Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách nội địa đối với đại nội Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.24 KB, 78 trang )

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cám ơn
chân thành nhất đến các thầy giáo, cô giáo giảng dạy trong ngành Quản trị
Dịch vụ Du lịch và Lữ hành của Khoa Du lịch - Đại học Huế đã hết lòng
giảng dạy, trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Th.s Đặng Quốc Tuấn người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, động viên em trong suốt
quá trình làm khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cám ơn đến các cô, chú, anh, chị, đặc biệt em
xin chân thành cảm ơn Th.s Phạm Thị Dung phòng Thuyết minh – Hướng
dẫn tại Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, đã tạo điều kiện cho em thực
tập, điều tra, thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho viêc nghiên cứu đề tài
khóa luận.
Xin cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, giúp đỡ, động viên của toàn thể bạn
bè, người thân trong suốt quá trình làm khóa luận này.
Mặc dù đã có những cố gắng song khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong quý thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn bè
góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.

Sinh viên:
Lương Thị Mẫn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày … tháng … năm 2016
Sinh viên thực hiện
Lương Thị Mẫn



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN
MỤC LỤC

SVTH: Lương Thị Mẫn

3

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTBTDTCD Huế
WTO
TCDL
UNWTO

Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization)
Tổng Cục Du Lịch
Tổ chức du lịch thế giới
(UnitedNations World Tourism Organization)
(United Nations Educational Scientific and


UNESCO

Cultural Organization ): Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

LDLVN

Luật du lịch Việt Nam

VHTT&DL

Văn hóa thể thao và du lịch

UBND

Ủy ban nhân dân

ICOMOS

Hội đồng quốc tế các di chỉ và di tích

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

SVTH: Lương Thị Mẫn

4


K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

SVTH: Lương Thị Mẫn

5

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Sau khi trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, kinh tế Việt
Nam ngày càng tăng trưởng và có bước phát triển đáng kể trên trường quốc tế. Dịch
vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Có thể nói, du
lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao.
Du lịch được xem như là “con gà đẻ trứng vàng” cho nhiều quốc gia. Ở Việt Nam,
du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nó đem lại hiệu quả kinh tế cao,
góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm
qua.

Nói đến Việt Nam không thể không nhắc đến Huế - thành phố của những khu di
tích lịch sử nổi tiếng, của những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Thừa
Thiên Huế là một vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc với Huế là
cố đô duy nhất ở Việt Nam còn bảo lưu được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc
nghệ thuật cung đình, với hệ thống thành quách, cung điện, miếu đường, đền đài,
lăng tẩm. Đặc biệt, là hai di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Chính
vì vậy mà Huế trở thành thành phố du lịch của miền Trung, nơi thu hút hàng triệu
lượt khách du lịch đến tham quan mỗi năm.
Quần thể di tích Cố đô Huế thu hút được nhiều khách tham quan cũng như nhà
nghiên cứu phát triển về du lịch, hệ thống di tích rất phong phú và đa dạng về kiểu
dáng, qui mô, kiến trúc. Mặc dầu số lượng khách tham quan mỗi di tích là rất lớn,
việc khai thác hầu như đều đặn mỗi ngày nhưng việc đầu tư, nâng cấp, bảo tồn tại
mỗi điểm di tích thì vẫn chưa được quan tâm cụ thể. Đa số khách đến tham quan lần
đầu và tỷ lệ khách quay lại vần còn khá ít. Những nguyên nhân chính dẫn đến tình
trạng này là hoạt động du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đa dạng, các dịch
vụ bổ sung chưa phong phú đáp ứng nhu cầu của khách tham quan du lịch. Hạn chế
lớn nhất của ngành du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế là công tác tiếp thị, quảng bá du
lịch chưa thật sự hiệu quả. Mặt khác, du lịch ngày càng phát triển, khách du lịch
ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn do vậy họ cũng trở nên khắt khe hơn trong việc
lựa chọn loại hình du lịch phù hợp.

SVTH: Lương Thị Mẫn

6

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

Trong số các công trình thuộc quần thể di tích do trung tâm bảo tồn di tích cố đô
Huế quản lý như: Đại Nội, hệ thống lăng tẩm Minh Mạng, Khoải Định, Tự đức…
thì Đại Nội kinh thành Huế có một khả năng thu hút du khách và đem lại nguồn thu
cao. Do đó, cần tìm hiểu và nghiên cứu nhằm thu hút và tạo điều kiện nhằm phát
triển hơn.
Để giải quyết vấn đề trên, việc tìm hiểu và nắm bắt yếu tố trực tiếp ảnh hưởng
đến quyết định lưa chọn của khách du lịch đến Đại Nội Huế đóng vai trò hết sức
quan trọng. Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn của khách nội địa đối với Đại Nội - Huế” với
mục đích nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn của khách nội
địa, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu hút khách du
lịch đến với điểm tham quan này.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách du lịch nội
địa, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút lượng khách du
lịch đến Đại Nội Huế.
2.2. Mục đích cụ thể
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, du lịch văn hóa và quyết
định lựa chọn của du khách.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách du lịch trong
nước tại Đại Nội Huế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thu hút khách du lịch đến
Đại Nội Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
-


Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách nội địa đối với Đại Nội
Huế

-

Đối tượng điều tra: Khách du lịch nội địa khi đến tham quan hoặc sử dụng các
chương trình du lịch có đến tham quan Đại Nội trong thời gian ở Huế.

SVTH: Lương Thị Mẫn

7

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Đề tài được khảo sát tại Quần thể di tích cố đô Huế mà trọng điểm là Đại Nội Huế

-

Đề tài chỉ tập trung phân tích tình hình phát triển, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến sự lựa chọn của khách nội địa tại Đại Nội Huế

-


Với điều kiện có hạn về thời gian, đề tài chỉ đưa ra một số giải pháp tình thế góp
phần cải thiện tình hình hiện tại, xây dựng một điểm đến hấp dẫn, lý tưởng trong
mắt du khách và góp phần thu hút ngày càng nhiều hơn khách đến tham quan các
điểm di tích.

-

Thời gian: Thực tập và khảo sát thực tế trong khoảng thời gian từ 01/02/2016 đến
05/05/2016 tại di tích Đại Nội Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu không chỉ là những vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có
ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định sự thành
công của mọi công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp là công cụ, giải pháp,
cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công công nghệ để chúng ta
thực hiện công trình nghiên cứu khoa học. Phương pháp được vận dụng chủ yếu
trong bài là phương pháp định lượng với các hình thức nghiên cứu gồm:
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
-

Số liệu thứ cấp:

+ Thu thập từ những nguồn như thông tin khác nhau như: báo chí, internet, tạp chí
khoa học….
+ Thu tập số liệu từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Tổng Cục Du Lịch
(VNAT), Sở Văn Hóa – Thể Thao Và Du Lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.
-

Số liệu sơ cấp: Điều tra khách du lịch nội địa đã đến tham quan, tìm hiểu tại Đại
Nội thông qua bảng hỏi. Qui trình khảo sát bao gồm 2 bước:

Bước 1: Thiết kế bảng hỏi dựa vào việc khảo sát về du lịch văn hóa trước đây.
Nghiên cứu được tiến hành khảo sát đối với khách du lịch nội địa nên ngôn ngữ sử
dụng trong bảng hỏi chỉ sử dụng tiếng Việt. Nội dung bảng hỏi gồm 3 phần chính
như sau:
Phần 1: Thông tin chuyến đi

SVTH: Lương Thị Mẫn

8

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

Phần này bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
- Lần thứ mấy đến Huế
- Số ngày lưu trú tại Huế
- Mục đích chuyến đi
- Số ngày lưu trú
- Lần thứ mấy đến Đại Nội Huế
- Thông tin có được
-Hình thức tổ chức chuyến đi
Phần 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm tham quan Đại Nội
Huế
Phần 3: Thông tin cá nhân
- Giới tính
- Tuổi

- Nghề nghiệp
- Trình độ học vấn
- Nơi đến
Bước 2: Hoàn chỉnh bảng hỏi và phát bảng hỏi.
-

Xác định quy mô mẫu:
Quy mô mẫu của nghiên cứu được xác định theo công thức của Linus

Yamane:

n=
Trong đó :
-

n: Quy mô mẫu
-

N: Kích thước của tổng thể. N = 402.515 (số lượt khách du lịch nội địa
đến tham quan tại Đại Nội Huế năm 2015)

-

e= 0.1: sai số cho phép giữa tỷ lệ mẫu và tổng thể
Ta có: n= 99,97
Số lượng bảng hỏi được sử dụng để phát cho khách du lịch nội địa tại điểm tham
quan Đại Nội là 150 phòng trừ những trường hợp không mong muốn để đảm bảo
số lượng bảng hỏi thu về đúng với quy mô mẫu đề ra.

SVTH: Lương Thị Mẫn


9

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

4.2. Phương pháp phân tích xử lý số liệu
Sau khi thu thập, tiến hành chọn lọc, xử lý, phân tích để đưa ra những thông tin phù
hợp cần thiết để nghiên cứu.
-

Sử dụng phương pháp thống kê phân tích bằng phần mềm xử lý số liệu SPSS 20.0:

-

Thống kê tần suất (Frequency), phần trăm (Percent), trung bình (Mean). Phương
pháp phân tích phương sai ANOVA để xác định sự khác biệt trong cách đánh giá về
các tiêu chí khác nhau đối với các nhóm du khách khác nhau về độ tuổi, quốc tịch,
nghề nghiệp.
Sử dụng thang đo Likert để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn điểm đến theo thang đo Likert với các mức độ từ 1. Rất
không đồng ý cho đến 5. Rất đồng ý.

-

Kiểm định independent samples T Test.

 Phân tích và xử lý số liệu

Việc phân tích và xử lý số liệu sẽ được thực hiện trên phần mềm SPSS 20.0 với độ
tin cậy của số liệu là 90%.
Sử dụng thang đo Likert 5 điểm trong việc:


Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn

điểm đến theo thang đo Likert với các mức độ từ 1 - rất không đồng ý cho đến 5 rất đồng ý
Quy trình phân tích sử lý số liệu được tiến hành như sau:


Phân tích thống kê mô tả: kiểm định độ tin cậy của mẫu (Crombach’s alpha).

Tần suất (Frequencies), phần trăm (Percent), giá trị trung bình (Mean).


Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng:

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0,8
1.0 – 1.80 Rất không đồng ý

1.81– 2.60 Không đồng ý
2.61 – 3.40 Bình thường
3.41– 4.20 Đồng ý
4.21 – 5.00 Rất đồng ý


Phân tích phương sai một chiều (Oneway - ANOVA): Phân tích sự khác biệt


SVTH: Lương Thị Mẫn

10

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

trong đánh giá giữa các nhóm khách theo các yếu tố về: độ tuổi và nghề nghiệp.
Giả thuyết kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách khác nhau.
H1: Có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách khác nhau.
Nếu: Sig.

0.1: Chấp nhận giả thuyết H0

Sig. < 0.1: Chấp nhận giả thuyết H1


Kiểm định Independent - Sample T - Test: Phân tích sự khác biệt trong đánh

giá của các nhóm du khách có giới tính khác nhau.
Kiểm định sự đồng nhất phương sai Levene’s:
Giả thuyết kiểm định:
H0: Phương sai 2 nhóm đồng nhất
H1: Phương sai 2 nhóm không đồng nhất

Nếu: Sig.

0.1: Chấp nhận . Sử dụng kết quả kiểm định T ở phần Equal Variables

Assumed
Sig. < 0.1: Chấp nhận .Sử dụng kết quả kiểm định T ở phần Equal Variables Not
Assumed
Kiểm định Independent – sample T – test:
Giả thuyết kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách khác nhau
H1: Có sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm du khách khác nhau
Nếu: Sig.

0.1: Chấp nhận giả thuyết H0

Sig. < 0.1: Chấp nhận giả thuyết H1
5. Dự kiến kết quả đạt được
-

Đánh giá tình hình phát triển du lịch tại Đại Nội Huế.

-

Phân tích được các yếu ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách nội đia khi đến Đại
Nội Huế

SVTH: Lương Thị Mẫn

11


K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
-

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

Nêu ra các hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu
hút khách du lịch đến với điểm tham quan này.
6. Kết cấu đề tài
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần này trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi
và phương pháp nghiên cứu. Tóm tắt bố cục của đề tài.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách du
lịch nội địa đối với điểm tham quan Đại Nội Huế.
Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút khách du lịch nội địa đến
Đại Nội Huế.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và các bạn.

SVTH: Lương Thị Mẫn

12


K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A.
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH

1.1.1. Du lịch
1.1.1.1. Định nghĩa du lịch
Mặc dù hoạt động du lịch có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với
tốc độ rất nhanh, nhưng cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau
tại các quốc gia khác nhau và dưới nhiều góc độ khác nhau. Bản thân khái niệm “du
lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm thời của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của họ.
Từ “du lịch” được định nghĩa lần đầu tiên tại Anh vào năm 1811 như sau: “Du
lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lí thuyết và thực hành của các cuộc hành trình
với mục đích giải trí. Ở đây sự giải trí là động cơ chính”.
- Năm 1963, Hội Nghi Liên Hiệp Quốc về du lịch ở Roma định nghĩa như sau:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ với mục đích hòa bình”.

- Theo tổ chức Du lịch thế giới – Liên hiệp quốc UNWTO (2008): “Du lịch
(tourism) là hành động rời khỏi nơi cư trú để đi đến một nơi khác, một môi trường
khác trong một thời gian ngắn nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, vui chơi, giải trí,
nghỉ dưỡng. Du lịch bao gồm mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú
trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích
nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác
nữa trong thời gian liên tục nhưng không vượt quá một năm, ở bên ngoài môi
trường sống định cư, ngoại trừ mục đích thu lợi nhuận”.
- Theo quan điểm của Millvà Morrison (1982):“Du lịch là một hoạt động xảy ra
khi con người vượt qua biên giới một nước, hay ranh giới một vùng, một khu vực
nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không
quá một năm”

SVTH: Lương Thị Mẫn

13

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

- Theo khoản 1, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du lịch là hoạt động
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”.
Như vậy, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc định nghĩa về
khái niệm du lịch, song có thể hiểu một cách khái quát về du lịch như sau: “Du lịch
là sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú của mình nhằm đáp ứng những

nhu cầu của bản thân (trừ mục đích làm việc kiếm tiền) tại điểm đến trong
khoảng thời gian nhất định và quay trở về nơi cư trú ban đầu”.
1.1.1.2. Phân loại
Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn, cho phép xác định được
ý nghĩa cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du lịch. Các loại hình du lịch được
phân theo các tiêu thức sau:
a. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hay phân loại theo vị trí địa lý
Du lịch được phân ra thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa.
-

Du lịch quốc tế: Là loại hình du lịch mà điểm đi và điểm đến của du khách nằm ở
các quốc gia khác nhau. Trong quá trình thực hiện loại hình này sẽ nảy sinh sự giao
dịch thanh toán bằng ngoại tệ.

-

Du lịch nội địa: Điểm đi và điểm đến thuộc trong phạmvimột quốc gia. Du lịch nội
địa là các hoạt động tổ chức, phục vụ người bản địa, người nước ngoài cư trú tại
nước mình đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
b. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch
Du lịch được phân thành các loại sau:

-

Du lịch chữa bệnh: Du lịch chữa bệnh hiện là một loại hình du lịch “mới” được
khôi phục lại và phát triển mạnh trên thế giới. Đặc biệt, không nằm ngoài vòng
quay của sự phát triển, các nước châu Á như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Ấn
Độ, … cũng chú trọng đẩy mạnh đầu tư, quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch chữa
bệnh nhằm tạo sự cạnh tranh và quyết giành thị phần số một là điểm đến hàng đầu
về du lịch chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh của khu vực.


-

Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Là loại hình du lịch phục vụ cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải
trí cho du khách sau những ngày làm việc vất vả.

SVTH: Lương Thị Mẫn

14

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
-

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

Du lịch văn hoá: Là loại hình du lịch nhằm mục đích nâng cao hiểu biết cho cá nhân
về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội họa cùng phong tục, tập quán
của đất nước du lịch. Du lịch văn hóa gồm 2 loại:

 Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể: Khách du lịch thuộc thể loại này thường đi với

mục đích định sẵn, thường là cán bộ khoa học, sinh viên và các chuyên gia.
 Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp: Bao gồm đông đảo những người đi du lịch

với mong muốn mở mang kiến thức về thế giới và thỏa mãn những tò mò của mình.
-


Du lịch thể thao: Bao gồm du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị động. Cụ
thể là:

 Du lịch thể thao chủ động: Khách du lịch tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao
 Du lịch thể thao thụ động: Là những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộc thể

thao quốc tế, các thế vận hội Olympic.
-

Du lịch công vụ (hay còn được gọi là du lịch MICE): Là loại hình du lịch kết hợp
hội thảo, hội nghị, khen thưởng, hội họp và triển lãm. MICE được xem là sản phẩm
du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ
tầng cơ sở nhất định.

-

Du lịch thăm hỏi: Là loại hình du lịch kết hợp việc đi du lịch với thăm hỏi người
thân, bạn bè, … trong một khoảng thời gian nhất định.

-

Du lịch thể thao: Là loại hình du lịch nhằm mục đích tham gia các hoạt động thể
thao như: leo núi, vượt thác, ...Hay tham gia các sự kiện thể thao trong nước và
quốc tế như olympic, seagames, …
c. Căn cứ vào thời gian và địa điểm của hoạt động du lịch
Việc phân loại du lịch theovị trí địa lý sẽ bao gồm các loại sau:

-

Du lịch biển: Gồm có các hoạt động du lịch như tắm biển, thể thao biển. Thời gian

thuận lợi cho loại hình này là vào mùa hè (mùa nóng) tình trạng ô nhiễm biển hiện
nay do sự quá tải lượng khách không có bảo vệ chặt chẽ đang được báo động ở Việt
Nam. Tuy nhiên hoạt động thể thao biển ở Việt Nam chưa được phát triển nhiều,
chẳng hạn như lướt ván trên biển, nhảy dù trên không, …

-

Du lịch núi: Ngoài du lịch nghỉ dưỡng, địa hình núi còn thuận lợi cho việc phát
triển tham quan, cắm trại, mạo hiểm, … Du lịch núi thu hút nhiều đối tượng du

SVTH: Lương Thị Mẫn

15

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

khách khác nhau, chẳng hạn nhưngười cao tuổi thích nghỉ dưỡng, giới trẻ thích cắm
trại, tham gia thể thao mạo hiểm,…)
-

Du lịch đô thị: Đây là loại hìnhdu lịch đến các thành phố lớn, trung tâm hành chính
nổi tiếng với những kiến trúc mang tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế, đặc biệt cả những
khu thương mại lớn phục vụ cho việc chiêm ngưỡng và mua sắm.
d. Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng
Việc phân loại du lịch theo phương tiện giao thông bao gồm các loại sau:


-

Du lịch xe đạp: Đây là loại hình du lịch phát triển ở những nước có địa hình bằng
phẳng như: Áo, Hà Lan, Đan Mạch, ...Du lịch xe đạp thường được tổ chức trong
thời gian từ 1 đến 3 ngày cuối tuần. Ở Việt Nam, loại hình này của được đưa vào sử
dụng chưa được phổ biến lắm, mới chỉ xuất hiện một số người tự tổ chức chuyến đi
du lịch xuyên Việt bằng xe đạp.

-

Du lịch ô tô: Đây là loai hình du lịch có tốc độ nhanh, thông dụng, phổ biến, giá
thành không cao và được sử dụng nhiều trong vận chuyển du lịch. Ở Châu Âu, có
khoảng 80% du khách đi du lịch bằng ô tô.

-

Du lịch máy bay: Đây làloại hình vận chuyển tiên tiến nhất, trang bị tiện nghi đầy
đủ, tốc độ cực lớn, di chuyển ở một quảng đường xa với ít thời gian. Song, mặt hạn
chế của nó là giá cả cao, khả năng rủi lo lớn. Tuy thế, ngày nay số khách đi du lịch
bằng máy bay vẫn tăng lên đáng kể.

-

Du lịch tàu hoả: Loại hình du lịch này có giá thành rẻ, thiết bị ngày càng hoàn thiện
nên thu hút khá nhiều khách đi bằng phương tiện này.

-

Du lịch tàu thuỷ: Đây là loại hình du lịch xuất hiện từ khá lâu. Cho đến nay đã

nhiều tàu du lịch với đầy đủ tiện nghi như phòng ăn, phòng ngủ, bar, bể bơi, sân thể
thao, ...đảm bảo phục vụ khách du lịch với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng.
e. Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng
Có nhiều loại hình lưu trú trong du lịch, theo đó du lịch được phân thành các
loại tương ứng như sau:

-

Du lịch nghỉ ở khách sạn (Hotel): Khách sạn là cơ sở lưu trú có đầy đủ tiện nghi
phục vụ các nhu cầu khác nhau của du khách từ ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi, giải trí,
…Khách sạn được phân thứ hạng tùy theo mức độ sang trọng của cơ sở vật chất,

SVTH: Lương Thị Mẫn

16

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

trang thiết bị, trình độ nhân viên, …
-

Du lịch nghỉ ở Motel: Là hình thức du lịch nghỉ ngơi ở những khách sạn bên lề trên
những chặng đường dài dành cho khách du lịch đi bằng ô tô.

-


Nhà nghỉ, nhà trọ thanh niên: Hình thức này chủ yếu phục vụ cho học sinh, sinh
viên, những người có khả năng thanh toán không cao. Tiện nghi phục vụ bình dân
như phòng nhiều giường, khu vệ sinh chung, giá cả thấp.

-

Du lịch nghỉ camping: Du khách có thể chọn thuê một điểm tại bãi cắm trại (khu
vực được quy hoạch).

-

Du lịch nghỉ ởBungalow: Bungalow là cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ hoặc các vật
liệu nhẹ khác theo phương thức lắp ghép đơn giản. Bungalow có thể được dựng đơn
lẻ hoặc được phân thành dãy hay cụm và thường được xây dựng tại khu nghỉ biển,
nghỉ núi hoặc tại các làng du lịch.

-

Du lịch tại làng du lịch: Làng du lịch là cơ sở lưu trú gồm quần thể các biệt thự
hoặc bungalow được quy hoạch xây dựng với các tiện nghi, dịch vụ phục vụ cho
sinh hoạt, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí cần thiết cho du khách. Du lịch kiểu này giúp
du vừa dễ dàng trong việc giao tiếp với nhau lại vừa có không gian biệt lập.
g. Căn cứ vào thời gian du lịch
Dựa vào thời gian thì du lịch được phân thành 2 loại như sau:

-

Du lịch ngắn ngày: Là chuyến đi được thực hiện trong thời gian dưới một tuần và
du lịch cuối tuần là một dạng của du lịch ngắn ngày. Loại hình này khá phát triển ở

một số nước như: Mỹ, Anh, Pháp, …

-

Du lịch dài ngày: Là loại hình dư lịch thường được tổ chức vào các kỳ nghỉ phép
trong năm hoặc nghỉ đông, nghỉ hè. Loại hình này thường kéo dài vài tuần.
h. Căn cứ vào thành phần xã hội của du khách
Dựa vào thành phần xã hội của du khách du lịch được chia thành 2 loại như sau:

-

Du lịch cao cấp: Dành cho những người có khả năng thanh toán cao với những dịch
vụ có chất lượng đặc biệt, mức giá cao và thường đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

-

Du lịch đại chúng (Mass Tourism): Dành cho những người có khả năng thanh toán
hạn chế, sử dụng các dịch vụ có chất lượng trung bình.

SVTH: Lương Thị Mẫn

17

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN


Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi

i.

Dựa vào hình thức tổ chức chuyến đi, du lịch được chia ra 2 loại như sau:
-

Du lịch theo đoàn: Là hình thức các thành viên tham dự theo đoàn và thường có sự
chuẩn bị chương trình từ trước. Du lịch theo đoàn có thể tổ chức theo hai hình thức:

 Du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch.
 Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch.

-

Du lịch cá nhân: Là những người đi du lịch một mình, có thể thông qua các tổ chức
du lịch hoặc đi theo hình thức tự do.
1.1.1.3. Bản chất của du lịch
Theo báo cáo của tổ chức Du lịch thế giới – Liên hiệp quốc UNWTO (2008)
thì du lịch có bản chất như sau:

-

Du lịch nảy sinh từ sự di chuyển và lưu trú của con người ở các nơi đến khác
nhau.

-

Có hai yếu tố trong hoạt động du lịch: Hành trình tới nơi đến và sự lưu lại, trong đó

bao gồm cả các hoạt động ở nơi đến.

-

Chuyến đi và lưu trú xảy ra bên ngoài nơi cư trú và làm việc thường xuyên, do đó du
lịch làm nảy sinh những hoạt động của cư dân sinh sống và làm việc ở đây.

-

Sự di chuyển tới nơi đến mang tính chất tạm thời, sau đó quay trở về.

-

Chuyến đi với nhiều mục đích song không với mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc
làm tại nơi viếng thăm.
1.1.1.4. Đặc điểm của du lịch
Theo báo cáo của tổ chức du lịch thế giới UNWTO (2008) thì du lịch có
những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, du lịch có tính nhạy cảm, gồm nhiều bộ phận tạo thành nên trong
quá trình cung cấp dịch vụ đối với du khách, nhà cung ứng cần bố trí chính xác về
thời gian, có kếhoạch chi tiết chu đáo về nội dung các hoạt động, cần phải kết hợp
một cách hữu cơ chặt chẽ giữa các khâu. Mặc khác, các yếu tố như thiên nhiên,
chính trị, kinh tế, xã hội đều có ảnh hưởng đến du lịch. Thảm họa chiến tranh, động
đất, khủng bố, sa sút kinh tế đều gây ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển du lịch.
Thứhai, du lịch mang tính đa nghành cao. Tính đa nghành được thể hiện qua

SVTH: Lương Thị Mẫn

18


K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

đối tượng khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch như sự hấp dẫn về cảnh quan tự
nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo. Du lịch sẽ
không phát triển nếu không có sự trợ giúp của các nghành kinh tế - xã hội khác như
bảo hiểm, y tế, giao thông vận tải. Ngược lại, du lịch cũng mang lại nguồn thu cho
nhiều nghành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm, dịch vụcung cấp cho
khách du lịch.
Thứba, du lịch mang tính đa thành phần. Thành phần tham gia trong hoạt
động kinh doanh du lịch gồm: khách du lịch, những người quản lí và phục vụdu
lịch, cộng đồng dân cư, các tổ chức xã hội. Do đặc tính đa thành phần trên đây mà
có nhiều loại hình du lịch dịch vụ ra đời, đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của
du khách.
Thứ tư, do ảnh hưởng của yếu tố địa lý tự nhiên, thời tiết khí hậu nên du lịch
hầu hết các nước đều mang tính thời vụ đặc trưng. Tại điểm du lịch, điều kiện khí
hậu có ảnh hưởng rất lớn đối với sự hình thành tính thời vụdu lịch. Ngoài ra, tính
thời vụ của du lịch có liên quan mật thiết tới việc sắp xếp ngày nghỉ của nhân viên,
các kì nghỉ của học sinh sinh viên, sự bố trí này có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt
động của du lịch.
Thứ năm, du lịch mang tính liên vùng, biểu hiện thông qua các tuyến du lịch
với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa
các quốc gia với nhau. Mỗi một điểm du lịch đều có những điểm hấp dẫn, độc đáo
riêng, song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực
và quốc gia. Hoạt động du lịch ở một vùng, một quốc gia khó có thể phát triển nếu
không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi quốc gia và toàn thế giới.

Thứ sáu, du lịch mang tính chi phí và tổng hợp cao. Mục đích của khách du
lịch là hưởng thụ các sản phẩm du lịch, do vậy họ sẵn sàng trả những khoản chi phí
trong chuyến đi của mình về các khoản dịch vụ như: ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại và
nhiều chi phí khác nhằm thực hiện mục đích vui chơi, giải trí, tham quan. Về tính
tổng hợp, sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp được biểu hiện bằng nhiều loại
hình dịch vụ. Phạm vi hoạt động của nghành kinh tếdu lịch bao gồm các khách sạn,
giao thông, nhà hàng, dịch vụ bán đồ lưu niệm. Ngoài ra còn có bộ phận sản xuất tư

SVTH: Lương Thị Mẫn

19

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

liệu phi vật chất như văn hóa, giáo dục, tôn giáo, hải quan, tài chính, bưu điện.
1.1.2. Khách du lịch
1.1.2.1. Khái niệm
Theo điều 10, chương I, Luật du lịch Việt Nam (2006): “Khách du lịch là
người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành
nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Theo tổ chức du lịch thế giới UNWTO (2008)du khách có những đặc trưng sau:
-

Là người đi khỏi nơi cư trú của mình.


-

Không đi du lịch với mục đích làm kinh tế.

-

Đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên.

-

Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm du lịch khoảng 30, 40, 50,...dặm tùy theo
quan niệm hay quy định của từng nước.
1.1.2.2. Phân loại

♦ Khách du lịch quốc tế

Theo Ủy ban thống kê của Liên Hợp Quốc về du lịch tại Rome (1963) thì
khách du lịch quốc tế được đinh nghĩa như sau:“Khách du lịch quốc tế là người
thăm viếng một số nước khác ngoài nước cư trú của mình với bất kỳ lý do nào
ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm”.
Theo phát biểu của Lahaye (1989) về du lịch tại Hội nghị liên minh Quốc hội
được định nghĩa là:“Khách du lịch quốc tế là những người trên đường đi thăm, ghé
thăm một quốc gia khác quốc gia cư trú thường xuyên, với mục đích tham quan,
giải trí, thăm viếng, nghỉ ngơi với thời gian không quá 3 tháng, nếu trên 3 tháng
phải có giấy phép gia hạn và không được làm bất cứ việc gì để nhận được thù lao
do ý muốn của khách hoặc là do ý muốn của nước sở tại. Sau khi kết thúc chuyến đi
phải trở về nước của mình, rời khỏi nước sở tại hoặc đến một nước thứ 3”.
Ngoài ra Luật du lịch Việt Nam ra ngày (1/1/2006) đã đưa ra định nghĩa như
sau: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước


SVTH: Lương Thị Mẫn

20

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam ra nước ngoài du lịch”.
♦ Khách du lịch nội địa

Theo tổ chức UNWTO (2008) đã đưa ra nhận định về khách nội địa như sau:
“Khách du lịch nội địa là những người cư trú trong nước, không kể quốc tịch, thăm
viếng một nơi khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ
cho một mục đích nào đó ngoài mục đích hành nghề kiếm tiền tại nơi viếng thăm”.
-

Đối với nước Mỹ: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi cách nơi ở
thường xuyên của họ ít nhất là 50 dặm với những mục đích khác nhau ngoài việc đi
làm hằng ngày.

-

Đối với nước Pháp: Du khách nội địa là những người rời khỏi nơi cư trú của mình
tối thiểu là 24 giờ và nhiều nhất là 4 tháng với một hoặc một số mục đích: giải trí,
sức khoẻ, công tác và hội họp dưới mọi hình thức.


-

Đối với nước Canada: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi xa 25
dặm và có nghỉ lại đêm hoặc rời khỏi thành phố và có nghỉ lại đêm.
Đối với Việt Nam: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam đi du lịch trong
phạm vi lãnh thổ Việt Nam”. (điều 20, chương IV, Luật du lịch Việt Nam).
1.2. Du lịch văn hóa
1.2.1. Khái niệm về văn hóa
Hiện nay, Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Văn hóa. Có những nhận thức khác
nhau về văn hóa là do những nguyên nhân như trình độ nhận thức khác nhau, mục
đích nhận thức khác nhau, động cơ nhận thức khác nhau hay góc độ tiếp cận khác
nhau… của mỗi người.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho
rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương

SVTH: Lương Thị Mẫn

21

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [Hồ Chí

Minh, Nhật ký trong tù, Tr.431].
Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và
phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ
Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống
con người. Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô
cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà
có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con
người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình
cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới
từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng
và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” . Theo định nghĩa này thì
văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư
tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc.
Riêng Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ. Góc độ thứ nhất là góc
độ hẹp, mà ông gọi là “góc nhìn báo chí”: văn hóa sẽ là kiến thức của con người và
xã hội. Nhưng, ông không mặn mà với cách hiểu này vì hiểu như thế thì người nông
dân cày ruộng giỏi nhưng không biết chữ vẫn bị xem là “không có văn hóa” do tiêu
chuẩn văn hóa ở đây là tiêu chuẩn kiến thức sách vở. Còn góc nhìn thứ hai là “góc
nhìn dân tộc học”: văn hóa được xem là toàn bộ cuộc sống cả vật chất, xã hội, tinh
thần của từng cộng đồng ; và văn hóa của từng cộng đồng tộc người sẽ khác nhau
nếu nó được hình thành ở những tộc người khác nhau trong những môi trường sống
khác nhau.
Văn hóa là khái niệm rất rộng. Theo Trần Ngọc Thêm, “văn hóa là hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá
trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên
và xã hội của mình.”
1.2.2. khái niệm du lịch văn hóa
Theo tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): "Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động
của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các


SVTH: Lương Thị Mẫn

22

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và các sự
kiện văn hóa khác, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn
hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương".
Các nhà quản lý di sản văn hóa thì cho rằng du lich văn hóa là loại hình du lịch
được tổ chức tốt, có giáo dục, góp phần cho công tác duy tu và bảo tồn. Đối tượng
mà khách du lịch hướng tới là các di tích và di chỉ. Theo hội đồng quốc tế các di
chỉ và di tích (ICOMOS): "Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là
khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc
đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng cho
những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích
văn hóa kinh tế xã hội".
Thậm chí nhiều nhà di sản văn hóa còn đồng nhất khái niệm du lịch văn hóa là
du lịch hướng tới di sản văn hóa. Du lịch di sản văn hóa thế giới được phác họa là
hoạt động du lịch nhằm thưởng ngoạn các địa điểm, các vật thể, các hoạt động thể
hiện một cách xác thực về các câu chuyện và con người trong quá khứ và hiện tại.
Nó bao gồm các tài nguyên về văn hóa, lịch sử và tự nhiên. Theo cách giải thích
này, du lịch di sản văn hóa cũng có thể được gọi là du lịch văn hóa song phạm vi
của nó hẹp hơn du lịch văn hóa. Do di sản văn hóa nhấn mạnh nhiều hơn đến một
địa danh cụ thể nhằm tạo ra sự cảm nhận về các đặc điểm riêng của một địa danh

đó, con người ở đó, các vật thể, câu chuyện cũng như truyền thống địa danh đó.
Trong khi đó, du lịch văn hóa
bao trùm tất cả các yếu tố trên song ít nhấn mạnh đến yếu tố địa danh.
Luật Du lịch cho rằng: " Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc
văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống". Ở nghĩa rộng hơn, du lịch văn hóa cần phải hiểu là bao
gồm các hình thức du lịch dựa trên giá trị văn hóa dân tộc và đặt ra yêu cầu về tôn
trọng và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống đó. Như vậy, du lịch lễ hội,
du lịch di tích lịch sử văn hóa, du lịch bản làng đều có thể coi là du lịch văn hóa.
Theo đó, du lịch văn hóa là loại hình du lịch nhằm thu hút du khách mà quan
tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ

SVTH: Lương Thị Mẫn

23

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

thuật, di tích của nơi đến. Dưới góc độ nhất định, quan điểm này đã thể hiện được
mục tiêu của loại hình du lịch là nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về các đặc điểm
văn hóa truyền thống, vật thể và phi vật thể, về cuộc sống trong quá khứ cũng như
trong hiện tại của con người của một vùng đất cụ thể.
Về căn bản, các khái niệm nêu trên đều cho rằng du lịch văn hóa là loại hình du
lịch lấy văn hóa làm điểm tựa, du lịch văn hóa mang sứ mệnh tôn vinh và bảo vệ
các giá trị văn hóa tốt đẹp của con người. Lấy du lịch làm cầu nối, văn hóa được

làm giàu thêm thông qua sự tiếp xúc, tiếp biến, giao lưu, lan tỏa, tiếp nhận và hội tụ
tinh hoa văn hóa các dân tộc. Du lịch văn hóa không chỉ đem đến lợi ích về kinh tế
mà còn góp phần giáo dục tình yêu tổ quốc, thúc đẩy tích cực sự phát triển xã hội.
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là các bản sắc văn
hóa, nét đặc trưng khác biệt của nền văn hóa đó ví dụ như những lễ hội truyền
thống, những phong tục tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống, lịch sử, nghệ thuật, kiến
trúc… hình thành nên nền văn hóa của người dân nơi mà khách du lịch đến thăm
quan. Khách du lịch tìm đến du lịch văn hóa để thu nhập thông tin mới, tìm hiểu
vàtrải nghiệm những nền văn hóa khác nhau mọi nơi trên thế giới. Do vậy, du lịch
văn hóa không chỉ đơn thuần là du lịch mà còn gắn liền với các loại hình văn hóa
của địa phương nơi có hoạt động du lịch đang diễn ra.
1.2.3. Phân loại du lịch văn hóa
- Du lịch văn hóa - lịch sử, gồm tất cả những chuyến du lịch thăm lại những khu di
tích lịch sử của vùng, thăm những ngôi nhà của các anh hùng lịch sử dân tộc, tham
quan nơi làm việc của các vĩ nhân...
- Du lịch văn hóa di sản, là sản phẩm lấy những giá trị văn hóa, lịch sử có trong di
sản để cho khách thưởng thức. Một đất nước được vinh danh nhiều di sản, nó là
“tấm giấy thông hành” về trình độ và bề dày văn hóa – văn minh của dân tộc đó.
- Du lịch văn hóa cảm xúc, là những sản phẩm khai thác các đặc tính thẩm mỹ phi
vật thể thông qua các giác quan như: màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hương vị, tiếng

SVTH: Lương Thị Mẫn

24

K46 Hướng Dẫn Du Lịch



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: THS. ĐẶNG QUỐC TUẤN

động những thành tố tạo thành cái cội nguồn văn hóa của vùng, dân tộc hay quốc
gia.
- Du lịch văn hóa sự kiện và lễ hội, là những sản phẩm du lịch tận dụng sự kiện và
lễ hội để xây dựng chương trình tour sao cho khách du lịch có thể trải nghiệm và
hòa mình vào không khí của lễ hội một cách hợp lý nhất.
- Du lịch văn hóa nghệ thuật ẩm thực, là sản phẩm được xây dựng trên cơ sở khai
thác những nét tinh hoa ẩm thực truyền thống của vùng hoặc quốc gia tạo cho khách
cơ hội nghiên cứu, thưởng thức những món ăn đặc sản truyền thống. Văn hóa ẩm
thực đóng vai 6 trò quan trọng trong việc phát triển du lịch.
- Du lịch văn hóa làng nghề truyền thống, là sản phẩm du lịch khai thác các giá trị
của làng nghề truyền thống, tạo cho khách cơ hội giao lưu học hỏi cách làm và mua
những sản phẩm ấy.
- Du lịch văn hóa biển đảo Việt Nam, là sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên biển
như bãi biển, vịnh và các đảo ven bờ để du khách thư giản, nghỉ dưỡng, giải trí
biển...
1.2.4. Đặc điểm của du lịch văn hóa
Điểm đến của du lịch văn hóa thường bao gồm những di tích lịch sử, những
thành phố lớn với các cơ sở văn hóa như bảo tàng, nhà hát hoặc những vùng nông
thôn nơi trưng bày hiện vật truyền thống văn hóa của cộng đồng dân cư như các
lễhội, các nghi thức thể hiện lối sống, giá trị và văn hóa của họ.
Các điểm đến bao gồm các di tích lịch sử, thành phố hiện đại, công viên, các
câu lạc bộ, các hệ sinh thái ven biển, hải đảo và đất liền, các kỳ quan trên thế giới
để khám phá nên văn hóa nơi đó. Hàng nghìn du khách trên thế giới thường xuyên
tham gia vào các chuyến du lịch mỗi năm để đi tham quan các địa điểm như thế
này. Một trong những điểm đến thu hút khá nhiều khách du lịch là khu vực sinh
sống văn hóa của người dân nơi khách du lịch có thể trải nghiệm được cuộc sống

sinh hoạt bình thường của người dân địa phương, so sánh với với cuộc sống của
chính vùng dân cư nơi khách du lịch sinh sống. Di sản văn hóa bao gồm hai loại
chính là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

SVTH: Lương Thị Mẫn

25

K46 Hướng Dẫn Du Lịch


×