Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Giới thiệu tổng quan về trung tâm kiểm nghiệm gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 32 trang )

GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM GIA LAI
1. Giới thiệu tổng quan về Trung tâm kiểm nghiệm Gia Lai

Hình 1: Hình ảnh của Trung tâm kiểm nghiệm Gia Lai
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất (30/4/1975),
dân tộc ta hoàn toàn độc lập tự do, nhân dân ta thật sự làm chủ đất nước, chấm dứt
ách ngoại xâm, dẹp yên thù trong, đánh bại giặc ngoài, hoàn thành sứ mệnh cao cả
mà Bác Hồ muôn vàng kính yêu hằng mong muốn, đó là : “ Đánh cho Mỹ cút /
Đánh cho Ngụy nhào”. Đằng sau sự vinh quang, bộn bề của những ngày đầu mới
giải phóng ấy, Đảng, Nhà nước vẫn không quên sự cần thiết của công tác kiểm tra,
giám sát nhằm đảm bảo chất lượng thuốc để chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
cho nhân dân… thế là Trạm kiểm nghiệm Dược Phẩm Gia Lai - Kon Tum ra đời .
Trung tâm Kiểm nghiệm Gia Lai tiền thân là Trạm Kiểm nghiệm Dược phẩm
tỉnh Gia Lai - Kon Tum, được thành lập vào ngày 19/08/1976. Sau ngày tách ra 2
tỉnh Gia Lai và Kon Tum năm 1991, được gọi là Trạm Kiểm nghiệm Dược phẩm
tỉnh Gia Lai. Đến 01/10/1999 nâng cấp lên Trung tâm và đổi tên thành Trung tâm
Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm Gia Lai, ngày 05/9/2005 UBND tỉnh theo

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

1

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN



BÁO CÁO THỰC TẬP

hướng dẫn của BYT đổi tên thành Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm, Thực
phẩm; ngày 31/7/2008 theo Quyết định số 428/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân
tỉnh Gia Lai đổi tên thành Trung tâm Kiểm Nghiệm Gia Lai cho đến nay. Trung tâm
Kiểm nghiệm là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc Sở Y tế Gia Lai, có chức năng nhiệm
vụ tham mưu giúp ngành y tế trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, mỹ
phẩm lưu thông trên địa bàn tỉnh.
1.1.1. Giai đoạn hình thành (1976 -1979)
Tại quyết định số 26/QĐ-TC ngày 19/8/1976 “V/v thành lập Trạm kiểm
nghiệm Dược phẩm” của UBND tỉnh GiaLai-KonTum, do Chủ tịch UBND tỉnh ký
với định biên ban đầu được giao là 5 biên chế, trong đó có 2 DSĐH, 1DSTH, 1DT
và 1 công nhân; trụ sở làm việc chính thức đầu tiên được TT Y tế tạm giao là nhà số
30 đường Phan Đình Phùng thị xã Pleiku, ở chung với khu tập thể của CBVC ngành
Y tế . Ngày 16/11/1978, do yêu cầu đặc thù của công tác chuyên môn kỹ thuật nên
Trung tâm Y tế đã quyết định di chuyển Trạm kiểm nghiệm (KN) ra khỏi khu tập
thể và bàn giao công trình xây nhà tập thể của CBCNV Trạm VSPD đang làm dở
dang cho Trạm KN tiếp quản và tiếp tục xây dựng thành khu nhà làm việc, với diện
tích khoảng 150m2 và đã đảm nhiệm vai trò lịch sử trong suốt 30 năm từ 19782008, đó chính là mảnh đất mà Trung tâm Kiểm nghiệm Gia Lai đang đứng chân
ngày nay.
1.1.2. Giai đoạn xây dựng, củng cố (1980-2000)
 Giai đoạn xây dựng (1980-1990):
Năm (05) biên chế đầu tiên đã hoàn thành xong giai đoạn thành lập Trạm kiểm
nghiệm dược phẩm của tỉnh Gia Lai - Kon Tum, có thể nói đó là 5 viên gạch xây
nền móng để có TTKN ngày nay. Những thời gian sau đó, do yêu cầu nhiệm vụ,
việc bổ sung biên chế, việc điều chuyển nhân lực đi và đến liên tục thay đổi, tuy
nhiên trong suốt 10 năm vẫn duy trì số lượng từ 7- 9 người. Những năm sau đó có
bổ sung thêm một vài biên chế từ nguồn học sinh trung cấp tốt nghiệp ra trường, tuy
nhiên mãi đến năm 1990 biên chế cũng chỉ đến 9 người.


SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

2

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

 Giai đoạn cũng cố (1991-2000)
Năm 1991, tỉnh Gia Lai - Kon Tum chia tách thành 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum,
SYT điều động một số cán bộ đi tỉnh mới Kon Tum, nhân lực của Trung tâm lại
thiếu hụt, tuy sau đó lại được bổ sung cán bộ mới ra trường, nhưng biên chế cũng
chỉ đến 9 người, tuy nhiên cơ cấu trình độ có thay đổi, được cũng cố và nâng lên ( 3
DSĐH, 1 KS, 3 DSTH..). Ngày 01/10/1999 Trạm kiểm nghiệm Dược phẩm bổ sung
thêm chức năng KN Mỹ phẩm và được đổi tên thành Trung tâm kiểm nghiệm Dược
phẩm – Mỹ phẩm. Vậy là, sau hơn 20 năm thành lập đơn vị, Trung tâm đã nâng
biên chế từ 5 người lên 9 người, Trạm đổi tên thành Trung tâm, tổ chức bộ máy và
nhân lực được củng cố.
1.1.3. Giai đoạn ổn định và phát triển (2001-2010)
 Giai đoạn ổn định (2001-2005)
Đến năm 2002, tuy định biên được giao nâng lên 12 biên chế nhưng đơn vị
không tuyển được người do thu nhập của ngành kiểm nghiệm quá khó khăn, nhiều
người đến nhận công tác rồi lại bỏ việc và xin chuyển đi nơi khác, mãi cho đến năm
2004, đơn vị mới chính thức tuyển đủ nhân lực theo chỉ tiêu được giao 12
người. Tuy tăng được người, song cái khó tiếp theo là kinh phí được cấp để hoạt
động quá thấp, năm 2003 ngân sách cấp 225 triệu/năm, trong đó tiền lương đã

chiếm hơn 65%, kinh phí còn lại không đủ để mua vật tư tiêu hao, chứ nói chi đến
bổ sung trang thiết bị (TTB). Lúc bấy giờ dụng cụ phòng thí nghiệm ( PTN) thực tế
không đủ cho mọi người cùng làm, người làm buổi sáng phải rửa qua trưa để chiều
người khác sử dụng. Trong tình thế ấy, chất lượng công tác thực sự không cao, phát
hiện thuốc kém chất lượng không nhiều nên khó thuyết phục với cấp trên để xin
tăng đầu tư và bổ sung kinh phí.Trăn trở, đắng đo và xác định muốn thuyết phục
được tăng kinh phí hoạt động thì phải nâng cao chất lượng công tác, mà muốn nâng
cao chất lượng trước hết phải cần có con người, phải đổi mới bắt đầu từ con
người…, đứng trước bài toán đó, dù đã rất khó khăn về kinh phí đơn vị vẫn quyết
định xây dựng đề án trình SYT xin bổ sung biên chế, trong khi chờ đợi định biên

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

3

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

được duyệt, đơn vị đã hợp đồng thêm 04 cán bộ làm công tác chuyên môn. Đơn vị
đạt quân số 16 CBVC theo đề án xây dựng. Thực tế cho thấy, từ khi nhân lực tăng
lên, tổ chức bộ máy hình thành thì chất lượng công tác thực sự được cải thiện, bước
đầu Trung tâm chia làm 02 tổ, rồi thành lập 02 phòng (HC-KHTH và CM-KT), chi
bộ có 3 đảng viên xin tách ra khỏi khối Liên trạm sinh hoạt độc lập để trực tiếp lãnh
đạo đơn vị. Chi đoàn thanh niên đến năm 2005 mới thành lập khi lực lượng trẻ được
tăng cường tuyển dụng, từ đó CĐCS như được tiếp thêm sức sống, ngày càng phát
huy hiệu quả, đoàn kết được cũng cố, dân chủ được mở rộng, đấu tranh phê và tự

phê bình phát huy tác dụng, đơn vị từng bước đi vào nề nếp, chất lượng công tác
không ngừng được nâng lên, phát hiện thuốc kém chất lượng ngày càng nhiều, phục
vụ yêu cầu quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, tuổi trẻ thực sự là một luồn gió
mới.
 Giai đoạn phát triển (2005 - 2010)
Với những kết quả đạt được nêu trên, từng bước Trung tâm đã cải thiện được
mối quan hệ đối nội cũng như đối ngoại; lãnh đạo SYT đã tin cậy, các sở, ban
ngành và lãnh đạo UBND tỉnh đã thực sự quan tâm giúp đở, đầu tư kinh phí nâng
cấp cơ sở hạ tầng, vật tư kỹ thuật. Liên tục trong những năm qua từ 2005-2010,
Trung tâm đã được bổ sung thêm nhiều TTB, kinh phí hoạt động liên tục được tăng
lên, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đặc biệt năm 2008 trụ sở đơn
vị được xây mới và đưa vào hoạt động, năm 2009, 2010 thêm nhiều thiết bị kỹ thuật
cao được đầu tư (UV-Vis, Đo độ hòa tan, HPLC, GCMS, AAS…), bên cạnh đó là
sự hỗ trợ tích cực về chuyên môn nghiệp vụ của tuyến trên, sự hướng dẫn, đào tạo
tận tình về kỹ thuật chuyên sâu của VKN thuốc Tp Hồ Chí Minh và VKN thuốc
TƯ, sự hợp tác thiện chí của một số Trung tâm kiểm nghiệm các tỉnh bạn như: Thừa
thiên –Huế, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên…, đơn vị tích cực khai thác nguồn
nhân lực và TTB mới được đầu tư, từ đó công tác kiểm nghiệm phát hiện thuốc
không đạt chất lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao, số lượng các năm
sau đều cao hơn năm trước, vừa phong phú, đa dạng cả về hoạt chất và dạng bào

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

4

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN


BÁO CÁO THỰC TẬP

chế, đồng thời luôn được các nhà kinh doanh, SX chấp nhận, nên đã góp phần đáng
kể cùng ngành y tế Gia Lai chăm lo và bảo vệ tốt SK cho nhân dân.
Thấy được tầm quan trọng của việc quản lý chất lượng PTN theo hệ thống
ISO/IEC 17025, Trung tâm đã xác định ngay và quyết tâm triển khai áp dụng nhằm
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị trong giai đoạn mới. Sau gần 1 năm tổ chức
đào tạo, huấn luyện cho toàn thể CBVC với sự tư vấn chuyên nghiệp của Quatest 2
(Đà Nẵng), tháng 03/2011 Trung tâm kiểm nghiệm Gia Lai đã chính thức được BoA
(VP-Công nhận chất lượng) thuộc Bộ KH-CN cấp chứng chỉ công nhận đạt tiêu
chuẩn ISO/IEC 17025.
1.2. Thành tựu đạt được trong những năm gần đây
 Năm 2003: UBND tỉnh tặng bằng khen
 Năm 2004: BYT tặng bằng khen
 Năm 2005: UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc
 Năm 2006: BYT tặng bằng khen
 Năm 2007: BYT tặng bằng khen
 Năm 2008: Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen
 Năm 2010: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba
 Năm 2011: công nhận Phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.
 Năm 2012: BYT tặng bằng khen
 Năm 2013: BYT tặng bằng khen
 Năm 2014: BYT tặng bằng khen
 Năm 2015: Cục Quản lý Dược chứng nhận là phòng kiểm nghiệm đạt nguyên
tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc”
 Năm 2016: BYT tặng bằng khen
Ngoài những thành tích trên, trong các hoạt động của chi bộ cũng như công đoàn cơ
sở đã đạt được những thành công nhất định
 Đạt danh hiệu “Chi bộ trong sạch vững mạnh” liên tục trong những năm qua


SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

5

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

 Được Đảng ủy cấp giấy khen về thực hiện vận động “ Học tập và àm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”
 Đạt “ Công đoàn cơ sở vững manh”, “Chi đoàn vững mạnh, xuất sắc”
 Nhiều cá nhân được ngành y tế tặng nhiều bằng khen, giấy khen vì có thành tích
xuất sắc trong hoạt động công đoàn
1.3. Sơ đồ tổ chức

HỘI ĐỒNG

BAN LÃNH ĐẠO

HỘI ĐỒNG

KH - KT

( GĐ, PGĐ )

TĐKT-KL


QLCHẤTLƯỢNG
& QL KỸ THUẬT

Phòng

Phòng

Phòng

Phòng

HC-KHTH

HL-ĐD

MP-TP

DL-VS

Sơ đồ tổ chức của trung tâm
1.4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của trung tâm:
-

Trung tâm Kiểm nghiệm Gia Lai là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Gia Lai

được thành lập theo quyết định số 681/QĐ-SYT ngày 01/10/1999 của Giám đốc Sở
Y tế Gia Lai,
-

Căn cứ theo quyết định số 2176/2000/QĐ-BYT ngày 18/07/2000 của Bộ trưởng


Bộ Y tế về việc ban hành “Qui định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của
Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, mỹ phẩm".

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

6

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

1.4.1. Chức năng
Trung tâm Kiểm nghiệm Gia Lai là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế có
chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế trong việc kiểm tra, giám sát và quản
lý chất lượng các loại thuốc, mỹ phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người, được sản xuất lưu hành tại địa phương.
Trung tâm Kiểm nghiệm là đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có
cơ sở làm việc riêng và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước.
1.4.2. Nhiệm vụ


Kiểm nghiệm và nghiên cứu kiểm nghiệm các loại thuốc, mỹ phẩm kể cả

nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm qua các khâu thu mua, sản xuất, pha chế, bảo
quản, lưu thông, sử dụng do các cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm
gửi tới hoặc lấy mẫu trên địa bàn tỉnh để kiểm tra và giám sát chất lượng.



Xây dựng phương pháp kiểm nghiệm, chỉ đạo và hướng dẫn về mặt kỹ thuật

chuyên môn, nghiệp vụ kiẻm nghiệm thuốc, mỹ phẩm của các đơn vị hành nghề
dược, mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh.


Tổ chức nghiên cứu, thẩm định các tiêu chuẩn kỹ thuật cấp cơ sở đối với thuốc

và mỹ phẩm, tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cấp nhà nước về thuốc, mỹ
phẩm theo sự phân công của Bộ Y tế. Hướng dẫn việc áp dụng những tiêu chuẩn kỹ
thuật cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm ở địa phương, kiểm
tra đôn đốc việc thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật đó.


Báo cáo định kỳ về tình hình chất lượng thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh với

Giám đốc Sở Y tế, tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế trong việc giải quyết những
tranh chấp về chất lượng thuốc, mỹ phẩm tại địa phương, tham gia giải quyết các
trường hợp khiếu nại về chất lượng thuốc, mỹ phẩm thuốc lĩnh vực chuyên môn
kiểm nghiệm; tham gia vào việc kiểm tra thực hiện các qui chế, chế độ chuyên môn
về dược.

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

7

13CHD



GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP



Nghiên cứu khoa học nhằm thúc đẩy các mặt hoạt động của công tác kiểm soát,

kiểm nghiệm ở địa phương và phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng thuốc, mỹ
phẩm.


Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên khoa kiểm nghiệm và tham gia đào tạo cán

bộ dược ở địa phương.


Quản lý tổ chức, cán bộ công chức và tài sản được giao theo đúng qui định của

nhà nước.


Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Y tế giao.

1.4.3. Quyền hạn
 Được cử cán bộ đến các cơ sở sản xuất, thu mua, bào chế, sử dụng thuốc, kinh
doanh lưu thông phân phối thuộc khu vực y tế nhà nước, tập thể hay tư nhân để lấy
mẫu kiểm nghiệm theo qui định của pháp luật hiện hành



Yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp các tài liệu cần thiết làm căn

cứ để xác định chất lượng thuốc như: tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm,
phương pháp kiểm nghiệm, hồ sơ kiểm nghiệm.


Kết luận có giá trị pháp lý về tình trạng chất lượng các mẫu thuốc, mỹ phẩm,

nguyên phụ liệu làm thuốc, mỹ phẩm do chính Trung tâm Kiểm nghiệm lấy mẫu
hoặc các cơ quan quản lý nhà nước lấy mẫu, gửi mẫu theo đúng qui định của thông
tư hướng dẫn lấy mẫu.


Kiểm tra, đôn đốc các cơ sở kiểm soát, kiểm nghiệm (nếu có) về mặt nghiệp vụ,

kỹ thuật, có quyền nhận xét ưu khuyết điểm trong công tác chuyên môn kỹ thuật về
quản lý chất lượng của các cơ sở và kiến nghị đề xuất những biện pháp sửa chữa,
khắc phục (nếu có).


Được thu phí kiểm nghiệm mẫu gửi theo đúng qui định hiện hành.

 Được sử dụng con dấu riêng để giao dịch công tác trong phạm vi nhiệm vụ và
quyền hạn đã qui định

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

8


13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

1.4.4. Trách nhiệm


Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế về kết luận chất lượng của lô hàng

(đối với mẫu do Trung tâm trực tiếp lấy mẫu hoặc các cơ quan QLNN lấy theo
đúng qui định), mẫu của khách hàng trực tiếp gửi để xác định chất lượng.


Trung tâm Kiểm nghiệm có con dấu riêng, biên chế, kinh phí hoạt động thường

xuyên được UBND Tỉnh cấp hàng năm, có tài khoản riêng, do đó không chịu bất kỳ
một áp lực nào từ nội bộ hoặc bên ngoài về thương mại, tài chính và các áp lực khác
làm ảnh hưởng đến công việc


Khách hàng của Trung tâm là các cơ quan quản lý nhà nước (thanh tra, nghiệp

vụ dược...), các đơn vị và cá nhân có sản xuất, kinh doanh, lưu thông phân phối, sử
dụng thuốc và các đối tượng khác có nhu cầu xác định chất lượng.


Để đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách


hàng, Trung tâm Kiểm nghiệm thường xuyên đầu tư trang bị cơ sở kỹ thuật, các
trang thiết bị hiện đại và luôn coi trọng công tác đào tạo một đội ngũ cán bộ vững
về nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn.
1.5. Chức năng và nhiệm vụ các phòng
1.5.1. Phòng Hành chính - Kế hoạch Tổng hợp


Xây dựng kế hoạch tổng hợp của Trung tâm (tháng, quí, năm), tổ chức sơ kết,

tổng kết việc thực hiện kế hoạch đó.


Dự trù kế hoạch mua sắm vật tư hóa chất... phục vụ cho các hoạt động của trung

tâm.


Quản lý vật tư, tài chính theo qui định của pháp luật hiện hành



Tổng hợp các mặt hoạt động của Trung tâm, thu thập thông tin và phân tích số

liệu, thực hiện chế độ báo cáo theo qui định, chịu trách nhiệm về các số liệu đã báo
cáo.

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

9


13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP



Quản lý và tham mưu cho Giám đốc Trung tâm về công tác tổ chức cán bộ,

thực hiện các chế độ chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật liên quan đến công
tác kiểm nghiệm theo qui định của nhà nước và của Bộ Y tế.


Thực hiện các nhiệm vụ hành chính của cơ quan.



Mua sắm vật tư, trang thiết bị....theo kế hoạch đã được duyệt và theo các qui

định hiện hành để phục vụ cho các hoạt động của Trung tâm.


Quản lý vật tư, tài sản, điều động phương tiện theo kế hoạch của Giám đốc

Trung tâm



Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo theo kế hoạch hàng năm.

1.5.2. Phòng Hóa Lý - Đông dược


Thực hiện kiểm nghiệm, xác định chất lượng thuốc (trong đó có thuốc đông

dược - dược liệu), nguyên liệu, phụ liệu, làm thuốc bằng các phương pháp hóa học,
vật lý. Kết quả kiểm nghiệm phục vụ cho việc quản lý, giám sát chất lượng thuốc
lưu thông trên thị trường và giải quyết các tranh chấp về chất lượng thuốc trên địa
bàn tỉnh.


Tham gia lấy mẫu để kiểm tra, đánh giá chất lượng tại các cơ sở sản xuất lưu

thông, xuất nhập khẩu, phân phối, bảo quản và sử dụng trên địa bàn tỉnh, tham gia
quản lý, giám sát chất lượng thuốc theo đúng qui định của Pháp luật.


Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong phân tích,

kiểm nghiệm thuốc. Tham gia nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng
các cấp về thuốc (trong đó có thuốc đông dược - dược liệu)


Giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ, kiểm soát, kiểm nghiệm cho các cơ sở

sản xuất thuốc trên địa bàn tỉnh và tham gia biên soạn tư liệu thông tin khoa học, kỹ
thuật về phân tích, kiểm nghiệm và quản lý chất lượng thuốc.


SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

10

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

1.5.3. Phòng Mỹ phẩm - Thực phẩm


Thực hiện kiểm nghiệm, xác định chất lượng mỹ phẩm , thực phẩm . Kết quả

kiểm nghiệm phục vụ cho việc quản lý, giám sát chất lượng mỹ phẩm, thực phẩm
lưu thông trên thị trường và giải quyết các tranh chấp về chất lượng mỹ phẩm , thực
phẩm trên địa bàn tỉnh.


Tham gia lấy mẫu để kiểm tra, đánh giá chất lượng mỹ phẩm tại các cơ sở sản

xuất lưu thông, xuất nhập khẩu, phân phối, bảo quản và sử dụng trên địa bàn tỉnh,
tham gia quản lý, giám sát chất lượng mỹ phẩm theo đúng qui định của Pháp luật.


Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong phân tích,

kiểm nghiệm mỹ phẩm, thực phẩm Tham gia nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn kỹ

thuật, chất lượng về mỹ phẩm , thực phẩm


Giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ, kiểm soát, kiểm nghiệm mỹ phẩm cho

các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh và tham gia biên soạn tư liệu thông tin khoa
học, kỹ thuật về phân tích, kiểm nghiệm và quản lý chất lượng mỹ phẩm, thực phẩm
1.5.4. Phòng Dược lý - Vi sinh


Thực hiện kiẻm nghiệm bằng các phương pháp sinh vật hoặc vi sinh vật để xác

định chất lượng thuốc, nguyên liệu, phụ liệu làm thuốc và mỹ phẩm. Kết quả kiểm
nghiệm phục vụ cho việc quản lý, giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm lưu thông
trên thị trường và giải quyết các tranh chấp về chất lượng thuốc, mỹ phẩm trên địa
bàn tỉnh


Tham gia lấy mẫu để kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng đối với các cơ sở sản

xuất, lưu thông, xuất nhập khẩu, phân phối, bảo quản, sử dụng trên địa bàn tỉnh


Nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong phân tích,

kiểm nghiệm bằng phương pháp vi sinh. Tham gia nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn
kỹ thuật, chất lượng các cấp về đánh giá chất lượng thuốc, thuốc đông dược - dược
liệu và mỹ phẩm bằng phương pháp vi sinh .

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH


11

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP



Giúp đỡ và hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ, kiểm soát, kiểm nghiệm cho các cơ sở

sản xuất thuốc, thuốc đông dược - dược liệu và mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh và tham
gia biên soạn tư liệu thông tin khoa học, kỹ thuật về phân tích, kiểm nghiệm và
quản lý chất lượng thuốc, thuốc đông dược - dược liệu và mỹ phẩm.

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

12

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ

2. Nội dung và tiến độ
 Thời gian: Từ ngày 09/01/2017 đến ngày 19/03/2017 (trong đó có 2 tuần
nghỉ tết Âm Lịch từ 23/01/2017 đến 05/02/2017).
 Địa điểm: Tại Trung tâm Kiểm nghiệm – Sở y tế tỉnh Gia Lai
2.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiều cơ cấu hành chính của trung tâm Kiểm nghiệm – sở y tế tỉnh Gia
Lai
- Tìm hiều các hoạt động của trung tâm Kiểm nghiệm – Sở y tế tỉnh Gia Lai
- Làm việc theo sự phân công và hướng dẫn của cán bộ phụ trách chuyên môn.
- Viết báo cáo thực tập.
2.2. Tiến độ
- Tiến độ dự kiến
Thời gian
Tuần

1:

Nội dung công việc
Từ

ngày

09/01/2017

- Tìm hiểu cơ cấu tổ chức hành chính, chức năng,

Đến ngày 15/01/2017

Tuần


2:

Từ

- Tham quan đơn vị thực tập

hoạt động của đơn vị thực tập.

ngày

16/01/2017
Đến ngày 22/01/2017

Tuần

3:

Từ

Học tập quy trình kiểm nghiệm một sản phẩm.

ngày - Học cách an toàn phòng thí nghiệm

06/02/2017

- Tìm hiểu tiêu chuẩn trong phòng Lab

Đến ngày 12/02/2017

- Tham quan, nghiên cứu các phương pháp và các


SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

13

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

thiết bị phân tích mà đơn vị hiện có

Tuần

4:

Từ

ngày - Tham gia vào quá trình kiểm nghiệm dựa trên sự

13/02/2017

hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Kiểm nghiệm.

Đến ngày 19/02/2017

- Học tập tinh thần, thái độ làm việc của các cán bộ
và nhân viên tại đơn vị thực tập.


Tuần

5:

Từ

ngày -Tham gia vào quá trình kiểm nghiệm dựa trên sự

20/02/2017

hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Kiểm nghiệm

Đến ngày 26/02/2017

-Học tập tinh thần, thái độ làm việc của các cán bộ
và nhân viên tại đơn vị thực tập.

Tuần

6:

Từ

ngày -Tham gia vào quá trình kiểm nghiệm dựa trên sự

27/02/2017

hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Kiểm nghiệm


Đến ngày 05/03/2017

-Học tập tinh thần, thái độ làm việc của các cán bộ
và nhân viên tại đơn vị thực tập.

Tuần

7:

Từ

ngày -Tham gia vào quá trình kiểm nghiệm dựa trên sự

06/03/2017

hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Kiểm nghiệm

Đến ngày 12/03/2017

-Học tập tinh thần, thái độ làm việc của các cán bộ
và nhân viên tại đơn vị thực tập.

Tuần

8:

Từ

ngày


13/03/2017

- Viết báo cáo thực tập

Đến ngày 19/03/2017

-Lấy nhận xét và xác nhận của đơn vị thực tập

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

14

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

- Kết quả: đã thực hiện hầu hết các nội dung và đúng tiến độ trong thời gian
thực tập tại trung tâm.

PHẦN 3: KẾT QUẢ CỤ THỂ

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

15

13CHD



GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

3. Kết quả thực hành
3.1. Tìm hiểu về cuốn sổ tay chất lượng của trung tâm theo IS0/IEC17025 và
GLP đồng thời tìm hiểu cơ cấu hành chính của trung tâm ( như đã nêu ở Phần
1)
3.2. Tìm hiểu
- Yêu cầu bổ sung để công nhận các phòng thử nghiệm lĩnh vực dược
- Yêu cầu bổ sung để công nhận các phòng thử nghiệm lĩnh vực sinh
- Yêu cầu bổ sung để công nhận các phòng thử nghiệm lĩnh vực hóa
3.3. Tìm hiểu các phương pháp dùng để kiểm nghiệm
- Phương pháp xác định chỉ số acid, ester, xà phòng hóa
- Phương pháp xác định độ trong dungd ịch
- Phương pháp khối lượng riêng và tỉ trọng
- Phương pháp chỉ số pH
- Phương pháp sắc kí lớp mỏng
- Phương pháp sắc kí khí
- Phương pháp xác định tro toàn phần
- Phương pháp chuẩn độ đo điện thế
- Phương pháp giới hạn asen trong mỹ phẩm
- Phương pháp xác định giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm
- Phương pháp màu saccs của dung dịch
- Phương pháp định lượng bằng đo thể tích
- Phương pháp thử độ đồng đều khối lượng
- Phương pháp định lượng ltinh dầu
- Phương pháp quang phổ tử ngoại _ khả kiến
- Phương pháp thử độ tan rã

- Phương pháp xác định độ lắng cặn
- Phương pháp xác định tỷ lệ độ vụn nát của dược liệu
- Phương pháp xác định dộ ẩm
- Phương pháp thử giới hạn nhiễm khuẩn

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

16

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

- Phương pháp xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp thử vi sinh vật
- Phương pháp thử vô khuẩn
- Phương pháp thử giới hạn độ nhiễm khuẩn
- Phương pháp đinh tính và định ượng formaldehyde trong thực
-

Phương pháp xác định hàm ượng methanol và ethanol trong phẩmrượu
chưng cất

- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
- Phương pháp xác định các kim loại nặng bằng phương pháp hấp thụ nguyên
tử ( Asen, Selen, Cu, Zn, Cr, Ni,..)
- Phương pháp xácđịnh hàm ượng Aflatoxin trong dược liệu
3.4. Tìm hiểu các thiết bị máy móc

TT

TÊN THIẾT BỊ

NƯỚC

NĂM

S.XUẤT

SỬ
DỤNG

1.

Tủ sấy

Liên xô (cũ)

1990

2.

Kính hiển vi

Olympus, Nhật Bản

1990

3.


Máy thử độ rã

Pharmatest, Đức

1995

4.

Cân phân tích METLER

Thụy sĩ

1995

5.

Máy đo pH

Singapore

1996

6.

Tủ hốt mini SVKS 556

Cofim, Italy

1998


7.

Máy chuẩn độ điện thế DL 25

Thụy sĩ

1999

8.

Nồi hấp Autoclave Sturdy

Sturdy , Đài Loan

2001

9.

Máy đếm khuẩn lạc

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

2001

17

13CHD



GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

10.

Tủ ấm Memmert

Memmert , Đức

2001

11.

Cân phân tích AAA

Adamlab, Anh

2002

12.

Máy hòa tan Pharmatest PT7

Pharmatest, Đức

2004

13.


Bể lắc siêu âm

Elma, Đức

2004

14.

Tủ hút khí độc

Việt nam

2004

15.

Nồi hấp BK 75

Liên xô (cũ)

2004

16.

Máy quang phổ CE 7260

CECIL,Anh

2005


17.

Máy cất nước 2 lần

18.

Lò nung

Kenton, T.Quốc

2007

19.

Bếp cách thủy có điều nhiệt

Guohua , T.Quốc

2006

20.

Cân kỹ thuật điện tử

Ohaus ,Trung Quốc

2006

21.


Kính hiển vi điện

Nhật

2007

22.

Máy vi phẫu

Nhật

2006

23.

Cân sấy ẩm hồng ngoại

Satorius,Đức

2006

24.

Máy lắc cơ

IKA, Đức

2007


25.

Máy cất nước 1 lần

2007

26.

Bộ cột trao đổi ion

2008

27.

Máy lắc cơ

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

2005

IKA, Đức

18

2008

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN


BÁO CÁO THỰC TẬP

28.

Bể rửa siêu âm

Đức

2008

29.

Tủ hood HC01

Việt Nam

2008

30.

Bếp cách thủy

Trung Quốc

2008

31.

Tủ hút vô trùng Esco


Esco ,Singapore

2008

32.

Tủ an toàn sinh học Esco

Esco ,Singapore

2008

33.

Máy sắc ký lỏng Hitachi

Hitachi, Nhật

2009

34.

Máy sắc ký khí ALIGENT

Đức

2009

35.


Cân điện tử OHAUS

Mỹ

2008

36.

Máy lắc cơ IKA

Đức

2008

37.

Máy cất nước 1 lần

2009

38.

Máy ly tâm

2009

39.

Máy Quang phổ HITACHI


Nhật

2009

40.

Máy đo dộ rã ELECTROLAB

Ấn độ

2009

41.

Thước kẹp Palmer Nhật

Nhật

2007

42.

Tủ mát Sanyo

Nhật Bản

2009

43.


Máy đo độ hòa tan Pharmatest DT8

Pharmatest, Đức

2010

44.

Máy chuẩn độ điện thế tự động

Kem, Nhật

2010

45.

Cân phân tích Metler MS 204

Thụy sĩ

2010

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

19

13CHD



GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

Máy lọc nước siêu sạch Micropure TKA, Đức

2010

46.

UV

47.

Cân sấy ẩm MX 50

A&D, Nhật

2010

48.

Bộ sắc ký lớp mỏng

Camag, Thụy sĩ

2010

49.


Bộ cô quay chân không

IKA, Đức

2010

50.

Bơm rửa cột cho máy HPLC

Hitachi, Nhật

2010

51.

Phân cực kế

Atago, Nhật

2010

52.

Tủ ấm Memmert INB 500

Memmert, Đức

2010


Tủ sấy 53l Memmert

Memmert, Đức

2010

Tủ sấy 108l Memmert

Memmert, Đức

2010

Máy lắc cơ KS 260

IKA, Đức

2010

Máy đo pH để bàn LAB 850 set

Shott, Đức

2010

Máy khuấy từ có gia nhiệt

IKA, Đức

2010


Nồi hấp Autocalve MC 30L

ALP, Nhật

2010

Máy ly tâm EBA 20

Hettich, Đức

2010

53.

54.

55.

56.

57.

58.

59.

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

20


13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

Tủ hút khí độc HC-01

Việt Nam

2010

Thiết bị rửa mắt VCC.01

Việt Nam

2010

Burette tự động

Boeco, Đức

2010

Đầu dò MSD

Agilent

2011


Máy AAS

Agilent

2011

Lò phá mẫu vi sóng

Áo

2012

60.

61.

62.

63.

64.

65.
Bộ chưng cất đạm Nitơ bằng PP Italy

2012

Kjendahl
66.

Máy chuẩn độ Karlfischer

Thụy sĩ

2012

Máy súc rửa dụng cụ

Đức

2012

67.

68.
Hệ thống cấp khí sạch cục bộ

2012

69.
Ấn độ

Máy hòa tan Electrolab

2013

70.

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH


21

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

Máy sắc ký lỏng Waters Alliane Mỹ

2013

E2695
71.
Máy quang phổ Shimazu UV 1800

Nhật Bản

2013

Máy vortex Stuart

Anh

2014

Tủ ấm lạnh BOD

Ý


2014

Buồng đóng ống đối chiếu

Mỹ

2015

72.

73.

74.

75.

3.5. Tìm hiểu các qui định chung về an toàn phòng thí nghiệm
-

Trong khi làm việc tất cả nhân viên và khách đến phòng đều phải tuân thủ các

nội qui phòng thí nghiệm.
-

Trong phạm vi phòng kiểm nghiệm mọi người đều phải sử dụng trang phục bảo

hộ lao động.
-


Khi làm việc với các hóa chất độc hại, dễ bay hơi phải tiến hành thí nghiệm

trong tủ hốt và nhân viên phải sử dụng găng tay, kính bảo hộ. Cố gắng sử dụng hóa
chất ít nhất có thể nhằm giảm thiểu lượng chất thải.
-

Các dung môi, hóa chất dễ gây cháy nổ phải được bảo quản trong kho và chỉ

được đưa đến phòng làm việc khi sử dụng.
-

Không được hút thuốc, ăn uống trong phòng thí nghiệm, nhân viên không được

làm việc một mình trong phòng thí nghiệm, phải biết sử dụng thành thạo tủ Hotte và
các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, phải biết cách sơ cứu, cấp cứu trong trường
hợp khẩn cấp

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

22

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

-


Không để đèn tử ngoại còn bật khi vào buồng vô trùng.

-

Dây điện, thiết bị điện phải kín, tủ lạnh phải được cách điện, nối đất và phòng

chống phát sinh tia lửa điện.
-

Tất cả các hóa chất, dung môi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tuyệt đối

không được thải trực tiếp vào hệ thống nước thải sinh hoạt mà phải thu gom đúng
theo quy định và chờ hợp đồng với đơn vị nào khác có đầy đủ năng lực để xử lý.
-

Không được làm việc một mình trong phòng thí nghiệm.

-

Các phương tiện bảo hộ lao động như kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay phải

được trang bị đầy đủ. Phải dùng quả bóp cao su khi sử dụng pipet và ống siphon.
Nhân viên phòng thí nghiệm phải được hướng dẫn cách sử dụng an toàn dụng cụ
thủy tinh, hóa chất ăn mòn, các dung môi và các quy định về an toàn lao động
trong khi pha chế hoặc tiến hành thí nghiệm. Khi tiến hành các phản ứng hóa học
mạnh, nguy hiểm và khó kiểm soát như hòa lẫn nước với acid hay hỗn hợp acetone
- chloroform với amoniac, trộn các chất dễ cháy hay tác nhân oxy hóa... phải đặc
biệt thận trọng và tuân theo đúng các hướng dẫn.
-


Đảm bảo các nhân viên được tham gia thường xuyên các khóa huấn luyện về sử

dụng hóa chất, thiết bị áp lực, an toàn phòng thí nghiệm
3.6. Quy định chung về phòng cháy, chữa cháy (PCCC)
-

Việc PCCC là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn thể CBVC trong cơ quan. Mọi

người phải nghiêm chỉnh thực hiện những qui định về PCCC.
-

Đơn vị thường xuyên nhắc nhở nhân viên chấp hành nội qui PCCC.

-

Hàng năm đơn vị tổ chức tuyên truyền về công tác PCCC cho toàn thể CBVC

nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và góp phần tích cực vào công tác
PCCC, đảm bảo không để xảy ra sự cố cháy nổ.
-

Đơn vị cung cấp đầy đủ số lượng và đảm bảo chất lượng của các trang thiết bị

PCCC.
-

Quản lý tốt tất cả nguồn điện, lửa, nhiệt, xăng dầu, dung môi dễ bắt lửa để tránh

mọi trường hợp gây ra cháy nổ.


SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

23

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP

-

Hết giờ làm việc phải tắt điện tất cả máy móc thiết bị có dùng điện trong ngày

(trừ tủ lạnh và các thiết bị cần sử dụng điện liên tục).
3.7. Công tác An toàn lao động (ATLĐ)
-

Theo dõi, đôn đốc mọi hoạt động của Trung tâm về công tác an toàn phòng thí

nghiệm
-

Kiểm tra việc sử dụng các phương tiện phục vụ an toàn lao động trong khi làm

việc. Mỗi đợt kiểm tra có ghi sổ theo dõi và lưu hồ sơ.
-

Tổ chức học tập, tuyên truyền công tác ATLĐ mỗi năm một lần cho toàn bộ


CBVC Trung tâm, có ghi sổ theo dõi và lưu hồ sơ.
-

Trưởng phòng: Kiểm tra các hoạt động ATLĐ trong phòng mình. Kiểm tra,

nhắc nhở CBVC trong phòng thực hiện nội qui phòng thí nghiệm Mỗi đợt kiểm tra
có ghi sổ theo dõi và lưu hồ sơ.
-

Phòng Tổ chức-Hành chính cơ quan kiểm tra công tác ATLĐ mỗi năm một lần,

có ghi sổ theo dõi và lưu hồ sơ.
-

Hàng năm Ban lãnh đạo chỉ đạo tổ chức kiểm tra để đánh giá thực hiện công tác

ATLĐ. Có sổ ghi chép cụ thể tình trạng thực hiện ở các phòng và ý kiến đề xuất.
-

Một năm một lần tổ chức toàn cơ quan tổng kết và rút kinh nghiệm và đề ra

phương án thực hiện cho năm sau.
3.8. Xử lý chất thải phòng thí nghiệm


Chất thải rắn: Các chất thải thông thường: như chai lọ hóa chất, bao bì carton,

các vật dụng thông thường trong phòng thí nghiệm như bao PE, vỏ syringe, giấy ...
Xử lý như rác sinh hoạt.

-

Các chất thải có khả năng ô nhiễm môi trường: các mẫu thuốc, dược liệu, các

phế phẩm của các phản ứng hóa học, cho vào túi nylon kín hoặc vô cơ hóa trước khi
loại bỏ chung với rác sinh hoạt.
-

Môi trường nuôi cấy: hấp tiệt trùng ở 1200C trong 30 phút, bỏ vào bao nylon,

buộc kín, loại bỏ chung với rác sinh hoạt.

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

24

13CHD


GVHD: ĐỖ THỊ THÚY VÂN

BÁO CÁO THỰC TẬP



Chất thải lỏng (từ các hoạt động chuyên môn):

-

Các dung dịch, hỗn dịch có chứa kim loại độc như: Hg, Pb, As; các loại dung


môi hữu cơ gây cháy nổ…; thu gom vào từng bình thủy tinh dày, miệng rộng, có
dán nhãn “Chất thải Kim lọai nặng”, “Chất thải Dung môi hữu cơ”… , đặt trong tủ
Hotte và hợp đồng với cơ quan Vệ sinh môi trường xử lý theo định kỳ.
-

Các dung dịch acid, dung dịch kiềm, các hóa chất thông thường; pha loãng rồi

đổ vào họng thải.


Chất thải khí:

-

Gồm các loại hơi acid, kiềm, các loại dung môi hữu cơ, các loại khí độc như

monooxide carbon (CO), oxyd nitơ (NO), Khí Sulfurơ (SO2) ...
-

Những loại khí độc này cần phải loại qua các tủ hút hơi độc (tủ Hotte).

3.9. Tham gia định lượng, thử nghiệm độ hòa tan và thử tạp chất của viên nén
Paracetamol
3.9.1. Định lượngviên nén Paracetamol( viên nén Paracetamol 500mg)
Số lô: 1470916

HD 08/09/19

SĐK: VD-1874-13

Nơi sản xuất: công ty CPDP Khánh Hòa
 Thiết bị: máy quang phổ Shimazu UV1800
 Cách tiến hành:
Cân 20 viên và lấy khối lượng trung bình của 20 viên
Khối lượng trung bình của 20 viên= 0,6319g
Bước sóng: 257nm
- Cân chính xác 0.15g paracetamol cho vào bình định mức 200ml, thêm
50ml NaOH 0.1M và 100ml nước cất, lắc siêu âm 15 phút. Bổ sung nước
cất cho tới vạch định mức, lắc đều.
- Hút chính xác 10ml dịch nước cho vào bình định mức 100ml, làm vừa đủ
tới vạch bằng nước cất, lắc đều.
- Hút chính xác 10ml dịch nước cho vào bình định mức 100ml, rồi thêm
10ml dung dịch NaOH 0.1M, bổ sung nước tới vạch vừa đủ, lắc đều.

SVTH: TRẦN THỊ HOÀNG ANH

25

13CHD


×