Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 185 trang )

1

TÓM TẮT
Nghiên cứu này xem xét truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam
bằng việc sử dụng mô hình phi tuyến vectơ tự hồi quy ngưỡng TVAR, với dữ liệu hàng
tháng từ tháng 1 năm 2002 đến tháng 12 năm 2015. Tác giả sử dụng ngưỡng lạm phát
và ngưỡng thay đổi tỷ giá khi thực hiện nghiên cứu với mô hình phi tuyến này. Khi sử
dụng lạm phát làm biến ngưỡng, nghiên cứu chỉ ra 2 giá trị ngưỡng lạm phát là
0.0765%/tháng và 0.4004%/tháng. Kết quả nghiên cứu với ngưỡng lạm phát chỉ ra rằng
tác động truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát có ý nghĩa thống kê khi lạm phát vượt trên
mức 0.4004%/tháng. Khi sử dụng thay đổi tỷ giá làm biến ngưỡng, nghiên cứu chỉ ra 2
giá trị ngưỡng thay đổi tỷ giá là -0.1657%/tháng và 0.8162%/tháng. Kết quả nghiên
cứu với ngưỡng thay đổi tỷ giá chỉ ra rằng truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát có ý nghĩa
thống kê khi thay đổi tỷ giá dưới mức -0.1657%/tháng và khi thay đổi tỷ giá vượt trên
mức 0.8162%/tháng.
Từ Khóa: Truyền dẫn tỷ giá, lạm phát, vectơ tự hồi quy ngưỡng, ngưỡng lạm phát,
ngưỡng thay đổi tỷ giá.


2

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ đề về truyền dẫn tỷ giá hối đoái luôn được các tác giả trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu, bởi vì tầm quan trọng của chúng trong quá trình ổn định và phát
triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn gần đây, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập
kinh tế thế giới, với dấu mốc quan trọng là việc gia nhập Tổ Chức Thương mại Thế
Giới (WTO) vào năm 2007, cùng với một trong những mục tiêu chính sách hàng đầu
được đề ra đó là kiểm soát lạm phát (cụ thể là ở mức mục tiêu 4% trong năm 2017).
Bên cạnh đó, biến động tỷ giá luôn được các nhà điều hành chính sách quan tâm, nhất
là trong giai đoạn sắp tới khi nền kinh tế thế giới tiềm ẩn những thay đổi lớn ảnh hưởng


đến nền kinh tế Việt Nam. Do đó, việc hiểu biết về truyền dẫn tỷ giá (đặc biệt là vấn đề
truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát) thật sự rất quan trọng trong việc quản lý chính sách tỷ
giá cũng như chính sách tiền tệ một cách phù hợp trong hiện tại và cả trong tương lai
(Ball, 1999; Zorzi và cộng sự, 2007; Shitani và cộng sự, 2013). Trong khuôn khổ các
mô hình vĩ mô mới về nền kinh tế mở, mức độ truyền dẫn tỷ giá vào các mức giá nội
địa là một trong các nhân tố chủ đạo đánh giá mức độ của hiệu ứng lan tỏa quốc tế của
chính sách tiền tệ (Shitani và cộng sự, 2013). Bên cạnh đó, khi hiểu về tác động của
các thay đổi trong tỷ giá lên các mức giá có thể giúp cho các nhà hoạch định chính sách
phán đoán và thiết kế chính sách tiền tệ phù hợp nhằm phản ứng lại với các thay đổi
trong tỷ giá (Zorzi và cộng sự, 2007). Do đó, ngày càng có nhiều nghiên cứu thực
nghiệm với các cách tiếp cận đa dạng khác nhau tại Việt Nam về chủ đề truyền dẫn tỷ
giá. Chính vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu về chủ đề này, và cụ thể hơn là nghiên
cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam.
Tác giả đã lược khảo các nghiên cứu trước đây về chủ đề này và nhận thấy rằng
các nghiên cứu trước đây về truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam chỉ tập trung


3

vào việc xem xét mối quan hệ tuyến tính với một số mô hình kinh tế lượng thông dụng.
Cụ thể hơn, các nghiên cứu trước đây về truyền dẫn tỷ giá đã tập trung vào việc sử
dụng 3 kỹ thuật kinh tế lượng bao gồm hồi quy phương trình đơn nhất, mô hình vectơ
tự hồi quy (VAR), và mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Tuy nhiên, thông qua
các mô hình lý thuyết (mô hình định giá so le theo sức mạnh thị trường và mô hình
Mark up) và các bằng chứng thực nghiệm trước đây (điển hình như Devereux và
Yetman, 2010), tác giả nhận thấy rằng truyền dẫn tỷ giá đến các mức giá nội địa có thể
là phi tuyến. Chính vì sự hiện diện của tính phi tuyến trong truyền dẫn tỷ giá cho nên
các kỹ thuật kinh tế lượng tuyến tính có lẽ đưa ra các kết quả ước lượng truyền dẫn tỷ
giá không chính xác. Chính vì vậy, tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng phi tuyến
trong nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam.

Thông qua việc lược khảo các mô hình kinh tế lượng phi tuyến, tác giả nhận thấy
mô hình vectơ tự hồi quy ngưỡng (TVAR) có nhiều điểm thuận lợi hơn trong nghiên
cứu và mô hình này cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Aleem và Lahiani
(2014). Vì vậy, trong luận án này, tác giả sử dụng mô hình TVAR ứng dụng trong
nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát tại Việt Nam.
Luận án của tác giả đề cập 2 vấn đề sau mà rất khác biệt so với các nghiên cứu
trước đây tại Việt Nam.
Thứ nhất, môi trường lạm phát có tác động đến phản ứng của các tác nhân kinh tế
đối với một cú sốc tỷ giá. Trong thực tế, các tác nhân kinh tế sẽ thay đổi kỳ vọng lạm
phát nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn một ngưỡng nhất định nào đó. Điều này là bởi vì khi
nền kinh tế có lạm phát cao, các công ty nhận thấy rằng khi chi phí sản xuất gia tăng
vượt quá một ngưỡng nhất định nào đó thì đều trở nên dai dẳng hơn. Do đó, trong một
môi trường lạm phát cao, họ sẽ điều chỉnh giá thường xuyên hơn để duy trì biên lợi
nhuận và làm gia tăng chi phí thực đơn. Aleem và Lahiani (2014) cho rằng các mức giá
nội địa có lẽ sẽ không phản ứng với các cú sốc tỷ giá trong một môi trường lạm phát
thấp và ổn định, nhưng các mức giá nội địa sẽ phản ứng với các cú sốc tỷ giá nếu lạm


4

phát vượt trên một ngưỡng nhất định nào đó. Điều này là đúng ngay cả trong trường
hợp cú sốc tỷ giá là như nhau giữa môi trường lạm phát thấp và ổn định với môi trường
lạm phát vượt trên một ngưỡng nhất định nào đó. Tóm lại, trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi, truyền dẫn tỷ giá vào các mức giá nội địa sẽ cao hơn trong suốt giai
đoạn lạm phát cao so với trong giai đoạn lạm phát thấp. Từ đó, tác giả nhận thấy có
một sự khác biệt đáng kể giữa truyền dẫn tỷ giá trong môi trường lạm phát cao và trong
môi trường lạm phát thấp.
Thứ hai, mối quan hệ giữa thay đổi tỷ giá và truyền dẫn tỷ giá phản ánh sự đánh
đổi trong chiến lược chính yếu của nhà xuất khẩu để ổn định khối lượng xuất khẩu hay
lợi nhuận biên. Mức độ truyền dẫn tỷ giá càng thấp khi những nhà xuất khẩu thay đổi

biên lợi nhuận để nắm giữ hay gia tăng thị phần trong môi trường thay đổi tỷ giá cao.
Tuy nhiên, khi những nhà xuất khẩu muốn ổn định biên lợi nhuận thì lúc này mức độ
truyền dẫn tỷ giá cao.
Qua đó, tác giả nhận thấy thật sự rất cần thiết để nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá đến
lạm phát tại Việt Nam bằng phương pháp kinh tế lượng phi tuyến TVAR với ngưỡng
lạm phát và ngưỡng thay đổi trong tỷ giá. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về truyền
dẫn tỷ giá phi tuyến, nhưng tại Việt Nam hiện nay số lượng nghiên cứu truyền dẫn tỷ
giá phi tuyến là rất hạn chế. Chính vì vậy, tác giả thực hiện luận án với đề tài “Nghiên
cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu chính là: Xác
định mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam bằng việc vận dụng
mô hình phi tuyến TVAR.
Từ mục tiêu nghiên cứu đã được xác định ở trên, tác giả đặt ra hai câu hỏi nghiên
cứu sau đây:
 Truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở Việt Nam trong các trạng thái
lạm phát khác nhau có khác nhau không?


5

 Truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở Việt Nam trong các trạng thái
thay đổi tỷ giá khác nhau có khác nhau không?

1.3. Tổng quan phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này dựa trên nhiều nghiên cứu khác nhau trước đây, đặc biệt là
nghiên cứu của Aleem và Lahiani (2014), và sử dụng 4 biến nghiên cứu bao gồm chỉ số
giá tiêu dùng (CPI), lỗ hổng sản lượng (GAP), tỷ giá hối đoái danh nghĩa có hiệu lực
đa phương (NEER), và lãi suất tái cấp vốn (RFI) để nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối

đoái đến lạm phát tại Việt Nam.
 Đầu tiên, tác giả thực hiện kiểm định tính dừng và lựa chọn độ trễ tối ưu
bằng mô hình VAR để làm cơ sở cho việc thực hiện ước lượng bằng mô
hình TVAR.
 Thứ hai, tác giả thực hiện kiểm định tính phi tuyến cho mô hình TVAR
so với mô hình tuyến tính VAR, cũng như xác định giá trị ngưỡng trong
mô hình TVAR.
 Thứ ba, tác giả thực hiện ước lượng bằng mô hình TVAR với ngưỡng
lạm phát và ngưỡng thay đổi tỷ giá, trong đó các ngưỡng được tự xác
định trong khi thực hiện hồi quy trên phần mềm, và phân tích kết quả
trong các trạng thái lạm phát khác nhau cũng như trong các trạng thái
thay đổi tỷ giá khác nhau.

1.4. Đóng góp của nghiên cứu
 Luận án này bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm về tính phi tuyến
trong truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam, trong khi các
nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chỉ tập trung vào việc xem xét truyền
dẫn tỷ giá tuyến tính, điển hình như Võ Văn Minh (2009), Nguyễn Thị
Ngọc Trang và Lục Văn Cường (2013), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu
Tuấn (2013), Nguyễn Kim Nam và cộng sự (2014).


6

 Tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng phi tuyến TVAR trong nghiên
cứu này. Mô hình TVAR có điểm thuận lợi hơn so với các mô hình phi
tuyến khác, và cụ thể là so với nhóm mô hình tự hồi quy ngưỡng (TAR,
ESTAR, LSTAR, DLSTAR). Với nhóm mô hình tự hồi quy ngưỡng, tỷ
giá được giả định là ngoại sinh và được kiểm soát bởi ngân hàng trung
ương. Tuy nhiên, trong thực tế, tỷ giá lại có thể bị tác động bởi chính các

biến ở trong mô hình. Điều này có thể dẫn đến đưa ra các ước lượng
không đúng về truyền dẫn tỷ giá đến lạm phát. Vì vậy, mô hình TVAR đã
nắm bắt thêm mối quan hệ đồng thời giữa tỷ giá và các biến khác, và các
biến trong mô hình đều được xem là nội sinh.
 Tác giả đề cập 2 vấn đề mà rất khác biệt so với các nghiên cứu trước đây
tại Việt Nam: Thứ nhất, môi trường lạm phát có tác động đến phản ứng
của các tác nhân kinh tế đối với một cú sốc tỷ giá. Trong thực tế, các tác
nhân kinh tế sẽ thay đổi kỳ vọng lạm phát nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn một
ngưỡng nhất định nào đó. Điều này là bởi vì khi nền kinh tế có lạm phát
cao, các công ty nhận thấy rằng khi chi phí sản xuất gia tăng vượt quá
một ngưỡng nhất định nào đó thì đều trở nên dai dẳng hơn. Do đó, trong
một môi trường lạm phát cao, họ sẽ điều chỉnh giá thường xuyên hơn để
duy trì biên lợi nhuận và làm gia tăng chi phí thực đơn. Thứ hai, mối
quan hệ giữa thay đổi tỷ giá và truyền dẫn tỷ giá phản ánh sự đánh đổi
trong chiến lược chính yếu của nhà xuất khẩu để ổn định khối lượng xuất
khẩu hay lợi nhuận biên. Mức độ truyền dẫn tỷ giá càng thấp khi những
nhà xuất khẩu thay đổi biên lợi nhuận để nắm giữ hay gia tăng thị phần
trong môi trường thay đổi tỷ giá cao. Tuy nhiên, khi những nhà xuất khẩu
muốn ổn định biên lợi nhuận thì lúc này mức độ truyền dẫn tỷ giá cao.
 Tác giả sử dụng 2 biến ngưỡng trong mô hình nghiên cứu, bao gồm
ngưỡng lạm phát và ngưỡng thay đổi trong tỷ giá. Tác giả sử dụng


7

ngưỡng lạm phát trong nghiên cứu này là dựa trên khung lý thuyết bao
gồm mô hình định giá so le theo sức mạnh thị trường và mô hình Mark
up, cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ phi
tuyến giữa truyền dẫn tỷ giá và lạm phát. Tác giả sử dụng ngưỡng thay
đổi tỷ giá là dựa trên những lập luận khi xem xét mối quan hệ giữa thay

đổi tỷ giá và truyền dẫn tỷ giá cũng như dựa trên các bằng chứng thực
nghiệm trước đây. Ngưỡng lạm phát được sử dụng khá phổ biến trong
các nghiên cứu phi tuyến về truyền dẫn tỷ giá, trong khi đó ngưỡng thay
đổi tỷ giá thì lại ít được sử dụng phổ biến hơn.

1.5. Kết cấu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này được kết cấu theo 5 chương, và nội dung của từng chương
như được thể hiện dưới đây:
 Chương 1: Giới thiệu, trong chương này tác giả trình bày tính cấp thiết của
đề tài, đưa ra mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu cũng như trình bày
tổng quan phương pháp nghiên cứu để có một cái nhìn khái quát toàn bài
trước khi đi vào nội dung chi tiết. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra những
đóng góp của luận án ở trong chương này.
 Chương 2: Khung lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về truyền dẫn tỷ
giá hối đoái, trong chương này tác giả trình bày các vấn đề liên quan đến tỷ
giá, lạm phát, truyền dẫn tỷ giá như các khái niệm, cơ chế truyền dẫn, cũng
như khung lý thuyết nghiên cứu liên quan đến truyền dẫn tỷ giá, và tiếp đó là
các kết quả nghiên cứu đạt được từ các nghiên cứu trước đây trên thế giới và
các nghiên cứu tại Việt Nam về tác động của truyền dẫn tỷ giá. Tất cả các
phân tích trên nhằm tạo cho tác giả một cơ sở thật sự vững chắc để đưa ra mô
hình nghiên cứu thực nghiệm phù hợp, cũng như đánh giá kết quả mà tác giả
đạt được với các kết quả nghiên cứu trước đó với mục đích đưa ra các suy


8

luận thống kê chính xác, cũng như đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp với
thực tiễn Việt Nam.
 Chương 3: Phƣơng pháp nghiên cứu và dữ liệu, trong chương này tác giả
xây dựng nên mô hình nghiên cứu, mô tả các biến nghiên cứu cũng như cách

thức thu thập và xử lý dữ liệu. Đồng thời, tác giả cũng trình bày về phương
pháp ước lượng VAR và TVAR để có một cái nhìn chi tiết và toàn diện về
các phương pháp này. Cuối cùng, tác giả trình bày cách thức vận dụng
phương pháp ước lượng TVAR vào nghiên cứu các vấn đề trong bài.
 Chương 4: Kết quả nghiên cứu, trong chương này tác giả trình bày các kết
quả đạt được từ các kiểm định tính dừng, lựa chọn độ trễ tối ưu, kiểm định
tính phi tuyến, các kết quả ước lượng, phân tích phản ứng xung và phân rã
phương sai, cũng như tính toán hệ số truyền dẫn tỷ giá trong các trạng thái
lạm phát khác nhau, trong các trạng thái thay đổi tỷ giá khác nhau, và tiến
hành thảo luận các kết quả nghiên cứu đạt được.
 Chương 5: Kết luận và khuyến nghị, trong chương này tác giả trình bày một
cách tổng quát các kết quả nghiên cứu đạt được, các hạn chế của nghiên cứu
này, cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai. Bên cạnh
đó, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị chính sách điều hành tỷ giá cho
phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam.


9

CHƢƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM VỀ TRUYỀN DẪN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Trong chương này, tác giả trình bày khung lý thuyết và các bằng chứng thực
nghiệm về truyền dẫn tỷ giá để làm nền tảng xây dựng nên mô hình nghiên cứu. Cụ thể
hơn, tác giả trình bày khung lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố được đề cập đến
trong mô hình nghiên cứu, bao gồm tỷ giá hối đoái, lãi suất, lỗ hổng sản lượng và lạm
phát. Bên cạnh đó, tác giả trình bày lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá hối đoái bao gồm
khái niệm và cơ chế truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Tác giả cũng đề cập đến nền tảng lý
thuyết về mô hình truyền dẫn tỷ giá phi tuyến với lạm phát là biến ngưỡng, bao gồm
mô hình định giá so le theo sức mạnh thị trường và mô hình Markup, cũng như các lập
luận gắn kết mô hình truyền dẫn tỷ giá phi tuyến với thay đổi tỷ giá là biến ngưỡng.

Ngoài ra, tác giả trình bày thêm các bằng chứng thực nghiệm về truyền dẫn tỷ giá hối
đoái trên thế giới cũng như tại Việt Nam để làm nền tảng xây dựng nên mô hình nghiên
cứu và để so sánh kết quả nghiên cứu của luận án với các nghiên cứu trước đây.

2.1. Lý thuyết về truyền dẫn tỷ giá hối đoái (ERPT)
2.1.1. Khái niệm về truyền dẫn tỷ giá
Nghiên cứu của Goldberg và Knetter (1997) và Campa và Goldberg (2002) xác
định truyền dẫn tỷ giá là phần trăm thay đổi trong giá nhập khẩu tính bằng đồng nội tệ
khi tỷ giá danh nghĩa giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu thay đổi 1%.
Khái niệm này có thể được mở rộng ra như nghiên cứu của Bhattacharya và cộng
sự (2011), đó là, phần trăm thay đổi trong các thước đo giá nội địa khác (chỉ số giá sản
xuất và chỉ số giá tiêu dùng) khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi 1%.
Về mặt lý thuyết, truyền dẫn tỷ giá có thể trong phạm vi giữa 0% và 100% phụ
thuộc vào các chiến lược định giá của những nhà xuất khẩu. Hệ số truyền dẫn tỷ giá sẽ
bằng 0 nếu các nhà sản xuất thiết lập mức giá các sản phẩm xuất khẩu bằng đồng tiền


10

của thị trường nhập khẩu (định giá bằng đồng nội tệ (LCP)). Ngược lại, truyền dẫn tỷ
giá hoàn toàn (hệ số truyền dẫn tỷ giá bằng 1) nếu các mức giá được thiết lập bằng
đồng tiền của thị trường nhà sản xuất (định giá bằng đồng tiền của nhà sản xuất (PCP)).
Nếu giá nhập khẩu thay đổi một lượng đúng bằng với thay đổi trong tỷ giá thì
truyền dẫn tỷ giá là hoàn toàn (Goldberg và Knetter, 1997). Nhìn chung, nếu nhà xuất
khẩu điều chỉnh giá xuất khẩu theo đồng tiền riêng của họ một lượng nhỏ hơn thay đổi
trong tỷ giá thì truyền dẫn tỷ giá là không hoàn toàn (Osbat và Wagner, 2006).
Có một số nguyên nhân của truyền dẫn tỷ giá không hoàn toàn mà có liên quan
đến nghiên cứu, bao gồm:
Thứ nhất, do sự điều chỉnh lợi nhuận biên phản ứng lại với cú sốc tỷ giá trong môi
trường cạnh tranh không hoàn hảo (Dornbusch, 1987). Theo Rowland (2004), nhiều

công ty xuất khẩu và nhập khẩu quyết định lựa chọn giữ giá không đổi, và cắt giảm hay
gia tăng biên lợi nhuận trên giá khi tỷ giá thay đổi. Hành vi này được gọi là hành vi
định giá theo thị trường (pricing-to-market). Hành vi này được nhiều công ty chọn lựa
với các tổn thất tạm thời nhưng không mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh. Khi đó
đã hấp thụ một phần thay đổi trong tỷ giá bằng việc thay đổi biên lợi nhuận, và truyền
dẫn tỷ giá không hoàn toàn.
Thứ hai, các công ty phải chi trả một khoản chi phí thực đơn (menu costs) để điều
chỉnh mức giá của họ. Vì vậy, điều này dẫn đến các công ty điều chỉnh mức giá không
thường xuyên và dẫn đến truyền dẫn tỷ giá không hoàn toàn khi có sự thay đổi trong tỷ
giá.

2.1.2. Cơ chế truyền dẫn
Chuỗi định giá (pricing chain) là sự truyền dẫn các cú sốc thông qua các chi phí
sản xuất đến giá tiêu dùng (Landau và Skudelny, 2009). Sự thay đổi trong tỷ giá được
truyền dẫn lần lượt đến các mức giá (price level) bao gồm giá nhập khẩu, chỉ số giá sản
xuất, và chỉ số giá tiêu dùng qua các giai đoạn khác nhau. Chỉ số giá sản xuất (PPI) là
chỉ số thể hiện mức giá trung bình của một giỏ hàng hóa mà một doanh nghiệp mua ở


11

kỳ này so với kỳ gốc. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ số thể hiện mức giá trung bình
của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một hộ gia đình mua ở kỳ này so với kỳ gốc. Truyền
dẫn trong giai đoạn đầu là truyền dẫn các thay đổi tỷ giá đến giá nhập khẩu, sau đó là
truyền dẫn trong giai đoạn thứ hai là phản ứng của giá tiêu dùng với các thay đổi trong
giá nhập khẩu.
Nhìn chung, các thay đổi trong tỷ giá có thể tác động đến giá nội địa thông qua
các kênh trực tiếp và gián tiếp.
Kênh truyền dẫn tỷ giá trực tiếp đó là tác động ngắn hạn trực tiếp lên nguyên liệu
thô và hàng hóa được nhập khẩu. Nhìn chung, khi đồng tiền giảm giá dẫn đến giá nhập

khẩu trở nên cao hơn (do sự gia tăng trong tỷ giá làm cho hàng hóa hay các nguyên liệu
đầu vào được nhập khẩu trở nên đắt hơn một cách tương đối đối với người mua trong
nước khi tính bằng đồng nội tệ), và làm cho chi phí sản xuất trong nước gia tăng, và
dẫn đến mức giá nội địa tăng lên. Tác động của tỷ giá lên các mức giá sẽ lớn hơn nếu
phần hàng hóa được nhập khẩu chiếm phần lớn trong rổ hàng hóa dùng để tính CPI.
McCarthy (1999) nhận thấy tác động của truyền dẫn tỷ giá thì mạnh hơn cho những
quốc gia có phần nhập khẩu chiếm phần lớn khi tác giả xem xét 9 nền kinh tế công
nghiệp.
Trong kênh truyền dẫn tỷ giá gián tiếp, khi đồng tiền giảm giá sẽ làm gia tăng
xuất khẩu (do sự gia tăng trong tỷ giá làm cho sản phẩm nội địa trở nên rẻ hơn một
cách tương đối đối với người mua ở nước ngoài), và dẫn đến làm gia tăng tổng cầu, và
làm cho giá nội địa tăng lên. Hơn thế nữa, khi đồng tiền giảm giá dẫn đến làm gia tăng
cầu hàng hóa trong nước, bởi vì khi đồng tiền giảm giá làm cho giá hàng hóa nhập
khẩu trở nên cao hơn, dẫn đến làm gia tăng cầu hàng hóa thay thế được sản xuất trong
nước. Sự gia tăng trong tổng cầu thậm chí cũng dẫn đến sự gia tăng trong cầu lao động,
và do đó làm gia tăng lương, đến lượt nó làm cho mức giá nội địa tăng lên. Bên cạnh
đó, sự tăng lên trong cầu hàng hóa thay thế trong nước sẽ dẫn đến sự gia tăng trong giá
bán của các hàng hóa thay thế ở trong nước, dẫn đến làm gia tăng mức giá nội địa.


12

Cơ chế truyền dẫn tỷ giá vào giá nội địa dựa theo nghiên cứu của Hüfner và
Schröder (2003) được trình bày tóm gọn như trong hình 2.1 dưới đây.

Đồng nội tệ giảm giá

Tác động trực tiếp

Tác động gián tiếp


Các đầu vào được

Nhập khẩu hàng hóa

Cầu hàng hóa

Cầu xuất

nhập khẩu tính bằng

cuối cùng tính bằng

thay thế trong

khẩu trong

đồng nội tệ đắt hơn

đồng nội tệ đắt hơn

nước gia tăng

nước gia tăng

Cầu lao động

Chi phí sản xuất
gia tăng


Hàng hóa thay thế

gia tăng

trong nước đắt hơn
Tiền lương
gia tăng

Mức giá nội địa gia tăng
Hình 2.1: Cơ chế truyền dẫn tỷ giá vào giá nội địa dựa theo nghiên cứu của
Hüfner và Schröder (2003)


13

2.1.3. Mô hình định giá so le theo sức mạnh thị trƣờng
Mô hình định giá so le theo sức mạnh thị trường được đưa ra trong nghiên cứu
của Taylor (2000) và sau này được rất nhiều nhà nghiên cứu về truyền dẫn tỷ giá phi
tuyến trích dẫn. Sau đây, tác giả trình bày về mô hình này.
Không giống như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo với các công ty là người
chấp nhận giá, các công ty thường nhận thấy họ có sức mạnh thị trường bởi vì họ có
thể thiết lập được mức giá. Sức mạnh thị trường phụ thuộc vào 3 điểm sau: sự khác biệt
sản phẩm của họ với các sản phẩm khác, tính thay thế sản phẩm của họ bằng các sản
phẩm khác (2 điểm này nằm trong hàm hữu dụng của người tiêu dùng), và phản ứng có
thể có của các công ty khác trên thị trường. Để xem xét giả thuyết sức mạnh định giá
thay đổi, Taylor xây dựng nên mô hình kết hợp tác động của 3 thay đổi trên quyết định
giá của một công ty: thay đổi trong chi phí, thay đổi việc thiết lập giá bởi các công ty
khác, thay đổi trong cầu. Mức độ mà một công ty gia tăng trong chi phí hay một sự gia
tăng trong mức giá của các công ty khác là thước đo sức mạnh thị trường, và thay đổi
trong sức mạnh thị trường sẽ làm thay đổi mức độ truyền dẫn tỷ giá.

Mức giá tối ưu tại thời kỳ t được Taylor đưa ra như sau:
xt = 0.125 ∑
Hệ số 0.125 hàm ý rằng sự gia tăng 1 đơn vị trong mức giá của các công ty khác
(pt đến pt+3) và sự gia tăng 1 đơn vị trong chi phí biên (ct đến ct+3) dẫn đến sự gia tăng 1
đơn vị y hệt trong giá xt của công ty. Nếu chỉ có ct đến ct+3 gia tăng 1 đơn vị thì giá xt
gia tăng 0.5 đơn vị.
ct+i là chi phí sản xuất biên của hàng hóa này tại thời kỳ t + i, pt+i là mức giá bình
quân của 4 nhóm công ty trong thời kỳ t+i.
Qua đó có thể nhận thấy mức độ gia tăng trong chi phí biên của một công ty dẫn
đến sự gia tăng trong mức giá riêng của công ty mà mức giá riêng này phụ thuộc vào
tính dai dẳng của sự gia tăng chi phí biên. Tương tự, mức độ gia tăng trong mức giá
của các công ty khác sẽ dẫn đến sự gia tăng trong mức giá riêng của công ty mà mức


14

giá riêng này sẽ phụ thuộc vào tính dai dẳng của sự gia tăng trong mức giá kỳ vọng của
các công ty khác.
Đường cầu tuyến tính có dạng như sau:
yt =

– β (xt -

)

Mức độ truyền dẫn tỷ giá phụ thuộc vào độ dốc của đường cầu tuyến tính β.
Một sự dịch chuyển đường cầu sẽ dẫn đến sự thay đổi trong mức giá, mà phụ
thuộc vào độ dốc của đường cầu, một yếu tố dùng để xác định sức mạnh thị trường.
Giá trị β càng cao đại diện cho sức mạnh thị trường càng kém, do đó β làm gia tăng tác
động của sự thay đổi trong cầu lên sự sụt giảm trong mức giá. Sức mạnh thị trường

càng kém dẫn đến sự gia tăng càng nhỏ trong mức giá của công ty khi có một sự thay
đổi trong cầu. Do đó, khi thị trường trở nên cạnh tranh hơn thì có thể kỳ vọng một sự
gia tăng nhỏ hơn trong mức giá để phản ứng lại với sự thay đổi trong cầu. Mức độ phản
ứng trong mức giá với sự dịch chuyển của cầu phụ thuộc vào tính dai dẳng của sự gia
tăng trong cầu.
Sức mạnh định giá phụ thuộc nhiều vào kỳ vọng biến động giá và chi phí trong
tương lai. Nếu sự gia tăng trong chi phí được kỳ vọng kéo dài thì lúc đó cần phải điều
chỉnh mức giá với một mức độ lớn hơn. Do đó, sức mạnh định giá phụ thuộc rất nhiều
vào kỳ vọng lạm phát.
Đối với một công ty nhập khẩu đầu vào để sản xuất thì chi phí ct sẽ phụ thuộc vào
tỷ giá. Đối với một công ty bán lẻ nhập khẩu hàng hóa thì nhập khẩu là yếu tố đầu vào
trung gian mà công ty cộng thêm vào giá trị của công ty dưới hình thức dịch vụ bán lẻ.
Sự giảm giá đồng nội tệ sẽ làm gia tăng chi phí nhập khẩu được tính bằng đồng nội tệ.
Nếu sự giảm giá đồng nội tệ được kỳ vọng là tạm thời (so với tỷ lệ lạm phát) thì công
ty sẽ truyền dẫn một phần nhỏ giá trị sụt giảm của đồng nội tệ dưới hình thức giá xt cao
hơn. Do đó, sự biến động tỷ giá ít dai dẳng hơn sẽ dẫn đến hệ số truyền dẫn tỷ giá nhỏ
hơn.


15

2.1.4. Mô hình Mark up
Mô hình Mark up được đưa ra trong nghiên cứu của Campa và Goldberg (2005),
Barhoumi (2006), Al-Abri và Goodwin (2009), và sau này được Junttila và Korhonen
(2012) mở rộng và phát triển mô hình cũng như ứng dụng vào nghiên cứu về truyền
dẫn tỷ giá phi tuyến. Sau đây, tác giả sẽ trình bày về mô hình Mark up đã được mở
rộng và phát triển bởi Junttila và Korhonen (2012).
Dựa vào các nghiên cứu trước đó, Junttila và Korhonen (2012) xem xét một công
ty xuất khẩu có sức mạnh định giá hàng hóa trong quốc gia nhập khẩu. Giá nhập khẩu
vào thời kỳ t (


) là một hàm Mark up của nhà xuất khẩu

và chi phí biên

.
= et +

+

Dưới quan điểm của nhà xuất khẩu thì et là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, được đo
lường bằng đồng tiền quốc gia nước ngoài (nhập khẩu) trên mỗi đơn vị đồng tiền của
quốc gia nội địa (xuất khẩu).
Sau đó, Junttila và Korhonen (2012) đã mở rộng mô hình cơ bản ở trên bằng việc
giả định mức độ thay đổi chính sách tiền tệ của quốc gia nhập khẩu sẽ xác định sự điều
chỉnh Mark up của nhà xuất khẩu. Do đó,

là một hàm của quan điểm chính

sách tiền tệ. Giờ đây Mark up được giả định phản ứng với các điều kiện chính sách tiền
tệ (st) trong quốc gia nhập khẩu hay nói cách khác là môi trường chính sách tiền tệ
quốc gia nhập khẩu được nắm bắt bởi biến thông tin (st) mà đóng vai trò trong việc
định giá Mark up của công ty xuất khẩu. Họ cho rằng truyền dẫn tỷ giá phụ thuộc vào
biến này. Họ giả định rằng các điều kiện chính sách tiền tệ được nắm bắt tốt nhất bởi tỷ
lệ lạm phát hàng năm của quốc gia nhập khẩu được tính trên chỉ số giá tiêu dùng. Sự
phụ thuộc chính sách tiền tệ này được giả định được phản ánh trong chiến lược của
công ty mà các điều kiện chính sách tiền tệ quốc gia nhập khẩu tác động truyền dẫn
biến động tỷ giá vào giá nhập khẩu.



16

Giả định công ty nhập khẩu thiết lập giá trước cho một vài thời kỳ, Mark up phản
ứng mạnh hơn với các thay đổi trong tỷ giá nếu lạm phát cao. Do đó, trạng thái lạm
phát cao có xu hướng gia tăng truyền dẫn tỷ giá. Mark up có thể được biểu diễn bằng
, trong đó
gia nhập khẩu

là hàm phi tuyến của lạm phát theo chỉ số giá tiêu dùng của quốc

. Từ đó, đạt được:
=

Trong đó

,

,

et +

+

là các tham số dương.

Phương trình trên chỉ ra rằng các thay đổi trong tỷ giá cũng có một tác động gián
tiếp mà tác động này phụ thuộc vào môi trường lạm phát của quốc gia nhập khẩu. Họ
giả định chỉ có 2 trạng thái lạm phát trong quốc gia nhập khẩu: lạm phát thấp và lạm
phát cao. Họ cũng giả định có giá trị ngưỡng của lạm phát (π*) phân tách giữa các
trạng thái lạm phát này. Trạng thái lạm phát thấp (πt < π*) được xác định là môi trường

cạnh tranh mà công ty xuất khẩu không thể sử dụng chiến lược định giá theo thị
trường. Trong trường hợp này truyền dẫn tỷ giá gián tiếp bằng 0 và công ty sẽ chuyển
biến động trong tỷ giá trực tiếp vào giá xuất khẩu mà công ty thiết lập. Trạng thái lạm
phát cao (πt > π*) là môi trường mà công ty có thể thực hiện đầy đủ chiến lược định giá
theo thị trường và truyền dẫn tỷ giá trên mức 0. Dựa trên các giả định này tác giả viết
tác động truyền dẫn gián tiếp như sau :
= 0 khi πt ≤ π* (trạng thái lạm phát thấp)
=

> 0 khi πt > π* (trạng thái lạm phát cao)

Họ tìm thấy 2 hệ số truyền dẫn khác nhau trong 2 trạng thái lạm phát. Nếu quốc
gia nhập khẩu trong trạng thái lạm phát thấp, truyền dẫn tỷ giá vào giá nhập khẩu là

.

Nếu quốc gia nhập khẩu trong trạng thái lạm phát cao, truyền dẫn tỷ giá vào giá nhập
khẩu là

+ . Do đó, truyền dẫn tỷ giá thấp trong trạng thái lạm phát thấp so với trạng

thái lạm phát cao bởi vì

<

+ . Trạng thái lạm phát thấp là môi trường chính sách

tiền tệ mà công ty nước ngoài đối mặt với sự cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu và
không thể truyền dẫn tất cả các thay đổi trong tỷ giá vào các mức giá. Tuy nhiên, trong



17

trạng thái lạm phát cao, công ty có thể truyền dẫn tất cả các thay đổi trong tỷ giá vào
các mức giá. Cụ thể hơn, họ cho rằng lạm phát cao hơn làm gia tăng hệ số truyền dẫn
theo dạng phi tuyến. Họ viết lại dưới dạng sai phân như sau :
=(

+

Trong đó, tác động của chính sách tiền tệ

+
được dùng để giải thích tác động

của tỷ lệ lạm phát lên truyền dẫn tỷ giá.
Khi tỷ lệ lạm phát dưới hay trên một chút so với mức ngưỡng được xác định
trước, hầu hết các công ty nhận thấy điều này như là sự cần thiết của các thay đổi vừa
phải trong chính sách tiền tệ quốc gia nhập khẩu, vì vậy các công ty xuất khẩu không
thay đổi các chiến lược định giá trong tình huống này. Tuy nhiên, khi tỷ lệ lạm phát bắt
đầu gia tăng rõ ràng trên mức ngưỡng, hầu hết các công ty không chắc chắn đây là một
tín hiệu thay đổi thực sự ở mức độ nào trong chính sách tiền tệ, nhưng ngày càng nhiều
công ty xuất khẩu nhận thấy điều này và có thể thay đổi giá xuất khẩu bằng đồng nội
tệ. Khi tỷ lệ lạm phát đủ cao so với mức ngưỡng, hầu hết tất cả các công ty nhận thấy
rằng chính sách tiền tệ của quốc gia nhập khẩu thay đổi. Các công ty sẽ xem xét sự
thay đổi trong chính sách tiền tệ khi quyết định chính sách định giá cho các thị trường
quốc gia nhập khẩu.

2.1.5. Mối quan hệ giữa thay đổi trong tỷ giá và truyền dẫn tỷ giá
Các nghiên cứu về mặt lý thuyết đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyền dẫn tỷ giá và

thay đổi trong tỷ giá nhưng phương hướng tác động thì không rõ ràng. Sự thay đổi tỷ
giá càng cao có quan hệ với truyền dẫn tỷ giá càng thấp (tức là mối quan hệ ngược
chiều) trong môi trường cạnh tranh cao bởi vì những nhà xuất khẩu thay đổi biên lợi
nhuận để nắm giữ hay gia tăng thị phần (Froot và Klemperer, 1989). Nhưng ngược lại,
nếu những nhà xuất khẩu có nhiều khả năng tìm kiếm để ổn định biên lợi nhuận của họ
thì họ sẽ có xu hướng duy trì để cố định mức giá theo đồng tiền của họ, tức là truyền
dẫn tỷ giá cao và vì vậy tác động kỳ vọng là cùng chiều (Devereux và Engel, 2002).
Theo Gaulier và cộng sự (2008), mối quan hệ này phản ánh sự đánh đổi trong chiến


18

lược chính yếu của nhà xuất khẩu để ổn định khối lượng xuất khẩu hay lợi nhuận biên.
Một lập luận có liên quan đó là liệu khi có cú sốc thay đổi được nhìn nhận là tạm thời
hay kéo dài bởi những nhà xuất khẩu. Nếu sự thay đổi là tạm thời thì có khả năng điều
chỉnh giảm biên lợi nhuận hơn là gánh chịu các chi phí liên quan đến thay đổi giá
thương xuyên (Froot và Klemperer, 1989).
Mann (1986) cũng cho rằng thay đổi tỷ giá tạm thời thì làm cho những nhà xuất
khẩu thận trọng hơn trong việc thay đổi mức giá và càng sẵn lòng hơn điều chỉnh biên
lợi nhuận, do đó cắt giảm truyền dẫn tỷ giá. Tuy nhiên, nếu các công ty kỳ vọng thay
đổi tỷ giá là dai dẳng thì có khả năng họ sẽ thay đổi giá hơn là điều chỉnh biên lợi
nhuận để phản ứng lại với các thay đổi trong tỷ giá, mà điều này sẽ làm gia tăng truyền
dẫn tỷ giá.

2.2. Lý thuyết nền tảng về mối quan hệ giữa lạm phát, tỷ giá hối
đoái và lãi suất
2.2.1. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát dƣới các điều kiện
cân bằng quốc tế (International Parity Conditions)
Tác giả đề cập đến lý thuyết ngang giá sức mua (PPP) khi xem xét mối quan hệ
giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái. Lý thuyết ngang giá sức mua được phát triển bởi nhà

kinh tế học người Thụy Điển Gustavav Casell vào năm 1920 khi xem xét mối quan hệ
giữa giá cả của một hàng hóa nhất định tính bằng đồng tiền của các nước khác nhau.
Lý thuyết ngang giá sức mua được xây dựng dựa trên một số giả định cơ bản. Các
giả định này chủ yếu là tạo ra một thị trường mà không có các rào cản khi thực hiện
các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá:
 Không có chi phí giao dịch.
 Thị trường là hoàn hảo, chính phủ của các quốc gia không sử dụng các hàng rào
mậu dịch và các hàng rào mậu dịch ẩn. Hàng hóa có thể được trao đổi và di
chuyển một cách tự do.


19

 Các nhà kinh doanh chênh lệch giá đều nắm bắt được tất cả những thông tin về
giá cả hàng hóa trên thế giới một cách hoàn hảo.
Cơ sở để xây dựng nên lý thuyết ngang giá sức mua đó chính là quy luật một giá.
Quy luật một giá cho rằng giá cả của những loại hàng hóa tương tự khi được tính bằng
một đồng tiền chung tại mức tỷ giá hiện hành ở cả hai thị trường phải ngang bằng
nhau. Trong phần này, tác giả dựa trên nền tảng của quy luật một giá để trình bày 2
hình thức của ngang giá sức mua, bao gồm hình thức tuyệt đối và hình thức tương đối.
Hình thức ngang giá sức mua tuyệt đối cho rằng: tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa
hai đồng tiền phải ngang bằng với tỷ lệ mức giá của rổ hàng hoá giữa hai quốc gia. Do
đó, tiền tệ của quốc gia này sau khi được quy đổi qua tỷ giá danh nghĩa đó sẽ có sức
mua tương đương trong quốc gia kia.
Gọi S là tỷ giá hối đoái danh nghĩa cân bằng; P* là giá của rổ hàng hóa nước
ngoài; P là giá của rổ hàng hóa trong nước.
S= P/P*
Hình thức ngang giá sức mua tương đối cho rằng: tỷ lệ lạm phát của một quốc gia
chỉ có thể cao hơn (thấp hơn) so với tỷ lệ lạm phát của một quốc gia khác khi mà tỷ giá
hối đoái sụt giảm (gia tăng) (Copeland, 2005).

Phần trăm thay đổi trong đồng ngoại tệ sẽ thay đổi để duy trì ngang giá trong chỉ
số giá cả mới của cả hai nước.
(1 + If)(1 + ef) = (1 + Ih)
If: mức lạm phát nước ngoài
Ih: mức lạm phát trong nước
ef: % thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ
ef =

–1

Công thức này phản ánh mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát tương đối và tỷ giá hối
đoái theo ngang giá sức mua. Nếu Ih > If thì ef dương. Điều này hàm ý rằng đồng ngoại


20

tệ sẽ tăng giá khi lạm phát trong nước vượt quá lạm phát ở nước ngoài. Nếu Ih < If thì ef
âm. Điều này hàm ý rằng đồng ngoại tệ sẽ giảm giá khi lạm phát nước ngoài vượt quá
lạm phát ở trong nước.
ef

Ih - If

Công thức này thể hiện rằng phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ gần bằng
với chênh lệch trong tỷ lệ lạm phát giữa hai quốc gia.
Có nhiều tranh luận khác nhau về vấn đề liệu ngang giá sức mua có tồn tại liên
tục hay không. Nhiều lý do khác nhau đã được đưa ra để giải thích cho vấn đề ngang
giá sức mua không tồn tại liên tục:
 Tác động của các yếu tố khác đến tỷ giá hối đoái: Ngoài chênh lệch lạm phát
thì còn có nhiều yếu tố khác tác động đến tỷ giá hối đoái, chẳng hạn như

chênh lệch lãi suất hay các biện pháp kiểm soát của chính phủ…Trong lý
thuyết ngang giá sức mua, sự điều chỉnh trong tỷ giá là do hành vi của những
nhà kinh doanh chênh lệch giá hàng hóa tạo nên, và những giao dịch này
được ghi nhận trong tài khoản vãng lai. Trong khi đó, trong lý thuyết ngang
giá lãi suất, sự điều chỉnh tỷ giá là do hành vi của những nhà đầu tư kinh
doanh chênh lệch giá tài sản tạo nên, và những giao dịch này được ghi nhận
trong tài khoản vốn. Chính vì vậy, mức độ tác động nào đến tỷ giá mạnh hơn
còn phụ thuộc vào những giao dịch trên tài khoản vốn hay trên tài khoản vãng
lai chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cán cân thanh toán.
 Không có hàng hóa thay thế cho hàng nhập khẩu: Theo lý thuyết ngang giá
sức mua, khi giá cả trở nên cao hơn một cách tương đối ở quốc gia này, thì tại
quốc gia kia sẽ ngưng nhập khẩu và chuyển sang sử dụng hàng nội địa để
thay thế hàng nhập khẩu. Nhưng không phải lúc nào cũng có hàng hóa thay
thế cho hàng nhập khẩu đó. Chính vì vậy, tỷ giá sẽ không điều chỉnh đúng
như ngang giá sức mua dự kiến.


21

 Hàng rào mậu dịch và hàng rào mậu dịch ẩn: Lý thuyết ngang giá sức mua
dựa trên giả định thị trường hoàn hảo và không có chi phí giao dịch. Trong
thực tế, chính phủ các nước vẫn sử dụng các hàng rào mậu dịch và các hàng
rào mậu dịch ẩn để can thiệp dòng hàng hóa vào và ra khỏi quốc gia. Chính vì
vậy, việc xuất hiện các hàng rào mậu dịch này sẽ làm gia tăng chênh lệch giá
của những hàng hóa giống nhau tại các quốc gia khác nhau trên thế giới.
 Tỷ trọng nhập lượng phi mậu dịch trong hàng hóa: Có những loại hàng hóa
và dịch vụ đồng nhất với nhau, nhưng mức giá vẫn chênh lệch nhau giữa các
quốc gia khác nhau trên thế giới. Nguyên nhân dẫn đến mức chênh lệch này
là do các loại hàng hóa này có tỷ trọng nhập lượng phi mậu dịch lớn. Chính vì
vậy, đối với những hàng hóa này thì không thể kinh doanh chênh lệch giữa

các quốc gia khác nhau trên thế giới.
 Thông tin bất cân xứng: Lý thuyết ngang giá sức mua dựa trên giả định rằng
tất cả những nhà kinh doanh chênh lệch giá đều nắm bắt toàn bộ thông tin về
giá cả hàng hóa trên thế giới một cách hoàn hảo. Tuy nhiên, trong thực tế,
không phải lúc nào những nhà kinh doanh chênh lệch giá cũng nắm bắt đầy
đủ và chính xác toàn bộ thông tin về giá cả hàng hóa trên thế giới. Bất kể có
một nhóm nhỏ những nhà kinh doanh chênh lệch giá nắm bắt thông tin một
cách hoàn hảo, thì các giao dịch của họ cũng không đủ lớn để thu hẹp được
mức chênh lệch giá hàng hóa, và mức chênh lệch giá này vẫn tồn tại.
 Các loại hàng hóa và tỷ trọng của các loại hàng hóa được đưa vào rổ hàng
hóa dùng để tính chỉ số giá sẽ khác nhau ở những quốc gia khác nhau. Chính
vì vậy, ngay từ ban đầu giá cả của rổ hàng hóa của các nước không thể giống
nhau hoàn toàn.
Bên cạnh đó, nhiều tranh luận cho rằng ngang giá sức mua trong thực tế không
luôn luôn tồn tại. Theo Copeland (2005), Dornbusch đã nhận thấy giá cả trong thị
trường hàng hóa được điều chỉnh chậm hơn so với tốc độ điều chỉnh của thị trường tài


22

chính. Vì vậy, thị trường tài chính phải điều chỉnh vượt mức với các cú sốc để bù đắp
cho sự neo giá trong thị trường hàng hóa. Khi đó, tỷ giá hối đoái có khuynh hướng biến
động quá mức so với mức cân bằng trong ngắn hạn so với sự thay đổi trong giá cả hàng
hóa. Điều này là do có sự chênh lệch về tốc độ điều chỉnh giá cả giữa thị trường hàng
hóa và thị trường tài chính. Chính vì thế, ngang giá sức mua sẽ lệch đi trong ngắn hạn.
Vậy trong dài hạn, ngang giá sức mua có tồn tại không? Nhiều nghiên cứu thực
nghiệm đã xem xét vấn đề này dựa trên việc phân tích hành vi của tỷ giá hối đoái thực.
Nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng ngang giá sức mua trong dài hạn có tồn tại, và
trong ngắn hạn thì tỷ giá sẽ xoay quanh mức cân bằng dài hạn này. Nếu chứng minh
được hành vi của tỷ giá hối đoái thực là có khuynh hướng hội tụ về mức tỷ giá hối đoái

ngang giá sức mua (tỷ giá hối đoái thực là 1) thì ngang giá sức mua sẽ tồn tại trong dài
hạn. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm với các phương pháp luận khác nhau đều nhất trí
rằng độ lệch của PPP có xu hướng tắt dần, nhưng tốc độ thì rất chậm.
Tuy nhiên, mô hình Harrod – Balassa – Samuelson đưa ra lý giải về ngang giá
sức mua không tồn tại trong dài hạn là do có sự thay đổi theo thời gian của tỷ giá thực
cân bằng trong dài hạn. Trong mô hình này, nền kinh tế của các nước giả định tăng
trưởng chủ yếu dựa vào sự gia tăng trong năng suất lao động trong khu vực sản xuất
hiện đại, bởi vì năng suất lao động trong khu vực này có độ nhạy lớn với sự thay đổi
trong công nghệ. Trong khi đó, khu vực sản xuất truyền thống và dịch vụ lại có năng
suất lao động không nhạy với sự thay đổi trong công nghệ. Khi năng suất lao động
trong khu vực sản xuất hiện đại gia tăng dẫn đến có sự gia tăng trong mức lương của
khu vực sản xuất truyền thống và dịch vụ với năng suất lao động không đổi để giữ chân
lực lượng lao động. Ở những quốc gia phát triển có trình độ khoa học công nghệ cao
hơn, mức lương ở khu vực sản xuất truyền thống và dịch vụ cao hơn so với các quốc
gia đang phát triển. Chính vì vậy, đồng tiền của các quốc gia phát triển có khuynh
hướng được định giá cao. Do đó, tỷ giá hối đoái thực cân bằng trong dài hạn có thể bị
tác động bởi sự thay đổi trong khoa học công nghệ của một quốc gia.


23

2.2.2. Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái
Trong mô hình nghiên cứu của tác giả có đưa vào biến lãi suất, vì vậy cần có cơ
sở khoa học về mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra các
nghiên cứu thực nghiệm trước đây về truyền dẫn tỷ giá có đưa vào biến lãi suất, điển
hình như Aleem và Lahiani (2014), Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013), Trần
Ngọc Thơ và Nguyễn Thị Ngọc Trang (2015).
Lý thuyết ngang giá lãi suất không phòng ngừa sử dụng chênh lệch lãi suất danh
nghĩa giữa hai đồng tiền để giải thích cho sự thay đổi trong tỷ giá giao ngay của đồng
ngoại tệ.

Tỷ suất sinh lợi có hiệu lực (tỷ suất sinh lợi sau khi đã tính đến sự thay đổi trong
tỷ giá) khi đầu tư ra nước ngoài sẽ phụ thuộc vào hai nhân tố đó là: (1) lãi suất nước
ngoài, (2) sự thay đổi giá trị của ngoại tệ.
rf = (1 + if)(1 + ef) - 1
rf là tỷ suất sinh lợi có hiệu lực khi đầu tư ra nước ngoài.
ih là lãi suất trong nước
if là lãi suất của nước ngoài
ef: % thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ
Nếu ngang giá lãi suất tồn tại thì tỷ suất sinh lợi có hiệu lực khi đầu tư ra nước
ngoài sẽ bằng với lãi suất trong nước
rf = i h
Lúc này:

ef =
ef

–1
ih - if

Công thức này thể hiện phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ gần bằng với
chênh lệch trong lãi suất giữa hai quốc gia. Nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suất
nước ngoài, đồng ngoại tệ sẽ tăng giá để bù đắp cho lãi suất thấp hơn. Ngược lại, nếu


24

lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất nước ngoài thì đồng ngoại tệ sẽ giảm giá một mức
tương đương với chênh lệch lãi suất.
Hiệu ứng Fisher quốc tế cho rằng: một quốc gia mà có lãi suất cao tương đối so
với một quốc gia khác thì đồng tiền của nước đó sẽ giảm giá tương đương với chênh

lệch lãi suất.
Theo Fisher, lãi suất danh nghĩa sẽ tương đương với lãi suất thực và lạm phát.
Fisher giả định rằng lãi suất thực là bằng nhau ở mỗi quốc gia, cho nên sự chênh lệch
trong lãi suất danh nghĩa thể hiện chênh lệch trong lạm phát. Theo đó, quốc gia nào có
lãi suất danh nghĩa cao hơn thì đồng tiền của quốc gia đó sẽ giảm giá, khi lãi suất thực
là như nhau giữa hai quốc gia.
Tóm lại, tỷ giá có mối quan hệ với lãi suất danh nghĩa (dựa trên ngang giá lãi suất
không phòng ngừa), và lãi suất danh nghĩa có mối quan hệ với lạm phát (hiệu ứng
Fisher quốc tế). Điều này cũng hàm ý mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát dưới góc độ
hành vi kinh doanh chênh lệch lãi suất của các nhà đầu tư trên thị trường. Trong khi đó,
mối quan hệ giữa tỷ giá và lạm phát trong ngang giá sức mua PPP dưới góc độ hành vi
kinh doanh chênh lệch giá hàng hóa.

2.2.3. Mối quan hệ giữa lỗ hổng sản lƣợng và lạm phát
Tác giả dựa theo lý thuyết đường cong Phillips để xem xét mối quan hệ giữa lỗ
hổng sản lượng và lạm phát. Khi xem xét lý thuyết đường cong Phillips và có tính đến
sự phù hợp với các bằng chứng thực nghiệm có liên quan, Galí và Gertler (1999) cùng
một số nghiên cứu khác có đề cập đến một phiên bản khác biệt của đường cong Phillips
khi cho rằng lạm phát πt phụ thuộc vào lỗ hổng sản lượng (chênh lệch giữa sản lượng
thực tế yt và sản lượng tiềm năng

và “chi phí đẩy” phản ánh tác động của lạm phát

kỳ vọng Et(πt+1), cũng như lạm phát trong quá khứ πt-1.
πt =  (yt -

) + (1 - ) Et(πt+1) +  πt-1, với 0 <  < 1

Phương trình này thể hiện lạm phát phụ thuộc vào lạm phát kỳ vọng trong tương
lai cũng như lạm phát trong quá khứ. Việc thêm vào lạm phát trong quá khứ nhằm nắm



25

bắt sự dai dẳng của lạm phát mà không được giải thích trong các mô hình lý thuyết
đường cong Phillips trước đó.
Đây chính là sự kết hợp giữa lý thuyết đường cong Phillips truyền thống (lạm
phát phụ thuộc vào lỗ hổng sản lượng và lạm phát trong quá khứ) và lý thuyết đường
cong Phillips thuộc trường phái New Keynes (lạm phát phụ thuộc vào lỗ hổng sản
lượng và kỳ vọng lạm phát). Phương trình này có được từ những chứng minh trong
nghiên cứu của Galí và Gertler (1999) với phương trình lạm phát là một hàm của chi
phí biên và kỳ vọng lạm phát, và có mối quan hệ theo tỷ lệ giữa chi phí biên và lỗ hổng
sản lượng.
Mối quan hệ giữa lạm phát và lỗ hổng sản lượng cũng có hàm ý tương tự như mối
quan hệ giữa sự thay đổi trong lương và tỷ lệ thất nghiệp mà thường được đề cập đến
trong các tài liệu kinh tế tài chính, với lỗ hổng sản lượng có mối quan hệ với tỷ lệ thất
nghiệp theo quy luật Okun.

2.3. Bằng chứng thực nghiệm về các kết quả nghiên cứu trƣớc đây
2.3.1. Truyền dẫn tuyến tính
Nghiên cứu của Menon (1995) đã trình bày tổng hợp 43 nghiên cứu thực
nghiệm trước đó về truyền dẫn tỷ giá, và chỉ ra rằng truyền dẫn tỷ giá là không hoàn
toàn, nhưng mức độ truyền dẫn tỷ giá khá là khác nhau giữa các quốc gia và phần lớn
vẫn còn ổn định theo thời gian. Các kết quả nghiên cứu khác nhau theo tác giả chủ yếu
là do sử dụng các phương pháp luận, các chỉ định mô hình, lựa chọn các biến khác
nhau hơn là do sử dụng các giai đoạn nghiên cứu khác nhau. Kể từ nghiên cứu này, có
rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm sau đó về truyền dẫn tỷ giá đã cố gắng cải thiện
những thiếu sót của các nghiên cứu trước đó bằng các phương pháp khác nhau để đưa
ra các kết quả ước lượng ít bị sai lệch.
Khá nhiều nghiên cứu trước đây ước lượng phản ứng của thước đo giá nội địa với

các thay đổi trong tỷ giá danh nghĩa bằng mô hình hồi quy phương trình đơn nhất với
dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu bảng (Campa và Goldberg, 2002; Goldfajn và


×