Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

Thông báo tin xấu trong y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.97 KB, 23 trang )

THÔNG BÁO TIN XẤU

ThS.BS CKI. QUÁCH THANH KHÁNH
PHÓ TRƯỞNG KHOA CSGN
BV.UNG BƯỚU TP.HCM



Mục tiêu
• Hiểu được ý nghĩa của cụm từ “tin xấu” và tác
động của nó đối với người bệnh và nhân viên y tế
• Có thể liệt kê các mục tiêu của một buổi trò
chuyện để thông báo tin xấu
• Hiểu được kỹ thuật SPIKES trong thông báo tin
xấu
• Thực hành một trường hợp điển hình áp dụng kỹ
thuật SPIKES


Tin xấu
• “Bất kỳ thông tin làm ảnh hưởng nghiêm trọng và
bất lợi đến viễn ảnh của mỗi cá nhân về tương lai
của họ”
• Người bệnh cần được giải thích và hiểu toàn diện
vấn đề trong hoàn cảnh của họ
• Người thông báo tin xấu phải chuyển tải thông
tin cùng với bối cảnh hình thành tin xấu đó


Mục tiêu
thông báo tin xấu qua trò chuyện:


• Thu thập thông tin từ người bệnh
• Chuyển tải thông tin về tình hình sức khỏe
• Cung cấp những hỗ trợ cho người bệnh
• Nêu ra những điều mà người bệnh có thể hợp tác
để lập kế hoạch cho tương lai


Vì sao việc giao tiếp tốt với người bệnh và gia đình lại quan trọng

Chẩn đoán – giúp đỡ bệnh nhân và gia đình đối diện với tình trạng bệnh
Sức khỏe tâm lý xã hội – giúp người bệnh và gia đình xử lí với các cảm xúc
khó đối mặt
Lựa chọn quyết định điều trị - chia sẻ và lấy người bệnh làm trung tâm
Giải thích rõ tình hình tiến triển bệnh và kế hoạch cho giai đoạn cuối đời của
người bệnh
Hướng dẫn người bệnh và gia đình
chăm sóc về cả thể chất và tinh thần, đảm bảo an toàn cho người bệnh,
tiếp cận và sử dụng thuốc và thiết bị y tế
Chuẩn bị và hỗ trợ cho gia đình người bệnh
Giúp gia đình lựa chọn các quyết định quan trọng, công tác chuẩn bị và
tổ chức tang lễ, và những vấn đề sau khi người bệnh qua đời


Thế thì tại sao lại không trò chuyện?

Các cán bộ y tế thường ngại trò chuyện
với người bệnh/gia đình bởi:
Lo sợ làm phiền lòng và/hoặc làm người bệnh mất hy vọng
Lo sợ người bệnh/gia đình quá xúc động
Thiếu thời gian

Thiếu tự tin/chưa được đào tạo
Sợ cảm giác bị “chai sạn cảm xúc”
“Không phải việc của tôi”


Tránh những vấn đề không mong đợi
Tránh đề cập đến những chủ đề có thể dẫn tới:
Các vấn đề lo lắng gây suy giảm tình trạng sức khỏe
Bệnh tâm lý
Giữ lại những thông tin đáng sợ
Mâu thuẫn trong nội bộ nhóm chăm sóc

Kết quả = dẫn tới thiếu NIỀM TIN


Thực tế
Nếu không được thông báo đầy đủ thông tin về tiên lượng, bệnh
nhân sẽ có khả năng lựa chọn những liệu pháp điều trị tích cực
và có những quyết định khiến họ nuối tiếc
Bằng chứng cho thấy bệnh nhân có thể tham gia trao đổi về vấn
đề này mà ít bị căng thẳng, và̀ vẫn giữ được hy vọng kể̉ cả khi
tiên lượng xấu
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi bệnh nhân biết được tiên
lượng của mình, họ thường cảm thấy hài lòng hơn với việc chăm
sóc và̀ mức độ đau buồn của họ cũng giảm xuống
Trò chuyện thường xuyên có thể rất cần thiết để phòng tránh
tình trạng quá tải cho người bệnh và̀ người chăm sóc, về cả mặt
tinh thần lẫn lượng thông tin đưa ra



Thông báo một thông tin xấu
1. Lên kế hoạch
2. Chia sẻ thông tin
3. Lên kế hoạch cho các bước tiếp theo


Lên kế hoạch
1. Xác định cách người bệnh muốn được nhận thông tin
2. Chuẩn bị trước những điều sẽ nói.
3. Chọn thời gian thích hợp.
4. Tìm chỗ bạn có thể nói chuyện mà không bị quấy rầy. Tắt điện
thoại di động.
5. Hỏi người bệnh (hoặc gia đình) xem họ có muốn người nào khác
cùng có mặt hoặc họ muốn người nào đó không có mặt.
6. Tìm hiểu xem người bệnh hoặc gia đình hiểu biết gì về căn bệnh
và tiên lượng.
7. Đánh giá khả năng tiếp thu thông tin của người bệnh (hoặc gia
đình).
8. Tìm hiểu xem người bệnh (hoặc gia đình) muốn biết đến đâu.


Chia sẻ thông tin
• Ngồi xuống, nếu có thể.
• Tránh nói quá nhiều. Ngắt nghỉ thường xuyên để
người bệnh hoặc gia đình có thể phản ứng và hỏi, và
đánh giá xem họ có hiểu lời bạn nói không.
• Tránh sử dụng từ lóng y học mà người bệnh và gia
đình có thể không hiểu.
• Sẵn sàng đón nhận các loại phản ứng, bao gồm sự
giận dữ, buồn thảm, khóc lóc. Lắng nghe một cách

kiên nhẫn.
• Thể hiện sự cảm thông.


Lên kế hoạch cho các bước tiếp theo
• Những thay đổi trong mục tiêu chăm sóc hoặc địa
điểm chăm sóc
• Các xét nghiệm hoặc các chế độ điều trị tiếp theo
(điều trị bệnh hoặc chăm sóc giảm nhẹ).
• Thảo luận các nguồn lực hỗ trợ tiềm năng.


Kỹ thuật SPIKES:
• Là một hướng dẫn sáu bước thông báo tin xấu do
các bác sĩ của Trung tâm Ung thư Anderson tại Mỹ
biên sọan nhằm giúp các bác sĩ chuyển tải thông tin
về tình trạng bệnh khôngmong muốn cho người
bệnh ung thư
• Nhận thấy việc thông báo tin xấu cho người bệnh là
một nhiệm vụ giao tiếp phức tạp và quảng bá một
cách tiếp cận đơn giản hóa cho những kết quả lạc
quan


6 bước thông báo tin xấu
S.P.I.K.E.S.
• S etting, listening Skills (sắp xếp buổi trò chuyện,kỹ năng lắng nghe)
• P atient’s Perception ( đánh giá nhận thức của bệnh nhân)
• I nvite patient to share Information (để bệnh nhân chia sẻ ý kiến)
• K nowledge transmission ( truyền đạt kiến thức cho người bệnh)

• E xplore Emotions and Empathize ( khám phá cảm xúc và thấu cảm)
• S ummarize & Strategize (tóm tắt và đưa ra chiến lược)


S – sắp xếp buổi trò chuyện
• Sắp xếp vị trí riêng tư
• Mời những người có liên quan
• Chỗ ngồi thoải mái
• Tạo sự liên hệ/kết nối với người bệnh
• Quản lý thời gian và các gián đoạn có thể có


P – đánh giá nhận thức của người bệnh
• Đánh giá hiểu biết của người bệnh về tình trạng
bệnh và quyết định mức độ thông tin mà người
bệnh muốn biết
• “Bạn biết tình trạng sức khỏe của mình thế nào?”
• “Bạn có biết tại sao bác sĩ đề nghị bạn chụp cắt
lớp vi tính không?”
• “Bạn nghĩ kết quả điều trị sẽ thế nào?”


I – lắng nghe ý kiến của
người bệnh
• “Bạn có muốn tôi giải thích thêm hoặc dành
thêm thời gian để thảo luận về ý nghĩa kết quả và
cách xử trí?”
• Để người bệnh quyết định mức độ thông tin
người bệnh mong muốn được biết sẽ làm cho
người bệnh cảm thấy được trao quyền và kiểm

soát bản thân tốt hơn


K – Truyền đạt kiến thức và thông tin cho
người bệnh
• Báo cho người bệnh rằng bạn sẽ thông báo tin xấu –
“Tôi rất tiếc phải nói với bạn rằng…”
• Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, so sánh ví von
• Nhắc lại thông tin nếu cần
• Khuyến khích người bệnh đặt câu hỏi
• Kiểm tra sự hiểu biết về thông tin được thông báo
• Cần tránh cách nói “chúng tôi không thể làm gì hơn
được nữa”


E – khám phá cảm xúc và thấu cảm
• Quan sát cảm xúc của người bệnh – khóc, không
tin, giận dữ, phủ nhận, đau khổ
• Cố gắng xác định cảm xúc đó và gọi tên nó
• Cố gắng xác định nguyên do dẫn đến cảm xúc đó
• Để người bệnh thể hiện cảm xúc, rất khó thảo luận
các vấn đề khác cho đến khi cảm xúc này qua đi.
Tạo khoảng lặng.
• Nhắc nhở người bệnh về sức mạnh của họ và các
nguồn hỗ trợ khác


S – Chiến lược và tóm tắt
• Đảm bảo rằng người bệnh sẵn sàng tham gia
trước khi thảo luận kế hoạch tương lai

• Thảo luận các chọn lựa
• Tóm tắt lại thông tin đã thảo luận và quyết định
đã thông qua
• Cố gắng trình bày những hy vọng có thể có
• Theo dõi kiểm tra sự hiểu biết của người bệnh về
vấn đề được thảo luận và trả lời câu hỏi


Nhân viên y tế
• Thường phải trải qua nhiều cảm xúc mạnh như lo
lắng, gánh nặng của trách nhiệm thông báo tin
xấu và nỗi sợ bị đánh giá không tốt
• Ngại thông báo tin xấu cho người bệnh, đặc biệt
đối với những người bệnh là người dễ bị tổn
thương hoặc trong cơn đau khổ
• Thế tiến thoái lưỡng nan: làm thế nào để trung
thực với người bệnh và không phá vỡ niềm hy
vọng của họ


Bác sĩ
• Bác sĩ, điều dưỡng là người dễ thông báo tin xấu
cho người bệnh hơn, có thể ít bị căng thẳng và
cảm giác bị kiệt sức


Bài này có sử dụng tài liệu của TS. BS. Eric Krakauer
Trường Y khoa Harvard & Bệnh viện Đa khoa Massachusetts
23




×