Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Rối loạn cương dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.13 KB, 21 trang )

RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG

GV hướng dẫn: TS.BS. Trần Ngọc Sinh
Học viên: Nguyễn Hồ Vónh Phước

ĐẠI CƯƠNG

Rối loạn cương dương (erectile dysfunction) được đònh nghóa là tình trạng mất
khả năng để đạt được và duy trì được sự cương cứng của dương vật đủ để giao hợp.
Rối loạn cương dương được Hội Nam học thế giới dùng thay cho các từ bất lực,
liệt dương, thiểu năng sinh dục nam giới… từ năm 1997.
Khoảng 18-30 triệu người tại Mỹ bò rối loạn cương dương. Rối loạn cương
dương thường xảy ra ở những bệnh nhân bò xơ vữa mạch máu ngoại vi, tăng huyết áp,
tăng cholesteron máu, người mắc bệnh tim và người hút thuốc lá.
Rối loạn cương dương nguyên phát là tình trạng rối loạn cương dương xảy ra từ
khi trưởng thành. Rối loạn cương dương thứ phát là tình trạng mất khả năng cương
bình thường trước đó.
Rối loạn cương dương tâm lý là rối loạn cương dương chủ yếu do căng thẳng
tâm lý hoặc bệnh tâm thần, chiếm khoảng 10-50% trường hợp. Rối loạn cương dương
thực thể là rối loạn cương dương chủ yếu do bệnh thần kinh, bệnh mạch máu, nội tiết
hoặc một bệnh thực thể nào khác, chiếm khoảng 50-80% trường hợp. Đa số nguyên
nhân gây rối loạn cương dương vừa có yếu tố tâm lý, vừa có yếu tố thực thể. Muốn
điều trò hiệu quả phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân chủ yếu và có kế hoạch điều
trò toàn diện.
Rối loạn cương dương là một bệnh mang tính xã hội, ảnh hưởng đến đời sống
tinh thần bệnh nhân. Từ đó, ảnh hưởng đến năng suất lao động, sinh hoạt xã hội và có
thể dẫn đến những bệnh lý khác. Rối loạn cương dương được quan tâm nghiên cứu
trong chương trình bảo vệ sức khỏe sinh sản nam giới.
Tại Việt Nam, xuất phát từ tập tục văn hóa phương Đông, bệnh nhân thường
có tâm lý mặc cảm, giấu người thân thậm chí cả thầy thuốc về tình trạng của họ. Tuy
nhiên, thời gian gần đây, số bệnh nhân đến bệnh viện để được tư vấn và điều trò ngày


càng tăng.

ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

Rối loạn cương dương được ghi nhận đầu tiên vào khoảng 2000 năm trước
Công Nguyên do người Ai Cập ghi trên giấy cói. Sau đó, Hippocrates ghi nhận nhiều
trường hợp rối loạn cương dương ở nam giới sống ở Scythia và cho rằng nguyên nhân
do cười ngựa (người nghèo không bò ảnh hưởng do họ phải đi bộ). Aristotle đã tuyên
bố có ba nhánh thần kinh mang linh hồn và năng lưọng cho dương vật và sự cương do
khí tràn vào (Brenot, 1994). Giả thuyết của ông được chấp nhận đến khi Leonardo da
Vinci (1504) ghi nhận một lượng lớn máu trong dương vật cương của những người bò
treo cổ và bác bỏ giả thuyết khí đổ đầy dương vật. Năm 1585, trong 10 cuốn sách về
phẫu thuật và sách Sinh sản, Ambroise Paré đã mô tả chính xác về giải phẫu dương


vật và cơ chế cương. “Khi người đàn ông tràn ngập trong thèm khát và dục vọng, máu
chảy vào dương vật và làm nó trở nên cương cứng”. Dionis (1718) và Hunter (1787)
đã mô tả cơ chế duy trì sự cương dương vật.
Nhiều giả thuyết bổ sung để giải thích về huyết động học trong sự cương
dương trong thế kỷ 19 và 20 như: Bochdalek (1854), Waldeyer (1899), Deysach
(1939), Christensen (1954), Newman và cộng sự (1964), Dorr và Brody (1967), Shirai
và cộng sự (1978), Wagner (1981).
Nhiều hiểu biết hiện nay về sinh lý cương dương được thu nhận trong những
năm 1980 và 1990. Cơ chế mạch máu được sáng tỏ trong việc cơ trơn điều hòa dòng
máu của động mạch và tónh mạch, cấu trúc ba chiều của bao trắng và cơ chế chẹn
mạch máu. Một đột phá quan trọng là việc tìm ra chất nitric oxide (NO) là chất trung
gian truyền tín hiệu thần kinh chính trong sự cương và phosphodiesterases (PDEs) để
duy trì cương. Vai trò nội mạc điều hòa cơ trơn và những chất trung gian tế bào đã
sáng tỏ. Hơn nữa, tầm quan trọng của các kênh ion (potassium và calcium) và con
đường Rho/Rho kinase trong việc co và giãn cơ trơn đã rõ. Trong sinh bệnh học,

những khám phá mới về cơ trơn, đầu tận thần kinh, nội mạc và những mô sợi liên
quan đến bệnh lí đã được tìm ra.

GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG VÀ SINH LÍ CƯƠNG DƯƠNG VẬT

Dương vật gồm 3 cấu trúc hình trụ: 2 thể hang (thể cương) và 1 thể xốp bao
quanh niệu đạo, được phủ bởi một lớp da và mô dưới da lỏng lẻo. Chiều dài dương vật
lúc mềm phụ thuộc các cơ trơn giúp dương vật cương và các yếu tố khác như xúc cảm
và nhiệt độ bên ngoài.
Bao trắng (tunica albuginea) bao quanh ngoài thể hang, gồm các bó sợi cơ dọc
và vòng. Bên trong thể hang chứa những xoang mạch máu đặc biệt có nội mạc lót,
thông thương với nhau rộng rãi.


Máu nuôi dương vật là 3 nhánh tận xuất phát từ động mạch thẹn trong: động
mạch lưng dương vật, động mạch thể hang và động mạch hành niệu đạo. Bên trong
thể hang, động mạch thể hang chia nhánh vào các tiểu động mạch xoắn. Các mạch
máu này mở vào xoang hang.

Dẫn lưu tónh mạch gồm dẫn lưu nội hang và ngoại hang:
a.
Dẫn lưu nội hang: nằm giữa mô cương ngoại vi và bao trắng, gồm một
nhóm các tiểu tónh mạch hợp thành các tiểu tónh mạch xuất, chui qua bao trắng đổ vào
các tónh mạch ngoài bao trắng. Khi dương vật mềm, máu tónh mạch xoang có thể đễ
dàng ra ngoài qua tónh mạch xuất. Khi dương vật cương, các tiễu tónh mạch bò giãn và
ép lại không cho máu tónh mạch ra ngoài xoang.
b.
Dẫn lưu ngoại hang: có 3 đường dẫn lưu ngoài bao trắng:
+ Tónh mạch lưng sâu: nhận máu chủ yếu từ đoạn xa của thể hang rồi đổ vào đám rối
Santorini

+ Tónh mạch lưng nông: nhận máu từ da dương vật và quy đầu và thông với tónh mạch
lưng sâu.
+ Tónh mạch thể hang và tónh mạch đùi: nhận máu đầøu gần thể hang rồi đổ máu vào
đám rối Santorini và tónh mạch thẹn trong.


Quá trình cương dương vật thể hiện qua 4 giai đoạn:
- Trong sinh hoạt hàng ngày, do sự co thắt các cơ trơn của động mạch dương vật,
lưu lượng máu vào thể hang qua động mạch hang bò giảm tối thiểu, dương vật
mềm.
- Khi các cơ trơn của động mạch dương vật giãn, máu chứa đầy trong các thể
hang làm dương vật phồng to dần.
- Vật hang căng đầy máu làm các căng các cơ trơn của thể hang, tạo một áp lực
rất lớn tại thể hang. p lực này chèn ép vào các tónh mạch dương vật cản trở
máu thoát khỏi thể hang. Kết quả làm dương vật cương cứng và duy trì trong
suố thời gian giao hợp.
- Sau khi xuất tinh hoặc đi tiểu hết, cơ trơn động mạch dương vật co thắt trở lại,
áp lực của thể hang giảm xuống, các tónh mạch dương vật không còn bò chèn
ép, máu thoát dần khỏi vật hang làm dương vật mềm dần.
Có nhiều cơ chế chi phối sự co thắt và giãn nở các mạch máu dương vật:
1. Cơ chế thần kinh:
Gồm hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên
a. Hệ thần kinh trung ương: từ vỏ đại não, bò kích thích bởi nhiều yếu tố như:
+
Những yếu tố phát sinh ngay tại vỏ não như:những phút ngẫu hứng, khi nhớ lại
những cảm xúc mà bản thân đã trải qua.
+
Những yếu tố bên ngoài như: nhìn những hình ảnh khiêu dâm, đọc một đoạn
văn mô tả cuộc làm tình, ngửi hương thơn quyến rũ, nghe những âm thanh thỏ thẻ,
hôn hoặc ôm ấp…

Từ các kích thích này sẽ được truyền xuống trục hạ đồi – tuyến yên xuống hệ thần
kinh ngoại biên.
b. Hệ thần kinh ngoại biên: gồm 2 trung tâm
+
Hệ giao cảm: từ D11 đến L2, tiết adrenalin làm co mạch.
+
Hệ phó giao cảm: từ S2 đến S4, tiết acetylcholin làm giãn mạch.


Khi nhận các kích thích từ hệ
thần kinh trung ương, trong giai
đoạn phồng to dương vật, hệ phó
giao cảm tiết ra acetylcholin gây
giãn các động mạch của dương vật.
Sự hưng phấn tăng dần đến khi
khoái cảm đạt tột đỉnh, hệ giao cảm
kích thích tiết adrenalin làm co các
động mạch và các xoang, máu được
thoát nhanh vào tónh mạch trung
ương làm dương vật mềm dần.
Như vậy, trung tâm điều khiển
sự cương nằm ở vỏ não. Dẫn truyền ly tâm qua dây thần kinh chậu thuộc hệ phó giao
cảm nối với đám rối chậu, cho dây thần kinh thể hang tại dương vật. Dẫn truyền
hướng tâm theo thần kinh lưng dương vật (nhánh của thần kinh thẹn) chuyển xung
động cảm giác đến tủy sống.
2. Cơ chế sinh hóa:
Hiện nay đây là cơ chế chủ yếu được dùng để giải thích cương dương vật, do chất
NO (nitric oxid) sinh ra từ các tế bào nội mạc mạch máu.
Sau các kích thích tình dục,
NO được tổng hợp, khi NO

khuếch tán qua các tế bào cơ trơn
thể hang, kích thích men
Guanylate cyclase tế bào để sản
xuất Guanosine monnophosphate
vòng (cGMP). cGMP giữ vai trò
chính làm giãn các cơ trơn thể
hang làm dương vật cương.
cGMP hoạt hóa protein kinase
G, mở các kênh kali và đóng các
kênh canxi làm giảm lượng canxi
tự do nội bào. Kết quả làm giãn
các cơ trơn thể hang.
cGMP bò thủy phân bởi enzym
phosphodiesterase, chất này có
nhiều trong các tổ chức khác nhau
đặc biệt trong thể hang chiếm ưu


thế là men phosphodiesterase type 5 (PDE5). Khi cGMP bò thủy phân hoàn toàn,
dương vật mềm trở lại.

DỊCH TỄ HỌC

Kinsey và cộng sự đã ghi nhận khuynh hướng gia tăng theo tuổi: chỉ 1/50 ở người
40 tuổi nhưng đến 1/4 ở người 65 tuổi. Năm 1990, Diokno và cộng sự ghi nhận có 35%
đàn ông tuổi trên 60 có rối loạn cương.
Trong nghiên cứu của MMAS (Massachusetts Male Aging Study), trong độ tuỏâi từ
40 đến 70, tỉ lệ rối loạn cương hoàn toàn tăng 5.1% lên 15%, rối loạn cương trung
bình tăng từ 17% lên 34%, và rối loạn cương nhẹ vẫn giữ khoảng 17%.
Những yếu tố nguy cơ rối loạn cương gồm: tổng trạng, đái tháo đường, bệnh tim

mạch, các bệnh niệu-dục, các rối loạn tâm thần và tâm lý, các bệnh mạn tính, và tình
trạng kinh tế xã hội. Các yếu tố nguy cơ liên quan khác như hùt thuốc, dược phẩm, và
các hormone.

NGUYÊN NHÂN RỐI LOẠN CƯƠNG
Các nguyên nhân rối loạn cương gồm

Phân loại các nguyên nhân rối loạn cương (Campbell 2007)
Organic
I.

Vasculogenic
Arteriogenic
Cavernosal
Mixed

II.

Neurogenic


III. Anatomic
IV. Endocrinologic
Psychogenic
I.

Generalized
A.

B.


Generalized unresponsiveness
1.

Primary lack of sexual arousability

2.

Aging-related decline in sexual arousability

Generalized inhibition
1.

Chronic disorder of sexual intimacy

II. Situational
A. Partner-related

B.

C.

1.

Lack of arousability in specific relationship

2.

Lack of arousability owing to sexual object preference


3.

High central inhibition owing to partner conflict or threat

Performance-related
1.

Associated with other sexual dysfunction/s (e.g., rapid
ejaculation)

2.

Situational performance anxiety (e.g., fear of failure)

Psychological distress- or adjustment-related
1.

Associated with negative mood state (e.g., depression) or
major life stress (e.g., death of partner)

• Rối loạn cương do tâm thần
Do stress: cuộc sống quá căng thẳng về tinh thân là nguyên nhân gây rối loạn
cương dương
Do bò các chấn động tâm thần đột ngột trong cuộc sống gây thành một phản xạ có
điều kiện. Từ đó mang một mặc cảm hết sức nặng nề về bất lực không thể nào xóa
Do một số bệnh về tâm thần như Hysterie, tâm thần phân liệt. . .


• Rối loạn cương do thần kinh
Tại não: Một số bệnh ở vùng não làm thương tổn huyết mạch máu não, động

kinh, liệt toàn thân do giang mai, máu tụ dưới màng não, nhũn não, bệnh Parkinson,
bệnh Alzheninmer. . . Có thể do ảnh hưởng đường dẫn truyền ly tâm hoặc khó đáp
ứng với kích thích tình dục của vỏ não.
Tại tủy sống (chấn thương tủy sống, đa xơ hóa tủy, loạn sản tủy). Khoảng 30%
bệnh nhân tổn thương tủy sống cổ, 70% bệnh nhân tổn thương tủy sống ngực và 50%
tổn thương vùng thắt lưng có khả năng duy trì cương phản xạ. Tuy nhien với những
bệnh nhân tổn thương tủy sống cao, cương không kéo dài và không xuất tinh. Cương
tâm lí có thể xảy ra ở 25% bệnh nhân bò chấn thương tủy sống hoặc tổn thương dưới
T12. Cương tâm lí không thể xảy ra ở những bệnh nhân bò tổn thương hoàn toàn ở tủy
trên T12. Trong bệnh đa xơ hóa, rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu duy nhất,
gặp trong khoảng 75% bệnh nhân đa xơ hóa tủy.
Tại thần kinh ngoại vi: như nhiễm độc rượu, tiểu đường, sau các phẫu thuật vùng
tiểu khung, vùng bàng quang, vùng bẹn bìu, các phẫu thuật cắt đốt nội soi bàng quang
niệu đạo. Các phẫu thuật trên ảnh hưởng đến hệ thần kinh sinh dục như thần kinh
thẹn trong, các thần kinh cương dương vật. Trong đó, đái tháo đường là nguyên nhân
thường gặp nhất trong rối loạn cương dương do bệnh thần kinh ngoại vi.
Ngoài ra, hút thuốc lá, sử dụng chất ma túy, sử dụng một số thuốc quá nhiều có
thể ảnh hưởng đến cả hệ kinh trung ương và ngoại vi.
• Rối loạn cương do nội tiết
Chiếm khoảng dưới 5% nguyên nhân của rối loạn cương dương.
Những nội tiết tô ảnh hưởng đến chức năng tính dục cuả nam giới
-GH (Growth hormon)
- ACTH (Adrenocortcotropic hormon)
- TSH (Thyroid- stimulating hormon)
-PRL (Prolactine)
-LH (Lutenizing hormon)
-FSH (Follicle stimulating hormon)
-Testosterone (Nội tiết tố nam)
-Estradiol (Nội tiết tố nữ)
Ở nam giới, đến tuổi dậy thì các nội tiết tố được phát triển đầy đủ, nhòp nhàng,

cân đối và ổn đònh. Dưới tác dụng của vỏ não, nội tiết tố LHRH được sản sinh ra ở
vùng hạ đồi. LHRH tác động đến thùy trước của tuyến yên để từ đó sản sinh ra nhiều
loại nội tiết tố trong đó co ùnội tiết tố LH và FSH, LH tác động đến các tế bào Leydig
ở tinh hoàn để sản sinh ra Testosteron.
Lượng Testosteron trong máu có 2 tác dụng
-Nội tiết tố FSH cùng với testosteron tác động lên tế bào Sertoli ở tinh hoàn để
sản sinh ra tinh trùng


-Lượng testosteron máu vưà đủ (trung bình 2 nanogam/1ml hoặc 9,7-30,4
nanomol/lit) có tác dụng làm tăng sự ham muốn tình dục. Sự ham muốn tình dục
gây những kích thích lên vỏ não hoặc tăng tiết NO để biểu hiện bằng sự cương
cứng dương vật theo cơ chế sinh lí bình thường
Như vậy, nội tiết tố testosteron giữ vai trò chính trong chức năng hoạt động tình
dục của nam giới.
Trong các nguyên nhân rối loạn cương dương do nội tiết thiểu năng đơn độc
testosteron hiếm gặp và thường kèm theo giảm ham muốn tình dục. Mặt khác,
testosteron không tham gia trực tiếp vào các hiện tượng mạch máu và thần kinh trong
sinh lý cương dương.
a. Thiểu năng sinh dục do giảm gonadotropin (hội chứng Prader-wili và
Laurence-Moon-Biedl). Đây là những hội chứng hiếm, bệnh nhân thương dậy
thì muộn.
b. Thiểu năng sinh dục do cường gonadotropin (hội chứng Klinefelter, viêm
tinh hoàn do quai bò, cắt bỏ tinh hoàn): cương có thể còn nhưng ham muốn
giảm.
c. Cường prolactin (adenoma tuyến yên,u sọ hầu, do thuốc). Prolactin nồng độ
cao gây ức chế sự phóng thích LH và testosteron, sự biến đổi testosteron thành
dihydrotestosteron. Điều trò bằng androgen thay thế mà không phục hồi được
nồng độ prolactin về bình thường sẽ không phục hồi được cương dương.


• Rối loạn cương dương do mạch máu
Rối loạn cương dương do động mạch:
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân thường gặp gây rối loạn cương dương thực thể.
Biểu hiện bằng thời gian cần để cương kéo dài hơn, độ cứng giảm, không duy trì
cương được lâu. Các nguy cơ toàn thân về mạch máu khác có thể kèm theo như tăng
huyết áp, hút thuốc, đái tháo đường và tăng cholesteron máu.
Một số bệnh toàn thân làm giảm áp lực tâm thu, sự tưới máu vào dương vật không
đầy đủ (như bệnh huyết áp hạ thấp) có thể gây rối loạn cương dương.
Chấn thương kín tầng sinh môn, chấân thương khung chậu, gãy dương vật có thể
gây ra bệnh động mạch tắc nghẽn khu trú tại động mạch dương vật chung hoặc động
mạch thể hang.
Bệnh chít hẹp động mạch chủ ở chỗ phân nhánh động mạch chậu (Hội chứng
Leriche) có thể gây rối loạn cương dương.
Rối loạn cương dương do tónh mạch:
Stress hay lo lắng làm tăng trương lực cơ trơn, làm yếu chức năng tónh mạch có thể
gây rối loạn cương dương.


Suy tim gây thiếu máu cục bộ mạn tính, chuyển hóa collagen bất thường, làm gia
tăng mô liên kết thể hang và xơ hóa mô cương, làm giảm giãn nở mô cương và giảm
sự căng của các tiểu tónh mạch dưới bao trắng, làm khó duy trì cương.
Do hiện tượng thoát máu quá nhanh vùng vật hang làm cho vật hang không đủ
máu để kòp phồng to rồi cương cứng. Thường gặp trong một số bệnh: có các đường rò
tónh mạch từ vật hang, có nhiều tónh mạch tân tạo từ vật hang làm cho vật máu từ vật
hang trở về quá nhanh hệ tónh mạch trung ương.
♦ Rối loạn cương dương do chấn thương:
Gãy xương chậu kèm tổn thương niệu đạo sau: chỉnh thẳng niệu đạo sớm và
chỉnh thẳnng niệu đạo sớm kèm khâu nối niệu đạo có liên quan đến rối loạn cương
dương hay giảm độ cứng khi cương từ 13-56%. Trong đó, chỉnh thẳng niệu đạo sớm
kèm khâu nối niệu đạo có tần suất cao nhất, có thể do tổn thương thần kinh thể hang

khi dẫn lưu máu tụ. Tổn thương bó mạch thần kinh hay động mạch thẹn trong, hay
động mạch chung dương vật tại thời điểm chấn thương là nguyên nhân hay gặp nhất
gây rối loạn cương dương do gãy xương chậu.
Chấn thương tầng sinh môn: gây tắc động mạch dương vật chung hay động
mạch thể hang. Chấn thương do xe đạp chiếm một tỉ lệ trong nhóm nguyên nhân này.
Rối loạn cương dương do điều trò:
Phẫu thuật mạch máu ngoại vi hay động mạch: có thể làm giảm lưu lượng
máu từ động mạch hạ vò gây rối loạn cương dương
Ghép thận: đặc biệt trong ghép lần hai, đối bên, với nối tận – tận động mạch
hạ vò. Tuy nhiên trong ghép thận, đa số giúp cải thiện chức năng cương nhờ giảm tình
trạng thiếu máu và ảnh hưởng thần kinh của hội chứng urê huyết cao.
Xạ trò vùng chậu: có thể là nguyên nhân gây xơ vữa nhanh mạch máu vùng
chậu, xơ hóa mô thể hang góp phần gây rối loạn cương dương.
Trong điều trò cấp cứu cương đau dương vật: các thủ thuật tạo cầu nối
(shunt) hang – xốp có thể gây rối loạn cương dương do rò vónh viễn.
Cắt bỏ trực tràng ngả chậu-bụng do ung thư có tần suất rối loạn cương
dương sau mổ cao.
Cắt bỏ tiền liệt tuyến hay cắt bỏ tiền liệt tuyến-bàng quang tận gốc: tần
suất rối loạn cương dương gần bằng 100%, nhưng có thể giảm còn 40-60% nếu thực
hiện kỹ thuật “bảo tồn thần kinh”. Tổn thương động mạch thẹn và những mạch máu
vùng chậu là nguyên nhân gây rối loạn cương dương ở những bệnh nhân này.
Xẻ cơ vòng vân nội soi (sphincterotomy) có thể gây rối loạn cương dương ở
một số ít trường hợp. Cần tránh xẻ ở vò trí 3 giờ và 9 giờ phòng ngừa tổn thương động
mạch thể hang do nhiệt.




Rối loạn cương do thuốc



Có nhiều loại thuốc gây rối loạn cương dương như sau:
Thuốc tác động hệ thần kinh trung ương: ma túy, reserpine, clonidine, alphamethyldopa, chống trầm cảm 3 vòng, phenolthiazine, rượu, thuốc mê…
Anticholinergic: antimuscarinic, antihistamin, chống trầm cảm 3 vòng,
phenolthiazine…
Kháng androgen: spironolactone, estrogen, cyproteron acetate, disopyranide,
ketoconazole, cimetidine…
Thuốc gây tăng prolactine: estrogen, phenolthiazine, haloperidone,
metoclopramide, thuốc phiện, imiramine, reserpine, alpha-methyldopa…
Sympatholytic: ức chế alpha-adrenergic, bretylium, reserpine, clonidine,
guanethidine, chẹn β-adrenergic, α-methyldopa…
Những thuốc gây rối loạn cương dương cơ chế chưa rõ : ε-aminocaproic acid,
naproxen, thiazide, digoxine…
• Rối loạn cương nguyên phát
Do các dò tật dương vật như dương vật teo nhỏ, dương vật quá ngắn, dương vật chẻ
đôi gây ra rối loạn cương dương hoặc như dương vật có cương cứng nhưng không thể
nào đưa vào âm đạo được.
Tóm lại, những nguyên nhân gây rối loạn cương dương có thể viết tắt cho dễ nhớ
trong chữ IMPOTENCE, trong đó:
I (Imflammatory): bệnh viêm nhiễm
M (Mechanical): nguyên nhân cơ học
P (Postsurgical): sau phẫu thuật
O (Occlusive vascular): tắc nghẽn mạch máu
E (Endurance factor): các bệnh mạn tính
N (Neurogenic): nguyên nhân thần kinh
C (Chemical): hóa chất, thuốc
E (Endocrine): nguyên nhân nội tiết

CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG


Việc chẩn đoán rối loạn cương phải tiến hành đầy đủ và nghiêm túc. Thầy
thuốc phải hỏi bệnh và khám tỉ mỉ từng bước. Bệnh nhân phải trình bày bệnh trạng
chính xác và thoải mái. Tốt nhất nên có mặt cả vợ và chồng.
1. Khám lâm sàng
A. Bệnh sử tình dục
Chú ý đến khởi phát, thời gian và các tình huống rối loạn cương. Có thể chia làm
3 nhóm cương: do bạn tình, về đêm, và tự gây cương (thủ dâm).
Ba tính chất quan trọng là độ cứng, sự duy trì, tính tự ý. Cần hỏi những câu hỏi
đến 3 đặc tính của cả 3 dạng cương. Khả năng duy trì cương nên so sánh với trước kia.
Về tính tự ý, nên chú ý đến sự cố gắng, mức độ tập trung để dương vật cương, nên so
với trước đây.
Cần hỏi thêm: có rối loạn xuất tinh, ham muốn, cực khoái kèm theo không.


Khi rối loạn cương khởi phát đột ngột, hoặc rối loạn cương lúc này nhưng lúc khác
cương bình thường gợi ý nguyên nhân tâm lí. Khi rối loạn cương xảy ra từ từ mà ham
muốn không giảm thường do nguyên nhân thực thể.
B. Bệnh sử y khoa
Cần chú ý những bệnh toàn thân trên những bệnh nhân rối loạn cương.

Bệnh sử nội khoa
Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
Đái tháo đường, tăng lipid máu, bệnh gan, bệnh tiết niệu-sinh dục
Bệnh thần kinh, tâm thần.

Bệnh sử ngoại khoa
Các chấn thương vùng chậu –sinh dục
Các phẫu thuật, điều trò khác (như xạ trò) vùng chậu – sinh dục
C. Khảo sát tâm lí
Bệnh nhân cần trao đổi với nhà tâm lí học và tình dục học để phát hiện những bất

thường về nhân cách và những lo lắng. Năng lực và mối quan hệ hiện tại trong công
tác, mối quan hệ của bệnh nhân và bạn tình (kể cả các bất đồng tiềm ẩn), các kỹ
thuật tình dục đang được sử dụng…
B. Khám thực thể: chú ý hành dạng cơ thể và các đặc tính giới tính phụ.
Chứng vú to: có thể do bệnh nhân suy androgen hay có nhiều quá estrogen.
Mạch đầu chi yếu hoặc không có: có thể do bẹnh mạch máu.
Khám bẹn – bìu: chú ý các vết mổ vùng bẹn – bìu, các bất thường như tinh hoàn
ẩn, tinh hoàn lạc chỗ, giãn tónh mạch thừng tinh.
Khám dương vật: cần phải bộc lộ hoàn toàn dương vật. Các biến đổi hình thể
dương vật như: hypospadias, epispadias, dương vật ngắn và nhỏ bẩm sinh, bộ phận
sinh dục chưa biệt hóa rõ…Bệnh Peyronie xơ hóa rải rác bao trắng có thể gây rối loạn
cương dương. Cần sờ mạch lưng dương vật.
Khám tinh hoàn: chú ý có đủ 2 tinh hoàn hay không, xác đònh kích thùc và mật
độ tinh hoàn.
Khám chức năng cảm giác thần kinh thẹn bằng cách bấm dương vật và da tầng
sinh môn. Phản xạ hành hang thể hiện sự toàn vẹn của phản xạ tủy.
2. Cận lâm sàng:
A. Xét nghiệm thường quy: công thức máu, đường huyết, chức năng gan thận.
B. Xét nghiệm nội tiết: bao gồm testosteron huyết thanh, LH và nồng độ
prolactine huyết thanh.
Nồng độ testosteron có thể biến thiên trong ngày, nên nồng độ testosteron huyết
thanh sáng sớm thường đại diện cho đỉnh giá trò của testosteron trong ngày. Nếu cả
LH và testosteron huyết thanh đều giảm, có thể do bệnh nhân giảm gonadotropin, nên
giới thiệu bệnh nhân đến chuyên gia nội tiết.
C. Các xét nghiệm chuyên khoa:
 Cương dương vật về đêm (NPT – noctunal penile tumescence)


Xét nghiệm này nhằm đánh giá biến đổi về chu vi dương vật trong lúc ngủ.
Dùng để phân biệt rối loạn cương dương do tâm lí hoặc thực thể, nhưng giá trò còn

tranh cãi.
Ở nam giới sau dậy thì, xảy ra 3 -5 lần cương mỗi đêm khi có cử động măt nhanh
lúc ngủ (rapid eye movement sleep). Mỗi lần cương kéo dài khoảng 30 phút và mỗi
chu kì này diễn ra khoảng 90 phút. Số lần và thời gian cương giảm dần theo tuổi. Sử
dụng NPT trong chẩn đoán phân biệt nguyên nhân rối loạn cương dương dựa trên 2 cơ
sở sau:
a) Cơ chế của cương về đêm giống như cơ chế của cương do kích thích tình dục
(chưa được chứng minh)
b) Bệnh nhân bò RLC tâm lí vẫn có cương về đêm (gần như luôn đúng)
Cần chú ý loại trừ dương tính giả (không cương vào đêm đầu tiên khảo sát do giấc
ngủ bất thường ) và âm tính giả (chu vi dương vật thay đổi nhưng mềm trong rối loạn
cương dương do nguyên nhân thực thể)
Nhìn chung, tính chính xác của NPT trong phân biệt giữa rối loạn cương dương
do nguyên nhân thực thể và tâm lí chỉ khoảng 80%. Thử nghiệm NPT chuẩn thường
được thực hiện tại phòng xét nghiệm nên không thực tế và đắt tiền. Những kó thuật
khác tương tự NPT là:
♦ Băng dán dương vật: một băng dán vòng quanh dương vật được đặt tại gốc và
đầu dương vật. Dương vật cương làm căng miếng băng sẽ được ghi lại. Kó thuật này
chỉ đo sự thay đổi về chu vi nhưng không đo được độ cứng.
♦ Băng tự đứt: băng có bán sẵn, được dán xung quanh dương vật ; băng có ba
dải tự đứt khi băng bò căng. Mỗi dải nhựa có sức chòu đựng lực căng khác nhau
( khoảng 80, 100, 120 mm Hg). Băng tự đứt cung cấp một thông số đo lường sơ bộ
về sự thay đổi của chu vi và độ cứng.
♦ Rigiscan là một dụng cụ lưu động được đặt quanh gốc và đầu dương vật , từ đó
chuyển thông tin đến một máy vi tính để do chu vi và độ cứng xuyên tâm. Độ cứng
xuyên tâm không phản ánh lực của trục thân dương vật, do đó giá trò của rigiscan
không chắc chắn

Thử nghiệm thần kinh
Đo điện sinh dương vật (penile biothesiometry) (thử nghiệm rung )Được dùng để

khảo sát ngưỡng của cảm giác rung. Đây là một xét nghiệm có gía trò rất hạn chế vì
nó không phải là một xét nghiệm sinh lí thần kinh.
Các xét nghiệm sau: cần được thực hiện khi bệnh nhân có bệnh thần kinh hay có
bất thường thần kinh phát hiện khi khám lâm sàng, nhưng không nên dùng chúng
thường qui:
a) Thời gian dẫn truyền thần kinhlưng- dùng cho bệnh thần kinhcảm giác ngoại vi
b) Đáp ứng tủy- dùng cho tổn thương thần kinh thẹnvà tủy sống
c) Thử nghiệm cảm giác thân thể thần kinh lưng- dùng cho tổn thương hệ thần
kinh ngoại vi và hệ thần kinh ngoại vi của đường thẹn cảm giác (hướng tâm)


Nghiệm pháp tiêm Papaverin hoặc Prostalandin E1 vào thể hang
Papaverin hoặc Prostalandin E1 là những chất cholinergic gây giãn mạch. Khi
tiêm vào thể hang, theo cơ chế giãn mạch, dương vật được tưới máu và to ra
Cách tiến hành: Tiêm trực tiếp vào vật hang 40 mg papaverin hoặc 2,5-5,0
microgam prostaglandin E1. Theo dõi phản ứng của dương vật:
+ Phản ứng dương tính: sau khi tiêm thuốc, dương vật bò thuốc tác dụng kích thích
hỗ trợ nở to ra. Điều đó chứng minh rằng hệ thống thần kinh đáp ứng hiện tượng
cương dương vật vẫn hoạt động nhưng bò rối loạn. Hiện tượng rối loạn cương dương
vật ở nhóm bệnh nhân này do nguyên nhân thần kinh.
+ Phản ứng âm tính: sau khi tiêm thuốc dương vật vẫn mềm xìu. Như vậy, nguyên
nhân không phải do cơ chế thần kinh mà là do nguyên nhân vận mạch. Nhóm bệnh
này cần tiếp tục làm các thử nghiệm khác về mạch máu.
Khuynh hướng hiện nay nên dùng prostaglandin E1 trong thử nghiệm vì papaverin
hay gây tai biến làm cương đau dương vật (Priapism).
Thử nghiệm mạch máu
a) Thử nghiệm chỉ số tay- dương vật:
Một đầu dò Doppler và một bao quấn quanh dương vật 1,2 cm được dùng để
đo áp lực động mạch dương vật tâm thu. Giá trò này biểu diễn dưới dạng hệ số, với áp
lực máu hệ thống đo tại cánh tay, và kết quả là bất thường nếu chỉ số này < 0,60. Xét

nghiệm này hiện nay ít được thực hiện vì không thể phân biệt động mạch nào của
dương vật bò bệnh hay vò trí nào bò tổn thương
b) Siêu âm Dupplex:
Hình ảnh B mode và các giá trò Doppler thu được nhờ đầu dò 7,5 MHz sau khi
gây cương dương vật bằng thuốc. Thử nghiệm này dùng để đánh giá đường kính cuả
động mạch thể hang và vận tốc dòng chảy, do đó, thông tin về giải phẫu và chức năng
được ghi nhận đồng thời. Vận tốc đỉnh, gia tốc, vận tốc tâm thu và sức đề kháng là
những thông số có thể đo được để cung cấp những thông tin về tình trạng của máu
chảy vào và chảy ra dương vật một cách ít xâm lấn nhất
c) Chụp thể hang và hình ảnh thể hang động khi truyền
Áp lực vàthể tích thể hang được đo sau khi tiêm thuốc giãn mạch vào thể
hang. Đối với người khoẻ mạnh, áp lực thể hang cân bằng được ghi sau 10 phút sẽ đạt
gần bằng áp lực động mạch tâm thu hệ thống (90 mm Hg). Tiếp theo, truyền dung
dòch sinh lí vào thể hang nhờ một kim khác. Lưu lượng dòng chảy để duy trì các áp
lực khác nhau trong thể hang được ghi nhận. Thông thường, tốc độ truyền dưới 5
ml/phút là cần thiết để duy trì đo lường một loạt các giá trò áp lực thể hang. Một khi
áp lưc đạt 150 mm Hg, ngưng truyền và sự “giảm áp lực” (pressure decay) được ghi
nhận sau 30 giây
Thông thường, áp lực không giảm quá 45 mm Hg sau 30 giây. Những bệnh
nhân nghi có dò tónh mạch, dưạ trên các bất thường của khả năng duy trì lưu lượng và
sự giảm áp lực, sẽ được truyền chất cản quangvào thể hang để được xác đònh chẩn



đoán. X quang cho thấy chất cản quang nbằm ngoài thể hang sau khi tiêm papaverine,
phối hợp cho việc mất khả năng duy trì áp lực thể hang, chứng tỏ RLC do “dò rỉ máu
thể hang”. Sự toàn vẹn của động mạch được khảo sát bằng ghi nhận áp lực đóng tâm
thu của động mạch thể hang và được so sánh với áp lực đóng tâm thu của động mạch
cánh tay
d) Chụp động mạch thẹn trong chọn lọc

Chụp động mạch là một thử nghiệm có xâm lấn được chỉ đònh khi nghi ngờ có
RLC do động mạch trên những bệnh nhân dự đònh thực hiện phẫu thuật bắc cầu mạch
máu điều trò RLC. Chụp động mạch thường với thuốc giãn mạch tiêm mạch máu và
thể hang và bệnh nhân được tiền mê để quan sát rõ các mạch máu thể hang
BẢNG BIẾN CHỨNG CỦA TIÊM THỂ HANG
Máu tụ tại chỗ
11%
Đau tại chỗ tiêm
8%
Cương đau dương vật
3%
Xơ cứng dương vật
3%

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG
A. Điều trò không phẫu thuật
1. Thay đổi lối sống
Tránh tình trạng béo phì.
Thường xuyên tập thể dục. Rối loạn cương dương có tỉ lệ cao ở người lười vận
động và tỉ lệ thấp hơn ở người năng vận động. Chú ý tập luyện các nhóm cơ vùng
chậu.
Không hút thuốc lá. Hút thuốc lá gia tăng đáng kể rối loạn cương dương, bệnh tim
mạch, tăng huyết áp, và phải dùng thuốc điều trò (Derby và cộng sự, 2000).
Đi xe đạp đường trường là một yếu tố nguy khác cần bàn luận.
2. Thay đổi thuốc điều trò
Khi bệnh nhân than phiền về suy giảm tình dục sau khi điều trò, rất cần xác đònh
vấn đề liên quan. Thuốc hạ áp làm giảm huyết áp, ảnh hưởng nguyên phát đến sự
cương dương. Các thuốc ức chế α-adrenergic không chọn lọc là nguyên nhân thường
gặp gây ảnh hưởng cương dương. Cần chú ý các thuốc như: methyldopa, reserpine, lợi
tiểu thiazide, spironolactone, ức chế kênh canxi, ức chế men chuyển angiotensin…

Trên bệnh nhân điều trò trầm cảm, SSRIs (selective serotonin reuptake inhibitors)
đã thay thế thuốc chống trầm cảm 3 vòng và MAOs (monoamine oxidase inhibitors)
do hiệu quả điều trò tương đương hoặc tốt hơn nhưng tác dụng phụ ít hơn.
3. Chiết xuất thảo mộc
Nhiều chiết xuất thảo mộc đã được dùng trong nhiều thể kỉ ở nhiều nơi trên thế
giới để trò rối loạn cương dương. Bảng sau tóm tắt một số chất thông dụng và tác dụng
chính đã được tìm thấy trong những nghiên cứu lâm sàng (Campbell 2007):


Ở nước ta, dược thảo có trong:
- Trong một số bài thuốc gia truyền
- Các bài thuốc y học cổ truyền bằng thảo môc trong đó có: nhân sâm, ba dương, dâm
dương hoắc
- 1997 Hàn Quốc giới thiệu bài thuốc mà vò thuốc chính là nhân sâm đỏ.
- Dùng bạch tật lê ( Tribulus ) là một loại cây cỏ mọc ở Bungaria, một số nước Asian,
miền Trung Việt Nam dùng loại cây cỏ này làm thức ăn
4. Dùng các cơ quan của sinh vật
- Hòa vào rượu: sừng tê giác, mật gấu, máu rắn, máu ba ba
- Các món ăn: mào gà trống, lưỡi chim, tinh hoàn dê, tinh hoàn bò rừng trong thời kì
động dục
- Năm 1997, Indonesia công bố bài thuốc dùng tinh hoàn và dương vật cá sấu
Việt Nam có kinh nghiệm dùng tầm chín, rắn độc, cá ngựa, tắc kè
5. Sử dụng các phương pháp hỗ trợ cho sự tưới máu vào dương vật
- Châm cứu
- Xoa kích thích dương vật
- Dùng các chất kích thích xoa vào dương vật
6. Tâm lí-tình dục liệâu pháp
Bệnh nhân không có nguyên nhân thực thể gây rối loạn cương dương hoặc không
bò rối loạn cương dương nên tham gia khóa tâm lí tình dục trò liệu ngắn hạn (6-12
tuần).

Trong rối loạn cương dương do nguyên nhân thực thể, phương pháp này có thể
phối hợp với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả điều trò. Stress, lo lắng có


thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục nên không được xem thường phương pháp này
trong các điều trò nguyên nhân thực thể.
7. Dùng nội tiết tố
Với nhóm do suy tuyến yên qua kết qủa việc đònh lượng các nội tiết tố trong
máu. Dùng thuốc nhóm LH- Gonadotrophin chorionic endo. Biệt dược là Pregryl 1500
IU/ống dùng 1.000- 3.000IU/ 1-3 lần/ 1 tuần
Với nhóm do suy giảm lượng testosteron máu khi lượng testosteron máu hạ
thấp dưới mức bình thường. Bệnh nhân lớn tuổi nên khảo sát kó tình trạng tiền liệt
tuyến, nên đònh lượng PSA máu.
+ Testosteron dạng chích: thường được dùng. Testosteron enanthate hay testosteron
cypionate liều 200-400 mg tiêm bắp mỗi 2-4 tuần.
+ Testosteron dạng uống: thường ít hiệu quả hơn thuốc chích.
Cần chú ý tình trạng vàng da (hồi phục khi ngừng thuốc) và carcinoma tế bào gan.
+ Gel có chứa testosteron bôi ngoài da.
+ Cao dán testosteron ngoài da ở vùng bìu.
Bảng sau liệt kê một số dạng testosteron dùng điều trò

8. Dùng thuốc
Alprostadil qua ngả niệu đạo: thuốc được đưa vào niệu đạo bằng một bơm
nhỏ. Thuốc ngấm qua thể xốp vào thể hang để khởi phát hiện tượng huyết động học
gây cương. Tuy nhiên số bệnh nhân đạt độ cứng để giao hợp chỉ chiếm 1/3 (do thuốc
phải ngấm qua nhiều tónh mạch trung gian để đến thể hang). Nếu dùng dây thắt


dương vật có thể tăng sự ngấm thuốc vào thể hang. Thuận lợi của phương pháp này là
dễ sử dụng so với tiêm thể hang. Đau dương vật, bỏng rát niệu đạo trong quá trình

thuốc thấm là những bất lợi của phương pháp này. Liều lượng dùng cho 1 lần là 250500-1000 microgam.
Sildenafil citrate uống: vừa được đưa vào sử dụng. Thuốc tác động qua cơ chế
ức chế cGMP trong tế bào và giãn cơ trơn thể hang. Thuốc thường dung nạp tốt và có
hiệu quả. Tác dụng phụ nhẹ là nhức đầu, khó tiêu, rối loạn nhẹ màu sắc làm ngưng
dùng ở 5-10% bệnh nhân.
Liều dùng dạng viên nén: 25mg-50mg-100mg/ngày x 2lần 1tuần x 5tuần
Phentolamine uống: gây giãn cơ trơn trực tiếp cũng như ức chế α1 và α2
adrenergic. Thuốc có hiệu quả và an toàn trong điều trò rối loạn cương dương, tuy
nhiên đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.
Apomorphin: là chất đồng vận thụ thể dopamine, đang được thử nghiệm lâm sàng.
Dường như thuốc có tác dụng tốt trên cả bệnh nhân rối loạn cương dương do tâm lý.
9. Tiêm trực tiếp vào vật hang
Đa số bệnh nhân rối loạn cương dương có thể điều trò bằng tiêm thuốc vào thể
hang.
9.1. Tiêm vào vật hang 150ml dung dòch Ringer lactate: nhằm mục đích làm
tăng thể tích ở vật hang, coi như là một phương pháp gây cương cứng dương vật.
Phương pháp này ít có tác dụng vì khối lương dòch sẽ thoát nhanh làm dương vật xìu
mềm nhanh; bênh nhân bò đau khi tiêm căng tức vật hang nên không hào hứng giao
hợp. Đó là chưa nói các biên chứng cứng vật hang, nhiễm trùng vật hang có thể xảy
ra.
9.2. Tiêm Aprostadil (Prostaglandine E1) vào vật hang
Sự an toàn và hiệu quả của phương pháp này đã được chứng minh qua nhiều nghiên
cứu. Chú ý không dùng cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc MAO, bệnh nhân nhạy
cảm với thuốc, bệnh nhân dễ bò cương đau dương vật (Bệnh hồng cầu hình liềm,
leukemia, đa u tủy). Có thể chỉ đònh trong một số bệnh như đái tháo đường, xơ vữa
động mạch và một số bệnh thần kinh tuỷ sống.
Cơ chế tác dụng của Aprostadil là làm dãn mạch ngoại vi đồng thời làm dãn
các cơ trơn do ức chế bài tiết noradrenalin và triệt tiêu sự bài tiết angiotensin.
Alprostadil đơn thuần hay phối hợp với papaverin hoặc phentolamine tiêm
vào thể hang. Nhiều nghiên cứu cho thấy phối hợp 3 thuốc có hiệu quả hơn dùng đơn

thuần. Liều thấp có thể dùng cho bệnh nhân chấn thương tủy sống, bệnh nhân tiểu
đường cần liều cao hơn. Sau khi tiêm 10 phút dương vật sẽ bắt đầu cương lên, duy trì
trong 30 phút đến 6 giờ.
Bệnh nhân cần được xác đònh chẩn đoán và làm thử tại phòng khám. Không nên tiếm
quá 3 lần/tuần. Tỉ lệ chấp nhận từ 65-85% trong đa số nghiên cứu nhưng có đến 50%
ngưng điều trò sau 1 năm. Những lí do chủ yếu làm bệnh nhân ngưng điều trò là: mất
hứng thú tình dục, phục hồi cương tự nhiên, những bệnh nội khoa kèm theo.


Biến chứng của tiêm thể hang đã được liệt kê ở trên gồm: máu tụ tại chỗ, đau tại chỗ
tiêm, cương đau dương vật, xơ cứng dương vật. Trong đó, cương đau dương vật là biến
chứng nguy hiểm có thể gây xơ hóa thể hang vónh viễn. Xơ cứng thể hang là biến
chứng xa thường gặp nhất, do nhiều yếu tố.
10. Dụng cụ hút gây cương
Đây là một trong 3 cách điều trò chính rối loạn cương dương của Hội Niệu
Khoa Hoa Kỳ (AUA). Đây là một phương pháp không xâm lấn.
Bộ dụng cụ gồm một ống hình trụ và một bộ phận hút mà bệnh nhân trùm lên
dương vật tạo áp lực âm để gây cương. Duy trì cương nhờ vòng dây đàn hồi.
Thuận lợi của phương pháp này là dễ sử dụng, giá thành thấp, khá an toàn và
khởi đầu tức thì việc điều trò. Tuy nhiên nếu dụng cụ được giữ yên lâu có thể gây
nguy hại. Bệnh nhân mắc bệnh mạch máu ngoại vi và đái tháo đường không nên
dùng phương pháp này.
B. Điều trò phẫu thuật
1. Các phẫu thuật mạch máu
1.1.Các phẫu thuật trên hệ thống động mạch
Nguyên tắc chỉ đònh chung các phẫu thuật trên hệ thống động mạch khi có hiện tượng
chít tắc cơ giới các động mạch nguyên ủy cuả động mạch dương vật làm cho sự tưới
máu vào dương vật bò hạn chế, dương vật không thể cương cứng được . Gồm các phẫu
thuật sau:
* Hồi phục tuần hoàn động mạch chủ- bụng

Trong trường hợp các mảnh xơ vữa gây chít hẹp động mạch chủ bụng- chậu và
hạ vò (hội chứng Leriche). Cần làm cho máu lưu thông tốt ở những đoạn chít hẹp đó,
có thể tiến hành phẫu thuật theo 2 phương pháp
-Mở động mạch lấy đi mảng xơ vữa làm cho lưu thông lòng ống động mạch, khâu
phục hồi động mạch
-Phương pháp bắc cầu: Dùng 1 đoạn tónh mạch tương ứng khâu nối bắc cầu qua đoạn
chít hẹp. Phương pháp này hợp lí và có hiệu quả hơn
* Hồi phục tuần hoàn động mạch dương vật
Trong trường hợp động mạch dương vật bò chít hẹp; lượng máu tưới vào dương
vật không đủ để đáp ứng việc cương dương vật; phẫu thuật nhằm mục đích để máu
vào dương vật đầy đủ hơn. Có 3 phương pháp
- Phương pháp Michal
Năm 1973, Michal dùng phương pháp nối động mạch thượng vò dưới (inferior
epigastric artery) qua cân Albuginea vào trực tiếp vật hang (phương pháp Michal I).
Phương pháp này về sau không sử dụng vì lượng máu tưới vào vật hang quá nhiều gây
cương đau dương vật kéo dài. Phương pháp Michal II có cải tiến bằng cách nối động
mạch thượng vò dưới vào động mạch lưng dương vật ở dưới đoạn chít hẹp
-Phương pháp của Virag


Năm 1981, Viragdùng phương pháp nối gián tiếp qua 1 đoạn ghép tónh mạch từ động
mạch thượng vò dưới tới tónh mạch mu sâu. Phương pháp này đạt kết quả từ 40-60%
-Phương pháp Đài Loan
Từ năm 1986 Johnny Shiner-Nan Lin ở Đài Loan áp dụng phương pháp phối hợp cả
phương pháp Michal II và Virag. Từ 1986 -1987 đã mổ 9 bệnh nhân và có 7 bệnh
nhân có kết quả tốt (77,8%)
1.2. Các phẫu thuật trên hệ thống tónh mạch
Trong trường hợp có nhiều chỗ rò rỉ ở vật hang hoặc hình thành nhiều tónh
mạch tân tạo từ vật hang làm cho máu tưới vào vật hang chưa đủ gây cương cứng
dương vật đã bò thoát nhanh về tónh mạch trung ương làm cho dương vật không bao

giờ cương cứng được tiến hành các phẫu thuật sau
 Làm tắc tónh mạch mu sâu (Embolisation)
 Buộc- cắt tónh mạch mu sâu và các nhánh bên
 Buộc- cắt tónh mạch ngoại vi và chỗ có các đường rò rỉ
 Buộc phần gốc của vật hang- thắt tónh mạch lưng dương vật
 Động mạch hóa tónh mạch mu sâu bằng cách nối động mạch thượng vò dưới
với tónh mạch mu sâu (phương pháp Virag)
2. Phẫu thuật lắp ghép bộ nha6n ta5o (Prosthetic Surgery)
Là phẫu thuật đặt vào 2 bên vật hang một ống chất dẻo cứng bằng silicone, có chiều
dài phù hợp với từng người làm cho dương vật luôn luôn cương cứng có thể giao hợp
bất cứ lúc nào. Có 2 loại thể hang không bơm phồng được và loại thể hang bơm
phồng được.
+ Thể hang giả không bơm phồng được: không thẩm mỹ như loại bơm phồng
được nhưng rẻ hơn, tương đối dễ gắn nên cũng được dùng trong những trường hợp
chọn lọc. Tỉ lệ nhiễm trùng từ 0.6-8.9%, thường xảy ra trong 3 tháng đầu.
+ Thể hang giả bơm phồng được: có thẩm mỹ và chức năng tốt. Do thỏa mãn
các yếu tố: tính kín đáo và khả năng giao hợp tốt.
Bộ dụng cụ gồm: một đôi trụ bơm phồng được, một túi chứa, một bơm, và một
ống nối các bộ phận này lại. Các trụ ống được gắn vào trong thể hang, bơm nằm trong
bìu và túi chứa nằm trong vùng trước bàng quang sau cơ thẳng bụng. Ép bơm sẽ làm
dòch di chuyển chủ động từ túi chứa sang ống tru làm dương vật cương. Ấn trên van xả
sẽ làm dòch di chuyển thụ động từ trụ ống về túi chứa làm dương vật mềm.
Cho đến nay, bộ dụng cụ đã có nhiều cải tiến làm giảm hỏng hóc cơ học, tăng
tính an toàn và hiệu quả.
3. Phẫu thuật tạo hình các bệnh làm biến dạng hình thể giải phẫu dương vật
Một số bệnh dò tật bẩm sinh hoặc mắc phải làm thay đổi hình thể giải phẫu
dương vật và không thể đưa được vào âm đạể giao hợp như bệnh Peyronie, dương
vật chẻ đôi, dương vật nhỏ, dương vật ngắn. . . cần phẫu thuật tạo hình sưả chữa trả
lại hình thể bình thường cuả dương vật khi cương cứng
3.1. Bệnh La Peyronie

Triệu chứng: có 4 triệu chứng


Sờ thấy các mảng xơ cứng ở vật hang
Dương vật bò cong khi cương cứng
Đau khi giao hợp
Có rối loạn cương dương
Chỉ đònh phẫu thuật khi
Các phương pháp điều trò nội khoa không có kết quả
Dương vật bò cong đến mức không thể đưa vào âm đạo
Bò rối loạn cương dương
Yêu cầu tha thiết cuả bệnh nhân cần được xử trí nhanh
Nguyên tắc cuả phẫu thuật là
Cắt bỏ hết các mảng xơ cứng ở vật hang gây co kéo dương vật
Tạo hình lại vật hang ở tư thế thẳng
3.2. Làm dài dương vật
Trong những trường hợp dương vật quá ngắn không làm thỏa mãn người nữ
trong giao hợp, cần phẫu thuật làm dài dương vật
Nguyên tắc phẫu thuật: Bộc lộ lưng vật hang tới sát chỗ bám tận vào xương
mu bởi một giải cân. Giải phóng vật hang khỏi chỗ bám đó để kéo dài vật hang
xuống. Tạo hình lại chỗ bám tận bằng vạt da ghép hoặc cân giữ trực tràng theo kó
thuật V-Y,Z hoặc Z đôi
3.3. Làm to dương vật
Nguyên tắc phẫu thuật: Dùng các giải mỡ có cuống đặt lên đính vào sát lớp
cân nông dương vật rồi dùng các vạt da di chuyển che kín bọc quanh dương vật.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×