Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề kiểm tra học kì II.com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.4 KB, 2 trang )

Đề kiểm tra học kì II
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút (không kể giao đề).
I. Trắc nghiệm
*Nối ý ở cột A với ý ở cột B và cột C cho phù hợp: (0.5điểm)
Tác phẩm Thể loại Trào lưu văn học
I. Nhớ rừng 1, Thơ 5 chữ tự do. A. Văn học lãng mạn.
II. Ông đồ 2, Thơ lục bát. B. Văn học hiện thực phê phán
III. Khi con tu hú 3, Thơ thất ngôn tứ tuyệt. C. Văn học yêu nước và Cách
mạng
IV. Ngắm trăng 4, Thơ tự do.
*Điền đáp án đúng vào chỗ chấm: (0.5 điểm)
Văn bản Hoàn cảnh ra đời
I. Chiếu dời đô. …………......
II. Hịch tướng sĩ. ……………..
III. Nước Đại Việt ta. ……………..
IV. Nam Quốc Sơn Hà. ……………..
A. 1076. B. 1010. C. 1258. D. 1428
*Trả lời câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng:
1, Văn bản nào không cùng nội dung với văn bản còn lại:
A. Quê hương. C. Ông đồ
B. nhớ rừng. D. Khi con tu hú.
2,Các văn bản: “Ngắm trăng”, “Đi dường”, “Tức cảnh Pác Bó” có điểm
chung nào?
A. Khắc hoạ tư thế, trạng thái của Bác.
B. Khắc hoạ hoàn cảnh
C. Thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác.
D. Cả A, B, C.
3, Giá trị nội dung chủ đạo xuyên suốt các áng văn cổ là:
A. Ý thức tự cường, tự chủ.
B. Niềm tự hào dân tộc.


C. Khát vọng hoà bình cho đất nước.
D. Tình cảm yêu nước sục sôi, tha thiết.
4, Các từ gạch chân trong câu văn sau được sắp xếp theo trật tự:
“ Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiêm sấu”
(Vũ Đình Liên)
A. Mức độ tăng dần trong cảm xúc
B. Thứ tự trước sau của cảm xúc
C.Mức độ giảm dần của cảm xúc
D. Thứ tự sau trước của cảm xúc
5, Trong văn bản “Hịch tướng sĩ”, cặp từ xưng hô nào được dùng:
A. Ta – Ngươi. C. Thần – Ngươi.
B. Ta – Khanh. D. Ta – Mình.
6, Sắc thái biểu cảm trong cách xưng hô đó:
A. Trang trọng, lịch sự. C. Vừa nghiêm khắc vừa thân tình
B. Thân mật, suồng sã. D. Vừa nghiêm khắc vừa trang trọng.
7, Tại sao kết thúc bài “Chiếu dời đô” của mình, nhà vua lại sử dụng
câu hỏi?
A. Thể hiện tâm trạng còn băn khoăn, do dự.
B. Thể hiện sự tôn trọng ý kiến của các quần thần.
C. Thể hiện quyết tâm dời đô của nhà vua.
D. B và C.
8, Yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thuyết phục của văn bản “Bàn
luận về phép học” là:
A. Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu.
B. Luận điểm rõ ràng, mạch lạc.
C. Lý lẽ xác đáng, chặt chẽ.
D. Cảm xúc, tình cảm của người viết.
II. Tự luận:
Câu 1:(2 diểm)

Phân tích hiệu quả nghệ thuật của cách sắp xếp trật tự từ trong
câu thơ sau:
“Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng Tám”
(Tố Hữu)
Câu 2:(5 điểm)
Từ một lời trong ca khúc “ Khát vọng tuổi trẻ”: “Đừng hỏi Tổ
quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”,
em hãy viết một bài văn giải thích về vai trò và trách nhiệm của tuổi trẻ
ngày hôm nay với Đất nước.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×