Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

Tâm lý quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 27 trang )

Tâm Lý Quản trị
kinh doanh
Nhóm 9


I, Lời Mở đầu


1. Tính cấp thiết của đề tài:
“ Hiện nay, tại các doanh nghiệp của Việt Nam nói riêng và các doanh
nghiệp trên thế giới nói chung đánh giá cao và rất coi trọng vai trò
của những nhà quản trị. Nhà quản trị đi theo phong cách lãnh đạo
nào và cách họ giaỉ quyết các vấn đề mắc phải ra sao chính là yếu tố
quan trọng để tạo sự đoàn kết và thành công trong doanh nghiệp.”


2. Nhiệm vụ và mục tiêu:
Nhiệm vụ

Mục tiêu



Xây dựng cơ sở lý thuyết của các phong cách lãnh đạo từ đó tìm

Tìm ra cách sử dụng các phong cách lãnh đạo một cách linh hoạt và

ra điểm mạnh điểm yếu của từng phong cách lãnh đạo.

hiệu quả nhất.




Liên hệ thực tế với các nhà lãnh đạo nổi tiếng của các doanh
nghiệp trên thế giới.



Xây dưng được tình huống thực tế để hểu rõ hơn về các phong
cách lãnh đạo.


3. Các tài liệu sử dụng:

• Sách giáo trình
• Slide giảng dạy


II, Cơ sở lý thuyết:
Phong cách lãnh đạo


1. Khái niệm
Phong cách lãnh đạo là hệ thống nguyên tắc, các chuẩn
mực, các biện pháp, các phương tiện của người lãnh đạo
trong việc tổ chức và động viên những người dưới quyền
đạt mục tiêu nhất định.


2. Các yếu tốc


Nhân viên
dưới
quyền

ảnh hưởng tới
phong cách lãnh

Tình
huống cụ

đạo:

thể

Các yếu tố
ảnh hưởng

Đặc điểm
tâm lý của
người

Mức độ
phát triển
của tập


3. Các kiểu phong cách lãnh đạo:
a. Người lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền:
Là người lãnh đạo tập trung quyền lực trong tay mình, không phân
quyền, ủy quyền cho cấp dưới, tự mình ra quyết định và mệnh lệnh

không cần tham khảo ý kiến của cấp dưới. Bằng mệnh lệnh bắt cấp dưới
thi hành không kèm theo giải thích, thuyết phục.


Đòi hỏi quá nhiều ở người dưới
quyền mà không đếm xỉa đến tâm
tư, nguyện vọng và quyền lợi của

Khi giao việc cho cấp dưới chủ yếu

Đặc

bằng mệnh lệnh, sử dụng quyền uy
để ép buộc hoặc đe dọa cấp dưới khi

họ.

giao công việc, thiếu tôn trọng nhân
cách con người

trưng
Thái độ ứng xử lạnh nhạt, quan
cách, khen chê thiếu khách
quan.

Có thói quen can thiệp vào
Không chú ý nghe ý kiến phê bình, góp ý
của quần chúng, hay để ý, trù úm những
người phê bình, góp ý, đem lòng thù oán,
tìm cách trả thù, thiếu lòng nhân đạo.


Là con người hay tự cao, tự tại,
luôn cho mình là cao thượng, đáng
được trân trọng. Vì vậy mọi người
thường tránh tiếp xúc, xa lánh.

công việc của mọi người.


Ưu điểm

Nhược điểm





Phong cách này phát huy được tài năng, sự quyết

Làm cho người lãnh đạo có quá nhiều việc phải làm, có khi phải dùng toàn bộ thời gian cho

định, nhạy bén của người lãnh đạo, do đó có thể

việc ra mệnh lệnh, chỉ thị và kiểm tra, do đó không còn thời gian và sức lực để tư duy sáng

gặt hái được những thành quả bất ngờ.

tạo những vấn đề có tầm chiến lược.





Dễ tạo bầu không khí căng thẳng, ít thân thiện giữa người lãnh đạo và nhân viên.
Gây ra tâm trạng bất ổn, tạo cơ sở dễ phát sinh ra bè phái kìm hãm sự tiến bộ của cả cá
nhân người lãnh đạo, không phát huy được sức sáng tạo của nhân viên, ảnh hưởng đến
công việc.


b, Người lãnh đạo dân chủ



Người lãnh đạo dân chủ là người biết phân chia quyền lực, biết thu hút tập thể
vào công việc trên cơ sở tôn trọng những ý kiến đóng góp của họ. Khi giải
quyết những vấn đề phức tạp, quan trọng bao giờ cũng trình bày rõ quan
điểm, mục tiêu và phương pháp để đạt được kết quả để trưng cầu ý kiến của
quần chúng, thu thập những đề xuất, đóng góp của họ để nghiên cứu tìm ra
giải pháp thích hợp.



Đặc điểm trong giao tiếp, tỏ ra ôn hòa, biết kìm nén những cảm xúc cá nhân,
có thái độ thân thiện, tôn trọng người khác.


Ưu điểm

Nhược điểm






Phong cách này giải tỏa con người khỏi những mặc cảm, băn khoăn,

Dễ rơi vào tình trạng ba phải, làm mất đi tính dân chủ, quyết đoán cần

khai thác được trí tuệ của tập thể và sự sáng tạo chủ động của mỗi

có của người lãnh đạo, dẫn đến quá phụ thuộc vào ý kiến tập thể.

người. Nó giúp các thành viên làm việc với nhau một cách cởi mở,

Quyết định đưa ra không kịp thời, mất cơ hội kinh doanh và không

thân thiện.

mang dấu ấn đặc trưng của người lãnh đạo.


c, Người lãnh đạo tự do:
Người lãnh đạo tự do là người chỉ vạch ra những kế hoạch khái quát, ít
hoặc không trực tiếp chỉ đạo thực hiện mà thường giao khoán cho tập thể
các cấp dưới rất rộng rãi, họ chỉ trực tiếp can thiệp khi có sự cố hoặc
trường hợp đặc biệt.



Người lãnh đạo chỉ là người cung cấp thông tin, rất ít tham gia vào
các hoạt động tập thể.




Sự có mặt của người lãnh đạo chủ yếu là để truyền đạt các thông tin
và dữ kiện.



Quyền hành của người lãnh đạo rất ít được sử dụng.


Ưu điểm

Nhược điểm





Phong cách này giải thoát con người khỏi sự ràng buộc về tư

Không hiệu quả đối với công việc đòi hỏi phải thực hiện theo một quy trình, quy

tưởng, phát huy được nhiều nhất tính chủ động, tự ý thức

tắc nghiêm ngặt, với những cấp dưới thiếu chủ động, thiếu tự tin, với tập thể

của con người, tạo ra được sự hứng thú say mê cao nhất cho

chưa phát triển đến đỉnh cao.


người lao động.



Phong cách này thường khiến người lãnh đạo hời hợt với công việc của tập thể
làm cho họ không nắm bắt được tình hình.



Phong cách này thường áp dụng cho hàng ngũ cố vấn, các chuyên gia bậc cao
hoặc các cuộc hội thoại những chuyên đề quan trọng.


III. Liên hệ thực tế


1.Phong cách lãnh đạo độc đoán của
Steven Jobs:
-

Steven Jobs thường xuyên sử dụng phong cách độc đoán của mình lên
người khác bằng việc áp đặt suy nghĩ cá nhân

-

- Không chỉ độc đoán trong việc đưa ra các chiến lược, Jobs còn khiến bầu
không khí làm việc khá căng thẳng

-


Không chỉ khắt khe với nhân viên, Steven Jobs còn thể hiện sự chuyên
quyền của mình bằng việc kiểm soát từ nhỏ đến lớn.


iMac 1998


“Ở đâu đó, khoảng cách giữa vị trí CEO và một nhân viên lao công là ranh giới về quyền được bào
chữa sai lầm hay không. Nếu muốn ngồi vào ghế phó chủ tịch, thì phải vượt qua ranh giới đó"

- Steve Jobs “Một lần tôi đã trực tiếp hỏi ông ấy vì sao hay 'nổi điên' tới vậy, ông ấy trả lời rằng nhưng tôi không để bụng lâu. Thành
thực mà nói thì tính khí của ông ấy khá trẻ con. Tuy nhiên đôi lúc tôi cũng thừa nhận rằng mỗi khi tức giận, Jobs thường
trút lên đầu nhân viên và ông ấy cảm thấy mình có quyền làm điều đó”

- John Ivy Thiết kế trưởng đồng thời là bạn thân của Steve Jobs


Tóm lại:

Qua một số ví dụ về Steven Jobs chúng ta đã có

thể hiểu sâu hơn về phong cách lãnh đạo chuyên quyền. Phong cách
này đã từng khiến Jobs phạm phải sai lầm, khiến nhân viên của ông
cảm thấy áp nhưng vẫn không thể phủ nhận những thành công của
Jobs khi là giám đốc của Apple và thể hiện vai trò của nhà lãnh đạo
với phong cách lãnh đạo độc đoán


2.Phong cách lãnh đạo độc đoán của Bill

Gates:
-

Bill Gates, một nhà lãnh đạo với phong cách lãnh đạo
độc đoán khắc nghiệt

"Với những người không đáp ứng tư duy của một thiên tài
như ông, Gates sẵn sàng coi họ là kẻ đần độn“ - The
Economist-


Tóm lại:

Bill Gates, một nhà lãnh đạo với phong cách lãnh đạo độc đoán khắc

nghiệt như vậy, xét theo lý thuyết sẽ phá sản nhưng hiện tại Microsoft đang rất thành
công.Trong suốt 33 năm, hình ảnh Bill Gates gắn liền với Microsoft, đến mức người ta mặc
định Bill Gates là Microsoft và Microsoft là Bill Gates. Ông là gương mặt của Microsoft, là
chiến lược gia, và cũng được coi là người dẫn đầu ngành công nghệ của thế giới.
Bill Gates được đánh giá là một thiên tài về công nghệ, đồng thời là một doanh nhân tài
năng. "Ông cũng là một trong những người đầu tiên nhận ra rằng, mỗi người đều sẽ cần có
một chiếc máy tính trên bàn làm việc của mình", CNN bình luận.


IV. Kịch bản thực tế cho video:


Tình huống :
Trong một công ty, khi người lãnh đạo làm việc cả với những nhân viên mới ra
trường hay nhân viên mới vào công ty- người làm việc còn chưa quen với môi

trường và chưa thuần thục thực hiện công việc của mình và những nhân viên
kỳ cựu. Mỗi bộ phận nhân viên là một cách suy nghĩ và cách làm việc khác
nhau? Nhà lãnh đạo khi đó cần giải quyết như thế nào?


Cách giải quyết:
Nhà lãnh đạo phải sử dụng phong cách độc đoán đối với các nhân viên mới, những người còn đang
trong giai đoạn học việc. Nhà lãnh đạo sẽ là một huấn luyện viên tốt với đầy đủ năng lực và trình độ.
Nhờ đó nhân viên sẽ được động viên để học hỏi những kỹ năng mới. Đây sẽ là một môi trường hoàn
toàn mới dành cho các nhân viên.
Còn đối với những nhân viên có thâm niên lâu năm, có trình độ chuyên môn và trình độ vững vàng
cần áp dụng phong cách tự do với họ. Sử dụng sự ủy thác đối với họ dựa trên sự tin tưởng những
người hiểu rõ công việc hơn chính bản thân nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo không thể ôm đồm tất cả mọi
thứ, các nhân viên cần phải làm chủ công việc của họ để tạo điều kiện cho nhà lãnh đạo giải quyết
những vấn đề quan trọng hơn.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×