Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Doanh nghiệp thế kỷ 21 Chúng ta sẽ phải thay đổi?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.37 KB, 7 trang )

Doanh nghiệp thế kỷ 21 - Tại sao mọi mặt của công ty bạn sắp sửa thay đổi
27/11/2015
Dịch từ bài viết “The 21st Century Corporation – Why every aspect of your business is about to
change” của tác giả Geoff Colvin đăng trên Tạp chí Fortune số ra tháng 10/2015.
Hãy tưởng tượng về một nền kinh tế không có ma sát - một thế giới mới trong đó lao động,
thông tin và tiền bạc di chuyển một cách dễ dàng, với chi phí thấp và hầu như ngay lập tức.
Suỵt, thế giới đó đang ở đây rồi. Công ty bạn đã sẵn sàng chưa?

Xe hơi bốc cháy không bao giờ là một chuyện hay ho. Do vậy khi chiếc Telsa Model S cán phải
một mảnh kim loại ở thành phố Kent, bang Washington vào tháng 10/2013 và bốc cháy, các chủ
xe, khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư và lãnh đạo của hãng xe này rất lo lắng. Khi việc tương tự
lại tiếp diễn vài tuần sau đó tại Smyrna, Tennessee, các nhà quản lý liên bang mở cuộc điều tra.
Tất cả chúng ta đều biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó: hãng xe cho thu hồi xe ồ ạt, sửa chữa đắt
đỏ tại các đại lý xe trên toàn quốc, và một cú giáng tài chính đau đớn cho nhà sản xuất. Nhưng
những chuyện đó đã không xảy ra. Do Model S có thể hạ thấp gầm xe khi di chuyển với tốc độ
cao nhằm đạt hiệu suất khí động học tốt hơn, và nếu có mảnh vỡ va chạm bất lợi vào hệ thống
pin của xe, thì xe có thể bắt lửa. Do vậy Telsa cập nhật một phần mềm mới vào các xe bị ảnh
hưởng qua mạng di động để nâng độ cao cách đất của gầm xe thêm 1 inch khi chạy với tốc độ
cao. Vấn đề được xử lý. Chỉ 4 tháng sau khi mở cuộc điều tra, các nhà quản lý cho khép lại vấn
đề.


Bằng việc sử dụng phần mềm và mạng điện thoại di động, Telsa đã không cần phải thu hồi xe.
Họ cũng chẳng có đại lý nào; khách hàng có thể lựa chọn và đặt xe qua mạng, và lái thử tại các
phòng trưng bày của công ty. Công nghệ điện năng tiên tiến của Telsa đơn giản hơn so với công
nghệ xăng dầu, do vậy họ có thể chế tạo xe với ít nhân công và ít vốn hơn. Tổng hợp các yếu tố
này lại và chúng ta có kết quả sau: General Motors tạo ra khoảng 1,85 USD giá trị thị trường
trên 1 USD tài sản hữu hình, trong khi Telsa tạo ra được 11 USD. GM tạo ra 240.000 USD giá
trị thị trường trên mỗi nhân công, còn Telsa lại tạo ra đến 2,9 triệu USD. Khác biệt này không
phải chỉ do Telsa làm việc hiệu quả hơn. Dù làm cùng ngành với GM nhưng Telsa là một ý
tưởng khác hoàn toàn về căn bản.


GM đang thay đổi, nhưng cho đến nay họ vẫn chỉ là một doanh nghiệp thuộc thế kỷ 20. Còn
Telsa là một doanh nghiệp thuộc thế kỷ 21, được gầy dựng theo những thực tế hoàn toàn mới
làm thay đổi các quy luật thành công. Chủ đề lớn ở đây chính là sự ra đời của nền kinh tế không
ma sát đã được dự báo trước từ lâu, một thế giới mới mà trong đó lao động, thông tin, và tiền
bạc di chuyển một cách dễ dàng, với chi phí thấp và hầu như ngay lập tức. Các doanh nghiệp
đang hình thành các mối quan hệ hoàn toàn mới, êm ái hơn với khách hàng, người lao động, và
giới chủ; xem xét lại vai trò của vốn (theo cách hiểu truyền thống), nhận ra rằng họ có thể phát
triển trong khi sở hữu ngày càng ít vốn; đang tạo ra giá trị bằng các cách làm mới khi họ thay
đổi hẳn hoạt động Nghiên cứu & Phát triển và tiếp thị; và đang đo lường hiệu quả hoạt động
của họ dựa trên các tiêu chí mới vì các tiêu chí cũ không còn nắm bắt được những yếu tố quan
trọng.
Không phải tất cả các doanh nghiệp thế kỷ 21 đều là các công ty khởi nghiệp xinh đẹp ở Thung
lũng Silicon. Họ có thể ở bất kỳ độ tuổi nào và làm bất kỳ ngành nghề nào (bao gồm cả ô tô).
Nike là một doanh nghiệp thế kỷ 21, mạnh dạn làm mới sản xuất với công nghệ in 3D và khôn
ngoan sử dụng mạng xã hội để tiếp thị. General Electric cũng đang trở thành một công ty như
vậy, một phần do tâm trạng thất vọng của cổ đông và áp lực từ bên ngoài. Mọi công ty đều nên
trở thành một công ty thuộc thế kỷ 21.
Thực tế mới bắt nguồn từ nền tảng của Chủ nghĩa Tư bản, tức là vốn. Trong một nền kinh tế
không có ma sát, thì một công ty không cần nhiều vốn như trước đây. Hãy xem Apple - công ty
có giá trị lớn nhất thế giới. Khác với Google và Microsoft, các công ty có giá trị lớn thứ hai và
thứ ba, hầu hết doanh thu của Apple đến từ việc bán các sản phẩm hữu hình. Nhưng công ty
tuyên bố rằng “coi như tất cả” sản phẩm của họ là do các công ty khác sản xuất. Bởi vì họ có
thể điều phối các chuỗi cung ứng vô cùng phức tạp trên toàn thế giới, họ có thể trả tiền cho các
công ty này, chủ yếu là Foxconn, sản xuất sản phẩm cho họ và giao hàng kịp thời đến nơi họ
cần. Apple thuê cả server của các công ty khác chứa dịch vụ iCloud của họ để họ có thể dễ dàng
thêm hoặc bớt dung lượng, và chỉ phải trả tiền cho những gì họ cần.


Chính phủ Hoa Kỳ phân loại Apple là một nhà sản xuất, và với khoảng 500 cửa hàng hữu hình
trên toàn cầu, tổng vốn của Apple - 172 tỉ USD theo công ty tư vấn EVA Dimentions - là rất

lớn. Nhưng nếu theo các mô hình truyền thống thì Apple lẽ ra còn cần nhiều vốn hơn nữa.
Thành tựu của Apple là dùng số vốn đó vô cùng hiệu quả, tạo ra đến 639 tỉ USD giá trị thị
trường. Nếu so sánh thì Exxon Mobil dùng nhiều vốn hơn nhiều, đến 304 tỉ USD, để tạo ra 330
tỉ USD giá trị thị trường, tức chỉ bằng khoảng phân nửa của Apple.
Đó là những công ty sản xuất và bán các sản phẩm hữu hình. Một nền kinh tế không ma sát
cũng giúp các công ty hầu như không có vốn hữu hình có thể cạnh tranh mạnh mẽ với các đối
thủ lâu đời sử dụng nhiều vốn. Mọi người thường ngạc nhiên vì Alibaba là nhà bán lẻ có giá trị
lớn nhất thế giới nhưng lại không có kho hàng, Airbnb là nhà cung ứng chỗ ở lớn nhất thế giới
nhưng lại không sở hữu bất kỳ bất động sản nào, Uber là công ty dịch vụ ô tô lớn nhất thế giới
nhưng cũng không có chiếc ô tô nào. Các công ty này đã tìm ra những lối đi tài tình nhằm bỏ
ma sát khỏi ngành nghề của họ, liên kết người mua và người bán trực tiếp và tiện lợi, tạo ra các
mô hình kinh doanh mới hầu như không cần vốn.
Nhưng hãy xem lại – thật ra, những doanh nghiệp này và tất cả các doanh nghiệp thế kỷ 21
khác đều sở hữu hàng tấn vốn. Nhưng các qui định kế toán không luôn xem đó là vốn. Đó là
vốn trí tuệ dưới dạng phần mềm, bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu và các dạng tri thức
khác; là vốn khách hàng dưới dạng các mối quan hệ với người mua, và đặc biệt là vốn con
người. Doanh nghiệp thế kỷ 21, ngay cả khi sản xuất và bán sản phẩm hữu hình, trên hết là
doanh nghiệp thiên vốn con người. Việc này đưa đến một câu hỏi sâu xa: Ai thực sự sở hữu
doanh nghiệp?
Từ lâu chúng ta đã rõ là các công ty luật hầu như có toàn bộ vốn là vốn con người, do vậy họ
không có quyền bán cổ phần ra công chúng; vì các cổ đông bên ngoài không thể sở hữu thứ gì
có giá trị. Vậy thì các công ty tư vấn và quảng cáo có gì khác không? Ngay cả các công ty sở
hữu bằng sáng chế hay thương hiệu có giá trị vẫn có hầu hết giá trị từ vốn con người. Chuyện gì
xảy ra nếu 100 người thông thái nhất rời bỏ Starbuck hay Johnson & Johnson hay Walt Disney,
hoặc chuyện gì sẽ xảy ra nếu một CEO mất trí nào đó cố huỷ hoại vốn văn hoá vô cùng vững
chắc của từng công ty này? Đối với các doanh nghiệp thế kỷ 21, dù có được thừa nhận hay
không, thì chính nhân viên của công ty là những người sở hữu phần lớn tài sản vì họ chính là
phần lớn tài sản của công ty.
Thực tế đó đang tác động đến cấu trúc của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp Hoa Kỳ (ở
đây nên hiểu là công ty TNHH nhiều thành viên) tăng rất khiêm tốn và doanh số của họ chỉ

tăng 150% từ năm 1990 đến 2008, theo thống kê của IRS (dựa trên dữ liệu mới nhất), trong khi
số lượng các công ty một thành viên của cá nhân (trước đây VN gọi là doanh nghiệp tư nhân)
và công ty hợp danh (do các nhà quản lý của công ty sở hữu) lại tăng rất nhiều, và doanh số
tăng 394%. Doanh nghiệp thế kỷ 21 không hẳn lúc nào cũng là một công ty (của nhiều người).


Hầu hết doanh nghiệp sẽ phải tạo ra giá trị bằng các phương thức mới hoặc chịu thua các đối
thủ có cách làm mới, thường là các công ty có mô hình kinh doanh dựa trên Internet. Xu hướng
này đã có từ lâu như Internet vào những ngày đầu, khi hàng loạt các công ty bảo hiểm khởi
nghiệp với web gây giảm mức phí bảo hiểm nhân thọ có thời hạn đến 50% hay hơn – và khi các
trang web đặt vé bay và phòng khách sạn dễ sử dụng làm cho khoảng 18.000 đại lý du lịch mất
việc gần như tức thì. Ngày nay các doanh nhân đang mở rộng xu hướng này vào các sản phẩm
hữu hình theo những cách rất tinh vi. Warby Parker bán kính mắt chất lượng cao với giá chỉ
bằng một phần nhỏ so với giá của những người bán lẻ truyền thống bằng cách sử dụng mô hình
bán hàng online ít ma sát; các nhà đầu tư cá nhân hiện định giá công ty này 1,2 tỉ USD. Ngay cả
một ngành nghề trông có vẻ “miễn nhiễm” với sự phá vỡ của online như ngành hàng tiêu dùng
đóng gói, cũng bị đe dọa. Harry’s và Dollar Shave Club – hai thương hiệu sản xuất và bán các
sản phẩm chăm sóc cho nam giới online, đang khiến Gillette (một nhãn hàng của Procter &
Gamble) lần đầu tiên phải quảng bá sản phẩm của họ dựa trên giá trị chứ không chỉ là chất
lượng.
Xu hướng này đặc biệt đáng sợ với ngay cả các công ty đầu ngành đã thành danh vì ngay cả khi
chuyển sang mô hình kinh doanh mới ít ma sát, họ vẫn có thể trở nên nhỏ hơn và ít lợi nhuận
hơn trước đó. Việc này xảy ra do “các công ty công nghệ phá huỷ giá trị của các đối thủ hiện có
nhiều hơn là tạo ra giá trị cho chính họ, và phần lớn lợi nhuận đã bị cạnh tranh chuyển thành
thặng dư của người tiêu dùng,” McKinsey Global Institute nhận định như vậy. Dịch vụ Skype
của Microsoft tạo được khoảng 2 tỉ USD năm 2013, nhưng McKinsey tính ra rằng trong năm đó
Skype đã chuyển 37 tỉ USD từ các công ty viễn thông truyền thống vào túi người tiêu dùng
bằng các cuộc gọi miễn phí hoặc giá rẻ.
Những mô hình kinh doanh mới khác cũng tạo ra việc tương tự. Những nhà quản lý taxi ở San
Francisco báo cáo rằng số tiền cước trên mỗi đầu taxi hợp pháp đã giảm 65% từ tháng 3/2012

đến tháng 7/2014 do Uber, Lyft và các hãng khác tham gia vào thị trường. Uber hiện được các
nhà đầu tư định giá 51 tỉ USD. Trong khi đó, tổng giá trị thị trường của các hãng taxi tại Thành
phố New York chưa tới 13 tỉ USD, theo báo cáo của báo Fortune vào tháng 9.
Khi Airbnb tham gia vào thị trường Austin, bang Texas, doanh thu của các khách sạn giảm từ
8% đến 10% theo nghiên cứu của Đại học Boston, và “các khách sạn bị ảnh hưởng đã phản ứng
bằng cách hạ giá, một tác động có lợi cho tất cả người tiêu dùng, chứ không chỉ cho những
người tham gia vào nền kinh tế chia sẻ.” Nhưng các công ty mới gây phá vỡ như vậy chỉ thu về
một phần nhỏ mà các công ty đang hoạt động mất đi.
Doanh nghiệp thế kỷ 21 sẽ ngày càng là một doanh nghiệp dựa trên ý tưởng, hoạt động không
chỉ ở ngành công nghệ thông tin mà còn ở ngành truyền thông, tài chính, dược, và các ngành
đòi hỏi nhiều chất xám khác. McKinsey nhận thấy rằng “các nhóm ngành ít tài sản, giàu ý
tưởng” tạo ra 17% lợi nhuận của các công ty phương Tây vào năm 1999, và 31% hôm nay. Kẻ


thua cuộc trong biến chuyển này là các nhóm ngành thâm dụng vốn và lao động như xây dựng,
vận chuyển, dịch vụ công cộng, và khai thác mỏ. Điều này không có nghĩa là các công ty trong
các ngành này đều sẽ thất bại. Như trường hợp của Telsa cho thấy, họ vẫn có thể phát triển tốt
nếu họ biết cách làm mới.
Hoặc họ vẫn có thể thành công nếu họ định nghĩa lại hai chữ thành công. Một nguồn áp lực
ngày càng lớn với các công ty trên mọi lĩnh vực là sự phát triển của các đối thủ sẵn sàng hy
sinh lợi nhuận để tăng trưởng. Thường thì đó là là các công ty gia đình hoặc công ty nhà nước
đã đạt qui mô khổng lồ ở các thị trường mới nổi. Đơn cử như quyết định chia tách doanh
nghiệp thành hai công ty gần đây của Alcoa, một chuyên về vật liệu công nghệ cao và một
chuyên sản xuất nhôm hàng hóa, một phần do lợi thế về chi phí mà các lò luyện nhôm Trung
Quốc có được; khi phải cạnh tranh với các lò luyện nhôm này, ngành sản xuất nhôm hàng hóa
của Alcoa đã kéo cả công ty đi xuống. Khi các công ty từ các thị trường mới nổi gia tăng thị
phần toàn cầu – hiện họ chiếm khoảng 30% trong danh sách Global 500 của Fortune - áp lực về
lợi nhuận sẽ tăng.
Áp lực khác đến từ một loại hình khác của các công ty thế kỷ 21 hy sinh lợi nhuận để tăng
trưởng, những công ty thấy được các lãnh thổ rộng lớn cần chiếm lấy trong các mô hình kinh

doanh mới. Amazon là ví dụ rõ nhất, nổi tiếng với việc báo cáo lợi nhuận rất thấp hoặc hầu như
không có hết quí này sang quí khác. Các nhà đầu tư đồng ý với CEO Jeff Bezos rằng tiền nên
được đầu tư vào việc mở rộng doanh nghiệp; tạo ra lợi nhuận tương lai lớn hơn nhiều. Cổ phiếu
công ty này hiện đang ở mức giá kỉ lục.
Các nhà tuyển dụng của thế kỉ 21 phải tư duy lại thật sâu sắc với câu hỏi sau: Nếu thị trường
lao động cũng trở nên không có ma sát thì sao? Rõ ràng là thị trường này đang theo hướng như
vậy, như sự phát triển của thị trường lao động tự do cho thấy. Các công ty vẫn tuyển dụng nhân
sự toàn thời gian dù thật sự không cần họ làm việc toàn thời gian, nhưng có họ trong biên chế
vẫn dễ hơn là liên tục tuyển dụng rồi cho nghỉ việc. Ít ra cách làm đã từng như vậy. Ngày nay
các nhà tuyển dụng đang thuê hàng triệu công nhân trên toàn thế giới làm các công việc dựa
trên thông tin thông qua các trang việc làm online như Upwork; mỗi nhân viên sẽ được người
sử dụng lao động trước đó đánh giá, và bạn không phải trả lương cho họ nếu bạn không hài
lòng. Dù những công việc như vậy phần lớn là việc mang tính đều đặn hàng ngày, như thông
dịch, thì vẫn có một thị trường mạng khác mang tên HourlyNerd cho thuê các cựu tư vấn và
người tốt nghiệp từ các trường kinh doanh hàng đầu làm các việc như lập kế hoạch chiến lược,
phân tích tài chính, và các công việc cao cấp khác; với khách hàng thông thường là các công ty
vừa và nhỏ, nhưng cũng có cả những ông lớn như General Electric và Microsoft.
Hãy hình dung thêm về bước phát triển tiếp của xu hướng này, và bạn sẽ thấy toàn bộ mô hình
tuyển dụng có thể thay đổi về cơ bản. Các công ty do nhân viên sở hữu nhiều khả năng sẽ tăng
lên, nhưng những công ty như vậy chỉ là một trong nhiều lựa chọn có thể bao gồm ở mức cuối


cùng một cấu trúc cấp tiến hơn nhiều. John Chambers – cựu CEO của Cisco phát biểu hồi tháng
6 rằng “rồi bạn sẽ sớm thấy những công ty khổng lồ nhưng chỉ có 2 nhân viên – 1 CEO và 1
CIO (Giám đốc Công nghệ Thông tin).” Điều này nghe có vẻ điên rồ, nhưng hãy lưu ý là
Chambers từng đưa ra những dự báo điên rồ (như là mở cửa phòng khách sạn bằng điện thoại
thông minh) cuối cùng đã thành sự thật.
Thậm chí những công ty tiếp tục sử dụng nhiều nhân viên sẽ có thể thay đổi mối quan hệ với
người lao động. “Do có thể đo lường kết quả của hầu như mọi công việc, nên bạn có thể trả
lương theo đó,” giám đốc của một công ty phần mềm chuyên đánh giá hiệu quả làm việc phát

biểu với Fortune gần đây như vậy. Theo đó, những nhân viên có hiệu quả cao nhất sẽ được trả
lương nhiều hơn, và số còn lại sẽ nhận ít hơn. Aon Hewitt báo cáo rằng hầu hết các công ty lớn
hiện trả tiền thưởng cho các nhân viên lãnh lương cố định, thường là khi họ đạt được các mục
tiêu hạn định cụ thể như thu hồi công nợ được nhiều hơn hay đạt các mức chuẩn hiệu quả khác
dễ dàng lượng định được. Khi khó đo lường hiệu quả làm việc cá nhân thì tiền lương ít được
phân biệt và những nhân viên không đạt yêu cầu vẫn giữ được việc làm. Chuyện đó sẽ không
còn nữa.
Điều gì đúng đối với người lao động thì cũng đúng với bản thân doanh nghiệp thế kỷ 21. Khi
ma sát mất đi và các đối thủ mới đầy tham vọng xuất hiện trong các thị trường mới nổi, thì các
công ty kém hiệu quả không thể lẫn trốn được. Kẻ thắng cuộc sẽ thắng đậm hơn, và số còn lại
sẽ phải đấu tranh quyết liệt hơn cho thị phần còn lại. Những nhóm ngành thiên về ý tưởng
“đang tạo ra động lực thắng-ăn-tất, tạo cách biệt lớn giữa các công ty có nhiều lợi nhuận nhất
và nhóm còn lại,” đây là đúc kết từ nghiên cứu mới đây của McKinsey Global Institute. Nói
chung cạnh tranh đang ngày một khốc liệt hơn. Lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu hiện chiếm
khoảng 10% GDP thế giới, theo nghiên cứu của MGI, một con số mà lúc nào đó trong tương lai
chúng ta sẽ cảm thấy ghen tị khi nhắc đến; phần chia lợi nhuận này có thể giảm còn 8% vào
2025, chỉ nhỉnh hơn một chút so với năm 1980, theo tiên đoán của MGI. Kết quả là: “Khi tăng
trưởng lợi nhuận chậm lại, thì sẽ càng có nhiều công ty cạnh tranh cho phần bánh nhỏ hơn.”
Đó sẽ là một thế giới mà trong đó các doanh nghiệp, dù cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết, sẽ
nhận được phần ngày càng ít hơn của sản lượng kinh tế toàn cầu – xem ra là công thức cho một
vai kém hơn trong các vấn đề của thế giới. Vài công ty lại đạt đến tầm của các quốc gia, một
hiện tượng mới. Thực hiện hàng tỉ lượt tìm kiếm hàng ngày, Google biết rõ chuyện gì đang xảy
ra trên thế giới hơn bất kỳ chính phủ nào; nghiên cứu chỉ ra rằng Google có thể dự đoán được
các đợt bùng phát dịch bệnh, sự lên xuống của thị trường chứng khoán, và hơn thế nữa, và có
thể ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử nếu họ muốn. Với 1,5 tỉ người dùng, Facebook có số dân
đông hơn cả Trung Quốc và có thể mô tả chính xác tính cách của người dùng và dự đoán được
thành công của họ trong công việc lẫn tình cảm. Hầu như trong bất kỳ ngày nào, Apple cũng có
nhiều tiền mặt hơn Kho bạc Hoa Kỳ. Bharti Airtel, công ty viễn thông Ấn Độ, có lượng khách



hàng tương đương với dân số Hoa Kỳ. Với 2,2 triệu nhân viên, Walmart sử dụng nhiều người
hơn bất kỳ tổ chức nào trên thế giới ngoại trừ các cơ quan quốc phòng của Hoa Kỳ và Trung
Quốc.
Và bây giờ là một khái niệm làm thay đổi nhận thức nữa cho thế kỷ 21: Các doanh nghiệp,
ngay cả khi một số đạt được tầm cỡ khổng lồ, sẽ có tuổi thọ ngắn hơn trước đây. Xu hướng này
rất rõ: Tuổi thọ bình quân của các công ty trong chỉ số S&P 500 đã giảm từ 61 năm vào 1958
còn 20 năm vào thời điểm hiện tại. Đây là công bố của Richard Foster đến từ Đại học Yale –
người dự đoán con số này sẽ tiếp tục giảm dần. Trước khi thế kỷ 21 kết thúc, khái niệm về công
ty như là các định chế liên tục, có thể sẽ không còn là tiêu chuẩn.
Như vậy thì tại sao các công ty tồn tại? Nhà kinh tế học người Anh Ronald Coase đã đoạt giải
Nobel kinh tế vì trả lời câu hỏi này. Theo lý thuyết thì nền kinh tế toàn cầu xoay tròn như một
con vụ dựa trên các tín hiệu về giá giữa các nhà điều hành cá nhân mà không cần có các công ty
lớn. Nhưng trong thực tế, Coase chỉ ra rằng “có những cuộc đàm phán cần được diễn ra, hợp
đồng cần được soạn thảo, kiểm tra cần được thực hiện, dàn xếp cần được thực thi để giải quyết
tranh chấp, và nhiều thứ khác nữa.” Có nghĩa là có các chi phí giao dịch – tức ma sát– và việc
gom các giao dịch lại trong các công ty là cách hiệu quả nhất để xử lý chúng. Ngày nay, với
công nghệ giúp thu gọn các chi phí này, nhiều công ty đang tách các giao dịch ra, giao cho các
công ty bên ngoài thực hiện nhiều chức năng, mở rộng công tác Nghiên cứu & Phát triển cho
mọi nhân tài bên ngoài, và sử dụng các nhà thầu thay vì tuyển dụng người lao động cho riêng
mình. Mô hình liên tục của Hollywood: gom người và nguồn lực lại để thực hiện một mục tiêu
cụ thể rồi sau đó giải tán sang các dự án khác, có thể trở nên phổ biến trong cả nền kinh tế.
Thực tế mô hình này đang diễn ra rồi.
Tin vui là việc thay đổi nhanh chóng, sự phá huỷ sáng tạo, cũng như các mô hình kinh doanh
mới đều là cơ hội cho người thích phiêu lưu. Chủ đề xuyên suốt khi nền kinh tế biến chuyển là
trong hầu hết mọi ngành nghề, những rào cản tham gia ngành đang dần được xoá bỏ. Cơ hội
đang rộng mở hơn bao giờ hết. Mọi người, mọi tổ chức đều có thể sở hữu những tài sản giá trị
nhất của thế kỷ 21, đó là: rộng mở đón ý tưởng mới, sự khác biệt, và trí tưởng tượng.




×