Đặc tả môn học: Nguyên lý quản trị kinh doanh
1. Mã môn học: BSA2003
2. Tên môn học: Nguyên lý quản trị kinh doanh
3. Khối kiến thức: Cơ sở
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng việt
5. Số tín chỉ: 03
6. Giảng viên:
• TS. Trần Đức Vui
• ThS. Nguyễn Thị Anh Đào
7. Mục tiêu môn học: Kết thúc môn học, sinh viên phải đạt được:
Kiến thức:
Hiểu được các khái niệm, vai trò chức năng căn bản của hoạt động quản trị kinh doanh của một
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Nắm được các vấn đề căn bản mà các nhà quản trị doanh nghiệp phải thấu hiểu và phải làm khi
tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Kỹ năng:
Xử lý các tình huống cơ bản trong công tác quản trị kinh doanh của một doanh nghiệp trên cơ sở
vận dụng lý thuyết đã học.
Thái độ, chuyên cần:
Nghiêm túc, chuyên cần trong học tập, độc lập và chủ động sáng tạo trong học tập.
8. Giới thiệu chung về môn học:
Môn học Nguyên lý quản trị Kinh doanh cung cấp cho sinh viên một cách tiếp cận căn bản về cung
cách tổ chức, điều hành để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp trong
điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại cũng như các vấn đề mà một nhà quản trị phải thấu hiểu
khi tiến hành các hoạt động kinh doanh, bao gồm:
Môi trường vật chất, kinh tế, pháp lý, chính trị và các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp….
Kỹ năng hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát trong các lĩnh vực quản trị nhân sự, quản trị tài
chính, quản trị sản xuất, quản trị marketing, kế toán và quản trị rủi ro…
Môi trường kinh doanh quốc tế trong khu vực và cơ hội kinh doanh quốc tế dành cho các nhà
doanh nghiệp …..
Những nội dung này được tiếp cận trên phương diện đa chiều và liên ngành nhằm tập trung phân
tích và làm sáng tỏ những vấn đề cốt yếu của kinh doanh từ nhiều khía cạnh. Từ đó đưa ra những
quyết định cho những tình huống giả định sát với thực tế.
Đồng thời môn học cũng đề cập đến một số kỹ năng quản trị thiết thực trong quản trị doanh nghiệp
như truyền thông trong tổ chức, tâm lý học kinh doanh, thống kê kinh tế…
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động: 45
- Thảo luận và làm bài tập trên lớp: 14
- Nghe giảng lý thuyết: 30
- Tự học: 01
9. Số giờ lên lớp/tuần: 03 giờ tín chỉ /tuần
10. Phương pháp giảng dạy:
- Trong mỗi buổi học 02 giờ tín chỉ giáo viên giảng bài mới, 01 giờ sinh viên thảo luận về các tình
huống trong bài giảng. Giảng viên có nhận xét nếu có và trả lời các câu hỏi của sinh viên.
11. Đánh giá:
Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
Theo dõi sinh viên đi học đều, làm bài tập cá nhân và bài tập nhóm đầy đủ, tham gia thảo luận trên
lớp. Điểm tính vào điểm chuyên cần, hoàn thành bài tập cá nhân bài tập nhóm và thảo luận nhóm.
Đi học đều và tham gia tích cực vào thảo luận nhóm được điểm tối đa 5%.
Kiểm tra đánh giá định kỳ
- Chuyên cần và tham gia thảo luận trên lớp: 5%
- Bài tập cá nhân: 10%
- Bài tập nhóm: 5%
- Kiểm tra giữa kỳ ( 1 bài ): 20%
- Thi cuối kỳ ( thi viết ): 60%
- Tổng số: 100%
Tiêu chí đánh giá:
- Chuyên cần: Điểm danh sự có mặt trên lớp và tham gia thảo luân trên lớp.
- Kiểm tra giữa kì và cuối kì: Đánh giá khả năng lĩnh hội vấn đề và ứng dụng vào thực tiễn
của toàn bộ các nội dung của chương trình. Đánh giá kỹ năng trình bày, phân tích vấn đề.
- Bài tập cá nhân: Đánh giá khả năng hiểu lí thuyết, và ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, giáo
viên giao các đề tài về nhà sinh viên tự tổng hợp tài liệu viết khoảng từ 500 đến 2000 từ.
- Bài tập nhóm: Đánh giá kỹ năng hợp tác trong công việc, hiệu quả công việc của nhóm, tinh
thần trách nhiệm chung với nhóm. Do yêu cầu đặc thù của loại bài tập này nên tiêu chí đánh
giá bài tập nhóm có thể được thể hiện qua báo cáo mà nhóm phải thực hiện theo mẫu sau:
12. Học liệu bắt buộc:
a. Nguyễn Hải Sản, Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, 2006.
b. Robert F. Bruner, Mark R. Eaker, R. Edward Freeman, Robert E. Spekman, Elizabeth
Olmsted Teisberg, S. Venkataraman, MBA trong tầm tay - Tổng quan, Trường quản trị kinh
doanh Darden Đại học Virgnia, Nhà xuất bản thống kê.
c. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền, Quản trị kinh doanh, Trường đại học kinh tế
quốc dân - Bộ môn quản trị kinh doanh tổng hợp, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân.
13. Yêu cầu tiên quyết: Không
14. Thuộc chương trình đào tạo: Chương trình cử nhân Kinh tế đối ngoại (hệ chất lượng cao)