Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 81 trang )

Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH ................................................................ 5
DANH MỤC TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 7
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 8
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1 SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ ............................................................. 12
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI ........... 12
1.1.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên ........................................................................................... 12
1.1.2. Điề u kiê ̣n kinh tế – xã hô ̣i ............................................................................... 13
1.1.3. Định hướng phát triển của nhà nước và địa phương ....................................... 15
1.2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU .................................. 16
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam ..................................................... 16
1.2.2. Số liệu thống kê về số lượng sản xuất và khả năng tiêu thụ ........................... 17
1.2.3. Dự báo nhu cầu từ năm 2017 – 2026 .............................................................. 17
1.2.4. Phân tích cạnh tranh ........................................................................................ 19
1.2.5. Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu của dự án .......................................................... 22
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT ........................................................... 23
2.1. MÔ TẢ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN .................................................................. 23
2.1.1. Giới thiệu sản phẩm ........................................................................................ 23
2.1.2. Các chỉ tiêu yêu cầu của sản phẩm ................................................................. 24
2.1.3. Công dụng của nước mắm .............................................................................. 24
2.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN ....................... 25
2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất nước mắm ....................................................... 25
2.2.2. Sản xuất chượp gây hương .............................................................................. 27
2.2.3. Công suất của dự án ........................................................................................ 28
2.3. TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ TRONG NHÀ XƯỞNG ................ 29
2.3.1. Cân nguyên liệu............................................................................................... 30
2.3.2. Sọt chứa cá ...................................................................................................... 30
Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy



Trang 1


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

2.3.3. Máy rửa cá ....................................................................................................... 31
2.3.4. Băng tải lưới sắt .............................................................................................. 31
2.3.5. Máy trộn cá ..................................................................................................... 32
2.3.6. Băng chuyền tải ............................................................................................... 32
2.3.7. Thùng thủy phân nước mắm ngắn ngày .......................................................... 33
2.3.8. Bể chứa dịch lọc .............................................................................................. 33
2.3.9. Thùng chứa nước muối ................................................................................... 34
2.3.10. Bể chứa nước thuộc ....................................................................................... 34
2.3.11. Thùng thủy phân nước mắm dài ngày........................................................... 34
2.3.12. Thùng chứa nước bổi .................................................................................... 35
2.3.13. Bể chứa nước mắm sau gây hương ............................................................... 36
2.3.14. Thùng pha đấu nước mắm ............................................................................. 36
2.3.15. Bể chứa nước mắm thành phẩm .................................................................... 37
2.3.16. Máy chiết và dập nút chai ............................................................................. 37
2.3.17. Máy dán nhãn ................................................................................................ 38
2.3.18. Nồi nấu bã ..................................................................................................... 38
2.3.19. Tính bơm ....................................................................................................... 39
2.3.20. Ống dây dùng cho máy bơm ......................................................................... 39
2.3.21. Máy lọc khung bản ........................................................................................ 39
2.3.22. Bể chứa bã cá (xác mắm) .............................................................................. 40
2.3.23. Nồi gia nhiệt .................................................................................................. 40
2.3.24. Thiết bị vận chuyển ....................................................................................... 40
2.4. NGUYÊN VẬT LIỆU ĐẦU VÀO .................................................................... 41
2.4.1. Phân loại nguyên liệu và khả năng cung cấp .................................................. 41

2.4.2. Chi phí cho nguyên liệu đầu vào ..................................................................... 42
2.5. CƠ SỞ HẠ TẦNG ............................................................................................. 43
2.5.1. Nhu cầu về lượng nước sử dụng ..................................................................... 43
2.5.2. Nhu cầu về lượng điện sử dụng ...................................................................... 46

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 2


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

CHƯƠNG 3 LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN ........................... 48
3.1. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM ......................................................... 48
3.2. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM .................................................................................... 48
3.2.1. Các phương án lựa chọn địa điểm ................................................................... 48
3.2.2. Mô tả địa điểm xây dựng dự án ...................................................................... 49
3.3. KẾT LUẬN VỀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG ........................................................ 50
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CÔNG TRÌ NH VÀ TỔ CHỨC MẶT
BẰNG SẢN XUẤT .................................................................................................. 51
4.1. LẬP PHƯƠNG ÁN MẶT BẰNG TỔNG THỂ ................................................ 51
4.1.1. Giới thiệu địa điểm xây dựng dự án ................................................................ 51
4.1.2. Các hạng mục và mặt bằng tổng thể của dự án ............................................... 51
4.2. BỐ TRÍ MẶT BẰNG PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT ........................................ 56
4.2.1. Các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất ........................................................ 56
4.2.2. Các phương án bố trí mặt bằng ....................................................................... 56
4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ................................ 58
4.3.1. Những tác động tiêu cực của dự án tới môi trường ........................................ 58
4.3.2. Các biện pháp khắc phục................................................................................. 59
CHƯƠNG 5 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ NHÂN SỰ CHO DỰ ÁN ................... 61

5.1. LỰA CHỌN HÌNH THỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ............................................... 61
5.1.1. Tổ chức quản lý trong giai đoạn xây dựng dự án ........................................... 61
5.1.2. Tổ chức quản lý trong giai đoạn khai thác dự án ............................................ 61
5.2. BỐ TRÍ NHÂN SỰ CHO DỰ ÁN VÀ CHI PHÍ NHÂN SỰ ĐỂ THỰC HIỆN
DỰ ÁN ...................................................................................................................... 63
5.2.1. Bố trí nhân sự cho dự án ................................................................................. 63
5.2.2. Chi phí nhân sự để thực hiện dự án ................................................................. 63
CHƯƠNG 6 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .............................................................. 64
6.1. XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ .................................................................. 64
6.1.1. Căn cứ pháp lý................................................................................................. 64
6.1.2. Các hạng mục chi phí ...................................................................................... 64
Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 3


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

6.2. NGUỒN VỐN VÀ KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG VỐN ....................................... 68
6.2.1. Cơ cấu nguồn vốn ........................................................................................... 68
6.2.2. Kế hoạch huy động vốn................................................................................... 68
6.2.3. Kế hoạch phân bổ nguồn vốn .......................................................................... 69
6.3. XÂY DỰNG CÁC BẢNG TÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............................... 69
6.3.1. Kế hoạch khấu hao hằng năm ......................................................................... 69
6.3.2. Kế hoạch vay – trả nợ ..................................................................................... 70
6.3.3. Dự kiến chi phí sản xuất hằng năm ................................................................. 71
6.3.4. Dự kiến doanh thu ........................................................................................... 71
6.3.5. Báo cáo lãi – lỗ ................................................................................................ 72
6.4. TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH ................................. 72
6.4.1. Các biến số ngân lưu ....................................................................................... 72

6.4.2. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án theo quan điểm Chủ đầu tư................ 72
6.5. PHÂN TÍCH AN TOÀN TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ....................................... 73
6.5.1. Phân tích độ nhạy ............................................................................................ 73
6.5.2. Khả năng trả nợ ............................................................................................... 76
CHƯƠNG 7 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ...... 77
7.1. ĐÓNG GÓP VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ............................................... 77
7.2. TÁC ĐỘNG ĐẾN LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM ............................................. 77
7.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ................................................................... 78
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................................... 79
I. KẾT LUẬN............................................................................................................ 79
II. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 81
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 82

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 4


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Bảng 1.1. Điểm mạnh và điểm yếu của đối thử cạnh tranh ........................... 19
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu yêu cầu của nước mắm ............................................... 24
Bảng 2.2. Tổng hợp cân bằng sản phẩm tính theo 100 kg cá tạp ................... 29
Bảng 2.3. Tổng hợp cân bằng sản phẩm tính trung bình theo cả 2 loại nguyên
liệu cá tạp và cá cơm ....................................................................................... 29
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất nước mắm ....................................................... 25
Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất chượp gây hương ............................................ 27
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi ............................................... 12

Hình 1.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế Quảng Ngãi năm 2015 .............................. 13
Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện nhu cầu và sản lượng nước mắm trên thị trường
Việt Nam từ năm 2007-2016 .......................................................................... 17
Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện nhu cầu và sản lượng nước mắm dự kiến trên thị
trường Việt Nam từ năm 2017-2026 ............................................................... 18
Hình 2.1. Sản phẩm nước mắm của dự án ...................................................... 23
Hình 2.2. Cân nguyên liệu .............................................................................. 30
Hình 2.3. Sọt chứa cá ...................................................................................... 30
Hình 2.4. Máy rửa cá ...................................................................................... 31
Hình 2.5. Băng tải lưới sắt .............................................................................. 31
Hình 2.6. Máy trộn cá ..................................................................................... 32
Hình 2.7. Băng chuyền tải............................................................................... 32
Hình 2.8. Máy chiết rót ................................................................................... 37
Hình 2.9. Máy dán nhãn .................................................................................. 38
Hình 2.10. Nồi nấu bã ..................................................................................... 38
Hình 2.11. Máy lọc khung bản........................................................................ 39
Hình 2.12. Nồi hơi công nghiệp ...................................................................... 40
Hình 2.13. Xe nâng tay ................................................................................... 40
Hình 3.1. Khu công nghiệp Phổ Phong tỉnh Quảng Ngãi ............................... 49
Hình 4.1. Sơ đồ mặt bằng sản xuất của dự án ................................................. 58
Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 5


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

Hình 5.1. Bộ máy Quản lý dự án .................................................................... 61
Hình 5.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp .................................. 62
Hình 6.1. Cơ cấu tổng mức đầu tư .................................................................. 67

Hình 6.2. Cơ cấu nguồn vốn ........................................................................... 68
Hình 6.3. Nhu cầu vốn .................................................................................... 69
Hình 6.4. Kế hoạch vay – trả nợ ..................................................................... 70
Hình 6.5. Độ nhạy 1 chiều của chi phí nguyên vật liệu .................................. 74
Hình 6.6. Thay đổi NPV khi phân tích độ nhạy 2 chiều ................................. 74
Hình 6.7. Thay đổi IRR khi phân tích độ nhạy 2 chiều .................................. 75
Hình 6.8. Khả năng trả nợ ............................................................................... 76

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 6


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

DANH MỤC TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT

KÝ HIỆU

Ý NGHĨA

1

KCN

Khu công nghiệp

2


NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

3

TT-BTC

Thông tư - Bộ tài chính

4

TT-BXD

Thông tư - Bộ xây dựng

5

QĐ-BXD

Quyết định - Bộ xây dựng

6

QĐ-BCT

Quyết định - Bộ Công Thương

7


QĐ-TTG

Quyết định - Thủ tướng chính phủ

8

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

9

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

10

UBND

Ủy ban nhân dân

11

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

12


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

13

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 7


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay nước mắm là một loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn
của gia đình Việt. Tuy nhiên, trên thị trường xuất hiện nhiều loại nước mắm không
đảm bảo chất lượng làm người tiêu dùng hoang mang. Vì vậy, để đáp nhu cầu của
người tiêu dùng về việc sử dụng nước mắm sạch an toàn cho sức khỏe nhóm quyết
định chọn đề tài: “Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh
Quảng Ngãi”. Nước mắm truyền thống được làm từ nguyên liệu chủ yếu là cá và
muối sẽ đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Nhóm xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Quản lý dự án và đặc biệt là
cô Nguyễn Thị Thảo Nguyên, cô Nguyễn Thị Thu Thủy và thầy Phạm Anh Đức đã
giảng dạy, giúp đỡ tận tình để giúp nhóm hoàn thành đồ án này.
Quá trình hoàn thành đồ án, mặc dù nhóm đã cố gắng học hỏi rất nhiều nhưng chắc
chắn không tránh khỏi được những thiếu sót. Mong quý thầy cô góp ý thêm để nhóm

có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn.
Nội dung đồ án gồm 7 chương:
Chương 1: Sự cầ n thiế t đầ u tư.
Chương 2: Nghiên cứu kỹ thuật.
Chương 3: Lựa chọn địa điểm thực hiện dự án.
Chương 4: Giải pháp xây dựng công trin
̀ h và tổ chức mặt bằng sản xuất.
Chương 5: Tổ chức quản lý và nhân sự cho dự án.
Chương 6: Phân tích tài chính.
Chương 7: Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 04 năm 2017.
Người viết
Ký tên

Nhóm N13

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 8


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

PHẦN MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ CHỦ ĐẦU TƯ
 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
- Tên công trình: Xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm.
- Địa điểm xây dựng: KCN Phổ Phong, tỉnh Quảng Ngãi.
- Chủ đầu tư: Tổng Công Ty Thủy Sản Việt Nam.
- Hình thức đầu tư: Xây dựng mới.

- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư thuê tổ tư vấn quản lý dự án.
- Hình thức thực hiên: Tổ chức thi công theo luật đầu thầu.
- Tổng mức đầu tư: 41,707,542 nghìn đồng.
 GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ
- Chủ đầu tư: TỔNG CÔNG TY THỦY SẢN VIỆT NAM.
- Địa chỉ: 2-4-6 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- SĐT: (84-08)38297214 - 38291924 Fax: (84-08)382901.
- Email:
- Website: />
Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – Công ty cổ phần (Seaprodex) là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu của ngành thủy sản. Được thành lập vào năm 1978 với
tên gọi ban đầu là Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản, trải qua gần 40 năm hoạt động
và phát triển, Seaprodex không ngừng củng cố thương hiệu, ngày càng khẳng định
uy tín với các đối tác trong và ngoài nước, hướng đến mục tiêu và chiến lược trở
thành Tập đoàn kinh tế thủy sản hàng đầu tại Việt Nam.
Thương hiệu Seaprodex không chỉ là biểu tượng chất lượng sản phẩm thủy sản tại
thị trường nội địa mà còn là thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế, được công
nhận và bảo hộ bởi Tổ chức thế giới về Quyền sở hữu trí tuệ OMPI – Geneve (Thụy
Sĩ), EU, Mỹ và khu vực Châu Á…
Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 9


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

Quy mô vốn điều lệ lên đến 1,250 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2016 của công
ty là 302,154,405 nghìn đồng, vốn chủ sở hữu năm 2016 là 1,879,046,510 nghìn đồng.
Seaprodex Group hiện có 02 chi nhánh, 01 văn phòng đại diện, 03 công ty con, 09
công ty liên kết và 12 công ty đầu tư dài hạn.

Ngành nghề kinh doanh:
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản biển, thủy sản nội địa;
- Sản xuất giống thủy sản; dầu, mỡ động vật, mỡ thực vật; thức ăn gia súc, gia
cầm và thủy sản; rượu vang; bia và mạch nha ù men bia; đồ uống không cồn, nước
khoáng; sản phẩm từ plastic;
- Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh;
- Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; đóng tàu và cấu kiện nổi; sửa chữa
và bảo dưỡng phương tiện vận tải;
- Xây dựng; bán buôn; bán lẻ thực phẩm, đồ uống; nhiên liệu động cơ trong các
cửa hàng chuyên doanh; kinh doanh bất động sản; tư vấn đấu thầu; quảng cáo; nghiên
cứu thị trường; thiết kế phương tiện thủy nội địa; cung ứng và quản lý nguồn lao
động; đại lý du lịch; dạy nghề; tư vấn đầu tư (trừ tư cấn tài chính, kế toán, pháp
lý); dịch vụ hậu cần nghề cá;
- Vận tải hàng hóa, hành khách; kho bãi và lưu giữ hàng hóa; bốc xếp; dịch vụ
lưu trú; nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động;
- Và một số ngành nghề kinh doanh khác theo giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.
 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN
Nhà máy sản xuất nước mắm được đầu tư và xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp
lý sau:
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan tổ chức,
cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước
đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản
lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với đất đai thuộc
lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu

tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 10


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

- Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam quy định về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và
hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, quy định về nhóm công ty.
- Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/06/2013 của Quốc hội khoá XIII quy định về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nghị định số 128/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ quy định về quản
lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định về thi
hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ quy định về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ quy định về quản
lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng công bố về định
mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng.
- Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu

công trình năm 2014 (kèm theo Quyết định số 1161/QĐ-BXD ngày 15/10/2015 của
Bộ trưởng Bộ xây dựng).

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 11


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

CHƯƠNG 1

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃI
1.1.1. Điề u kiêṇ tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ngãi là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Diện tích của tỉnh
trải dài theo hướng Bắc – Nam trong khoảng 100 km với chiều ngang theo hướng
Đông – Tây hơn 60 km, ứng với tọa độ địa lý từ 14032’ đến 15025’ vĩ tuyến Bắc và
từ 108006’ tới 109004’ kinh tuyến Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam với đường ranh giới chung khoảng 60 km, phía
Tây giáp các tỉnh Gia Lai, Kon Tum trên chiều dài 142 km dựa lưng vào dãy Trường
Sơn, phía Nam giáp tỉnh Bình Định với chiều dài 70 km, phía Đông giáp biển với
chiều dài khoảng 130 km. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5137.6 km2.
Quảng Ngãi có 13 huyện là Ba Tơ, Bình Sơn, Đức Phổ, Minh Long, Mộ Đức,
Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Tây Trà, Trà Bồng, Tư Nghĩa, huyện Đảo
Lý Sơn và 1 thành phố Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí
Minh 838 km về phía Bắc.


Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Đồi núi chiếm tới gần 2/3 lãnh thổ của Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp, có xu hướng thấp dần từ Tây sang
Đông với các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía Tây của tỉnh là sườn
Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 12


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp và đồi xen kẽ đồng bằng, có
nơi núi chạy sát biển.
Mạng lưới sông suối của Quảng Ngãi tương đối phong phú và phân bố đều trên
khắp lãnh thổ. Phần lớn sông ngòi đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển Đông
với đặc điểm chung là ngắn, dốc, lòng sông cạn, hẹp với lưu lượng nước có sự phân
hóa rõ rệt giữa các mùa trong năm.
Ở Quảng Ngãi có 4 con sông chính là: Sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ,
sông Trà Câu.
1.1.1.3. Khí hậu
Quảng Ngãi nằm trong đới nội chí tuyến với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm
có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Nhiệt độ trung bình năm đạt 25.60C–26.90C, nhiệt độ cao nhất lên tới 410C.
Số giờ nắng trung bình năm là 2,131 giờ.
Độ ẩm tương đối trung bình năm đạt 84.3%.
Lượng mưa trung bình năm đạt 2,504 mm.
1.1.2. Điề u kiêṇ kinh tế – xã hô ̣i
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung được Chính phủ
chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của cả nước, góp
phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế tỉnh theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Năm 2015, tỷ trọng ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi chiếm 61.4%, dịch
vụ chiếm 23.2% và nông nghiệp chiếm 15.4% trong tổng GDP.

23.2%

Công nghiệp
15.4%

61.4%

Nông nghiệp
Dịch vụ

Hình 1.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế Quảng Ngãi năm 2015 1
1

Nguồn: />
qnpsite-1.html, truy cập ngày 16/02/2017.

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 13


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi


Năm 2016, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 16,670 tỷ đồng tăng 5.1% so với năm
trước. Phần lớn các sản phẩm công nghiệp đều tăng. GDP bình quân đầu người đạt
50 triệu đồng/người tương đương 2,293 USD/người. Tổng thu cân đối ngân sách trên
địa bàn ước khoảng 17,299 tỷ đồng giảm 37.8% so với năm 2015, đạt 77.4% dự toán.
Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến tích cực.
Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 tăng 4.7% so với năm 2015,
vượt 2.8% kế hoạch.2
1.1.2.2. Điều kiện xã hội
Lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc và tiến bộ, chất lượng giáo dục được
củng cố và cải thiện. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Trong năm 2016, đã giải quyết việc làm cho khoảng 39,000 người. Thông qua 20
phiên giao dịch việc làm đã giải quyết việc làm cho 8,360 người và tổ chức xuất khẩu
lao động mới 1,600. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2016 đã giải quyết việc làm cho
18,900 lao động, đạt 48.46% kế hoạch năm, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị
giảm còn 3.7%, tuyển sinh đào tạo nghề cho 157 lao động, đăng ký xuất khẩu 206 lao
động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ước đạt 46%.
Cơ cấu lao động chuyển dịch dần theo hướng tăng tỷ lệ lao động công nghiệp,
giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp.
1.1.2.3. Kết luận về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi
Qua đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi có thể đưa ra một số
đánh giá sau:
- Có vị trí thuận lợi cho phát triển mạnh việc sản xuất hàng hóa, mở rộng giao
lưu kinh tế xã hội với các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế.
- Ở đây có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
- Cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư trang bị hiện đại và đáp ứng nhu cầu cho
các nhà đầu tư thực hiện dự án một cách hiệu quả và nhanh hơn. Giao thông vận tải
khá đồng bộ và hoàn thiện đã góp phần không nhỏ vào việc khuyến khích đầu tư tại
đây.
- Môi trường đầu tư lành mạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư có tiềm
năng, có năng lực trong và ngoài nước.


2

Nguồn: />
quang-ngai-trong-nam-2016-tang-truong-kha-2763719/, truy cập ngày 16/02/2017.

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 14


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

1.1.3. Định hướng phát triển của nhà nước và địa phương
1.1.3.1. Định hướng phát triển nhà nước
Căn cứ quyết định số 1690/QĐ-TTG ngày 16 tháng 09 năm 2010 của Thủ tướng
chính phủ về chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, phát
triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng
cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một
ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới, chuyển
nghề cá nhân dân thành nghề cá hiện đại, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày
càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thực hiện thắng lợi. Nghị quyết
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Chiến lược Biển
Việt Nam đến năm 2020, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ
biển. Ngành thủy sản được khuyến khích phát triển sẽ đảm bảo về nguồn nguyên liệu
đầu vào cho quá trình sản xuất nước mắm.
Căn cứ vào quyết định số 2836/QĐ-BCT ngày 06 tháng 05 năm 2013 của Bộ Công
Thương phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo đó toàn vùng duy trì và phát triển
các mặt hàng thủy sản truyền thống như: thực phẩm khô, nước mắm, sản xuất phục

vụ tiêu dùng tại chỗ và nhu cầu hàng lưu niệm cho khách du lịch.
1.1.3.2. Định hướng của phát triển chính quyền địa phương
Vận dụng hiệu quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tỉnh Quảng
Ngãi đã huy động được nhiều nguồn lực tham gia đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng
KCN. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh xã hội, tạo sự đồng
thuận cao trong nhân dân. Hơn 20 năm qua, các KCN đã trở thành một đòn bẩy giúp
Quảng Ngãi không ngừng phát triển.
Cùng với đó, Quảng Ngãi tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kịp thời tháo gỡ
khó khăn, củng cố niềm tin cho doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động trong các KCN.
Đẩy mạnh chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan
tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện sống và sinh hoạt của người lao
động nhằm phục vụ sự phát triển bền vững và lâu dài.
Mức lương công nhân áp dụng khu vực IV nên đây cũng là một yếu tố thuận lợi
để nhà đầu tư chọn lựa.
Tại Quảng Ngãi có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu nhưng số cơ sở sản
xuất nước mắm ngày càng hạn chế và quy mô chỉ ở hộ gia đình. Cụ thể, số hộ dân
làm nước mắm trong các làng nghề như Đức Lợi (Mộ Đức), Cổ Lũy (Tư Nghĩa)…
ngày càng giảm. Vì thế, Quảng Ngãi khuyến khích đầu tư phát triển ngành chế biến
nước mắm tại địa phương.
Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 15


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

1.2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Việt Nam
1.2.1.1. Tình hình sản xuất
Nước mắm là sản phẩm truyền thống của nước ta. Đây là sản phẩm chính của

ngành chế biến thủy sản, bao gồm 2 loại là nước mắm công nghiệp và nước mắm
truyền thống.
Theo cục chế biến, thương mại Nông lâm Thủy sản và nghề muối, hiện nay cả
nước có khoảng 2,900 cơ sở chế biến nước mắm với sản lượng bình quân ước lượng
hơn 255 triệu lít/năm. Trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực Tây Nam Bộ, chiếm
45.7% về số lượng cơ sở chế biến, 39.2% về sản lượng so với cả nước. Tuy nhiên,
hầu hết các cơ sở này sản xuất nước mắm theo phương pháp truyền thống, quy mô
nhỏ, thời gian kéo dài do vậy hiệu quả kinh tế thấp.
Hiện nay, doanh nghiệp mạnh trong ngành sản xuất nước mắm là Massan Food
với sản phẩm nước mắm mang nhãn hiệu Nam Ngư, Chinsu. Một báo cáo thị phần
các mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam của Massan Consumer cho thấy thị phần nước
mắm của công ty hiện chiếm 65% thị phần (báo cáo của Nielsen cập nhật
2015). Trong khi thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, từ nay đến năm
2022, ngành hàng gia vị Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng từ 25%-32% mỗi năm,
trong đó nước mắm sẽ là mặt hàng có mức cạnh tranh cao nhất. Vì vậy, bản đồ thị
phần mặt hàng nước mắm trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục có nhiều biến động.
1.2.1.2. Tình hình tiêu thụ
Theo số liệu của đơn vị nghiên cứu thị trường Euromonitor cho thấy quy mô thị
trường nước mắm Việt Nam năm 2015 ở mức 11,300 tỷ đồng, trong đó nước mắm
công nghiệp chiếm 75% và nước mắm truyền thống chỉ đạt 25% thị phần.
Theo ước tính của Cục chế biến thương mại Nông lâm Thủy sản và Nghề muối,
trung bình một người mỗi ngày tiêu thụ khoảng 16 ml nước mắm. Tại thành phố Hồ
Chí Minh, kết quả nghiên cứu về tình hình sử dụng gia vị mặn của người dân thành
phố Hồ Chí Minh do Trung tâm Dinh dưỡng thực hiện năm 2012 cho thấy tỉ lệ sử
dụng nước mắm trong chế biến thức ăn là 97.5%. Với hơn 95% các hộ gia đình của
nước ta sử dụng nước mắm để chấm, ướp và nấu trong các bữa ăn hằng ngày. Do vậy
rất cần quan tâm đầu tư để phát triển ngành chế biến nước mắm.

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy


Trang 16


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

1.2.2. Số liệu thống kê về số lượng sản xuất và khả năng tiêu thụ
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, tình hình sản xuất và tiêu thụ nước
mắm trên thị trường Việt Nam từ năm 2007 - 2016 được thể hiện trong biểu đồ sau:
Triệu lít
500.0
450.0
400.0
350.0
300.0
250.0
200.0
150.0
100.0
50.0
0.0

Năm
2007
Cung 216.8
Cầu 222.4

Năm
2008
210.1
241.4


Năm
2009
231.7
260.4

Năm
2010
257.1
286.9

Năm
2011
280.2
307.5

Năm
2012
306.0
346.4

Năm
2013
325.8
377.0

Năm
2014
334.4
426.4


Năm
2015
340.6
449.4

Năm
2016
364.3
463.5

Năm

Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện nhu cầu và sản lượng nước mắm trên thị trường
Việt Nam từ năm 2007 - 2016
Nhận xét:
- Sản lượng sản xuất từ năm 2008 giảm 6.7 triệu lít so với năm 2007. Từ năm
2008 đến nay, sản lượng sản xuất ra đều tăng khá ổn định, bình quân tăng hơn 20
triệu lít/năm.
- Nhìn chung nhu cầu nước mắm có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên,
lượng cung trên thị trường vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu, trung bình chênh lệch hằng
năm giữa cung và cầu là 50.8 triệu lít.
1.2.3. Dự báo nhu cầu từ năm 2017 – 2026
Dựa vào sản lượng nước mắm sản xuất và tiêu thụ trong giai đoạn 2007 – 2016, áp
dụng phương pháp bình phương bé nhất ta dự báo được nhu cầu sản xuất - tiêu thụ
nước mắm trong từ năm 2017 đến năm 2026. Công thức dự báo theo phương pháp
bình phương bé nhất:

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy


Trang 17


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

Phương trình đường thẳng có dạng: Ydb = AX + B
Trong đó:

A=

𝑛 ∑ 𝑋𝑌− ∑𝑋∑𝑌
𝑛∑𝑋2 −(∑𝑋)

2

B=

∑𝑋2 ∑𝑌−∑𝑋∑𝑋𝑌
2

𝑛∑𝑋2 −(∑𝑋)

Ydb: Lượng dự báo nhu cầu trong tương lai.
X: Số thứ tự qua các năm.
Y: Số liệu thực tế nhu cầu trong quá khứ.
n: Số năm trong dãy thống kê.
Ta có hàm dự báo sản lượng như sau:
Đối với sản lượng sản xuất ta có hàm dự báo: Y = 17.098X + 187.16
Đối với sản lượng tiêu thụ ta có hàm dự báo: Y’ = 28.88X + 179.284
Để đánh giá độ chính xác của phương pháp hồi quy tương quan, ta tính sai số chuẩn

của đường hồi quy tương quan qua hệ số tương quan r.
R=

𝑛∑𝑋𝑌−∑𝑋∑𝑌
√⦋𝑛∑𝑋 2 −(∑𝑋)2 ⦌⦋𝑛∑𝑌 2 −(∑𝑌)2 ⦌

R1 = 0.986, R2 = 0.993 suy ra mối quan hệ tương quan giữa X và Y là chặt chẽ. Mô
hình hồi quy là phù hợp.
Ta có số liệu dự báo cho sản lượng sản xuất và tiêu thụ nước mắm trong giai đoạn
2017-2026 như sau:
Triệu lít
800.00
700.00
600.00
500.00
400.00
300.00
200.00
100.00
0.00

Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm

Năm
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
2025
2026 Năm
Cung 386.23 404.33 422.43 440.53 458.63 476.72 494.82 512.92 531.02 549.11
Cầu 496.97 525.85 554.73 583.61 612.49 641.37 670.25 699.13 728.01 756.89

Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện nhu cầu và sản lượng nước mắm dự kiến trên thị
trường Việt Nam từ năm 2017 - 2026

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 18


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

Nhận xét:
Từ năm 2017 đến năm 2026 sản lượng sản xuất và tiêu thụ nước mắm liên tục
tăng qua các năm. Cụ thể, trong 10 năm từ 2017 – 2026 lượng cung cấp tăng 162.88
triệu lít và lượng nhu cầu tăng 259.92 triệu lít. Lượng thiếu hụt của thị trường năm
2026 lên đến 207.78 triệu lít (chiếm 27.45% nhu cầu trong năm). Vì vậy, để đáp ứng
lượng nhu cầu thiếu hụt, cung cấp nhu cầu của thị trường thì việc đầu tư xây dựng

nhà máy sản xuất nước mắm là phù hợp.
1.2.4. Phân tích cạnh tranh
1.2.4.1. Lợi thế về nguồn nguyên vật liệu
Dự án được xây dựng tại tỉnh Quảng Ngãi, là địa phương có chiều dài phía Đông
giáp biển là 13 km nên thuận lợi cho việc phát triển khai thác thủy sản cung cấp
nguyên liệu cho sản xuất nước mắm. Bên cạnh đó, vựa muối Sa Huỳnh tỉnh Quảng
Ngãi cũng sẽ cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất nước mắm. Như vậy, việc
tận dụng nguyên liệu tại địa phương để thực hiện dự án sẽ tiết kiệm được chi phí vận
chuyển cũng như là đảm bảo hoạt động sản xuất của dự án.
1.2.4.2. Xác định đối thủ cạnh tranh
Trên thị trường, hiện nay có khoảng 2,900 cơ sở chế biến nước mắm tuy nhiên hầu
hết là đều có quy mô nhỏ, lẻ. Thị phần hiện nay chủ yếu vẫn tập trung trong tay một
vài nhà sản xuất.
Bảng 1.1. Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp

Điểm mạnh

Điểm yếu

Tiềm lực tài chính của công ty Vì thành phần nước mắm
mạnh.
chủ yếu là phụ gia, hóa chất
Massan nắm giữ thị phần cao chỉ pha một lượng ít cốt cá
Massan Food

nhất trong toàn ngành chiếm nên độ đạm của mắm thấp.
khoảng 65% thị phần với các nhãn Yêu cầu nhiều máy móc
hiệu như Nam Ngư, ChinSu.
thiết bị hiện đại hơn các loại

Giá rẻ hơn nước mắm truyền nước mắm truyền thống.
thống, được nhiều người sử dụng.
Thời gian sản xuất nhanh hơn
nước mắm truyền thống.
Là thương hiệu nước mắm có từ

Nước mắm
Phú Quốc

Nước mắm có độ đạm càng

lâu đời, là đặc sản của vùng đất cao thì càng làm tăng nguy
Phú Quốc được nhiều người biết cơ nhiễm Asen. Đặc biệt,
đến.
Asen vô cơ – một kim loại

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 19


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

Sử dụng nguyên liệu chính là cá nặng gây hại rất lớn đến sức
cơm nên chất lượng nước mắm khỏe con người.
được đảm bảo chất lượng về mùi Thời gian sản xuất kéo dài.
và vị.
Giá cao hơn nhiều so với
Thiết bị được sử dụng chính là các đối thủ, nguy cơ làm
các thùng gỗ nên tiết kiệm chi phí giảm sức cạnh tranh của sản

về đầu tư thiết bị.

phẩm trong tương lai.
Chất lượng nước mắm còn
phụ thuộc vào nguyên liệu.

Là thương hiệu có từ lâu đời, đã Tiềm ẩn nguy cơ rủi ro về
tạo được uy tín với người tiêu vấn đề nguyên liệu.

Nước mắm
Phan Thiết

dùng.
Vấn đề marketing quảng bá
Do được ưu đãi về điều kiện tự sản phẩm chưa được đề cao
nhiên, chượp được ủ dưới điều nên việc tiêu thụ còn hạn
kiện nắng và gió, nhiệt độ trung chế.
bình cao nên màu của nước mắm Thời gian sản xuất kéo dài.
Phan Thiết đặc biệt hơn Phú Quốc.
Tiết kiệm được chi phí đầu tư
thiết bị, cũng giống như các loại
nước mắm truyền thống khác.
Là một trong ba trung tâm sản
xuất nước mắm lớn nhất cả nước,

Thời gian sản xuất kéo dài.
Phụ thuộc nhiều vào nguồn

với sản lượng trên 4 triệu lít/năm. nguyên liệu.
Từ tháng 5/2006 thương hiệu

Nước mắm
Cát Hải

nước mắm Cát Hải đã được bảo hộ
trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
Là loại sản phẩm nổi tiếng của
Đảo Cát Hải (Hải Phòng).
Tiết kiệm chi phí đầu tư thiết bị.

Kết luận: Các đối thủ trong lĩnh vực sản xuất nước mắm có những lợi thế cạnh
trạnh mạnh. Do vậy, để tồn tại và phát triển tốt công ty cần có chiến lược xâm nhập
thị trường hiệu quả đặc biệt là nên tập trung vào thị trường miền Trung và phải biết
tận dụng hiệu quả về lợi thế địa lý.

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 20


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

1.2.4.3. SWOT
ĐIỂM MẠNH

ĐIỂM YẾU

- Thời gian sản xuất được rút ngắn do - Công nhân trong nhà máy chủ yếu là
sử dụng enzyme xúc tác quá trình những lao động chưa qua đào tạo nên lúc
đầu sẽ gặp khó khăn.


thủy phân.

- Tiềm lực tài chính của chủ đầu tư - Số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị
mạnh.
trường nhiều. Đây là sức ép không nhỏ cho
- Gần nguồn nguyên liệu như nguồn doanh nghiệp khi bước đầu gia nhập vào
thủy sản và muối Sa Huỳnh giúp tiết ngành.
kiệm chi phí vận chuyển cũng như - Giai đoạn đầu sẽ gặp nhiều khó khăn
đảm bảo hoạt động sản xuất của dự trong quá trình sản xuất do chưa có kinh
án.

nghiệm.
CƠ HỘI

THÁCH THỨC

- Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm - Thách thức của doanh nghiệp khi phải
đến việc phát triển ngành thủy sản. cạnh tranh với những đối thủ lớn
Coi ngành thuỷ sản là một ngành mũi - Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là mối
nhọn. Điều này sẽ tạo điều kiện giúp
cho ngành thủy sản phát triển, đảm
bảo nguồn nguyên liệu chính để sản
xuất nước mắm là cá.
- Tận dụng được nguồn lao động trẻ
và chi phí thấp tại địa phương. Đây là
điều kiện thuận lợi để tăng sức cạnh
tranh của doanh nghiệp.

lo ngại và là thách thức lớn trong quá trình
sản xuất.

- Đảm bảo tuân thủ chính sách phát triển
của chính phủ khi khuyến khích đầu tư vào
phát triển các ngành công nghiệp nhưng lại
hạn chế các ngành gây ô nhiễm môi trường.
- Nhu cầu của con người luôn thay đổi.
Điều này tạo ra thách thức không nhỏ trong

- Môi trường chính trị xã hội ổn định.
- Kinh tế xã hội phát triển tạo ra nhiều
cơ hội cho ngành.
- Nhu cầu tiêu thụ nước mắm dự báo
tăng trong những năm tiếp theo.

việc tiêu thụ sản phẩm.
- Thị trường nội địa chiếm thị phần rất lớn
và được đánh giá là tiềm năng trong việc
tiêu thụ nước mắm. Tuy nhiên, chi phí cho
khâu chiết khấu trong phân phối sản phẩm
lớn. Đây là một thách thức đối với nhà sản
xuất.

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 21


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

1.2.5. Sự cần thiết đầu tư, mục tiêu của dự án
1.2.5.1. Sự cần thiết của dự án

Nước mắm là loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Nhu cầu sử
dụng nước mắm trung bình là 300 triệu lít/năm (bao gồm cả nước mắm truyền thống
và nước mắm công nghiệp). Theo số liệu dự báo, trong những năm tiếp theo lượng
tiêu thụ nước mắm sẽ tăng nên việc đầu tư xây dựng nhà máy là cần thiết.
Nước mắm công nghiệp tuy giá thành rẻ, đa dạng nhưng hàm lượng đạm trong
mắm không cao. Nước mắm truyền thống dài ngày phải ủ chượp trong thời gian lâu
(thường trên 1 năm) nên thời gian quay vòng vốn chậm. Do đó, sản xuất nước mắm
truyền thống ngắn ngày bằng cách sử dụng enzyme để đẩy nhanh quá trình thủy phân
của chượp là một sự lựa chọn thích hợp vừa đảm bảo độ đạm trong nước mắm, nước
mắm có mùi thơm đặc trưng vừa rút ngắn thời gian chế biến giúp thời gian quay vòng
vốn nhanh hơn.
Quảng Ngãi có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu để sản xuất nước mắm
như muối Sa Huỳnh và việc khai thác đánh bắt thủy sản đang được địa phương đầu
tư phát triển sẽ cung cấp lượng cá dồi dào. Tuy nhiên, hiện tại ở Quảng Ngãi chủ yếu
sản xuất nước mắm chỉ ở quy mô nhỏ như hộ gia đình, chưa có nhà máy sản xuất quy
mô lớn nên chưa tận dụng được hết lợi thế của địa phương.
Dự án hoạt động thì lợi ích mà Nhà nước sẽ nhận được là nguồn thuế từ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho
lao động, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế tại Quảng Ngãi.
Đối với chủ đầu tư, dự án góp phần mở rộng quy mô kinh doanh cũng như mở
rộng thị trường của công ty. Dự án thành công sẽ giúp công ty gia tăng doanh thu và
lợi nhuận, nâng cao vị thế của công ty trong thị trường cung cấp nước mắm.
1.2.5.2. Mục tiêu của dự án
Mục tiêu cụ thể của dự án:
- Hướng đến khách hàng trong nước có mức thu nhập trung bình,
- Đáp ứng nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm,
- Đem lại lợi nhuận, mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho chủ đầu tư.
Mục tiêu xã hội:
- Giải quyết vấn đề lao động tại địa phương,
- Tăng nguồn thu cho Nhà nước thông qua việc đóng góp ngân sách.

Kết luận: Từ những yếu tố phân tích trên, ta nhận thấy việc đầu tư xây dựng nhà
máy sản xuất nước mắm tại Quảng Ngãi là cần thiết, mang lại hiệu quả kinh tế cho
nhà đầu tư, lợi ích kinh tế xã hội cho cả nước nói chung và Quảng Ngãi nói riêng.

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 22


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT

2.1. MÔ TẢ SẢN PHẨM CỦ A DỰ ÁN
2.1.1. Giới thiệu sản phẩm
Theo QCVN 2-16:2012/BNNPTNT thì nước mắm được giải thích là dung dịch
đạm trong (không vẩn đục) được tạo thành từ quá trình lên men hỗn hợp cá (hoặc
thuỷ sản khác) và muối.
Theo TCVN 5107:2003, nước mắm được phân thành bốn hạng (đặc biệt, thượng
hạng, hạng nhất, hạng hai) dựa theo độ đạm (nitơ) và chỉ tiêu hoá học khác nhau.
- Đặc biệt: Hàm lượng đạm toàn phần: NTP ≥ 35 gN/l,
- Thượng hạng: Hàm lượng đạm toàn phần: 25 gN/l ≤ NTP < 35 gN/l,
- Hạng nhất: Hàm lượng đạm toàn phần: 15 gN/l ≤ NTP < 25 gN/l,
- Hạng hai: Hàm lượng đạm toàn phần: 10 gN/l ≤ NTP<15 gN/l.
Sản phẩm của dự án bao gồm 2 loại:
- Nước mắm thượng hạng: có độ đạm 25 gN/l,
- Nước mắm hạng nhất: có độ đạm 15 gN/l.


Hình 2.1. Sản phẩm nước mắm của dự án

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 23


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

2.1.2. Các chỉ tiêu yêu cầu của sản phẩm
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu yêu cầu của nước mắm
Các chỉ tiêu

Yêu cầu
Nước mắm
thượng hạng

Nước mắm
hạng nhất

Chỉ

Màu sắc

Từ nâu cánh gián đến nâu vàng

tiêu
cảm

Độ trong


Trong, không vẫn đục

Mùi

Thơm đặc trưng của nước mắm,
không có mùi lạ

quan
Vị

Ngọt của đạm,

Ngọt của đạm,

có hậu vị rõ

ít có hậu vị

Tạp chất nhìn thấy bằng mắt thường
Chỉ
tiêu
hóa
học

Không được có

Hàm lượng nitơ toàn phần, tính bằng
gN/l, không nhỏ hơn


25

15

Hàm lượng nitơ axit amin, tính bằng %
so với nitơ toàn phần, không nhỏ hơn

50

40

Hàm lượng nitơ amôniac, tính bằng %

25

30

6.5

4.0

so với nitơ toàn phần, không lớn hơn
Hàm lượng axit, tính bằng gN/l theo
axit axetic, không nhỏ hơn

Chỉ
tiêu
vi
sinh
vật


Hàm lượng muối, tính bằng gN/l, trong
khoảng

260 - 295

Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn
lạc trong 1 ml

105

Coliforms, số khuẩn lạc trong 1 ml

102

E. Coli, số khuẩn lạc trong 1 ml

0

Cl.perfringens, số khuẩn lạc trong 1 ml

10

S. aureus, số khuẩn lạc trong 1 ml

0

Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc, số
khuẩn lạc trong 1 ml


10

2.1.3. Công dụng của nước mắm
Nước mắm là sản phẩm quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam. Nước mắm
không chỉ là một loại gia vị để chấm hay nêm nếm mà còn có thể dùng để làm sạch,
khử mùi, tạo hương vị…
Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 24


Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất nước mắm tại tỉnh Quảng Ngãi

2.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN
2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất nước mắm
Các loại cá tạp
Xử lý nguyên liệu
Trộn đều (để 30 phút)

Enzyme
protease

Muối

Thủy phân

Chượp chín

Kéo rút, lọc


Nước muối
220bé

Nước thuộc
đạm

Dịch lọc 1

Dịch lọc 2
Bã 1
Gây hương
Bã 2
Pha đấu
Nấu bã
Lọc
Đóng chai
Xác mắm
Sản phẩm
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất nước mắm

Nhóm N13: Lê Quốc Dân, Ngô Thị Xuân Thùy, Võ Thị Hồng Thúy

Trang 25


×