Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ VẬT LÝ CƠ BẢN CỦA CÁC VẬT LIỆU DẠNG HẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284 KB, 6 trang )

BÀI 3: XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ VẬT LÝ CƠ BẢN CỦA CÁC VẬT
LIỆU DẠNG HẠT
1. Mục đích:
- Cung cấp những kiến thức chung về phương pháp xác định các đặc tính cơ bản của
vật liệu thực phẩm dạng hạt.
- Hiểu biết được vai trò của các đặc tính đó trong quá trình chế biến & phát triển sản
phẩm.
2. Phương pháp:
2.1 Xác định thể tích mẫu bằng phương pháp dùng hạt thay thế:
Mẫu:
Trái cây (quýt đường), gừng
Vật liệu & dụng cụ:
Đậu xanh hạt, hạt é
Hộp nhựa
Ống đong 500ml
Cách thức tiến hành:
Đong đầy đậu xanh (hoặc hạt é) vào hộp nhựa. Xác định thể tích lượng đậu xanh
(hoặc hạt é) (V1) bằng ống đong.
Đong đậu xanh (hoặc hạt é) vào khoảng 1/3 hộp nhựa, cho mẫu vào rồi tiếp tục
cho đậu xanh (hoặc hạt é) vào cho đến khi đầy hộp.
Đo thể tích đậu xanh (hoặc hạt é) (V2) đã dùng.
Ước lượng thể tích của mẫu (V) bằng sự khác biệt thể tích ban đầu (V1) và sau
cùng (V2) của đậu xanh (hoặc hạt é).
Lập lại thí nghiệm 3 lần. Kết quả sau cùng là trung bình cộng của 3 lần thí nghiệm
cộng hoặc trừ độ lệch chuẩn:   X  t.SE  X  SD
Xác định đường kính tương đương của mẫu: d  3
Tính độ biến động: CV 

6.V




(6.1)

SD
.100%
X

2.2 Xác định khối lượng riêng bằng bình đo khối lượng riêng:
Mẫu:
Đường, lúa, gạo


Dụng cụ & hóa chất:
Cân 2 số lẻ
Bình đo khối lượng riêng (hay bình đo tỷ trọng Pycnometer) 50ml
Becher 100ml
Toluen
Cách thức tiến hành:
Cân khối lượng Pycnometer và trừ bì, sau đó cho toluen vào đầy bình (50ml= V1 )
rồi cân khối lượng toluen trong bình ( m1 ), từ đó xác định được khối lượng riêng
của toluen 1 .
Cân một lượng mẫu có khối lượng xác định (m).
Cho mẫu vào bình đo khối lượng riêng, đổ toluen vào đầy bình, đậy nắp bình lại.
Điều chỉnh lượng toluen trong bình sao cho mực chất lỏng đầy tràn ống mao dẫn.
Cân khối lượng bình có chứa mẫu & toluen sau khi đã trừ bì: m
Ta suy ra được khối lượng toluen có trong bình ( m2  m  m ) và thể tích mà
toluen chiếm chỗ V2 

m2


1

.

Ta suy ra được thể tích mẫu trong bình V  V1  V2 và khối lượng riêng mẫu


m
.
V

Lập lại thí nghiệm 3 lần. Kết quả sau cùng là trung bình cộng của 3 lần thí nghiệm
cộng hoặc trừ độ lệch chuẩn (SD).
Tính độ biến động CV (%)
2.3 Xác định khối lượng khối (nén & không nén) (Bulk density) – Chỉ số nén:
Mẫu:
Gạo, muối, bột (bột bắp, bột gạo, bột mì, bột năng)
Dụng cụ:
Cân 2 số lẻ
Ống đong 100ml
Cách thức tiến hành:
Xác định khối lượng khối không nén:
Cân khoảng 50g mẫu và đổ nhẹ nhàng, từ từ vào ống đong.
Không vỗ ống đong. Đo thể tích mẫu chiếm chỗ.
Tính khối lượng riêng mẫu từ khối lượng & thể tích mẫu.
Lập lại thí nghiệm 3 lần. Kết quả sau cùng là trung bình cộng của 3 lần thí nghiệm
cộng hoặc trừ độ lệch chuẩn (SD).
Tính độ biến động CV (%)



Xác định khối lượng khối nén:
Cũng theo như quy trình trên nhưng lần này thì vỗ ống đong 20 lần (dùng ngón
tay vỗ ngang ống) trước khi đo thể tích.
Lập lại thí nghiệm 3 lần. Kết quả sau cùng là trung bình cộng của 3 lần thí nghiệm
cộng hoặc trừ độ lệch chuẩn (SD).
Tính độ biến động CV (%)
Chỉ số nén (compressibility index):

I C (%) 

 nen   khong nen
 nen

 100

(6.2)

2.4 Xác định diện tích bề mặt:
Mẫu:
Trái cây (quýt đường), gừng
Dụng cụ:
Dao gọt
Giấy kẻ ô
Cách thức tiến hành:
Gọt vỏ trái cây hay củ rồi trải vỏ lên giấy kẻ ô để xác định diện tích.
Đo 3 lần. Kết quả sau cùng là trung bình cộng của 3 lần cộng hoặc trừ độ lệch
chuẩn (SD).
Tính độ biến động CV (%)
2.5 Xác định góc nghỉ:
Mẫu:

Gạo, muối, bột (bột bắp, bột gạo, bột mì, bột năng)
Dụng cụ:
Đĩa petri
Thước đo kỹ thuật (góc vuông)
Phễu
Cách thức tiến hành:
Đặt phễu sao cho đáy phễu cách tâm của mặt trên đĩa petri khoảng 5-15cm. Mẫu
được đổ qua phễu cho từ từ vào đĩa petri cho đến khi mẫu bắt đầu tràn ra khỏi
cạnh đĩa.
Đo chiều cao (h) của khối mẫu và bán kính (r) của đĩa petri, từ đó tính ra được
h
r

góc nghỉ   arctg   

h
r

(6.3)


h

Lập lại thí nghiệm 3 lần. Kết quả sau cùng là trung bình cộng của 3 lần thí nghiệm
cộng hoặc trừ độ lệch chuẩn (SD).
Tính độ biến động CV (%)
2.6 Xác định đường cong phân bố của hạt:
N
Mẫu:
Gạo

Dụng cụ:
Thước kẹp kỹ thuật
Cách thức tiến hành:
Dùng thước kẹp kỹ thuật
d

xác định đường kính của khoảng 100 hạt gạo.

Vẽ đường cong phân bố tỉ lệ hạt (N: số hạt gạo có cùng đường kính) theo kích
thước hạt (đường kính d).
3. Báo cáo kết quả & xử lý số liệu thí nghiệm:
a) Xác định thể tích:
Lần
Mẫu
đo

Thể tích đậu Thể tích đậu Thể tích mẫu
xanh ban đầu xanh sau cùng V (ml)
V (ml)
V1 (ml)
V2 (ml)

CV (%)

Thể tích hạt é Thể tích hạt é Thể tích mẫu
ban đầu V1 sau cùng V2 V (ml)
V (ml)
(ml)
(ml)


CV (%)

1
2
3

Lần
Mẫu
đo


1
2
3
Nhận xét, so sánh kết quả & độ biến động khi dùng 2 lọai vật liệu khác nhau để thay thế.
b) Xác định khối lượng riêng bằng bình đo khối lượng riêng:
Lần
Mẫu
đo

Khối
lượng
mẫu
m (g)

Thể tích Thể tích Thể tích Khối lượng

mẫu
nước
nước

riêng mẫu
(kg/m3)
V1 (ml) V2 (ml) V (ml)  (kg/m3)

CV
(%)

1
2
3
c) Xác định khối lượng khối nén & không nén – Chỉ số nén:

Mẫu

Lần
đo

Khối
lượng
mẫu
m (g)

Thể tích Thể tích Khối lượng Khối lượng
riêng mẫu riêng mẫu Chỉ
mẫu
mẫu
số
không
nén
nén

không nén nén
nén IC
Vkn (ml)
Vn (ml) kn (kg/m3) n (kg/m3)

1
2
3
Trung bình
CV (%)
d) Xác định diện tích bề mặt:
Diện tích bề mặt (mm2)
Mẫu

1.1.1.1 Lần 1.1.1.2 Lần
đo 1
đo 2

1.1.1.3 Lần
đo 3

S

CV (%)


e) Xác định góc nghỉ:
Mẫu

Lần

đo

Bán kính đĩa Chiều cao khối Góc nghỉ
petri r (mm) mẫu h (mm)
 (ml)

1
2
3
f) Vẽ đường cong phân bố của hạt gạo:
- Vẽ đường cong phân bố như đã hướng dẫn.
- Xác định kích thước hạt mà tỉ lệ hạt chiếm trên 50%.
- Xác định kích thước hạt mà tỉ lệ hạt chiếm dưới 30%.
- Xác định kích thước hạt mà tỉ lệ hạt chiếm khoảng 90%.
4. Yêu cầu viết báo cáo:
Bài báo cáo trình bày theo các mục sau:
+ Mục đích & yêu cầu bài thí nghiệm
+ Phương pháp tiến hành thí nghiệm
+ Báo cáo kết quả & xử lý số liệu thí nghiệm
+ Bàn luận

Góc nghỉ
trung bình CV (%)



×