Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.61 KB, 24 trang )

Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................ 1
PHẦN MỘT ......................................................................................................... 2
PHẦN HAI ........................................................................................................... 3
I.TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG QUAN NIỆM NHO GIÁO VÀ CỦA
CÁC BẬC TIỀN BỐI .......................................................................................... 3
1. Tư tưởng thân dân trong quan niệm của nho giáo ............................................. 3
2.Tư tưởng thân dân của Trần Hưng Đạo ............................................................... 4
3.Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi .................................................................... 5
4.Tư tưởng thân dân trong thời đại nhà Nguyễn .................................................... 8
II. TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC ................................ 10
1. Ảnh hưởng của nho giáo đến Hồ Chí Minh về tư tưởng thân dân .................. 11
2. Tư tưởng thân dân trong quá trình hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ
Chí Minh ................................................................................................................... 14
3. Tư tưởng thân dân trong quan điểm về nhà nước của Hồ Chí Minh ............. 17
III. TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY ..................... 19
PHẦN BA ........................................................................................................... 21
1. Quan điểm cá nhân .............................................................................................. 21
2. Lời kết ................................................................................................................... 22
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 24
Nguyễn Thành Đạt
Lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh 110_ 1
1
Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh
PHẦN MỘT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước Việt Nam luôn được bạn bè thế giới đánh giá là một quốc gia có lịch
sử phát triển lâu đời với hàng nghìn năm phát triển, nơi đây đã sản sinh ra những
con người kiệt xuất của nhân loại, đã được cả thế giới công nhận, đó là Chủ tịch


Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trãi, Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn… và còn hàng trăm, hàng nghìn con người khác, tất cả họ đều
luôn hướng đến một mục đích cao cả là mong đất nước được hòa bình ấm no
hạnh phúc. Cao hơn tất cả, nổi bật lên ở những con người này là tư tưởng thân
dân, lấy dân làm gốc.
Trong suốt chiều dài phát triển của đất nước, chúng ta đã phải trải qua hàng
trăm cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm, cũng như rất nhiều các cuộc nội chiến
trong nước, nhưng mỗi cuộc đấu tranh đều thể hiện tinh thần chiến đấu của nhân
dân ta cùng với tư tưởng thân dân của những người lãnh đạo, tư tưởng đó luôn
được đề cao trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại, từ thời vua Hùng dựng nước,
trong giai đoạn Bác Hồ chỉ đạo nhân dân đánh giặc cứu nước và đến tận ngày
hôm nay, khi Đảng, Nhà Nước đang xây dựng đất nước.
Bài tiểu luận với cấu trúc 4 phần:
Phần I: Tư tưởng thân dân trong quan niệm Nho giáo và của các bậc tiền bối.
Phần II: Tư tưởng thân dân của Nguyễn Ái Quốc.
Phần III: Tư tưởng thân dân trong thời đại hiện nay.
Phần IV: Quan điểm cá nhân.
Bài viết có sử dụng một số tài liệu tham khảo, do trình độ và nguồn tham
khảo có hạn nên còn nhiều hạn chế. Tôi mong nhận sự góp ý của các thầy cô để
bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
Nguyễn Thành Đạt
Lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh 110_ 1
2
Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh
PHẦN HAI
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.TƯ TƯỞNG THÂN DÂN TRONG QUAN NIỆM NHO GIÁO VÀ
CỦA CÁC BẬC TIỀN BỐI
1. Tư tưởng thân dân trong quan niệm của nho giáo
Tư tưởng thân dân, hay tư tưởng “lấy dân làm gốc” đã có từ xa xưa, tư tưởng

này đã được đề cập trên trong Nho giáo, Khổng Tử đưa ra khái niệm “Nhân trị”.
Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người
như bản thân mình. Nho giáo đề cao việc cai trị nhân dân không chỉ bằng pháp
luật mà trước hết phải bằng đạo đức, bằng nhân nghĩa, bằng lễ giáo (Đức trị,
nhân trị, lễ trị).
Nho giáo đã đề cập đến một số vấn đề về tư tưởng thân dân. Thứ nhất là thái
độ quý trọng dân, thấy được sức mạnh to lớn của dân. Về điều này, Mạnh Tử đã
có câu nói lịch sử: “Dân là quý, sau mới đến xã tắc, vua thì xem nhẹ” (Dân vi
quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh). Thứ hai là quan tâm đến đời sống của dân.
Nho gia yêu cầu các bậc trị quốc phải bảo đảm cho người dân có đời sống tối
thiểu để họ: “ngẩng lên đủ để phụng dưỡng cha mẹ, cúi xuống đủ để nuôi sống
vợ con” (sử ngưỡng túc dĩ sự phụ mẫu, phủ cập, dĩ sức thê tử) (Nguyễn Đăng Thục.
Lịch sử triết học phương Đông tập II Nxb T.p Hồ Chí Minh, 1991 tr.61). Thứ ba: phải gần dân,
đối xử đúng mức với dân. Kinh Thư viết: “Đối với dân nên gần, không nên coi
là thấp hèn” (dân khả cận, bất khả hạ). Khổng Tử nhắc nhở những người cầm
quyền: “Sai khiến dân phải cẩn thận như điều hành một cuộc tế lễ lớn” (Sử dân
như thừa đại lễ). Và cuối cùng là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (Tiên thiên
hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc).
Nguyễn Thành Đạt
Lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh 110_ 1
3
Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh
2.Tư tưởng thân dân của Trần Hưng Đạo
Trong những bước thăng trầm của lịch sử nước ta, ở triều đại nào, tình thân
dân đều được bộc lộ khá rõ nét, đặc biệt điều đó được thể hiện qua tấm lòng yêu
thương đồng bào của những người lãnh đạo kiệt xuất của đất nước. Và một
trong số đó là người anh hùng kiệt xuất thời Trần, ông là người có công ba lần
đánh bại quân Nguyên Mông sang xâm lược, đó chính là Hưng Đạo Đại Vương
Trần Quốc Tuấn.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1232?

(1)
- 1300) (Bách khoa toàn thư Việt
Nam) là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam.
Với tài quân sự của mình, hai lần ông đều được vua Trần cử làm tướng chống
trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được
vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Ngoài tài quân
sự Trần Hưng Đạo còn nổi tiếng với những tác phẩm : Binh thư yếu lược, Vạn
Kiếp tông bí truyền thư, và tác phẩm Hịch tướng sĩ, tác phẩm là nỗi lòng của
Trần Hưng Đạo đối với vận mệnh đất nước, thể hiện tình thân dân sâu sắc của
ông đối với nhân dân:
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước
mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù;
dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa,
cũng nguyện xin làm”.
-Hịch tướng sĩ -
Với tư tưởng “Lấy dân làm gốc” và luôn luôn coi ý chí của quần chúng là
bức thành kiên cố nhất, Trần Quốc Tuấn cùng triều đình nhà Trần đã phát huy
được tổng lực toàn dân tham gia kháng chiến: “Trăm họ đều là binh” “đem cả
nước ra đánh giặc”. Bởi thế mới thực hiện được triệt để kế sách “vườn không
nhà trống”, mới tổ chức được đánh địch ở mọi nơi mọi lúc, thi hành tốt nhất
Nguyễn Thành Đạt
Lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh 110_ 1
4
Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh
mệnh lệnh kháng chiến của triều đình là: “Tất cả các quận huyện trong nước,
nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho
phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng”. (Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm
(1972), trang 198 dẫn lại Nguyên sử quyển 209)
3.Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi
Tiếp bước tư tưởng thân dân của Hưng Đạo Đại Vương, gần một thế kỉ sau,

Nguyễn Trãi đã xây mối quan hệ vua tôi với dân chúng qua những tác phẩm của
mình.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao
trùm toàn bộ cuộc đời ông. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện trên nhiều khía
cạnh: nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ
lượng; nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Tư tưởng nhân
nghĩa của Nguyễn Trãi kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được
mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Nguyễn Trãi nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm tiêu biểu như: “Quân trung từ
mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo” và các tập thơ “Ức trai thi tập”, “Quốc âm thi
tập”… Trong đó, tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” là tác phẩm tiêu biểu nhất, nó
được coi là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam cùng với
“Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt và “Bản tuyên ngôn độc lập” của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
Nhân nghĩa là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt
chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa đã được khẳng định là “cốt để yên
dân”, là bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được
sống trong môi trường hoà bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào cảnh chết chóc,
đau thương.
Nguyễn Thành Đạt
Lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh 110_ 1
5
Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Nhân nghĩa là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc
dân tộc. Nhân nghĩa ở đây không phải là lòng thương người một cách chung
chung, mà nhân nghĩa là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước,cứu dân. Muốn
yên dân thì khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo

trừ bạo”.
Nhân nghĩa còn là sự chia sẻ, cảm thông với nổi khổ của người dân mất
nước:
“Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nổi rừng sâu nước độc
….
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng”
Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát
triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái,
trời trăng đã mờ mà lại trong”(Nguyễn Trãi. Toàn tập tr.79). Tư tưởng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi , vì vậy, mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống
của người Việt Nam. Ở đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát
triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Như vậy, với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn kết biện chứng với tư
tưởng thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bão lớn, một mục đích
chiến lược cần phải đạt tới. Trước Nguyễn Trãi hàng nghìn năm, nhiều nhà tư
tưởng trong lịch sử triết học Trung Quốc như Mạnh Tử… đã từng nêu rõ vai trò
Nguyễn Thành Đạt
Lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh 110_ 1
6
Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh
quan trọng của dân, sức mạnh của dân, tai mắt và trí óc sáng suốt của dân. Ở
Việt Nam, tư tưởng an dân đã trở thành một đạo lý vào thời Lý – Trần. Trong
thời kỳ đó, những tư tưởng về thân dân, khoan dân, huệ dân, v.v. đã xuất hiện và
đã góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh. Đến
Nguyễn Trãi, quan điểm về an dân đã được ông tiếp thu, kế thừa, mở rộng và
nâng cao trong suốt thời kỳ hoạt động của mình. An dân có nghĩa là chấm dứt, là
loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược đối với dân. An dân còn là sự bảo
đảm cho nhân dân có được một cuộc sống yên bình. An dân là không được

nhũng nhiễu “phiền hà” dân. Với tư tưởng an dân, Nguyễn Trãi đã đưa ra một
chân lý: phải giương cao ngọn cờ “nhân nghĩa, an dân”, phải cố kết lòng dân
làm sức mạnh của nước, làm thế nước. Ông chủ trương cứu nước bằng sức mạnh
của dân, muốn lấy lại được nước phải biết lấy sức dân mà kháng chiến. Đó là
một chiến lược bất khả biến, có tính trường tồn, một quy luật dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam.
Có một khía cạnh rất đáng quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là
tư tưởng trọng dân, biết ơn dân. “Dân chúng” vẫn luôn được ông nhắc tới và chú
ý đề cao ngay cả sau khi kháng chiến đã thành công, đất nước đã giành được độc
lập và bước vào xây dựng cuộc sống mới. Nguyễn Trãi nhận thức được rằng lực
lượng làm ra thóc gạo, cơm ăn, áo mặc là do ở nhân dân; rằng điện ngọc cung
vàng của vua chúa cũng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà có: “thường
nghĩ quy mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân” (Quân trung từ mệnh
tập, tr.196). Chính xuất phát từ suy nghĩ như vậy, nên khi đã làm quan trong triều
đình, được hưởng lộc của vua ban, Nguyễn Trãi đã nghĩ ngay đến nhân dân,
những người dãi nắng dầm mưa, những người lao động cực nhọc. Ông viết: “Ăn
lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Trãi đã có cuộc
sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hoà mình vào nhân dân. Do đó, ông đã nhận
thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha
Nguyễn Thành Đạt
Lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh 110_ 1
7
Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh
thiết của nhân dân, thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo
lịch sử.
4.Tư tưởng thân dân trong thời đại nhà Nguyễn
Mặc dù tư tưởng thân dân trong mọi thời đại luôn là tư tưởng cao cả mà
những người lãnh đạo luôn hướng đến nhưng đến triều đại nhà Nguyễn, do
những chính sách sai lầm của vua quan mà họ đã ép những người dân phải thực
hiện chế độ lao dịch: mỗi người dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch cho triều

đình. Lao dịch thường là để làm các mục đích: xây sửa hệ thống đê điều, kênh
rạch, sông ngòi; xây đắp các thành lũy; xây dựng các cung điện cho hoàng gia.
Trên thực tế, người dân phải lao dịch khá nặng trong thời gian vương triều
Nguyễn xây dựng các cung điện, lăng tẩm, dinh thự,... Ví dụ năm 1807, ngay
khi kinh thành Huế vừa được xây xong, vua Gia Long lại huy động hàng nghìn
dân đinh và binh lính tiếp tục sửa chữa và tu bổ thêm trong một thời gian dài.
Vua Minh Mạng cũng tiếp tục công việc xây dựng kinh đô. Vua Thiệu Trị thì
không tập trung xây dựng kinh đô nữa, nhưng, trong một cuộc tuần du lớn ra
Bắc Kì năm 1842, người dân đã phải xây 44 hành cung cho một phái đoàn đông
đến 17.500 người, 44 con voi và 172 con ngựa của nhà vua(Trương Hữu Quýnh
(2005), Đại cương Lịch sử Việt Nam-tập I, Nhà xuất bản Giáo Dục)
Mặc dù vẫn thực hiện chế độ lao dịch đối với những người dân nghèo vô tội
nhưng do ảnh hưởng của thiên tai, lụt lội nên triều đình phải áp dụng những biện
pháp khẩn cấp để cứu đói, thường là khẩn cấp. Để có phương tiện thực hiện cứu
trợ khẩn cấp, triều đình thiết lập các kho lương trữ lúa cho việc cứu tế được gọi
là Bình Chuẩn Thương, người nghèo túng có thể mua gạo giá rẻ hơn bình thường
và không giới hạn, từ 1,2 phương tới cả thưng, đấu, bát.
Nguyễn Thành Đạt
Lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh 110_ 1
8
Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Thời Minh Mạng triều đình cũng bắt quan lại các tỉnh phải xuất lúa giống
ở kho cho dân nghèo vay để làm mùa sau, nhằm làm cho nông nghiệp không bị
đình trệ và việc mất mùa không ảnh hưởng nhiều sang các năm sau.
Dù cho các biện pháp cứu tế này làm công quỹ hao hụt không ít nhưng chỉ có
thể ngăn cản nạn đói khỏi lan rộng trong 1 thời gian ngắn, ngăn sự tăng giá của
lương thực nhưng chỉ là những liều thuốc cấp thời, không thể ngăn chặn một
cách dứt khoát sự thiếu hụt lương thực. Ngoài ra, việc quan lại địa phương tham
nhũng cũng làm giảm hiệu năng của các biện pháp này. Triều đình phải liên tiếp
ban hành các đạo dụ để nghiêm trị.

Sách Lịch sử Việt Nam do Viện Khoa học Xã hội của Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, bản năm 1971 cũng cho rằng "triều Nguyễn phải chịu trách nhiệm
hoàn toàn về tội ác trời không dung, đất không tha, để cho tên tuổi đất nước một
lần nữa, sau hàng ngàn năm độc lập, bị quân cướp nước xóa khỏi bản đồ Thế
giới" (Những vấn đề Lịch sử triều Nguyễn-Tạp chí Xưa và Nay & NXB Văn Hóa Sài Gòn tr 325)
Qua đó ta thấy được trong thời đại nhà Nguyễn, Tư tưởng thân dân không
còn được như xưa, các vị lãnh đạo, vua quan không còn coi mình là người phục
vụ nhân dân mà họ còn ra sức bóc lột bắt nhân dân xây dựng thành lũy cho
mình, cứu đói không phải xuất phát từ tình thương dân mà thực tế là sức ép từ vị
trí của những người lãnh đạo đất nước.
Nguyễn Thành Đạt
Lớp Tư tưởng Hồ Chí Minh 110_ 1
9

×