Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Bướu thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.67 KB, 17 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯC
KHOA Y
BỘ MÔN NGOẠI
Phân môn NIỆU HỌC
--------------------------

DÀN BÀI










BƯỚU THẬN
Trần Ngọc Sinh

ĐẠI CƯƠNG
TẦN SUẤT VÀ DỊCH TỂ
YẾU TỐ BỆNH SINH
GIẢI PHẪUBỆNH HỌC
LÂM SÀNG
CHẨN ĐOÁN (trường hợp bướu thận người lớn điển hình)
CÁC DẠNG LÂM SÀNG.
ĐIỀU TRỊ
TIÊN LƯNG.


MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
1. Hiểu được thế nào là bướu ác ở nhu mô thận ở người lớn, ở trẻ em, giai đoạn phát
triển.
2. Biết các tiêu chuẩn và phướng pháp chẩn đoán bướu thận.
3. Phân biệt giai đoạn phát triển và giải phẫu bệnh học của bướu nhu mô thận và
bướu niệu mạc (bướu ác biểu mô chuyển tiếp).
I. ĐẠI CƯƠNG.
Bướu thận gồm có bướu lành và bướu ác. Vì bướu ác chiếm đa số, nên đứng trước
một trường hợp bướu thận cần nghó trước tiên đó là bướu ác cho đến khi có những bằng
chứng loại trừ.
Về đònh nghóa bướu thận được nhắc đến dưới tên chính thức là bướu tế ác bào nhu
mô thận (renal cells carcinoma viết tắt khi tra cứu trong máy tính là RCC), trong đó có 2
loại thường gặp là:
-Bướu ác nhu mô thận ở người lớn.
-Bướu ác nhu mô thận ở trẻ em.
Ngoài ra có một tỉ lệ bướu lành, nhưng tương đối hiếm, nhất là loại bướu hỗn hợp
mạch máu - cơ trơn - mở ( angiomyolipoma hay hamartoma). Sự phát triển của các phương
pháp chẩn đoán hình ảnh cắt lớp điện toán ( siêu âm hay X quang) đã cho phép nhận
dạng gần đúng những trường hợp hamartoma, cho phép theo dõi thêm một thời gian trước
khi quyết đònh mổ hay chỉ theo dõi). Điều đó hạn chế những trường hợp đònh bệnh trước
mổ là bứơu ác, nhưng thực ra là bướu lành khi có kết quả giải phẫu bệnh (trong bướu thận
người ta không đặt vấn đề sinh thiết thận qua da vì ngại gieo rắc tế bào).
Khuynh hướng xếp một số bướu có nguồn gốc tế bào ngoài nhu mô thận và chương
“bướu thận” có thời bò tách ra, nhưng nay lại nhập vào (Campbell 1998), vì điều đó gần
với thực tế lâm sàng hơn. Có một tỉ lệ sai biệt giữa chẩn đoán trước mổ và sau mổ: “bướu
thận”, nhưng giải phẫu bệnh là “bướu niệu mạc” hay “squamous cell carcinom” chẳng
hạn.
Để sinh viên dễ liên tưởng trong thực tế lâm sàng, bài này nói đến các loại bướu
của tế bào nhu mô thận và bướu đài bể thận như là một dạng của "bướu thận". Dù vậy lúc
nào cũng phải có ý thức phân biệt giữa 2 loại bướu về lâm sàng và mô học.



2

II. TẦN SUẤT và DỊCH TỂ HỌC :
1. Bướu ác xuất phát từ nhu mô thận :
a-Ung thư thận tế bào sáng (adenocarcinom thận):
Bệnh của người lớn thường gặp ở tuổi trung niên xuất hiện ở độ tuổi 50-70 (De
Kernion và Belldgrun); theo Van Cangh ung thư thận chiếm vò trí thứ ba trong các loại
ung thư niệu-sinh dục. Trong danh sách toàn bộ các loại ung thư, ung thư thận chiếm
khoảng 2% đến 3%, đứng vò trí thứ 13. Số lượng ngày càng nhiều do có nhiều phương tiện
chẩn đoán hiện đại.
Ung thư thận ở nam giớùi nhiều hơn từ 2 đến 3 lần ở nữ giớùi, hiếm thấy dưới 30 tuổi,
đỉnh cao của tần suất ở khoảng 50 đến 70 tuổi.
b- Ung thư nguyên bào thận ( bướu Wilms):
Bệnh rất ác tính, thường gặp ở trẻ em, chiếm 80% trong các loại ung thư đường
tiểu ở trẻ em dưới 15 tuổi . Tuổi xuất hiện 90% dưới 7 tuổi, ngưởng cao nhất ở khoảng sơ
sinh đến 4 tuổi (90%), sau 7 tuổi ta gọi là “bùu Wilms già”.
Ở Việt Nam bướu này chiếm 10,07% các loại ung thư trẻ em, 10 lần hơn bướu
nguyên bào thần kinh (0,72%) (Lương Tấn Trường,Hà Nội 1967).
Tỉ lệ ở các nước Âu-Mỹ là 8% trong các loại bướu đặc thấp hơn bướu nguyên bào
thần kinh (ø 9.6% trẻ da trắng và 7.0% trẻ da đen ở Hoa kỳ).
Bướu cả 2 thận chiếm khoảng 7,2% (Van Cangh).
2. Bướu lành:
Tần suất thấp từ 2 đến 3 %.
III. YẾU TỐ BỆNH SINH:
1. Bướu thận ờ người lớn hay adenocarcinom thận :
Bướu dường như sinh ra từ ống lượn gần. Qua một loạt các yếu tố sinh ung thử
nghiệm trên súc vật, các tác giả chưa có được bằng chứng nào gây bướu thận trên người,
kích thích tố sinh dục nữ loạn oestrogen sinh bướu thận trên chuột nhưng chưa đươc chứng

minh trên người. Dòch tể học đã chỉ ra liên hệ có ý nghiã thống kê giữa người hút thuốc lá
và adenocarcinom thận. Trong lãnh vực sinh học phân tử, người ta thấy có sự thay đổi của
nhánh ngắn của nhiểm sắc thể số 3 (Cohen,1979). Yếu tố tăng trưởng (TGFs) alpha và
beta cuả những bệnh nhân có adenocarcinom thận. Yếu tố gia đình sinh bướu đã được báo
cáo, bệnh Von Hipel-Lindeau có nguy cơ cao bò bướu ác thận. Những tiến bệ về gen học
hiện nay xác đònh liên hệ giữa rối loạn gen và ung thư thận, cơ sở của phương pháp điều
trò mới.
2. Bướu nguyên bào thận hay bướu Wilms ở trẻ em:
Ung thư có tính bẩm sinh vì xuất hiện trong giai đoạn bào thai. Về yếu tố bệnh
sinh, các tác giả nhắc nhiều đến sự bất thường về nhiểm sắc thể. Nguyên nhân từ nguyên
bào mầm sinh dục, nguyên bào ống Wolff di chuyển vào thận được nêu. Vài bất thường di
truyền hình thể liên quan đến bướu : Hội chứng Beckwith-Wiedemann , Hội chứng
Klippel-Trenaunay ...
IV. GIẢI PHẪU BÊÏNH HỌC.
A- BƯỚU ÁC.
Ngoài 2 loại chính là bướu thận ờ người lớn và bướu Wilms đã nêu , còn có một số
dạng giải phẫu bệnh khác có thể gặp.
1. Bướu thận ờ người lớn ( adenocarcinom thận hay ung thư tế bào sáng).



Angiomatosis võng mạc mắt .


3

Bướu xuất phát từ tế bào nhu mô thận đã trưởng thành, gặp ở người lớn. Còn gọi là
bướu Grawitz. Trước đây bướu còn có tên khác là bướu thượng thận (hypernephroma vì
bướu hay xuất hiện ở cực trên thận và tế bào bướu sáng giống như tế bào vỏ tuyến thượng
thận). Từ hypernephroma là không đúng, không nên nay không được dùng.

Bướu thường xuất hiện ở những người lứa tuổi từ 40 đến 70 tuổi. Chiếm vò trí thứ
ba trong các loại ung thư đường niệu dục. Gặp ở nam nhiều hơn ở nữ.
a. Đại thể: (hình 1A).
Khảo sát đại thể, thấy bướu có màu vàng nhạt, có nhiều nhân tròn, mật độ chắc.
A
Bướu đẩy chủ phần mô thận bình thường ra chung quanh. Giữa mô bướu và mô lành, có
một lớp xơ bao bọc chung quanh mô bướu. Nếu bướu lớn, có thể có những chỗ hoại tử và
xuất huyết bên trong mô bướu. Điểm xuất huyết có thể lớn, tạo tah2nh các ổ máu tụ. Chọc
dò hay rạch mở các nang khảo sát qua siêu âm có thể nhầm lẫn với các ổ xuất huyết của
bướu ác thận.
A

B

Hình 1: A: Đại thể bướu ác thận (adenocarcinom thận). B: Vi thể: tế bào có nhân đậm
màu, tế bào chất sáng do có nhiều không bào chứa glycogen (ung thư tế bào sáng).
b. Vi thể: (hình 1B).
Về tế bào học, theo truyền thống, bướu ác nhu mô thận được phân chia theo hình
dáng của nhân và tế bào chất. Có thể phân ra 5 loại (theo Mickisch G và cộng sự):
„Tế bào sáng:
60-85%
Không ưa Chrom: 7 - 14%
Ưa Chrom: 4 - 10%
Thực bào:
2 - 5%
ng thu thập: 1 - 2% .
Gần đây người ta còn phân loại theo Furlmann cũng dựa vào hình da5ng nhân tế bào
c. Phân chia giai đoạn phát triển của bướu:



4

Có 2 cách phân chia: phân chia theo Robson C.J. và cộng sự và phân chia theo
Hiệp Hội chống Ung thư Quốc tế ( phân chia giai đoạn TNM).
Phân chia chia giai đoạn phát triển của bướu ác thận Robson C.J. và cộng sự:
được áp dụng nhiều hơn trong thực hành lâm sàng vì tiện dụng (hình 2): Có 4 giai đoạn
phát triển lâm sàng theo phân loại cổ điển ( hình 3):
- Giai đoạn I: Bướu còn khu trú trong bao thận, chưa có triệu chứng lâm
sàng.
- Giai đoạn II : Bướu đã phá vỡ bao xơ thận và lan đến mở quanh thận,
nhưng vẫn còn nằm trong lớp mở Gerota.
- Giai đoạn III : Gồm có:
+ Giai đoạn III a : bướu xâm lấn đến tónh mạch thận, và có thể lan đến
tónh mạch chủ dưới thành những chồi bướu trong tónh mạch.
+ Giai đoạn III b : tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết.
+ Giai đoạn III c : chồi bướu làm lấp mạch trên cơ hoành.
- Giai đoạn IV hay giai đoạn muộn:
+ Giai đoạn IVa : bướu lan đến cá cơ quan kế cận như
tónh mạch chủ bụng, tá tràng, gan, góc đại tràng, tónh mạch tinh phải hay trái gây dãn tónh
mạch tinh,động mạch chủ bụng, lách, dạ dày.
+ Giai đoạn IVb : bướu di căn xa.
Phân chia giai đoạn TNM : Chia ra làm 4 giai đoạn phát triển của bướu (T1 đến
T4), không di căn hạch (N0) , di căn hạch (N1, N2, N3), di căn xa (M0 và M1) (bảng 1.1).
B
Bảng 1.2 trình bày tương quan giữa 2 hệ thống phân chia giai đoạn phát triển của bướu.

Bảng 1.1 : Tương quan giữa 2 hệ thống phân chia giai đoạn phát triển của ung thư
thận(Nguồn: Bears OH, Manual for staging of cancer, 4th edition , edited by American
Joint Commettee of cancer, 1992).
Bướu nguyên phát (T)

TX : Bướu nguyên phát, không thể phát hiện
T0 : Bướu chưa biểu hiện
T1 : bướu  4cm, khu trú trong thận
T1a : bướu > 4cm nhưng  7cm, khu trú trong thận
T2 : bướu  7cm, khu trú trong thận
T3 : Bướu ăn lan vào tónh mạch lớn, bướu xâm lấn tuyến thượng thận, mở quanh thận, không vượt quá
cân Gerota
T3a : bướu xâm lấn tuyến thượng thận, mở quanh thận, không vượt quá cân Gerota
T3b : xâm lấn 1, 2 tónh mạch thận hoặc tónh mạch chủ dưới cơ hoành.
T3c : xâm lấn tónh mạch chủ trên cơ hoành.
T4 : bướu vượt quá cân Gerota

Hạch tại chỗ (N)

NX : hạch tại chỗ không thể phát hiện
N0 : không hạch di căn tại chỗ
N1 : di căn 1 hạch tại chỗ
N2 : di căn hơn 1 hạch tại chỗ

Di căn xa (M)
MX: không thể xác đònh sư hiện diện của bướu
M0 : Không di caaăn xa
M1 : di căn xa


5

Hình 2: Phân loại
Robson của bướu thận.
Giai đoạn I : Bướu chưa

ăn vào vỏ bõc thận.
Giai đoạn II : Bướu phá
vỏ vỏ bọc thận, xâm
nhiểm mở quanh thận,
chưa qua cân Gerota.
Giai đoạn III : Bướu
xâm nhiểm hạch rốn
thận, tónh mạch thận, và
tónh mạch chủ.
Giai đoạn IV : Xâm lân
đến cơ quan kế cận
hoặc di căn xa.

Hình 3 : Đường xâm nhiểm của bướu vào vùng mở quanh thận, lý do của chỉ đònh cắt
thận rộng.


6

Bảng 1.2 : Tương quan giữa 2 hệ thống phân chia giai đoạn phát triển của ung thư thận
(Nguồn: Bears OH, Manual for staging of cancer, 4th edition , edited by American Joint
Commettee of cancer, 1992).
Phân chia giai đoạn TNM
Phân chia giai đoạn Robson
T
N
M
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn III


Giai đoạn IV

T1
T2
T1
T2
T3a , T3b , T3c
T4
T1-4

N0
N0
N0 , N 1
N0 , N 1
N0 , N 1
N1-3
N1-3

M0
M0
M0
M0
M0
M0
M1

2. Ung thư nguyên bào thận hay bướu Wilms ở trẻ em:
a. Đại thể: (hình 3 và hình 4).
Thường gặp ở trẻ em. Bướu phát triển rất nhanh, phá vở vỏ bao thận và xâm lấn

vào các cơ quan lân cận, xâm lấn tónh mạch thận, tónh mạch chủ. Di căn qua đường bạch
huyết bởi các hạch rốn thận và hạch quanh động mạch chủ. Di căn sóm sang xương, phổi
, não, gan ... Cách phân chia giai đoạn thông dụng khác với
Theo quan điểm phẫu thuật, người ta chia ra 5 giai đoạn phát triển (Van Cangh) :
- Giai đoạn I : Bướu còn giới hạn trong thận, có thể cắt bỏ hoàn toàn.
- Giai đoạn II : Bướu có xâm lấn ngoài thận, nhưng có thể cắt bỏ hoàn toàn
.
- Giai đoạn III: Cắt không hết được , hay có sự hiện diện của hạch di
căn,18% các trường hợp.
- Giai đoạn VI: Bướu di căn qua đường máu: phổi , hiếm khi đến gan ( 1%
), tổng cộng nhóm này chiếm 12% các trường hợp
- Giai đoạn V: Bướu 2 bên thận.
Hai nhóm giai đoạn I và II gặp trong khoảng 63 % các trường hợp .
b. Vi thể:
Mô học của bướu đúng như tên gọi là mô nguyên bào thận. Nguyên bào hiện diện
ở nhiều giai đoạn tuổi biệt hóa khác nhau gồm các nguyên bào ống thận hình thành nhưng
rất sơ khai, mô nền gồm collagen và những mãng trung mô lỏng lẻo không biệt hóa, đôi
khi các nguyên bào biệt hoá thành cơ vân, sụn.
5. Ung thư thận do ung thư từ nơi khác di căn : từ ung thư phổi, vú, tử cung. Vi
thể mang bản chất giảiû phẫu của ung thư cơ quan gốc.
B. BƯỚU LÀNH Ở THẬN:
1. Bướu của cơ quan cạnh cầu thận (justa-glomerular tumor): loại bướu này
tiết ra renin nên gây ra cao huyết áp vói hai dấu hiệu cận lâm sàng là aldosteron trong
nước tiểu tăng, kali trong máu thấp. Sau khi cắt bỏ thận, bệnh nhâ sẽ hết cao huyết áp.
2. Bướu hỗn hợp mạch máu - cơ trơn - mở (angiomyolipoma hay hamartoma):
bướu có chứa nhiều tổ chức mỡ, có độ phản âm cao nên có dấu hiệu gợi ý đáng tin cậy
qua siêu âm, bướu phát triển chậm, hay có dấu hiệu phát triển bên trong bướu làm cho
bệnh nhân đau, bướu to lên đột ngột và nhanh chóng. Nếu không bò chảy máu bên trong
bướu có thể nằm yên lặng trong một thời gian dài.



7

3. Các dạng bướu lành ít gặp khác:
- Bướu lành ống thận (adenoma ),
- Bướu lành vỏ bọc thận, (fibroma),
- Bướu lành mô mở cạnh thận (lipoma),
- Bướu cơ trơn (leyomyoma).
- Nang thận đơn độc hay đa nang được kể như một loại bướu lành tính.
Bảng 3: Tóm lược danh mục các loại bướu thận (Nguồn : Belldegrun A, deKernion J.B
1998, “Renal Tumors”, in Campbell’s Urology, Seven Edition, published by Saunders W.
B.Company, (46), pp. 2284).

Bướu lành
Vỏ bọc thận (fibrom, leiomyom, lipom, hỗn hợp)
Nhu mô thận (adenom).
Bướu mạch máu (Mướu mạch máu, hamartom, lymphagiom) Angio-myo lipoma
AML

Bướu bể thận
Bướu gai lành (Papillom).
Bướu ác tế bào chuyển tiếp, bướu ác tế bàtế bào lát, bướu ác tế bào tuyến.

Bướu cạnh thận
Bướu lành
Bước ác

Bướu phôi bào
Bướu nguyên bào thận (bướu Wilms)
Bướu bào thai (embryonic), bướu trung mô (mesotheliomatous)

Sarcom

Bướu ác thận (nephrocarcinom)
Bướu tế bào nhu mô thận (RCC) hay adenocarcinom thận, bướu gai thận
(cystadenocarcinom), aveolar carcinom.

Bướu ác khác
Nguyên phát: bướu trung mô, hermangiopericytom, myelom.
Thứ phát: bướu di căn
V. LÂM SÀNG (TRƯỜNG HP BƯỚU THẬN ĐIỂN HÌNH : ADENOCARCINOM).
Triệu chứng lâm sàng được trình bày dưới đây là thể lâm sàng tiêu biểu của bướu
thận là của ung thư thận ở người lớn (adenocarcinom thận).
1. Triệu chứng lâm sàng:
a. Tam chứng cổ điển đái máu- khối u vùng thắt lưng- đau lưng TRIAD: là
nhóm triệu chứng quan trọng nhất của không những bướu adenocarcinom thận. Nhưng
chỉ có 10% các trường hợp hộiù đủ tam chứng cổ điển này trên cùng một bệnh nhân. Khi
hội đủ tam chứûng, xác xuất chẩn đoán xác đònh rất cao nhưng lúc đó đã muộn: bệnh đã
quá rõ ràng tức bệnh đã tiến triển, cho nên chỉ cần có 2 thậm chí chỉ có 1 trong 3 triệu
chứng và dấu chứùng đủ cho phép xác đònh hướng chuẩn đoán là bướu thận .
- Đái máu : Tỉ lệ xuất hiện tùy theo điều kiện lâm sàng của các tác giả:
50% -60% các trường hợp (Van Cangh, 1994), 50% ( Ngô Gia Hy,1980), 38% ( De
Kernion và Belldegrun,1992) .


8

Đái máu xảy ra ở một người trung niên, thường đang khỏe mạnh. Đái máu toàn
bãi, máu tươi hay máu cục, không đau, buốt khi đi tiểu (Trần văn Sáng).
Thường không có triệu chứùng báo trứớc.
Trong vài trường hợp, đái ra máu có thể kèm theo cơn đau bảo thận do cục máu từ

thận xuống niệu quản.
Đái ra máu thường khỏi tự nhiên làm người ta nhầm lẫn là đã khỏi bệnh, nhất là
sau khi được thầy thuốùc cho dùng một loại thuốc bất kỳ, nên bệnh nhân dễ bỏ qua triệu
chứng đầu tiên của bệnh. Đến khi đái ra máu tái đi tái lại nhiều lần bệnh nhân mới đi
khám chuyên khoa thì đã muộn.
Đái máu nhiều làm thiếu máu, đôi khi rất rầm rộ nhưng chóng qua nên thường
không phải can thiệp ngoại khoa cấp cứu vì triệu chứng đái ra máu.
- Đau : hiện diện từ 15% đến 30%( Glenn), 41% (De Kernion và
Belldegrun,1992) các trường hợp tùy tác giả. Tính chất đau tùy tiến triển của bướu:
+ Đau lưng và đau bụng là do bướu làm căng vỏ bọc thận, chảy máu
trong bướu, bếù tắc đài bể thận, niệu quản do máu cục, máu tụ quanh thận, bướu chèn ép
các cơ quan quanh thận.
+ Cơn đau bảo thận điển hình có thể xảy ra khi có máu cục làm bế tắc
đài thận hoặc máu cục di chuyển trong niệu quản.
+ Đau tại chỗ do di căn xương: xương sống lưng, xương tay,...
- Bướu : triệu chứng sờ thấy bướu cũng như triệu chứng tiểu máu, có tỉ lệ
tùy tác giả: 86% các trường hợp (J. Glenn), 63% ( Ngô Gia Hy ), 24% (De Kernion và
Belldegrun ). Nhìn, sờ, gỏ và nghe cần thực hiện đủ khi thăm khám bệnh nhân.
+ Nhìn: Bướu to có thể nhìn thấy, có sự bất cân xứng 2 vùng thắt lưng.
Nhất là trong trường hợp bướu thận ở trẻ em.
+ Sờ:
a- Chạm thận : dương tính. Bướu phát triển từ mặt trước và cực
dưới dễ sò thấy sớm hơn. Bướu mọc từ cực trên khó sờ thấy vào thời kỳ đầu, chỉ sờ thất
khi bướu lớn ; loại bướu phát triển ra phía sau thận cũng khó sờ thấy hơn.
Khi bướu lớn, cần đối chiếu bờ trong của bướu lên đường trắng giựa bụng, nếu bờ
trong bướu vượt quá đường trắng giữa bụng bướu thường không còn khả năng phẫu thuật
vì đã ăn lan ( Trần văn Sáng ).
b- Bập bềnh thận: dương tính khi bướu còn di động, chưa di căn,
âm tính khi bướu hết di động do dính chặt vào hốc thận, vào các cơ quan cạnh cột sống
như tónh mạch chủ bụng, động mạch chủ bụng, là dấu hiệu quá chỉ đònh phẫu thuật (Trần

văn Sáng ).
Sờ thấy khối u dương tính là triệu chứng trễ của bướu, bướu đã lớn, ung thư diễn
tiến tương đối lâu ngày. Trong trường hợp thận nước có thể cảm thấy được dấu ba động
(hay dấu chuyển sóng). Trong trướng hợp thận mủ có thể thấu rất đau và dấu hiệu viêm
quanh thận.
c- Rung thận: thường không đau, hoặc đau nhẹ.
+ Gỏ : xác đònh giới hạn bướu, phân biệt với tràn dòch màng bụng, bụng
trướng hơi do ruột.
+ Nghe: có thể nghe thấy tiếng thổi do tăng sinh mạch máu. Cần phân
biệt với phình động mạch chủ bụng.
Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán, tam chứng tam chứng
cổ điển đái máu- khối u - đau hiện nay có thể không thấy trên một số bệnh nhân, vì một


9

số trường hợp bướu thậh được phát hiện sớm qua khám đònh kỳ. Với bướu Wilms, ngươ12I
ta có thể phát hiện trước khi sanh (prenatal).
b. Triệu chứng toàn thân :
- Sụt cân: 36% các trường hợp, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, thiếu máu
không rõ nguyên nhân.
- Sốt : từ 40% đến 50% các trường hợp tùy tác giả. tính chất sốt thay đổi
tùy trường hợp, có khi sốt nặng hoặc chỉ sốt nhẹ, có khi vài ngày rồi hết, có khi kéo dài.
Sốt liên quan đến hai yếu tố :bế tắc đài thận gây nhiểm trùng, và do sự hiện diện của tế
bào ung thư.
- Rối loạn tiêu hóa : do bướu chèn ép vào dạ dày, gan, lách, đại tràng
khiến cho hướng chẩn đoán lúc ban đầu dễ bò sai lầm là bệnh lý tiêu hóa.
- Rối loạn thể dòch : bướu tăng tiết ra erythropoietin làm tăng số lượng
hồng cầu (nếu không mất máu nhiều do đái máu) ; tăng renin làm huyết áp cao; tăng
1,25- Dihidroxycholecalciferol; tăng calci huyết có lẻ do một chất giống hoc-mon cận

giáp (PTH), tăng calci huyết còn là triệu chứng của di căn xương. Bướu còn sản sinh các
chất như glucagon, HCG và insulin.
- Sarcoidose-hóa :1%-2% trên một bệnh nhân có bướu adenocarcinom
nếu có : protein trong nước tiểu, thận suy, gan to nên nghó tới biến chứng sarcoidose-hóa.
c. Triệu chứng di căn:
- Di căn hệ tónh mạch : đặc biệt di căn tónh mạch thận trái làm sớm dãn
tónh mạch tinh trái , di căn tónh mạch chủ bụng gây ra dãn tónh mạch tinh phả và tuần hoàn
bàng hệ bụng.
- Di căn gan với nhân cứng, bụng báng, vàng da,suy gan, phù hai chân.
- Ngược lại có một số trường hợp suy gan không phải do di căn nhưng tăng
phosphatase kiềm, giảm bạch cầu, đau vùng gan , hoại tử tế bào gan. Đó là hội chứng
giống di căn trong bướu thận.
- Di căn xương gây các triệu chứng tại chỗ, di căn não cho các triệu chứng
thần kinh.
2. Cận lâm sàng:
a. Xét nghiệm nước tiểu: xác đònh đái máu đại thể, vi thể. Hồng cầu âm
tính không phải là kết luận của chẩn đoán.
b. Huyết học và sinh hóa:
- Chức năng gan rối loạn: đôi khi khó phân biệt với bướu di căn gan
trong hội chứng cận ung thư.
- Tốc độ máu lăng tăng hay giảm.
- Có thể đa hồng cầu, hoặc ngược lại thiếu máu.
c. Siêu âm điện toán cắt lớp:
Những giới hạn của UIV:
+ Không phân biệt được hình ảnh nang và bướu, là nhược điểûm lớn
nhất.
+ Không đònh được giai đoạn tiến triển của bướu, độ xâm lấn, hạch
di căn, chồi bướu tónh mạch.
+ Khi thận câm, không thể phân biệt thận nước và bướu.
Hiện nay UIV vì những ưu điểm và giá thành rẽ so với X quang điện dtoán cắt

lớp, nên vẫn giữ thứ tự ưu tiên trước trong chẩn đoán bướu thận.


10

a

b

c
d
Hình 3: Bướu thận và bướu đài bể thận. a) hình ảnh trục đài thận bò lệch hướng, chân bò
kéo dài ; b) đài thận trên bò cắt cụt, hình ảnh các đài thận còn lại có hình hoa huệ héo,; c)
hình ảnh đài bể thận chụp X quang ngược chiều qua nội soi (UPR): bướu thận ăn lan hết
hệ thống đài-bể thận, thận qua UIV câm, qua UPR khó phân biệt bướu đài-bể thận hay
bướu thận ; d) bướu đài-bể thận với hình khuyết của bướu điển hình qua UIV.
- Phân biệt bướu đặc , bướu hổn hợ, nang thận,thận nước do sỏi, thận nước do bế tắc vì
nguyên nhân khác, bướu thận hay bướu ngoài thận.
- Tìm hạch di căn rốn thận, cạnh động mạch và tónh mạch.
- Khối u di căn gan.
Ngày nay siêu âm là xét nghiệm hình ảnh đầu tiên trong chẩn đoán bướu thận,
ngoài ra còn dùng dđể tầm soát trong khám sức khỏe thường kỳ.
d. Siêu âm doppler: tìm chồi bướu trong tónh mạch thận và trong tónh mạch
chủ bụng.
- X quang bộ niệu không chuẩn bò (KUB): bứớu hiện lên bằng bóng
thận to, hình ảnh vôi hóa của bướu.KUB còn dùng để phân biệt với thận nước do sỏi, là
phim đối chiếu thực hiện trước khi chỉ đònh làm UIV.
- X quang bộ niệu có cản quang ( UIV ):
+ Quan sát chức năng thận đối diện (thận còn lại nếu mổ cắt bỏ thận
có bướu). Đó là hình ảnh không thể thay thế được trước khi chỉ đònh cắt thận.

+ Hình ảnh bóng thận ở thì nhu mô xác đònh giới hạn của bướu là
trong nhu mô thận, bờ của bóng thận bò bò biến dạng do bướu.
+ Xác đònh những nhóm cản quang nằm ngoài thận.
+ Hình ảnh biền dạng của các đài thận và bể thận do bướu xâm lấn
và chèn ép.
+ UIV kết hợp chụp cắt lớp thường có thể giúp phát hiện khối bướu
còn nhỏ ở thận.
+ Ngoài ra,trên hình ảnh UIV có thể thấy hình ảnh bướu đang
chảy máu (Ngô gia Hy ).


11

- Hình ảnh cắt lớp điện toán (CT scan): chụp 2 loạt phim không và có tiêm thuốc
cản quang qua mạch máu ( không cần chuẩn bò ruột). Bốn mục tiêu phân tích là:khối u,
xâm lấn tónh mạch, xâm lấn mô quanh thận, xâm lấn hạch bạch huyết. Hình ảnh và lợi ích
của CT scan :
+ Xác đònh mức khác biệt giữa nang lành tính và bướu bằng cách đo
mật độ cản quang bằng điện toán.
+ Loại bướu ttrong đó có thành phần mỡ như hamartoma, lipom đặc
biệt thấy rõ qua mật độ cản quang kém.
+ Khi tiêm chất cản quang, những lát cắt ngang vớùi nhu mô thận ngấm
thuốc cho biết độ dày và chức năng nhu mô của vùng được cắt, những vùng mất chức
năng là vùng thận viêm mạn hay bướu, cấu trúc bướu thướng khác biêt rõ ràng. Những
thay đổi về mật độ trước và sau góp phần khẳng đònh tính không ngấm thuốc của bướu.
Phân tích về chức năng thận không thực hiện hữu hiệu trên siêu âm.
+ Phân biệt bướu nghèo mạch máu trên hình ảnh động
mach chọn lọc do tính không bắt thuốc của bướu trên CT scan.
+ Bằng những lát cắt ngang hình dáng của đài bể thận cũng được phân
tích, vì với CT scan, thuốc cản quang “nhạy” hơn UIV một số thận câm trên UIV lại được

thấy rõ bằng CT scan , nên nhiều trường hợp đã không cần tới UPR.
+ Có thể phân biệt giai đoạn tiến triển: đánh giá hạch di căn, sự xâm
lấn các cơ quan kế cận, chồi bướu tónh mach chủ. Đặc biệt , nếu máy có trang bò hệ thống
tái tạo hình ảnh nổi 3 chiều không gian, hình ảnh sẽ rỏ hơn.
+ Bướu có thể phát hiện dễ dàng nếu trục thận,vò trí thận, hệ thống
đài bể thận bò dò tật bất thường, bằng các lát cắt ngang như siêu âm . điều không thể phát
hiện được bằng UIV.
c. Hình ảnh cộng hượng từ (Magnetic Nuclear Resonance, viết tắt
MRI): cho hình ảnh trung thực hơn CT scans :
- Các lớp mô và hạch rõ hơn.
- Cho thấy các mạch máu và chồi trong lòng mạch rõ hơn.
Nhược điểm của MRI là có giá thành cao hơn CT Scans nhiều lần. Nên vẫn là xét
nghiệm chỉ đònh khi cần thiết.
d. Thủ thuật niệu khoa:
- Nội soi bàng quang: Theo cổ điển, chỉ đònh nội soi bàng quang trong
trường hợp đang đái máu do bướùu thận cho thấy máu phụt ra từ miệng niệu quản theo nhòp
nhu động . Khi cần chẩn đoán phân biệt với bướu bàng quang.
- X. quang niệu quản-bể thận ngược chiều (UPR): thực hiện cùng lúc
vói nội soi bọng đái. Chỉ đònh trong trường hợp bướu khó chẩn đoán khi hình ảnh UIV
không cho phép chẩn đoán xác đònh bướu (thận câm).
Trong thực tế soi và UPR ít khi được chỉ đòng vì xâm hại (đau và nhiễm trùng).
e. X.Quang động mạch thận chọn lọc :
- Là một chỉ đònh cổ điểân, trong thời kỳ chưa có siêu âm, CT scan, MRI,
nó giúp ta :
+Phân biệt giữa bướu và nang bởi hình ảnh tăng sinh các mạch máu
trong bướu và ít mạch máu trong nang. ( Hình 3).
+ Nhưng có trường hợp bứớu ít mạch máu khó chẩn đoán, cần phải
tiêm épinephrine để làm co mạch máu bình thường nhưng không co mạch máu bướu làm
lộ ra tính chất đặc của bướu.



12

Hiện nay chỉ dònh này chỉ có giá trò trong những tình huống chẩn đoán đặc biệt ,
với phương án phẫu thuật đó còn được xem là đồ án trước mổ mà thôi.
- Kỹ thuật xóa nền và quay phim trong chụp đọng mạch thận cho phép
thấy máu đang chảy trong bướu cho phép làm lấp mạch bắng chất gây đông máu, cầm
máu

Hình 4: Hình ảnh động
mạch thận chụp chọn lọc
xóa nền vi tính. Mạch máu
trong bướu tăng sinh thành
các hồ máu (mũi tên)
.

g. X quang tónh mạch chủ bụng: Có vai trò trong trường hợp nghi ngờ có
chồi bướu lấp mạch, chỉ thực hiện khi các biện pháp trên không kết quả vì nguy cơ làm di
căn bướu.
h. Bơm hơi sau phúc mạc: là vũ khí chính để phân biệt với bướu sau phúc
mạc, nhưng nay chỉ nên thực hiện trong những trường hợp đặc biệt khi các xét nghiệm
trên (2.b)không cho chẩn đoán xác đònh..
i. Hình ảnh đồng vò phóng xạ : Xạ ký thận cho biết chức năng 2 thận. Xạ
hình ( bằèng gamma camera) cho thấy hình ảnh không ngấm phóng xạ vùng có bướu,
nhưng không phân biệt được với nang thận. Hiện nay còn giá trò trong xạ hình xương tìm ổ
di căn để tiên lượng.
k. Sinh thiết bướu thận: sinh thiết trong chẩn đoán bướu thận là chống chỉ
đònh vì làm gieo rắc tế bào qua đường kim chọc qua bướu. Chọc hút bằng kim nhỏ được
chỉ đònh khi bướu lớn không còn chỉ đònh mổ, bướu di căn cần xác đònh tính chất mô học
để hóa trò hay xạ trò …

l. Chất đánh dấu bướu (tumors marker): chưa có loại đặc hiệu.
VI. CHẨN ĐOÁN .
1. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH.
a- Lâm sàng:
- Sự hiện diện của tam chứng: đái máu- khối u và đau.
- Sự hiện diện của 1 triệu chứng trong tam chứng trên là gợi ý quan
trọng, không thể bỏ qua cho đến khi có chẩn đoán loại trừ.
b- Cận lâm sàng:
- Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa.
- Các xét nghiệm hình ảnh theo thứ tự và yêu cầu chẩn đoán từng trường
hợp.


13

2. Chẩn đoán phân biệt :
a. Bướu đài bể thận:
- Lâm sàng :
+ Triệu chứng đái máu giống nhau.
+ Cơn đau quâën thận có thể xảy ra vì bướu làm tắc nghẽn đài bể
thận, nhưng cục máu trong bướu thận cũng gây cơ đau bảo thận.
+ Thận to, thường trướng nước do đài bể thận bò bế tắc. Bướu nều
lớn xâm lấn vào nhu mô thận, khó phân biệt lâm sàng với bướu nhu mô thận.
- Cận lâm sàng :
+ Hình ảnh bướu trong đài bể thận qua: siêu âm, qua U.I.V. ,
U.P.R.,
+ Tìm tế bào ung thư của biểu mô chuyển tiếp trong nước tiểu.
b. Bướu tuyến thượng thận:
- Lâm sàng :
+ Đối với bướu lành thường có triệu chứng tùy loại: bướu vỏ tuyến

thượng thận với hội chứng Cushing, hội chứng tăng aldosteron (bệnh Conn), nam hóa do
bướu tiết adrogen, tăng huyết áp trong bướu tủy thượng thận.
+ Đối với ung thư, triệu chứng nghèo nàn. Thường đau vùng thắt
lưng âm ỉ. Có triệu chứng rõ vào giai đoạn trễ.
- Cận lâm sàng :
+ Sinh hóa: tìm sự tăng tiết của các hoc-mon tuyến thượng thận.
+ Hình ảnh bướu trong đài bể thận qua: siêu âm, qua CT scan, MRI.
c. Bướu sau phúc mạc: gồm các loại
- Bướu thần kinh: bướu nguyên bào thần kinh
- Bướu mở: bướu mở lành, bướu sarcom mở.
- Bướu mô cơ, mô sợi: bướu cơ trơn lành, bướu sợi lành, sarcom cơ vân,
sarcom cơ trơn, sarcom sợi.
- Hạch bạch huyết: hạch di căn, lymphom.
- Bướu bạch mạch (lymphangiom).
d. Thận nước: do sỏi, do hẹp khúc nối niệu quản-bể thận, do hẹp niệu
quản, do chèn ép từ ngoài vào…
e. Nang thận : nang thận đơn, đa nang (2 bên thận và có thể đa phủ tạng).
VII. CÁC DẠNG LÂM SÀNG.
1. Ung thư thận ở người lớn hay adenocarcinom thận. ( triệu chứng điển hình
như đã trình bày).
2. Ung thư thận trẻ em hay bướu nguyên bào thận hay bướu WILMS.
a.Lâm sàng:
- Thường triệu chứng nghèo nàn: người mẹ sờ thấy khối u và đưa đi
khám, 40% đến 50% phát hiện tình cờ khi săn sóc bé.
- Khám thấy bướu to, chắc, không đau, dấu hiệu chạm thận và bập bềnh
thận rõ., đặc biệt to ra nhanh. Không nên sờ nắn nhiều từ khi phát hiện. Khi đến muộn:
hông lưng to ra một bên, sờ thấy đã gắn chặt vào thành bụng, dãn tónh mạc tinh, phù chân
do chèn ép tónh mạch, có thể đau do bướu căng.
- Đi tiểu ra máu: ít gặp, chỉ có 15%-25% các trường hợp. Đái ra máu rỉ
rả liên tục làm em bé xanh xao, suy sụp thể trạng. Đi tiểu bình thường là triệu chứng đa số

trường hợp bứu Wilms , nhưng đái ra máu là dấu hiệu bệnh đã nặng (Nguyễn Văn Đức).


14

- Triệu chứng toàn thân như trường hợp bướu adeno-carcinom người
lớn: sốt do sự hiện diện của bướu, cao huyết áp do renin cũng thường thấy, suy kiệt , thiếu
máu là dấu hiệu muộn.
- Chẩn đoán:
+ Khám lâm sàng: sờ thấy bướu vùng thắt lưng. Các tác giả ung thư
học khuyên nên mổ sớm khi sờ thấy khối u (Nguyễn Chấn Hùng, 1980), để không mất
thời gian và cũng để không làm nặng thêm tình trạng của bé.
+ Siêu âm điện toán cắt lớp: nhanh chóng và không xâm hại.
+ UIV: giống hình ảnh bướu thận người lớn: hệ thống đài-bể thận bò
kéo dài, cắt cụt, chèn ép gây trướng nước… xác đònh thận đối diện còn tốt.
+ Chụp phổi, CT scans, MRI để đánh giá giai đoạn phát triển nhưng
cần xét chỉ đònh.
VII. ĐIỀU TRỊ.
1. Phẫu thuật : Phẫu thuật là phương pháp điều trò chính trong bướu ác thận,
các phương pháp khác điều trò là điều trò bổ sung, kết quả còn nghèo nàn.
- Cắt thận rộng : cắt thận toàn phần, mở quanh thận từ giới hạn cân
Gerota, nạo hạch rốn thận, hạch cạnh động mạch chủ (bướu bên trái), hạch cạnh tónh
mạch chủ bụng (bướu bên P), hạch giữa động mạch và tónh mạch chủ bụng. Lấy chồi tónh
mạch thực hiện sau khi cột cắt động mạch thận có bướu theo kỹ thuật riêng. Chỉ đ5nh cắt
thận rộng trong : bướu adenocarcinom thận, bướu Wilms.
- Cắt thận rộng, cắt niệu quản toàn phần, cắt một phần bàng quang: chỉ đònh
trong trường hợp bướu đài bể thận. Nếu chỉ cắt bỏ thận và một phần niệu quản, khả năng
tái phát trên đoạn niệu quản còn lại khoảng 15%.
- Cắt thận bán phần: chỉ đònh trong trường hợp bướu lành, bướu trên thận
độc nhất.

- Nephron sparing
- Cắt bỏ 2 thận: chỉ đònh trong trường hợp bướu thận 2 bên.
- Cắt bướu di căn phổi, di căn gan (khối bướu di căn duy nhất), trong một số
trường hợp thấy có kết quả tốt.
b. Hóa trò:
- Bướu adenocarcinom người lớn: là loại một trong các loại kháng hóa trò.
Kết quả hóa trò kém, dù có phối hợp nhiều thuốc khoảng 6% ( Ygoda et al, 1995). Kết
hợp 5-fluoro-uracil và interleukin-2 cho đáp ứng tốt hơn (46%) trong đó đáp ứng hoàn toàn
là 46% (Atzpodien et al, 1993 ; Sella et al, 1994).
- Bướu Wilms là loại bướu nhạy với hóa trò: các loại thuốc sau có thể được
dùng: actinomycin B, vincristine, doxorubicin, cysclophosphamide, và cisplatin. Từ giai
đoạn III trở đi có thể kết hợp với xạ trò.
c. Xạ trò:
- Bướu adenocarcinom người lớn: xạ trò chỉ có giai trò tạm bợ, dùng chiếu
vào các vò trí tái phát và di căn với mục đích làm giảm đau.
- Bướu Wilms là loại bướu nhạy với xa ïtrò: không cần xạ trò ở giai đoạn I và
II.
d. Hoc mon liệu pháp: estrogens và androgens gần đây (Schomburg et al,
1993) đã được báo cáo là rất ít có tác dụng.
e. Miễn dòch liệu pháp và điều trò gen: được nghiên cứu và có nhiều kỳ vọng.


15

Interleulkin-2 (IL-2) là một cytokin sản sinh bởi lypho bào T hoạt hóa làm tăng
khả năng miễn dòch và có tính chống tế bào ung thư.

Nghiên cứu của McCabe, Stabler, và Hawkin, 1992, cho thấy kết quả có đáp ứng
khi dùng IL-2 liều cao là 8% và 13% nếu kết hợp với lympho bào gây độc được hoạt hóa
bởi lympho kin (LAK) (hình .

Hình 4: Minh họa phương pháp điều trò sau mổ bằng miễn dòch liệu pháp với interleukin-2
kết hợp lymphobào gây độc hoạt hóa bởi lymphokin (theo McCabe, Stabler, và Hawkin,
1992).
VIII. THEO DÕI SAU ĐIỀU TRỊ.
Theo dõi đònh kỳ 3 tháng sau mổ : khám bụng, hạch ngoại vi , siêu âm gan , X
Quang phổi, cột sống, CT scans bụng nếu cần.
IX. TIÊN LƯNG :
1. Bướu Adenocarcinom:
- 60%-80% bệnh nhân sống sót quá 5 năm đến10 năm cho giai đoạn
I.
- 50% cho giai đoạn II.
- 35 % cho giai đoạn III và 5% cho giai đoạn IV.
3. Bướu nguyên bào thận ở trẻ em ( Bướu Wilms): Bướư quá ác tính nên
2 năm sống sót là trò liệu thành công .
- Giai đoạn I : 88-95%.
- Giai đoạn II : 78-90%.
- Giai đoạn III : 70-84%.
- Giai đoạn IV : 49-54%.
-Giai đoạn V : 26 %.


16

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1.
2.

3.

4.

5.
6.
7.
8.
9.

10.
11.
12.

BAHNSON, R.R.: Adult tumor. In Management of Urologic Disorders, edited by Robert R. Banhson,
Mosby Yearbook LTD, Section III,pp 3.3-3.26, 1994.
CATALONA, W.J.: Urothelial tumor of the urinary tract. in Campbell’s Urology, edited by Patrick C.
Walsh, Retik B.A., Stamey T.A., Vaughan,E.D, published by W.B. Saunders company, sixth edition, v2,
chapter 28, pp 1094-1158. Philadelphia 1992.
DEKERNION,Jean B. , BELLDEGRUN, A.: Renal tumors, in Campbell’s Urology, edited by Patrick C.
Walsh, Retik B.A., Stamey T.A., Vaughan,E.D, published by W.B. Saunders company, sixth edition, v2,
chapter 27, pp 1053-1093. Philadelphia 1992.
ĐỖ XUÂN HP: Các tạng khu sau phúc mạc. Trong Giải phẫubụng, nhà xuất bản Y học, trang 254278,1977.
JOHNSON,D.E.;SWANSON,D.A.; Von ESCHENBACH,A.C.: Tumor of the urinary tract, in General
Urology, edited by R. Smith, 12th edition, chapter 19,pp 330-434, philadelphia 1988.
NGÔ GIA HY: Bướu niệu-dục, trong Niệu học, nhà xuất bản Y học,tập I, trang 147-209,1980
NGUYỄN CHẤN HÙNG: Ung thư của trẻ em , trong Ung thư học, Bộ môn Ung thu, trường Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí MInh, tâpII, trang 275-295 ,1980,
NGÔ GIA HY, TRẦN VĂN SÁNG: Bà Giảng bệnh học Ngoại khoa, Trường Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh xuất bản, tập IV, trang 149-214,1988.
SNYDER,H.M.; D’ANGIO,G.J.; EVANS,A.E.; RANEY,R.B.: Pediatric oncology, in Campbell’s
Urology, edited by Patrick C. Walsh, Retik B.A., Stamey T.A., Vaughan,E.D, published by W.B.
Saunders company, sixth edition, v2, chapter 54, pp 1967-2014. Philadelphia 1992.
TRẦN VĂN SÁNG: Ung thư thận. Bài giảng cho sơ bộ chuyên khoa Niệu học ,Khoa Y Đại học Y dược

1990.VAN CANGH, P., WESE,F., OPSOMER., : Notes d’Urologie, édité par Université Catholique Libre de
Bruxelles, 8è édition, section VI, p 63-72, 1993-1994.
MICKISCH G.,CARBALLIDO, HELLSTEN S., SCHUIZE H., MENSINK H.: Guidelines On Renal
Cell Cancer. Eur Urol 2001;40(3):252-255.

CÂU HỎI GI Ý KIỂM TRA:
Chọn 1 câu đúng nhất trong từng câu sau đây:
1/ Phân biệt về giải phẫu bệnh lý của bướu nhu mô thận và bướu đài-bể thận là:
a) Bướu tế bào sáng và tế bào chuyễn tiếp.
b) Bướu tế bào lát và bướu tế bào cơ vân.
c) Bướu tế bào ống thận và bướu tế bào cơ trơn.
d) Bướu ác niêm mạc đài-bể thận và bướu carcinom tế bào chuyển tiếp.
e) Tất cả các câu trên đều đúng.
2/ Phân biệt giửa nhiễm trùng thường (thí dụ viêm bàng quang do E. coli) và nhiễm trùng
đặc hiệu (thí dụ lao niệu) là:
a) Viêm bàng quang cấy nước tiểu môi trường thường dương tính, còn lao niệu thì
nước tiểu vô trùng.
b) Cấy nước tiểu môi trường Loeweistein : âm tính với viêm bàng quang và có thể
âm tính với lao niệu.
c) Lao niệu: tìm thấy trực khuẩn kháng acid-cồn (trực khuẩn Koch) trực tiếp trong
nước tiểu ; viêm bàng quang: nhuộm phết nước tiểu ly tâm sẽ tìm thấy trực khuẩn
gam âm trong nước tiểu
d) Tất cả các câu a,b và c đều đúng.
e) a và b đúng.
3/ Thứ tự nên làm để tiến hành chẩn đoán một trường hợp sỏi thận là:


17

a) Siêu âm bụng, KUB, UIV và CT scaner nếu xét thấy thật sự cần thiết.

b) Khám lâm sàng, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng là bước đầu tiên.
c) Siêu âm bụng, CT scans, không cần thiết làm UIVû.
d) Câu a và b đều đúng .
e) Câu a,b và c đều đúng.
4/ Trong trường hợp chấn thương vỡ khung chậu có đứt niệu đạo màng toàn phần hay bán
phần, các xử trí trước tiên là:
a) Đăät ngay thông niệu đạo- bàng quang để xác đònh niệu đạo bò tổn thương và ống
thông tại chỗ còn giúp cầm máu.
b) Không được đăät thông niệu đạo bàng quang gây nhiễm trùng khối máu tụ. c)
Mở bàng quang ra thay cho niệu đạo- bàng quang khi bí tiểu, và ngay khi chưa bí
tiểu.
d) Câu a sai.
e) a,b,c,d đều sai.

5/ Bướu phôi bào thận ( nephroblastoma thận hay bướu Wilms). Các yêu tố sau đây có
liên quan:
a) Xảy ra ở trẻ em từ 1 đến 4 tuổi.
b). Phát hiện tình cờ do cha mẹ khi chăm sóc cho em bé.
c) Tiên lượng khỏi bệnh sau mổ nếu sống quá 2 năm.
d) Hạn chế thăm khám sau khi phát hiện và mổ thật sớm.
e) a,b,c,d đều đúng.
6/ Trong trường hợp chấn thương thận kín, những chi tiết sau đây là cần thiết phải làm:
a) Theo dõi sinh hiệu: mạch, huyết áp, nhiệt độ, tri giác thường xuyên sau chấn
thương.
b) Theo dõi máu mất qua điếm hồng cầu và dung tích hồng cầu.
c) Khám bụng thường xuyên, theo dõi tình trạng khối máu tụ sau phúc mạc.
d) Câu a, b vàc sai.
e) Câu a, b vàc đúng.

Đáp án :


1.
2.
3.
4.
5.
6.

a
d

d
d
e
e



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×