Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Đánh giá tác động kinh tế - xã hội - môi trường của chương trình tích tụ ruộng đất tại Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.02 KB, 37 trang )

Header Page 1 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Đăng Tùng

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI MÔI TRUỜNG CỦA CHUƠNG TRÌNH TÍCH TỤ
RUỘNG ĐẤT TẠI HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - Năm
2017
1
Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Đăng Tùng

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI MÔI TRUỜNG CỦA CHUƠNG TRÌNH TÍCH TỤ
RUỘNG ĐẤT TẠI HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành



: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Mã số

: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN
TS. Nguyễn Thị Phƣơng Loan

Hà Nội - Năm 2017
Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nỗ lực học tập và tiến hành nghiên cứu làm luận văn tốt
nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành đƣợc khóa học của mình và luận văn này khẳng
định những nỗ lực của bản thân tôi trong thời gian qua.
Để đạt đƣợc những thành công này, với lòng biết ơn sâu sắc của mình, tôi xin
gửi lời cám ơn tới tập thể thầy cô giáo Khoa Môi trƣờng, Trƣờng đại học Khoa học
Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Với lòng nhiệt tình yêu nghề và yêu học trò
các Thầy, các Cô đã cho tôi những tri thức mới, vƣơn tới những tầm cao mới, đã
động viên khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống đề vƣơn lên đạt
đƣợc nhƣ ngày hôm nay. Với lòng biết ơn của mình, em xin chúc các Thầy, các Cô
luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp, chúc các Thầy, các Cô
có những lớp học trò giỏi, chăm ngoan và thành đạt.

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Phương Loan,
ngƣời đã không thấy nản trí khi tôi gặp những khó khăn trong quá trình nghiên cứu,
luôn nhiệt tình hƣớng dẫn tôi, cô luôn tạo cơ hội để tôi tiếp thu những kiến thức, tạo
động lực để tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình. Em xin gửi lời cám ơn
tới cô, chúc cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công, chúc cô sẽ mãi dẻo dai
để chèo lái con thuyền đƣa học trò của mình tới những chân trời tri thức mới.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng chí đang công tác
tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, các đồng chí đang công tác
tại Huyện Ủy Tiên Du đã hỗ trợ rất nhiều cho tôi có thể hoàn thiện luận văn của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân tới gia đình, Bố, Mẹ, các anh chị em và ngƣời
thân của mình, những ngƣời luôn luôn bên cạnh tôi những lúc tôi vui vẻ hay buồn
phiền, giúp tôi có động lực vƣơn lên trong thời gian qua cũng nhƣ trong cả thời
cuộc đời tôi sau này.
Xin chân thành cám ơn
Nguyễn Đăng Tùng

Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 3
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... 7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 8
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
1.1. Tổng quan về chƣơng trình tích tụ ruộng đất. ...................................................................3
1.1.1. Các định nghĩa ......................................................................................................................... 3

1.1.2. Tích tụ và tập trung đất đai .................................................................................................... 4
1.1.3. Tổng quan về tích tụ, tập trung trên thế giới....................................................................... 6
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh......................... 17
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên....................................................................17
1.2.2.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội - môi trường..........................................................21
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢƠNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Error!
Bookmark not defined.
2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: ...................................Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất và tình hình thực hiện chƣơng trình tích tụ ruộng đất
trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. ...........................Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất........................................Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Tình hình thực hiện chương trình tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện Tiên
Du. ....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Nghiên cứu đánh giá quá trình thực hiện tích tụ ruộng đất tại xã Phú Lâm, huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh. ......................................................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Nghiên cứu đánh giá quá trình thực hiện tích tụ ruộng đất tại xã Phú Lâm, huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh. ......................................................................Error! Bookmark not defined.

Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

3.2.1. Thực trạng ruộng đất xã Phú Lâm trước khi thực hiện chương trình tích tụ ruộng
đất: ..............................................................................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Kết quả phỏng vấn nông hộ tại xã Phú Lâm................Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Kết quả thực hiện chương trình tích tụ ruộng đất tại xã Phú Lâm, huyện
Tiên Du.....................................................................................................Error! Bookmark not defined.

3.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả và tồn tại của công tác tích tụ ruộng đất của huyện
Tiên Du. .......................................................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Đánh giá hiệu quả của chương trình tích tụ ruộng đất tới kinh tế, xã hội, môi trường
tại huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. .......................................................Error! Bookmark not defined.
ĐVT: Triệu đồng ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Những điểm tồn đọng của chương trình tích tụ ruộng đất gây ảnh hưởng tới kinh tế,
xã hội, môi trường tại huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh......................Error! Bookmark not defined.
3.4. Các biện pháp khắc phục những tồn tại và đề xuất các giải pháp.Error! Bookmark
not defined.
3.4.1. Đa dạng hóa hình thức sở hữu về đất đai:....................Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Nghiên cứu mở rộng hạn điền, tăng thời gian sử dụng đất .......Error! Bookmark not
defined.
3.4.3. Hỗ trợ người nông dân về kỹ thuật, nâng cao khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khi
cần thiết......................................................................................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 25
PHỤ LỤC .................................................................. Error! Bookmark not defined.

Footer Page 5 of 126.


Header Page 6 of 126.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thay đổi quy mô trang trại của Nhật Bản, giai đoạn 1955-1985. ............. 8
Bảng 1.2: Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (Giai đoạn 1995 - 2015) ......... 22
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất Huyện Tiên Du (2000, 2005, 2007 và 2014)
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả thực hiện chƣơng trình tích tụ ruộng đất. ... Error!
Bookmark not defined.

Bảng 3.3 : Phản ứng của ngƣời nông dân sau khi tham gia chƣơng trình tích tụ
ruộng đất (giai đoạn 2009 – 2010): .......................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.4: Bảng thống kê diện tích đất nông nghiệp của xã Phú Lâm qua các
năm. .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.5: Thực trạng Ruộng đất xã Phú Lâm trƣớc và sau khi thực hiện chƣơng
trình tích tụ ruộng đất ............................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.6: Bình quân diện tích đất nông nghiệp/khẩu trƣớc và sau khi thực hiện
chƣơng trình tích tụ ruộng đất (Giai đoạn 2009 -2010) Error!

Bookmark

not

defined.
Bảng 3.7: Diện tích đất giao thông, thủy lợi nội đồng trƣớc và sau chƣơng trình tích
tụ ruộng đất tại xã Phú Lâm. .................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.8: Giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1ha trồng trọt và mặt nƣớc thủy sản Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.9: Số lƣợng khu đất đăng ký lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất sử dụng cho kinh
tế trang trại (tính đến hết 31 tháng 12 năm 2015). ... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.10: Giá trị sản xuất nông nghiệp (Theo giá so sánh năm 2010) .......... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.11: Số cơ sở, Số lao động cá thể cá thể thƣơng mại, dịch vụ chế biến và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. ................... Error! Bookmark not defined.

Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.


Bảng 3.12: Tổng số lao động cá thể và tỷ lệ lạo động phân theo các ngành
kinh tế: ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.13: Số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Tiên Du Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.14: Sự chênh lệch mức đấu thầu quỹ đất công ích sau khi thực hiện chƣơng
trình tích tụ ruộng đất. .............................................. Error! Bookmark not defined.

Footer Page 7 of 126.


Header Page 8 of 126.

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Hình ảnh Bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2008, xã Phú
Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ......................... Error! Bookmark not defined.
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện diện tích cây lƣơng thực và sản lƣợng lƣơng thực toàn
Huyện giai đoạn 2006 - 2014 (Gồm lúa, ngô) .......... Error! Bookmark not defined.

Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa


HTX

Hợp tác xã

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

BVTV

Bảo vệ thực vật

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

KHKT

Khoa học kỹ thuật

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

Footer Page 9 of 126.



Header Page 10 of 126.

Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

MỞ ĐẦU
Đất đai là tƣ liệu sản xuất quan trọng và có giá trị nhất trong sản xuất nông
nghiệp. Trong lịch sử nông nghiệp, chƣơng trình tích tụ ruộng đất đóng vai trò
quyết định mọi quan hệ sản xuất và ảnh hƣởng rõ rệt đến phát triển kinh tế xã hội
của mỗi quốc gia. Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những
năm trƣớc đây, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có hàng loạt những chính sách mới về đất
đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lƣơng thực của cả nƣớc
trong đó điển hình là Luật đất đai 1993. Theo đó ruộng đất đƣợc chia đến tận tay
ngƣời nông dân.
Trong bối cảnh hiện nay đất nƣớc đang trên đà phát triển theo hƣớng công
nghiệp hóa hiện đại hóa, trong môi trƣờng hội nhập kinh tế quốc tế nông nghiệp
không chỉ có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia mà còn
phải đảm bảo tối đa nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tăng khối lƣợng nông sản
xuất khẩu. Nhƣng trên thực tế khi chia ruộng đất cho nông dân theo Nghị định
64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính Phủ, chúng ta đã thực hiện phƣơng
châm công bằng của xã hội ruộng tốt cũng nhƣ ruộng xấu, ruộng xa cũng nhƣ ruộng
gần đƣợc chia đều trên nhân khẩu cho từng gia đình, dẫn đến ruộng đất bị phân tán
manh mún không đáp ứng đƣợc nhu cầu của nền nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới.
Sự manh mún đã dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, hạn chế khả
năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Ngoài ra tình trạng manh mún ruộng đất còn gây khó khăn trong quản lý và sử
dụng có hiệu quả tài nguyên đất. Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất nhƣ

nói trên, chƣơng trình tích tụ ruộng đất là việc làm hết sức cần thiết, đáp ứng đƣợc
đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới, xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, tạo
điều kiện cho các hộ nông dân yên tâm sử dụng và khai thác lâu dài và hiệu quả,
đồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai.
Trên thực tế một số tỉnh đã triển khai làm điểm, thậm chí có những nơi đã có
những chính sách riêng để triển khai chƣơng trình tích tụ ruộng đất giữa các hộ xã

Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

viên. Việc thực hiện chƣơng trình tích tụ ruộng đất cũng đã thành công ở nhiều nơi,
nhiều chỗ nhƣng một số địa phƣơng vẫn chƣa thành công. Mặt khác mức độ thành
công ở các địa phƣơng là không giống nhau: ở một số địa phƣơng chỉ hoàn thành
trong vòng vài tháng là xong nhƣng có một số nơi kéo dài hàng năm gây tốn kém
sức ngƣời và tiền của…Vì vậy cần phải có những đánh giá và tổng kết lại các kinh
nghiệm, những vấn đề tồn tại của các địa phƣơng đã thực hiện để đƣa ra các khuyến
nghị hữu ích cho các địa phƣơng khác thực hiện có hiệu quả hơn. Với lý do trên tôi
tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của
chương trình tích tụ ruộng đất tại Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh”.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá tính hiệu quả kinh tế, xã hội,
môi trƣờng của chƣơng trình tích tụ ruộng đất tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của chƣơng trình tích tụ ruộng
đất trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Các nội dung nghiên cứu chính của luận văn là khái quát đặc điểm cơ bản về
địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trƣờng của huyện Tiên Du và thực trạng quản
lý sử dụng đất huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, kết
quả chƣơng trình tích tụ ruộng đất tại huyện Tiên Du và Nghiên cứu quá trình thực hiện

việc tích tụ ruộng đất tại vùng nghiên cứu điểm (xã Phú Lâm) để tìm ra những khó
khăn, vƣớng mắc; Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hơn
công tác quản lý đất đai trên cơ sở khoa học và thực tiễn của từng địa phƣơng trên địa
bàn huyện, từ đó đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trƣờng của chƣơng trình
tích tụ ruộng đất tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tìm hiều những vấn đề còn tồn
đọng, làm rõ những ƣu điểm, thành tựu và những hạn chế, yếu kém; chỉ rõ nguyên
nhân và đề xuất các giải pháp khả thi, phù hợp và rút ra bài học kinh nghiệm cho
từng địa phƣơng trên địa bàn huyện. Đề xuất các giải pháp nâng cao tính hiệu quả
kinh tế - xã hội - môi trƣờng của chƣơng trình tích tụ ruộng đất tại huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh.

Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chƣơng trình tích tụ ruộng đất.
Đất đai đã trở thành vấn đề trung tâm trong lịch sử và phát triển của Việt Nam
cũng nhƣ của nhiều quốc gia khác. Với đặc trƣng là một nƣớc đang phát triển có dân số
đông, lại phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn. Theo số liệu của Tổng cục thống kê
năm 2007, dân cƣ nông thôn ở Việt Nam chiếm tới 72,6% dân số cả nƣớc, trong đó
phần lớn là hộ thuần nông. Trong khi đó số hộ có diện tích đất dƣới 0,5 ha vẫn chiếm
trên 70% tổng số hộ. Chính vì vậy, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức
trong quá trình cải cách đất đai để duy trì và thúc đẩy tăng trƣởng nông nghiệp. Mặc dù
Việt Nam đã đạt đƣơc nhiều thành công của cải cách kinh tế và mở cửa nhƣng nông
nghiệp những năm vừa qua đang có xu hƣớng giảm. Sự sụt giảm này có rất nhiều
nguyên nhân gây ra, trong đó yếu tố đất đai đang trở thành một trong những vấn đề
chính trong việc giải quyết bài toán tăng trƣởng nông nghiệp của Việt Nam.
Một trong những thách thức mà nông nghiệp của Việt Nam hiện nay đang phải

đối mặt đó chính là nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua đẩy nhanh quá
trình tích tụ và tập trung ruộng đất trong bối cảnh có nhiều điều kiện mới đƣợc đặt ra
nhƣ tác động của hội nhập ngày một sâu rộng, sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô
thị hóa làm cho diện tích đất có xu hƣớng giảm và thay đổi mục đích sử dụng, trong khi
tỷ lệ lao động nông nghiệp lớn và có trình độ thấp. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất là
một trong những tiền đề quan trong cho sự thành công trong cải cách nông nghiệp của
Việt Nam. Quá trình cải cách đất đai đang đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi phải đƣợc
làm sáng tỏ.
1.1.1. Các định nghĩa
Tích tụ và tập trung ruộng đất đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. FAO
(2003) cho rằng tích tụ và tập trung ruộng đất chính là quá trình phân bổ và sắp xếp
lại các mảnh nhằm loại bỏ hạn chế của tình trạng manh mún đất đai. Manh mún
ruộng đất bao gồm tình trạng manh mún về ô thửa và sự phân tán quy mô ruộng đất
nông hộ. Để khắc phục tình trạng manh mún, có hai phƣơng thức đƣợc thực hiện phổ

Footer Page 13 of 126.


Header Page 14 of 126.

biến là dồn điền đổi thửa và tích tụ ruộng đất. Dồn điền đổi thửa là phƣơng thức mang
nặng tính kỹ thuật hơn là xã hội. Các ô thửa phải đƣợc xây dựng và quy hoạch lại phù
hợp với yêu cầu sản xuất và quản lý đất đai ở mỗi vùng. Trong khi đó, tích tụ và tập
trung ruộng đất cũng góp phần vào giảm thiểu tình trạng manh mún đất nhƣng tính chất
phức tạp hơn vì nó liên quan đến phân hóa ruộng đất và phân hóa kinh tế nông hộ.
Vũ Trọng Khải (2008) cho rằng tích tụ và tập trung ruộng đất chính là quá trình
tích tụ tƣ bản với đất đai là tƣ liệu sản xuất chính để mở rộng sản xuất và phát huy
đƣợc lợi thế kinh tế theo quy mô. Hoạt động tích tụ và tập trung ruộng đất đƣợc thực
hiện trên thị trƣờng đất đai. Để có đất đai đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, nhà
đầu tƣ có thể mua quyền sở hữu hay thuê QSDĐ theo nguyên tắc "thuận mua, vừa

bán" hoặc thuê lại đất và trả địa tô cho ngƣời cho thuê đất. Nhƣ vậy, tích tụ và tập
trung ruộng đất gắn liền trực tiếp tới thị trƣờng đất, khác với dồn điền đổi thửa. Dồn
điền đổi thửa chỉ có tác dụng mở rộng qui mô của 1 thửa đất, và giảm số thửa đất của
nông hộ, khiến họ quản lý sản xuất thuận lợi và có hiệu quả cao hơn, mà không làm
tăng qui mô ruộng đất của nông hộ. Tƣơng tự nhƣ cách tiếp cận của Vũ Trọng Khải
(2008), Agarwal (1972) và McPherson (1982) khẳng định rằng, tích tụ và tập trung
ruộng đất sẽ làm tăng quy mô diện tích trung bình của nông hộ và giảm tình trạng
phân tán đất đai. Các nghiên cứu này cho rằng sự phát triển của thị trƣờng đất đai,
hoạt động phi nông nghiệp phát triển và môi trƣờng thể chế đƣợc hoàn thiện là nhân
tố quan trọng cho sự thành công của tích tụ và tập trung ruộng đất.
1.1.2. Tích tụ và tập trung đất đai
Là tƣ liệu sản xuất, đất đai thƣờng có sự vận động về mặt sở hữu và qua nhiều
chế độ sở hữu khác nhau. Sự khác nhau cơ bản của các chế độ sở hữu đất đai là các
quan hệ sở hữu về đất đai. Từ những đặc thù mang tính khách quan, nó đặt ra yêu
cầu mở rộng phƣơng thức xử lý các quan hệ đất đai nhƣ mua bán, cho thuê, thừa kế
hay thế chấp. Thực hiện các yêu cầu đó sẽ làm cho quá trình tập trung đất đai đƣợc
đẩy nhanh, quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp có điều kiện để phát
triển. Quá trình tập trung đất đai nhƣ vậy về cơ bản sẽ không dựa trên cơ sở tƣớc
đoạt và bần cùng hóa ngƣời nông dân, mà trên cơ sở phân hóa kinh tế, phân công

Footer Page 14 of 126.


Header Page 15 of 126.

lao động xã hội của các hộ nông dân. Nhƣ vậy, những đặc thù mang tính quy luật là
cơ sở khách quan để thực hiện các điều tiết vĩ mô đối với đất đai và lao động nhằm
tạo hành lang pháp lý cho chế độ sở hữu, quản lý và khai thác đất đai có hiệu quả
với mục tiêu đƣa đất đai tới ngƣời sử dụng hiệu quả nhất. Đối với nông nghiệp, quá
trình tập trung đất đai hay tăng quy mô kinh doanh của các chủ thể nông nghiệp là

vấn đề có tính quy luật. Nó diễn ra với quy mô và tốc độ khác nhau tùy vào từng
nƣớc. Quá trình này làm thay đổi tƣơng quan giữa lao động và đất đai trong sản
xuất nông nghiệp theo các giai đoạn khác nhau của tiến trình lịch sử.
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau liên quan đến tích tụ và tập trung
ruộng đất nông nghiệp, nhƣng tất cả đều có những điểm chung, đó chính là: i) tích
tụ và tập trung ruộng đất sẽ khắc phục đƣợc tình trạng manh mún đất đai khi làm
giảm số mảnh và tăng quy mô diện tích canh tác của hộ gia đình; ii) Hoạt động tích
tụ không thể tách rời với thị trƣờng đất đai mà cụ thể bao gồm thị trƣờng chuyển
nhƣợng quyền sử dụng đất và thị trƣờng thuê đất; iii) Tích tụ và tập trung đất cùng
với dồn điền đổi thửa đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhƣng tích tụ và tập
trung đất gắn trực tiếp đến sự phân tầng trong diện tích đất và mức sống ở khu vực
nông thôn. Đó chính là mô hình phát triển mà các quốc gia hƣớng tới sản xuất hàng
hóa quy mô lớn, và manh mún đất đai chỉ là hiện tƣợng tạm thời trong quá trình
phát triển của nông nghiệp và đó là một quy luật tất yếu [26].
Tập trung ruộng đất là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình phát
triển nông nghiệp của các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc ở khu vực Châu Á, nơi mà sản
xuất nông nghiệp tồn tại dƣới hình thức quy mô nhỏ là phổ biến. Với chủ trƣơng phân
chia ruộng đất để đảm bảo công bằng và giải quyết vấn đề dân số ở khu vực nông thôn
tăng nhanh đã khiến cho ruộng đất canh tác ngày càng manh mún.. Theo FAO (2003),
tích tụ và tập trung đất đai sẽ hỗ trợ hình thành một nền sản xuất nông nghiệp cạnh
tranh trên cơ sở phát huy đƣợc lợi thế về quy mô và khắc phục hạn chế do tình trạng
manh mún gây ra. Kết quả này có đƣợc trên cơ sở khả năng tăng cƣờng cơ giới hóa
trong nông nghiệp, mở rộng diện tích đồng thời giảm thiểu tình trạng lãng phí đất, qua
đó nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.

Footer Page 15 of 126.


Header Page 16 of 126.


Trên phạm vi toàn xã hội, thì tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ góp phần làm
giảm chi phí xã hội. Nó sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng ở khu
vực nông thôn nhƣ đƣờng và hệ thống thủy lợi. Bên cạnh đó, tích tụ và tập trung
ruộng đất sẽ thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất chuyên canh mang tính thƣơng
mại, đồng thời các chính sách nông nghiệp của vùng cũng đƣợc thực hiện một cách
dễ dàng hơn. Việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung sẽ giúp bảo
vệ diện tích đất nông nghiệp đƣợc tốt hơn trƣớc sự bùng nổ của công nghiệp và đô
thị hóa. Sự mở rộng của tích tụ đất đai sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở khu vực nông thôn theo hƣớng phân công lại lao động trong nông nghiệp.
FAO (2003) và Bentley (1987) còn cho rằng, tích tụ và tập trung ruộng đất còn góp
phần cải thiện chất lƣợng đất và giảm tình trạng sói mòn và suy thoái đất đai.
Mặc dù tích tụ và tập trung ruộng đất có vai trò mà không thể phủ nhận, nhƣng việc
thực hiện lại có rất nhiều thách thức cần phải vƣợt qua. Đó chính là việc đảm bảo ổn định
và công bằng xã hội ở khu vực nông thôn khi nó đòi hỏi giải phóng một lƣợng lớn lao
động ra khỏi khu vực nông nghiệp. Xu hƣớng phân tầng ở khu vực nông thôn chắc chắn
là không tránh khỏi với tình trạng bất bình đẳng về đất ngày một lớn, nhất là ở các nƣớc
mà thị trƣờng đất đai phát triển. Vấn đề này ngày càng lộ rõ đối với các nƣớc mà sản
xuất nông nghiệp đƣợc thực hiện bởi "đám đông" chứ không phải bởi sản xuất hàng loạt.
Chính vì vậy, vấn đề tích tụ sẽ trở thành vấn đề chính trị và giải quyết hài hòa mối quan
hệ giữa công bằng và hiệu quả đang là thách thức lớn mà nhiều nƣớc phải đối mặt.
1.1.3. Tổng quan về tích tụ, tập trung trên thế giới
Kinh nghiệm của nhiều nƣớc thành công trong công nghiệp hóa và hiện đại
hóa cho thấy, sự thay đổi về quyền tài sản đất kết hợp với di cƣ khỏi nông thôn có
quy mô lớn sẽ tạo ra một làn sóng thay đổi và tái cơ cấu nông thôn nhƣ nhiều nƣớc
công nghiệp đã trải qua [15]. Khu vực nông thôn trở thành nơi cung cấp lao động
cho khu vực công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, đô thị hóa nhanh đã thu hút một
lƣợng lớn lao động nhập cƣ vào thành phố và tạo điều kiện cho các hộ gia đình làm
nông nghiệp tích tụ đƣợc nhiều đất, hình thành các trang trại lớn, qua đó có thể áp
dụng cơ giới hóa vào sản xuất và tăng năng suất nông nghiệp.


Footer Page 16 of 126.


Header Page 17 of 126.

Khu vực Châu Á vào những năm 1960 đƣợc đặc trƣng bởi quy mô sản xuất
nhỏ. Quy mô này khá hiệu quả do sử dụng đƣợc lao động gia đình và kiểm soát
đƣợc sản xuất. Tuy nhiên, quy mô nhỏ đã hạn chế phát triển của cơ giới hóa và áp
dụng công nghệ mới. Vào những năm 1970 và 1980, một số nƣớc có tốc độ công
nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh đã thúc đ ẩy việc tăng quy mô trang trại thông qua
thu hút một lƣợng lớn lao động ở khu vực nông thôn. Giá đất ở nông thôn ngày
càng có xu hƣớng tăng cao và nông dân dần dần sống chủ yếu bằng thu nhập phi
nông nghiệp, khả năng tiếp cận đến đất nông nghiệp là hạn chế. Đây chính là cái
"bẫy quy mô sản xuất nhỏ" mà một số nƣớc ở Châu Á phải đối mặt. Công nghiệp sử
dụng nhiều lao động đã xung đột với phƣơng thức sản xuất sử dụng nhiều lao động
ở khu vực nông thôn. Sự cải thiện năng suất trong công nghiệp đã hỗ trợ đầu vào
cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa đã làm gia tăng đáng kể quy mô trang
trại thông qua nới lỏng các ràng buộc về lao động [28].
Ngƣợc lại với khu vực Châu Á, hệ thống đồn điền sản xuất hàng hóa lớn phát
triển mạnh ở khu vực Châu Mỹ La tinh. Hệ thống này tồn tại và đƣợc tiếp quản từ
thời kỳ thực dân. Với quy mô sản xuất lớn, các quốc gia trong vùng đã có điều kiện
áp dụng máy móc và công nghệ để tăng năng suất, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa
có quy mô lớn và cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đất nông nghiệp bị tập trung quá mức
đã gây ra tình trạng phân hóa xã hội một cách sâu sắc và bất ổn ở khu vực nông thôn.
Luận văn sẽ giới thiệu kinh nghiệm của một số nƣớc ở Châu Á trong việc giải
bài toán quy mô đất đai, qua đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
trong thực hiện các chính sách liên quan đến tập trung ruộng đất.
Nhật Bản
Nông dân Nhật Bản thời kỳ trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai, cũng nhƣ ở các
nƣớc trồng lúa nƣớc khác, chủ yếu đi làm thuê cho địa chủ vì không có hoặc có rất

ít đất. Là nƣớc đi tiên phong trong nhóm ba nƣớc có điều kiện tự nhiên khá giống
nhau trong khu vực gió mùa là Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan.
Từ năm 1946 đến năm 1950, Nhật Bản tiến hành cải cách ruộng đất, trong đó
các địa chủ có nhiều hơn 1 ha đất và các địa chủ vắng mặt/địa chủ bỏ đất trống bị

Footer Page 17 of 126.


Header Page 18 of 126.

bắt buộc phải bán đất cho nhà nƣớc, đất này lại đƣợc bán lại cho nông dân. Nhà
nƣớc trao quyền sở hữu cho chủ đất, đặt ra giá thuê đất ở mức rất thấp, bảo vệ nông
dân không bị chủ đất đòi lại đất, và đặt ra mức hạn điền là 3 ha cho mỗi hộ. Các
biện pháp này đẩy mạnh sản xuất nhƣng lại tạo ra tình trạng manh mún đất đai. Ở
thời điểm năm 1956, một hộ nông trung bình có từ 0,8 đến 1 ha2 đất bao gồm từ 10
đến 20 mảnh nhỏ, mỗi mảnh rộng khoảng 0,06 ha, và khoảng cách trung bình giữa
các mảnh là 4 km. Đồng thời các hợp tác xã nông thôn đƣợc thành lập để cung cấp
chủ yếu là dịch vụ và tài chính cho các đơn vị sản xuất nông nghiệp độc lập. Tiếp
sau đó là các chính sách trợ giúp sản xuất lúa gạo, phát triển nông thôn; xây dựng
cơ sở hạ tầng nhƣ là thuỷ lợi, giao thông, và thông tin truyền thông; tạo ra các giống
lúa năng xuất cao và kỹ thuật thâm canh; phát triển các loại hoa màu và cây trồng
khác ngoài lúa, và các ngành khác nhƣ chăn nuôi, thuỷ sản, và lâm nghiệp; phát
triển các ngành phi nông nghiệp ở cả nông thôn và thành thị; ngƣời dân nông thôn
ra thành thị làm việc, đồng thời nông dân mùa nông nhàn cũng kiếm đƣợc việc làm
ở khu vực phi nông nghiệp; cơ giới hoá hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng các
máy móc nhỏ
Bảng 1.1: Thay đổi quy mô trang trại của Nhật Bản, giai đoạn 1955-1985.
Số trang Phân phối theo quy mô của cáctrang
Năm


trại

trại (%)

(triệu) <0,5 ha 0,5-1 ha 1-2 ha 2-3ha >3ha
1955
1960
1970
1980
1985

6,0
6,1
5,3
4,7
4,4

38,5
38,3
38,0
41,6
42,7

Quy mô trung
Tổng

bình/trang trại
(ha)

32,7

22,9 3,4 2,5
100 0,99
31,7
23,6 3,8 2,5
100 1,00
30,2
24,1 4,8 3,0
100 1,09
28,1
21,2 5,3 3,7
100 1,17
27,1
20,4 5,5 4,2
100 1,22
[Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, Điều tra nông, lâm nghiệp]

Khi nền kinh tế Nhật Bản phát triển, đặc biệt là công nghiệp, tỷ trọng tiêu thụ
lúa gạo giảm, dù vẫn là lƣơng thực chính, dẫn đến thu nhập từ sản xuất lúa thấp
hơn nhiều lần so với sản xuất hoa màu, hay là các ngành phi nông nghiệp. Điều
này tạo ra xu hƣớng nông dân từ bỏ sản xuất lúa gạo dẫn đến nguy cơ Nhật Bản

Footer Page 18 of 126.


Header Page 19 of 126.

mất khả năng tự cung cấp lúa gạo. Chính vì thế, cần phải tăng năng xuất, tức là
tăng thu nhập cho nông dân, bằng cách xoá bỏ tình trạng manh mún đất, mở rộng
kích thƣớc thửa ruộng để có thể đƣa máy móc thiết bị lớn vào sản xuất lúa gạo
thay thế sức ngƣời.

Từ năm 1961, biện pháp khuyến khích tích tụ đất đai đầu tiên đƣợc Nhật Bản áp
dụng là trợ cấp cho nông dân mua đất. Mức hạn điền 3 ha đã đƣợc bãi bỏ vào năm
1962. Tuy nhiên biện pháp này không mấy thành công trong việc khuyến khích nông
dân mua đất. Lý do xuất phát từ cả bên cung và bên cầu. Hình thức làm nông bán thời
gian trở nên phổ biến khi rất nhiều lao động nam chính hàng ngày đi vào thành phố
làm việc trong khi ngƣời già và phụ nữ trong gia đình tiếp tục làm nông nghiệp nên
không có nhu cầu bán đất. Nhiều hộ gia đình ngừng hẳn nghề nông và bỏ không
ruộng đất nhƣng không muốn bán đất vì thu nhập phi nông nghiệp của họ là đủ sống
và họ vẫn muốn giữ nhà ở quê để sống khi về hƣu. Khi giá đất tăng cao do công
nghiệp hoá thì lại trở nên quá đắt đối với các hộ thuần nông muốn mở rộng sản xuất.
Chính hệ thống tƣ hữu đất đai ở đây đã không thúc đẩy các giao dịch mua bán đất.
Chính vì vậy, thúc đẩy tích tụ đất đai thông qua thị trƣờng cho thuê đất là biện pháp
mà Nhật Bản đƣa ra vào năm 1970. Các kiểm soát giá thuê đất đều đƣợc xoá bỏ và
chủ đất có quyền lấy lại đất sau khi hết hạn hợp đồng cho thuê thời hạn ít nhất 10
năm. Trong các năm 1975 và 1980, cho thuê ngắn hạn đƣợc hợp pháp hoá. Biện pháp
này có tiến triển tốt hơn hình thức khuyến khích mua bán đất, tuy vẫn chậm và bị giới
hạn do sự mất cân bằng giữa cung và cầu tƣơng tự nhƣ trên thị trƣờng mua bán đất.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự kém thành công của các chính sách khuyến
khích tích tụ ruộng đất là tâm lý chủ nghĩa quân bình mạnh mẽ ở nông thôn. Họ sẽ
cảm thấy không thoải mái nếu một ngƣời trong làng mình mở rộng trang trại để
cạnh tranh với họ. Bên cạnh đó, các hộ thƣờng có nhiều thửa ruộng nhỏ rời rạc cách
xa nhau nên rất khó thuê đƣợc đất liền kề để mở rộng thửa và có thể sử dụng đƣợc
máy móc hiện đại. Ngay cả khi tìm thuê đƣợc đất liền kề thì vẫn có khả năng chủ
đất sẽ cho ngƣời khác thuê sau khi hết hạn hợp đồng và ngƣời thuê lại phải chia nhỏ
thửa ruộng của mình.

Footer Page 19 of 126.


Header Page 20 of 126.


Một biện pháp khác nhà nƣớc Nhật Bản thực hiện song song là “hợp nhất
ruộng đất” trong hệ thống tƣ hữu đất đai. Đây là hình thức trao đổi quyền sở hữu và
vị trí các thửa ruộng nằm cách xa nhau giữa các chủ đất nhằm tạo cơ cấu mới mà
mỗi hộ chỉ sở hữu một (hay là ít nhất có thể) thửa ruộng có giá trị bằng với tổng giá
trị đất trƣớc đây. Vào tháng 6 năm 1949, Luật Cải tiến đất đai đƣợc ban hành, trong
khoảng từ năm 1950 đến 1952, 1.880.000 ha đất trên tổng số 3.957.000 ha đất nông
nghiệp của đảo Honshu, là đảo lớn nhất của Nhật Bản, đã đƣợc hợp nhất thành
công. Và hình thức này đƣợc củng cố thêm vào năm 1992 trong “Đƣờng hƣớng cơ
bản trong chính sách mới về lƣơng thực, nông nghiệp và các vùng nông thôn” của
Bộ nông lâm thuỷ sản Nhật Bản. Mục tiêu của chƣơng trình này là tạo ra các thửa
ruộng hợp nhất rộng 1, 2 hoặc 3 ha. Từ năm 1993, hàng năm trung bình 50.000 ha
đƣợc hợp nhất ở Honshu. Mặc dù điều luật ban hành năm 1949 yêu cầu sự tán thành
của 50% chủ đất trong làng và chính sách mới năm 1992 nâng lên 2/3, nhƣng
thƣờng thì tất cả các hộ đều đồng tình từ trƣớc khi tiến hành hợp nhất. Khó khăn
chính với các cán bộ thực hiện vẫn là làm thế nào để đảm bảo quyền lợi và thoả
mãn đƣợc các yêu cầu của nông dân.
Tuy “hợp nhất ruộng đất” có thể xoá bỏ hiện tƣợng manh mún đất đai, tăng kích
thƣớc thửa ruộng, tạo điều kiện cho việc mua bán cho thuê đất và các hình thức hợp
tác sản xuất dễ dàng hơn nhƣng lại không có khả năng tăng quy mô sản xuất hộ. Nó
cũng không thể đảm bảo các hộ thuần nông sẽ sử dụng đất hiệu quả, hay là đối với
các hộ nông bán thời gian hoặc bỏ không đất mà không có ý định bán hoặc cho thuê
đất thì cũng chƣa chắc muốn bán hoặc cho thuê sau khi đã hợp nhất ruộng đất của họ.
Biện pháp thứ tƣ nhằm khuyến khích sản xuất quy mô lớn là hình thức uỷ thác
sản xuất, tức là các hộ quy mô nhỏ hơn 0,5 ha sẽ uỷ thác các hộ quy mô lớn làm
một phần hay toàn bộ quy trình sản xuất lúa của mình bằng máy móc, lao động và
quản lý của các hộ quy mô lớn này.Thành lập xí nghiệp thành thị-nông thôn hợp tác
sản xuất cũng là một hình thức tăng quy mô sản xuất. Trong đó các xí nghiệp sẽ điều
hành sản xuất tập trung, bao gồm cả các việc đƣợc uỷ thác. Hình thức này có ƣu điểm
là có thể đƣa đất đáng ra bị bỏ không vào sản xuất, đạt tính kinh tế của quy mô trong sử

dụng máy móc, lao động, và quản lý.

Footer Page 20 of 126.


Header Page 21 of 126.

Một hình thức khác là hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong đó các hộ kết
hợp sản xuất một phần hay toàn bộ quy trình để có thể tăng quy mô sản xuất chung
lên 2-5 ha và lớn hơn. Ở một số làng, tất cả các hộ thành lập chung một hợp tác xã
sản xuất, phá bỏ hết các bờ phân chia ruộng để sử dụng chung máy móc và đã tăng
quy mô sản xuất lên rất lớn. Nhƣng nếu các hộ có thể rút lại đất của mình thì có một
số vấn đề chính đáng quan tâm mà sẽ ảnh hƣởng đến sự thành bại của các hợp tác
xã. Thứ nhất, các thành viên có thể không đồng ý cho hợp tác xã chuyển đổi đất của
họ sang chức năng khác ngoài trồng lúa nhƣ là ao, đập, đƣờng đi, vân vân. Thứ hai,
do một nguyên nhân nào đó nhƣ mâu thuẫn cá nhân hay trong quản lý, các thành
viên muốn rút ra khỏi hợp tác xã hoặc muốn thành lập hợp tác xã mới dẫn đến việc
chia khoanh vùng lại đất rất ảnh hƣởng đến sản xuất.
Đánh thuế đối với các hộ nông bán thời gian hoặc các hộ bỏ không đất mà
không muốn bán hoặc cho thuế đất hoặc tham gia hợp tác xã hay xí nghiệp cũng là
một biện pháp đã đƣợc xem xét. Những điểm yếu có thể là sự quan liêu trong khâu tổ
chức, khó có thể đánh thuế các hộ thuần nông tách khỏi hợp tác xã sản xuất độc lập.
Trung Quốc
Hiện tƣợng manh mún đất đai trong sản xuất nông nghiệp vẫn luôn đƣợc coi là
một rào cản cho phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc vì nó không cho phép cơ giới
hoá dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp và cũng đòi hỏi chi phí rất lớn mới có thể khắc
phục đƣợc tình trạng này. Và Trung Quốc đã bắt đầu đƣa ra các chính sách và
chƣơng trình hành động nhằm hạn chế manh mún và thúc đẩy tích tụ đất đai từ
những năm 80 của thế kỷ XX.


Hình 1.1: Quy mô hộ nông nghiệp ở Trung Quốc

Footer Page 21 of 126.


Header Page 22 of 126.

Nguyên nhân lịch sử dẫn đến hiện trạng manh mún đất nông nghiệp ở Trung
Quốc chính là Hệ thống tự quản lý hộ (Household Responsibility System) ban hành
vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu 80. Trƣớc đó, ruộng đất thuộc sở hữu và quản lý
của các hợp tác xã. Sau đó, trong Hệ thống tự quản lý hộ, ruộng đất đƣợc chia thành
một số loại - dựa theo chất lƣợng đất, độ cao,… và mỗi hộ đƣợc phân ít nhất một
mảnh thuộc mỗi loại để đảm bảo công bằng giữa các hộ, và tổng diện tích chia cho
mỗi hộ phụ thuộc vào số thành viên trong hộ. Đất thƣờng đƣợc phân chia lại theo
định kỳ khi có sự thay đổi về nhân khẩu. Theo số liệu năm 1986, mỗi hộ nông dân
trung bình có 8,43 mảnh ruộng với tổng diện tích 0,61 ha. Nhƣ vậy áp lực dân số
đông và cố gắng đảm bảo phân chia công bằng trong Hệ thống tự quản lý hộ chính là
tác nhân trực tiếp gây ra hiện tƣợng manh mún đất sản xuất nông nghiệp hiện nay ở
Trung Quốc.
Đến giữa thập niên 80, khi mà ngƣời ta nhận ra manh mún ruộng đất là lực
cản lớn đến tăng trƣởng nông nghiệp, thì nhà nƣớc Trung Quốc mới bắt đầu tiến
hành các chƣơng trình tích tụ đất, đầu tiên ở các vùng ven biển phía Đông Trung
Quốc, và vài năm sau ở các tỉnh trong lục địa. Đây là một phần quan trọng của
một dự án lớn hơn gọi là “Tăng cƣờng phát triển nông nghiệp”, mà mục tiêu chính
là nâng cấp cơ sở hạ tầng. Dự án thực hiện tích tụ đất chủ yếu bằng cách phân chia
lại đất, gom các thửa đất tách biệt của mỗi hộ vào chung một địa điểm, hoặc ít
phân tán nhất có thể. Trƣớc hết, các mảnh đƣợc thu lại và chia thành các mảnh từ
0,13 đến 0,20 ha ở vùng đồng bằng, và khoảng 0,07 ha ở vùng đồi núi, và chia lại
cho các hộ nông. Mặc dù nhà nƣớc đã kêu gọi tích tụ đất trong nhiều năm nhƣng
tiến triển thƣờng rất chậm. Một lý do quan trọng là chi phí thực hiện.

Quy trình thu gom đất trong mỗi làng đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều hộ.
Hơn thế, để đảm bảo thành công, tất cả các hộ đều phải tham gia vào tất cả các
công đoạn trong cả quy trình để có thể đƣa ra cách giải quyết phù hợp nhất. Ở các
tỉnh miền Tây Trung Quốc, mật độ dân số thấp hơn, các hộ nằm cách xa nhau hơn
so với các tỉnh miền Đông nên chi phí thực hiện dự án tích tụ cũng cao hơn.

Footer Page 22 of 126.


Header Page 23 of 126.

Cuối những năm 1990, một chƣơng trình tích tụ đất cấp quốc gia bắt đầu đƣợc
thực hiện. Chƣơng trình này tích tụ ruộng đất manh mún và đất ít sử dụng, phát triển
đất hoang hoá và đất hoang thành đất sản xuất nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Tính đến tháng 6 năm 2004, chƣơng trình này đã hoàn thành 731 dự án, diện
tích trung bình mỗi dự án là 648 ha và nhà nƣớc đầu tƣ trung bình 1300 đô la Mỹ cho
mỗi ha đất.
Bộ luật quản lý đất đai ban hành năm 1998 cũng gây ảnh hƣởng đến mức độ
manh mún đất. Theo luật này thì các hộ nông đƣợc trao quyển sử dụng đất trong 30
năm. Mục đích chính là để kéo dài QSDĐ và điều này sẽ khuyến khích đầu tƣ lâu dài
vào đất. Tuy nhiên thời hạn sử dụng dài hơn nghĩa là sự phân chia đất giữa các hộ cần
phải công bằng hơn và dẫn đến việc phân chia lại ruộng đất. Thế là ruộng đất lại đƣợc
chia nhỏ ra thành nhiều loại đất, điều kiện thuỷ lợi, tƣới tiêu, hay bất kể điều kiện gì
có thể ảnh hƣởng đến năng xuất sản xuất và quản lý đất. Theo Zhu (2001), mức độ
manh mún ruộng đất đã tăng lên sau khi ban hành thời hạn sử dụng 30 năm.
Một kinh nghiệm khác rút ra từ quá trình tích tụ ruộng đất ở Trung Quốc là thị
trƣờng cho thuê đất. Hiện nay ở Trung Quốc, nông dân không có quyền mua bán
đất nông nghiệp nhƣng, ở nhiều vùng, thì họ có thể đi thuê đất của các hộ nông khác
hoặc của làng hay hợp tác xã. Ví dụ, các hộ tìm đƣợc việc làm ở khu vực phi nông
nghiệp rất muốn cho các hộ khác trong làng thuê lại đất của họ. Còn nếu họ bị mất

việc làm thì vẫn có cơ hội quay lại tiếp tục làm nông nghiệp. Thông thƣờng các hộ
nông cũng muốn đi thuê đất để mở rộng sản xuất, mở rộng kích thƣớc mỗi thửa nếu
có thể thuê đƣợc ruộng liền kề. Tỷ lệ ruộng đất thuê mƣớn trong tổng diện tích đất
canh tác ở Trung Quốc tăng liên tục, diện tích đất đi thuê đã chiếm hơn 10% cả
nƣớc. Cho thuê đất nông nghiệp là một giải pháp để chuyển lao động nông thôn
sang thị trƣờng lao động phi nông nghiệp. Sau khi thuê đất, 55% nông dân di cƣ ra
đô thị, 29% tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở địa phƣơng. Lợi nhuận đƣợc
chia khoảng 2/3 cho ngƣời sản xuất, còn lại trả cho chủ đất. Tính thu nhập ròng của
ngƣời đi thuê đất sản xuất đã tăng lên 25% và của chủ đất là 45% , bao gồm cả thu
nhập làm phi nông nghiệp (Báo cáo phát triển thế giới, 2008).

Footer Page 23 of 126.


Header Page 24 of 126.

Nghiên cứu của Tan et. al (2004) cho thấy thu nhập phi nông nghiệp có tác
động tích cực đến quá trình tích tụ ruộng đất. Nếu tỉ lệ thu nhập của một hộ từ khu
vực phi nông nghiệp trên tổng thu nhập tăng lên thì số thửa ruộng của hộ có xu
hƣớng giảm và diện tích trung bình mỗi thửa có xu hƣớng tăng, nghĩa là mức độ
manh mún đất giảm. Ngoài ra, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và việc xoá bỏ hạn
mức lúa gạo cũng dẫn đến khả năng phân chia lại ruộng đất và đều có thể làm quá
trình tích tụ đất đai tiến triển chậm lại.
Tuy nhiên, đối với tình trạng manh mún đất đai ở một số nƣớc nhƣ Trung
Quốc hay Ấn Độ thì đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất là cần thiết
nếu muốn nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Huang (1997) trong khi nghiên
cứu về tình hình manh mún đất đai của Trung Quốc đã chỉ rằng, tích tụ ruộng đất sẽ
cải thiện hiệu quả sử dụng đầu vào của ngƣời nông dân. Tƣơng tự nhƣ vậy, Tan
(2005) cũng cho rằng, giảm số mảnh có quy mô nhỏ và phân tán thành những mảnh
có quy mô lớn hơn và có khoảng cách gần nhau hơn đã góp phần giảm chi phí sản

xuất, thay đổi từ phƣơng thức sử dụng nhiều lao động sang sử dụng công nghệ hiện
đại, tăng hiệu quả sử dụng đầu vào và đóng góp vào cải thiện chất lƣợng đất. Tan đã
sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu điều tra hộ gia đình đ ể đánh giá tác động của các
chƣơng trình tích tụ tập trung ruộng đất lúa do chính phủ Trung Quốc đề ra.
Nhƣ vậy, một trong những vấn đề đƣợc nhiều nghiên cứu chỉ ra đó chính là
hiện trạng thay đổi mục đích sử dụng đất đã gây ra nhiều bất ổn về mặt xã hội ở các
nƣớc đang phát triển. Với nhu cầu cho đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ,
xu hƣớng mất đất và giảm diện tích đất nông nghiệp đang diễn ra. Điều này đã đe
dọa đến tăng trƣởng nông nghiệp và an ninh lƣơng thực toàn cầu.
Hơn nữa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đã đẩy nhiều nông dân vào con
đƣờng bần cùng hóa, đặc biệt là ở những nƣớc mà vấn đề sở hữu đất còn chƣa rõ
ràng nhƣ ở Trung Quốc và Việt Nam. Mở rộng đô thị một cách nhanh chóng đã lấy
đi rất nhiều đất nông nghiệp, trong đó có rất nhiều diện tích đất canh tác mang lại
giá trị kinh tế cao. Từ năm 1986 đến năm 1995, Trung Quốc đã mất hơn 1,9 triệu ha
cho đô thị và phát triển công nghiệp [27]. Tuy nhiên, theo ƣớc tính của Li (1997),

Footer Page 24 of 126.


Header Page 25 of 126.

con số này còn cao hơn 2,5 lần. Theo Li, hơn 30 thành phố lớn của Trung Quốc đã
mở rộng diện tích tới hơn 50% từ năm 1986 đến năm 1995.
Mặt khác các khoản đền bù đã không đáp ứng đƣợc lợi ích của ngƣời nông
dân. Ở các nƣớc mà không công nhận quyền sở hữu đất, đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, giá đất không theo giá thị trƣờng và có sự chênh lệch lớn với giá đất đô thị.
Ding (2002) khi nghiên cứu về mất đất nông nghiệp ở Trung Quốc, đã cho thấy
ngƣời nông dân ngần ngại bán quyền sử dụng đất cho chính phủ và xung đột xã
hội phát sinh khi chính phủ thu hồi đất do đất thuộc về Nhà nƣớc. Ngƣời nông dân
nhận tiền đền bù nhƣng trình độ thấp, lại không đƣợc hỗ trợ sau đền bù liên quan

đến đào tạo dạy nghề hay tạo cơ hội để có thu nhập. Chính điều này càng làm
phân hóa xã hội ở nông thôn và gây ra bất ổn xã hội. Vấn đề sẽ ngày càng trầm
trọng hơn khi mâu thuẫn giữa nhu cầu đất cho phát triển đô thị và áp lực gia tăng
của việc duy trì diện tích đất nông nghiệp.
Thái Lan
Các đặc điểm phân phối đất nông nghiệp của Thái Lan rất khác với Việt Nam
và hai nƣớc tìm hiểu ở trên. Thứ nhất, quy mô sản xuất hộ ở Thái Lan lớn hơn ở
mức 3,6 ha/hộ vào năm 2005, tuy vẫn thuộc nhóm sản xuất quy mô nhỏ nếu so với
các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ. Thứ hai, trong lịch sử Thái Lan chƣa bao giờ đặt ra hạn
điền chính thức cho các hộ nông dân, mặc dù mức hạn điền 8 ha/hộ đã đƣợc đƣa ra
vào năm 1933 nhƣng Quốc hội đã không thông qua.
Tuy nhiên, quy mô sản xuất hộ ở Thái Lan có chiều hƣớng giảm, từ mức 4,36
ha/hộ vào năm 1975 xuống còn 4,04 ha/hộ năm 1995 và 3,60 ha/hộ năm 2005.
Nguyên nhân chính là gia tăng dân số và tập quán thừa kế của ngƣời Thái. Ngƣời
Thái không phân biệt con trai, con gái và thứ tự ra đời, do vậy khi cha mẹ mất đi
thƣờng chia đều tài sản gồm đất đai cho tất cả các con. Luật pháp Thái Lan cũng có
những quy định tƣơng tự đối với các trƣờng hợp không có di chúc. Hơn thế nữa, tuy
chủ đất có thể mua bán đất trên thị trƣờng nhƣng họ lại rất ít khi muốn bán đất vì
ngƣời Thái rất coi trọng đất đai do tổ tiên để lại.

Footer Page 25 of 126.


×