Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho quá trình phát triển của việt nam (tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.56 MB, 14 trang )

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN Lực PHÁP LUẬT
CHO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIẺN CỦA VIỆT NAM
Phan C hí H iếu

1.
Việt Nam

Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho quá trinh phát triển của

1.1. Vai trò của hoạt động đào tạo nguồn nhân lực pháp luật
Chất lượng, sổ lượng đội ngũ cán bộ pháp luật, tư pháp chịu sự tác động của
nhiều yếu tổ: phẩm chất, năng lực của cá nhân; chính sách thu hút, bố trí, sử dụng cán
bộ của cơ quan, đơn vị; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, cũng như
quá trình tự đào tạo của cá nhân. Trong số các yếu tố tác động đó thì hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng giữ vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động đào tạo giúp trang bị m ột cách hệ
thống, bài bản kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ
cán bộ pháp luật, giúp họ có nền kiến thức chuẩn để thực hiện nhiệm vụ, tự đào tạo
để bổ sung kiến thức cần thiết nhằm phát triển nghề nghiệp của mình.
Hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động đào tạo nguồn nhân lực pháp luật ở Việt
Nam bao gồm 3 bộ phận hợp thành cơ bản là: (1) Đào tạo pháp luật căn bản để cấp
bàng ở các trình độ: trung cấp, cừ nhân, thạc sỹ, tiến sỹ Luật; (2) Đào tạo nghề để
cấp chứng chỉ cho các chức danh tư pháp (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và
các chức danh tư pháp khác) và (3) Đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho
những người đang hành nghề. Các hoạt động đào tạo này rất khác nhau (về đổi
tượng người học, cơ sở đào tạo, mục đích đào tạo, nội dung chương trình, phương
pháp.. nhưng giữa chúng lại có quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau.
Ý thức được tầm quan trọng cùa hoạt động đào tạo nguồn nhân lực pháp luật,
Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi giáo dục
là "quốc sách hàng đầu". Trong lĩnh vực tư pháp, các Nghị quyết của Bộ Chính trị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (như Nghị quyết số 08NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về một sổ nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới, sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ; Nghị quyết số 48NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống



* TS. Hiệu trường Trường Đại học Luật Hà Nội.
466


ĐÀO TAO NGUỒN NHÂN

Lực PHÁP LUẬT.

pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW
ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020) đều coi
công tác đào tạo, bồi dưỡng là một giải pháp quan trọng để hình thành đội ngũ cán
bộ pháp luật đù về số lượng, mạnh về chất lượng. Nghị quyết sổ 48-NQ/TW đã đề
ra định hướng: phải "bảo đảm sổ lượng và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ công
chức làm công tác pháp luật... Nghị quyết số 49-NQ/TW nhấn mạnh: "Đào tạo đù
số lượng cán bộ tư pháp có trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về lĩnh vực
tư pháp quốc tế nhằm bảo vệ qicyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, to chức, công
dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực". Để nâng cao chất
lượng đào tạo cán bộ về pháp luật, Nghị quyết số 49-NQ/TW chỉ đạo: "Tiếp tục đổi
mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân Luật, đào tạo cán bộ nguồn của các
chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo
hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng
nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất đạo đức trong sạch, vững mạnh,
dũng cảm đấu tranh vì công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa".
1.2.
chất lượng

Đảnh giả nhu cầu đào tạo nguồn nhăn lực ph áp lu ật về số lượng và

ỉ. 2.1. Nhu cầu về số lượng

Công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đẩy
mạnh cài cách tư pháp, cải cách pháp luật, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tể đang đặt ra nhu cầu rất lớn về cán bộ pháp luật, dẫn tới nhu cầu gia
tăng quy mô đào tạo nguồn nhân lực pháp luật. Theo Báo cáo về nhu cầu và kế
hoạch tuyển dụng công chức ngành Tòa án nhân dân từ nay đến năm 2020 gửi Ban
Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương' thì trong giai đoạn từ nay đến hết năm 2015,
ngành Tòa án cần bổ sung khoảng 2.300 người (chủ yếu là Thư ký tòa án); giai
đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 nhu cầu tuyển dụng bình quân hàng năm là 1.300
người/01 năm. Theo Báo cáo về nhu cầu và kế hoạch tuyển dụng cán bộ từ nay đến
năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao gửi Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp
Trung ương2 thì từ nay đến năm 2020, mỗi nãm ngành Kiểm sát cần bổ sung 1.750
người. Đối với ngành Tư pháp, theo Quyết định số 358/QĐ-BTP cùa Bộ trưởng Bộ
ĩư pháp ngày 06/3/2012 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành Tư
pháp giai đoạn 2011 - 2020 thì giai đoạn từ nay đến năm 2015 các đơn vị thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Bộ Tư pháp tăng 1.250

1. Báo cáo số 361/TANDTC-TCCB ngày 06/7/2012.

2. Báo cáo số 48-B C/B C SĐ ngày 06/7/2012 của Ban cán sự Dàng V iện kiểm sát nhân dân
Tối cao.
467


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TẾ LẰN THỨ T ư

người, cơ quan thi hành án dân sự tăng 8.100 người, cơ quan tư pháp địa phương
(Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã), cán bộ pháp chế
Bộ, ngành, địa phương tăng 3.790 người, các tổ chức bổ trợ tư pháp tăng 32.000
người; giai đoạn từ 2016 - 2020: các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước
và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp tăng 1.200 người, cơ quan Thi hành án

dân sự tăng 8.000 người, cơ quan Tư pháp địa phương tăng 7.500 người, các tổ
chức pháp chế Bộ, ngành, địa phương tăng 3.640 người, các tổ chức bổ trợ tư pháp
tăng 28.000 người.
Kế hoạch số 900/UBTVQH11 của Ưỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/3/2007
về thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW đã đặt chỉ tiêu phát triển đội ngũ luật sư đạt từ
18.000 đến 20.000 luật sư vào năm 2020. Ngày 05/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, trong đó xác định mục
tiêu tổng quát là: Phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 có từ 18.000 đến 20.000
luật sư, hành nghề chuyên sâu theo lĩnh vực pháp luật; nâng cao chất lượng đội ngũ
luật sư, chất lượng hoạt động hành nghề luật sư, vị trí, vai trò của luật sư trong hoạt
động tố tụng, từng bước phát triển, mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý, tạo nền tảng
để phát triển nghề luật sư Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên
thế giới.
Ngoài ra, nhu cầu đào tạo lại, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ
pháp luật theo quy định của Nghị định sổ 18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng
công chức cũng rất lớn.
1.2.2. Nhu cầu về chất lượng
Cùng với nhu cầu m ở rộng quy mô, nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo cán
bộ về pháp luật cũng đang đặt ra hết sức bức thiết. Thời gian qua, do phải đáp ứng
yêu cầu trước mắt về nguồn nhân lực cho xã hội, cùng với những hạn chế về cơ sở
vật chất, đội ngũ giảng viên, chương trình và phương pháp đào tạo... nên chất lượng
đào tạo cán bộ về pháp luật ở nước ta còn hạn chế. Hầu hết các cơ sở đào tạo chỉ
dừng lại ở việc trang bị kiến thức pháp luật cơ bản cho người học, chưa có điều kiện
đào tạo chuyên sâu, đào tạo hướng nghiệp và rèn luyện kỹ năng thực hành. Kểt quả
là phần lớn cán bộ pháp luật chỉ đủ năng lực để thực thi những nhiệm vụ thông
thường của công chức, viên chức mà chưa có khả năng xử lý những vấn đề pháp lý
phức tạp nảy sinh trong thực tiễn. Việc rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh và đạo đức
nghề nghiệp cho sinh viên luật cũng chưa được chú trọng đúng mức. Nhiều sinh
viên khi ra công tác chưa phát huy được năng lực và kiến thức đã được trang bị,
chậm thích ứng với thực tiễn. Tình trạng cán bộ làm công tác pháp luật không tâm

huyết với nghề nghiệp được đào tạo, bỏ nghề hoặc chuyển sang nghề khác đã và
đang diễn ra khá phổ biến.
468


ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN

Lực PHÁP

LUẬT..

Để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện
chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế thì chất lượng nguồn cán bộ pháp luật cần phải được tăng
cường một cách toàn diện. Yêu cầu đặt ra đối với cán bộ pháp luật hiện nay là phải
có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ pháp luật;
có kiến thức ngoại ngữ và tin học; có khả năng thực hành; có kỹ năng làm việc
nhóm, có năng lực và bản lĩnh hội nhập. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng đội ngũ
luật sư, chuvên gia pháp luật đạt trình độ khu vực và thế giới để tham mưu giúp
Chính phủ trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
quốc tế, xây dựng và thực thi chính sách pháp luật đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và công dân Việt Nam trong các tranh
chấp có yếu tố nước ngoài. Đây là yêu cầu bức thiết đặt ra đối với công tác đào tạo
cán bộ pháp luật.
2.Thực trạng hoạt động đào tạo nguồn nhân lực pháp luật ở Việt Nam
2.1.

Thực trạng hoạt động đào tạo pháp luậí ở trình độ trung cấp, cừ nhân,

thạc sỹ, tiến sỷ Luật


So với các lĩnh vực khác, hoạt dộng đào tạo pháp luật ở Việt Nam bắt đầu khá
muộn, nhưng đã có những tiến bộ quan trọng, số lượng các cơ sở đào tạo Luật
không ngừng tăng lên, đến nay đã hỉnh thành mạng lưới với gần 30 cơ sở, trong đó
có 3 trường đại học và 22 khoa, viện, học viện có chức năng đào tạo ngành Luật, 5
trường trung cấp Luật. Các cơ sở này thực hiện việc đào tạo pháp luật với nhiều
trình độ, từ trung cấp đến đại học, trên đại học. Hình thức đào tạo cũng ngày càng
được mở rộng với các loại hình đào tạo chính quy, vãn bằng 2, vừa làm vừa học,
đào tạo từ xa. Nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo từng bước
được xây dựng và hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Quy mô đào
tạo cũng tăng gấp nhiều lần so với trước.
Tuy vậy, hoạt động đào tạo pháp luật còn có một số hạn chế, yếu kém sau đây:
- Chất lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu thực tiễn, nhất là ở các hệ đào tạo
không chính quy. Sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về kiến thức thực tiễn, kỹ năng
và phương pháp làm việc. Đào tạo sau đại học chất lượng chưa cao, còn nhiều kiến
thức lặp lại chương trình đại học, chưa thực hiện được mục tiêu đào tạo chuyên gia
đầu ngành cho đất nước. Việc kiểm soát chất lượng đào tạơ cùa các cơ sở đào tạo
chưa thực hiện được;
- Quy mô đào tạo còn nhỏ bé, nhất là đào íạo hộ chính quy. Tuy số lượng sinh
viên tốt nghiệp ra trường hằng năm khá nhiều, nhưng phần lớn là học viên hệ vừa
làm vừa học hoặc hệ đào tạo từ xa;
469


VÍỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

- Chương trình đào tạo nhìn chung còn dàn trải, có nhiều nội dung trùng lặp,
chưa thật sát với nhu cầu thực tiễn, thiếu kiến thức thực tiễn, chưa dành nhiều uru
tiên cho đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành; chưa có những chương trinh đào tạo
chuyên sâu để cung cấp nguồn nhân lực pháp luật cho các cơ quan Tòa án, Viện

kiểm sát, Thi hành án dân sự, các tổ chức hành nghề luật sư;

- Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo còn nghèo nàn, một số nội dung còn
nặng về miêu tả pháp luật thực định, tính lý luận không cao;
- Đội ngũ cán bộ, giảng viên còn thiếu so với nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo
trong, tương lai, đặc biệt là đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia pháp luật đầu
ngành; nhiều giảng viên không có điều kiện tiếp cận với thực tiễn nên nội dung giảng
còn nặng về lý thuyết;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập còn yếu kém, phần
lớn các cơ sở đào tạo còn thiếu hệ thống cơ sở thực hành (phòng hiện trường, phòng
diễn án và các phòng thực hành nghề) với các trang thiết bị hiện đại, thiếu các khu
vui chơi giải trí, giáo đục thể chất, ký túc xá quá nhỏ, không đáp ứng nhu cầu chỗ ở
cho sinh viên.
2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp
Hoạt động đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp mới được chú trọng trong
thời gian gần đây. Năm 1982, Trường Cao đẳng kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân
dân Tối cao được thành lập với nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng kiểm sát và bồi
dưỡng nghiệp vụ kiểm sát cho những người đã được bổ nhiệm Kiểm sát viên. Năm
1994, Trường Cán bộ toà án thuộc Toà án nhân dân tố i cao được thành lập lại với
nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ của ngành Toà án. Tuy vậy, trong thời
gian này, hoạt động đào tạo nghề trước khi bổ nhiệm chức danh tư pháp chưa được
thực hiện. Cán bộ được tuyển dụng vào các cơ quan tư pháp, khi đáp ứng được các
điều kiện do pháp luật quy định thì được bổ nhiệm làm Thẩm phán, Kiểm sát viên
mà không qua đào tạo nghề một cách bài bản, chính quy.
Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, nhận thức rõ những bất cập trong đội
ngũ cán bộ tư pháp cũng như tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nghề, Bộ Tư
pháp đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thành lập Trường Đào tạo các
chức danh tư pháp và ngày 11/02/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
34/1998/ỌĐ-TTg về việc .thành lập Trường Đào tạo các chức danh tư pháp thuộc
Bộ Tư pháp, có nhiệm vụ đào tạo Thẩm phán và các chức danh tư pháp khác. Ngày

12/02/1998, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp đã khai giảng lớp đào tạo nghề
Thẩm phán đầu tiên ờ nước ta, đặt nền móng cho hoạt động đào tạo nghề các chức
danh tư pháp một cách chính quy, bài bản ở Việt Nam. Từ thành công của mô hình
470


ĐÀO TAO NGUỒN NHÂN

Lực

PHÁP LUẬT..

dào tạo nghề cho các chức danh tư pháp, các văn bản pháp luật (như: Pháp lệnh
Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân, Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát
nhân dân, Luật Luật sư, Luật Thi hành án dân sự, Luật Công ch ứ n g ...) đều quy
dịnh điều kiện bắt buộc để bổ nhiệm các chức danh tư pháp là phải có trình độ cử
nhân Luật và được đào tạo về nghiệp vụ theo từng chức danh. Để đẩy mạnh hoạt
dộng đào tạo các chức danh tư pháp, ngày 25/02/2004, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 23/2004/QĐ-TTg thành lập IIọc viện Tư pháp trên cơ sở
Trường Đào tạo các chức danh tư pháp. Học viện Tư pháp là cơ sở đàọ tạo trực
thuộc Bộ Tư pháp, có nhiệm vụ: đào tạo nghiệp vụ Thẩm phán, Kiểm sát viên,
Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng viên và các chức danh tư pháp khác; bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Công chứng
viên, Luật sư và các cán bộ có chức danh tư pháp khác thuộc thẩm quyền quản lý
của Bộ Tư pháp.
Trong 13 năm qua, Học viện Tư pháp đã đào tạo hom 25.000 lượt học viên, tạo
nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng
viên, Đấu giá viên, cán bộ làm công tác lý lịch tư pháp. Bên cạnh hoạt động đào tạo,
Học viện còn tiến hành các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cho nhiều ngàn lượt cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, cấn bộ pháp chế của ủ y ban

nhân dân, Hội đồng nhân dân và doanh nghiệp nhà nước. Đánh giá một cách khái
quát thì hoạt động đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp thời gian qua cơ bản
đạt yêu cầu, góp phần tích cực trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp vững
mạnh để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tư pháp của
nước ta. Theo đánh giá của các cơ quan sử dụng cán bộ thì các học viên tốt nghiệp
được bổ nhiệm chức danh tư pháp đã phát huy tốt kiến thức, kinh nghiệm nghề
nghiệp tích lũy từ quá trình đào tạo, tác nghiệp khá chính quy, bài bản, có phương
pháp làm việc khoa học, rút ngắn thời gian làm quen với công việc, tự tin hom trong
thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
các chức danh tư pháp thời gian qua còn có những hạn chế, bất cập như:
- Chất lượng đào tạo chưa cao, không đồng đều, nhất là so với yêu cầu các cơ
quan sử dụng cán bộ đặt ra;
- Tuy là đào tạo nghề nhưng hoạt động đào tạo chủ yếu được tiến hành ở cơ sở
đào tạo (đào tạo lý thuyết về kỷ năng), chứ chưa thực hiện được việc đào tạo từ
công việc thực tiễn tại Tòa án, Viện kiểm sát, Văn phòng Luật sư, Văn phòng Công
chứng... Các khóa đào tạo hoặc hoàn toàn không có thời gian thực tập (Luật sư,
Chấp hành viên, Công chứng viên, Đấu giá viên) hoặc thực tập không hiệu quả
(Thẩm phán, Kiểm sát viên). Việc thực tập nghề cho học viên chưa được quy định
471


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ TƯ

cụ thể nên khả năng trực tiếp tiến hành các hoạt động nghề nghiệp trong thời gian
thực tập là rất hạn chế;
- Chưa tiến hành được việc đào tạo nghiệp vụ chung cho các chức danh Thẩm
phán - Kiểm sát viên - Luật sư để thực hiện chủ trương trong các nghị quyết của
Đảng về mở rộng tranh tụng tại phiên tòa, mở rộng nguồn bổ nhiệm Thẩm phán.
Kiểm sát viên từ Luật sư, Luật gia, luân chuyển giữa các chức danh tư pháp.

Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến m ột số
nguyên nhân như:
- Đào tạo nghề cho các chức danh tư pháp là m ô hình hoàn toàn mới ở Việt
Nam nên phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm;
- Đội ngũ giảng viên còn mỏng, phương pháp sư phạm, kỹ năng nghề của một
số giảng viên chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đào tạo
nghề; chưa có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng bài bản, chính quy;
- Nội dung trong chương trình, giáo trình, tài liệu còn ít tính kỹ năng; việc rèn
luyện nghề theo hướng "cầm tay, chi việc" chưa cao;
- Thể chế liên quan đến công tác đào tạo các chức danh tư pháp còn chưa đồng
bộ, hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp chưa được quy định trong Luật Giáo
dục, Luật Giáo dục đại học nên chưa có mã ngành đào tạo, giá trị của văn bằng
chứng chỉ chưa được quy định rõ;
- Thời gian đào tạo còn tương đối ngắn1 nên việc trang bị kiến thức nghề
nghiệp chuyên sâu, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tể cho học viên còn hạn chế;
- Chất lượng đầu vào để đào tạo các chức danh tư pháp còn thấp, không đồng
đều. Đối tượng theo học m ột số chức danh (như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp
hành viên) chỉ giới hạn trong phạm vi những người đang trong biên chế Nhà nước,
chưa thực hiện được việc tuyển sinh rộng rãi để lựa chọn người thực sự có năng lực
vào đào tạo nguồn để bổ nhiệm các chức danh tư pháp;
- Chưa có cơ chế phổi hợp hiệu quả giữa các Bộ, ngành hữu quan trong công
tác đào tạo các chức danh tư pháp; thời gian 5 năm gần đây, các ngành còn không
thống nhất được việc phân vai trong hoạt động đào tạo nghề cho Thẩm phán, Kiểm
sát viên và Luật sư, tự năm 2008, Viện kiểm sát tối cao tổ chức đào tạo riêng.
- Cơ sở vệt chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập chưa tương xứng với nhu cầu
mở rộng quy mô đào tạo, cũng như việc áp dụng các phương pháp đặc trưng cùa

1. Thời gian đào tạo Thẩm phán, Kiểm sát viên là 12 tháng; đào tạo Luật sư, Chấp hành viên,
Công chứng viên là 6 tháng.
472



ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN

Lực PHÁP LUẬT..

đào tạo nghề; kinh phí đào tạo (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên) được
cấp, các mức thu học phí (đào tạo Luật sư, Công chứng v iê n ...) quá thấp so với mặt
bàng hiện nay, trong khi mức lạm phát, giá cả đều tăng cao, tạo khó khăn rất lớn
cho hoạt động đào tạo nghề.
2.3. H oạt động đào tạo lại, bồi dưỡng
Hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng có vai trò quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ
pháp luật, tư pháp cập nhật những kiến thức pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ mới.
Thời gian qua, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách
tư pháp, hội nhập kinh tế quốc tể, các Bộ, ngành đã dành nhiều quan tâm cho việc
đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ với việc tổ chức nhiều khóa học để cập nhật các kiến
thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp mới để tăng cường năng lực chuyên môn, kỹ
năng hành nghề cho đội ngũ cán bộ cùa mình. Ví dụ: mở các lớp đào tạo Thẩm phán
Hành chính, Thẩm phán Lao động để bổ sung nguồn thẩm phán cho Tòa Hành
chính, Tòa Lao động mới được thành lập; tổ chức các khóa đào tạo lại với thời gian
3 tháng cho Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng viên, cán bộ của các Sở Tư pháp,
cán bộ pháp chế của ủ y ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và doanh nghiệp nhà
nước trong khuôn khổ Dự án VIE 94003 "Đào tạo lại cán bộ pháp luật cho Chính
phủ Việt Nam" do Ngân hàng Phát triển châu Ả (ADB) tài trợ; tổ chức các lớp học
ngắn ngày về kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế cho đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát
viên, Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng viên; tổ chức các khóa học ngắn hạn
theo những chủ đề nhất định; tổ chức các đợt tập huấn khi có những văn bản pháp
luật mới được ban hành... Các khóa học này cũng đã giúp cho đội ngũ cán bộ pháp
luật cập nhật được nhiều kiến thức mới, thiết thực phục vụ cho việc thực hiện nhiệm
vụ của họ.

Tuy vậy, hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ pháp luật đang có
nhiều hạn chế, bất cập, nổi lên như sau:
- Các Bộ, ngành chưa có chiến lược đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, bởi
vậy, các hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng chưa được tiến hành một cách chính quy,
bài bản, hiệu quả không cao. Phần lớn hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng được xây
dựng theo kế hoạch công tác năm, thường gắn với một vấn đề mới cần triển khai
trong năm;
- Việc tham gia các khóa đào tạo lại không phải là diều kiện bắt buộc để bổ
nhiệm chức danh tư pháp (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành
viên...) trong nhiệm kỳ mới. Chính vì lý do này mà nhiều cán bộ tư pháp trong
suốt quá trình hành nghề của mình không tham gia bất kỳ khóa đào tạo lại hay
bồi dưỡng nào;
473


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ T ư

- Chưa thực hiện được việc đào tạo lại, bồi dưỡng theo định kỳ (bắt buộc) như
đã quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/3/2010 về đào
tạo, bồi dưỡng công chức1;
- Chưa có những chương trình đào tạo, bồi dưỡng cố định với nội dung chương
trình, tài liệu, phương pháp ổn định, được thực hiện thường xuyên hằng năm.

3.
Giậi pháp nang cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo nguồn nhân
lực pháp luật phục vụ quá trình phát triển của Việt Nam trong giai đoạn mới
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo nguồn nhân lực pháp luật
phục vụ quá trình phát triển của Việt Nam cần áp dụng đồng bộ, hiệu quả hệ thống
các giải pháp, trong đó chú trọng tới một số giải pháp sau:


3.1.
Từng bước đỗi mới mô hình đào tạo nguồn bồ nhiệm các chức danh tư
pháp , trước hểt là nguồn bỗ nhiệm Thẩm phản, Kiểm sát viên và Luật sư
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của m ột số nước có nền tư pháp phát triển như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều nước khác trên thế giới, một trong
những biện pháp xây dựng đội ngũ các chức danh tư pháp có chất lượng cao, hoạt
động chuyên nghiệp là thông qua việc thực hiện thi tuyển tư pháp quốc gia để lựa
chọn người có năng lực và tâm huyết với hoạt động tư pháp để đưa đi đào tạo nghề.
Những người trúng tuyển kỳ thi này trở thành công chức dự bị và được đào tạo
nghề ngay. Thông qua quá trình đào tạo, họ có điều kiện sàng lọc, định hướng, lựa
chọn học viên để tạo nguồn Thẩm phán, Công tố viên, Luật sư.
Ở Việt Nam hiện nay, các cơ quan tư pháp tuyển dụng người từ các sinh viên
Luật tốt nghiệp, chưa được đào tạo nghề theo chức danh. Sau khi được tuyển dụng
vào các cơ quan tư pháp, họ phải công tác ít nhất từ 3 đến 5 năm, nhiều trường hợp
công tác từ 7 đến 10 năm mới được lựa chọn cử đi học các khóa đào tạo nghề. Do
không được trang bị kỹ năng nghề nghiệp theo chức danh ngay từ ban đầu nên họ
phải mất rất nhiều thời gian làm quen với công việc, chất lượng, hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ không cao. Bên cạnh đó, do được tuyển dụng vào công chức mới đi học
nên Nhà nước phải đầu tư kinh phí, các cơ quan quản lý cán bộ phải dành thời gian
cho các đối tượng này đi học. Hoạt động đào tạo nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm
sát viên, Chấp hành viên là hoạt động đào tạo nghề cho công chức nhà nước trước
khi bổ nhiệm các chức danh tư pháp. Bên cạnh đó, việc lựa chọn đối tượng học các
khóa đào tạo Thẩm phán, Kiểm sát viên được thực hiện theo chế độ cử tuyển, tức là

1. Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định số 18/2010/NĐ-CP thì công chức phải tham gia các khóa
bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm (thời gian thực hiện
là 1 tuần/1 năm; một tuần được tính bằng 5 ngày học, một ngày học 8 tiết).
474



ĐÀO TẠO NGUỒN NHÁN

Lực

PHÁP LUẬT..

các cơ quan quản lý cán bộ lựa chọn, lên danh sách cử người đi học. Do học viên
được lựa chọn theo cơ chế cử tuyển nên cơ sở đào tạo không kiểm soát được chất
lượng đầu vào, là nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng đầu ra không được như
mong muốn.
Để tạo bước đột phá trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp nói
chung và công tác đào tạo nguồn chức danh tư pháp nói riêng cần nghiên cứu đổi
mới mô hình đào tạo nguồn bổ nhiệm các chức danh tư pháp, cơ chế tuyển dụng cán
bộ tu pháp, trước hết là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Trước mắt cần xây
dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đe án thí điểm đào tạo chung nguồn bổ
nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; triển khai thí điểm khóa đào tạo chung;
tổng kết, đánh giá hiệu quả để thực hiện trên diện rộng, nhằm từng bước đổi mới
căn bản mô hình đào tạo nguồn bổ nhiệm các chức danh tư pháp, tạo tiền đề cho
việc từng bước đổi mới cơ chể tuyển dụng cản bộ vào các cơ quan tư pháp. Đổi với
các cán bộ đã có biên chể của ngành Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án dân sự
ưong diện quy hoạch để bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thì
Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Thi hành án dân
sự vẫn tiếp tục theo học các khoá đào tạo. Sau khi tốt nghiệp, các đối tượng này trở
về cơ quan cử đi học và khi đáp ứng các yêu cẩu khác thì sẽ được bổ nhiệm làm
Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên.
Trong mô hình mới này, hàng năm sẽ tiến hành kỳ thi tuyển rộng rãi trong
phạm vi toàn quốc để lựa chọn trong số các cử nhân Luật (chưa có biên chế nhà
nước) những người có phẩm chất nghề nghiệp, trình độ chuyên môn giỏi vào đào
tạo nghề chức danh tư pháp. Những người đăng ký học nghề Thẩm phán, Kiểm sát
viên, Luật sư sẽ được đào tạo trong một chương trình chung. Kết thúc khoá đào tạo,

học viên được cấp chứng chỉ tốt nghiệp Chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử,
nghiệp vụ Kiểm sát, nghiệp vụ Luật sư. Trên cơ sờ kết quả học tập, những học viên
xuất sắc sẽ được ưu tiên tuyển dụng theo nguyện vọng vào ngành Toà án, ngành
Kiểm sát. N hững học viên còn lại sẽ hành nghề Luật sư. Sau một thời gian công tác,
khi đã có kinh nghiệm thực tiễn và có nguyện vọng, những Luật sư giỏi có thể được
tuyển dụng, bổ nhiệm các chức danh Thẩm phán hoặc Kiểm sát viên.
So với mô hình đào tạo và tuyển dụng hiện nay, mô hình mới này có nhiều ưu
điểm vượt trội. Thứ nhất, việc đào tạo nghề được thực hiện từ rất sớm, trước khi
tuyển dụng vào các cơ quan tư pháp, do đó những người được tuyển dụng đã được
trang bị kỹ năng hành nghề một cách chính quy, bài bản nèn nhanh chỏng thực hiện
tốt các công việc được giao. Thứ hai, do việc đào tạo được thực hiện trước khi
luyến dụng biên chế nhà nước nên cơ quan sử dụng cán bộ không phải mất thời gian
đào tạo cán bộ, Nhà nước không phải bỏ chi phí đào tạo, góp phần thực hiện chủ
475


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẰN THỨ T ư

trương xã hội hóa hoạt động giáo dục, đào tạo. Thứ ba, việc đào tạo nguồn bổ
nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư trong một chương trình chung tạo điều
kiện trang bị mặt bằng kiến thức chung về chuyên môn, nghiệp vụ cho Thẩm phán,
Kiểm sát viên, Luật sư để táng cường tính chuyên nghiệp cho hoạt động tố tụng; tạo
cơ sở thực hiện chủ trương trong các Nghị quyết của Đảng về việc mở rộng tranh
tụng tại phiên toà, mở rộng nguồn bổ nhiệm Thẩm phán, Kiểm sát viên từ Luật sư,
luân chuyển giữa các chức danh tư pháp.
3.2. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng theo định kỳ cho các chức
danh tư pháp
Hiện nay, hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng theo định kỳ cho các chức danh tư
pháp chưa được các ngành coi trọng, trong khi chính hoạt động đào tạo lại, bồi
dưỡng theo định kỳ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội

ngũ cán bộ. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào
tạo, bồi dưỡng công chức đã quy định chế độ bồi dưỡng bắt buộc đối với cán bộ,
công chức (bồi dưỡng bắt buộc tổi thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm
với thời gian thực hiện là 1 tuần/1 năm; một tuần được tính bằng 5 ngày học, một
ngày học 8 tiết), nhưng hoạt động đào tạo lại, bồi dưỡng các chức danh tư pháp
chưa được tiến hành bài bản. Thời gian tới, theo nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các
chức danh tư pháp đã được phân công, các Bộ, ngành cần dành nhiều ưu tiên cho
hoạt động bồi dưỡng các chức danh tư pháp. Việc bồi dưỡng phải được thực hiện
theo định kỳ và phải coi đây là một điều kiện bắt buộc để tái bổ nhiệm hoặc tiếp tục
gia hạn giấy phép hành nghề theo chức danh đảm nhiệm.

3.3. Phát triển đội ngũ giảng viên đủ về sổ lượng và đảm bảo về chất lượng
- Có cơ chế thu hút chuyên gia có bằng cấp, trình độ cao về làm cán bộ giảng
dạy của các cơ sở đào tạo pháp luật và đào tạo nghề. Chú trọng đào tạo giảng viên ở
trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ, đào tạo nghề ở các nước tiên tiến trên thế giới;
- Xây dựng cơ chế để giảng viên tham gia vào các hoạt động thực tiễn (hoạt
động tư vấn pháp luật, thực hành nghề Luật, làm Hội thẩm Nhân dân, thực hiện một
số hoạt động của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp theo quy định của pháp luật,
tham gia các hoạt động xây dựng pháp luật, tư vấn chính sách...);
- Đảm bảo điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho các giảng viên. Xây dựng
môi trường làm việc thực sự dân chủ, cởi mở, công bàng, cạnh tranh để mỗi cá nhân
phát huy hết năng lực, sở trường của mình. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen
thường, kỷ luật;
- Có cơ chế thu hút các nhà khoa học, nhà giáo của các cơ sở đào tạo, nghiên
cứu, các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư và những người hoạt động thực tiễn có
476


ĐẢO TẠO NGUỒN NHÂN


Lực

PHÁP LUẬT..

nhiều kinh nghiệm, các giảo sư nước ngoài tham gia giảng dạy cho Trường nhằm
khai thác kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng thực tiễn của dội ngũ này, đồng thời để
giảm việc phải tuyển dụng thêm nhiều giảng viên mới. Có chính sách đãi ngộ thoả
đáng và tạo mọi điều kiện về vật chất và thời gian để các giâng viên thỉnh giảng có thể
thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy. Tổ chức tập huấn về phưcmg pháp đào tạo cho giảng
viên thỉnh giảng, có chính sách dãi ngộ thoả đáng, ghi nhận những đóng góp của giảng
viên thỉnh giảng cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của Trường.
3.4. Xăy dựng, hoàn thiện và phát triển các chương trình đào tạo, giáo
trình, tài liệu tham khảo, chủ trọng tính liên thông giữa các chương trình đào tạo
- Rà soát, chinh lý các chương trình đào tạo dang áp dụng theo phương châm
thiết thực, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, đảm
bảo tính đồng bộ và liên thông về chương trình giữa các ngành, chuyên ngành, các hệ
đào tạo, có tính đến yêu cầu cá thể hoá đối tượng học viên. Tham khảo chương trình
dào tạo của các cơ sở đào tạo luật tiên tiến trên thế giới, tiếp thu có chọn lọc để
hoàn thiện chương trình đào tạo của Trường. Xây dựng và triển khai các chương
trình đào tạo theo đặt hàng của Tòa án, Viện kiểm sát, Thi hành án. Thí điểm đào
tạo luật gia chất lượng cao phục vụ hội nhập quốc tế theo Đề án đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
- Rà soát và chỉnh lý hệ thống giáo trình hiện cỏ, chú trọng việc cập nhật kiến
thức mới, hiện đại của khoa học pháp lý, chuẩn hoá nội dung và sự tương thích giữa
giáo trình của các môn học khác nhau. Tập trung biên soạn m ột sổ giáo trình phục
vụ giảng dạy và nghiên cứu các chuyên ngành mới.
3.5. Đ ổi m ới quy trình và phương pháp đào tạo phù hợp với từng đổi tượng
người học, m ục tiêu đào tạo
- Tổng kết, đánh giá việc đào tạo theo hệ thống tín chi để có những vận dụng
phù hợp với yêu cầu đào tạo luật, cũng như điều kiện thực tế của Trường.

- ứ n g dụng triệt để các phương pháp giảng dạy tích cực hướng về người học
nhằm phát huy tính chủ động, tự giác của người học và tăng cường kỹ năng xử lý
các vấn đề thực tiễn (như phương pháp giải quyết tình huống, thảo luận nhóm, thực
hành diễn án, đóng vai...).
- Đổi mới quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo đối với tất cả các hệ,
hình thức đào tạo.
3.6. Tăng cường trang bị kiến thức thực tiễn cho sinh viên
- Thực hiện lồng ghép kiến thức thực tiễn, kết hợp trang bị kỹ năng cơ bản ban
dầu vào nội dung từng môn học.

477


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẰN THỨ T ư

- Xây đựng và đưa vào vận hành hệ thống phòng học thực hành, phòng diễn án
để sinh viên sớm tiếp cận với thực tiễn. Quán triệt phương châm sinh viên học về
cái gì phải được ỉàm quen và thực hành được cái đó.
- Có chương trình, kế hoạch cộng tác chặt chẽ với các cơ quan tư pháp, các tổ
chức tư vấn pháp luật, văn phòng luật sư để đưa sinh viên đến thực tập, tìm hiểu
thực tế về hoạt động xét xử, hoạt động tư vấn.
- Tạo môi trường để sinh viên có điều kiện tham gia vào việc giải quyết các
vấn đề thực tiễn đặt ra thông qua Văn phòng Thực hành nghề luật của trường, các
văn phòng luật sư ...
- Tăng cường các hoạt động ngoại khoá, tổ chức thường xuyên các buổi nói
chuyện, tọa đàm khoa học, sinh hoạt chuyên môn cho giảng viên và sinh viên, mời
các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư,
chuyên gia pháp luật, các chính khách, học giả nước ngoài tham dự và thuyết trình.
Tăng cường đối thoại giữa sinh viên với những người làm công tác thực tiễn.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá nhu cầu người học, lấy phiếu đánh giá mức độ

hài lòng của người học, của các đơn vị sử dụng lao động về chất lượng cử nhân
Luật, trên cơ sở đó thường xuyên điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp
đào tạo phù hợp.

3.7. Năng cao kiển thức ngoại ngữ và năng lực hội nhập cho sinh viên
- Chú trọng việc dạy và học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong nhà trường.
Tăng cường thời lượng dạy ngoại ngữ một cách hợp lý cho sinh viên hệ chính quy.
Đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu cho việc học ngoại ngữ của
sinh viên. Từng bước thay đổi phương pháp kiểm tra và đánh giá trình độ ngoại ngữ
cho sinh viên theo thông lệ và các chuẩn mực quốc tế.
- Lồng ghép các kiến thức về hội nhập khu vực và quốc tế vào các môn học
trong nhà trường, tăng cường giảng dạy luật ASEAN, luật EƯ. Mở rộng hoạt động
giao lưu quốc tế giữa sinh viên, học viên Việt Nam với sinh viên các nước thông
qua các chương trình giao lưu, hội thảo sinh viên, gửi những sinh viên xuất sắc của
nhà trường đi đào tạo, thực tập ngắn hạn ở các cơ sở đào tạo luật nước ngoài.
- Xây dựng các chương tìn h liên kết đào tạo, trao đổi sinh viên; đào tạo chuyển
tiếp giữa nhà trường với các cơ sở đào tạo luật của nước ngoài và cấp bàng song song.
3.8. Tăng cường p h ổ i hợp giữa các Bộ, ngành hữu quan, giữa các cơ sở đào
tạo trong hoạt động đào tạo cản bộ pháp luật, tư pháp
- Cần sớm xây dựng cơ chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân Tối
cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Liên
478


ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN Lự c PHÁP LUẬT.

đoàn Luật sư Việt Nam và các Bộ, ngành hữu quan nhằm thống nhất những chủ
trưcmg lớn về công tác đào tạo cán bộ pháp luật, tư pháp, phù hợp với nhu cầu sử
dụng cán bộ của mỗi ngành, trong đó chú trọng các nội dung: chủ trương, định
hướng trong công tác dào tạo pháp luật; xác định nhu cầu đào tạo trong từng giai

đoạn; việc điều động giáo viên, nội dung chương trình, giáo trình tài liệu, hồ sơ tình
huống; việc tổ chức thực tập cho sinh viên, học viên...;
- Các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào
tạo trong việc trang bị kiến thức thực tế cho giảng viên, sinh viên như: tạo điều kiện
cho một số giảng viên tham gia làm Hội thẩm Nhân dân; tạo điều kiện cho sinh viên
của Trường đi kiến tập, thực tập; giới thiệu một sổ Thẩm phán, Kiểm sát viên giỏi,
có phương pháp sư phạm tốt tham gia giảng dạy một số chuyên đề cho các cơ sở
đào tạo; thường xuyên tổ chức các phiên tòa lưu động tại trường; cung cấp một số
hồ sơ vụ án đã được xét xử để các trường biên tập thành các tài liệu học tập cho
sinh viên...
- Các cơ quan tư pháp, bổ Irợ tư pháp cần triển khai xây dựng và công bố cụ
thể các chuẩn chuyên môn đầu vào đối với các vị trí tuyển dụng vào ngành để
những sinh viên có nguyện vọng công tác trong ngành Tòa án, ngành Kiểm sát có
định hướng rõ ràng hơn trong việc chuẩn bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp phù hợp ngay trong thời gian học tại trường.
- Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở đào tạo trong nước, nhằm tranh thủ các
nguồn lực sẵn có, phát huy thế mạnh của mỗi trường để nâng cao chất lượng đào tạo
của từng trường, vỉ dụ: chia sẻ giáo trình, tài liệu học tập và các cơ sở dữ liệu điện
tử; nghiên cứu chuẩn hóa một sổ nội dung trong chương trình đào tạo của các
trường, đi đến công nhận tín chỉ đào tạo của nhau tạo thuận lợi cho người học, tăng
cường trao đổi giảng viên, sinh viên và định kỳ tiến hành các buổi tọa đàm, tham
quan khảo sát học hỏi lẫn nhau.
Với hệ thống những giải pháp đồng bộ, khả thi, cùng với sự đầu tư mạnh của
Nhà nước và lòng quyết tâm cao của các cơ sờ đào tạo mới có thể tạo ra chuyển
biến mạnh về chất lượng đào tạo, từng bước mở rộng quy mô đào tạo để cung cấp
nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao, phục vụ đấl nước trong giai đoạn phát
triển mới.

479




×