Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO về NGUYÊN tắc xây DỰNG ĐẢNG TRONG TUYÊN NGÔN của ĐẢNG CỘNG sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.86 KB, 11 trang )

Về nguyên tắc xây dựng Đảng trong "Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản"
I. Tư tưởng cơ bản của Mác và Ăngghen về Đảng cộng sản
"Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" là cương lĩnh đầu tiên của một
Đảng cách mạng của giai cấp vô sản, xác định rõ một thế giới quan
khoa học, một phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới, chỉ ra sứ
mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản và những nguyên lý,
nguyên tắc xây dựng Đảng cộng sản. Vào những năm 30-40 của thế kỷ
XIX, trước khi "Tuyên ngôn" ra đời, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
chống giai cấp tư sản còn mang tính tự phát, chưa có một lý luận chân
chính, khoa học soi đường và còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ tư sản,
tiểu tư sản lúc bấy giờ. Để tiến hành đấu tranh chính trị đã có một sự
liên hiệp trong giai cấp vô sản. Khi đó, Mác và Ăngghen đã coi các liên
hiệp này là "Đảng vô sản", nhưng đảng đó chưa phải là "Đảng cộng
sản". Bởi, xét về mặt xã hội, liên hiệp đó tiến hành đấu tranh chống giai
cấp tư sản. Nhưng, xét về mặt chính trị, tư tưởng, đảng đó chưa phải là
một đảng mang tính khoa học và cách mạng. Vì vậy, khi viết "Tuyên
ngôn" các ông đã đề ra cho mình nhiệm vụ xác lập những nguyên tắc,
nguyên lý xây dựng và hoạt động của một Đảng cộng sản với những
nội dung mới. Những nội dung đó là:
Thứ nhất, Đảng cộng sản là Đảng của giai cấp vô sản, là sản
phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trên lập trường giai cấp của
giai cấp vô sản, đại biểu quyền lợi cho giai cấp vô sản, đồng thời đại
biểu cho lợi ích dân tộc, người lao động.


"Tuyên ngôn" chỉ rõ, " thoạt đầu, cuộc đấu tranh được tiến hành
bởi những công nhân riêng lẻ; kế đến, bởi những công nhân cùng một
công xưởng; và sau đó bởi những công nhân cùng một ngành công
nghiệp, cùng một địa phương...". Đó là những cuộc đấu tranh tự phát,
có khi còn là sự liên hiệp với cả kẻ thù để đánh "kẻ thù của kẻ thù của


mình" tức là giúp cho giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến, quý
tộc chuyên chế.
Sự phát triển của công nghiệp đã làm tăng thêm số lượng những
người vô sản. Họ tập họp lại thành những khối quần chúng lớn hơn, và
khi thấy rõ lực lượng mình, họ bắt đầu lập ra những "Hội đồng minh"
với tư cách là những "đoàn thể thường trực" để đấu tranh. Đây đó đã nổ
ra "bạo động công khai".
Đại công nghiệp phát triển đã giúp cho công nhân các địa phương
tiếp xúc với nhau, đoàn kết nhau lại để tiến hành những cuộc đấu tranh
chính trị. "Tuyên ngôn" viết: "Sự đoàn kết mà những thị dân thời trung
cổ đã phải mất hàng thế kỷ mới xây dựng được bằng những con đường
làng nhỏ hẹp của họ, thì những người vô sản hiện đại chỉ xây dựng
trong vòng vài năm, nhờ có đường sắt. Sự tổ chức như vậy của người
vô sản thành giai cấp và do đó thành chính đảng...". Nhưng chính đảng
đó chưa phải là Đảng cộng sản. Trong "Tuyên ngôn", Mác và Ăngghen
đã chỉ rõ người cộng sản và người vô sản tuy không đối lập nhau nhưng
giữa họ lại khác nhau ở hai điểm:
Một là, những người cộng sản trong cuộc đấu tranh cách mạng
"đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc
và chung cho toàn thể giai cấp vô sản".


Hai là, họ "luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào".
Nêu lên hai điểm khác đó, Tuyên ngôn khẳng định bản chất giai cấp
của Đảng cộng sản là đứng trên lập trường giai cấp để bảo vệ lợi ích
giai cấp, nhưng đồng thời Đảng cộng sản cũng đại biểu lợi ích cho nhân
dân, cho người lao động, cho cả dân tộc . "Họ tuyệt nhiên không có
một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản".
Trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, đại biểu cho lợi ích của
người lao động, cho phong trào đấu tranh hiện tại còn được mở rộng cả

về thời gian cho tương lai và cho thành phần khác của phong trào.
"Những người cộng sản chiến đấu cho những lợi ích và những mục
đích trước mắt của giai cấp công nhân, nhưng đồng thời trong phong
trào hiện tại, họ cũng bảo vệ và đại biểu cho tương lai của phong trào",
nếu phong trào Cách mạng đó có lợi cho dân tộc.
Ví dụ, Tuyên ngôn nêu lên trường hợp "ở Ba Lan, họ (những
người cộng sản) ủng hộ chính đảng đã coi cách mạng ruộng đất là điều
kiện để giải phóng dân tộc". Thậm chí, "ở Đức Đảng cộng sản đấu
tranh chung với giai cấp tư sản mỗi khi giai cấp này hành động cách
mạng chống chế độ quân chủ chuyên chế, chống chế độ sở hữu ruộng
đất phong kiến và giai cấp tiểu tư sản phản động".
Tóm lại, ở tất cả các nước, "những người cộng sản đều ủng hộ
mọi phong trào cách mạng chống lại trật tự xã hội và chính trị hiện
hành". Nhưng, "không một phút nào Đảng cộng sản lại quên giáo dục
cho công nhân một ý thức hết sức sáng rõ về sự đối kháng kịch liệt giữa
giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, để sau khi đánh đổ xong những giai
cấp phản động... là có thể tiến hành đấu tranh chống lại chính ngay giai
cấp tư sản".


Như vậy nội dung đấu tranh của Đảng cộng sản trong điều kiện
đó không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc. Thực chất đó là một
nhiệm vụ xã hội, có tính chất chung, tính quốc tế, do chỗ giai cấp công
nhân có địa vị kinh tế - xã hội giống nhau, có điều kiện giải phóng
giống nhau. Họ phải liên hiệp lại với nhau để chống giai cấp tư sản.
Dưới chế độ tư bản, về mặt xã hội, giai cấp vô sản là một đối tượng bị
bóc lột. Họ không làm chủ được của cải, tài sản của quốc gia dân tộc
mà giai cấp tư sản đã chiếm đoạt. Người vô sản không lãnh đạo được
đời sống dân tộc, quyền lãnh đạo này đã bị giai cấp tư sản chiếm giữ.
Trên ý nghĩa này - ý nghĩa xã hội - mà xét thì "công nhân không có tổ

quốc". Chính vì vậy, "Tuyên ngôn" đã đưa ra mệnh đề thứ hai: "Giai
cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự
vươn lên thành giai cấp dân tộc", nghĩa là thành "giai cấp chủ đạo trong
dân tộc". Đây là một luận đề quan trọng về mối quan hệ giữa giai cấp
và dân tộc trong quá trình hoạt động của Đảng cộng sản.
Một thời gian, các thế lực thù địch với chủ nghĩa cộng sản đã cố
tình xuyên tạc luận đề này, tách rời hai điểm nêu trên trong văn bản. Họ
đã tuyệt đối hoá điểm thứ nhất - "Công nhân không có tổ quốc" để cho
rằng đó là "chủ nghĩa hư vô dân tộc". Hoặc họ chỉ nhấn mạnh điểm thứ
hai - Giai cấp vô sản "phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc" để đưa
phong trào vô sản vào "chủ nghĩa xã hội dân tộc", chống lại "chủ nghĩa
xã hội quốc tế vô sản" của giai cấp công nhân. Bọn chúng cố tình
không hiểu ý nghĩa đúng đắn của luận điểm này, rằng giai cấp vô sản
bác bỏ tư tưởng về Tổ quốc, Dân tộc chủ nghĩa tư sản, đấu tranh chống
chủ nghĩa tư bản để trở thành "giai cấp chủ đạo trong dân tộc", đưa dân


tộc lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, trong cuộc đấu tranh cách mạng của
giai cấp vô sản, dân tộc dưới một hình thức phù hợp với những điều
kiện cụ thể mỗi nước là lợi ích chung, không tuỳ thuộc vào dân tộc của
giai cấp vô sản quốc tế.
Thứ hai, Đảng cộng sản - đội tiên phong của giai cấp vô sản về
thực tiễn và lý luận.
Đảng cộng sản gồm những người cộng sản chủ trương đoàn kết với các
đảng khác. Họ không phải là một đảng riêng biệt, đối lập với các đảng
công nhân khác. Sự lớn mạnh, đoàn kết giai cấp vô sản là một quy luật
lịch sử. Tuy nhiên, ở thời kỳ đó, đoàn kết giai cấp vô sản không đơn
giản vì nó "luôn luôn bị sự cạnh tranh giữa công nhân với nhau phá
vỡ".
Lúc này, Đảng vô sản chưa trở thành hạt nhân chính trị đoàn kết

giai cấp vô sản, vì lẽ họ chưa là đội tiên phong của giai cấp. Đây là chỗ
khác nhau giữa "những người cộng sản với những người vô sản nói
chung".
"Tuyên ngôn" đã nêu lên một tư tưởng cơ bản, một nguyên lý
mang tính nguyên tắc về chính trị - tư tưởng của Đảng cộng sản. Đó là
tính tiên phong của Đảng. Tiên phong về thực tiễn và tiên phong về lý
luận: "Vậy là về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiên
quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn
thúc đẩy phong trào tiến lên; về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của
giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết
quả chung của phong trào vô sản".


Như vậy, "Tuyên ngôn" đã đưa ra một nguyên tắc để thành lập
chính đảng cách mạng của giai cấp vô sản: Đảng cộng sản phải là sự
kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân.
Sự kết hợp như vậy không chỉ là nguyên tắc lý luận mà còn phải
được thể hiện bằng hành động thực tiễn. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen
đã gia nhập "Đồng minh những người cộng sản" để đưa chủ nghĩa xã
hội khoa học vào phong trào công nhân. Trước đó, các ông chưa gia
nhập vào tổ chức công nhân nào trong số những tổ chức công nhân tồn
tại lúc bấy giờ, không muốn ràng buộc mình vào lập trường của một
phe phái nào, thì lúc này, các ông cho rằng không thể thành lập Đảng
bên ngoài tổ chức công nhân, ngoài phong trào công nhân. Và "Đồng
minh những người cộng sản", tổ chức công nhân quốc tế đầu tiên đã
tuyên bố: chủ nghĩa cộng sản khoa học là ngọn cờ tư tưởng của mình,
đã mở đầu quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
Quá trình kết hợp đó không phải là phép cộng đơn thuần mà là
một thử thách lịch sử, một cuộc đấu tranh giai cấp về mặt chính trị, tư
tưởng và tổ chức để thành lập Đảng cộng sản. Vào những năm 50, 60

của thế kỷ XIX, sau khi "Tuyên ngôn" ra đời, trong phong trào cách
mạng đã xuất hiện nhiều tổ chức liên kết công nhân trong những liên
hiệp, nghiệp đoàn, đã tồn tại các tổ chức mệnh danh là cách mạng
nhưng lại mang nhiều sắc thái chính trị, tư tưởng phản cách mạng. Để
thống nhất, đoàn kết các phong trào đó phải có hạt nhân chính trị là
Đảng cộng sản dựa trên nguyên tắc kết hợp chủ nghĩa Mác với phong
trào công nhân. Năm 1864, Hội Liên hiệp Công nhân Quốc tế (tức là
Quốc tế I) được thành lập. Đó là một tổ chức bao gồm nhiều đại biểu
công nhân trong nhiều trào lưu khác nhau, kết hợp lại trên cơ sở của


chủ nghĩa cộng sản khoa học. Trong thời gian hoạt động trong Quốc tế
I, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phải đấu tranh chống lại các trào lưu tư
tưởng phản động tiểu tư sản (chủ nghĩa Pơruđông, Bacunin, Latxan và
chủ nghĩa Công đoàn Anh) để giữ vững lý luận cách mạng và khoa học
của chủ nghĩa cộng sản. Năm 1872 Quốc tế I giải tán. Việc thành lập
một chính đảng cách mạng theo nguyên tắc của "Tuyên ngôn" phải trải
qua nhiều năm sau nữa. Đến 1889, Quốc tế II ra đời, và phải đến cuối
thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, Lênin, người tiếp tục phát triển và kế
thừa những tư tưởng cơ bản về Đảng cộng sản của C.Mác và
Ph.Ăngghen đã lập ra một Đảng kiểu mới, Đảng công nhân dân chủ xã hội Nga, mở đầu cho thời kỳ hình thành các Đảng cộng sản trên thế
giới theo nguyên lý kết hợp chủ nghĩa cộng sản khoa học với phong
trào công nhân, kết hợp lý luận với thực tiễn.
II. Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, Đảng
cộng sản Việt Nam trung thành với nguyên tắc xây dựng đảng của
chủ nghĩa Mác
Từ ngày lập Đảng, Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong
của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích giai
cấp, lợi ích dân tộc và nhân dân lao động. Điều này được khẳng định từ
trước ngày lập Đảng, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi tìm

đường cứu nước. Lúc bấy giờ, giai cấp công nhân Việt Nam còn chưa
phát triển, Hồ Chí Minh đã hiểu được và giác ngộ sâu sắc về sứ mệnh
lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân nói chung và Việt Nam nói
riêng. Nắm vững những nguyên tắc xây dựng Đảng của chủ nghĩa MácLênin, Hồ Chí Minh đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong
điều kiện lịch sử cụ thể, Người không chỉ đưa chủ nghĩa xã hội khoa


học vào phong trào công nhân, mà còn đưa chủ nghĩa xã hội khoa học
vào phong trào yêu nước. Chính cương và sách lược vắn tắt của Đảng
là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh lịch sử
Việt Nam, xử lý một cách tuyệt vời mối quan hệ giai cấp - dân tộc. Và
đúng như Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: "Trong Quốc tế cộng sản, Cụ
Hồ quan niệm vấn đề dân tộc một cách đúng và sớm hơn số đông người
chuyên lo vấn đề này về lý thuyết và thực tiễn... Cụ nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề dân tộc trong khi không rời lập trường giai
cấp".
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân Việt
Nam. Đó là nguyên tắc. Thế nhưng, xét về thành phần xuất thân, ở
nước ta nhiều đảng viên không phải là công nhân, nhưng phải đứng
vững trên lập trường giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh vì lợi ích
của giai cấp, đồng thời vì lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân
tộc.
Tăng cường và giữ vững bản chất giai cấp công nhân là nhiệm vụ
xây dựng Đảng số một của Đảng ta. Trong nhiều nội dung cơ bản của
nhiệm vụ đó, có một nội dung xuyên suốt, có tính quyết định trong quá
trình đấu tranh cách mạng. Đó là: kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội. Trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng không
dao động xa rời mục tiêu đó.
Trong giai đoạn hiện nay, khi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc bước vào giai đoạn mới, Đảng hoạt động trong điều kiện phát

triển kinh tế thị trường với chính sách mở cửa, giao lưu với bên ngoài,
môi trường xã hội rất phức tạp, đã có không ít cán bộ đảng viên sa ngã,
biến chất, sa đoạ về đạo đức, lối sống. Những khuyết điểm, lệch lạc lớn


kéo dài dẫn đến chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở lĩnh vực này hay lĩnh
vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác. Xa rời, chệch hướng mục
tiêu ở từng cá nhân, từng lĩnh vực đã làm hại cho cá nhân, cho phong
trào của địa phương, đơn vị. Chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở cấp lãnh
đạo của một Đảng đã dẫn đến sụp đổ của một quốc gia, một dân tộc.
Bài học Liên Xô và Đông Âu là kết quả của việc chệch hướng, làm sai
nguyên tắc xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, của "Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản".
Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng còn có
một nội dung thứ hai rất quan trọng là thường xuyên giáo dục, bồi
dưỡng lập trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân;
xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên theo quan điểm giai cấp công nhân.
Xuất phát từ tính tiên phong của Đảng về lý luận và thực tiễn,
C.Mác và Ph.Ăngghen đòi hỏi người cộng sản phải hiểu rõ những điều
kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản. Lênin gọi đó là
tiên phong về lý luận chính trị, mà chính trị lại là một khoa học. "Tuyên
ngôn" đòi hỏi người cộng sản phải là bộ phận kiên quyết nhất, không
chỉ hơn ở trình độ năng lực mà cả về đạo đức, tư cách để có sức cổ vũ,
lôi cuốn phong trào.
Không phải vô cớ mà quá trình thành lập Đảng, xây dựng Đảng
cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao việc học tập,
rèn luyện chính trị và đạo đức, học để xử lý mọi việc, với mọi người và
với bản thân. Ngày nay Đảng ta nêu vấn đề học tập, rèn luyện, nâng
cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực của cán bộ đảng viên thành
một nhiệm vụ, một quy chế bắt buộc. Không phải một lần, mà đã nhiều



lần, nhất là ở Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ, Đảng ta đặt vấn đề:
"Nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo chủ chốt, còn lười học
tập, chưa cố gắng tu dưỡng, nâng cao trình độ, rèn luyện bản thân". Tại
Đại hội VIII, Đảng ta đã nhấn mạnh và lên án việc lười học tập, lười
suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận thông tin mới, hiểu biết mới
và coi đó cũng là biểu hiện của sự thoái hoá. Tiên phong về lý luận
không phải chỉ là vấn đề của từng cá nhân mà còn là vấn đề lớn của
Đảng, là công tác chính trị, lý luận mà nhiều Nghị quyết Đảng, nhất là
Nghị quyết Trung ương lần thứ chín khoá VII đã tập trung làm rõ.
Công tác lý luận, trước hết cần hướng vào những vấn đề cấp bách đang
đòi hỏi phải giải quyết, thông qua nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, làm
rõ các luận cứ khoa học cho các giải pháp về những vấn đề đang đặt ra
của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
III. Trung thành với nguyên tắc xây dựng Đảng nhưng phải vận
dụng sáng tạo và phát triển
GẦN 160 năm đã qua. Thời đại đã có nhiều thay đổi. Song những
nguyên tắc xây dựng đảng mà "Tuyên ngôn" đưa ra vẫn có giá trị thời
sự cho các Đảng cộng sản trong thời đại ngày nay. Đảng nào xa rời và
phủ nhận những nguyên lý đó đều phải trả giá, đảng nào máy móc, giáo
điều, không vận dụng sáng tạo trong điều kiện cụ thể cũng đã dẫn đến
những sai lầm, thất bại.
Phải biết vận dụng sáng tạo. Trong Lời tựa viết cho lần xuất bản
"Tuyên ngôn" bằng tiếng Anh năm 1888, Ph.Ăngghen viết: "... Bất cứ
ở đâu và bất cứ lúc nào, việc áp dụng những nguyên lý đó cũng phải


tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử đương thời, và do đấy, không nên quá câu nệ
vào những biện pháp cách mạng nêu ra ở cuối chương II"1 .

Việc áp dụng những nguyên tắc đó đòi hỏi chúng ta phải kiên định,
nhưng khi sử dụng các biện pháp cách mạng thì phải biết vận dụng
sáng tạo. Mục tiêu, lập trường giai cấp là những cái không thể xa rời,
còn phương hướng, nhiệm vụ và con đường đạt đến mục tiêu đó được
xác định tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh của quốc gia, dân tộc. Trong
lịch sử thế giới, sự khủng hoảng của phong trào cộng sản quốc tế không
phải là mới. Cuộc khủng hoảng đó đã diễn ra suốt thời kỳ cách mạng
trước và sau khi "Tuyên ngôn" ra đời. Xét đến cùng, tình trạng đó là do
việc có giữ vững mục tiêu, lý tưởng, có trung thành với chủ nghĩa cộng
sản hay không. Sự khủng hoảng của phong trào cộng sản quốc tế trong
Quốc tế I cũng như Quốc tế II chính là sự khủng hoảng về lý luận, tư
tưởng giữa học thuyết cách mạng khoa học và hệ tư tưởng tư sản, tiểu
tư sản khác.
Sự khủng hoảng của phong trào cộng sản Quốc tế ngày nay cũng chính
là sự khủng hoảng về nhận thức sai lệch đi tới phủ nhận những nguyên
lý mang tính nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản mà "Tuyên ngôn" là
Cương lĩnh đầu tiên của tất cả các Đảng cộng sản trên thế giới. Giải
quyết khủng hoảng chỉ có con đường trung thành với tư tưởng của
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Nhưng trung thành phải biết vận
dụng sáng tạo và phát triển.



×