Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Chính phủ kiến tạo Không làm thay dân mà giúp dân mưu cầu hạnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.47 KB, 40 trang )

VOV.VN - Ơng Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, Chính phủ kiến tạo phát triển thì
khơng làm thay dân, mà tạo mọi điều kiện để người dân mưu cầu hạnh phúc.
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ được kiện tồn, Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc khẳng định xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành động,
Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính. Chính phủ kiến tạo được xem là nhiệm
vụ đặt ra đối với yêu cầu tình hình mới.Chính phủ kiến tạo là gì?Để xây dựng
Chính phủ kiến tạo cần bắt đầu từ đâu?Phóng viên VOV.VN phỏng vấn TS.Nguyễn
Sĩ Dũng, ngun Phó Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội về vấn đề này.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phịng Quốc hội.
Chính phủ kiến tạo phát triển không làm thay dân
PV: Trong các phiên họp gần đây của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xn Phúc
ln nhấn mạnh đến việc xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, Chính phủ hành
động, Chính phủ phục vụ, Chính phủ liêm chính”. Theo ơng, khái niệm “Chính
phủ kiến tạo” cần được hiểu như thế nào?
TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Về mặt khái niệm, Chính phủ kiến tạo phát triển là Chính
phủ tạo mọi điều kiện để sự phát triển có thể xảy ra. Chính phủ kiến tạo phát triển
thì khơng làm thay dân, mà tạo khuôn khổ thể chế và mọi điều kiện cần thiết khác
để từng người dân có thể làm ăn dễ dàng, có thể vươn lên thực hiện các ước mơ,


hồi bão của mình. Khi người dân có điều kiện để mưu cầu hạnh phúc, vươn lên
thực hiện mọi ước mơ, cũng như có năng lực làm chủ cuộc sống, phát triển kinh tế,
có năng lực xây dựng cuộc sống tốt đẹp thì đó là sự phát triển. Sự phát triển đó là
quan trọng nhất, thực chất nhất và bền vững nhất.
Điều quan trọng là Chính phủ phải xây dựng cho được những khuôn khổ thể chế
cần thiết để cho công việc làm ăn của người dân ngày một dễ dàng hơn. Quan
trọng nhất ở đây là quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tài sản phải được bảo
đảm; sự minh bạch phải được tăng cường; các cam kết hợp đồng phải được tôn
trọng và Nhà nước bảo đảm sự tơn trọng đó; các tranh chấp phải được giải quyết
nhanh chóng và hiệu quả; cơ chế cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh tế,


cũng như mọi hoạt động khác phải được bảo đảm.
Một điều kiện quan trọng khác là bộ máy phải hiệu năng, giúp tạo ra những điều
nói trên và bản thân bộ máy khơng tham nhũng.
Một Chính phủ kiến tạo phát triển phải là một Chính phủ tuân thủ pháp quyền.
Chính phủ phải bị pháp luật ràng buộc trước tiên chứ không phải là người dân.
Người dân được làm những gì pháp luật khơng cấm, nhưng các cơ quan của Chính
phủ chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.Và có những ngun tắc pháp lý
khơng thể vượt qua đối với Chính phủ.
Từ việc xây dựng dự án, đề ra chính sách đến việc thực thi pháp luật, quan chức
đều cần bảo đảm một cách chắc chắn rằng, pháp luật cho phép họ làm như
vậy.Trước khi hành động, mọi cơ quan công quyền, mọi công chức thực thi công
vụ đều phải chỉ ra được điều luật cho phép họ hành động.Việc áp dụng các chế tài
của pháp luật nặng với dân, mà nhẹ với quan là khơng thể chấp nhận được.
Một điều kiện nữa, một Chính phủ kiến tạo phát triển là một Chính phủ mà các
quyết sách, chính sách, pháp luật ban hành phải minh bạch và chịu trách nhiệm giải
trình trước nhân dân. Đó là các điều kiện tối thiểu để trở thành Chính phủ kiến tạo.
PV: Như người đứng đầu Chính phủ đã nói “con đường dài nhất Việt Nam là từ
lời nói đến hành động”, nói hay, nói giỏi nhưng khơng được làm và không làm
được chủ yếu vẫn do chất lượng đội ngũ cơng chức hành chính - những người thiết
kế, thực thi chính sách cho quốc gia, thưa ơng?
TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Có một thực tế là nói dễ, nhưng làm khơng dễ. Muốn cắt
giảm khoảng cách giữa lời nói và hành động, trước hết, chúng ta cần nói ít thơi,
đồng thời cũng chỉ nên nói những việc có thể làm được.
Ngoài ra, xác lập chế độ trách nhiệm đối với lời nói cũng rất quan trọng.Một quan
chức đã hứa mà không làm sẽ phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện cho
dân và trước dân.


Xây dựng một nền hành chính- cơng vụ hiệu năng cũng rất quan trọng.Cuối cùng
thì nhiệm vụ của các chính khách là đề ra chính sách, nhưng thực thi chính sách lại

là nhiệm vụ của bộ máy hành chính-cơng vụ.
Lợi ích nhóm ln tồn tại
PV: Có ý kiến cho rằng, cho dù là trách nhiệm tập thể hay trách nhiệm cá nhân thì
suy đến cùng cũng là do lỗi của hệ thống chính sách tạo lỗ hổng cho lợi ích nhóm
chi phối. Ơng có bình luận gì về ý kiến này?
TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Trước hết, lợi ích nhóm mn đời tồn tại, khơng ở đâu
khơng có lợi ích nhóm. Vấn đề là khơng thể hy sinh lợi ích của dân tộc hay của
nhóm lớn hơn cho nhóm bé hơn, nhóm đặc quyền, đặc lợi.
Ví dụ phịng thương mại và công nghiệp Việt Nam đại diện cho các doanh nghiệp,
luôn ln “đấu” để lương tối thiểu thấp; cơng đồn đại diện cho người lao động,
luôn luôn “đấu” để lương tối thiểu cao. Vấn đề không phải là loại bỏ lợi ích nhóm
ở đây, mà là làm sao hài hịa được lợi ích giữa hai nhóm này.Tìm ra được khn
khổ thể chế để họ có thể đàm phán, thương lượng với nhau để bảo đảm sự hài hịa
về lợi ích mới là quan trọng.
Lợi ích nhóm theo nghĩa xấu có nghĩa hy sinh lợi ích của quốc gia, dân tộc, của số
đơng cho nhóm nhỏ đặc quyền đặc lợi. Để vượt qua lợi ích nhóm phải cơng khai
hóa q trình ban hành quyết định, thông tin đầu vào phải khách quan và phải được
điều chỉnh. Thứ hai, tất cả mọi quyết định đều phải chịu trách nhiệm giải trình và
phải giải trình được.Nếu khơng giải trình được thì phải chịu trách nhiệm.Thứ ba,
mọi hoạt động tác động đến chính sách đều phải được điều chỉnh và cơng khai hóa
chứ khơng thể “đi đêm”.

“Chính phủ kiến tạo là phải hành động chứ không thể ngồi trên dân“
VOV.VN - GS.TS Vũ Minh Giang: Chính phủ kiến tạo là phải hành động chứ
khơng thể ngồi trên dân rồi tọa hưởng, tham nhũng, đục khoét.
PV: Theo ơng, chúng ta cần có những giải pháp đột phá gì trong cải cách hành
chính để thực sự xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển?
TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Chúng ta phải có những giải pháp nằm ở khâu thiết kế hệ
thống. Xây dựng Chính phủ kiến tạo phải xác lập rất rõ Chính phủ làm việc gì,
người dân, xã hội làm việc gì.Chính phủ khơng thể ơm đồm làm tất cả, mà phải để



người dân làm phần lớn các công việc. Chuyển từ mơ hình quản lý tồn diện sang
mơ hình kiến tạo đó là việc đầu tiên phải làm.
Để cải cách hành chính phải có sự phân cơng lao động rất rõ trong quản trị quốc
gia. Bộ máy hành chính cơng vụ phải chun mơn hóa, chun nghiệp hóa, khơng
để lẫn lộn sang chính trị. Đó phải là những người được đưa lên bằng trình độ
chun mơn và theo khả năng hồn thành nhiệm vụ và thành tích hồn thành
nhiệm vụ. Đồng thời phải áp dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số để tự động hóa
hầu hết các quy trình.
Mọi cải cách hành chính khơng thể thiếu đạo đức cơng vụ.Bất cứ một quy định nào
của pháp luật mà khơng có đạo đức đi kèm thì đều có thể bị thao túng.
PV: Để quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển liêm chính, hành động
quyết liệt phục vụ nhân dân, theo ông chúng ta cần lưu tâm thực hiện thêm điều
gì?
TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Trước hết cần phải hiểu thế nào là Chính phủ kiến tạo, phải
làm rất rõ khái niệm. Sau khi rõ khái niệm, phải làm rõ nội hàm xây dựng Chính
phủ kiến tạo nghĩa là làm gì.Thứ hai phải tiến hành cải cách thể chế, pháp luật.Nếu
vẫn tồn tại tư duy bao cấp, tư duy thích quản lý thì sẽ rất khó.Thứ ba, một Chính
phủ kiến tạo không thể thiếu một nền đạo đức công vụ, nghĩa là khơng thể thiếu sự
liêm chính.
PV: Xin cảm ơn ông!./.

Chờ một kỳ họp Quốc hội tranh luận và kiến tạo
VOV.VN - Một đại biểu Quốc hội không thể chỉ đứng lên đọc văn bản là xong mà
cần thảo luận, tranh luận, song thực tế “màu sắc tham luận” vẫn là chủ yếu.


Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính,
hành động quyết liệt, tồn tâm tồn ý phục vụ nhân dân

Thủ tướng đánh giá công tác cải cách hành chính thời gian qua đã đạt một số kết
quả bước đầu.Tuy nhiên, bộ máy còn cồng kềnh, thể chế còn phức tạp. ..

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Bệnh quan liêu chưa giải quyết được. Cán bộ công chức, viên chức đông nhưng
chưa mạnh, chưa hết lịng phục vụ nhân dân. Cịn có tình trạng xin cho, nhiều
trường hợp nhũng nhiễu dân, nhất là những cấp liên quan đến người dân và doanh
nghiệp.
“Cải cách hành chính thời gian tới là nhiệm vụ nặng nề để phát triển kinh tế đất
nước. Chính phủ nói riêng và cả bộ máy hành chính Nhà nước nói chung cần phải
quyết tâm xây dựng một Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động
quyết liệt, tồn tâm tồn ý phục vụ nhân dân. Cơng việc này khơng dễ dàng, vì bản


chất là thay đổi căn bản phương pháp quản lý, lề lối, tác phong và ý thức của từng
cá nhân trong bộ máy công quyền”, Thủ tướng nêu rõ.
Về giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng nêu ra đầu tiên là giải pháp về con
người. Phải đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý cán bộ, công chức, từ khâu tuyển
dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm để chọn người tài, có
phẩm chất đạo đức. Đi liền với đó là thực thi nghiêm túc việc tinh giản biên chế,
gắn với cải cách tiền lương, kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những người không đáp
ứng yêu cầu, tiêu cực, nhũng nhiễu.
Cán bộ phải giỏi nghiệp vụ, có đạo đức để phục vụ nhân dân, phải thấm nhuần 3
xin là "xin chào, xin hỏi, xin cảm ơn" và và cả xin lỗi. “Thậm chí Thủ tướng mà đi
vào đường phố, mặc dù đã đi trước, đi bộ hàng cây số rồi, xe vẫn đi phía sau, Thủ
tướng khơng biết được. Nhưng khuyết điểm đó vẫn có trách nhiệm của Thủ tướng
trong việc quán xuyến, cũng phải xin lỗi người dân để người dân thông cảm", Thủ
tướng nói sự việc đồn xe tháp tùng đi vào phố đi bộ ở Hội An.
Thủ tướng cho rằng trước đây chúng ta chỉ quan tâm ban hành chính sách nhằm
quản lý chặt chẽ theo hướng tạo thuận lợi cho cơ quan Nhà nước, chưa quan tâm

đến đối tượng chịu tác động cũng như ảnh hưởng của chính sách đó trong xã hội.
Khơng thể kéo dài tư duy cái dễ thì dành cho cơ quan nhà nước cịn cái khó thì đẩy
về phía người dân.
Cần thay đổi từ tư duy quan liêu, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ, mọi
cơ chế, mọi chính sách được ban hành và thực hiện đều lấy sự thuận tiện cho người
dân và doanh nghiệp làm mục đích tối thượng. Phải chấp nhận khó khăn về phía
nhà nước, về phía cán bộ quản lý, đồng thời phải tạo được thuận lợi cho người dân
và doanh nghiệp. Các bộ trưởng, trưởng ngành, lãnh đạo các địa phương cần thực
hiện đối thoại với người dân, doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc
khó khăn.
Về việc xây dựng Chính phủ liêm chính, Thủ tướng nhấn mạnh, mọi chính sách,
mọi việc làm của cán bộ cơng chức đều phải vì lợi ích của nhân dân, khơng để lợi
ích nhóm chi phối. Các thành viên Chính phủ và tồn bộ đội ngũ cơng chức các
cấp chính quyền đều phải giữ gìn bản thân, liêm khiết, trong sạch, khơng vì lợi ích
cá nhân. Việc ích nước lợi dân thì phải kiên quyết làm.
Chính phủ phải quản lý bằng pháp luật, bản thân Chính phủ đó cũng phải nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật, đây là tinh thần thượng tôn pháp luật. Bất cứ cán bộ
công chức nào đều phải nghiêm túc thực hiện pháp luật, phải thực hiện nghiêm kỷ


luật, kỷ cương. Mọi việc làm phải công khai minh bạch và trách nhiệm giải
trình.Khi có sai phạm dù cấp nào cũng phải xử lý nghiêm.
Thủ tướng cũng yêu cầu phải khẩn trương xây dựng Chính phủ điện tử.
“Việc này nói thì dễ nhưng làm rất khó.Phải làm sao qua mạng, từ Thủ tướng tới
Bộ trưởng đến Chủ tịch UBND các cấp đều biết được, quản lý được toàn bộ quy
trình xử lý văn bản của cả hệ thống. Cán bộ, chuyên viên ai làm chậm, ai ngâm văn
bản lâu, ai làm tốt, làm nhanh, chính xác đều phải cơng khai. Việc này giúp cho
công tác đánh giá, bổ nhiệm cán bộ và qua mạng này, người dân có thể tham gia
phản biện, góp ý với cơ quan nhà nước.”, Thủ tướng nói.
Về vấn đề xã hội hóa, Thủ tướng nhấn mạnh những gì thị trường làm tốt hơn thì để

thị trường làm.Tổ chức bộ máy cần phải gọn nhẹ, hiệu quả hơn, qua đó, giúp tinh
giản biên chế, giảm gánh nặng ngân sách.Làm rõ thẩm quyền từng cấp, từng
ngành, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.
“Việc nào thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh thì các đồng chí
phải làm chứ khơng đẩy lên Thủ tướng, Phó Thủ tướng.Cần tiếp tục làm rõ, phân
cấp rõ việc này hơn trong thời gian tới”, Thủ tướng bày tỏ.
Thủ tướng cũng lưu ý bộ máy chính quyền phục vụ phải quan tâm tới cả những
việc nhỏ nhưng thiết thực cho dân.
“Tơi có nói trước Quốc hội là phải chăm lo cho con cháu chúng ta trong học hành,
trong đó có việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các nhà vệ sinh ở trường học.
Nhân đây, tôi hoan nghênh thành phố Hà Nội, TPHCM và một số địa phương đã
đặt vấn đề này, bỏ ra nhiều tỉ đồng bằng các nguồn lực khác nhau để làm”, Thủ
tướng chia sẻ.
Cần đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, phải tạo thuận lợi nhất cho
doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả việc giảm thanh tra, kiểm
tra đột xuất. Chỉ thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê
duyệt và khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương, cần gương mẫu nghiêm túc thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí, hình thức.
“Chính phủ phục vụ khơng phải Chính phủ hưởng thụ. Không phải dân nộp thuế để
ta muốn làm gì thì làm, phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ tài chính cơng để từng đồng
tiền thuế của dân đều phải sử dụng một cách hiệu quả, vì lợi ích chung của người


dân và của xã hội. Chúng ta không thể vô trách nhiệm trước đồng tiền hạt gạo của
dân”, Thủ tướng yêu cầu.
Nhân đây, Thủ tướng cũng đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương vừa qua đã
nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng không tặng hoa, không chúc mừng
thành viên Chính phủ khi được Quốc hội bầu và phê chuẩn.
“Tôi mong rằng, mỗi việc làm tuy nhỏ nhưng tạo thành ý thức lớn trong toàn xã

hội để chống xa hoa, lãng phí, hình thức, cái gì cũng dùng tiền ngân sách, có phải
tiền túi đâu, đó chính là cải cách hành chính cơng, tài chính cơng một cách thiết
thực hiệu quả”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ phải có
chương trình hành động cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới cách làm
và đặc biệt xây dựng, nhân rộng các mơ hình tốt.


TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội:
Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, đáp ứng được mong mỏi của người dân

TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trao đổi
với Nhân Dân hằng tháng về Chính phủ mới vừa được Quốc hội thơng qua.
Chính phủ mới với những đổi mới ghi dấu ấn thời gian qua sẽ làm gì để vượt
qua những khó khăn, thách thức, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân trong nhiệm
kỳ mới.
Nhiều vấn đề nóng đã được Chính phủ đề cập trực diện, thẳng thắn
Ơng suy ngẫm gì khi Thủ tướng Nguyễn Xn Phúc khẳng định sẽ xây dựng Chính
phủ kiến tạo, phục vụ, liêm chính?


Đến thời điểm này, sau khi được Quốc hội thông qua, bộ máy của Chính phủ đã
định hình xong và có thể nói câu slogan của Chính phủ nhiệm kỳ này tóm tắt bằng
tám chữ: Chính phủ kiến tạo, phục vụ, liêm chính, cơng khai. Tám từ này cũng
miêu tả đầy đủ nhiệm vụ, mục tiêu mà Quốc hội khóa XIV hướng tới và cũng là
tóm tắt những nhiệm vụ của Chính phủ trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII.
Đây là một xu thế chung của các nước trên thế giới. Những vấn đề Chính phủ đặt
ra ở tầm vĩ mô, không đi vào sự vụ, đồng thời cũng đáp ứng được niềm mong mỏi
của nhiều tầng lớp nhân dân. Đối với nguời dân, họ cảm thấy đây mới là Chính phủ
thật sự của họ, bởi thơng qua việc xây dựng Chính phủ cơng khai, nguời dân có thể

giám sát được cơng việc của Chính phủ.
Mục tiêu Chính phủ hướng tới là kiến tạo, phục vụ, phù hợp quan điểm Chính phủ
khơng làm thay doanh nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội mà chỉ tạo điều kiện
cho người dân kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ của Chính phủ là
tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp và phục vụ tốt nhất các yêu cầu trong
q trình phát triển doanh nghiệp.
Nhưng bên cạnh đó, cũng có những vấn đề đặt ra với Chính phủ, như việc bộ máy
vẫn theo mơ hình Chính phủ trước đó liệu có thể đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ
mà Chính phủ mới đặt ra hay khơng? Sự phân cấp giữa trung ương và địa phương
theo ngành dọc hay theo chiều cắt ngang của Chính phủ là chưa rõ. Cách đây một
tháng, Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố đóng cửa rừng nhưng tại sao tỉnh Bình
Phước vẫn mở cửa để chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
để trồng cao-su? Phân cấp, phân quyền ở đây là chỗ nào?
Người dân đang mong mỏi từ nay đến kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, Chính
phủ có một chương trình hành động đáp ứng được những yêu cầu nghị quyết Đại
hội XII của Đảng, đề ra được phương pháp thực hiện slogan của Chính phủ.
Ơng đánh giá thế nào về hoạt động của Chính phủ mới trong thời gian vừa qua?
Trong một thời gian ngắn, Chính phủ đã bắt tay vào việc xử lý sự cố mơi trường do
Formosa gây ra. Đây là vấn đề nóng bỏng, cực kỳ phức tạp được dư luận cả nước
theo dõi, nhưng theo tơi Chính phủ đã xử lý tốt. Bên cạnh đó, Chính phủ đã kế tục
được những mặt mạnh của các Chính phủ tiền nhiệm, cải thiện mơi trường đầu tư
kinh doanh, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và đối thoại với nguời lao động .


Cuộc đối thoại của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với năm nghìn người lao động là
một nét mới, biểu hiện của Chính phủ phục vụ.
Nhiều vấn đề nóng bỏng trong xã hội đã được Chính phủ khóa mới đề cập một
cách thẳng thắn, trực diện và quyết liệt. Thí dụ: Chính phủ u cầu thanh tra tồn
diện vụ Mobifone mua lại Công ty AVG, xử lý sai phạm luân chuyển ông Trịnh
Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Vụ ơng Trịnh Xn Thanh có

thể là biểu hiện của lợi ích nhóm. Sự trì trệ đổi mới quản lý nhà nước trong bao
năm qua cũng do một bộ phận cán bộ, đảng viên đã tha hóa biến chất, lợi dụng cơ
chế chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật để tạo lợi ích cho nhóm người
thân của mình. Lợi ích đó có thể là tiền, cũng có thể là tạo ra vị thế xã hội, tạo ra
các mối quan hệ để trục lợi.
Theo tôi, vấn đề đặt ra đối với Chính phủ bây giờ là định hướng chương trình hành
động của nhiệm kỳ này là như thế nào, phải tuyên ngôn rõ ràng công khai để người
dân biết và giám sát được.
Phải đổi mới mơ hình tăng trưởng
Ơng nhìn nhận tân Chính phủ đang đối diện với thách thức gì?
Chưa có bao giờ mà tình hình đất nước lại khó khăn như thế này, khó trong nội tại
kinh tế, khó trong điều kiện quốc tế. Về điều kiện nội tại: sau năm năm đổi mới mơ
hình tăng trưởng thì kết quả đạt được rất khiêm tốn trên ba lĩnh vực đặc biệt là đầu
tư công, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp nhà nước, để lại di chứng cho nhiệm
kỳ này. Chúng ta nhìn thấy trả nợ cơng cả gốc lẫn lãi đã vượt quá 26% nguồn thu,
thu nội địa có xu hướng khơng tăng so với các năm trước.
Về điều kiện quốc tế, tình hình khác so với năm trước, ngày càng thể hiện rõ tinh
thần của các nước trên thế giới là khơng có đồng minh vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích
vĩnh viễn. Hơn bao giờ hết, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do” và chúng ta phải hiểu được độc lập
trong kinh tế thị trường, hội nhập là như thế nào.
Theo ơng, Chính phủ cần đưa ra những giải pháp nào để vượt qua thách thức, đưa
nền kinh tế phát triền bền vững và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình?
Việt Nam nếu có rơi vào bẫy thu nhập trung bình thì phải 20 năm nữa. Khái niệm
bẫy thu nhập trung bình là của các nước đạt thu nhập trung bình 5.000 - 6.000
USD /người, rồi loanh quanh ở đó, khơng bứt lên được. Ở Việt Nam thu nhập bình
qn đầu người mới chỉ 2.000 USD, vẫn còn thấp và dư địa cịn 46% dân số nơng
nghiệp, 12 triệu hộ là nông dân.



Theo tơi, giải pháp đúng đắn nhất để thốt khỏi bẫy thu nhập trung bình là chúng ta
thực hiện tốt nghị quyết Đại hội XII của Đảng và chiến lược kinh tế xã hội được
Đại hội thông qua để đưa Việt Nam thành nước công nghiệp. Cốt lõi là thay đổi mơ
hình tăng trưởng. Nhà nước phải chọn việc để làm và làm trong bao lâu thì chuyển
giao cho xã hội.
Thí dụ: Cách đây 20 năm khơng ai nghĩ Việt Nam trở thành cường quốc dệt may,
da giày. Nhưng hiện nay, chúng ta có tổng giá trị xuất khẩu 27 - 28 tỷ USD /năm từ
dệt may, da giày. Được vậy vì thị trường mở cửa khi chúng ta hội nhập WTO. Khi
chúng ta vào TPP, các sản phẩm dệt may có sợi xuất xứ từ Việt Nam sẽ được giảm
thuế hàng tỷ USD. Để đáp ứng được yêu cầu sợi có xuất xứ từ Việt Nam, chúng ta
phải có nhà máy sản xuất sợi. Nhưng với một nhà máy sản xuất có quy mơ 4-5 vạn
cọc sợi, vốn đầu tư cỡ 200 triệu USD, có doanh nghiệp tư nhân nào đủ sức đầu tư?
Vậy, ở đây là Nhà nước phải bỏ vốn đầu tư, sau khi đầu tư xong thì rút dần cổ phần
để đầu tư sang ngành khác, như cơng nghiệp phụ trợ.
Nhưng Nhà nước đầu tư có dẫn tới những dự án thua lỗ hay cả nghìn tỷ đồng phải
nằm “đắp chiếu” như Nhà máy đạm Ninh Bình, Nhà máy gang thép Thái Ngun?
Phải nói thẳng là trong 10 năm vừa qua, hơn 40 nghìn tỷ đồng đầu tư công đến đây
cho hiệu quả kinh tế là con số 0. Có thể thấy ba nhà máy đạm Ninh Bình, Vinashin
và giấy Tân Mai cho thấy sự lãng phí và thua lỗ quá nặng nề, hiệu quả đầu tư có
thể nói là âm. Nếu nhà máy đạm Ninh Bình vẫn sản xuất, mỗi năm chúng ta bù lỗ
một nghìn tỷ đồng. Vấn đề ở đây là khơng gắn các dự án này với chuỗi giá trị và
đổi mới mơ hình tăng trưởng. Chẳng hạn với đối với dệt may, cho cơ chế đầu tư
nhưng nó phải gắn với chuỗi giá trị, chứ không thể giống dự án đầu tư nhà máy
gang thép Thái Nguyên, nếu bây giờ đầu tư thêm bốn nghìn tỷ đồng vẫn khơng thể
trả lời câu hỏi: nhà máy có lãi hay khơng? Chúng ta không gắn đầu tư ấy với người
chủ của tiền vốn, không gắn với thị trường.Trong thế giới phẳng, Trung Quốc đang
thừa 60 triệu tấn thép/năm, chúng ta sản xuất ra thép liệu có cạnh tranh được?Nếu
chúng ta khơng đổi mới cách thức đầu tư, không tái cơ cấu doanh nghiệp thì sẽ gặp
khó khăn.Tơi muốn nhấn mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp thì trọng tâm là doanh
nghiệp nhà nước nhưng các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cũng phải

tiến hành đổi mới doanh nghiệp.Điển hình như doanh nghiệp tư nhân Hồng Anh
Gia Lai vẫn quản trị mang tính chất gia đình, nên vừa qua đã gặp rất nhiều khó
khăn.


Theo tôi, phải xác định rõ động lực phát triển trong thời gian tới là lợi
nhuận.Khơng có cái gì khác. Phải nói một điều cay đắng nhưng thật đó là nước
ngồi đầu tư vào Việt Nam khơng phải vì u đất nước này mà vì có thể thu lợi
nhuận ở đây cao hơn đất nước họ. Vì vậy, chúng ta phải kết hợp hài hịa lợi ích của
nhà đầu tư và người lao động, bảo vệ tài nguyên và môi trường thiên nhiên. Đã qua
thời kỳ coi ống khói nhà máy vươn cao tỏa khói là một biểu hiện của cơng nghiệp
hóa, giờ đây phải xem nó là tác nhân gây tổn thương mơi trường và bầu khí quyển.
Quốc hội có mối liên hệ như thế nào với Chính phủ khi Chính phủ chuyển đổi theo
hướng trở thành Chính phủ kiến tạo, phục vụ?
Quốc hội là cơ quan ban hành các văn bản pháp quy, bảo đảm cho Chính phủ hoạt
động trong hành lang pháp lý để đạt được mục tiêu, nghị quyết đã đề ra. Giữa
Quốc hội và Chính phủ có mối liên hệ hữu cơ.Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện
vọng của người dân cả nước, Chính phủ là người thực hiện mong muốn của người
dân.Quốc hội tạo điều kiện tối đa để Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm được
sự công khai. Công khai để người dân nhìn thấy quyền của mình được thực hiện
như thế nào và họ có thể giám sát quyền ấy.
Xin cảm ơn ơng!
Chính phủ đã kế tục được những mặt mạnh của các Chính phủ tiền nhiệm, cải
thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp và đối
thoại với nguời lao động .

Chính phủ kiến tạo và phục vụ liệu đã đủ?


Sẽ khơng thể có một nền kinh tế nào có thể phát triển mạnh mẽ nếu như mọi

quyết sách mà cấp cao nhất vạch ra đều bị biến dạng khi được đưa ra thực
hiện trong thực tế bởi các cấp thừa hành, dù những quyết sách đó có hợp lý
đến mức nào chăng nữa.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang trong một giai đoạn đầy phấn khích, khi
hàng loạt các động thái lắng nghe ý kiến, cam kết thay đổi và tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp (DN) hoạt động đã được Chính phủ cùng các bộ ngành thực hiện
trong thời gian qua. Hai sự kiện được xem là tín hiệu cải cách cho nền kinh tế Việt
Nam là kế hoạch “quốc gia khởi nghiệp” trong đó hướng tới mục tiêu Việt Nam
đến năm 2020 sẽ có 1 triệu DN, và Nghị quyết 35 vừa được Chính phủ cơng bố,
trong đó trình bày đầy đủ các chính sách hỗ trợ DN trong nước phát triển.
Các vấn đề cải cách thể chế để tạo thuận lợi cho nền kinh tế cũng được đặt ra,
trong đó mục tiêu mà Chính phủ hướng tới là trở thành một chính phủ kiến tạo và
phục vụ, thay vì điều hành nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính như trước. Tất
cả các doanh nghiệp và người dân cả nước đều đang kỳ vọng vào bước ngoặt thực
sự mà các cam kết này đã đặt ra.Nhưng mục tiêu về một chính phủ kiến tạo và
phục vụ liệu đã đủ?
Nghị quyết 35 vừa được Chính phủ cơng bố đang tạo ra một làn sóng thực sự trong
cộng đồng DN và các chuyên gia kinh tế ở Việt Nam thời điểm hiện tại, khi nó
được đánh giá là nghị quyết đầy đủ nhất và toàn diện nhất trong việc đề ra các giải
pháp hỗ trợ DN phát triển về dài hạn. So với một số nghị quyết trước đó như Nghị
quyết 19/2014 và Nghị quyết 19/2015 thì Nghị quyết 35 lần này được đánh giá là
toàn diện hơn cả. Hầu hết các vấn đề chính yếu đối với DN hiện nay đều được liệt


kê cặn kẽ, từ hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, cho đến bảo vệ DN, tháo gỡ khó
khăn trong môi trường đầu tư kinh doanh. Đồng thời nghị quyết cũng đề cập và
cam kết sẽ cải cách hành chính, bảo vệ quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực, cùng
các biện pháp giảm thuế phí và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của DN.
Đây có thể xem như là một bước tiến quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam theo
đúng tinh thần nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 12 được thơng qua, trong đó xác

định khu vực DN tư nhân là động lực chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế. Và khơng
nghi ngờ gì việc nếu Nghị quyết 35 được thực hiện đầy đủ và toàn diện trong thực
tế, thì những lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế sẽ là rất lớn. Tuy nhiên, để
Nghị quyết 35 thực sự đi vào nền kinh tế và phát huy đầy đủ tất cả những hiệu quả
của mình, thì vẫn cịn một chướng ngại quan trọng cần vượt qua. Đó là khả năng
thực hiện nghị quyết trong thực tế.
Không phải ngẫu nhiên khi cả hai nghị quyết trước đó là Nghị quyết 19/2014 và
19/2015 đều được đánh giá là rất tốt, quy định rõ ràng các vấn đề như cải cách thủ
tục hành chính, thủ tục hải quan... và so với Nghị quyết 35 thì cũng khơng quá thua
kém, nhưng không được cộng đồng DN đánh giá cao. Theo nguyên Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh thì đó là do hiệu quả thực hiện trên thực tế
hai nghị quyết trên không thực sự lớn.
Ông Vinh cũng thừa nhận một cách thẳng thắn: “Về mặt nghị quyết, các văn bản
pháp luật và các cấp chính quyền chỉ đạo rất quyết liệt và có cải thiện đáng kể
trong tháo gỡ rào cản khó khăn cho DN, tuy nhiên thực tế có một khoảng cách
khơng nhỏ giữa các luật đưa ra, các chỉ đạo của Chính phủ với cấp thực hiện”. Ông
cũng chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình rằng nhiều DN lớn có nhỏ có đều phàn
nàn rằng nghị quyết, văn bản pháp luật quy định như vậy, nhưng khi đến cấp thực
hiện thì hồn tồn khơng phải vậy.
Điều này có nghĩa là giữa nghị quyết của Chính phủ với cấp thực hiện ln có một
khoảng cách đáng kể. Và một nghị quyết tồn diện, được đánh giá rất cao như
Nghị quyết 35 hiện tại, cũng hồn tồn có thể rơi vào tình trạng tương tự. Điều này
đồng nghĩa với việc, nếu không cải thiện đáng kể nguyên nhân chủ yếu đã gây ra
tình trạng kém hiệu quả của những nghị quyết trước đó của Chính phủ về vấn đề
cải thiện mơi trường đầu tư, thì rất có thể những hiệu quả trên thực tế mà Thủ
tướng cùng các bộ ngành kỳ vọng ở Nghị quyết 35 sẽ không được như mong đợi.
Chỉ đến khi Nhà nước và Chính phủ thực sự có những giải pháp mạnh mẽ và quyết
liệt để chấn chỉnh tình trạng không tuân thủ các văn bản pháp luật như Nghị quyết
Chính phủ ở các cấp thi hành phía dưới, thì các mục tiêu quan trọng về cải cách
nền kinh tế mà Nghị quyết 35 ghi nhận mới có thể được thực hiện trong thực tế.

Đây cũng sẽ là thách thức lớn nhất đối với mục tiêu mà Thủ tướng đặt ra là hướng
tới một chính phủ kiến tạo và phục vụ trong thời gian tới.Một chính phủ kiến tạo
và phục vụ về lý thuyết sẽ chỉ tập trung vào việc cải cách nền kinh tế thông qua


hoàn thiện cơ sở pháp luật, các quy định tạo thuận lợi cho một nền kinh tế thị
trường hoạt động ổn định. Vì thế, việc để tình trạng các cấp thi hành phía dưới
khơng tn thủ các văn bản pháp luật mà Chính phủ thực hiện, sẽ là một cản trở và
thậm chí là thách thức nghiêm trọng đối với một chính phủ tập trung vào kiến tạo
và phục vụ. Sẽ khơng thể có một nền kinh tế nào có thể phát triển mạnh mẽ nếu
như mọi quyết sách mà cấp cao nhất vạch ra đều bị biến dạng khi được đưa ra thực
hiện trong thực tế bởi các cấp thừa hành, dù những quyết sách đó có hợp lý đến
mức nào chăng nữa.
Ngoài ra, cũng cần phải kể đến việc, Nghị quyết 35 dù hồn chỉnh đến mấy thì
cũng vẫn chỉ là bước đi đầu tiên trong quá trình cải cách nền kinh tế của một chính
phủ kiến tạo và phục vụ. Việc cởi trói cho một bộ phận trong nền kinh tế chưa thể
coi là việc cải cách cả một nền kinh tế. Có thể thấy rõ rằng dù Nghị quyết 35 đã đề
cập đến khá nhiều những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng DN, nhưng đó
vẫn chưa phải là việc cung cấp những điều kiện cần thiết để đưa khối DN tư nhân
trở thành động lực chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế mà nghị quyết đại hội Đảng
đã tuyên bố.
Hiện tại cơ chế bộ chủ quản vẫn chưa được gỡ bỏ với các DN nhà nước, và quyền
lợi được phép tiếp cận phần lớn nguồn lực về tài chính và tài nguyên của đất nước
vẫn chưa được gỡ khỏi tay các DN nhà nước. Nó vẫn đang cho thấy Nhà nước và
Chính phủ vẫn chưa thực sự đưa ra những biện pháp mạnh cần thiết với khối quốc
doanh. Chỉ đến khi nào phần lớn nguồn lực tài chính và tài nguyên được trao vào
tay khối DN tư nhân, thì khi đó mới có thể nói rằng Nhà nước và Chính phủ thực
sự coi khu vực này là động lực chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Nhàn Đàm (bài viết có sử dụng một số thông tin từ The Saigon Times, CafeF,
Cafebiz)- />


Ý KIẾN
Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế
phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức
sáng tạo.

PGS.TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư. Ảnh: Quốc Huy/BNEWS/TTXVN
Trong thời gian gần đây, trên các sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng,
vấn đề xây dựng một “Nhà nước kiến tạo phát triển” được bàn luận rất sôi nổi.
BNEWS xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện
Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vấn đề này.
Để triển khai thực hiện thành công những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
được Đại hội XII của Đảng đề ra, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tập
trung chỉ đạo việc phát triển doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh
doanh, xem xét loại bỏ quy định các quy định không hợp lý, các rào cản, các loại
“giấy phép con”… đang cản trở sự hình thành và phát triển doanh nghiệp…
Tất cả nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng cho
doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu cùng phát triển, nâng cao năng lực cạnh
tranh.Thủ tướng Chính phủ cũng đề cập đến việc cần xây dựng một Nhà nước kiến
tạo phát triển, phục vụ và liêm chính.
Vậy Nhà nước kiến tạo phát triển là gì?Tại sao cần đặt vấn đề xây dựng Nhà nước
kiến tạo phát triển trong điều kiện tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới và tích
cực, chủ động hội nhập quốc tế hiện nay?


Về mặt học thuật, vấn đề chức năng của Nhà nước từ lâu đã được các học giả phân
tích, khái quát từ lịch sử lâu dài phát triển xã hội loài người. Trong lĩnh vực kinh
tế, một trong những vấn đề trung tâm là xác định rõ vai trò của Nhà nước trong
phát triển kinh tế, hay chức năng kinh tế của Nhà nước trong quản lý sự phát triển

kinh tế - xã hội.
Những quốc gia kinh tế thịnh vượng, người ta đều thấy ở đó những dấu ấn tích cực
của Nhà nước trong luật pháp, chính sách kinh tế tạo thuận lợi cho các hoạt động
sản xuất kinh doanh sáng tạo, năng động, duy trì và ni dưỡng được động lực
phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng, khái niệm Nhà nước kiến tạo phát triển được học
giả Chalmers Ashby Johnson đưa ra lần đầu năm 1982, với nội dung là “một mơ
hình quản lý trong đó nhà nước đề ra các chính sách mang tính định hướng phát
triển, tạo mơi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm
năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát để phát
hiện các mất cân đối có thể xảy ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô”.

Nhà nước tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo
và đóng góp cho xã hội. Ảnh minh họa: TTXVN


Ý tưởng về mơ hình Nhà nước như vậy vẫn tiếp tục được các nhà nghiên cứu bổ
sung, phát triển trên cơ sở những phân tích, tổng kết thực tiễn sinh động và phong
phú của phát triển kinh tế thế giới hiện đại.
Khi nói tới mơ hình Nhà nước kiến tạo phát triển, có ý kiến cịn nêu về ba đặc tính
tiền phong: (i) Từ chức năng kiểm sốt sang quản trị và kiến tạo; (ii) Nhà nước sẽ
mạnh khi mỗi người dân cảm thấy đây là thiết chế đại diện cho mình; và (iii) Quản
trị rủi ro (hơn là giải quyết sự việc khi đã rồi). (Xem: Nguyễn Chính Tâm: Thông
điệp của Thủ tướng và bước ngoặt 2014. />Ở Việt Nam, trên trang baodientu.chinhphu.vn nhân dịp đầu năm mới 2014, có
đăng bài “Thơng điệp năm mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, trong đó có
đoạn viết: “Để phát huy tốt nhất quyền làm chủ của Nhân dân, Nhà nước phải làm
tốt chức năng kiến tạo phát triển.
Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù
hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì
lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội. Chỉ khi dân giầu thì nước mới

mạnh.
Xã hợi hóa không chỉ để huy động các nguồn lực mà còn tạo điều kiện cho xã hội
thực hiện những chức năng, những cơng việc mà xã hội có thể làm tốt hơn.Và chỉ
như vậy mới có thể xây dựng được một bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu
lực, hiệu quả”.
Rõ ràng là, tư tưởng về việc xây dựng một nhà nước có chức năng kiến tạo phát
triển và phải làm tốt chức năng này cho phù hợp với điều kiện chuyển sang nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế là phù hợp với xu thế
chung và đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.
Trong bối cảnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đột phá thể chế để chuyển sang nền
kinh tế thị trường “hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị
trường, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch” như Đại hội XII của Đảng đã khẳng
định, có thể thấy chức năng kiến tạo phát triển của Nhà nước trong giai đoạn này
được thể hiện qua những nội dung chính yếu sau.
Một là, quản lý tốt q trình chuyển đổi, đảm bảo tính định hướng thị trường được
thực hiện một cách vững chắc, minh bạch và hiệu quả.30 năm đổi mới là một
khoảng thời gian dài đối với việc thiết lập nguyên tắc cơ bản của thể chế kinh tế thị
trường.


Nửa cuối thế kỷ trước, với khoảng thời gian ấy, một số nền kinh tế trong khu vực
Đông Nam Á quanh ta (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore…) đã trở thành nền kinh
tế mới cơng nghiệp hóa, năm 1986 Hàn Quốc đã trở thành thành viên của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) gồm các nước có nền kinh tế phát triển nhất
trên thế giới.
Thể chế kinh tế thị trường đã chứng tỏ những ưu việt chưa có thể chế nào thay thế
tốt hơn, nên chức năng kiến tạo phát triển, của Nhà nước trong bối cảnh chuyển đổi
là đảm bảo “để cho” và “làm cho” thể chế kinh tế thị trường “vận hành đầy đủ,
đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường, cạnh tranh bình đẳng, minh

bạch”.
Hai là, thúc đẩy phát triển kinh tế bằng cách tạo lập những điều kiện thể chế kinh
tế phù hợp để mọi người người dân, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn các loại
hình, lĩnh vực kinh doanh mà luật pháp không cấm.
Trước đây, dưới danh nghĩa thúc đẩy kinh tế phát triển, nhà nước đã thực hiện cơ
chế kế hoạch hóa tập trung, can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế, loại bỏ và làm thay
chức năng của thị trường. Cách làm ấy đã không đem lại kết quả như mong đợi.
Ngày nay, cùng với đổi mới và mở cửa, hội nhập, chúng ta đã hiểu rõ vẫn với mục
tiêu thúc đẩy kinh tế phát triển (nhanh và bền vững), nhưng phải làm theo cách
khác, - phải trên cơ sở những nguyên lý, quy luật của thị trường mà xây dựng và
vận hành chính sách, phải thông qua thị trường, phát triển bản thân thị trường mà
thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nói cách khác, mức độ hoàn thành chức năng kiến tạo phát triển của Nhà nước ở
góc độ kinh tế về cơ bản được đo bằng chính sự phát triển của thị trường một cách
trơn tru, hiệu quả.
Khi lý giải vấn đề: “Tại sao các quốc gia thất bại? - Why nations fail?” , các tác giả
Daron Acemoglu và James Robinson (2012) đã lập luận rằng: sở dĩ có quốc gia
thành cơng, ngày càng thịnh vượng và có quốc gia thất bại, khơng cải thiện được
đáng kể tình trạng nghèo nàn, là do sự khác biệt chủ yếu về thể chế (kinh tế và
chính trị). Các tác giả cho rằng, về cơ bản có thể chia thể chế kinh tế thành 2 loại
khác biệt (đối ngược) nhau:
- Thể chế kinh tế có tính dung nạp - Inclusion economic institution: có đặc điểm là
“khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia vào các hoạt động kinh tế,
cho họ cơ hội phát huy tài năng và cống hiến.
Quyền lực được chia sẻ rộng rãi.Để làm được như vậy, xã hội cần phải đảm bảo
quyền sở hữu, luật pháp không thiên vị, và cung cấp các dịch vụ công cho mọi tầng


lớp để đảm bảo sự cơng bằng trong q trình trao đổi, giao dịch.Ngồi ra, xã hội
cũng cần khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp mới và cho mọi người

cơ hội lựa chọn ngành nghề của họ”.
- Thể chế kinh tế có tính bịn rút - Extractive economic institution: có đặc điểm là
“trái ngược với thể chế có tính dung nạp, thể chế có tính bịn rút (extractive) tập
trung quyền lực vào một số ít người hoặc nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích này nắm
phần lớn tài sản quốc gia và khai thác tài nguyên của đất nước.
Các nhóm lợi ích trong mơi trường thể chế này thường chống lại phát triển của các
thể chế có tính dung nạp vì nó đe dọa sự tồn tại và lợi ích của họ. Đó cũng là lí do
vì sao một khi kiểu thể chế này đã hình thành thì rất khó để thay đổi. Ai mà chẳng
muốn bảo vệ lợi ích của mình, nhất lại là khi lợi ích đó rất rất lớn”.

Nhà nước xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường phát triển một cách sáng tạo năng
động.Ảnh: TTXVN
Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Đại hội Đảng lần thứ XII nêu quan điểm: “Hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
và định hướng phát triển của Nhà nước.
Tập trung tạo dựng thể chế, cơ chế, chính sách và mơi trường, điều kiện ngày càng
minh bạch, an tồn, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tự do sáng tạo, đầu tư,
kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng trong kinh tế thị trường.


Phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ của người dân trong hồn thiện và thực thi pháp
luật, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Bảo đảm quyền con người,
quyền cơng dân. Xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động,
trách nhiệm, lấy phục vụ nhân dân và lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất”.
Ba là, “Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, cơng cụ điều tiết, chính sách
phân phối và phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ và
công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội,
chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thu hẹp khoảng cách giàu –
nghèo”, theo tinh thần Đại hội XII của Đảng.
Thực ra, khía cạnh xã hội này vốn là một trong những thuộc tính cơ bản của Nhà

nước, - nhân danh toàn xã hội để điều hịa các mối quan hệ xã hội vì sự phát triển
chung. Nhưng trong mỗi giai đoạn phát triển, do những nhân tố khách quan và chủ
quan khác nhau chi phối, không phải nhà nước nào và ở bất kỳ thời điểm nào cũng
đã hoàn tốt thiên chức cao cả này.
Ngày nay, cả từ góc độ lý luận lẫn thực tiễn, đều cho thấy tư tưởng về nhà nước với
các đặc tính như trên đã trở thành nhận chung, phổ biến, mang tính nhân loại..
Tóm lại, có thể nói một cách ngắn gọn là, chức năng kiến tạo phát triển của Nhà
nước là ở chỗ, xây dựng thể chế hỗ trợ thị trường phát triển một cách sáng tạo,
năng động, phát huy được mọi nguồn lực và duy trì, ni dưỡng được động lực
phát triển kinh tế vì sự phồn thịnh quốc gia cũng như phúc lợi cho tất cả mọi
người./.

Xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính
Chiều 26-7, với 485 đại biểu bỏ phiếu tán thành (chiếm 98,18% tổng số đại biểu
Quốc hội), ông Nguyễn Xuân Phúc trúng cử chức vụ Thủ tướng Chính phủ theo
kết quả bỏ phiếu kín tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: TTXVN
Căn cứ nội quy kỳ họp, ông Nguyễn Xuân Phúc đã trúng cử chức vụ Thủ tướng
Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.
Sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, Tổng Thư ký Quốc hội
Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết về việc bầu giữ chức vụ Thủ
tướng Chính phủ. Với 482 đại biểu bấm nút tán thành (97,57% tổng số đại biểu
Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết này.
Tại lễ nhậm chức Thủ tướng đã diễn ra trang trọng tại Hội trường Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng
của Tổ quốc, trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước, tơi - Thủ tướng Chính
phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ
quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, nỗ lực cơng

tác tốt để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó”.
Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn Quốc
hội đã tín nhiệm bầu làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khóa XIV.Nhận thức rõ


trách nhiệm nặng nề trước Đảng, Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước, Thủ tướng
khẳng định sẽ nỗ lực hết sức mình phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Đất nước đang đứng trước nhiều vận
hội phát triển nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức. Việt Nam cần phát
huy nội lực và tranh thủ ngoại lực, vì lợi ích quốc gia dân tộc, để phát triển nhanh
và bền vững, xây dựng đất nước giàu mạnh, có vị trí ngày càng cao trên trường
quốc tế.
Thủ tướng cho biết, nợ công cao, áp lực trả nợ lớn; xử lý nợ xấu chưa thực chất; dư
địa chính sách và nguồn lực cho phát triển giai đoạn tới rất hạn hẹp. Chính phủ
phải nỗ lực tinh giản bộ máy hành chính Nhà nước các cấp, đi đầu trong việc tiết
kiệm công quỹ, sử dụng tài sản công, xe công, đi công tác nước ngồi... Cần phải
có trách nhiệm đối với từng đồng tiền thuế của dân, phải sử dụng minh bạch, hiệu
quả, vì lợi ích chung của người dân và của tồn xã hội.
Theo Thủ tướng, để phát triển nhanh và bền vững, phải tăng năng suất lao động,
tăng hiệu quả đầu tư. Muốn vậy, phải đẩy mạnh cải cách thể chế, chấn hưng giáo
dục và khoa học công nghệ. Đặc biệt, phải bảo vệ mơi trường trong q trình phát
triển; quyết khơng vì phát triển mà hủy hoại mơi trường...
Vụ Formosa là bài học sâu sắc
Nhắc lại bài học từ vụ Formosa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, đây là
bài học sâu sắc về chính sách tiếp nhận và quản lý các dự án đầu tư nước ngồi.
“Chúng ta quyết khơng để tái diễn. Phải rà soát lại những dự án lớn, kiểm sốt chặt
chẽ các cam kết về mơi trường, về chuyển giao cơng nghệ”, Thủ tướng nói.
Cũng do chính sách tiếp nhận đầu tư nước ngoài chưa tốt và tình trạng các doanh
nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, cơ chế chính sách khuyến khích doanh
nghiệp tư nhân có nhiều bất cập nên khu vực đầu tư nước ngồi phát triển mạnh

trong khi khu vực trong nước cịn yếu. Thời gian tới, phải cải thiện tình trạng này;
tăng cường hợp tác liên kết hai khu vực trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất.
Phải tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành
chính; kiên quyết tháo gỡ những điểm nghẽn; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng
tạo; phát triển mạnh doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp
nhỏ và vừa làm sao cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị tồn
cầu, thành cơng tại thị trường trong nước và cả quốc tế.
Thủ tướng cho rằng, với việc ban hành Bộ luật Hồng Đức từ thế kỷ thứ 15, Vua Lê
Thánh Tông đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật ở nước ta từ
rất sớm. Nhà vua nói: “Pháp luật là phép tắc chung của Nhà nước, ta và các ngươi
phải cùng tuân theo”.
Năm 1919, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng đã viết: “Bảy xin Hiến pháp ban
hành/Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Nguyên tắc này vẫn là thông điệp
đúng đắn cho chúng ta hơm nay.Chính phủ quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng


thời Chính phủ cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật. Phải đề cao tinh thần
thượng tôn pháp luật, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý Nhà nước, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh
giá; kiên quyết xóa bỏ cơ chế xin - cho; thực hiện công khai, minh bạch và trách
nhiệm giải trình; quyết liệt phịng chống tham ơ, lãng phí và nhũng nhiễu người
dân. Khi có sai phạm, dù bất kể cấp nào cũng phải làm rõ trách nhiệm và xử phạt
nghiêm minh.
Kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông
Trong bài phát biểu, Thủ tướng nhấn mạnh: Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Các Vua
Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Chúng ta
phải kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc
gia.Kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông và kêu gọi các bên
tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, không làm phức tạp thêm tình hình. Đồng
thời, chúng ta phải tích cực, chủ động trong đối ngoại và hội nhập quốc tế; bảo

đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội để tạo mơi trường hịa bình và điều
kiện thuận lợi cho phát triển đất nước.
Thủ tướng khẳng định: “Với cương vị là người đứng đầu Cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất, tơi sẽ cùng tập thể Chính phủ kế thừa và phát huy những thành tựu
của 30 năm đổi mới; tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi; khắc phục hạn chế, yếu
kém; vượt qua khó khăn thách thức; nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển,
liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân; cùng toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới và tạo điều kiện để tiếp tục phát triển
bền vững trong một tương lai xa hơn”.
Trình nhân sự Phó Chủ tịch nước, Chánh án TAND tối cao
Chiều 26-7, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Chủ tịch nước
Trần Đại Quang trình bày các Tờ trình về việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu
giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND
tối cao.
Theo đó, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, người được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước
từ tháng 4 năm nay, được giới thiệu tiếp tục bầu giữ chức vụ này.
Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội xem xét bầu ông Nguyễn Hịa Bình, Chánh án
TAND tối cao, tiếp tục giữ chức vụ người đứng đầu ngành tịa án trong nhiệm kỳ
mới.
Ơng Lê Minh Trí, người được bầu giữ chức Viện trưởng Viện KSND tối cao từ
tháng 4-2016, được giới thiệu tiếp tục đảm nhiệm chức vụ này.
Theo chương trình, kết quả bầu các chức vụ trên sẽ được công bố tại phiên họp
sáng nay (27-7).
Nợ nhân dân Luật Biểu tình


×