Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

10 bài viết về phát hiện gương điển tình tiên tiến người tốt việc tốt năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.33 KB, 19 trang )

Bài 1: Thức cho dân ngủ, gác cho dân yên"
Tham gia vào tổ bảo vệ dân phố ngay từ những ngày đầu có
quyết định thành lập, suốt 7 năm qua, anh Lê Dũng - Tổ phó Tổ bảo
vệ dân phố khu phố 9 phường 9 Gò Vấp đã cùng lực lượng Công an
phường và các anh em trong tổ bảo vệ kịp thời phát hiện và ngăn chặn
nhiều vụ việc gây mất an ninh trật tự, trị an xảy ra tại khu phố và trên
địa bàn phường. Khi nhắc đến tên anh, nhiều người dânở khu phố 9
đều rất quý mến và ấn tượng với những vụ bắt trộm, cướp của anh
cùng đồng sự. Với sự chân thành và giọng nói trầm ấm, hào sảng, anh
tự bộc bạch về cái duyên gắn bó với công tác bảo vệ dân phố của mình
“Ban đầu cũng ngại này ngại nọ, nhiều bỡ ngở, chưa quen với việc
thay đổi giờ giấc sinh hoạt, bọn xấu thì nó “ngủ ngày làm đêm” còn
mình thì phải “làm ngày canh đêm”, lương hưởng thì chỉ đủ đắp đỗi
qua ngày nên cũng có đôi khi thấy nản, nhưng cái gì cũng có cái
duyên của nó, từ khi lần đầu tiên tham gia trấn áp tội phạm gây mất
trật tự trị an trong khu phố rồi sau đó nữa là nhiều vụ tương tự nối tiếp
nhau thì cái máu hiệp sĩ ở trong người nó nổi lên, thành ra đâm ghiền
cái nghề này lúc nào không hay.”
Sinh năm 1961, anh Lê Dũng có 2 con đều đã thành gia lập thất
và có công ăn việc làm ổn định, hiện niềm vui của hai vợ chồng anh là
vui vầy với cháu con những khi rãnh rỗi. Dù biết anh vừa là Chi hội
trưởng chi hội Chữ Thập Đỏ của khu phố, lại kiêm nhiệm Tổ phó tổ
bảo vệ dân phố, nhưng nhận thấy anh là người có trách nhiệm, lại
nhiều uy tín, bà con cũng rất mực tin tưởng mà bầu anh làm tổ trưởng
Tổ dân phố 62 trong nhiều năm liền. Không phụ lòng tin của nhân
dân, nhiệm vụ nào, công tác nào anh đảm nhận cũng đều hoàn thành
xuất sắc, được nhiều giấy khen của Phường và Quận tuyên dương, ghi
nhận.
Anh tâm sự rằng anh khá “có duyên” đối với những vụ cướp, đơn cử
vào dịp tết Trung Thu tháng 10 năm ngoái, khi đang cầm điện thoại
ghi lại những hình ảnh của các cháu thiếu nhi đang hớn hở đi tuần


hành cùng đoàn lân trong ngày hội thì bỗng dưng trên màn hình điện
thoại xuất hiện một thanh niên điều khiển xe chạy lạng lách giữa đoàn
lân đang chạy nhanh vượt qua anh, vừa may lại gặp ngay anh Hoàng
Quốc Chính - Tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố dang tay chặn lại, cùng lúc
đó thì tiếng người dân tri hô bắt cướp. Đối tượng bấn loạn, liều lĩnh
tông thẳng vào anh Chính làm cả hai cùng té ngã, đối tượng nhanh


chóng bỏ xe chạy bộ ra đường lớn, nhưng tôi và anh Chính đã kịp thời
đuổi theo bắt được đối tượng giao cho Công an Phường xử lý. Trong
năm qua, anh cùng với những đồng sự của mình đã phát hiện và kịp
thời xử lý 4 vụ sử dụng, mua bán ma tuý, 1 vụ trộm cắp và 3 vụ cướp
giật trên địa bàn khu phố, với những kết quả đó, người dân rất an tâm,
tin tưởng vào tổ bảo vệ dân phố của khu phố.
Những ngày này, mỗi khi hết ca trực, anh Dũng lại tranh thủ “đi
từng nhà, gõ từng cửa” để nhắc nhở bà con trong Tổ dân phố 62 cẩn
thận đề phòng bọn trộm cướp, bọn lừa đảo đang hoạt động mạnh trong
những ngày giáp tết, chú ý phòng chống hoả hoạn, đi đâu xa thì nên
nhờ hàng xóm xung quanh để ý nhà cửa, thắt chặt thêm tình đoàn kết
láng giềng giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, nguy cấp. Được biết, dù
kiêm nhiệm nhiều công tác là thế, nhưng với vai trò là Chi hội trưởng
Chi hội Chữ Thập Đỏ của khu phố, anh vẫn luôn tìm nguồn vận động
người dân tham gia Hiến máu nhân đạo cứu người, đạt được chỉ tiêu
mà Phường giao phó hằng năm.
Có thể nói, với mức phụ cấp cho lực lượng bảo vệ dân phố thì
thật sự rất khó tìm được những người chuyên tâm, gắn bó với cái nghề
“ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” này. Tuy nhiên, điều đáng mừng là
ở địa bàn Phường nhà vẫn còn có nhiều người bảo vệ dân phố tốt tính,
trách nhiệm và quả cảm như anh Lê Dũng, vẫn ngày đêm “thức cho
dân ngủ, canh cho dân yên” , cần mẫn từ ngày này sang tháng nọ như

những chú ong chăm chỉ, siêng làm góp mật cho đời. Nhân dịp xuân
về tết đến, chúc các anh trong lực lượng bảo vệ dân phố cùng gia
quyến thật nhiều sức khoẻ, nhiều niềm vui, gia đình hạnh phúc. Mong
rằng, trong năm mới, các cấp chính quyền, cấp uỷ chi bộ, ban điều
hành khu phố sẽ quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện hơn nữa để tăng mức
thu nhập cũng như trang bị bảo hộ tốt hơn cho lực lượng bảo vệ dân
phố, đó sẽ là nguồn động viên, động lực quý báu để các anh an tâm
công tác và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng
với niềm tin yêu, tin tưởng của người dân trên địa bàn phường.


Bài 2: Anh Nguyễn Văn Hoàng : Tôi tin, ở hiền sẽ gặp nhân lành.
Vì hoàn cảnh khó khăn, anh Nguyễn Văn Hoàng sinh năm 1965 đã
phải đi bán vé số dạo trên 10 năm nay, còn vợ anh thì phụ việc rửa
chén ở các quán ăn, hiện gia đình anh đang tạm trú tại số nhà 25 tổ
57A đường số 9 Phường 9 Gò Vấp. Tuy nhiên, tưởng rằng cuộc sống
của anh sẽ dần được cải thiện hơn thì bất ngờ vào năm 2014 tai nạn ập
đến gia đình anh, sau một chấn thương nghiêm trọng, anh Nguyễn
Văn Hoàng bị thoái hóa khớp háng chân trái, đi đứng phải chống
nạng, mà số tiền phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là trên
60.000.000đ lại quá cao so với thu nhập thực tế của gia đình. Gần 2
năm nay, anh là gánh nặng cho gia đình, cuộc sống ngày càng khó
khăn chồng chất.
Được biết, anh Nguyễn Văn Hoàng là một tấm gương điển
hình “Người Tốt Việc Tốt” của khu phố, trong một lần đi bán vé số,
anh nhặt được ví tiền và giấy tờ tùy thân đã đến trao lại cho cơ quan
chức năng hoàn trả cho người bị mất. Anh có một mong ước là sẽ có
được một chiếc xe lăn lắc tay để tiếp tục công việc bán vé số kiếm
sống qua ngày, để thôi là gánh nặng cho vợ mình.
Cảm động trước hoàn cảnh gia đình anh, được sự kết nối của Tổ

trưởng Tổ dân phố 57A là ông Huỳnh Trung Thành, ông Nguyễn
Mạnh Suối ( Thường trú tại số nhà 71 Đường số 9 Phường 9 Gò
Vấp ) đã kêu gọi các anh em và con cái trong gia đình đóng góp tiền
mua tặng anh Hoàng một chiếc xe lăn lắc tay trị giá 3.050.000đ cùng
số tiền 1.000.000đ để anh Hoàng làm vốn mua vé số bán lại để mưu
sinh. Trong không khí cuối năm ấm áp nghĩa tình của tháng 12/2015,
đại diện cấp ủy chi bộ và Ban điều hành khu phố, tổ dân phố cùng với
gia đình ông Suối đã đến thăm và trao tận tay anh những phần quà của
gia đình. Anh Hoàng đã rất xúc động và gửi lời cảm ơn đến hộ gia
đình ông Nguyễn Mạnh Suối cùng với chính quyền khu phố, tổ dân
phố đã tạo điều kiện cho anh một lần nữa vươn lên thoát nghèo “...để
tôi làm được một người có ích trong gia đình, để tôi “Tàn nhưng
không Phế”, để tôi tiếp tục được giúp người giúp đời, vì tôi tin, ở
hiền sẽ gặp lành...”
Có thể nói, khi ta làm một việc tốt cho người này, thì cuộc sống
sẽ rất công bằng, ở một lúc nào đó, cũng sẽ có một người mang tấm
lòng thiện nguyện như ta giúp đỡ lại ta trong lúc ta khó khăn, nguy


cấp. Cứ vững tin rằng, “thiện lai thiện báo”, ở hiền sẽ gặp lành như
trường hợp của anh Nguyễn Văn Hoàng đấy thôi. Chúc anh thật nhiều
nghị lực, kiên trì bền chí để vượt qua bệnh tật, sớm ngày được đứng
lên bằng chính đôi chân của mình. Mong rằng, sẽ có thật nhiều những
tấm lòng nhân ái như gia đình ông Nguyễn Mạnh Suối tiếp tục giúp đỡ
về vật chất lẫn tinh thần đến với anh Hoàng, để ước mơ được đi lại
bình thường của anh sớm thành hiện thực. Vì bản thân của người viết
cũng tin, ở hiền sẽ gặp nhân lành, mỗi tấm lòng thiện duyên là một
phước báo, một nét son, một hoa lành trái ngọt để cho cuộc đời này
mãi đẹp mãi duyên và nhất là mãi ươm lên những mầm hi vọng tốt
đẹp trong cuộc sống:

"...Cuộc đời đó, có bao lâu, mà hững hờ..."
Bài 3: Bà Nguyễn Thị Hễ - Một chặng đường 40 năm làm Tổ
trưởng Tổ dân phố
Câu chuyện kỳ này tôi viết để kể về một cuộc đời của một bà cụ
đã bước qua tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng vẫn tràn đầy nhiệt huyết,
nhiệt tình, cái tâm thiện lương dành cho công tác xã hội. Đến ngay cái
tên của bà cũng thật giản đơn, bình dị, mang đậm nét quê chân chất,
hiền lành: Nguyễn Thị Hễ. Bà con nhân dân Tổ dân phố 22 khu phố
3, Phường 9, quận Gò Vấp, ai cũng biết đến bà..
Bà Nguyễn Thị Hễ năm nay đã 80 tuổi nhưng vẫn còn minh
mẫn và nhanh nhẹn. Với chiếc xe đạp cũ, ngày ngày bà vẫn chạy đến
tận cùng những góc phố, ngõ hẻm để giúp đỡ người dân trong vai trò
Tổ trưởng tổ dân phố của mình. Được bà con yêu mến, tin yêu, kính
trọng bầu làm tổ trưởng tổ dân phố đến nay đã 40 năm liên tục, từ năm
1975 cho đến nay. Nếu không biết tuổi thật của bà, có lẽ sẽ rất ít người
biết, bà đã dành nữa cuộc đời của mình để gắn bó với cái nghiệp “ăn
cơm nhà, vác tù và hàng tổng” mà cho đến bây giờ, bà vẫn còn “nặng
nợ” và yêu thích nó lắm.
Bà hồi tưởng lại “Ngay từ khi giải phóng năm 1975, thành phố
tất bật với biết bao là việc cần làm, trị an lúc đó cũng còn phức tạp,
khu vực Gò Vấp ngày ấy thì dân cư còn thưa thớt, mỗi căn nhà có khi
cách nhau hàng trăm mét, giữa đêm có chuyện gì nào có nhờ đỡ được
hàng xóm, vì lẽ đó, chính quyền thành lập tổ bảo vệ trị an là bà tham


gia ngay. Lúc đó, bà nghĩ cũng đơn giản lắm, hoàn cảnh thì gia đình
nào chẳng có hoàn cảnh, nhưng muốn mọi người vì mình thì trước tiên
mình hãy vì mọi người trước đã. Rồi bà con quen mặt, yêu mến nên
khi thành lập Tổ dân phố là bà con đề cử bà làm tổ trưởng. Rồi thành
phố qua bao thăng trầm lên xuống, mãi cuốn vào cái nhịp phát triển

ấy, mà giờ nhìn lại, cũng nữa đời người gắn chặt với công tác ở khu
phố, tổ dân phố cho đến nay.” Được biết, trong khoảng thời gian trước
năm 1990, bà thường xuyên là “bà mụ” ( người đỡ đẻ tại nhà ) bất đắc
dĩ không chỉ của tổ dân phố mà còn có ở cả khu phố, của cả phường
thời bấy giờ, bởi như bà cười xòa tâm sự “Ngày ấy bệnh viện đâu có
gần như bây giờ, phương tiện đi lại thì thiếu thốn, đường xá đa phần là
đường đất, sình lầy mà thai phụ thì thiếu thốn thuốc men, cũng không
được chăm sóc bởi các dịch vụ y tế, cứ đến lúc chuyển dạ thì cả nhà
sốt ruột cả lên, không biết đi đâu cho kịp. Cũng may bà ở quê, cũng
từng chứng kiến những bà mụ đỡ đẻ nên có lần thấy sản phụ nguy
kịch quá, bí quá cũng liều, sắn tay áo lên thử sức luôn. Mà mát tay quá
hay sao mà ca nào cũng mẹ tròn con vuông nên người dân bất kể giữa
đêm cũng gõ cửa nhờ, mà hễ ai nhờ thì bà cũng chả bỏ được. Mang tội
chết.” Đó là những lời tự sự hết sức chân tình của bà khi trải lòng
cùng người viết.
Tuy vậy, bà chỉ kể lại những chuyện ngày xưa, những kỷ niệm
ban nguyên đến giờ vẫn vẹn nguyên trong bà. Sâu trong đôi mắt sáng
ấy, là cả một điều gì đó vui lắm, tự hào lắm, mà cũng đầy hoài niệm
lắm về cuộc đời bà. Khó khăn lắm với người viết khi tìm hiểu về
những tư liệu của bà, đặc biệt là bà chỉ cười rồi vờ đi không đề cập
đến những công tác gần đây mà bà đã làm để đưa lên báo. Bà là người
ít khi tự nói, tự khen nhiều về mình. Mà có lẽ, bản tính của những
người làm báo là trăm người như một là rất hay tò mò, người viết
cũng không ngoại lệ. Sau hai tuần tìm hiểu, người viết khá bất ngờ về
những công việc tưởng chừng như không tên của bà mà bà ít khi nhắc
đến như việc bà còn là tổ trưởng tổ hòa giải mà sự vụ nào có bà là nhà
đó “êm ru” , “dĩ hòa vi quý” ngay. Bà đi vận động nhân dân treo cờ,
hộ nào trả lời không có cờ hoặc cờ cũ, cờ rách là liền ngày hôm đó bà
mang đến tặng. “Thấy bà “chịu chơi” quá, mình cũng chả dám “chơi
chịu”, thế là năn nỉ bà nhận lại tiền cờ - một “nạn nhân” được bà tặng

cờ tâm sự. Gia cảnh bà tuy không khá giả, mất sức lao động chỉ ở nhà
nội trợ, thế nhưng mỗi khi đến dịp trung thu hoặc gần đến ngày khai
giảng, CLB Ông – Bà – Cháu do bà làm chủ nhiệm luôn đi đầu quyên


góp tiền, quà, vận động mạnh thường quân chăm lo cho các cháu.
Ngoài ra, công tác thu thuế đất phi nông nghiệp, thu các quỹ chuyên
dùng trong dân thì tổ dân phố 22 do bà làm tổ trưởng tổ dân phố luôn
là tổ dân phố thu được tỷ lệ đạt cao nhất của khu phố.
Nhìn cái dáng áo bà ba quá đỗi quen thuộc của bà, cái bàn tay
chăm chút cơi trầu, tém lá, cái miệng móm mém nhai trầu trong tâm
khái bình thản, ung dung, mặc thế sự của bà, người viết như được
quay ngược trở về quá khứ, như đang đối diện với một người phụ nữ
cổ điển, đơn thuần, chất phác nhà nông, của cái thời mà “miếng trầu là
đầu câu chuyện”, của một thời được bà ru ầu ơ, dỗ vào giấc ngủ bằng
những câu chuyện ngày xửa, ngày xưa, bằng tiếng đàn của chàng
Thạch Sanh oai oán “đàn kêu tích tịch tình tang”... Thầm mong có
thêm thật nhiều những tâm hồn cao thượng, những con người bình dị,
thật thà, chất phác như cụ Hễ để mỗi ngày tỉnh dậy, ta thấy cuộc đời
này còn có bao điều tuyệt vời biết bao.
Mà ở đó, tiền bạc, sang hèn chỉ là một thứ yếu,
còn có những tấm lòng
còn đương ở tít trên cao...

Bài 4 :Một tấm gương sống "Tốt đời, Đẹp đạo"
Sinh thời, Bác dạy “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận
khéo thì việc gì cũng thành công”, “Những người phụ trách dân vận
cần phải có óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm.
Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh. Họ phải thật
thà nhúng tay vào việc”. Thầm nhuần lời dạy của Bác, bác Nguyễn

Văn Sang luôn xem đó là kim chỉ nam, là phương hướng cho mọi
hoạt động mà mình được phân công nhằm xây dựng phong trào thi
đua TDĐKXDĐSVH ở khu dân cư, thắt chặt tình làng nghĩa xóm,
giúp nhau cùng tiến bộ.
Bác Nguyễn Văn Sang năm nay đã 75 tuổi, là một giáo dân sinh
sống lâu đời ở khu phố 3, Phường 9, nơi có giáo xứ Thạch Đà. Bác bắt
đầu tham gia sinh hoạt chính trị tại địa phương ngay từ những năm
1991, và vẫn sinh hoạt đều đặn cho đến ngày hôm nay, “ngót nghét”


24 năm. Bác hiện đang là Trưởng ban Công tác Mặt trận kiêm nhiệm
Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi, chủ nhiệm CLB Dưỡng Sinh ở
Khu phố 3 Phường 9 Gò Vấp. Bác như một chiếc cầu nối, gắn kết
người dân là những đồng bào công giáo với chính quyền địa phương,
chuyển tải những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước đến với bà con giáo dân trong khu phố.
Với cương vị là Trưởng ban Công tác Mặt trận khu phố, bác đã
cùng với các thành viên khu phố vận động nhân dân đóng góp gần 500
triệu đồng, hiến hơn 200 m2 để nâng cấp, mở rộng 4 tuyến đường,
tuyến hẻm trong 5 năm trở lại đây. Riêng bác, đã tích cực vận động hộ
dân ông Nguyễn Văn Chuyên chấp nhận “hy sinh vì nghĩa lớn” mà
hiến tặng gần nửa căn nhà để con đường số 3 phường 9 Gò Vấp được
rộng rãi, khang trang như ngày hôm nay. Nhờ sự kiên trì của bác cùng
các thành viên khu phố, khu phố 3 đã bê-tông hóa hầu hết các tuyến
đường, tuyến hẻm làm ai nấy cũng phấn khởi. Ông tâm sự “Muốn dân
vận thành công, trước hết phải lắng nghe dân. Khi hiểu dân rồi mình
sẽ có những cách vận động phù hợp. Nhất là phải áp dụng biện pháp
“mưa dầm thấm lâu” vì không phải hộ dân nào vận động lần đầu cũng
thành công. Riêng hộ nhà ông Chuyên, bác phải mời cả cha xứ vận
động cùng mới thành công. Sau đó, mình đập nhà người ta rồi, thì

phải vận động từ nguồn khác hỗ trợ họ xây sửa nhà, thế là lại chạy
đông chạy tây vận động thêm ở phường, ở khu phố được 6.000.000đ
để hỗ trợ họ xây tường, dựng cửa. Thuận lợi thuyết phục được nhà
ông Chuyên rồi thì các hộ khác đều tích cực làm theo, ai có tiền góp
tiền, có đất góp đất, vui vẻ cả làng”. Cảm nhận về ông Tuyên, bác Vũ
Duy Hựu – Bí thư chi bộ khu phố 3 nói “Ông Sang rất có uy tín ở khu
phố nên được người dân kính trọng, việc gì mà cần đến dân vận ở khu
phố thì ông Sang mát tay lắm.”
Ngay từ những ngày đầu được đảm nhiệm vai trò Chi hội trưởng
chi hội Người cao tuổi của khu phố, Bác đã mạnh dạn đem “món ăn
chơi” nổi tiếng mà người cao tuổi nào cũng yêu thích, đó là việc bác
đề nghị thành lập CLB Dưỡng Sinh. Ngay từ những ngày đầu thành
lập, Bác đã vất vả hàng tháng trời với những công việc không tên
thầm lặng mà ít hội viên nào biết đến như vận động sân giáo xứ Thạch
Đà làm nơi tập luyện, tự bỏ tiền túi để trang bị âm thanh cho CLB, tự
mày mò học cách thu âm, thu tiếng để có những bài giáo án hoàn
chỉnh cho các buổi tập... Đã có lớp, có nơi tập luyện, lại phải nhín thời


gian rủ rê, thuyết phục các cụ ông, cụ bà đến tham gia cùng CLB. Mà
có lẽ, vất vả nhất là lúc trang bị Gậy để tập Dưỡng Sinh cho các cụ.
Cách đây 5 năm, Khu phố 3 là một khu phố tập trung đông đồng
bào giáo dân, tập trung đông người dân ngoại tỉnh đến sinh sống, lại là
một khu phố nghèo “nhất, nhì” của Phường nên đời sống kinh tế nhân
dân trong khu phố rất khó khăn, vẫn còn nhiều hộ dân “bữa no, bữa
đói”. Vì vậy, thuyết phục được các cụ ông, cụ bà tham gia với CLB
Dưỡng Sinh đã khó, nhưng để giữ chân các cụ gắn bó lâu dài với CLB
lại còn khó hơn. Hiểu được điều đó, bác Nguyễn Quang Sang quyết
định tìm cách “phát minh” ra Gậy tập dưỡng sinh cho CLB, sao cho
đáp ứng được tiêu chuẩn mà giá thành lại thấp, có thể trang bị rộng rãi

cho tất cả thành viên CLB.
Sau nhiều đêm suy nghĩ và nhiều ngày tìm tòi, nghiên cứu, rốt
cuộc Bác đã thành công sáng chế ra được những chiếc Gậy dưỡng
sinh cho mình. Bác dùng những cây lau nhà inox hư, cũ để cải tạo lại
thành một chiếc gậy để phục vụ cho việc tập luyện. Những đoạn bị rỉ
sét, cong vênh, bác dùng máy cắt cắt bỏ, sau đó bác mang ra tiệm hàn
để hàn lại, ở các mối nối, mối hàn thì bác dùng giấy dán decal mà
quấn quanh, trang trí để mang lại tính thẩm mỹ cho chiếc gậy mà hội
viên gắn bó mỗi ngày. Thành quả là bác đã tạo ra gần 30 cây gậy
dưỡng sinh như thế. Khi người viết thắc mắc về nguồn gốc số cây lau
nhà hư ở đâu ra mà nhiều thế, thì bác hồ hởi khoe “Bác đi xin. Thấy
góc nhà ai bỏ lông lốc cây lau nhà hư, cũ thì bác xin. Nhưng rồi thì
người ta cho cũng chỉ được có vài cây, nên bác phải chạy đi lùng mua
ở các vựa ve chai, đồ cũ. Mà cũng vui, mấy chủ vựa hỏi bác mua lại
mấy cây lau nhà hư này để làm gì, thì bác “ngứa nghề”, dân vận liền,
dùng để làm gậy dưỡng sinh cho các cụ tập thể dục, mấy chủ vựa nghe
thế thì cứ cho không, bảo bác mang về đi, không lấy tiền. Rồi mang về
bác chùi rửa, làm lại, đem tặng lại cho hội viên, bác cũng không lấy
tiền. Cách tốt nhất để được yêu thương, tôn trọng là cái cách mà ta cho
đi, cho càng nhiều thì tự sẽ nhận lại được càng nhiều, thế thôi.”
Khi người viết đi thực tế để tìm nguồn tin viết về bác thì cũng
nghe được nhiều giai thoại về bác lắm. Trong giới hạn bài viết thì chỉ
xin nêu đơn cử vài chuyện thế thôi. Không nói đâu xa xôi, chỉ riêng
gia đình bác, đã là một giai thoại khá thú vị rồi. Bác có 8 người con, 4
trai, 4 gái, các anh chị đều có việc làm ổn định. Điều thú vị là trong
các con của Bác, có 1 vị là linh mục, 4 cô con gái và 2 chàng rể là


giáo viên mà vợ của bác cũng là giáo viên. Một gia đình có nề nếp, gia
phong và truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo như thế luôn là một

niềm tự hào và là động lực lớn lao để bác sống đúng như nguyện ý của
mình: Một cuộc đời không cần phải làm cái gì to tát cả, cứ sống cho
tốt đời đẹp đạo là đã đủ.
"Nhiều ông bạn cũng hay khuyên là già rồi, làm lụng vất vả cả
đời rồi, nghỉ ngơi đi, còn tham gia việc làng việc xóm làm gì nữa, có
bổ béo thêm đồng nào đâu. Nhưng vì cái tình đồng sự, cái nghĩa đồng
bào, hơn hết là cảm thấy mình sống có ích, được xã hội công nhận, cứ
thế mà lướt qua mọi dị nghị, lỡ hẹn bao lần với lời khuyên của con
cháu mà bòm bèm làm công tác ở khu phố cả chục năm nay. Nhìn khu
phố đổi mới theo từng năm tháng, nhìn con đường lầy lội bùn đất đến
thành con đường nhựa như ngày hôm nay, mỗi một bước chân đi qua,
cảm thấy lâng lâng tự hào, một thành quả nào đấy của ngày xưa mình
từng góp vào, thấy vui vui. Rồi nhiều cái vui vui như vậy, mà nó làm
thành động lực, làm mình gắn với khu phố, gắn với cái tâm nguyện
sống tốt đời đẹp đạo của bà con giáo dân nơi đây. Đơn giản thế thôi,
chứ có tiền nong, lợi ích nào níu chân được những người già đợi
hưởng phước với cháu con như bác mà gắn chặt với khu phố suốt gần
ấy năm đâu, phải không cháu?"
Còn nhớ 1 tác phẩm nước ngoài mà người viết đã từng đọc "Thép đã
tôi thế ấy". Trong tâm khảm của một người lớn tuổi như bác, như
nhiều người lớn tuổi khác đang hoạt động ở khu phố, tổ dân phố thì
cái chất thép ấy vẫn kiên trung, vẫn bền bỉ với thời gian, với năm
tháng lắm chứ. Cái chất thép, phải chăng nó in đậm trong cả một thế
hệ tiền nhân ngày trước, làm nên chiến thắng oanh oanh liệt liệt chấn
động địa cầu, và giờ đây, cái chất thép ấy, trong những ngày cuối đời,
vẫn ngân lên những tiếng giòn tan để xây đời no ấm, cống hiến trong
thầm lặng từng chiến công nho nhỏ trong thời bình, trong mối hòa hảo
của đồng bào lương giáo. Những con người sống đậm chất tình làng
nghĩa xóm, sống với tôn chỉ tốt đời đẹp đạo, thanh cao luôn là những
báu vật trân quý mà cuộc sống này tặng riêng cho chúng ta.



Bài 5: Thầy giáo Nguyễn Thanh Tịnh - Một tấm gương sáng về
người đảng viên chân chính

Trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” của đảng viên Phường 9 Gò Vấp, có lẽ không ai là không biết
đến người đảng viên tận tâm 55 tuổi Đảng, thầy giáo ưu tú Nguyễn
Thanh Tịnh, nguyên Phó chủ nhiệm khoa Triết học – Giảng viên
chính trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn, và hiện nay là
Trưởng ban điều hành khu phố 5 Phường 9 Gò Vấp.
Ấn tượng của người viết ngay từ lần đầu gặp ông vào năm 2009
cho đến hôm nay vẫn vẹn nguyên như cũ : Nhiệt tình, tận tâm, trách
nhiệm và đầy nét phóng khoáng hào sảng của người bộ đội cụ Hồ
cùng với nét tinh anh, minh mẫn của một nhà giáo ưu tú. Ông tâm sự
“Là một Đảng viên Cộng sản, với 78 tuổi đời, 55 tuổi đảng là một
quãng đường không dài về những gì dòng đời đã trôi qua, có biết bao
kỷ niệm của bước ngoặc cuộc sống. Đó là thời máu lửa, thời trong
quân ngũ, thời sinh viên rồi thời giảng viên đại học và kết thúc là thời
hưu trí.” Thời gian trong quân ngũ của ông không dài, nhưng cũng
từng được trui rèn từ trong thử thách, cũng từng đi “B” như bao đứa
con miền Nam tập kết ra đất Bắc. Trước ngày lên đường xuôi ngược
về giải phóng miền Nam, cũng như bao thanh niên khác, hành trang
mà ông mang theo là lời căn dặn của cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng “Các đồng chí là những đứa con miền Nam nay trở về quê mẹ,
phải xứng đáng với lòng tin của Đảng và chính phủ. Chúc các đồng
chí chiến thắng và xin hẹn gặp lại các đồng chí vào ngày thống nhất
đất nước.” Và, trong cuộc chiến đấu nhiều máu lửa và thương đau ấy,
bao đồng đội đã ngã xuống để đất nước đứng lên, ông bùi ngùi tự
nhận mình đã là một người may mắn, ông chỉ bị thương nặng và bị

buộc phải ra lại đất Bắc để điều trị.
Với tinh thần lạc quan, tin tưởng cuộc sống, muốn cống hiến
nhiều hơn nữa cho công cuộc kiến thiết nước nhà, để trả nợ cho những
người đồng đội đã ngã xuống năm ấy, trong điều kiện vật chất thiếu
thốn, kinh tế khó khăn, ông đã cố gắng vượt qua tất cả để vào trường
đại học. Bắt đầu thời sinh viên khốn khó ấy là bằng rất nhiều bữa cơm
được gọi là bữa cơm cho “sang” chứ thật ra chỉ là 2 cục bột mì luộc
với nước muối , cố nuốt để ngồi học bụng không “réo gọi” làm phiền


bạn bè xung quanh – Ông cười vui cho biết. Nhìn vào đôi mắt sáng,
trong niềm tự hào ông kể tiếp “Rồi thời gian cũng qua đi, rồi ông lại
bắt đầu đời giảng viên đại học và cũng là quãng đời dài nhất trong
những năm công tác, hơn 30 năm, môt nữa đời người trôi qua như thế
cho đến ngày nghỉ hưu.”
Có lẽ, cái chất lính của năm tháng tuổi trẻ đã thấm nhuần vào
máu thịt, ông chưa bao giờ có ý nghĩ “xả hơi” vui thú điền viên của
tuổi già với việc nuôi cá chậu chim lồng. Vì thế, ông bắt tay vào công
tác xã hội. Bắt đầu từ một người tổ trưởng tổ dân phố, đến bí thư chi
bộ khu phố, rồi là đại biểu Hội đồng nhân dân phường. Nhà ông cũng
đôi lần dời chỗ, nhưng ở bất cứ địa phương nào ông cũng đều tham
gia công tác xã hội. Nói ra cũng thật khó tin, nhưng sự thật 20 năm
sau khi nghỉ hưu trí, chưa từng có lúc nào ông thật sự nghỉ ngơi đúng
nghĩa, có chăng là ở tinh thần, ông nhận định, công tác xã hội cũng là
một sự ngơi nghỉ, một sự ngơi nghỉ của tâm linh, ở đó, ơn nước ơn
đảng được ông đáp đền, bằng cách này hay một cách khác nào đó. Với
ngần ấy năm “nghỉ hưu nhưng trí không hưu” như thế, ông sở hữu hơn
trăm giấy khen các loại của quận, phường, các ban ngành đoàn thể,
nhiều bằng khen của thành phố và của Bộ Giáo dục đào tạo. Vinh dự
nhất là nhân kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng, ngày 3/2/2015 vừa qua

ông nhận huy hiệu 55 tuổi Đảng. Đây là điều tuyệt vời nhất trong
những điều tuyệt vời của cuộc đời ông.
Là một trưởng ban điều hành khu phố 5 nhiều năm qua, ông đã
rất tích cực tham gia xây dựng phong trào của khu phố. Nổi bật là khu
phố luôn đạt danh hiệu tiên tiến nhiều năm liền, và 3 năm liền đều đạt
chuẩn Khu phố văn hoá, là một cánh chim đầu đàn trong 9 khu phố
của phường 9 trong các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác. Là một thương
binh, ông thấm thía lời dạy của Bác “Tàn nhưng không phế”.
Nhớ lại những ngày đầu khi vừa tách phường, thành lập phường
9 năm 2007, khu phố 5 hầu như là một khu phố “trắng”, không có
đường đúng nghĩa mà chỉ là những bờ ruộng, đường đất nhân dân tự
tạo. Bằng bản lĩnh của anh bộ đội cụ Hồ, bằng sự chung sức chung
lòng của tập thể chi bộ, ban điều hành khu phố 5 đã làm được một
bước ngoặc trong lịch sử khu phố, đó là vận động nhân dân hiến đất
làm đường, đường làm ra phải là đường bê tông nhựa hoá. Với sự
quyết tâm dám nghĩ biết làm, thực hiện đúng đường lối, chủ trương
Nghị quyết 09 của Quận uỷ Gò Vấp về việc bê tông nhựa hoá các con


đường, tuyến hẻm ở khu phố trên địa bàn Quận, khu phố 5 là một
trong số hiếm hoi các khu phố đã hoàn thành đạt 100% nhựa hoá
tuyến đường, tuyến hẻm trên toàn địa bàn Quận. Sắp tới, nhằm chào
mừng Đại hội Đảng các cấp, tập thể chi bộ, ban điều hành khu phố 5
quyết tâm vận động tốt nhân dân khu phố 5 phối hợp với khu phố 6
tiếp tục hiến đất làm đường, mở thêm 1 con đường mới nối liền 2 khu
phố. Bên cạnh đó, ngày trước, hệ thống tổ chức của các đoàn thể trong
khu phố hoạt động kém sôi nổi, cầm chừng, thế mà ngay sau thành lập
phường, thành lập khu phố thì ngay năm 2008, khu phố đã đạt chuẩn
khu phố tiên tiến và giữ vững danh hiệu khu phố văn hoá cho đến nay.
Ông nhận định, mình chỉ là một hạt cát của khu phố. Nhiệm vụ

hạt cát ấy là gắn kết các tổ chức thành viên cùng với nhân dân tạo
thành nội lực của khu phố, để khu phố ngày càng từng bước đi lên,
dân trí nâng cao, đời sống cải thiện vậy là ơn nghĩa của Tổ quốc đã
được ông đáp đền, để ông sống mà ngẩng cao đầu, chưa bao giờ có lỗi
với lương tâm.
Là một nhà giáo, nhà triết học, ông luôn trăn trở trong từng hành
động, cách làm của tập thể chi bộ, ban điều hành khu phố “Khu phố
sẽ không bao giờ ngại khó khăn, vất vả để giúp người dân ổn định
cuộc sống, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, thể hiện
nét văn minh của người thành phố, nhưng ở đây không chỉ là nói
suông, càng không phải là chỉ tuyên truyền miệng cho bà con hiểu mà
còn cần phải làm cho bà con tin. Tin vào Đảng, vào Nhà nước, tin vào
cán bộ, tin vào cái lòng tin của nhân dân là bất biến, là sức mạnh để
đi tới tất cả thắng lợi vinh quanh của Đảng, của Chính phủ và xa hơn
là đưa đất nước sánh vai với các cường quốc 5 châu thế giới theo di
nguyện của Bác Hồ” .
Nói về một người bạn thâm giao, một người đồng chí, một người
anh cả đáng kính của khu phố, bà Nguyễn Thị Bích Liên – Bí thư
chi bộ khu phố 5 hào hứng không tiếc những lời khen ngưỡng mộ
như sau “Đồng chí Tịnh là một thương binh, một nhà giáo, tuy tuổi
cao, sức yếu nhưng rất trách nhiệm, tận tâm, nhiệt tình trong công
tác. Là một người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm. Đoàn kết được các tổ chức, xây dựng sức mạnh nội lực,
góp phần đưa khu phố đi lên vừa vững vừa mạnh. Đồng chí là một
người cộng sản chân chính, phấn đấu cho lý tưởng của Đảng vẫn vẹn
nguyên như ngày đầu tuyên thệ.”


Từ tấm gương điển hình về người đảng viên, người thầy giáo
Nguyễn Thanh Tịnh trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo

đức Bác Hồ, người viết mà chắc hẳn là người đọc cũng càng thấm thía
hơn lời dạy của Bác: “ Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong. Muôn việc
thành hay bại đều xuất phát từ cán bộ tốt hay kém.” Xin mượn đôi
dòng lục bát để tặng ông trước thềm xuân năm mới Ất Mùi 2015 như
một lời tri ân, một sự ngưỡng mộ từ đáy lòng của một người đảng viên
trẻ khi viết bài viết này về một người đảng viên tiền bối đáng kính :
“Nghỉ hưu nhưng trí không hưu
Cùng dân, cùng phố chắt chiu xây đời
Ngoài sân, hoa nở rạng ngời
Trong sân ông đứng rạng ngời ngắm Xuân.”

Bài 6: Người cán bộ "Một cửa" tận tụy và trách nhiệm

Là cán bộ một cửa phường Gia Thụy - quận Long Biên, chị Đặng Thị
Huyền Linh đã hai lần được tham luận tại Hội nghị biểu dương các tập
thể, cá nhân tiêu biểu trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”. Năm 2014, chị vinh dự đạt danh hiệu người tốt, việc
tốt phường Gia Thụy.
Để đạt được những thành tích đó, chị luôn tự đặt ra cho mình những
chuẩn mực đạo đức để trau dồi, phấn đấu như: tiếp nhận, giải quyết
thủ tục hành chính đảm bảo đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, hợp lòng
dân; tận tình hướng dẫn khi dân hỏi, trách nhiệm cao khi giải quyết ở
từng quy trình; bản thân phải "cần, kiệm, liêm, chính" như lời Bác
dạy.
Làm việc tại bộ phận một cửa, công việc thường xuyên ở trạng thái
quá tải nhưng chị luôn nhẫn nại, không cứng nhắc. Chị giải thích có
lý, có tình và tư vấn cặn kẽ, giúp người dân tháo gỡ từng khâu, bổ
sung, hoàn chỉnh hồ sơ hành chính. Dù bận cập nhật văn bản nhưng
khi công dân hỏi, chị dừng tay ngay và niềm nở tiếp đón. Không có



chuyện "anh chờ một lát", "chị đợi một tý" như thường thấy ở đâu đó.
Điều này đã trở thành nếp quen với chị.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng được tăng cường, bản
thân chị đã không ngừng tự nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp để có thể
khai thác có hiệu quả tất cả các phần mềm vi tính, góp phần giảm áp
lực công việc, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, để có thể hoàn thành tốt công việc như vậy, chị Linh
phải thu xếp việc gia đình, nỗ lực khắc phục khó khăn rất nhiều. Với
thu nhập khiêm tốn của một công chức phường, đi làm xa nhà 15 cây
số, con còn nhỏ nhưng không khi nào chị đi muộn về sớm.
Đồng nghiệp học tập ở chị sự khiêm tốn, nhã nhặn và khát vọng cống
hiến. Chỉ số hài lòng của người dân đối với bộ phận một cửa phường
ngày càng tăng cao. Chị Đặng Thị Huyền Linh là người tiêu biểu cho
nét đẹp cán bộ tận tụy và trách nhiệm không chỉ của phường Gia
Thụy, mà còn là nét đẹp của người cán bộ của quận Long Biên - Hà
Nội.
Bài 7: Một tấm gương nhà giáo trẻ điển hình trong phong trào thi
đua “Dạy tốt- Học tốt”
Trường Tiểu học Gia Thụy - một trong những trường công lập chất
lượng cao thành phố Hà Nội, có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đi
đôi với yêu cầu về công tác giảng dạy chất lượng, hiệu quả. Có thể
nói, đây cũng là một điều kiện tốt để cô giáo Hiền để triển khai cách
giảng dạy trực quan, sinh động, rất hiệu quả đối với bộ môn Tiếng
Anh nhưng đồng thời đây cũng là phương pháp giảng dạy đòi hỏi
người giáo viên phải luôn luôn đổi mới, có cách thức tương tác phù
hợp đối với học sinh. Cùng lòng nhiệt tình trong công việc, có chuyên
môn tốt đã giúp cô có nhiều tiết giảng thành công và đạt chất lượng,
thu hút được sự chú ý của học sinh và giúp các em hiểu bài nhanh.
Với tinh thần "Tất cả vì học sinh thân yêu", cô luôn trăn trở, băn

khoăn, suy nghĩ để tìm phương pháp tốt nhất để dạy các em. Để có các
tiết học sinh động, cô Hiền đã chủ động tìm hiểu thêm nhiều sách báo,
thông tin qua mạng Internet và đưa ứng dụng công nghệ thông tin, áp


dụng phương pháp giảng dạy mới theo các chương trình Tiếng Anh
liên kết như Phonics, Language Link, từ đó tạo nên chất lượng hiệu
quả trong việc giảng dạy và học tập.
Nhận xét về cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền, cô giáo Nguyễn Thị Hồng
- Hiệu trưởng trường Tiểu học Gia Thụy cho biết: Cô giáo Nguyễn
Thị Thu Hiền là một tấm gương về sự say mê, tâm huyết, sáng tạo và
yêu nghề để các giáo viên trẻ học tập. Từ những bài giảng của mình,
cô Hiền đã thực sự "truyền lửa" cho học sinh, tiếp thêm cho các em
niềm say mê học tập và sáng tạo. Luôn có tinh thần trách nhiệm cao
trong công tác. Hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, bảo đảm
về khối lượng, chất lượng, thời gian và hiệu quả công việc. Chấp hành
tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Với những cố gắng và lòng nhiệt tình tìm tòi, sáng tạo cũng như lòng
yêu nghề, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền đã đạt được nhiều thành tích
trong những năm qua như: Năm 2011: Đạt giải nhất giáo viên dạy giỏi
chương trình PHONIC cấp thành phố; Luyện thi đội tuyển tiếng Anh
chương trình Phonic cấp Quốc gia năm 2011: đạt 01 giải đặc biệt và
04 giải vàng; Năm học 2014-2015, đã bồi dưỡng 7 học sinh khối lớp 5
tham dự kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp thành phố, trong đó có 03
giải nhất, 01 giải ba, 01 giải khuyến khích. 04 học sinh được chọn
tham dự kỳ thi Quốc gia; Năm 2014: được phòng Giáo dục và đào tạo
quận khen thưởng trong việc thực hiện "Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền chính là một bông hoa đẹp trong vườn
hoa "Người tốt - Việc tốt" của Quận Long Biên nói riêng cũng như

của thành phố Hà Nội nói chung. Tháng 4 năm 2015, cô được UBND
thành phố Hà Nội tặng Bằng khen về gương điển hình tiên tiến, người
tốt việc tốt trong phong trào thi đua yêu nước.


Bài 8: Đỗ Thanh Bình - Người Đảng viên nêu gương sáng từ
những điều bình dị
Dày dạn trận mạc, trải qua nhiều cương vị khác nhau ở các đơn vị, cơ
quan như: sư đoàn 308; Quân chủng phòng không không quân; Tổng
cục chính trị; Kiểm tra Quân ủy TW… Về với đời thường, ông sống
giản dị, khiêm tốn, gần gũi với mọi người, nêu gương sáng từ những
việc làm bình dị.
Ông là Đỗ Thanh Bình, sinh năm 1928, là Đảng viên, Cựu chiến binh
tổ dân phố số 3A phường Gia Thụy. Dày dạn trận mạc, trải qua nhiều
cương vị khác nhau ở các đơn vị, cơ quan như: sư đoàn 308; Quân
chủng phòng không không quân; Tổng cục chính trị; Kiểm tra Quân
ủy TW… Về với đời thường, ông sống giản dị, khiêm tốn, gần gũi với
mọi người, nêu gương sáng từ những việc làm bình dị.
Những việc làm bình dị của ông bắt đầu bằng việc "nuôi lợn nhựa".
Đây là số tiền gia đình ông tiết kiệm chi tiêu, gom góp hàng ngày.
Vào dịp Tết mỗi năm, ông "mổ lợn", dùng tiền tiết kiệm rồi cùng với
cán bộ phường đến thăm hỏi, trao tận tay các hộ nghèo.
Khi chứng kiến cảnh những người nghèo tại địa phương phải bươn
chải kiếm sống, các gia đình thuộc diện chính sách đời sống chật vật,
bấp bênh, ông bàn với vợ dùng khoản tiền nhà nước ưu đãi cho đối
tượng tiền khởi nghĩa của mình để làm việc thiện. Bà Trần Thị Kim
Cúc - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ phường Gia Thụy cho biết: hàng năm,
số tiền từ việc nuôi lợn nhựa, khoản đãi ngộ tiền khởi nghĩa, quần
áo… ông giúp người nghèo lên tới gần 10 triệu đồng.
Không chỉ có tấm lòng nhân đạo, ông còn là tấm gương điển hình

trong thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về "Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Hàng ngày, ông chịu khó
đọc báo, nghe đài, học tập Nghị quyết của Đảng để nâng cao nhận
thức, hiểu biết thời cuộc. Trong sinh hoạt, học tập ở chi bộ, ông nêu rõ
để thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị một cách nghiêm
túc, đi vào hiệu quả thực chất, tránh bệnh thành tích thì trước hết phải
nắm vững những nguyên tắc như: nói đi đôi với làm; xây đi đôi với
chống; tự giác tu dưỡng đạo đức suốt đời… Tham gia cuộc thi kể
chuyện về Bác Hồ, mẩu chuyện "Chữ quan liêu viết thế nào" của ông


khiến cho bất cứ ai cũng đều xúc động. Người nghe thấm thía từ nội
dung câu chuyện và từ cả những liên hệ của chính ông và gia đình ông
đang rèn luyện, cống hiến hàng ngày theo tư tưởng của Bác.
Khi được hỏi "Gần 90 tuổi đời, đã nhận phần thưởng cao quý Huy
hiệu 65 năm tuổi Đảng, sao ông không nghỉ sinh hoạt theo Điều lệ
Đảng?", ông nói: "Mình không thể quên lời hứa khi vào Đảng nên còn
sức - còn cống hiến, còn sống - còn làm việc có ích".
Với tấm lòng nhân ái và nghĩa cử cao đẹp của mình, ông đã được tặng
nhiều giấy khen, bằng khen của Thành phố, được TW Hội Chữ thập
đỏ tặng kỷ niệm chương. Và gần đây nhất, qua sự giới thiệu của ông
Đỗ Đình Nghiệp - Đại tá Cựu chiến binh, Bí thư chi bộ tổ 17 phường
Gia Thụy, Long Biên tại cuộc thi "Phát hiện và viết về gương điển
hình tiên tiến, người tốt việc tốt quận Long Biên năm 2015", ông Đỗ
Thanh Bình đã được UBND thành phố tặng giấy khen theo Quyết định
số 2205/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 về việc khen thưởng điển hình
tiên tiến, người tốt việc tốt trong phong trào thi đua yêu nước.
Bài 9: Bác Phùng Danh Chuyên - người hết lòng với công tác
nhân đạo từ thiện
Trong xã hội hiện nay có rất nhiều tấm lòng nhân ái, “ Thương người

như thể thương thân”, luôn động viên chia sẻ, giúp đỡ những người có
hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống bằng cả tấm lòng của mình. Bác
Phùng Danh Chuyên - Chủ tịch Hội người cao tuổi của phường Gia
Thụy là một người như vậy.
Hiện bác đang là Chủ tịch Hội người cao tuổi của phường Gia Thụy.
Đã hơn 10 năm nay bác gắn bó với công tác nhân đạo từ thiện, thường
xuyên quan tâm chia sẻ và đồng thuận trong việc cứu trợ nhân đạo.
Bác chia sẻ "Trong khi đất nước còn đang khó khăn, rất nhiều người
cần sự giúp đỡ nhất là các cháu học sinh, thì việc quan tâm hỗ trợ về
giấy, bút, sách vở và đặc biệt là động viên tinh thần cho các cháu là
việc rất nên làm, giúp các cháu cố gắng hơn trong học tập, tránh xa
được các tệ nạn". Hàng năm bác Phùng Danh Chuyên chung sức vì
nhân đạo gần 20 triệu đồng, bác là người giúp đỡ 4 địa chỉ từ thiện,
hỗ trợ cho 1 cháu bị nhiễm chất độc da cam số tiền 2 triệu đồng và 1
túi quà vào dịp tết âm lịch hàng năm, hỗ trợ ba cháu có hoàn cảnh khó


khăn trong phường 1,5 triệu đồng/ năm đối với mỗi cháu. Bên cạnh đó
bác luôn chủ động quyên góp các dịp như ngày làm từ thiện của
phường, quyên góp ủng hộ hội chất độc da cam, hội chữ thập đỏ và
đặc biệt là trong công tác khuyến học khuyến tài của địa
phương.Thông qua Hội chữ thập đỏ của phường bác có tặng quà các
kỳ cuộc trong năm như: Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh nghèo
vượt khó, tặng quà cho người già neo đơn…
Không chỉ một mình làm công tác nhân đạo từ thiện bác còn vận
động cả gia đình của mình tham gia, noi gương bác các con, cháu của
bác ủng hộ và thực hiện rất tốt công tác này tại điạ phương, cơ quan,
đơn vị của mình. Với tấm lòng ấm ấp, nhân ái năm 2013 Bác Phùng
Danh Chuyên đã được nhận kỷ niệm chương của Trung Ương Hội
Chữ Thập đỏ Việt Nam là phần thưởng cao quý nhất trong công tác

nhân đạo từ thiện, nhiều năm liền bác và gia đình được Hội Chữ Thập
Đỏ Thành phố công nhận là Gia Đình chữ Thập tiêu biểu. Hàng năm
bác được ghi nhận trong sổ tấm lòng vàng của Hội Chữ Thập Đỏ
phường Gia Thụy và được nhận rất nhiều bằng khen, giấy khen của
UBND phường Gia Thụy, của quận Hội, thành Hội và Trung ương
Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam trao tặng. Bác đúng là cây cao bóng cả, là
tấm gương sáng để học tập, noi theo.

Bài 10: Người chi hội trưởng “Tuổi cao gương sáng”
Bà Trần Thị Ngọ - tổ 10 phường Gia Thụy, nguyên là Phó trưởng ban
tổ chức Huyện ủy Gia Lâm về nghỉ hưu từ năm 1992, tuy bị bệnh tim
nặng, sức khỏe yếu nhưng bà luôn tích cực tham gia công tác ở
phường và tổ dân phố. Dù ở cương vị nào bà cũng cố gắng hết sức
mình, có nhiều sáng tạo trong công việc và đem lại kết quả tốt.
Từ năm 1994 đến năm 2003, bà làm phó bí thư, rồi làm bí thư chi bộ
tổ 13 thị trấn Gia Lâm. Bà đã cùng chi ủy đưa chi bộ từ mức trung
bình trở thành chi bộ xuất sắc, trong sạch vững mạnh.
Từ năm 2004 đến năm 2008, bà làm chi hội trưởng chi hội phụ nữ,
góp phần đưa phong trào, hoạt động của hội trở nên sôi nổi.
Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay, sau khi chuyển về sinh sống tại tổ 10


phường Gia Thụy, quận Long Biên, bà được bầu là chi hội trưởng hội
người cao tuổi tổ 10. Bà đã tích cực vận động chị em phụ nữ rèn
luyện, tham gia các phong trào thể dục thể thao, thành lập câu lạc bộ
văn nghệ, câu lạc bộ bóng chuyền hơi… Chỉ trong vài tháng, phong
trào thể dục thể thao với nòng cốt là hội người cao tuổi đã lan ra cả tổ
và các tổ bạn, đạt được nhiều thành tích khi tham gia thi cấp phường,
cấp quận.
Ngoài việc duy trì và phát triển phương châm "Sống vui, sống khỏe,

sống có ích", bà Ngọ đã cùng bàn với các thành viên trong Hội người
cao tuổi và kết hợp cùng Hội phụ nữ tổ làm công tác từ thiện, nhân
đạo.
Thời gian đầu, Hội đã vận động một số cụ có điều kiện giúp đỡ một số
đối tượng xã hội tại nơi cư trú mỗi tháng từ 100.000 đồng - 200.000
đồng/người.
Đến năm 2012, nhờ ý tưởng của bà Trần Thị Ngọ, tổ dân phố số 10
phường Gia Thụy đã đóng góp được 14 triệu đồng, 10 gói quần áo
(mỗi gói từ 3-6 kg) và một thùng bánh kẹo 10kg trợ giúp các đối
tượng tại Trung tâm bảo trợ xã hội 2 (Ba Vì, Hà Nội). Việc quyên góp
tiếp tục được duy trì trong năm 2014, 2015. Ngoài việc vận động nhân
dân trong tổ, bà còn vận động Ngân hàng công thương chi nhánh Đức
Giang đóng góp được 8.400.000 đồng. Đây là việc làm có ý nghĩa hết
sức to lớn, mang lại nguồn động viên kịp thời cả về tinh thần và vật
chất đối với các đối tượng tại trung tâm.
Ghi nhận những đóng góp của bà, trong 8 năm làm chi hội trưởng hội
người cao tuổi tổ 10 phường Gia Thụy thì 6 năm bà được công nhận là
Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 2 năm là Đảng viên hoàn
thành tốt nhiệm vụ, 5 năm được UBND phường tặng giấy khen và suy
tôn "Tuổi cao gương sáng".



×