ ở thị trấn hay thành phố, cảnh quan, hình ảnh quán cóc, quán vỉa hè, các
gánh hàng rong đã trở thành quen thuộc, nhắc đến thì ai cũng biết. Thử đặt một câu hỏi
nhỏ rằng: “Liệu những quán đó có hợp vệ sinh an toàn thực phẩm?”. Chắc hẳn ai cũng đã
rõ câu trả lời. Vệ sinh đâu khi ngồi thưởng thức một bát phở mà bên cạnh lại là những bãi
rác bốc mùi nồng nặc, nước cống đen ngòm, khói bụi dày đặc trong. Vệ sinh đâu khi
người bán dùng tay không bốc những thức ăn rồi đặt vào tô. Những điều đó ai cũng biết
nhưng vẫn thản nhiên ngồi thưởng thức những món ăn một cách bình thường, thậm chí là
ngon lành với lí do: “Giá ở đây rẻ, hợp túi tiền”, “Ăn ở đây vừa nhanh, vừa tiện” còn có ý
kiến cho rằng “Ngồi đây cho thoáng mát”.


Nếu như trước đây, những vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ dừng lại ở các hành
vi vi phạm quy định như: hàn the trong đồ ăn sẵn, phẩm màu công nghiệp trong bánh
mứt, formal trong phở, để tẩy ướp thủy hải sản hay chất 3-MCPD trong nước tương đã
làm nhiều người choáng váng, vứt bỏ những thức ăn, gia vị đã quen sử dụng trong nhiều
năm thì giờ đây, trong dịp trước tết và trong tết, nhiều vụ việc, kiểu vi phạm đã xuất hiện
với nhiều hành động tinh vi hơn để tung hàng kém chất lượng ra thị trường “cung không
đủ cầu”. Nhiều người khi ăn chỉ nhìn món ăn sau khi chế biến rất ngon lành mà đâu ngờ
rằng trước đó nó là cái gì? Là một con cá tươi ngon hay chỉ là một đống thịt đang lúc
phân hủy.
Vừa rồi, thanh tra và các tổ chức y tế nhiều nơi đã phát hiện nhiều vụ làm chấn động dư
luận và người dân. Ví dụ như ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện cơ sở sản xuất lạp
xưởng sử dụng hóa chất trôi nổi, nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt, phục vụ cho dịp tết
có danh tiếng và tên tuổi trong bánh mứt và đã được cấp giấy chứng nhận đạt đủ điều kiện
vệ sinh an toàn thực phẩm bị phát hiện sử dụng các nguyên liệu đã mốc, lên men, chứa
đầy dòi và ấu trùng đang được ngâm với hóa chất để chuẩn bị chế biến thành sản phẩm
rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Nhiều cơ sở đã thừa nhận rằng trong lúc chế biến thiếu sân
phơi và đã đem ra phơi trên vỉa hè. Tại Hà Nội đã phát hiện trên hai mươi năm tấn mỡ

thối nát, đã bốc mùi hôi thối nồng nặc chở từ một cơ sở để đưa vào miền Nam tiêu thụ.
Chưa hết những thứ mỡ thối kinh khủng thì lại tới chuyện lòng heo, nội tạng gia súc,
động vật. Các cơ quan chức năng đã bắt giữ liên tục hàng chục vụ vận chuyển, tàng trữ
nội tạng động vật, thịt bẩn, bì lợn thối được chuyển từ Hà Nội về Lào Cai, chuyển sang
Trung Quốc để tẩm thuốc, sơ chế rồi chuyển về lại Việt Nam để tiêu thụ, phục vụ cho
những thực khách sành ăn, ham giá bình dân. Nhiều vụ lên đến hàng tấn. Các đoàn thanh
tra còn bắt được hàng tạ thịt chim cút đang trong thời gian phân hủy, không còn giữ được
nguyên vẹn thực trạng ban đầu. Các vụ vận chuyển hàng trăm cân gia cầm chết hay bị
bệnh chưa qua sự cho phép của chính quyền nhà nước đã xâm nhập vào thị trường nước
ta. Một số vụ vận chuyển một lượng lớn chất Phodamine B là một loại hóa chất công
nghiệp phát quang dùng trong y học để chuẩn đoán vi khuẩn và một số xét nghiệm sinh
hóa hay để nhuộm quần áo được trộn chung với ớt bột rồi tung ra thị trường. Các vụ trên


đa phần đều có tổ chức, đường dây lớn và dẫn về các tiệm ăn nhỏ, quán cóc hay thậm chí
là những nhà hàng sang trọng, sạch sẽ. Theo thông tin của một cuộc kiểm tra vệ sinh an
toàn thực phẩm đột xuất, không khỏi bất ngờ và choáng váng khi phát hiện ra rằng hầu
hết các điểm được kiểm tra đều xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm như sản
phẩm không có xuất xứ rõ ràng, giấy tờ, bao bì hay nhãn mác. Đem một số mẫu về xét
nghiệm thì có tới 56% mẫu bị nhiễm vi khuẩn, nhiều loại bị nhiễm hóa chất, chất kích
thích tăng trưởng, chất hỗ trợ chế biến, chất chống oxi hóa có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cơ thể con người. Có nhiều loại trái cây nhập lậu từ Trung Quốc nhìn bề ngoài
thì rất tươi ngon nhưng bên trong đã thối rữa.
Những vụ mà báo chí đã phanh phui khiến chúng ta không khỏi giật mình. Đa phần là
do những nguyên nhân như: những người dân đã dùng những thực phẩm đó một cách
quen thuộc từ lâu nhưng chỉ khi được phát hiện thì mới bắt đầu phòng tránh. Những bất
cập trong việc quản lí về vệ sinh an toàn thực phẩm đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe
người dân.
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay trên thế giới rất đáng quan ngại, đặc
biệt là tại những nơi vừa xảy ra thiên tai như lụt lội, mất mùa. Thực phẩm trôi nổi bán

ngoài thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng. Mầm bệnh có thể
nhiễm vào thực phẩm từ khâu sản xuất đến vận chuyển và bảo quản. Cách tổ chức sản
xuất sản phẩm còn quá kém, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thực phẩm còn nhỏ lẻ, manh
mún, công nghệ lạc hậu. Ta chưa kiểm soát được kĩ thuật canh tác và việc sử dụng phân
bón, hóa chất bảo vệ thực vật cũng như phương pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm nông
nghiệp thực phẩm. Chưa kiểm soát được thức ăn chăn nuôi, thuốc tăng trọng và giết mổ
gia súc, gia cầm, thiếu hệ thống pháp luật đồng bộ, thiếu hệ thống quản lí, kiểm nghiệm…
Đặc biệt, thiếu trầm trọng thanh tra chuyên ngành từ trung ương đến địa phương. Lượng
công nhân viên chức, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất ít. Nhiều người tham
lam, muốn kiếm tiền dễ dàng một cách độc ác đã làm ra những sản phẩm kém chất lượng
mà rẻ nhằm đánh vào tâm lí của người tiêu dùng. Vấn đề còn lại là phải có một cơ quan
chuyên trách, giữ vai trò “nhạc trưởng” để tránh xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.


Tuy Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến việc này hơn nhưng vẫn là chưa
đủ. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp cấp thiết để khắc phục tình trạng này. Sản xuất phải
chuyên nghiệp, sạch sẽ từ khâu trồng trọt đến sản xuất và tiêu thụ. Cần có nhiều cán bộ, tổ
chức vệ sinh an toàn thực phẩm hơn, chính sách nhà nước chặt chẽ hơn, có chế tài xử lí rõ
ràng và nghiêm khắc hơn. Nhưng đặc biệt là người tiêu dùng phải biết tự bảo vệ mình,
như vậy người tiêu dùng cần có kiến thức tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chúng ta nói chung và những bà nội trợ nói riêng lo lắng làm thế nào để có được một
cái tết an lành với mọi thành viên trong gia đình. Hãy làm người tiêu dùng thông minh, và
hãy nói không với “mất an toàn vệ sinh thực phẩm” nhằm tiến đến một ngày mai xanh,
sạch.



×