Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

DẠY KỸ NĂNG SỐNG TRONG TRƯỜNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.01 KB, 10 trang )

DẠY KỸ NĂNG SỐNG TRONG
TRƯỜNG TRUNG HỌC


NỘI DUNG CHÍNH
I.

II.
III.
IV.

DẠY KHÁC ĐI
1. Kỹ năng sống
2. Trình tự dạy kỹ năng sống
3. Phương pháp truyền đạt
4. Hướng dẫn cách học cho học sinh
MỘT GIÁO ÁN THAM KHẢO
KỸ NĂNG ĐỨNG BỤC
KẾT LUẬN


DẠY KỸ NĂNG SỐNG TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC
Dạy kỹ năng sống là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục. Kỹ năng sống là
một ngành khoa học sâu sắc hơn những gì chúng ta biết, vì vậy người dạy cần
nắm rõ bản chất của môn khoa học này và đặc thù đối tượng để truyền đạt.
Chuyên đề này, tôi sẽ trình bày khác với cách trình bày một chuyên đề thông
thường. Một cách nhìn khác, Một tư duy khác.
I, DẠY KHÁC ĐI
1. Kỹ năng sống
Mục đích của giáo dục kỹ năng sống là xây dựng một nền tảng thói quen về tư
duy và hành động cho học sinh, sinh viên. Thói quen tức là các em cần rèn


luyện thuần thục những kỹ năng nào đó như một phản xạ của cơ thể. Thói quen
về hành động như Kỹ năng giao tiếp, ứng xử; Kỹ năng thuyết trình…là những
thói quen về cách thực hiện một hành động nào đó. Nó mang tính bên ngoài.
Quan trọng hơn là thói quen về tư duy. Thói quen về tư duy thường bị bỏ qua vì
các giáo viên cho rằng nó không quan trọng hoặc không biết nên dạy thế nào.
Nhưng thói quen tư duy là gốc rễ của thói quen hành động, và gốc rễ hình thành
tính cách một con người. Vì vậy, quan trọng nhất là giáo dục về kỹ năng tư duy.
Về mặt thời gian, dạy kỹ năng sống không thể một sớm một chiều. Để hình
thành một kỹ năng nào đó, tức là muốn tạo một thói quen mới, chúng ta cần
thời gian đủ lâu để cơ thể chúng ta làm quen và thực hành.
Về mặt nội dung, Kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều các kỹ năng từ các kỹ năng
tư duy đơn giản, kỹ năng tiếp nhận vấn để …đến các kỹ năng về hành động. Do
vậy, giáo dục kỹ năng sống phải theo trình tự phù hợp với quá trình nhận thức
và trưởng thành của học sinh.
2. Trình tự giáo dục kỹ năng sống
Một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết đầu tiên cho bất kỳ ai, không chỉ
là học sinh. Đó là kỹ năng xác định mục đích hay tôi hay gọi là Kỹ năng Tại
sao? Hoặc kỹ năng tìm nguồn gốc.


Kỹ năng tại sao là kỹ năng giúp chúng ta trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta làm
việc chúng ta đang làm? VD: Tại sao lại phải học? Tại sao cần làm việc nhóm?
Tạo sao chúng ta phải…sống?...
Do vậy học kỹ năng sống cần trình tự như thế nào?
T1: Tại sao cần học kỹ năng sống
T2: Học kỹ năng sống như thế nào? (Phương pháp học)
T3: Giáo án dạy
Quy trình này cũng tương tự khi dạy một kỹ năng bất kỳ.
Ví du: dạy kỹ năng giao tiếp
T1: Tại sao cần học kỹ năng giao tiếp?

T2: Học kỹ năng giao tiếp như thế nào?
T3: Giáo án dạy.

3. Phương pháp truyền đạt
Học sinh tiếp thu một bài học thông qua ba cách học: Học bằng nghe, học bằng
nhìn và học bằng vận động trải nghiệm. Mỗi học sinh có một thế mạnh riêng, vì
vậy trong một giáo án cần phải có cả ba cách học này.
Khác với cách dạy kiến thức thông thường, dạy kỹ năng sống là dạy những kỹ
năng, những bài học trong cuộc sống, vì vậy phải sử dụng cách truyền đạt khác
với dạy kiến thức. Chúng ta không thể nêu định nghĩa, đưa ra các gạch đầu
dòng về lý thuyết của một kỹ năng…Thay vào đó là kể những câu chuyện về
cuộc sống, những trải nghiệm về hình ảnh, trò chơi và cảm xúc để học sinh có
thể cảm nhận, thấm thía ngay mà không cần ghi chép quá nhiều.
Ngoài ra, việc sử dụng giáo cụ trực quan trong giảng dạy cũng rất hiệu quả:
những vật dụng thường ngày, những hình ảnh quen thuộc, âm nhạc, ánh sáng
đều có tác dụng mạnh đến cảm xúc của học sinh.


4. Hướng dẫn cách học cho học sinh
Khác với cách học ngổi học như thông thường, học kỹ năng sống cần tạo một
môi trường hoàn toàn khác. Chúng ta cần tập trung vào nội dung bài học chứ
không phải hình thức cứng nhắc. Có những tiết học các em cần thực sự nghiêm
túc, và có thiết học các em được tự do sáng tạo, được tự mình quyết định
phương pháp phù hợp với mình.
Ví dụ: Trong tiết học về làm việc nhóm, thầy cô đưa ra mục tiêu cho các nhóm,
còn lại các em sự tự bàn bạc tự làm việc để tạo ra kết quả tốt nhất, thầy cô
không nên can thiệp nhiều.
Hya trong tiết trải nghiệm cảm xúc, các học sinh được tùy ý chọn tư thế phù
hợp để trạng thái cơ thể tốt nhất, như thế cảm xúc các em đạt được sẽ cao nhất.


II, MỘT GIÁO ÁN THAM KHẢO
GIÁO ÁN DẠY KỸ NĂNG SỐNG 1 NGÀY
Thời
gian

Nội dung
Vào hội trường
Viết bảng tên
Ổn định hội trường:
MC khởi động cho các em
(thể dục)
Mời chủ giảng
Khai tâm
Quy ước vỗ tay và , hai
fine (chúc bạn học thành
công), ra ngoài phải xin
phép
U1: Chơi trò chơi
U2: Tự giới thiệu bản
thân

Diễn giải

Ghi chú

- Câu chuyện về
sự khiêm tốn

- Trò chơi tập thể
- mỗi bạn tự giới thiệu

về bản thân và ước mơ

-Giấy A4, Bút dạ


U3: Phương pháp học
siêu đẳng
A, chúng ta đều sở hữu
bộ não của một thiên tài,
trí thông minh có thể rèn
luyên được

- câu chuyện của
một số nhà vĩ đại
- các bước để
Slide
thành công với
mục tiêu:
B1: Nhận biết kết quả
B2: Nhận biết điều
mình đang làm có
hướng tới kết quả
B3: Linh hoạt
Slide

GIẢI LAO - UỐNG
NƯỚC- VỆ SINH
VÀO HỌC
D, Từ khoá


E, Cách ghi nhớ từ hiệu
quả

CHIA NHÓM

- Định nghĩa
- Ví dụ
- Bài tập: slide
+ Tưởng tượng
+ Liên kết
Ví dụ nhớ 1 bài
thơ:
+ bầu nhóm
trưởng, đặt tên
nhóm
+giới thiệu về
nhóm mình, các

Slide

slide
- Giấy A1
- Bút dạ
- Bút chì màu


thành viên trong
nhóm
Nghỉ trưa
MC Khởi động – mời chủ

giảng
Chơi trò chơi
E, MINDMAP- SƠ ĐỒ
TƯ DUY
QUY TẮC VẼ
MINDMAP

giấy bút
SLIDE:

Quy tắc vẽ mindmap
- Ví dụ
- Bài tập:
+ thi vẽ sơ đồ tư
duy về một chủ
đề bất kỳ
+ từng nhóm lên
trình bày

Phát mỗi nhóm:
- giấy A0
- 2 bút dạ (xanh
và đỏ)
- một hộp bút
chì màu

GIẢI LAO
U4, GIẢI QUYẾT MÂU
THUẪN
Phân tích vấn đề


Các mâu thuẫn,
áp lực quanh các
em
- vấn đề của các
mâu thuẫn trên

Slide


Slide
U5, ĐỘNG LỰC CÁ
NHÂN
A, Dám ước mơ- có mục
tiêu
A1, viết ra mục tiêu và
cam kết

- Mỗi bạn viết ra
ước mơ của mình
thật to và rõ rang
Mỗi em 1 tờ A3,
Bút dạ

A2, chia nhóm như cũ:

B, Tạo quyết tâm mạnh
mẽ ngay tức thì

- mỗi nhóm viết về

ước mơ của mình
rồi lên trình bày
mỗi nhóm: A0 và
bút
- Lòng biết ơn gia
đình và thầy cô

video
U5, KẾT THÚC

- chụp ảnh

- Máy ảnh

III. KỸ NĂNG ĐỨNG BỤC
Đứng bục là một kỹ năng quan trong đối với giáo viên. Dạy kỹ năng sống cần sự
linh hoạt, nhạy bén để xử lý các tình huống. Ngoài ra giáo viên cần nắm được tâm
lý lứa tuổi để có những ứng xử phù hợp.
- Giọng nói: Theo một số tài liệu về thuyết trình, giọng nói chiếm 38% sự
thành công của bài giảng. Thầy cô giáo có thể luyện tập để có giọng nói tốt
hơn. Tuy nhiên, quan trọng ở đây là sự tròn vành rõ chữ và sự nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong giảng dạy, sự nhấn mạnh là vô cùng quan trọng, sự nhấn
mạnh vào các ý chính, nhấn mạnh vào từ khóa sẽ giúp học sinh ghi nhớ tốt
hơn.


Tốc độ nói và ngữ điệu cũng khá quan trọng. Trong giảng dạy kỹ năng sống,
thầy cô giáo có thể kể những câu chuyện làm những bài học ý nghĩa cho các
em. Vì vậy, tùy theo tình tiết câu chuyện mà thầy cô giáo có thể nói theo
ngôn ngữ nhân vật, tức là nhập vai. Mục đích dạy là hiểu ý nghĩa chứ không

phải thuộc lòng, nên chính các thầy cô giáo cũng cần thay đổi cách dạy này.
- Ngôn ngữ cơ thể: Theo một số tài liệu về thuyết trình, ngôn ngữ cơ thể
chiếm 55% thành công của bài giảng. Ngôn ngữ cơ thể là một kỹ năng phức
tạp. Các nhà khoa học đưa ra rất nhiều nghiên cứu và những phương pháp sử
dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, tôi đưa ra 2 yếu tố quan trọng
nhất giúp các thầy cô giáo có thể luyện tập luôn:
Tự tin: Dạy kỹ năng sống yêu cầu các thầy cô giáo phải ở trạng thái tinh
thần tốt nhất vì dạy kỹ năng là một loại truyền cảm hứng. Nói cách khác,
năng lượng mà các thầy cô mang đến cho học sinh là vô cùng quan trọng. Tự
tin là yếu tố mang đến điều đó. Tự tin không phải chỉ đến từ thầy cô so với
học sinh, mà nó còn đến từ sự tự tin vào những ý nghĩa mà thầy cô mang lại.
Các thầy cô cần tin rằng những bài học thầy cô truyền đạt là một sự đúng
đắn, đang góp phần tạo nên một thế hệ tuyệt vời cho đất nước…
Tự nhiên: Khi đã tự tin, ngôn ngữ cơ thể của thầy cô cần được thả lỏng tự
nhiên và để cho nó hoạt động như thường ngày thầy cô vẫn làm. Thầy cô cần
giải phóng cơ thể khỏi sự cứng nhắc, để đôi tay, bước chân, ánh mắt … của
mình thật nhiều năng lượng. Hãy bỏ qua sự nghiêm nghị, đừng cố tỏ ra
nghiêm túc.


IV. KẾT LUẬN
Kỹ năng sống dạy như thế nào và dạy cái gì phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên.
Không giống dạy kiến thức, dạy kỹ năng sống là định hình lại tích cách, tư duy và
hành động của một con người. Và điều này thì học sinh trung học chưa đủ trưởng
thành để tự mình tư duy và rèn luyện. Nên cần được định hướng rõ ràng.
Các thầy cô giáo hoàn toàn có thể tự mình nghiên cứu, bổ sung, chỉnh sửa để xây
dựng giáo án dạy cho mình. Đặt mục đích cao nhất là xây dựng một thế hệ tương
lai có tư duy, phẩm chất tốt, một thế hệ văn minh và có tinh thần xây dựng đất
nước…
Hãy yêu thương học sinh. Hãy là một người bạn của học sinh, thấu hiểu,

thông cảm và chia sẻ, thầy cô sẽ thấy hiệu quả vô cùng, và thấy những gì
chúng ta cống hiến ý nghĩa vô cùng.



×