Tải bản đầy đủ (.pptx) (110 trang)

Cắt lớp vi tính chấn thương sọ não, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 110 trang )

Cắt lớp vi tính chấn thương
sọ não

BS. Đoàn Viết Trình
Khoa CĐHA – BV Đại Học Y Hà Nội


Dàn bài
Giải phẫu sọ não và cơ chế CTSN
I. Giải phẫu.
II. cơ chế ctsn
Các tổn thương nguyên phát.
I. Các tổn thương ngoài trục:
1. Vỡ xương
2. Tụ máu ngoài màng cứng
3. tụ máu dưới màng cứng
4. Chảy máu màng nhện do chấn thương
II. Các tổn thương trong trục
1. Đụng dập nhu mô não.
2. Tổn thương sợi trục lan tỏa.
Các tổn thương thứ phát.
1. Hội chứng thoát vị não.
2. Phù não.
3. Bóc tách ĐM cảnh
4. Dò động mạch cảnh xoang hang


I. Sơ bộ giải phẫu liên quan đến tổn
thương do CTSN
1. Sơ bộ giải phẫu.



Hình thể cấu trúc sọ não

Hộp sọ gồm hai phần chính: vòm và nền sọ.
Vòm sọ: tạo bởi các xương.., liên kết bởi khớp trán đỉnh và đỉnh chẩm
Xương gồm hai bản: bản ngoài dày hơn bản trong, tủy xương khi vỡ chảy máu nhiều.
Phủ ngoài bởi cân, bên trong bởi màng cứng
Các rãnh của ĐM màng não giữa, TM ở xương đỉnh và xương thái dương như hình gân lá.
Các xoang tĩnh mạch.
Các lỗ khuyết trong xương sọ thường là những chỗ giãn của tĩnh mạch tủy xương (TM

diploic).

Nền sọ: có 3 tầng:
Tầng trước: tạo bởi xương trán ở giữa có mảnh sàng, hai bên có hốc mắt.
Tầng giữa: ở giữa có hố yên, trước có rãnh thị, hai bên có xoang hang, hai bên có hố thái dương.
Tầng sau: ở giữa có rãnh nền, lỗ chẩm, mào chẩm, ụ chẩm trong. Hai bên là hố tiểu não.


Sơ bộ giải phẫu liên quan đến tổn thương
do CTSN
1. Sơ bộ giải phẫu.


Màng não
Có ba lớp màng bọc ngoài não từ ngoài vào trong có màng cứng, màng nhện và màng nuôi. Tạo nên các khoang
ngoài màng cứng, dưới màng cứng và khoàng dưới nhện.

- Màng


cứng:phủ mặt trong hộp sọ, dính liền với cốt mạc ở liềm đại não trừ một vùng dễ bóc tách là
khu thái dương đỉnh. Khi tổn thương xương sọ thường gây rách ĐM màng não giữa gây chảy mảu
làm bóc tách màng cứng ở khu vực này.

- Màng

cứng tách ra các vách: Lều tiểu não, liềm đại não, lều tuyến yên và lều hành khíu.

- Màng

nhện gồm hai lá dính vào nhau, giữa màng cứng và màng nhện có khoang dưới màng cứng.

- Màng

nuôi phủ lên mặt ngoài nhu mô não có nhiều mạch máu, chui vào khe Bichat tạo nên tấm
mạch mạc dưới, giữa màng nhện và màng nuôi là khoang dưới nhện chứa dịch não tủy.


Sơ bộ giải phẫu liên quan đến tổn thương
do CTSN
1. Sơ bộ giải phẫu


Sơ bộ giải phẫu liên quan đến tổn thương
do CTSN
2. Cơ chế bệnh sinh của chấn thương sọ não.


Đầu đứng yên: trong trường hợp bị ném, bị đánh bằng vật cứng hoặc bị vật
nặng rơi từ trên cao vào đầu. Xương sọ và não bị tổn thương dưới chỗ lực

chấn thương như: lún sọ, rạn sọ, dập não hoặc tụ máu nội sọ…



Đầu di động: Trong trường hợp ngã do tai nạn giao thông, ngã từ trên cao
xuống, tổn thương xương sọ và não thường phức tạp.
Xương sọ tăng tốc và giảm tốc tốc đột ngột -> vỡ xương sọ, vỡ rạn vòm sọ, nền
sọ, vỡ lún hoặc vỡ nhiều mảnh. Não bị chuyển dịch theo đường thẳng và xoáy,
do tăng tốc và giảm tốc độ đột ngột nên bị trượt lên các gờ xương gây dập não,
đứt mạch máu não, tổn thương thân não, tổn thương sợi trục lan tỏa.


I. Các tổn thương nguyên phát
1. Vỡ xương.


Để cửa sổ xương (1000-1500 HU).



Tổn thương xương có thể thấy:
- Đường vỡ rạn: thường nằm ở những vị trí tương ứng với vị trí lực va đập.
Nhiều trường hợp đường vỡ song song với đường cắt ngang trên CLVT
nên khó nhận biết-> Phối hợp Xq sọ và tái tạo các mặt phẳng khác để

đánh

giá. Chẩn đoán phân biệt với đường khớp (dựa vào vị trí, đối xứng..)
- Vỡ lún xương sọ: Dễ nhận biết, đôi khí có phối hợp với khối máu tụ.
- Đường rạn vỡ các xương hàm mặt: Khó thấy trên xquang, CLVT nên tái tạo

nhiều hướng, chụp cắt mỏng 3mm.









I. CÁC TỔN THƯƠNG NGUYÊN PHÁT
2. Tụ máu ngoài màng cứng
 Tụ máu ngoài màng cứng do động mạch (90%): từ động mạch màng não giữa
 Tụ máu ngoài màng cứng tĩnh mạch (10%): rách các xoang, TM màng não
 Hố sau: rách xoang bên, xoang sigma
 Cạnh giữa: rách xoang dọc giữa
 Tụ máu ngoài màng cứng lớn là cấp cứu thần kinh, tụ máu nhỏ không có triệu chứng,
95% có phối hợp vỡ xương.
 Dấu hiệu hình ảnh:
 Tụ máu ngoài màng cứng động mạch: > 95% ở một bên, 90-95% ở trên lều, vùng thái
dương (66%), trán chẩm (29%), hố sau 5-10%, đỉnh hiếm gặp. Hình thấu kính 2 mặt lồi
nằm giữa xương sọ và màng cứng, không vượt qua đường khớp, có thể vượt qua các nếp
gấp màng cứng (liềm đại não, lều tiểu não). Kích thước thay đổi và thường tăng kích
thước nhanh chóng.
 Tụ máu ngoài màng cứng tĩnh mạch: Tiếp giáp với xoang tĩnh mạch, đường vỡ xương
xuyên qua xoang.
 Có thể xuất hiện muộn do máu chảy muộn sau chấn thương


I. CÁC TỔN THƯƠNG NGUYÊN PHÁT

2. Tụ máu ngoài màng cứng

1/3-1/2 có tổn thương đáng kể khác phối hợp
• Gãy xương sọ ở 85-95%
• Tụ máu dưới màng cứng bên đối diện
• Đụng dập não
• Hiệu ứng khối với thoát vị não thứ phát phổ biến như thoát vị dưới liềm đại não, qua lều tiểu não
Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X Quang: Sọ gãy xương nếu có

Chụp CLVT không tiêm thuốc cản quang
o Cấp tính: 2/3 tăng tỷ trọng, 1/3 hỗn hợp tăng và đồng tỷ trọng
• Dấu hiệu vòng xoáy giảm tỷ trọng
• Thoát mạch cấp = 30-50 HU, cục máu đông = 50-80 HU
Khí trong khối máu tụ do vỡ các xoang hoặc xương.
Có thể bỏ sót tổn thương ở vùng đỉnh, nếu không có MRI nên tái tạo hướng Coronal trên CLVT.

CLVT có tiêm:
Cấp: Không cần tiêm.
Mạn tính; ngấm thuốc xung quanh do viêm tạo hạt và tạo mạch.


I. CÁC TỔN THƯƠNG NGUYÊN PHÁT
Nguyên nhân
o Chấn thương thường gặp nhất
• Arterial = 90%, tĩnh mạch = 10%
• Tụ máu NMC động mạch luôn nằm cạnh đường gãy xương
• Tụ máu NMC tĩnh mạch thường liên quan đến vùng chẩm,
đỉnh hoặc gãy xương bướm, xuất hiện muộn

o Không do chấn thương
• Rối loạn đông máu, huyết khối, dị dạng mạch máu, u, gây mê
ngoài màng cứng, bệnh Paget của xương sọ


I. CÁC TỔN THƯƠNG NGUYÊN PHÁT
Tụ máu liên quan đến đường giữa vòm não
o Có thể băng qua đường giữa
o Hiếm khi qua khớp (ngoại lệ = tụ máu lớn)
Tụ máu ngoài màng cứng vùng đỉnh hiếm gặp:
o Thường do tĩnh mạch: đường gãy lan vào xoang dọc trên
Tại phẫu thuật hoặc khám nghiệm tử thi, 20% có tụ máu khoang màng cứng và dưới
màng cứng

Phân loại
Loại I: Tụ máu NMC cấp do chảy máu động mạch(58%)
Loại II: Tụ máu NMC bán cấp (31%)
Loại III: Tụ máu NMC mãn tính, chảy máu tĩnh mạch (11%)







I. CÁC TỔN THƯƠNG NGUYÊN PHÁT
Chẩn đoán phân biệt:
 Tụ máu dưới màng cứng: hình liềm, có thể có hình thấu
kính hai mặt. Vượt qua đường khớp nhưng không vượt
qua liềm đại não. Không chiếm chỗ màng cứng.

 U não: u màng não, di căn, tổn thương xương nguyên
phát.
 U tạo máu ngoài tủy (Extramedullary hematopoiesis)


Ch ẩn đoán phân bi ệt


×