Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

Công Tác Tổ Chức Đại Hội, Hội Nghị Công Đoàn Cơ Sở Theo Nhiệm Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.37 KB, 36 trang )

CÔNG TÁC TỔ CHỨC
ĐẠI HỘI, HỘI NGHỊ CÔNG ĐOÀN
CƠ SỞ THEO NHIỆM KỲ


MỤC TIÊU

Giúp cho cán bộ công đoàn nắm được mục
đích, ý nghĩa, nội dung, phương pháp và các bước
tiến hành tổ chức đại hội, hội nghị, đạt hiệu quả
cao.


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Khái niệm:
a. Hội nghị CĐCS, nghiệp đoàn là hình thức
sinh hoạt dân chủ của cán bộ, đoàn viên CĐ
nhằm: Tổng kết, phổ biến, quán triệt và bàn biện
pháp triển khai một chủ trương nào đó trong phạm
vi nhất định.
Về mặt tổ chức: hội nghị thường do một tập
thể lãnh đạo hoạc phân công một người điều hành
theo chủ trương thống nhất của tổ chức.


1. Khái niệm (tiếp)
b. Đại hội CĐCS: là hội nghị lớn để bàn và quyết
định những vấn đề quan trọng. Được tổ chức định kỳ
với nguyên tắc, thể lệ riêng, có tính nghi lễ và trọng
thể cao theo quy định của Điều lệ.


- Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của CĐ
- Là dịp sinh hoạt dân chủ rộng rãi cúa cán bộ,
đoàn viên nhằm:
+ Xem xét, thảo luận, đánh giá hoạt động CĐ
trong nhiện kỳ.
+ Đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp theo.
+ Bầu ra BCH CĐCS và đại biểu đi dự đại hội CĐ
cấp trên.


2. Mục đích,yêu cầu của đại hội, hội nghị

Đại hội, hội nghị CĐCS là dịp để cho đoàn
viên dân chủ tham gia thảo luận, đánh giá hoạt
động của CĐ và đề ra phương hướng, nhiệm vụ
cho thời gian tới.
Thông qua đại hội, hội nghị tạo sự chuyển
biến về nhận thức, nhằm đổi mới nội dung, hình
thức hoạt động CĐ, xây dựng CĐCS vững mạnh.
Bầu BCH mới có đủ trình độ, năng lực đại
diện cho NLĐ để thực hiện tốt các chức năng,
nhiệm vụ của tổ chức CĐ.


3. Hình thức tổ chức đại hội, hội nghị
Có 02 hình thức:
- Đại hội, hội nghị toàn thể: CĐCS, nghiệp đoàn <
150 đoàn viên.
- Đại hội, hội nghị đại biểu: CĐCS, nghiệp đoàn ≥
150 đoàn viên.

- Trường hợp có < 150 đoàn viên = > tổ chức ĐH
đại biểu, phải được CĐ cấp trên trực tiếp đồng ý.
- Đại hội, hội nghị công đoàn phải được tiến hành từ
tổ CĐ = > CĐ bộ phận = > CĐCS thành viên = >
CĐCS.


Phân biệt khác nhau giữa ĐH và HN
Đại hội
Hội nghị
1. Theo nhiệm kỳ
1. Không theo nhiệm kỳ
2. Thảo luận thông
2. Kiểm tra việc thực
quan báo cáo,
hiện nghị quyết của
phương hướng nhiệm
đại hội.
vụ theo hiệm kỳ
3. Kiện toàn BCH (nếu
3. Bầu BCH CĐCS mới
có)


4. Nhiệm vụ của đại hội, hội nghị
Đại hội
1. Thảo luận báo cáo BCH
nhiệm kỳ; Quyết định
phương hướng nhiệm kỳ
tiếp theo.

2. Tham gia xây dựng các
văn kiện của ĐHCĐ cấp
trên
3. Bầu BCH CĐ mới
4. Bầu dại biểu dự ĐHCĐ
cấp trên

Hội nghị
1. Kiểm điểm việc thực hiện
nghị quyết ĐH, bổ sung
chương trình hoạt động
trong thời gian tới.
2. Tham gia xây dựng các văn
kiện của đại hội CĐ cấp trên
3. Bầu bổ sung BCH CĐ (nếu
có)
4. Bầu dại biểu dự ĐHCĐ cấp
trên


II. Nguyên tắc tổ chức đại hội, hội nghị CĐCS

1. Nhiệm kỳ đại hội, hội nghị CĐCS:
- Đại hội CĐCS, nghiệp đoàn, CĐCS thành
viên, CĐ bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận 5 năm/1
lần.
- CĐCS đã hoặc chưa hết nhiệm kỳ được kéo
dài hoặc tổ chức sớm; thời gian không quá
tháng.
- Tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn 1 năm tổ

chức hội nghị tổ 1 lần.


2. Đại biểu dự đại hội, hội nghị CĐCS
a. Số lượng: Đại biểu dự đại hội, hội nghị công đoàn
cấp nào, do BCH CĐ cấp đó quyết định trên các căn
cứ sau:
- Số lượng đoàn viên CĐ
- Đặc điểm, điều kiện cụ thể của đơn vị.
Theo quy định:
- Đại hội, hội nghị CĐCS, không quá 150 ĐB.
- CĐCS có > 5.000 Đ/viên, không quá 200 ĐB.
- Trường hợp tăng thêm, không quá 10% so với
quy định trên.


2. Đại biểu dự đại hội, hội nghị CĐCS
b. Thành phần:
- Các Uỷ viên BCH đương nhiệm (có > 50% số lần
tham dự họp BCH trong nhiệm kỳ)
- Đại biểu do đại hội, hội nghị bầu
- ĐB do BCH cấp triệu tập chỉ định (không quá 3%).
ĐH, HN ít nhất phải có 2/3 số dại biểu được triệu
tập, mới có giá trị
Đại biểu dự ĐH, HN phải được đại hội, hội nghị
biểu quyết tư cách đại biểu, khi có > 50% mới đủ tư
cách.


c. Triệu tập đại biểu dự đại hội, hội nghị

CĐCS
BCH cấp triệu tập đại hội, hội nghị khi;
- Đại biểu chỉ định, đại biểu bầu phải đúng
nguyên tắc, thể lệ bầu cử.
- Đại biểu đương nhiệm (phải có > 50% số kỳ họp
BCH trong nhiệm kỳ)
BCH CĐ cấp triệu tập xem xét tư cách đại biểu
(nhất là đối với các trường hợp đang chầp hành
kỷ luật, theo Luật Lao động) báo cáo cho đại hội,
hội nghị biết; ngươi bị truy tố, khởi tố, tạm giam
thì không đủ tư cách đại biểu.


III. NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH đại hội,
hội nghị

1. Công tác chuẩn bị:
a. Xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội, hội nghị
CĐCS gồm:
- Mục đích, yêu cầu
- Nội dung
- Các bước tiến hành
- Thời gian, người thực hiện
- Địa điểm tổ chức đại hội, hội nghị …
Kế hoạch phải báo cáo cấp uỷ Đảng (nếu có), CĐ
cấp trên trực tiếp; Làm việc thống nất với chuyên
môn để tạo điều kiện thực hiện.


b. Thành lập các tiểu ban

Tuỳ theo tính chất, quy mô của CĐCS, có thể
thành lập các tiểu ban sau:
1. Tiểu ban nội dung, nhân sự:
- Xây dựng các dự thảo báo cáo
- Chuẩn bị các nội dung lấy ý kiến, tiếp thu,
hoàn thiện nội dung các báo cáo
- Chuẩn bị quy chế, chương trình, khai mạc, bế
mạc, nghị quyết đại hội, hội nghị…
- Xây dựng đề án nhân sự (BCH, UBKT); nhân
sự bầu đại biểu dự đại hội, hội nghị CĐ cấp trên.


b. Thành lập các tiểu ban (tiếp)
- Chuẩn bị các văn bản, tài liệu phục vụ cocông tác
bầu cử và hội nghị lần thứ nhất BCH.
- Dự thảo thẩm tra tư cách đại biểu
2. Tiểu ban tổ chức, phục vụ:
- Tuyền truyền, quảng bá đại hội, hội nghị
- Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động
VHTDTT chao mừng đại hội, hội nghị
- Dự toán kinh phí
- Chuẩn bị các điều kiện phục vụ đại hội, hội nghị
như: Hội trường, ăn, nghỉ, đi lại……


2. Quy trình tổ chức đại hội, hội nghị
Quy trình gồm các bước sau:
- Chào cờ tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- Bầu đoàn chủ tịch, thư ký, ban kiểm tra tư
cách đại biểu

- Phát biểu khai mạc
- Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương
hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu


2. Quy trình tổ chức đại hội, hội nghị (tiếp)
- Đại biểu thảo luận:
+ Báo cáo và phương hướng
+ Văn kiện đại hội CĐ cấp trên (nếu có)
- Phát biểu đại biểu (Đảng, CĐ cấp trên)
- Bầu cử BCH; bầu đại biểu đi dự đại hội CĐ
cấp trên
- BCH mới ra mắt, nhận nhiệm vụ
- Thông qua nhị quyết đại hội
- Phát biểu bế mạc, chào cờ kết thúc.


3. Tổ chức điều hành đại hội, hội nghị
a. Nhiệm vụ của BCH đương nhiệm.
- Chuẩn bị toàn bộ công việc cho đại hội, hội nghị
- Điều hanh việc bầu đoàn chủ tịch, thư ký, ban
thẩm tra tư cách đại biểu
Người tham gia đoàn chủ tịch, phải là đại biểu
chính thức của đại hội, hội nghị; có thể mời đại
biểu khách mời tham gia đoàn chủ tịch (số lượng
không quá 1/5 số thành viên đoàn chủ tịch).
CĐCS có 10 < đoàn viên => Bầu 01 người điầu
hành đại hội, hội nghị.



b. Nhiệm vụ của đoàn chủ tịch
- Phân công các thành viên điều hành đại hội, hội
nghị theo chương trình, quy chế đã được thông
qua
- Điều hành công tác nhân sự theo đề án; hướng
dẫn ứng cử, đề cử; quyết định các trường hơpj cho
rút hoặc không cho rút; chốt danh sách bầu cử.
- Tổ chức ban bầu cử gồm: Số lượng, danh sách
- Nhận biên bản kết quả bầu cử
- Chỉ định triệu tập viên kỳ họp thứ nhất BCH.


c. Nhiệm vụ của đoàn thư ký
- Ghi biên bản, tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo
các văn bản, nghị quyết đại hội, hội nghị.
- Quản lý và phát hành tài liệu theo sự chỉ đạo của
đoàn chủ tịch đại hội, hội nghị.
- Thu nhận, bảo quản và gửi đễn BCH CĐ đầy đủ
hồ sơ, văn kiện chính thức của đại hội, hội nghị.
- Trưởng đoàn thư ký chịu trách nhiệm trước đoàn
chủ tịch đại hội, hội nghị về nhiệm vụ của đoàn
thư ký; phân công nhiệm vụ cho các thành viên.


d. Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu

- Nghiên cứu các tài liệu, hồ sơ đại hội, hội nghị
- Căn cứ vào tiêu chuẩn và các nguyê tắc bầu cử
để xem xét tư cách đại biểu.

- Tổng hợp, phân tích và lập báo cáo về tình hình
đại biểu.
- Xem xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến
đại hội, hội nghị trước 10 ngày chính thức diễn ra
đại hội, hội nghị
- Báo cáo kết quả thẩm ra tư cách đại biểu và kết
luận việc xem xét các đơn thư, để đoàn chủ tịch
xem xét biểu quyết


IV. CÔNG TÁC BẦU CỬ

1. Tiêu chuẩn của uỷ viên BCH CĐCS:
- Nhiệt tình, tâm huyết với công tác công đoàn
- Có trình độ và năng lực nhất định
- Có uy tín, được cán bộ CNVCLĐ tín nhiệm
2. Cơ cấu, số lượng BCH:
- BCH CĐC cần có cơ cấu hợp lý, thể hiện
được tính đại diện, nhưng phải đảm bảo tiêu
chuẩn.
- Không cơ cấu vào BCH những người không
có điều kiện tham gia hoạt động.


2. Cơ cấu, số lượng BCH (tiếp)
-

Số lượng BCH:
BCH CĐ bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận không
quá 07 người.

BCH CĐCS, nghiệp đoàn không quá 15 người
CĐCS có từ 3.000 đoàn viên, không quá 17
người
Trường hợp BCH cần vượt quá số lượng quy
định thì phải được CĐ cấp trên đồng ý, nhưng
không vượt quá 10%.


2. Cơ cấu, số lượng BCH (tiếp)
Ban Thường vụ CĐCS:
- Ban Thường vụ CĐCS do BCH bầu ra, gồm:
chủ tịch, các phó chủ tịch và một số uỷ viên.
- BCH CĐCS có từ 09 uỷ viên trở lên thì bầu
ban thường vụ
- Số lượng ban thường vụ không quá 1/3 số uỷ
viên BCH.


3. Chuẩn bị nhân sự cho công tác bầu cử
a. Ứng cử:
Đoàn viên công đoàn điều có quyền ứng cử vào
BCH CĐCS.
- Đoàn viên không phải là đại biểu chính thức
dự ĐH, nếu ứng cử thì phải có đơn gửi đoàn chủ
tịch ĐH.
- Người ứng cử đi dự đại hội, hội nghị công
đoàn cấp trên thì nhất thiết phải là đại biểu chính
thức dự đại hội, hội nghị đó.



×