Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Bài Giảng Chăm Sóc Bệnh Nhân Xuất Huyết Não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.94 KB, 26 trang )

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
XUẤT HUYẾT NÃO
KHOA: NỘI THẦN KINH
ĐD: NGUYỄN THỊ KIM THOA


NỘI DUNG
I. Đặt vấn đề
II.Phần bệnh án
III.Nhận định tình trạng bệnh nhân
IV.Quá trình chăm sóc bệnh nhân
V.Kết quả
VI.Bàn luận
VII.Kiến nghị


I. ĐẶT VẤN ĐỀ






Xuất huyết não là chảy máu trong nhu nhô não – não thất
do mạch máu não bị vỡ, máu chảy ra một vùng não dẫn
đến liệt nửa người, nói đớ, nói ngọng, mất ý thức, hôn
mê bất tỉnh. Hiện nay bệnh xảy ra thường xuyên, khởi
phát đột ngột và tiến triển nhanh. Bệnh có thể gây tử
vong hoặc để lại di chứng nghiêm trọng về sau.
Tuổi mắc bệnh: thường là 50 – 70 tuổi
dưới 40 tuổi khoảng 6,8%.


Nguyên nhân: Do tăng huyết áp hoặc do vỡ các dị dạng
mạch não là nguyên nhân thường gặp nhất ở Việt Nam,
có thể chiếm tới 90% số người bệnh bị xuất huyết não.




Tiến triển:
 Một số ít bệnh nhân phục hồi hoàn toàn.
 Tử vong hay gặp ở bệnh nhân hôn mê sâu và kéo dài.
 Đa số sẽ bị liệt, liệt càng kéo dài càng khó hồi phục.
Xuất huyết não sẽ để lại di chứng nhẹ hoặc nặng,
thời gian hồi phục lâu, chăm sóc lâu dài, tốn nhiều
công sức nên công tác chăm sóc điều dưỡng cũng
góp phần rất quan trọng trong hạn chế các biến
chứng và giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân.


II. PHẦN BỆNH ÁN








Họ và tên: NGUYỄN THỊ HAI
81 tuổi
Địa chỉ: An Lục Long, Châu Thành, Long An.

Vào viện lúc: 21 giờ 50 phút ngày 20/02/2011
Vào khoa NTK: 22 giờ 40 phút ngày 20/02/2011
Lý do vào viện: Người nhà khai khoảng 15 giờ cùng
ngày đang sinh hoạt thì đột ngột ngã quỵ, yếu nửa
người bên phải nên đưa đi nhập viện.
Tiền sử:
 Bản thân: bị bướu cổ 5 – 6 năm.
 Gia đình: khoẻ


III. NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN


TIẾP NHẬN BAN ĐẦU:
 Tình trạng bệnh: bệnh nhân lơ mơ, thở đều, không
tiếp xúc, phản xạ đau đáp ứng. Không sốt, tăng tiết
đàm ít, yếu nửa người bên phải, nuốt được sữa,
cháo. Tiểu qua sonde, màu vàng trong (sonde tiểu
đươc đặt ở khoa cấp cứu)
+ Glasgow: 11 điểm
+ Nhiệt độ: 37oC
+ Mạch: 80 lần/phút
+ Nhịp thở: 20 lần/ph
+ Huyết áp: 170/100mmHg
+ SpO2: 98%




CẬN LÂM SÀNG:

 Xét nghiệm máu:
+ WBC: 12.7 K/ml
+ Na+: 130 mmol/L
+ Glucose: 8.44 mmol/L
+ Cl-: 92.6
mmol/L
Ngoài ra các giá trị khác trong giới hạn bình
thường.
 CT Scaner sọ (không cản quang)
+ XHN vùng đồi thị bao trong (T), chảy máu trong
não thất 4 và bên ở hai bên.
+ Xuất huyết khoang dưới nhện


IV. QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC


THỰC HIỆN Y LỆNH CHĂM SÓC





Thở Oxy 3 lít/phút
Thực hiện y lệnh thuốc và chăm sóc.
Xét nghiệm máu, cận lâm sàng.
Bệnh nhân mới vào CS cấp 2: theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết
áp, tri giác, hô hấp, SpO2/4giờ.




Từ ngày thứ 4 CS cấp 2: theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tri
giác, hô hấp, SpO2/ 8giờ.



Duy trì các chức năng sống (đảm bảo hô hấp, tuần hoàn)
Chăm sóc tích cực, vệ sinh cá nhân, phòng các biến chứng.
Phục hồi chức năng, hạn chế di chứng.
GDSK cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.






1. Đảm bảo thông khí
a. Hút



đàm nhớt:
Đúng kỹ thuật, đảm bảo vô trùng.
Đặt tư thế nghiêng, an toàn, nghe phổi kết
hợp với vỗ rung lồng ngực và lưng làm
long đờm, sau đó hút sạch vùng hầu họng
(động tác này thường bỏ quên)


b. Chăm sóc bệnh nhân thở Oxy:









Đúng quy trình kỹ thuật, duy trì liều oxy theo y
lệnh. Dụng cụ phải vô khuẩn, ống thông oxy phải
thay mỗi 8 giờ/lần hoặc khi bẩn.
Thử trên mu bàn tay xem có oxy không (hoặc
nhúng đầu ống thông thở oxy vào cốc nước nếu
thấy có bóng nước nổi lên thì chứng tỏ sự thông
suốt của toàn hệ thống) (động tác này thường bỏ
quên)
Theo dõi sát tình trạng hô hấp qua SpO2, nhịp thở,
kiểu thở, tần số, theo dõi sắc mặt.
Theo dõi DHST theo y lệnh, theo dõi nhịp tim, bất
thường báo BS. Dựa vào thang điểm Glasgow đánh
giá tri giác của bệnh nhân.


2. Thực hiện các y lệnh
Khi có y lệnh, ĐD cần thực hiện nhanh chóng, chính xác, kịp
thời.
 Thực hiện thuốc:
 Hỏi tiền sử dị ứng thuốc.
 Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, đúng quy trình kỹ thuật
 Thực hiện các xét nghiệm, cận lâm sàng: xét nghiệm máu,

CT Scaner sọ (di chuyển bệnh nhân cần cẩn trọng, nhẹ
nhàng)


3. Chăm sóc tích cực, phòng ngừa các biến
chứng




Chống phù não: đảm bảo thông khí tốt, tránh ứ đọng đàm, đặt
người bệnh nằm đầu cao 20 – 30 độ, kiểm soát tốt huyết áp.
Đảm bảo vệ sinh và phòng chống nhiễm khuẩn:
 Hút đàm nhẹ nhàng tránh gây thương tích cho khí phế quản.
 Chú ý giữ vệ sinh da (tắm, gội đầu, vệ sinh bộ phận sinh
dục…)
 Chăm sóc mắt: thường xuyên rửa mắt, nhỏ mắt bằng các
thuốc kháng sinh dùng cho mắt, vệ sinh các hốc tự nhiên 23 lần/ngày (việc này làm chưa được tích cực)
 Thay drap giường và quần áo ít nhất 1lần/ngày hoặc khi bị
bẩn.


Theo dõi lượng nước xuất nhập, đánh giá
tình trạng nước tiểu trong 24 giờ, hệ thống
thông tiểu phải đảm bảo vô trùng và một
chiều, túi đựng nước tiểu phải kín, đặt ở vị
trí thấp hơn giường nằm của người bệnh.
Thay thông tiểu mỗi 7 ngày, thay túi tiểu
mỗi 3 ngày hoặc khi rò rỉ.
 Vận động thụ động hay chủ động chi liệt để

tăng cường tuần hoàn giúp nuôi dưỡng tốt,
chống tì đè gây loét.



4. Phòng chống loét









Cho người bệnh nằm đệm chống loét (đệm nước,
hơi…)
Luôn giữ cho da khô, sạch.
Drap trải giường phải sạch, không có nếp gấp để
tránh nguời bệnh bị tỳ đè lên.
Thay đổi tư thế thường xuyên (định kỳ 2-3 giờ/lần),
xoa bóp, xoa bột tale vào các điểm tỳ đè để máu
đến nuôi dưỡng các tổ chức, đề phòng loét.
Cần nuôi dưỡng đủ lượng calo, protid để phòng
loét do thiếu dinh dưỡng.


5. Nuôi dưỡng







Đảm bảo đủ nước: lượng nước đưa vào cơ thể
(uống, truyền) ước tính bằng:
 Thể tích nước đưa vào 24 giờ = lượng nước tiểu
24 giờ + (300 – 500 ml).
 Nếu người bệnh có sốt, ra nhiều mồ hôi hoặc
thông khí cần cho thêm 500 ml.
Chế độ ăn: đủ lượng calo phù hợp với từng người
bệnh như gầy, béo nhưng ăn theo chế độ ăn bệnh
lý(ăn nhạt, kiêng muối).
Cần bồi phụ thêm các loại vitamin A, B, C từ nước
hoa quả.


6. Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng phải tiến hành với công
tác hồi sức để phòng các di chứng như teo
cơ, cứng khớp, thường xuyên xoa bóp, tập
vận động cho các chi và cơ.
 Cho người bệnh tập sớm với sự trợ giúp của
nhân viên y tế và gia đình (nếu có thể).


(Việc này còn phụ thuộc vào khoa PHCN, ở
khoa còn hạn chế do thiếu kiến thức)



7. GDSK, hướng dẫn chăm sóc và luyện tập







Giải thích cho thân nhân người bệnh tầm quan trọng của
việc hạn chế người thăm nuôi.
Không được tự động bỏ thuốc điều trị.
Xuất huyết não sẽ để lại di chứng nhẹ hoặc nặng, thời
gian hồi phục lâu, chăm sóc lâu dài, tốn nhiều công sức,
thời gian. Do vậy, cần hướng dẫn kỹ càng cho gia đình
và bản thân người bệnh hiểu sự cần thiết về chăm sóc
(vệ sinh thân thể, dinh dưỡng, tập vận động…)
Động viên gia đình và bệnh nhân kiên trì dùng thuốc
theo đơn, duy trì chế độ chăm sóc và luyện tập theo các
hướng dẫn.


V. KẾT QUẢ
Kết quả điều trị:

Bệnh nhân điều trị 12 ngày tại khoa đã đáp
ứng tốt với thuốc điều trị. Hiện bệnh nhân tỉnh,
ngưng thở oxy, tiếp xúc được, nói đớ, các dấu
sinh hiệu dần dần ổn định, nuôi dưỡng tốt
không bị sụt cân, không bị loét mục, đã rút
sonde tiểu và tiểu được tự chủ.

Người bệnh và gia đình hiểu và có kiến
thức về bệnh, cùng hợp tác trong điều trị và
chăm sóc. Sau 30 ngày điều trị chi yếu hồi
phục khá và được chuyển qua khoa YHCT tiếp
tục theo dõi và điều trị thêm (châm cứu).


VI. BÀN LUẬN
Đảm bảo thông khí cho bệnh nhân đóng vai
trò rất quan trọng.
 Phải đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn khi thực
hiện các QTKT.
 Cao huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến
XHN, do đó phải kiểm tra huyết áp thường
xuyên.
 Giáo dục bệnh nhân và gia đình bệnh nhân
cách phòng ngừa và phát hiện sớm tai biến,
biến chứng của cao huyết áp.



Công tác chăm sóc điều dưỡng cũng góp phần
cho việc hồi phục bệnh, hạn chế các biến
chứng, di chứng. Do đó, người điều dưỡng cần
nhận định tình trạng ban đầu của bệnh nhân
một cách kỹ lưỡng hơn như bệnh nhân thở
nhanh hay chậm, có bị loét không, tổng trọng
lượng mập hay gầy… Từ đó, không để xảy ra
sai sót trong điều trị, chăm sóc.
 Chú ý: người ĐD cần thực hiện nghiêm túc các

y lệnh một cách tự giác ( vì bệnh nhân bị XHN
thường hôn mê hoặc bị liệt, hoàn toàn phó thác
tính mạng cho ĐD và các thầy thuốc)



VII. KIẾN NGHỊ
Thường xuyên chú ý đến việc vệ sinh các
hốc tự nhiên, vệ sinh răng miệng cho bệnh
nhân đề phòng bội nhiễm.
 Cần có phòng riêng để chăm sóc bệnh nhân
XHN.
 Định kỳ mở lớp tập huấn lại các QTKT.
 Thường xuyên thông tin GDSK trên báo, đài
về kiến thức của bệnh cao huyết áp, XHN
nhằm phòng ngừa các biến chứng của bệnh.



Thử Oxy:


Xoay trở, vỗ lưng cho bệnh nhân:


Tập phục hồi chức năng:




×