Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TUYÊN NGÔN của ĐẢNG CỘNG sản và SUY NGHĨ về vấn đề xây DỰNG ĐẢNG ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.73 KB, 11 trang )

"Tuyên ngôn của đảng cộng sản" VÀ suy nghĩ về vấn đề
xây dựng Đảng ở nước ta hiện nay
Học thuyết về Đảng cộng sản của Mác và Ăngghen là một bộ
phận hợp thành của chủ nghĩa cộng sản khoa học được trình
bày trong rất nhiều tác phẩm, nhưng những vấn đề cơ bản đã
được hai ông xác định trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" Cương lĩnh chính trị của giai cấp vô sản. Những vấn đề cơ bản
đó đã được chứng minh trong thực tiễn lịch sử suốt 160 năm
qua. Một trong những vấn đề đó là mối quan hệ giữa "những
người vô sản và những người cộng sản" tức là quan hệ giữa
Đảng cộng sản với giai cấp vô sản, với quần chúng; ranh giới
giữa Đảng viên với quần chúng.
Trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" Mác và Ăngghen đã
luận chứng cho sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô
sản là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới tốt
đẹp hơn. Sứ mệnh lịch sử đó chỉ biến thành hiện thực với điều
kiện chủ quan là có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Do đó,
song song với sự nghiệp nghiên cứu khoa học để xây dựng học
thuyết về sự giải phóng nhân loại bị áp bức, hai ông đã chăm lo
xây dựng Đảng của giai cấp công nhân từ việc thành lập Uỷ
ban thông tin Bruyxen đến việc cải tổ Liên đoàn những người
chính nghĩa thành Liên đoàn những người cộng sản, từ Hội
công nhân Đức đến Hội Liên hiệp công nhân Quốc tế. Để xây
dựng Đảng của giai cấp công nhân Mác và Ăngghen đã đề ra


những luận điểm cơ bản. Những luận điểm cơ bản đó được
trình bày trong toàn bộ "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", đặc
biệt là chương II: "Những người vô sản và những người cộng
sản".
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" xác định: "Những người
cộng sản không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các


đảng công nhân khác. Họ tuyệt nhiên không có một lợi ích nào
tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản.
Họ không đặt ra những nguyên tắc riêng biệt để nhằm khuôn
phong trào vô sản theo những nguyên tắc ấy".
Theo lập luận trên đây thì Đảng cộng sản là một bộ phận của
giai cấp vô sản. Họ phấn đấu cho lợi ích của giai cấp vô sản.
Họ đoàn kết, tập hợp và lãnh đạo toàn bộ giai cấp vô sản phấn
đấu cho lợi ích ấy. Đảng cộng sản là tổ chức chính trị của giai
cấp vô sản.
"Tuyên ngôn" cũng chỉ rõ những người cộng sản chỉ khác với
các đảng vô sản khác trên hai điểm: Một là, "Trong các cuộc
đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau
họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc
vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản; hai là, trong
các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư
sản, họ luôn luôn đại diện cho lợi ích của toàn bộ phong trào".
Theo đó, Đảng cộng sản là tổ chức nằm trong toàn bộ giai
cấp vô sản, đại biểu cho toàn bộ giai cấp vô sản quốc tế. Trong
Điều lệ của Liên đoàn những người cộng sản, Mác và Ăngghen


còn bổ sung thêm: "Tất cả các hội viên của Liên đoàn đều bình
đẳng, họ là anh em và trong mọi trường hợp, đều có nghĩa vụ
giúp nhau như anh em". Khi các tổ chức công đoàn hoặc một tổ
chức khác của giai cấp vô sản đứng ra đấu tranh vì lợi ích của
ngành, của địa phương, của dân tộc thì những người cộng sản
phải hướng họ tới mục tiêu vì lợi ích của toàn bộ giai cấp vô
sản. Điều đó cho thấy Mác và Ăngghen đã nói tới mối quan hệ
dân tộc - giai cấp. "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" còn viết:
"Những người cộng sản chiến đấu cho những mục đích và

những lợi ích trước mắt của giai cấp công nhân, nhưng đồng
thời trong phong trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho
tương lai của phong trào".
Từ hai điểm khác nhau đó giữa những người cộng sản và
quần chúng vô sản, Mác và Ăngghen yêu cầu những người
cộng sản phải gương mẫu trong thực tiễn, phải có trình độ lý
luận. Các ông viết: "Như vậy là về thực tiễn, những người cộng
sản là bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất
cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên;
về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở
chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung
của phong trào vô sản"3 . Như vậy, sự khác nhau giữa những
người vô sản về năng lực thực tiễn và lý luận chính là tiêu
chuẩn để xác định đâu là những người cộng sản. Dõi theo
những tác phẩm của Mác và Ăngghen viết về vấn đề này chúng


ta thấy hai ông luôn luôn đòi hỏi những người cộng sản phải có
hai tiêu chuẩn ấy, phải thừa nhận chủ nghĩa cộng sản, có nghị
lực và nhiệt tình cách mạng, có lối sống và hoạt động phù hợp
với mục đích của giai cấp vô sản là lật đổ giai cấp tư sản, thiết
lập nền thống trị của giai cấp vô sản, tiêu diệt xã hội tư bản
cùng với sự phân chia và đối kháng giai cấp của nó, xây dựng
xã hội không có áp bức bóc lột, không còn giai cấp. Khi tổng
kết kinh nghiệm của Công xã Pari, Mác còn nhìn thấy ở những
người cộng sản, những phẩm chất khác như: trung thực, chân
thành, thông minh, tận tuỵ và cuồng tín hiểu theo nghĩa tốt nhất
của chữ đó. Năm 1885, trong tác phẩm "Về lịch sử Liên đoàn
những người cộng sản", khi nhìn lại cuộc cách mạng 18471848 Ăngghen đã viết: "Bao giờ cũng vậy, những người cộng
sản cũng là hội viên hoạt động nhất và thông thái nhất trong

Hội, nên tất nhiên là quyền lãnh đạo Hội nằm trong tay Liên
đoàn". Điều đó cho thấy, Mác và Ăngghen luôn nhấn mạnh vấn
đề lý luận của Đảng. Chẳng hạn, khi nhận thấy phong trào công
nhân Anh tiến chậm do coi thường lý luận và Ăngghen đã yêu
cầu những người lãnh đạo phải học tập lý luận. Ông viết:
"Trước sự thiếu vững chắc của những quan điểm lý luận trước
kia, trước những lệch lạc về thực tiễn xuất phát từ sự thiếu
vững chắc đó, ở Luân Đôn người ta ngày càng thấy rằng với lý
luận mới của chúng tôi, Mác và tôi đã đúng", và họ đã nhận


thấy "cần phải đưa Liên đoàn thoát khỏi những hình thức và
truyền thống hoạt động âm mưu cũ". Không chỉ nhấn mạnh
việc nâng cao nhận thức lý luận Mác và Ăngghen bao giờ cũng
yêu cầu người cộng sản phải gương mẫu trong thực tiễn và
sáng suốt trong lý luận. Bản thân Mác là người cộng sản tiêu
biểu nhất, ông vừa là nhà khoa học vừa là nhà cách mạng mà
trước hết là nhà cách mạng.
Theo quan niệm đó của Mác và Ăngghen, nên trong "Tuyên
ngôn" người cộng sản phải là chiến sĩ tiên phong của giai cấp
công nhân, Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công
nhân.
Thực tiễn xây dựng Đảng ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề
phải giải quyết. Trong đó vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở
thời kỳ gần đây là đảng viên có làm kinh tế tư bản tư nhân hay
không? Điều lệ đảng đã xác định, nhưng cuộc sống lại đặt ra
mâu thuẫn mà lý luận phải giải đáp. Đây cũng là vấn đề liên
quan đến điều mà trong "Tuyên ngôn" Mác - Ăngghen cho rằng
những người cộng sản đưa "lên hàng đầu, coi đó là vấn đề cơ
bản của phong trào, không kể là nó đã có thể phát triển đến

trình độ nào". Đó là vấn đề sở hữu. Trên cơ sở phương pháp
luận của "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" chúng ta cần phải
giải quyết vấn đề này như thế nào?


Một người có lý tưởng là trở thành một nhà tư sản thì đương
nhiên không thể là đảng viên Đảng cộng sản được. Một người
mà lập luận rằng đảng viên cũng là công dân và do đó có mọi
quyền như công dân, có quyền làm kinh tế với bất kỳ mức độ,
hình thức, phương thức nào thì người đó chỉ là người công dân.
Có thể là công dân tốt, nhưng chưa thể là đảng viên. Điều lệ
của Liên đoàn những người cộng sản đã xác định mục đích của
Liên đoàn là lật đổ giai cấp tư sản..., xây dựng một xã hội
không có giai cấp và không có chế độ tư hữu. Tất nhiên là việc
thực hiện mục đích đó là một quá trình dài, nhưng Điều lệ Liên
đoàn ở điều 2 nói về điều kiện làm hội viên là: "Lối sống và
hoạt động phù hợp với mục đích ấy". Trong "Tuyên ngôn",
Mác - Ăngghen đã chỉ rõ ranh giới giữa đảng viên và công dân,
đã xác định rõ mục đích trước mắt của những người cộng sản là
"giành lấy chính quyền" và mục đích lâu dài là "xoá bỏ tư
hữu". Đây là điểm mà một số người cho là 150 năm qua, thực
tiễn chưa minh chứng cho công thức đó của Mác và Ăngghen.
Một giả định được đặt ra là cho phép những đảng viên Đảng
cộng sản Việt Nam hiện nay được làm kinh tế tư bản tư nhân,
tức là nhiều đảng viên sẽ trở thành nhà tư sản thì vấn đề gì sẽ
xảy ra. Trong thời kỳ quá độ, chúng ta thừa nhận kinh tế nhiều
thành phần. Trong xã hội có giai cấp tư sản. Song giai cấp tư
sản đó hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công



nhân, theo sự quản lý của chính quyền nhân dân. Nếu có một
quyết định của đảng để đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân,
làm giàu hết cỡ thì với điều kiện có chức, có quyền, có mối
quan hệ xã hội rộng rãi và cũng có kiến thức quản lý được tích
luỹ, thì sự phát triển thành giai cấp tư sản mới trong đảng sẽ rất
nhanh chóng. Quyết định đó đồng nghĩa với việc chuyển Đảng
cộng sản thành đảng tư sản và đồng nghĩa với việc chủ động
tạo ra những biến động xã hội.
Trên báo chí gần đây có khuynh hướng phân tích cái lợi cái
hại của đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân. Có những tác giả
cố tìm ra cái lợi nhiều hơn nhưng đó là cái lợi cụ thể. Họ lấy
dẫn chứng từ các doanh nghiệp tư nhân của những cán bộ, đảng
viên. Có thực tế đó nhưng cần nắm vững quan điểm của Mác
và Ăngghen trong "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản": "Trở
thành nhà tư bản có nghĩa là không những chỉ chiếm một địa vị
thuần tuý cá nhân, mà còn chiếm một địa vị xã hội trong sản
xuất. Tư bản là một sản phẩm tập thể và nó chỉ có thể vận động
được là nhờ sự hoạt động chung của nhiều thành viên trong xã
hội, xét đến cùng, là nhờ sự hoạt động chung của tất cả các
thành viên trong xã hội. Vậy "tư bản không phải là một lực
lượng cá nhân, nó là một lực lượng xã hội". Khi đã trở thành
một lực lượng xã hội mà lại là một lực lượng xã hội trong Đảng
cộng sản thì sẽ xuất hiện nhu cầu chính trị của lực lượng xã hội
đó, để bảo vệ quyền lợi kinh tế của họ. Họ sẽ giành chính


quyền bằng cách "mua lại"... nhà nước, đặt ra luật lệ khác. Nhớ
rằng trong "Tuyên ngôn" Mác và Ăngghen đã khẳng định:
"Những người cộng sản chiến đấu cho lợi ích và mục đích
trước mắt của giai cấp công nhân, nhưng đồng thời trong phong

trào "hiện tại, họ cũng bảo vệ, đại biểu cho tương lai của phong
trào". Bởi thế không thể có phương án để cho đảng viên trở
thành nhà tư sản, làm kinh tế tư bản tư nhân, nếu chúng ta thừa
nhận Đảng cộng sản là đảng của giai cấp công nhân.
Còn vấn đề "đảng viên không bóc lột" thì sao? Tưởng chừng
như đây là vấn đề lý luận, nhưng nó đã chuyển thành vấn đề
thực tiễn. Thực tiễn cần giải quyết trong hoạt động kinh tế của
đảng viên. Có nhiều ý kiến bàn về vấn đề này nhưng không ai
thoát ra khỏi quan niệm truyền thống. Tôi cho rằng nêu ra vấn
đề "đảng viên không bóc lột" là nói về lý tưởng, về mục tiêu
phấn đấu lâu dài của Đảng ta và nó cũng có một ý nghĩa thực
tiễn là điều chỉnh hành vi của đảng viên. Tuy vậy, trong thời kỳ
quá độ, không nên hiểu một cách cứng nhắc khái niệm "bóc
lột" để gây ra sự mập mờ trong tư duy, hạn chế hoạt động kinh
tế. "Đảng viên không bóc lột" là phương hướng lâu dài, được
từng bước thực hiện theo sự phát triển của điều kiện vật chất và
sự tiến bộ của xã hội, theo phương thức giảm dần "bóc lột" để
dần tới "không bóc lột".
Còn thế nào là "tư bản tư nhân", "nhà tư sản" trong điều kiện
của nước ta hiện nay? Đây là vấn đề quan trọng nhất cần phải


giải quyết để thực hiện: Đảng viên không được làm kinh tế tư
bản tư nhân. Một người được gọi là nhà tư sản, được gọi là
người làm kinh tế tư bản tư nhân phải là người mà cuộc sống
và sự phát triển kinh tế không cần dựa vào lao động của bản
thân. Song cuộc sống và sự phát triển kinh tế luôn luôn thay
đổi, cho nên khó có thể lượng hoá được. Những căn cứ về vốn,
về số lượng lao động thuê mướn, về phương thức kinh doanh...
cần phải được xem xét. Hiện nay, chúng ta chưa đặt ra được

một khuôn mẫu về kinh tế tư bản tư nhân. Khi xác định doanh
nghiệp tư nhân, công ty cổ phần tư nhân, công ty trách nhiệm
hữu hạn là kinh tế tư bản tư nhân cũng là tương đối và có mâu
thuẫn trong thực tiễn.
Trong điều kiện kinh tế nước ta còn lạc hậu, thu nhập bình
quân thấp, cho nên cách nhìn có khi còn hạn chế. Đã có ý kiến
cho rằng một người có vài ba trăm triệu đồng vốn, thuê mướn
10 - 15 công nhân đã là tư sản rồi. Thực ra không hẳn là như
thế. Mục tiêu lý tưởng của Đảng ta là phục vụ nhân dân, quyền
lợi đảng viên nằm trong quyền lợi toàn giai cấp, toàn dân tộc,
cuộc sống của đảng viên gắn với cuộc sống của quần chúng
nhân dân lao động. Đồng thời, đảng viên là phần tử tiên tiến,
cho nên hiện nay trong xây dựng kinh tế, xây dựng đất nước,
đảng viên phải tích cực làm giàu, để lôi cuốn quần chúng làm
giàu, theo khẩu hiệu: "dân giàu nước mạnh". Hiện nay, ở ta
đảng viên thực sự là nhà tư sản chưa có nhiều. Các số liệu điều


tra kinh tế cho rằng kinh tế tư bản tư nhân phải có hàng trăm
triệu tiền vốn. Nhưng hàng trăm triệu theo "lợi nhuận bình
quân" hiện nay thì chưa đủ trang trải cuộc sống bình thường.
Nên chăng đưa ra một mức độ "Trung bình tiên tiến" về kinh tế
để đảng viên phấn đấu. Không nên giới hạn về vốn, lao động,
phương thức kinh doanh... để khuôn kinh tế đảng viên lại mà
phải lấy kinh tế của quảng đại quần chúng làm cơ sở, thực hiện
"nước lên thì thuyền lên". Kinh tế nước nhà phát triển, kinh tế
quần chúng phát triển, thì kinh tế đảng viên phát triển. Từ đó để
từng thời kỳ có thể lượng hoá nguồn vốn, chẳng hạn với số vốn
5 tỷ, 7 tỷ, rồi 10 tỷ... là nhà tư sản. Ta không chấp nhận một
tầng lớp tư sản mới trong đảng, dùng kinh tế thao túng chính trị

nhưng ta cũng không chấp nhận đảng viên cứ giữ mức nghèo
khổ, lấy đó làm chuẩn mực để lãnh đạo nhân dân. Biết làm kinh
tế nên chăng là một tiêu chuẩn của đảng viên, thu nhập ở mức
trung bình tiên tiến nên chăng là tiêu chuẩn của các cấp uỷ
viên, của bí thư chi bộ, đảng uỷ ở cơ sở.
Tóm lại, xuất phát từ tư tưởng của "Tuyên ngôn", chính kiến
của tôi là: đảng viên cộng sản không thể là nhà tư sản, không
thể làm kinh tế tư bản tư nhân, không thể để hình thành giai cấp
tư sản trong Đảng. Đảng cần giáo dục lý tưởng cho đảng viên,
khuyến khích đảng viên làm kinh tế, làm giàu hợp pháp trong
bối cảnh phát triển kinh tế của toàn dân.


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------



×