Tải bản đầy đủ (.ppt) (84 trang)

Bài Giảng Luật Phòng, Chống Tham Nhũng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.18 KB, 84 trang )

LUẬT
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Luật này quy định về phòng,
chống tham nhũng


Số: 55/2005/QH11
• Điều 91. Hiệu lực thi hành
• 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 6 năm 2006.
• 2. Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26
tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống
tham nhũng ngày 28 tháng 4 năm 2000 hết
hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
• Điều 92. Hướng dẫn thi hành
• Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật này


LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
CỦA QUỐC HỘI SỐ 01/2007/QH12 NGÀY 04 THÁNG 8 NĂM 2007

• Điều 2.
• Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày công bố. (Theo
lệnh của Chủ tịch nước CHXHCNVN công bố ngày
27/8/2007)
• Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ


nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ nhất thông qua
ngày 04 tháng 8 năm 2007.


Các văn bản liên quan
• Hướng dẫn số 04-HD/TTVH, ngày 25-9-2006, của Ban
Tư tưởng - Văn hoá Trung ương về Tổ chức phổ biến,
quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá X về “Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí”
• Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của chính phủ
về việc ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống
tham nhũng đến năm 2020
• Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng,
chống tham nhũng đến năm 2020 ban hành kèm theo
NQ số 21/NQ-CP (Chủ yếu cho giai đoạn từ nay đến
năm 2011
• Các Nghị định 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 hướng
dẫn thực hiện Luật PCTN, Nghị định số: 37/2007/N ĐCP về minh bạch tài sản, thu nhập


PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM
NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
• I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG (CHƯƠNG I)
• Chương I gồm 10 điều (từ Điều 1 đến Điều 10)
• Quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; các
hành vi tham nhũng, nguyên tắc xử lý tham nhũng; quy
định chung về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị
và người có chức vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm

của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên, trách nhiệm của cơ quan báo chí trong phòng,
chống tham nhũng; trách nhiệm phối hợp của cơ quan
Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Điều tra, Viện Kiểm sát,
Tòa án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan;
quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống
tham nhũng; và các hành vi bị nghiêm cấm.


Điều 1 khoản 1 quy định phạm vi điều chỉnh của
Luật Phòng, chống tham nhũng như sau:

• “Luật này quy định về phòng ngừa, phát
hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng
và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân trong phòng, chống tham
nhũng”.


Phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng
gồm các nội dung chủ yếu là:

- Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng;
- Việc phát hiện hành vi tham nhũng;
- Việc xử lý người có hành vi tham nhũng;
- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
trong phòng, chống tham nhũng
Như vậy theo Luật PCTN 2005, bên cạnh việc tăng cường
phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi
tham nhũng, công tác phòng ngừa tham nhũng phải

được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, then chốt.


Việc đề cao cơ chế phòng ngừa tham nhũng nhằm:

• (i) góp phần hạn chế những khiếm khuyết, hàn
gắn những lỗ hổng trong hệ thống chính sách,
pháp luật hiện hành, nhất là trong lĩnh vực quản
lý kinh tế;
• (ii) tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động phát hiện, xử lý tham nhũng,
khắc phục hậu quả hành vi tham nhũng;
• (iii) tăng cường vai trò, sự tham gia tích cực của
nhân dân, các tổ chức đoàn thể, báo chí trong
quản lý xã hội, quản lý nhà nước nói chung và
công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng;
• (iv) góp phần xây dựng một nền quản lý chuyên
nghiệp, liêm chính và một xã hội trong sạch, phi
tham nhũng.


Điều 1 khoản 2 về khái niệm tham nhũng quy định:

• “Tham nhũng là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi”.









Như vậy, tham nhũng được mô tả dưới dạng hành vi, bao
gồm ba yếu tố.
Thứ nhất, hành vi này được thực hiện bởi một đối tượng
đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn;
thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã có sự lợi dụng
chức vụ, quyền hạn đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ
được giao
và thứ ba, hành vi này thực hiện với mục đích vì vụ lợi.
Yếu tố vụ lợi được hiểu không chỉ là vụ lợi cho cá nhân
mình mà còn có thể là vụ lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị,
địa phương mình hoặc tổ chức, cá nhân khác. Lợi ích được
hướng tới ở đây không chỉ là lợi ích về vật chất mà có thể là
cả lợi ích về tinh thần. Lợi ích đó có thể trực tiếp hoặc gián
tiếp.
Được coi là hành vi tham nhũng nếu có đủ cả ba yếu tố,
nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì tuy không là tham
nhũng, nhưng có thể là một hành vi vi phạm pháp luật
khác (chẳng hạn: hành vi cố ý làm trái, lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản).


Về những đối tượng được coi là người có chức vụ,
quyền hạn, khoản 3 Điều 1 quy định:

• “a) Cán bộ, công chức, viên chức;
• b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công

nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc
Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp
vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
• c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp
của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là
người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại
doanh nghiệp;
• d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ
có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công
vụ đó”.


Như vậy, có bốn nhóm đối tượng được coi là
người có chức vụ, quyền hạn.
• Nhóm thứ nhất nêu tại điểm a là cán bộ, công chức,
được quy định cụ thể trong Luật Cán bộ công chức năm
2009.
• Đây là nhóm đối tượng chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn về số
lượng trong số người có chức vụ, quyền hạn thuộc
phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng.
• Đồng thời, cán bộ, công chức cũng là nhóm đối tượng
thường nắm giữ những vị trí, công việc liên quan đến
vốn, tài sản nhà nước hoặc tiếp xúc trực tiếp, giải quyết
công việc của công dân, doanh nghiệp, có nhiều cơ hội
để thực hiện hành vi tham nhũng nên cần được thể chế
hóa và giám sát chặt chẽ để giảm thiểu nguy cơ tham
nhũng.



• Nhóm thứ hai gồm những người có chức vụ,
quyền hạn nêu tại điểm b là nhóm đối tượng có
địa vị pháp lý tương đối đặc thù, thuộc các lực
lượng vũ trang nhân dân và được quy định cụ
thể tại Luật Quốc phòng và Luật Công an nhân
dân.
• Nhóm thứ ba nêu tại điểm c có thể được chia
thành hai loại:
• thứ nhất, những cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong doanh nghiệp của Nhà nước, theo đó,
doanh nghiệp của Nhà nước được hiểu là doanh
nghiệp một trăm phần trăm vốn nhà nước;
• thứ hai, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại
diện phần vốn góp của Nhà nước tại các
doanh nghiệp khác.


• Nhóm thứ tư là những người nêu tại điểm d cũng đã
được quy định là người có chức vụ, quyền hạn tại
Phần các tội phạm về chức vụ của Bộ luật Hình sự.
• Theo đó, bên cạnh đối tượng là cán bộ, công chức nhà
nước, những người tuy không phải là cán bộ, công chức
nhưng được giao nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn
trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó cũng được
coi là người có chức vụ, quyền hạn và thuộc phạm vi
điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng.


“Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham
nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng”.

• Như vậy, tài sản tham nhũng có thể được hiểu là tài sản
mà người thực hiện hành vi tham nhũng trực tiếp có
được thông qua việc thực hiện hành vi tham nhũng đó
(chẳng hạn: một khoản tiền có được do hành vi tham ô
hay nhận hối lộ) hoặc gián tiếp (chẳng hạn: một ngôi
nhà, một chiếc xe ô tô được mua bằng nguồn tiền nhận
hối lộ,…).
• Tóm lại, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng thì
bị coi là tài sản tham nhũng.
• Việc xác định tài sản tham nhũng có ý nghĩa quan trọng
đối với công tác xử lý tham nhũng.


“Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung
cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội
dung nhất định”.
• Có ba nội dung cần lưu ý trong thuật ngữ này.
• Một là, công khai có thể bằng hai hình thức: công bố
hoặc cung cấp thông tin.
• Hai là, thông tin đó phải là thông tin chính thức của cơ
quan, tổ chức, đơn vị công bố hoặc cung cấp.
• Ba là, đối tượng mà thông tin đề cập tới là văn bản,
hoạt động hoặc nội dung nhất định.


“Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu
nhập của người có nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được
xác minh, kết luận”.
• ngoài việc kê khai tài sản, thu nhập, còn có quy định việc
xác minh, kết luận về tính minh bạch của việc kê khai đó

trong trường hợp cần thiết.
• Như vậy, minh bạch tài sản, thu nhập có mục đích bảo
đảm tính chất rõ ràng, rành mạch đối với tài sản, thu
nhập của cán bộ, công chức trước Nhà nước và khi xã
hội đòi hỏi
• và là một biện pháp hữu hiệu, quan trọng trong cơ
chế phòng ngừa tham nhũng.


“Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó
khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ”.
• Thực tế cho thấy hành vi nhũng nhiễu, cố tình gây khó
khăn, phiền hà nhằm vòi vĩnh, đòi hối lộ của một bộ
phận cán bộ, công chức khi giải quyết công việc của
công dân, doanh nghiệp đang trở thành một biểu hiện
tham nhũng tương đối phổ biến, gây bất bình, nhức nhối
trong nhân dân.
• Thực tế này đặt ra yêu cầu phải quy định hành vi này
trong Luật Phòng, chống tham nhũng để tạo cơ sở pháp
lý cho việc xử lý.
• Do đó, Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định
hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi là một hành vi tham
nhũng.
• Vì vậy, việc giải thích thuật ngữ “nhũng nhiễu” là rất
quan trọng, là tiền đề để giải thích và áp dụng quy định
về hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi.


“Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ,
quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được

thông qua hành vi tham nhũng”.
• trên thực tế hành vi tham nhũng hiện nay diễn ra rất tinh
vi với những lợi ích rất đa dạng mà người tham nhũng
hướng tới, thậm chí trong một số trường hợp khó xác
định lợi ích đó là vật chất hay tinh thần.
• Việc chứng minh yếu tố vụ lợi để từ đó xác định hành vi
của người vi phạm luôn là vấn đề khó khăn trong các vụ
việc có dấu hiệu tham nhũng. Vì vậy, việc giải thích rõ
khái niệm vụ lợi như trên là điều cần thiết.


• “Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ
trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của
Nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng
ngân sách, tài sản của Nhà nước”.
• Hiện nay, Nhà nước chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa
trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội cho nên
rất nhiều tổ chức hình thành đáp ứng đầy đủ các yếu tố
là một chủ thể pháp lý độc lập (như các pháp nhân kinh
tế, các hội nghề nghiệp, các câu lạc bộ…).
• Luật Phòng, chống tham nhũng chủ yếu hướng vào việc
phòng, chống tham nhũng trong khu vực nhà nước cho
nên những quy định của đạo luật này chủ yếu áp dụng
cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khu vực nhà
nước.


Các hành vi tham nhũng
• Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định

các hành vi tham nhũng bao gồm:
• “1. Tham ô tài sản.
• 2. Nhận hối lộ.
• 3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản.
• 4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
• 5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công
vụ vì vụ lợi.
• 6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng
với người khác để trục lợi.
• 7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.


• 8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi
người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công
việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa
phương vì vụ lợi.
• 9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái
phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
• 10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
• 11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
• 12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che
cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi;
cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm
tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án vì vụ lợi”.


• Tuy nhiên, không phải mọi hành vi tham nhũng đều bị xử

lý về hình sự mà chỉ những hành vi hội đủ các dấu hiệu
cấu thành tội phạm quy định trong Bộ luật Hình sự thì
mới được xác định là tội phạm và bị xử lý bằng biện
pháp hình sự, (các hành vi được quy định từ khoản 1
đến khoản 7 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng)
• còn những hành vi khác (từ khoản 8 đến khoản 12
Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng) được xác định
là hành vi tham nhũng nhưng chưa cấu thành tội phạm
thì được xử lý bằng biện pháp kỷ luật.


Các nguyên tắc cơ bản trong xử lý tham nhũng được
quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng:
• Các nguyên tắc cơ bản trong xử lý tham nhũng được quy
định tại Điều 4 Luật Phòng, chống tham nhũng:
• “1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện,
ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.
• 2. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị,
chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
• 3. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người
có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường,
bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
• 4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo
trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành
vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản
tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức
kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.



• 5. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công
khai theo quy định của pháp luật.
• 6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi
việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi
tham nhũng do mình đã thực hiện”.
• Các nguyên tắc nêu trên thể hiện một thái độ nghiêm
khắc và công bằng trong việc xử lý tham nhũng.
• Ngoài ra, nguyên tắc công khai hóa việc xử lý kỷ luật
đối với người có hành vi tham nhũng cũng là một sự bổ
sung quan trọng và cần thiết nhằm góp phần nâng cao
nhận thức của xã hội đối với tham nhũng và răn đe đối
với những người có ý định vi phạm.
• Quy định về việc xử lý người có hành vi tham nhũng đã
nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác cũng là để ngăn
chặn tình trạng một số kẻ lợi dụng lúc còn đương chức
tranh thủ đục khoét, vơ vét sau đó “hạ cánh an toàn”
trước khi bị phát hiện.


×