Đề bài 1: Suy nghĩ của em về dòng tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong
buổi tựu trường đầu tiên.
Dàn ý:
Mở bài:
-
-
-
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh: là một nhà văn tiêu biểu,
một ngòi bút chân thực, trữ tình.
Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm “Tôi đi học”: là một tác phẩm tiêu
biểu của ngòi bút Thanh Tịnh.
Giới thiệu suy nghĩ về nhân vật “Tôi”: đầy nét thơ dại, đáng yêu của
ngày đầu đến trường.
Thân bài:
-
-
-
Phân tích khung cảnh chung của tác phẩm:
+ ý nghĩa ngày đầu tiên đi học.
+ không gian: không gian êm đềm của mùa thu.
+ hình ảnh các em nhỏ bỡ ngỡ tới trường trong ngày khai giảng.
Cảm giác đầu tiên của nhân “Tôi” qua câu văn: “bởi chính lòng
tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”.
Phân tích dòng tâm trạng qua câu “hôm nay tôi đi học”:
+ khung cảnh ảm đạm cuối thu, niềm vui rụt rè của những em bé lần
đầu tiên cắp sách đến trường xốn xang, êm đềm, trong sang, khó
tả về ngày trọng đại đầu tiên.
+ đó là những hình ảnh thân quen hóa thành một cảm giác mới mẻ
của cậu bé.
+ sự “thay đổi lớn” trong lòng cậu là sự trọng đại của cả đời: “hôm
nay tôi đi học”.
Phân tích cảm giác lớn lên, chững chạc của cậu bé:
+ Một chút ghen tị, thèm thuồng với sự tự tin của các bạn cùng trang
lứa bỗng trỗi dậy, khiến cậu như lớn hơn, muốn khẳng định cá nhân
thực vừa lóe ra, cậu xin mẹ tự cầm sách vở.
-
+ Trước hôm đó, chú bé có ghé qua trường một lần, và lần ấy trường
chỉ là một nơi xa lạ.
+ Nhân vật “tôi” thấy các bạn đều vụng về, lúng túng như mình, rụt
rè, e sợ đến mức không điều khiển nổi bước chân.
Phân tích tâm trạng hồi hộp, lo lắng:
+ khi cậu chờ ông đốc gọi tên, kể cả khi nép vào mẹ, cũng không thể
xoa dịu được nỗi lo sợ vẩn vơ này.
+ Nếu không có “ánh mắt hiền từ” của thầy giáo , “bàn tay dịu dàng”
đẩy tới trước của cha mẹ” thì các cậu đã òa lên khóc bởi nỗi lo sợ, hồi hộp,
ngập ngừng không thể chia sẻ.
+ Nhưng cuối cùng, tất cả các cậu học trò đều khóc, tiếng khóc như
một phản ứng dây chuyền, rất tự nhiên, rất ngây thơ và giàu ý nghĩa
-
Phân tích tâm trạng nhân vật “Tôi” ở những giây phút cuối cùng
của buổi tựu trường,
+ Thấy “một mùi hương lạ xông lên trong lớp”, “hình gì treo trên
tường tôi cũng thấy lạ” nhưng cậu bé nhìn bàn ghế chỗ mình ngồi “tự
nhiên lạm nhận là vật riêng của mình”, nhìn người bạn mới ngồi bên
cũng không cảm thấy xa lạ chút nào
+ Một chú chim non hót mấy tiếng rụt rè, vỗ cánh bay cao. Mắt “tôi”
thèm thuồng nhìn theo…kỉ niệm bầy chim giữa bầy lúa vẫy gọi…
+ Tiếng phấn và chữ viết của thầy giáo nhắc nhở, níu giữ, đưa về,…
Cuối cùng, “tôi vòng tay lên bàn, chăm chú nhìn thầy viết và lẩm
nhẩm đọc”…
Kết bài:
-
Tổng kết các nội dung miêu tả tâm trạng “Tôi”.
Tổng kết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để miêu tả tâm
trạng “Tôi”.
Bài làm
Trong nền thơ văn hiện đại Việt Nam, Thanh Tịnh là một nhà văn tiêu
biểu, xuất sắc, một ngòi bút chân thực, trữ tình đã làm rung động bao trái
tim người đọc. Với lỗi viết nhẹ nhàng, trong trẻo, đằm thắm được biết đến
qua các thể loại như truyện ngắn, trữ tình, thơ ca, bút ký. Thạch Lam đã
từng nhận xét về nghệ thuật riêng của ông: “Mỗi truyện ngắn đều có chất
thơ, trong mỗi bài thơ lại có cốt truyện”. Thật đúng như vậy, qua tác phẩm
truyện “ Tôi đi học”, ông đã thổi hồn vào tác phẩm một làn gió mới. Nó ngọt
đượm như chính tâm hồn người viết. Dòng cảm xúc của nhân vật “Tôi”
trong truyện vẫn ắp đầy trong tâm trí ta những nét thơ dại, đáng yêu của
ngày đầu đến trường.
Nhà văn đã dẫn dắt chúng ta vào không gian êm đềm của mùa thu
khi “lá ngoài đường bắt đầu rụng nhiều và trên không có những đám mây
bàng bạc”, những chuyển biến về thời tiết của đất trời cuối thu thường gợi
cho lòng người những buâng khuâng, hoài nhớ. Và “mỗi lần thấy mấy em
nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng,
rộn rã”. Hình ảnh đáng yêu ấy đã làm nhân vật tôi nhớ về dĩ vãng. Trong
khung cảnh “một buổi mai đầy sương thu, gió lạnh” nhân vật “tôi” được mẹ
dắt tay đến trường. Những cảnh vật quen thuộc như “con đường làng dài
và hẹp” cũng tự nhiên thay đổi, thấy lạ lẫm vô cùng, “bởi chính lòng tôi
đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”.
Để dòng tâm sự ấy trỗi dậy và tràn lên trang viết, Thanh Tịnh đã khéo
léo đưa ra khung cảnh ảm đạm cuối thu, niềm vui rụt rè của những em bé
lần đầu tiên cắp sách đến trường. Chỉ vậy thôi đã gợi lên bao xốn xang,
êm đềm, trong sang, khó tả về ngày trọng đại đầu tiên. “Trên con đường
làng dài và hẹp” – đó là những hình ảnh thân quen đến nỗi khó mà quên đi
một chi tiết vụn nhỏ bởi trước hôm nay thôi, cậu đã ngắm nghía dường
như quá đỗi thuộc lòng con đường đang hiện hữu. Nhưng “lần này tự
nhiên thấy lạ” là một cảm giác mới mẻ của cậu bé. Thật ra cậu có sự thay
đổi lớn nhưng không dám phủ nhận rằng những điều mới mẻ, , lạ lẫm chỉ
là tâm trạng trong cậu mà thôi, Và sự “thay đổi lớn” trong lòng cậu là sự
trọng đại của cả đời: “hôm nay tôi đi học”.
Cậu hiểu được tầm quan trọng của việc đến trường, tự thấy mình trở
nên đứng đắn hơn. Một chút ghen tị, thèm thuồng với sự tự tin của các bạn
cùng trang lứa bỗng trỗi dậy, khiến cậu như lớn hơn, muốn khẳng định cá
nhân thực vừa lóe ra, cậu xin mẹ tự cầm sách vở. Nhưng ý nghĩ ấy bỗng
tan biến ngay khi cặp mắt âu yếm của mẹ nhìn cậu. Đó chính là những
cảm xúc mơn man, náo nức, hồi hộp với một chút lo sợ của cậu học trò
nhỏ trong ngày đầu đến trường. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương
mặt vui tươi, sáng sủa. Trước hôm đó, chú bé có ghé qua trường một lần,
và lần ấy trường chỉ là một nơi xa lạ. “Nhưng lần này lại khác. Trước mắt
tôi, trường Mỹ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm…Lòng tôi đâm ra lo
sợ vẩn vơ”. Trường học quả là một thế giới nghiêm khắc khiến cho các cậu
bé phải lo sợ. Phía sau cánh cổng trường là một thế giới kì diệu và đầy
hấp dẫn, là một quãng trời rộng, mà những cậu học trò mới chỉ là những
chú chim non vừa thèm muốn được tung cánh nhưng còn ngập ngừng e
sợ vì cảm thấy mình bé nhỏ. Nghe hồi trống báo vào lớp, cảm giác e sợ lại
càng rõ hơn. Nhân vật “tôi” thấy các bạn đều vụng về, lúng túng như mình,
rụt rè, e sợ đến mức không điều khiển nổi bước chân. Bởi từ đây cậu đã
chính thức bước vào nơi tri thức, bước vào xã hội rộng lớn để rồi nuôi lớn
ước mơ của mình trong cuộc sống. Một bước ngoặt mới của cuộc đời
đang chờ đợi cậu phía trước, một nơi không còn được ở trong vòng tay
mẹ nữa, cậu thấy mình trưởng thành hơn nhưng cũng là một nỗi lo sợ
trong lòng cậu. Cảm giác hồi hộp, lo lắng lại hiện ra trong cậu khi cậu chờ
ông đốc gọi tên, kể cả khi nép vào mẹ, cũng không thể xoa dịu được nỗi lo
sợ vẩn vơ này. Nếu không có “ánh mắt hiền từ” của thầy giáo , “bàn tay dịu
dàng” đẩy tới trước của cha mẹ” thì các cậu đã òa lên khóc bởi nỗi lo sợ,
hồi hộp, ngập ngừng không thể chia sẻ. Nhưng cuối cùng, tất cả các cậu
học trò đều khóc, tiếng khóc như một phản ứng dây chuyền, rất tự nhiên,
rất ngây thơ và giàu ý nghĩa, nó là sự tiếc nuối những ngày chơi đùa thỏai
mái, sự lưu luyến những người thân yêu,…Nó cũng là những e sợ trước
một thời kỳ thử thách mới không ít khó khăn, hay nó cũng là một niềm vui,
niềm quyết tâm để bước vào một thế giới khác lạ mà đầy hấp dẫn.
Đến những giây phút cuối cùng của buổi tựu trường, cảm giác của
nhân vật “tôi” càng trong sáng và chân thực hơn. Ngồi trong lớp cậu bé
thấy xốn xang, những cảm giác lạ và quen đan xen, trái ngược nhau. Thấy
“một mùi hương lạ xông lên trong lớp”, “hình gì treo trên tường tôi cũng
thấy lạ” nhưng cậu bé nhìn bàn ghế chỗ mình ngồi “tự nhiên lạm nhận là
vật riêng của mình”, nhìn người bạn mới ngồi bên cũng không cảm thấy xa
lạ chút nào. Một chú chim non hót mấy tiếng rụt rè, vỗ cánh bay cao. Mắt
“tôi” thèm thuồng nhìn theo…kỉ niệm bầy chim giữa bầy lúa vẫy gọi…Tiếng
phấn và chữ viết của thầy giáo nhắc nhở, níu giữ, đưa về,…Cuối cùng, “tôi
vòng tay lên bàn, chăm chú nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đọc”… Phải chăng
đây là phút sang trang của một tâm trạng mới, một tâm hồn trẻ dại, tạm
biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi
học trò nghiêm chỉnh, đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn.
Vậy đấy, tác phẩm “Tôi đi học” đã đưa vào lòng độc giả, để ta thấm
thía rằng :”Trong cuộc đời mỗi người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò,
nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường sẽ được ghi nhớ mãi. Nhà văn
Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng tâm trạng rung động, thiết
tha, một ngòi bút giàu chất thơ, một bố cục thống nhất với các cung bậc
tâm trạng, nhân vật, các sự việc, chi tiết, các hình ảnh và những biện pháp
tu từ chặt chẽ, hài hòa, tập trung vào chủ đề của tác phẩm. Qua ngôi kể
thứ nhất, nhân vật “tôi” cùng các từ ngữ gợi hình, gợi cảm , ngôn ngữ ngọt
đượm, man mác chất trữ tình đã để lại những dư vị trong trẻo như một
khúc nhạc ngân nga trong tâm trí mỗi người một thời cắp sách tới trường.