Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Thuyết minh quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và tương thích điện từ đối với thiết bị truyền thanh không dây sử dụng kỹ thuật điều tần băng tần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.53 KB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCVN xxx:2012/BTTTT
THUYẾT MINH
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHỔ TẦN SỐ VÀ TƯƠNG
THÍCH ĐIỆN TỪ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TRUYỀN THANH KHÔNG DÂY
SỬ DỤNG KỸ THUẬT ĐIỀU TẦN (FM) BĂNG TẦN 54-68MHz
National technical regulation on electromagnetic compatibility and
radio spectrum for the frequency modulated (FM) radio sound
transmitting equipment operating in the frequency band 54 MHz to 68
MHz
(HỘI THẢO LẦN 2)
HÀ NỘI – 2012
1
MỤC LỤC

2
1 Giới thiệu tiêu chuẩn
1.1 Tên quy chuẩn
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần số và tương thích điện từ đối với thiết bị truyền
thanh không dây sử dụng kỹ thuật điều tần (FM), băng tần 54-68 MHz”.
1.2 Mã số: 52 – 12 –KHKT – TC.
2 Tổng quan tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và quốc gia về phát thanh
truyền hình và truyền thanh không dây
Hiện nay, trong nước cũng đã ban hành một số quy chuẩn liên quan đến truyền hình và
truyền thanh. Trong số đó có các quy chuẩn về phổ tần và tương thích điện từ cho các thiết bị
vô tuyến, cụ thể cũng đã có các quy chuẩn về phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều tần
FM. Nhưng chưa có tiêu chuẩn áp dụng cho thiết bị truyền thanh không dây.
2.1 Trong nước
2.1.1 Rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến phát thanh truyền hình
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã ban hành các tiêu chuẩn và các quy chuẩn về phát
thanh truyền hình, cụ thể bao gồm:


1. QCVN 30:2011: Về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát thanh quảng
bá sử dụng kỹ thuật điều tần (dải tần từ 68-108 MHz).
2. QCVN 47:2011: Về phổ tần số và bức xạ vô tuyến điện áp dụng cho các thiết bị thu
phát vô tuyến điện.
3. QCVN 31: 2011: Về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị truyền hình quảng
bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số DVB – T. Quy chuẩn này áp dụng cho các loại máy
phát dùng cho dịch vụ phát hình quảng bá mặt đất sử dụng kỹ thuật số theo tiêu chuẩn
DVB-T của Châu Âu, với độ rộng băng tần kênh 8 MHz, hoạt động trong các băng
tần CEPT. Hiện tại, các băng tần số này nằm trong các băng truyền hình III, IV, V.
4. TCVN 6850-1:2001, Máy phát thanh sóng cực ngắn (FM) - Phần 1: Thông số cơ bản.
5. QCVN 17:2010: Về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát hình sử dụng
công nghệ tương tự.
6. QCVN 18: 2010/BTTTT: Về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến
điện
7. QCVN 29: 2011/BTTTT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phổ tần và tương thích điện
từ đối với thiết bị phát thanh quảng bá sử dụng kỹ thuật điều biên (AM).
8. TCVN 8088:2009: Thiết bị và hệ thống âm thanh gia dụng có độ chính xác cao.
Phương pháp đo và xác định tính năng
9. TCVN 8666:2011: Thiết bị Set-top Box trong mạng truyền hình cáp kỹ thuật số. Yêu
cầu kỹ thuật
10. TCVN 7600:2006: Máy thu thanh, thu hình quảng bá và thiết bị kết hợp. Đặc tính
nhiễu tần số rađio. Giới hạn và phương pháp đo
11. TCVN 6849-1:2001: Máy phát thanh điều biên.
12. TCVN 6768-3:2000: Thiết bị và hệ thống nghe nhìn, video và truyền hình
13. TCVN 6697-5:2009: Thiết bị hệ thống âm thanh
14. TCVN 6385:2009: Thiết bị nghe, nhìn và thiết bị điện tử tương tự
15. TCVN 6098-2:2009: Phương pháp đo máy thu hình dùng trong truyền hình quảng bá
16. TCVN 5831:1999: Máy phát hình các thông số cơ bản và phương pháp đo
3
2.1.2 Tiêu chuẩn về tương thích điện từ đối với thiết bị phát thanh, truyền hình quảng


QCVN 47:2011/BTTTT là quy chuẩn quy định về phổ tần và bức xạ vô tuyến điện áp
dụng cho các thiết bị thu phát vô tuyến, quy định những điều kiện chung nhất cho các thiết bị
thu phát vô tuyến.
QCVN 30: 2011 quy định về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị phát thanh
quảng bá sử dụng kỹ thuật điều tần nhưng trong dải tần từ 68-108 MHz chứ chưa chuẩn hóa
cho dải tần từ 54-68 MHz.
Mặt khác theo quy hoạch phổ tần số vô tuyến quy định dải tần từ 54-68 MHz ưu tiên sử
dụng cho truyền thanh không dây. Trong khi đó các nhà sản xuất thiết bị sử dụng cho truyền
thanh không dây đang sản xuất các thiết bị truyền thanh không theo một tiêu chuẩn cụ thể nào
mà mang tính chất tự phát dẫn đến gây can nhiễu cho các thiết bị hoạt động trong các dải tần
khác, đặc biệt là trong nghiệp vụ dẫn đường hàng không.
2.2 Các tiêu chuẩn quốc tế về phổ tần và tương thích điện từ đối với thiết bị
phát thanh và truyền hình quảng bá
Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hiện nay đã và đang hoàn thiện các tiêu chuẩn về phổ
tần số và tương thích điện từ đối với các thiết bị sử dụng kỹ thật điều tần FM, trong đó có
băng tần 54-68 MHz. Nhiều loại thiết bị truyền thanh không dây đã được chế tạo trên cơ sở
các chuẩn được xây dựng.
2.2.1 Các tiêu chuẩn của ETSI (Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế)
Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế có một số tiêu chuẩn liên quan đến phát thanh và truyền
hình, như sau:
1. ETSI 300 750: Radio broadcasting systems; Very High Frequency (VHF), frequency
modulated, sound broadcasting transmitters in the 66 to 73 MHz band.
2. ETSI 300 384: UER Radio broadcasting systems; Very High Frequency (VHF),
frequency modulated, sound broadcasting transmitters.
3. ETSI 300 447: Radio equipment and systems (RES); Electromagnetic compatibility
(EMC) standard for VHF FM broadcasting transmitters.
2.2.2 Tiêu chuẩn của các tổ chức khác
Đối với các tổ chức khác cũng có nhiều tiêu chuẩn liên quan đến phát thanh truyền
hình, đặc biệt là liên quan đến vấn đề phổ tần và tương thích điện từ. Các tiêu chuẩn bao gồm:

1. CAN/CSA: Sound and television broadcasting receivers and associated equipment -
limits and methods of measurement of immunity characteristics.
2. CISPR 13: Sound and television broadcast receivers and associated equipment - Radio
disturbance characteristics - Limits and methods of measurement
3. CISPR 20: Sound and television broadcast receivers and associated equipment -
Immunity characteristics - Limits and methods of measurement
4. CISPR/TR 29: Television broadcast receivers and associated equipment - Immunity
characteristics - Methods of objective picture assessment.
5. EN 55013:2001: Limits and methods of measurement of radio disturbance
characteristics of broadcast receivers and associated equipment; Amendment 1:2003.
6. EN 55020:2002: Electromagnetic immunity of broadcast receivers and associated
equipment; Amendment 1:2003.
4
7. CSA-C108.9-M1991: Sound and television broadcasting receivers and associated
equipment—limits and methods of measurement of immunity characteristics;
Reaffirmed: 2003.
8. CISPR 13, Ed. 4.1 (2003): Limits and methods of measurement of radio interference
characteristics of sound and television broadcast receivers and associated equipment;
Amendment 2:2006.
9. CISPR 20, Amendment 2, Ed. 5.0 (2005): Sound and television broadcast receivers
and associated equipment immunity characteristics—Limits and methods of
measurement.
10. CISPR/TR 29, Ed. 1.0 (2004): Television broadcast receivers and associated
equipment—Immunity characteristics—Methods of objective picture assessment.
11. IEEE 213:1987: Standard procedure for measuring conducted emissions in the range
of 300 kHz to 25 MHz from television and FM broadcast receivers to power lines;
Reaffirmed: 1998.
12. ITU-R SM.329-11: Unwanted emissions in the spurious domain.
Để có kết quả cao trong việc thu phát vô tuyến, sử dụng phổ tần và việc thu phát đó
không làm ảnh hưởng đến các thiết bị thu phát khác cũng như không làm ảnh hưởng tới môi

trường xung quanh thì các sản phẩm thu phát sản xuất ra phải hợp quy các điều kiện về phổ
tần và tương thích điện từ.
3 Nhu cầu sử dụng và tình hình chuẩn hóa đối với thiết bị truyền thanh
không dây ở Việt Nam
3.1 Hiện trạng sử dụng truyền thanh không dây ở Việt Nam
Đài truyền thanh không dây (ĐTTKD) là công cụ truyền thanh quan trọng của các
phường, xã, thị trấn nhằm tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà
nước. ĐTTKD còn phổ biến các thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội, phòng chống các tệ nạn
xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra truyền thanh không dây
còn sử dụng ở một số nơi để thông báo các thông tin khi cần thiết như ở nhà trường, nhà ga,
sân bay…
Theo Quyết định số 35/2005/QĐ của Bộ Bưu chính Viễn thông phê duyệt phân bổ kênh
tần số cho phát thanh quảng bá FM băng tần 87-108 MHz đến năm 2010, đối tượng áp dụng
là:
− Các đài phát sóng phát thanh FM của Đài Tiếng nói Việt Nam;
− Các đài phát sóng phát thanh FM của các đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương theo giấy phép hoạt động phát thanh truyền hình do Bộ Văn
hóa - Thông tin cấp;
− Các đài phát sóng thử nghiệm, các đài phát sóng chương trình đặc thù, các đài phát
sóng công suất nhỏ nhằm mục đích phát lại chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam,
chương trình của các đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và các đài truyền thanh cấp huyện (thị), xã (phường), các đài của tổ chức, doanh
nghiệp không được quy định trong quy hoạch này và được ấn định tần số cụ thể trên
cơ sở không gây can nhiễu có hại cho các đài trong quy hoạch, các đài thông tin vô
tuyến điện khác.
Do trước đó Cục Tần số đã cấp phép hoạt động cho các thiết bị truyền thanh FM đưa
vào hoạt động để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng trước mắt. Song trong thời gian gần đây
có một số báo cáo cho biết nghiệp vụ truyền thanh FM ảnh hưởng đến nghiệp vụ dẫn đường
hàng không gây nguy hiểm cho các chuyến bay.
5

Để làm rõ sự việc này, Cục đã xác định số lượng thiết bị phát sóng của các đài phát
thanh truyền hình (PTTH) không đáp ứng tiêu chuẩn hiện hành bắt buộc áp dụng về phát xạ
không hợp quy chuẩn trong số thiết bị đã đo chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể tỷ lệ này của thiết bị phát
thanh, truyền hình không đáp ứng của cấp trung ương cao nhất là 66,7% (tức là cứ 6 thiết bị
được kiểm tra thì có 4 thiết bị vi phạm), cấp tỉnh là 55,3% và cấp huyện là 48,5%. Về thiết bị
TTKD Cục Tần số vô tuyến điện đã tiến hành kiểm tra chất lượng phát xạ, tỷ lệ thiết bị
TTKD không đáp ứng quy chuẩn là 25%. Ngoài ra, qua công tác kiểm tra đã phát hiện một số
chủng loại thiết bị TTKD có tần số không đúng băng tần cho phát thanh quảng bá. Theo khảo
sát của các Sở Thông tin Truyền thông từ các tỉnh có hai dải tần chính mà truyền thanh không
dây đang hoạt động là băng tần 54-68 MHz và băng tần 87-108 MHz.
Để khắc phục hiện tượng này, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 22/2009/QĐ-
TTg ngày 16 tháng 02 năm 2009 phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh,
truyền hình đến năm 2020, trong đó nêu rõ: Băng tần 54-68 MHz được quy hoạch cho hệ
thống phát thanh công suất nhỏ, phát thanh số. Theo tinh thần đó, Bộ Thông tin và Truyền
thông đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-BTTTT để:
− Tăng cường công tác quản lý chất lượng thiết bị phát thanh, truyền hình và truyền
thanh không dây.
− Tăng cường công tác chứng nhận hợp quy thiết bị phát sóng PTTH, TTKD, công tác
kiểm định, quản lý hoạt động công bố sự phù hợp đối với các công trình là các đài
phát sóng KTTH trước khi đưa vào sử dụng;
− Tăng cường kiểm soát tần số vô tuyến điện nhằm phát hiện kịp thời các đài PTTH,
TTKD sử dụng không hợp pháp, không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật. Kịp thời giải
quyết khi có can nhiễu
− Hướng dẫn, kiểm tra UBND phường, xã thuộc địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch trang
bị thiết bị phát sóng trong bằng tần 54-68 MHz để triển khai hệ thống TTKD theo
đúng Quy hoạch ;
− Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông, sử dụng
thiết bị PTTH, TTKD không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng, quy chuẩn
kỹ thuật; có tần số hoạt động không phù hợp với Quy hoạch tần số vô tuyến điện để
sử dụng tại Việt Nam

Dự thảo Quy hoạch sử dụng kênh tần số phát thanh FM băng tần 87-108 MHz sẽ được
ban hành trong thời gian tới, quy định:
− Không cấp mới giấy phép cho các đài TTKD (87-108)MHz.
− Các đài TTKD (87-108)MHz đã được cấp phép được tiếp tục gia hạn giấy phép với
điều kiện không gây nhiễu có hại và không được kháng nghị nhiễu từ các đài phát
sóng phát thanh FM.
Dự thảo Quy hoạch sử dụng kênh tần số phát thanh FM băng tần 87-108 MHz đến năm
2015 sẽ được ban hành trong thời gian tới, có các nội dung:
− Các đài TTKD (87-108)MHz phải thực hiện chuyển đổi tần số hoạt động xuống băng
tần (54-68)MHz theo lộ trình (dự kiến muộn nhất trước ngày 31/12/2015);
− Khi có kháng nghị về việc gây nhiễu có hại cho các đài FM cấp huyện trở lên thì đài
TTKD (87-108)MHz phải áp dụng ngay các biện pháp kỹ thuật để loại bỏ nhiễu có
hại; nếu không loại bỏ được thì phải chuyển đổi xuống băng tần (54-68)MHz hoặc
ngừng sử dụng.
Tình hình cấp phép đối với các thiết bị truyền thanh không dây được thống kê như
trong bảng dưới đây.
6

×